1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam và đầu tư việt nam ra nước ngoài năm 2006 định hướng 2007

79 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Hình Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Việt Nam Và Đầu Tư Việt Nam Ra Nước Ngoài Năm 2006 Định Hướng 2007
Năm xuất bản 2006
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 114,38 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO KHU DU LỊCH TẠI VIỆT NAM (3)
    • I. Khái quát chung về FDI vào khu du lịch tại Việt Nam (3)
      • 1.1. Khái niệm (3)
      • 1.2. Đặc điểm đầu tư vào khu du lịch (9)
      • 3. Tính tất yếu phải thu hút FDI vào phát triển khu du lịch (14)
        • 4.1. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và trang bị cho khu du lịch (16)
        • 4.2 Đầu tư vào nguồn nhân lực khu du lịch (18)
        • 4.3. Đầu tư cho xúc tiến quảng bá khu du lịch (20)
        • 4.4 Đầu tư cải thiện môi trường tự nhiên (20)
    • II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2006 (22)
      • 1.1 Tình hình thu hút FDI nói chung của cả nước (22)
      • 1.2. Thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch (23)
      • 1.3. Tỉ trọng của Khu du lịch trong cơ cấu FDI của cả nước (25)
      • 2.1 FDI vào khu du lịch theo đối tác (29)
      • 2.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu du lịch theo địa phương (31)
      • 2.3 Đầu tư nước ngoài vào khu du lịch theo hình thức đầu tư (33)
      • 3.1 Đánh giá những tác động thuận lợi tới nền kinh tế (37)
        • 3.1.1 FDI vào khu du lịch tác động đến cơ sở hạ tầng (37)
        • 3.1.2 Đóng góp vào thu ngân sách của nền kinh tế quốc dân (40)
        • 3.1.3 Đầu tư vào khu du lịch đối với công ăn việc làm (45)
        • 3.1.4 Tác động tới những vấn đề xã hội khác (47)
      • 3.2 Những mặt tồn tại trong đầu tư nước ngoài vào khu du lịch (48)
        • 3.2.1 Tồn tại trong cơ chế chính sách (49)
        • 3.2.2 Tồn tại trong công tác quy hoạch phát triển và quản lí đầu tư xây dựng kinh doanh khai thác khu du lịch (52)
  • CHƯƠNG II.: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO CÁC (55)
    • I.X u hướng dòng FDI toàn cầu vào lĩnh vực dịch vụ du lịch (55)
    • II. Một số giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu du lịch tại Việt Nam (59)
      • 1. Hoàn Thiện các quy hoạch về khu du lịch (60)
      • 5. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các khu du lịch (67)
      • 6. Tiếp tục công tác bảo vệ môi trường cảnh quan các khu du lịch (70)
  • KẾT LUẬN (74)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (75)

Nội dung

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO KHU DU LỊCH TẠI VIỆT NAM

Khái quát chung về FDI vào khu du lịch tại Việt Nam

1.Khái niệm, đặc điểm đầu tư vào khu du lịch

1.1.Khái niệm a) Khái niệm du lịch và khu du lịch

Từ xa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa –xã hội của các nước Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển Du lịch được coi là một ngành công nghiệp- công nghiệp không khói và chỉ đứng sau công nghiệp dầu khí và ô tô Đối với các nước đang phát triển, du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế ốm yếu của quốc gia Như vậy du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà ngay cả những nước đang phát triển như Việt Nam.Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở trong nước ta, nhận thức về du lịch vẫn chưa thống nhất.

Dưới con mắt của Guer Freuler Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khỏe và sự đổi thay của môi trường xung quan, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên Theo Azar nhận thấy

Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang vùng khác, từ một nước này sang nước khác nếu không gắn với sự thay đổi nơi cư trú và nơi làm việc

Dưới con mắt các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế Theo Kuns: một yếu tố không thể thiếu được trong định nghĩa về du lịch cần được bổ sung là đến bằng các phương tiện giao thông và sử dụng các xí nghiệp du lịch Theo nhà kinh tế học Kalfiotios thì cho rằng Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến một nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức do đó tạo nên các hoạt động kinh tế.

Khác với các quan điểm trên, các nhà học giả biên sọan Bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt Theo các chuyên gia: nghĩa thứ nhất của từ này là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử… Theo nghĩa thứ hai du lịch được coi là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa dịch vụ tại chỗ.

Như vậy không thể có một cách hiểu hoàn toàn thống nhất về du lịch mà mỗi một người có thể đưa ra các cách tiếp cận khác nhau Du lịch là một phạm trù không mới những cũng rất khó có thể thống nhất bởi với một vấn đề nó sẽ đáp ứng một mục đích khác Dù hiểu như thế nào chăng nữa du lịch đựơc tổng hợp theo hai ý sau: (i) Sự di chuyển và lưu trú trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân nhằm mục đích phục hồi sức khỏe…(ii) Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thõa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển ấy.

Du lịch nói chung có rất nhiều thành phần: nó có thể là tour du lịch , là đón tiếp khách du lịch và cung ứng các dịch vụ liên quan… Trong đó khu du lịch có thể nóilà được đề cập đến nhiều nhất trong kinh doanh dịch vụ du lịch Nó nhiều khi được gọi là điểm du lịch.Theo nghĩa chung nhất Khu du lịch là những chỗ hoặc cơ sở mà khách du lịch đến và lưu trú, Khu du lịch có thể là những chỗ không có dân cư Đó là nghĩa rộng của khu du lịch Tuy nhiên trong kinh tế du lịch, khu du lịch là một nơi, một vùng có sức hấp dẫn đặc biệt với dân ngoài địa phương và có những thay đổi nhất định trong kinh té do hoạt động du lịch gây nên Theo định nghĩa trên thì khu du lịch(điểm du lịch)có thể là bất cứ điểm lớn hay nhỏ có tài nguyên du lịch( tài nguyên tự nhiên, nhân văn…) và có hoạt động du lịch phát triển Nếu xét dưới góc độ tiến trình vận động có lẽ nên đưa ra cặp khái niệm: điểm du lịch và điểm tài nguyên Điểm tài nguyên là nơi mà ở đó có một hay nhiều nguồn tài nguyên ( tự nhiên cũng như nhân văn) có sức hấp dẫn đối với du khách song chưa được tổ chức khai thác Điểm du lịch là nơi có tổ chức khai thác phục vụ du khách Điểm tài nguyên có thể chưa phải là điểm du lịch song nó có thể trở thành điểm du lịch khi được tổ chức khai thác, ngược lại điểm du lịch có thể trở thành điểm tài nguyên khi hoạt động kinh doanh du lịch đi vào giai đoạn thoái trào hoạt động du lịch ngưng trệ.

Tóm lại khu du lịch có thể được hiểu là một nơi có cơ sở vật chất, trang thiết bị giao thông vận tải…đặc biệt là có tài nguyên du lịch có thể phục vụ tốt các du khách khi đến nghỉ ngơi cũng như tham quan Nó là tổng thể nhiều hạ tầng kĩ thuật có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách du lịch Ở ViệtNam là một nước có tiềm năng du lịch rất lớn các điểm tài nguyên du lịch được phân bố khắp cả nước nên các khu du lịch đang ngày càng được quan tâm và đầu tư một cách có hiệu quả

Theo Luật Du lịch khu du lịch là: “ Nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên được quy hoạch đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế -xã hội và môi trường.”

Ngoài ra các khu nghỉ dưỡng- “resort”, hay các khu sinh thái đều có thể được coi là các khu du lịch Tại Việt Nam hiện nay có một số khu du lịch nổi tiếng như: Khu du lịch Hòn Ngọc Việt-Tỉnh Khánh Hòa, khu du lịch đảo Tuần Châu-TP Hạ Long, khu du lịch sinh thái Linh Trường-Hoằng Hóa, Thanh Hóa, khu du lịch tổng hợp biển, đảo Hạ Long-Cát Bà, khu du lịch tổng hợp biển Vịnh Nha Trang, khu du lịch tổng hợp sinh thái nghỉ dưỡng núi Đankia-Suối vàng…Tất cả cùng với các khu nghỉ dưỡng (resort), khu vui chơi giải trí…tạo nên một tiềm năng thu hút khách du lịch quốc tế và trong nước của các khu du lịch ở Việt Nam b) Phân loại du lịch và khu du lịch

Hoạt động du lịch có thể được phân thành các nhóm khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí đưa ra Do đó đến nay chưa có bảng phân loại nào được coi là hoàn hảo, Việt Nam chia theo các tiêu chí sau:

* Phân loại theo môi trường tài nguyên: ta có thể liệt kê ra như loại hình : du lịch biển, du lịch núi, du lịch nông thôn… Theo cách tiếp cận này du lịch thiên nhiên được coi là loại hình hoạt động đưa du khách về những nơi có điều kiện môi trường tự nhiên trong lành cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn… nhằm thỏa mãn nhu cầu đặc trưng của họ

*Phân loại theo mục đích chuyến đi: Chuyến đi của con người có thể có mục đích thuần túy du lịch tức là chỉ nhằm nghỉ ngơi, giải trí, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh Ngoài các chuyến đi như vậy có nhiều cuộc hành trình vì các lí do khác nhau như học tập công tác, hội nghị…Trong những chuyến đi này không ít người đã sử dụng các dịch vụ như lưu trú, ăn uống ở khách sạn, nhà nghỉ…Những lúc đó có thể coi họ đang thực hiện một chuyến du lịch kết hợp trong chuyến đi của mình.

*Phân loại theo mục đích tham quan : Tham quan là hành vi quan trọng của con người để nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh Đối tượng tham quan có thể là một tài nguyên du lịch tự nhiên như một phong cảnh kì thú cũng có thể là một tài nguyên du lịch nhân văn như khu di tích…Về mặt ý nghĩa hoạt động tham quan là một trong những hoạt động để chuyến đi đựoc coi là chuyến du lịch.

*Du lịch giải trí: Mục đích của chuyến đi là thư giãn xả hơi bứt ra khỏi công việc thường nhật căng thẳng để hồi phục sức khỏe Với mục đích này du khách chủ yếu muốn tìm đến những nơi yên tĩnh có không khí trong lành Có thể có nhu cầu tham quan hoặc các nhu cầu khác song mục tiêu đó không phải là cơ bản.

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2006

1.Tình hình thu hút FDI của Việt Nam vào khu du lịch

1.1 Tình hình thu hút FDI nói chung của cả nước

Với việc thực hiện nhất quán đường lối đổi mới nền kinh tế, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận quan trọng, Việt Nam đã thực hiện pháp đồng bộ và quan trọng để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Tính từ năm 1988 (năm bắt đầu thực hiện Luật Đầu tư nước nhiều giải ngoài tại Việt Nam- năm 1987) đến tháng 12 năm 2006 cả nước hiện còn hơn 6.800 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 60 tỷ USD, vốn thực hiện của các dự án đang hoạt động đạt gần 29 tỷ USD Trong đó, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 67,5% về số dự án và 62,85% tổng vốn đầu tư đăng ký Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ chiếm 20,26% về số dự án và 30,72% về số vốn đầu tư đăng ký Số còn lại thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp (Nếu tính cả các dự án đã hết hiệu lực thì tổng vốn thực hiện đạt hơn 36 tỷ USD)

Riêng năm 2006 cả nước đã có 833 dự án được cấp giấy phép với tổng vốn đầu tư đăng ký 7,8 tỷ USD, tăng 60,8% về vốn đầu tư đăng ký so với năm trước Cùng với 486 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 2,36 tỷ USD, tăng 10,6% về vốn so với năm trước Tính chung cả dự án cấp mới và tăng vốn, trong năm 2006 tổng vốn đạt 10,2 tỷ USD, tăng 45,1% năm trước và vượt10% so với kế hoạch đã điều chỉnh và tăng 52,3% kế hoạch ban đầu (6,5 tỷ USD) Đây là mức cao nhất kể từ khi thi hành Luật Đầu tư nước ngoài (năm 1987 đến nay)

Trong đó ngành công nghiệp và xây dựng, chiếm 66,5% về số dự án và68,3% tổng vốn đăng ký; ngành dịch vụ chiếm 25,2% về số dự án và 23,7% tổng vốn đăng ký và nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 6,9% về số dự án và 1,6% tổng vốn đăng ký

Nhìn chung, các dự án được cấp phép đi vào hoạt động với kết quả tốt, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế Việt Nam, cũng như tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước Doanh thu của khu vực FDI không ngừng tăng lên qua các năm và đạt khoảng 20 tỷ USD mỗi năm. Riêng năm 2006 doanh thu của khu vực FDI đạt gần 30 tỷ (29,4 tỷ USD) tăng 31,3% so với năm trước.

Khu vực FDI đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI đóng góp 35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (chưa kể dầu thô) Riêng năm 2005 là 34,46%, còn năm

2006 ước là 39,74% Nếu tính cả dầu thô thì khu vực FDI đóng góp tới 57% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, năm 2005 đạt 57,17% và năm 2006 sẽ là 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Theo kế hoạch năm 2007 tỷ trọng này lần lượt là 40,04% và 58,44%.

1.2 Thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch

Hàng năm Việt Nam đón khoảng 3 triệu lượt khách du lịch, do vậy, vấn đề môi trường du lịch cùng cơ sở hạ tầng cho du lịch càng cần chú trọng trong tình hình hiện nay Cùng với sự quan tâm ngày càng tăng của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì lĩnh vực dịch vụ ngày càng thu hút nhiều dự án với tổng số vốn đăng ký lớn Trong đó đầu tư vào lĩnh vực du lịch (không tính các dự án xây dựng và kinh doanh khách sạn) cũng ngày càng gia tăng

Tính đến cuối năm 2006, cả nước hiện có 56 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 716,95 triệu USD, chiếm 4,18% về số dự án và 3,99% về vốn đăng ký trong lĩnh vực dịch vụ So với tổng chung thì lĩnh vực du lịch chiếm 0,84% số dự án và 1,21% về tổng vốn đăng ký Riêng năm 2006 số dự án đăng ký đầu tư trong lĩnh vực du lịch là 7 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 321,8 triệu USD cao nhất từ trước tới nay.

FDI trong ngành du lịch đã có mặt tại 16 tỉnh/thành phố của Việt Nam, trong đó Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương dẫn đầu về thu hút vốn FDI trong ngành du lịch với 4 dự án và tổng vốn đầu tư là 306,5 triệu USD (chiếm 7,14% số dự án và 42,7% vốn đầu tư vào ngành du lịch), đáng chú ý là 1 dự án lớn của Tập đoàn Winvest Investment LLC, Hoa Kỳ đầu tư xây dựng khu nghỉ mát, khách sạn 5 sao, khu vui chơi giải trí tại Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD Đứng thứ hai là thành phố Hồ Chí Minh với 11 dự án và tổng vốn đầu tư là 150,6 triệu USD (chiếm 19,6% số dự án và 21% vốn đầu tư đăng ký), tiếp theo là các địa phương Bình Thuận, Hà Nội, Đà Nẵng

Nhìn chung các dự án FDI trong ngành du lịch tập trung ở các địa phương có cơ sở hạ tầng tương đối tốt và có điều kiện tự nhiên để xây dựng khu du lịch ven biển hoặc du lịch sinh thái

*Phân theo đối tác: Đã có 22 quốc gia và vũng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực du lịch, trong đó dẫn đầu là Hoa Kỳ với 4 dự án, tổng vốn đầu tư là 402,4 triệu USD (chiếm 56,13% về vốn FDI trong ngành du lịch), tiếp theo là Hồng Kông, Pháp, Cook Islands, Singapore, Hàn Quốc

* Phân theo hình thức đầu tư:

Trong số 56 dự án FDI trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam, có 30 dự án với tổng vốn đầu tư là 583,6 triệu USD đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài (chiếm tới 53,5% số dự án và 81,4% vốn đầu tư đăng ký), tiếp theo là đầu tư theo hình thức liên doanh với 24 dự án, tổng vốn đầu tư là 128,2 triệu USD (chiếm 42,8% số dự án và 17,8% vốn đầu tư đăng ký), còn lại là 2 dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổng vốn đầu tư là 5,1 triệu USD

Hiện nay, FDI trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn so với lĩnh vực dịch vụ nói riêng và so với tổng số đầu tư nước ngoài của cả nước và chưa tương xứng với tiềm năng của các nhà đầu tư cũng như tiềm năng du lịch của nước ta

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập và mức sống của người dân ngày một nâng cao, cùng với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, trong tương lai sẽ có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển này

Trước mắt có 3 dự án lớn có khả năng thực hiện trong thời gian tới đó là: (i) dự án của tập đoàn Rockingham (Hoa Kỳ) đầu tư vào Phú Quốc, mục tiêu khu nghỉ dưỡng cao cấp và các khu vui chơi giải trí, trường đua ô tô với tổng diện tích lên tới 1000 ha, tổng vốn đầu tư lên tới 1 tỷ USD; (ii) dự án đầu tư của tập đoàn Automind Capital Group Inc (Canada) liên doanh với Công ty cổ phần Đông Dương đầu tư 130 tri?u USD, diện tích 88 ha tại thị trấn An Thới làm cảng biển du lịch, nhà ở cho người nước ngoài và khu bảo tồn sinh thái; (iii) Dự án của tập đoàn Victoria đầu tư khu du lịch cao cấp vào Mũi Ông Quới, vốn đầu tư trên 40 triệu USD trên diện tích 22 ha

1.3.Tỉ trọng của Khu du lịch trong cơ cấu FDI của cả nước

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO CÁC

u hướng dòng FDI toàn cầu vào lĩnh vực dịch vụ du lịch

1.Xu hướng vận động của dòng FDI

Trên thế giới, gần ba phần t vốn FDI là đầu t lẫn nhau giữa các nớc phát triển do hệ quả của sự tăng cờng liên kết các công ty đa quốc gia giữa Mỹ và

EU, mỗi bên đều là nguồn FDI lớn nhất của bên kia Hai phần ba số FDI còn lại bị hút vào các thị trờng đầu t lớn nh Trung Quốc, một số nớc Mỹ La tinh (Braxin, Mehico… Các dự án này đang đ) Trung Quốc đã trở thành thành viên của Tổ chức WTO và rất thành công trong thu hút vốn FDI bằng các chính sách cực kỳ hấp dẫn và thông thoáng Các nớc khác trong khu vực (Nhật Bản, Hàn Quốc.v.v) đã dần dần hồi phục sau khủng hoảng tài chính khu vực, cải tổ lại bộ máy và đề xuất hàng loại chính sách hấp dẫn thu hút vốn FDI Các nớc trong khối ASEAN đã tiến hành cải thiện mạnh mẽ môi trờng đầu t theo hớng thông thoáng hơn nhằm vợt lên trên các nớc khác, coi đó là giải pháp chiến lợc để v- ợt qua khủng hoảng và phục hồi, phát triển kinh tế Điều này là một thách thức và tạo lên sức cạnh tranh mạnh đối với Việt Nam, vì trong khuôn khổ AFTA, các nhà đầu t Nhật Bản, EU, Mỹ có thể chỉ cần đầu t ở các nớc ASEAN khác có môi trờng kinh doanh thuận lợi hơn mà vẫn bán đợc hàng vào Việt Nam Mặt khác, trong khuôn khổ khu vực đầu t ASEAN (AIA), các nớc ASEAN khác cũng sẽ tranh thủ kỹ thuật hiện đại của các nớc phát triển và đầu t công nghệ trung bình sang nớc khác để cơ cấu lại nền kinh tế Thêm vào đó, việc hợp tác đầu t-thơng mại của khối ASEAN với các quốc gia và các tổ chức quốc tế khác nh ASEAN + Nhật Bản, ASEAN + Trung Quốc cũng đã dần dần đợc hình thành và phát triển.

Trong những năm gần nhu cầu đi du lịch trên thế giới tăng mạnh, trong đó khu vực Châu Á –Thái Bình Dương có nhịp độ tăng trưởng cao nhất(5-6%/năm)với lượng khách quốc tế vượt con số 300 triệu lượt người trong tổng số 800 triệu lượt người du lịch trên thế giới.Riêng Châu Á đã thu hút khoảng 156,2 triêuh lượt người, trong đó Đông Bắc Á đón 87,5 triệu lượt người tăng 10%,Đông Nam Á 50,2 triệu lượt ngừơi,Nam Á đón 7,9 triệu lượt người…Nằm trong số những quốc gia phát triển năng động nhất của khu vực Việt Nam đón từ 2,33 triệu lượt khách đến 3,58 triệu lượt khách từ năm 2001-

2006, thị trường khách quốc tế chủ yếu giai đoạn này tập trung là Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan,Úc, Pháp, Thái Lan…

Nhu cầu đầu tư cho du lịch đến năm 2010 là khoảng 5,5 tỷ USD trong đó đầu tư trong kết cấu hạ tầng du lịch là chiếm hơn 1,5 tỷ USD Như vậy có thể nói trước xu thế vừa thuận cũng như nhiều khó khăn đang xảy ra trong dòng vận động vốn đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trong ngành du lịch nói riêng trên thế giới, Việt Nam cần tích cực hơn nữa trong việc phát huy những lợi thế của đất nước thu hút FDI

2.Định hướng thu hút FDI vào ngành du lịch cũng như vào phát triển khu du lịch ở Việt Nam (2006-210)

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 đã đề ra mục tiêu:

“Đẩy nhanh tốc độ tăng trởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đa nớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đa nớc ta cơ bản trở thành một nớc công nghiệp theo hớng hiện đại vào năm 2020 Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trờng quốc tế”.

Mục tiêu tăng trởng kinh tế 5 năm 2006-2010 là đa tổng sản phẩm trong n- ớc (GDP) lên gấp 2,1 lần so với năm 2000; GDP bình quân đầu ngời năm

Nhằm duy trì tốc độ tăng trởng GDP đạt 7,5-8% và phát triển bền vững,Việt Nam cần huy động vốn đầu t toàn xã hội là 140 tỷ USD (giá năm 2005),chiếm 40% GDP, trong đó, nguồn vốn huy động từ bên ngoài chiếm khoảng35%. Để đảm bảo nguồn vốn cho đầu t phát triển nhằm đạt mục tiêu tăng trởng kinh tế đã đề ra đòi hỏi phải tăng cờng thu hút vốn ĐTNN kết hợp với nâng cao chất lợng nguồn vốn.

Các chỉ tiêu chủ yếu về ĐTNN giai đoạn 2006-2010 cần đạt đợc là:

- Vốn ĐTNN thực hiện: đạt khoảng 24 - 25 tỷ USD (tăng 70-75% so với giai đoạn 2001-2005) chiếm khoảng 17,8% tổng vốn đầu t toàn xã hội.

- Vốn đăng ký bao gồm cả vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng vốn đạt khoảng 55 tỷ USD (tăng hơn 2 lần so với giai đoạn 2001–2005), trong đó vốn cấp mới đạt 41 tỷ USD và vốn bổ sung đạt khoảng 14 tỷ USD Bình quân mỗi năm đạt khoảng 11 tỷ USD.

- Doanh thu: khoảng 163,4 tỷ USD

- Xuất - nhập khẩu: xuất khẩu đạt khoảng 93,3 tỷ USD (không kể dầu thô); nhập khẩu đạt 103,tỷ USD.

- Nộp ngân sách nhà nớc: đạt khoảng 8,4 tỷ USD.

- Cơ cấu vốn thực hiện theo ngành: vốn FDI thực hiện trong ngành công nghiệp chiếm khoảng 60%, nông-lâm-ng nghiệp khoảng 5% và dịch vụ khoảng 35%

- Chú trọng thu hút đầu t từ các nớc G7 có công nghệ cao, đảm bảo phát triÓn bÒn v÷ng. Đó là mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đến 2010, nhìn chúng trong lĩnh vực du lịch và khu du lịch đều có sự nhẩt quán với mục tiêu chung của cả nước Trên cơ sở phân tích toàn diện tiềm năng và hiện trạng phát triển ngành trong thời gian qua, đặc biệt từ những năm 1990 trở lại nay, bối cảnh và xu thế phát triển du lịch của khu vực và thế giới, yêu cầu phát triển đối với ngành trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2010, mục tiêu cụ thể của Du lịch Việt Nam được xác định là đến năm

2010 đón 5,5 -6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 3 lần so với 2000 và 25 triệu lượt khách nội địa gấp 2 lần so với 2000, tạo thêm gần 100.000 công ăn việc làm trực tiếp và 1 triệu lao động gián tiếp trong xã hội, năm 2020 phấn đầu đạt đến 11 triệu khách du lịch quốc tế và 34 triệu lượt khách nội địa, thu nhập xã hội từ du lịch đạt 4-4,5 tỷ USD vào năm 2010 đưa tổng sản phẩm du lịch đạt xấp xỉ 6 % GDP của cả nước Tốc độ tăng trưởng trung bình cho thời kì 2001-2010 là 11,5-12% Cùng với việc đưa ra mục tiêu phát triển chiến lược những định hướng cơ bản về phát triển thị trường và xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch, sản phẩm du lịch, về đầu tư du lịch, về đào tọa phát triển nguồn nhân lực đều đã được xác định Cụ thể: (i) nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lí nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương (ii) Xây dựng đội ngũ cán bộ du lịch có năng lực phù hợp với nhu cầu quản lí và phát triển du lịch trong tình hình mới (iii) Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đào tạo về du lịch gồm các cấp dạy nghề,trung cấp cao đẳng,đại học trong đó ưu tiên dạy nghề phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch trong tiến trình hội nhập quốc tế (iiii)Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất kinh doanh.

Còn đối với phát triển khu du lịch, Đảng và Nhà nước đã có những mục tiêu cụ thể sau:

- Phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật ngành du lịch với việc tập trung đầu tư hình thành các khu du lịch tổng hợp và chuyên đề quốc gia, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú đảm bảo đến năm 2010 có khoảng 212.000 phòng khách sạn trong đó 70% tổng số phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng

- Ưu tiên đầu tư đối với các địa bàn trọng điểm là: Hà Nội và vùng phụ cận;Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Nha Trang, Đà Lạt, Long Hải-Vũng Tàu-Côn Đảo, Hồ Chí Minh và vùng phụ cận; Rạch Giá-Hà Tiên-Phú Quốc, các khu du lịch tổng hợp và chuyên đề sau:

+ Khu du lịch tổng hợp quốc gia: khu du lịch tổng hợp biển, đảo Hạ Long-Cát Bà( Quảng Ninh-Hải Phòng); khu du lịch tổng hợp giải trí thể thao biểnCảng Dương-Hải Vân-Non Nước( Huế-Đà Nẵng); Khu du lịch biển tổng hợp

Vịnh Nha Trang; Khu du lịch tổng hợp sinh thái nghỉ dưỡng núi Đankia-Suối Vàng(Lâm Đồng)

+ Khu chuyên đề quốc gia: Khu du lịch nghỉ dưỡng núi Sapa, Khu du lịch sinh thái Hồ Ba Bể( Bắc Kạn); Khu du lịch lịch sử văn hóa Cổ Loa(Hà Nội); Khu du lịch văn hóa Hương Sơn (Hà Tây); Khu du lịch văn hóa -lịch sử -sinh thái Tam Cốc- Bích Động( Ninh Bình); Khu du lịch văn hóa –lịch sử Kim Liên-Nam Đàn( Nghệ An); Khu du lịch sinh thái hang động Phong Nha-Kẻ Bàng( Quảng Bình); Khu du lịch lịch sử cách mạng đoạn đường Hồ Chí Minh; Khu du lịch văn hóa Hội An gắn với di tích Mỹ Sơn( Quảng Nam); Khu du lịch biển Phan Thiết-Mũi Né( Bình Thuận) Khu du lịch sinh thái Hồ Tuyền Lâm(Lâm Đồng); Khu du lịch sinh thái Rừng Sác Cần Giờ( TP HCM); Khu du lịch Long Hải-Phước Hải(Bà Rịa Vũng Tàu); Khu du lịch biển đảo Phú Quốc; Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Đất Mũi (Cà Mau); Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Ba Vì –Suối Hai (Hà Tây)

Hiện nay, Tổng Cục du lịch đang điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, theo đó bổ cung thêm 14 khu du lịch chuyên đề quốc gia tại các địa bàn trọng điểm du lịch như: Khu du lịch sinh thái văn hóa lịch sử Pá Khoang-Mường Phăng-Điện Biên Phủ, Khu du lịch văn hóa lịch sử sinh thái Pắc Pó(Cao Bằng); Khu du lịch văn hóa lịch sử sinh thái Tân Trào(Tuyên Quang); Khu du lịch văn hóa lịch sử sinh thái Đền Hùng(Phú Thọ); Khu du lịch nghỉ dưỡng biển Thiên Cầm(Hà Tỉnh); khu du lịch nghỉ dưỡng Biển Bắc Cam Ranh( KH)

+Ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí tại các trung tâm du lịch như: TP Hà Nội;Hạ Long; Huế; Đà Nẵng; Nha Trang; Lâm Đồng;Vũng Tàu; TP Hồ Chí Minh; Cần Thơ, Phú Quốc

Một số giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu du lịch tại Việt Nam

1 Hoàn Thiện các quy hoạch về khu du lịch

Công tác quy hoạch phát triển phải đi trước một bước về chất lượng. Quy hoạch vừa phải đảm bảo tính lâu dài, khả thi, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và yêu cầu phát triển du lịch vừa phải đáp ứng yêu cầu tăng cường hiệu quả của công tác quản lí đầu tư xây dựng và quản lí kinh doanh theo quy hoạch đã được duyệt Yêu cầu này được thể hiện ở những nội dung dưới đây:

* Xác định cơ sở hình thành và phát triển khu du lịch: Để xác định tính khả thi của dự án đầu tư phát triển khu du lịch, căn cứ vào một sơ tiêu chí về quy hoạch, đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác đã được quy định tại luật du lịch:

+ Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch cao; về không gian, môi trường: có ranh giới đựoc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định với quy mô, diện tích tối thiểu 1000 ha đối với khu du lịch quốc gia và tối thiểu 200 ha đối với khu du lịch địa phương.

+ Có quỹ đất tối đa không vượt quá 20% tổng diện tích khu du lịch để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch phù hợp với tiêu chuẩn được nhà nước ban hành đối với loại hình du lịch có liên quan;đảm bảo phục vụ cho ít nhất 1 lượt khách du lịch trong năm(khu du lịch quốc gia); 100.000 lượt khách du lịch trong năm (khu du lịch địa phương); hệ thống cơ sở lưu trú đủ khả năng phục vụ cho 200000 lượt khách du lịch lưu trú trở lên(khu du lịch quóc gia), 10000 lượt khách du lịch trở lên(khu du lịch địa phương).

Nghiên cứu những yếu tố cốt lõi khu lập dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác khu du lịch:

+ Nằm trong quy hoạch phát triển du lịch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hội tụ những điều kiện hấp dẫn khách để xây dựng sản phẩm du lịch thõa mãn nhu cầu hưởng thụ nghỉ ngơi giải trí, của khách du lịch trong thời gian ngắn ngày hoặc dài ngày;

+ Có thị trường khách du lịch ổn định bảo đảm cân đối cung cầu, hiệu quả đầu tư xây dựng.

+ Có quỹ đất, không gian bảo đảm cho việc đầu tư xây dựng những cơ sở dịch vụ, giải trí, hạ tầng kĩ thuật theo tiêu chuẩn quy phạm liên quan và tổ chức các hoạt động nghỉ ngơi, phù hợp với tính chất của khu du lịch; có điều kiện thuận lợi về hạ tầng ngoài hàng rào, bảo đảm khả năng tiếp cận, cung cấp cơ sở hạ tầng đối với khu du lịch;

+ Có điều kiện, khả năng khuyến khích cộng đồng tham gia hoạt động du lịch, phát triển kinh doanh du lịch tại khu vực; có khă năng hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực giữa khu du lịch với vùng lân cận và ngược lại.

+ Có năng lực quản lí phát triển,quản lí kinh doanh, khai thác sử dụng khu du lịch, trong đó yêu cầu chất lượng dịch vụ du lịch là yếu tố quan trọng để khu du lịch tồn tại bền vững

*Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách du lịch, dự báo các sản phẩm du lịch trong dự án đầu tư xây dựng khu du lịch.

Xác định thị trường khách du lịch là yêu cầu bắt buộc khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu du lịch, quyết định đến sự hình thành, tồn tại bền vững của khu du lịch.

*Áp dụng các tiêu chí kinh tế kĩ thuật, quản lí sử dụng đất đai, kiến trúc cảnh quan và chất lượng công trình trong đầu tư xây dựng các khu du lịch,đảm bảo yêu cầu tạo lập môi trường thuận lợi, tiện nghi cho khách du lịch,tăng tính hấp dẫn khách đem lại hiệu quả kinh tế cao

Mặt khác, trong công tác quy hoạch phát triển du lịch nói riêng quy hoạch phát triển nói chung nhămg hạn chế sự chồng chéo trùng lặp về nội dung quản lí đầu tư xây dựng, cần cải tiến phương pháp lập quy hoạch, đặc biệt là lồng ghép các loại quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng trên địa bàn dự kiến triển khai đầu tư xây dựng các khu lịch Thay vì có nhiều loại quy hoạch được lập đối với một khu vực được quyết định đầu tư phát triển du lịch, cần thiết lập chỉ một lọai quy hoạch phát triển du lịch khu vực đó, với nội dung phát triển các lĩnh vực liên quan được lồng ghép hợp lí và được cấp có thẩm quyền phê duyệt mỗi lần làm cơ sở quản lí đầu tư xây dựng các ngành trong đó có khu du lịch.

2.Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

*Chính sách đất đai Để nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận quỹ đất cho xây dựng khu du lịch: trong quy hoạch xây dựng và quy hoạch chi tiết sử dụng đất chỉ rõ những khu vực xây dựng khu du lịch hoặc xây dựng khách sạn Phương án quy hoạch sau khi được duyệt cần sớm được bố trí công khai và công khai danh mục các khu khu vực dành cho phát triển các khu du lịch trên trang thông tin điện tử để kêu gọi đầu tư.

Các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với đầu tư phát triển các khu du lịch. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần tiến hành khảo sát, nghiên cứu tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh để ban hành các chính sách ưu đãi về đất đai cho phù hợp với điều kiện của địa phương, theo quan điểm tạo điều kiện ưu đãi tối đa theo định hướng và quy hoạch chung của địa phương nhằm thu hút các nhà đầu tư phát triển các khu du lịch.

Khuyến khích các nhà đầu tư phát triển các khu du lịch theo hướng khai thác hoạt động du lịch gắn với sinh thái và bảo vệ môi trường, khai thác du lịch gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, khai thác du lịch gắn với bảo tồn và phát triển các làng nghề,…

Ngày đăng: 26/07/2023, 11:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w