1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình

128 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Vốn Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp Từ Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Thái Thụy, Tỉnh Thái Bình
Tác giả Lương Hữu Tập
Người hướng dẫn PGS TS. Nguyễn Phượng Lê
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 322,37 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ (16)
    • 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (16)
    • 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (17)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (17)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (17)
    • 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (18)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (18)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (18)
    • 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI (19)
      • 1.4.1. Về lý luận (19)
      • 1.4.2. Về thực tiễn (19)
  • PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (20)
    • 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN (20)
      • 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản (20)
      • 2.1.2. Vai trò quản lý vốn ĐTXD công trình phục vụ SXNN từ nguồn vốn NSNN 8 2.1.3. Đặc điểm của vốn ĐTXD công trình phục vụ SXNN từ nguồn vốn NSNN (23)
      • 2.1.4. Nội dung nghiên cứu quản lý vốn ĐTXD công trình phục vụ SXNN từ nguồn vốn NSNN (25)
      • 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (37)
    • 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN (40)
      • 2.2.1. Kinh nghiệm quản lý vốn ĐTXD công trình ở ngoài nước (40)
      • 2.2.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho đề tài (45)
  • PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (47)
    • 3.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH (47)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên (47)
      • 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (49)
      • 3.1.3. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Thái Thụy (54)
    • 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (56)
      • 3.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu (56)
      • 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin (57)
      • 3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin (59)
      • 3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu (60)
  • PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (61)
    • 4.2.3. Khả năng về nguồn thu NSNN (102)
    • 4.2.4. Năng lực của chủ thể quản lý công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 79 4.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH 82 4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp (106)
    • 4.3.2. Các giải pháp tăng cường quản lý công vốn đầu tư xây dựng công trình phục vụ SXNN từ NSNN tại huyện Thái Thụy 83 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (112)
    • 5.1. KẾT LUẬN (119)
    • 5.2. KIẾN NGHỊ (120)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 93 (122)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Khái niệm đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản Đầu tư nói chung là việc sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai Nguồn lực có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ Những kết quả có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực (Trịnh Quỳnh Ngọc, 2016).

Xuất phát từ bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư đem lại, có thể phân biệt đầu tư thành ba loại chính: đầu tư tài chính, đầu tư thương mại và đầu tư phát triển. Trong đó, đầu tư phát triển là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng…), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển (Đào Văn Đạo, 2017). Đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu tư phát triển Đây chính là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất đơn giản và tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố định trong nền kinh tế Do vậy đầu tư xây dựng cơ bản là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế nói chung và của cơ sản xuất kinh doanh nói riêng Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản cố định đưa vào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhằm thu được lợi ích với nhiều hình thức khác nhau (Trịnh Quỳnh Ngọc, 2016).

2.1.1.2 Khái niệm về công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, 2017).

Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác (Quốc hội, 2014).

Công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp là sản phẩm được tạo ra bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế để phục vụ sản xuất nông nghiệp Hiện nay chủ yếu là các công trình thủy lợi bao gồm hồ chứa nước; đập; cống; trạm bơm; giếng; đường ống dẫn nước; kênh; công trình trên kênh và bờ bao các loại và các công trình giao thông nội đồng.

2.1.1.3 Khái niệm vốn đầu tư, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Vốn là toàn bộ giá trị của đầu tư để tạo ra các sản phẩm nhằm mục tiêu thu nhập trong tương lai Các nguồn lực được sử dụng cho hoạt động đầu tư được gọi là vốn đầu tư, nếu quy đổi ra thành tiền thì vốn đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư (Phạm Thị Toan, 2007).

Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư phát triển tài sản cố định trong nền kinh tế (đầu tư vào máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kết cấu hạ tầng).

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư phát triển tài sản cố định trong nền kinh tế được lấy từ nguồn NSNN Nói cách khác, Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là khoản vốn NSNN dành cho việc ĐTXD các công trình kết cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội mà không có khả năng thu hồi vốn cũng như các khoản chi đầu tư khác theo quy định của Luật NSNN (Quốc hội, 2015).

Vốn ĐTXD cơ bản từ NSNN là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời là một nguồn lực tài chính công rất quan trọng của quốc gia Dưới giác độ là một nguồn vốn đầu tư nói chung, vốn ĐTXD cơ bản từ NSNN cũng như các nguồn vốn khác – đó là biểu hiện bằng tiền của giá trị đầu tư, bao gồm chi phí tiêu hao nguồn lực phục vụ cho hoạt động đầu tư, nghĩa là bao gồm tooàn bộ chi phí đầu tư Dưới giác độ một nguồn lực tài chính quốc gia, vốn ĐTXD cơ bản từ NSNN là một bộ phận của NSNN trong khoản chi đầu tư hàng năm được bố trí cho các công trình, dự án của nhà nước (Đào Văn Đạo, 2017).

2.1.1.4 Khái niệm Ngân sách nhà nước

Là toàn bộ khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Ngân sách nhà nước gồm Ngân sách Trung ương và ngân sách Địa phương (Quốc hội, 2015).

Ngân sách địa phương: Là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương (Quốc hội, 2015).

Ngân sách Trung ương: Là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương (Quốc hội, 2015).

2.1.1.5 Khái niệm về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Theo Bách khoa toàn thư thì quản lý là chức năng và hoạt động của hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh học, kỹ thuật, xã hội), bảo đảm giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và bảo đảm thực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó (Nguyễn Thị Thoa, 2015).

Quản lý theo nghĩa chung nhất, là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra Quản lý là một hoạt động có tính chất phổ biến mọi nơi mọi lúc trong lĩnh vực, mọi cấp độ và liên quan đến mọi người. Đó là một hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hợp tác làm một công việc để đạt được mục tiêu chung (Phạm Quang Triện, 2015).

Theo nghĩa rộng: Quản lý là hoạt động có mục đích của con người Quản lý là hoạt động do một hay nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm đạt được một mục tiêu nào đó một cách có hiệu quả (Phạm Quang Triện, 2015).

Như vậy quản lý là sự áp dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để điều khiển nguồn lực thực hiện các tiến trình để giải quyết vấn đề.

Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1 Kinh nghiệm quản lý vốn ĐTXD công trình ở ngoài nước

Kinh nghiệm tại Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những nước có kết cấu hạ tầng bền đẹp nhất thế giới bởi đây là một nước có tần suất xảy ra động đất rất cao Trong điều kiện đó, chính phủ Nhật Bản rất coi trọng đầu tư xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Tokyo bị tàn phá nặng nề, chính phủ Nhật Bản coi phát triển XDCB là quốc sách Từ đầu thập kỷ 50 đến thập kỷ 70 thế kỷ

XX, XDCB của Nhật Bản chủ yếu là do chính phủ bỏ vốn đầu tư Trình độ XDCB của địa phương trở thành tiêu 52 chuẩn đánh giá quan chức của cấp chính quyền đó Trong vòng 30 năm từ 1956 đến 1985,chính phủ Nhật đã đầu tư cho DXCB

600 nghìn tỷ yên, mỗi năm đầu tư cho XDCB chiếm khoảng 3-4% GDP Chỉ trong

3 năm, từ 1978 đến 1980, chính phủ Nhật đã đầu tư vào cấp thoát nước, đường xá khoảng 23.500 tỷ yên Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, kinh tế Nhật có dấu hiệu suy thoái: Một là, chính phủ Nhật Bản không thể tiếp tục gánh vác những khoản đầu tư xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp lớn; hai là, việc duy trì các hạng mục hiện có đã phải chi những khoản tiền lớn, hơn nữa đối mặt với việc thu thuế giảm sút, thâm hụt ngân sách quá cao Nguồn lực chủ yếu trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi chuyển từ chính phủ sang khu vực tư nhân Có nghĩa là những hạng mục đầu tư cho XDCB chủ đạo của chính phủ cũng có thể có một lượng vốn lớn của tư nhân đổ vào Điển hình là những việc liên quan đến quyền kinh doanh hệ thống tàu điện ngầm của Tokyo do tư nhân đảm nhận, đã nâng cao chất lượng phục vụ chuyển từ thua lỗ tới làm ăn có lãi (Phạm Quang Triện, 2015).

Nhật Bản có hệ thống quy hoạch đất đai và hệ thống pháp quy hoàn thiện.

Hệ thống quy hoạch đất đai chia làm 4 cấp: quy hoạch phát triển tổng hợp toàn quốc, vòng 3 đô thị lớn, 7 khu vực lớn, khu vực đặc biệt (hải đảo, miền núi, nơi đặc biệt khó khăn).

Về mặt pháp luật, năm 1950 Nhật Bản thông qua “Luật Phát triển tổng hợp đất đai” Đây là đạo luật cơ bản để phát triển, khai thác đất đai tại Nhật Bắt đầu từ năm 1962, Nhật đã xây dựng quy hoạch phát triển tổng hợp toàn quốc, quy hoạch hình thành đất đai tổng cộng 6 lần Năm 2005, sửa đổi Luật Phát triển đất đai Các luật có đề cập đến XDCB và đất đai có thời hạn đến hơn 80 năm.

Nhật Bản cũng đề ra một loại thuế đặc biệt, là thuế địa phương Quá trình phát triển kinh tế không giống nhau nên số lượng thuế địa phương phải nộp cũng khác nhau, đây là một biện pháp chuyển dịch chi tài chính Thuế của địa phương phát triển có thể dùng để đầu tư xây dựng công trình thủy lợi cho địa phương kém phát triển hơn Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản cũng có thể đầu tư xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp cho địa phương; hiện nay, hạng mục chính phủ đầu tư xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp cho địa phương chủ yếu nhằm tăng việc làm (Phạm Quang Triện, 2015).

2.2.2 Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn NSNN ở trong nước

2.2.2.1 Kinh nghiệm của huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

Theo Nguyễn Bá Dương (2014), thế mạnh của huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam và công tác quản lý vốn đầu tư XDCB địa phương có các vấn đề nổi bật như sau:

Huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam có 18 xã, thị trấn, là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Nam, là cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội Huyện lỵ Hòa Mạc cách thành phố Phủ Lý 20 km, có diện tích tự nhiên 13.765,80 ha bằng 16,01% diện tích tự nhiên của tỉnh, dân số khoảng 132.680 người Huyện Duy Tiên có tuyến trục giao thông là quốc lộ 1A, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và đường sắt Thống Nhất chạy qua Bên cạnh đó còn có tuyến Quốc lộ 38 từ Đồng Văn đi Hòa Mạc - cầu Yên Lệnh - Hưng Yên và quốc lộ 38B nối từ Hải Dương qua Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định tới Ninh Bình Hiện nay, trên địa bàn huyện Duy Tiên đã và đang hình thành nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề rất thuận lợi cho phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện (Nguyễn Bá Dương, 2014).

Nhiệm kỳ 2011 - 2016, huyện Duy Tiên được sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, sự phối hợp của các sở, ban, ngành của tỉnh; sự chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện và sự nỗ lực, chủ động, linh hoạt, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của UBND huyện đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế- xã hội Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng cao, thu hút đầu tư đạt kết quả vượt bậc Trong nhiệm kỳ, lĩnh vực kinh tế có bước phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm 2011 - 2015 đạt trên 15,7%/năm, năm 2015 đạt trên 16%/năm Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, năm 2015 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm

58,75% của toàn xã hội; lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp đạt kết quả cao, tính đến nay, đã thu hút được trên 580 dự án đầu tư (trong đó có 97 dự án FDI) Để đạt được những kết quả trên, những năm qua huyện Duy Tiên đã chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng tốt để thu hút các nhà đầu tư Từ những bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức triển khai các dự án của huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam đã có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách trên địa bàn tỉnh như sau:

Thứ nhất, đổi mới phương pháp giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm:

Tập trung, ưu tiên nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực, các công trình trọng điểm, cấp thiết nhằm thu hút đầu tư, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển Kinh tế - Xã hội.

Bố trí đủ vốn cho các dự án nhóm B trong 4 năm, nhóm C trong 2 năm.

Thứ hai, UBND huyện giao cho các sở, ngành căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình chủ động xây dựng kế hoạch để trình HĐND huyện phê duyệt và phân bổ nguồn vốn ngay từ đầu năm.

Thứ ba, không bố trí vốn đầu tư đối với các dự án không đủ thủ tục đầu tư, dự án không phù hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội, gây thiệt hại và thất thoát vốn đầu tư

Thứ tư, hoàn thiện quy trình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, chất lượng thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và thẩm định thiết kế tổng dự toán; xây dựng quy trình hợp lý và gắn trách nhiệm cá nhân, tiêu chuẩn hoá những tiêu chuẩn, quy phạm trong thiết kế để từ đó các đơn vị tư vấn lập, các cơ quan thẩm định thiết kế căn cứ vào đó để áp dụng và thẩm định Dự án đầu tư sản suất kinh doanh phải phù hợp với công nghệ hiện đại, tiên tiến, bảo đảm đủ sức cạnh tranh trên thị trường Đội ngũ cán bộ thẩm định phải là chuyên gia giỏi, có phẩm chất đạo đức và phong cách làm việc khoa học.

Thứ năm, chấn chỉnh và đổi mới công tác lựa chọn nhà thầu: Thực hiện việc đấu thầu rộng rãi đối với tất cả các gói thầu theo hạn mức quy định, hạn chế tối đa hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế Hình thức đấu thầu rộng rãi sẽ hạn chế rất nhiều các vấn đề tiêu cực như: thông đồng và gian lận trong việc đấu thầu.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH

Huyện Thái Thụy nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Tiền Hải, phía Tây Nam giáp huyện Kiến Xương, phía Tây giáp huyện Đông Hưng (Thái Bình), phía Tây Bắc giáp huyện Quỳnh Phụ Về phía Bắc, Thái Thụy giáp với các huyện của thành phốHải Phòng là: huyện Vĩnh Bảo ở phía chính Bắc (ranh giới là sông Hóa), huyệnTiên Lãng ở phía Đông Bắc (ranh giới là đoạn cửa Thái Bình của sông Thái Bình).Phia Nam huyện có sông Trà Lý chảy men theo ranh giới với huyện Tiền Hải, đổ ra cửa Trà Lý Chính giữa huyện có con sông Diêm

Hộ chảy qua theo hướng Tây - Đông, đổ ra cửa Diêm Hộ, chia huyện thành hai nửa gần tương đương về diện tích (Bách khoa toàn thư Wikipedia, 2017).

Huyện Thái Thụy nằm trong vùng đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hai con sông lớn Thái Bình và Trà Lý, địa hình có xu thế cao dần về phía biển, có 27 km bờ biển, hệ thống sông ngòi chằng chịt với các sông chính là sông Hoá, Sông Diêm Hộ và sông Trà Lý Sông Hoá chảy qua phía Bắc của huyện, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Thái Thụy và huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng đổ ra biển Ở cửa Thái Bình Sông Diêm Hộ chảy từ Tây sang Đông chia huyện thành 2 khu: Khu bắc và khu Nam, đổ ra biển ở cửa Diêm Điền Sông Trà Lý là chi lưu của sông Hồng, chạy qua phần phía Nam huyện, phân định ranh giới giữa huyện Thái Thụy với huyện Tiền Hải và Kiến Xương, đổ ra biển ở cửa Trà Lý (Bách khoa toàn thư Wikipedia, 2017).

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Khí hậu Thái Thụy thuộc vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ven biền Bắc bộ, chịu ảnh hưởng của gió mùa Nhiệt độ Trung bình trong năm từ 22 - 24c; độ ẩm trung bình 86-87%; lượng mưa trung bình 1.788 mm/năm.

Thái Thụy có 1.552,3 ha rừng ngập mặn, tập trung tại các xã ven biển, có tác dụng lớn trong phòng hộ đê biển, điều hoà khí hậu và có giá trị lớn về cảnh quan môi trường, bảo tồn hệ sinh thái ngập nước ven biển, có cồn đen rộng hàng chục ha là nơi cớ thể phát triển ngành du lịch biển.

Với bờ biển dài 27 km và hàng chục nghìn km2 lãnh hải, có 3 của sông lớn hàng năm đổ ra biển một lượng lớn phù sa, vùng biển Thái Thụy có một tiềm năng hải sản phong phú Theo số liệu điều tra của Viện nghiên cứu Hải sản 1, trong vừng biển Thái Thụy có ít nhất 46 loài cá có giá trị kinh tế cao, 10 loài tôm, 5 loài mực, v.v

3.1.1.4 Đặc điểm về đất đai

Thái Thụy là huyện ven biển của tỉnh Thái Bình; Tổng diện tích đất hàng năm của huyện có tăng lên do khả năng lấn biển với tốc độ khoảng 250ha/10 năm;

Cơ cấu đất gồm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng; Đến năm 2017 thì diện tích đất của huyện Thái Thụy là 26.844,1ha; Trong đó: Diện tích đất nông nghiêp là 18.461 ha, diện tích đất phi nông nghiệp là 8.229,8 ha, diện tích đất chưa sử dụng là 153,3 ha.

Bảng 3.1 Tổng hợp diện tích đất của huyện Thái Thụy giai đoạn 2015-2017

DT năm DT năm DT năm So sánh bình

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 quân cả giai

Tổng cộng 26.793,0 26.819,6 26.844,1 100,10 Đất nông nghiệp 18.843,0 18.648,0 18.461,0 98,98 Đất phi nông nghiệp 7.778,8 8.007,9 8.229,8 102,86 Đất chưa sử dụng 171,2 163,7 153,3 94,63

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thái Thụy (2018)

Qua bảng tổng hợp cho thấy tổng diện tích đất của huyện Thái Thụy giai đoạn

2015-2017 tăng lên bình quân là 0,1%; Trong đó diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng giảm với tỷ lệ bình quân tương ứng là 1,02%/năm và 5,37%/năm; Diện tích phi nông nghiệp tăng lên bình quân cả giai đoạn là 2,86%/năm; Cơ cấu diện tích đất chuyển dịch từ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng sang đất phi nông nghiệp là do huyện, xã đang tập trung quy hoạch đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp để bán đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn lực xây dựng nông thôn mới, đồng thời quy hoạch một phần đất nông nghiệp để thực hiện các công trình cơ sở hạ tầng trong đó có công trình phục vụ SXNN trên địa bàn huyện.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Thái Thụy là một huyện kinh tế chủ yếu nông nghiệp Trong những năm gần đây cùng với sự đi lên của nền kinh tế đất nước, nển kinh tế Thái Thụy cũng có nhiều chuyển biến tích cực cụ thể :

Về nông nghiệp: Trồng lúa nước, lạc, cói, khoai lang, thuốc lào Chăn nuôi: lợn, tôm, cá, làm muối, Thủ công dệt, đan chiếu cói, trạm khảm Nghề thủ công như đóng gạch, mỹ nghệ Ngành trồng trọt phát triển tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi cũng phát triển theo, số lượng đàn trâu-bò và đàn lợn không ngừng tăng lên qua các năm; sản lượng và chất lượng thịt cũng ngày được nâng cao.

Về chế biến thủy sản và nuôi trồng thủy sản: Với bờ biển dài 27 km và hàng chục nghìn km 2 lãnh hải, có 3 cửa sông lớn hàng năm đổ ra biển một lượng lớn phù sa, vùng biển Thái Thụy có một tiềm năng hải sản phong phú Theo số liệu điều tra của Viện nghiên cứu Hải sản 1, trong vùng biển Thái Thụy có ít nhất 46 loài cá có giá trị kinh tế cao, 10 loài tôm, 5 loài mực v.v

Chế biến nước mắm ngon nổi tiếng Diêm Điền, nuôi tôm, cua, ghẹ, ngao, ngán, cá Đời sống nông thôn không ngừng được cải thiện từ chỗ thiếu lương thực đã phấn đấu đủ ăn và giành một phần cho xuất khẩu là một điều đáng khích lệ cho người lao động.

Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN -TTCN): Là huyện ven biển có nhiều cơ sở sản xuất CN, TTCN và dịch vụ, nằm trong khu kinh tế ven biển của Thái Bình, có nhiều nghề truyền thống: vận tải biển, khai thác, đánh bắt, chế biến thuỷ hải sản, nông sản, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, có nhiều làng nghề, tiểu thủ công nghiệp mặt khác trong chủ trương xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí quốc gia, các xã đang tập trung phát huy lợi thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng và phát triển CN, TTCN và dịch vụ.

Huyện được tiếp nhận nhiều dự án lớn của Trung ương, của Tỉnh: Dự án Trung tâm Điện lực Thái Bình tại xã Mỹ Lộc và nhà máy sản xuất Amonitorat tại xã Thái Thọ sẽ tạo động lực để thu hút các dự án sản xuất công nghiệp chế biến và nguyên liệu sản xuất Đề án phát triển kinh tế biển của tỉnh đến năm 2020, trong đó ưu tiên thu hút đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp (KCN) và cụm công nghiêp (CCN) ra phía biển và xây dựng kết cấu hạ tầng vùng ven biển (KCN Thụy Trường quy mô 300 ha và KCN Thái Thượng quy mô 250 ha ), huy động nguồn lực thực hiện nạo vét luồng lạch, khôi phục cảng Diêm Điềm Hiện nay danh mục các CCN do huyện quản lý đã được tỉnh phê duyệt đến năm 2025 gồm 7 CCN, đã quy hoạch chi tiết 3 CCN (Mỹ Xuyên, Thái Thọ và Thụy Tân).

Trong những năm qua nền kinh tế của huyện Thái Thụy đã có những bước phát triển khá góp phần vào sự phát triển chung của cả tỉnh Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015 - 2017 (theo giá so sánh

2010) đạt 22,01%/năm cao hơn mức bình quân 17,72%/năm của thời kỳ 2011 – 2015.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu

Các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình bao gồm các công trình giao thông nội đồng, kiên cố kênh cấp I loại 3, xây dựng đê kè, trạm bơm phục vụ tưới tiêu và bảo vệ sản xuất; Những công trình xây dựng đê kè bảo vệ sản xuất thường có tổng mức đầu tư lớn hoặc địa bàn thực hiện qua nhiều xã được Ủy ban nhân dân huyện Thái Thụy giao cho Ban quản lý dự án huyện Thái Thụy làm chủ đầu tư; Đối với các xã, thị trấn còn lại trên địa bàn được giao làm chủ đầu tư của các dự án có quy mô, tổng mức đầu tư nhỏ như đường giao thông nội đồng, kiên cố hóa các đoạn kênh mương trên địa bàn xã do Ủy ban nhân dân xã quyết định đầu tư Xã Thụy Hải là một trong những xã đã hoàn thành 19 tiêu chí về đích nông thôn mới nên đã hoàn thành cơ bản hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp Vì những lý do trên nên địa điểm nghiên cứu được thực hiện tại Ban Quản lý dự án huyện Thái Thụy và xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin

3.2.2.1 Thu thập số liệu và thông tin thứ cấp

Bảng 3.3 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin thứ cấp

Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, dẫn chứng quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam và thế giới Các nghiên cứu gần đây có liên quan

Các loại sách và bài giảng

Các bài báo, tạp chí có liên quan tới đề tài; từ các website

Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam, thư viện khoa Kinh tế & PTNT

Số liệu về tổng số vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước bố trí cho đầu tư xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện Thái

Báo cáo số liệu về tổng số vốn đầu tư, tình hình giải ngân và thực hiện thanh, quyết toán công trình công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

Sở Tài chính Thái Bình, Kho bạc nhà nước Thái Bình; Phòng Tài chính kế hoạch huyện Thái Thụy, Kho bạc nhà nước huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

3.2.2.1 Thu thập số liệu và thông tin sơ cấp

Bảng 3.4 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin sơ cấp Đối tượng Số Nội dung thu thập Phương pháp mẫu

1 Cơ quan quản lý nhà nước: 01

Lãnh đạo UBND huyện, 03 chuyên viên Sở Tài chính 05 chuyên viên Phòng Tài chính kế hoạch huyện Thái Thụy

2 Chủ đầu tư: 01 Phó giám đốc và 03 cán bộ Ban QLDA huyện, 02 Phó chủ tịch, 02 công chức địa chính, 02 kế toán UBND xã Thụy Hải và xã Thụy Xuân

3 Đơn vị thanh toán vốn: 01 trưởng phòng

Kiểm soát chi Kho bạc nhà nước tỉnh, 01 Phó giám đốc và 01 chuyên viên Kho bạc nhà nước huyện Thái Thụy

4 Nhà thầu khoán tham gia đấu thầu:

5 Lãnh đạo và 05 kế toán của nhà thầu khoán

5 Nhà thầu thi công: 05 Lãnh đạo và

5 Kế toán cảu nhà thầu thi công

6 Đơn vị quản lý sử dụng: 04 Phó chủ tịch và 04 kế toán UBND xã Thái Dương, Thụy Trường, Thái

Thọ, Thụy Chính, 02 chuyên viên Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc TB;

7 Đơn vị thanh tra, kiểm tra: 02 Phó trưởng phòng và 04 chuyên viên Phòng kinh tế,

Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thái Thuỵ, 01 Phó chánh thanh tra và 03 chuyên viên phòng thanh tra huyện Thái Thụy

08 Thông tin về phê Điều tra phỏng duyệt

DA, phân bổ vấn trực tiếp vốn, thẩm tra phê dựa trên bảng duyệt QT công trình hỏi đã thiết kế phục vụ SXNN

10 Thông tin về công Điều tra phỏng tác quản lý, thực vấn trực tiếp hiện dự án đầu tư dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

03 Thông tin về công Điều tra phỏng tác tạm ứng, thanh vấn trực tiếp toán vốn đầu tư dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

10 Thông tin về công Điều tra phỏng tác đấu thầu vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

10 Thông tin về công Điều tra phỏng tác thi công công vấn trực tiếp trình dựa trên bảng hỏi đã thiết kế

10 Thông tin chất lượng Điều tra phỏng công trình, giá trị công vấn trực tiếp trình sau khi hoàn dựa trên bảng thành bàn giao đưa hỏi đã thiết kế vào sử dụng

10 Thông tin về công Điều tra phỏng tác thanh tra, kiểm vấn trực tiếp tra công trình phục dựa trên bảng vụ sản xuất nông hỏi đã thiết kế nghiệp

3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

3.2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý thông tin thứ cấp: Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ đề tài nghiên cứu.

Xử lý thông tin sơ cấp: Các dữ liệu sau khi thu thập được kiểm tra lại, nếu phát hiện sai sót tác giả sẽ loại bỏ phiếu điều tra không đảm bảo chất lượng Thông tin định tính (tổng hợp, phân loại và so sánh) Thông tin định lượng (xử lý các số liệu điều tra bằng phần mềm Excel).

Thông tin trình bày ở bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ, hộp ý kiến, tranh ảnh

3.2.3.2 Phương pháp phân tích thông tin

Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các chỉ tiêu chỉ số tuyệt đối, số tương đối, bình quân nhằm phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Phương pháp thống kê so sánh Đề tài đặc biệt chú trọng sử dụng phương pháp so đối chiếu để làm nổi bật những vấn đề tồn đọng trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dưng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn NSNN Dựa trên các chỉ tiêu đã tính toán từ đó so sánh với các chỉ tiêu tương ứng So sánh, đối chiếu giữa các tài liệu, đặc biệt là giữa các số liệu có sự so sánh giữa các mốc thời gian.

Phương pháp cho điểm Đề tài sử dụng phương pháp này để đánh giá công tác quản lý nhà nước đối vốn ĐTXD công trình phục vụ SXNN từ nguồn vốn NSNN tại huyện Thái Thụy qua phiếu khảo sát phỏng vấn nhà đầu tư, cán bộ quản lý xây dựng, nhà thầu thi công, lãnh đạo và cán bộ quản lý giao thông xây dựng các xã, thị trấn tại huyện. Các nội dung thể hiện trong phiếu điều tra phỏng vấn, thông qua các bảng hỏi đánh giá theo thang điểm Likert từ 1 đến 5 Trong đó, điểm 5 là mức độ tốt nhất, điểm 1 là mức độ thấp nhất; Các nội dung được đánh giá tùy thuộc vào từng công tác quản lý vốn đầu tư cho phù hợp: Cho điểm để đánh giá mức độ hiệu quả, mức độ kịp thời hoặc công khai minh bạch.

3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Số vốn đầu tư xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ ngân sách nhà nước theo dự toán.

Số vốn đầu tư xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ ngân sách nhà nước theo quyết toán. Đánh giá về sự tuân thủ quy trình, thủ tục cấp phát, kiểm soát chi thanh toán các quy định của pháp luật về công tác thanh toán, cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách cho các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đánh giá tiến độ, khối lượng giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đánh giá công tác tạm ứng số dư tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách cho các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Các chỉ tiêu liên quan đến kết quả giải ngân thanh toán tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN cho các công trình sản xuất nông nghiệp.

Hệ thống các chỉ tiêu quyết toán niên độ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Hệ thống các chỉ tiêu quyết toán dự án hoàn thành: giá trị được quyết toán giá trị giảm trừ quyết toán giá trị hình thành tài sản sau đầu tư.

Chỉ tiêu tiết kiệm trong quyết toán:

TKQT = Giá trị đề nghị quyết toán – Giá trị chấp nhận quyết toán Đánh giá năng lực trình độ của chủ đầu tư của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán trong việc lập và xây dựng kế toán dự án đầu tư. Đánh giá hệ thống Văn bản pháp luật đề kiểm tra, giám sát trong quá trình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, cơ chế chính sách trong đầu tư vốn xây dựng cơ bản cho các công trình phục sản xuất nông nghiệp.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Khả năng về nguồn thu NSNN

Dự toán về chi ngân sách trong ĐTXD công trình phục vụ SXNN được lập luôn luôn dựa và tính toán có khoa học của nguồn thu ngân sách, tức là căn cứ vào thực tiễn thu ngân sách các năm trước và dự báo tăng thu trong năm nay mà đề ra kế hoạch thu ngân sách, vì vậy, chi ngân sách trong ĐTXD công trình phục vụ

SXNN không được vượt quá thu ngân sách dành cho đầu tư, đồng thời cũng căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương để lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho ĐTXD công trình phục vụ SXNN hàng năm Đối với các địa phương có nguồn thu lớn thì không phụ thuộc vào ngân sách cấp trên hỗ trợ thì chủ động hơn trong việc lập dự toán chi ngân sách và quản lý chi ngân sách trong ĐTXD công trình phục vụ SXNN.

Bảng 4.17 Bảng tổng hợp số thu ngân sách nhà nước huyện Thái Thụy giai đoạn 2015-2017

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh BQ

Chi tiêu cả giai đoạn

(tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng)

Thu tiền sử dụng đất Thu từ các sắc thuế khác

Thu trợ cấp từ ngân sách cấp trên

Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên

Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Thái Bình (2018)

Qua bảng số liệu cho thấy số thu ngân sách huyện Thái Thụy giai đoạn 2015-

2017 liên tục tăng lên qua các năm; Tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước huyện Thái

Thụy bình quân là 25,7%/năm; Đáng chú ý là các khoản thu ngân sách được sử dụng

100% để dành cho đầu tư xây dựng nói chung và công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp nói riêng là khoản thu từ tiền sử dụng đất, khoản thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên và một phần khoản thu trợ cấp cân đối ngân sách cấp trên hàng năm cũng được tăng lên; Cụ thể: Thu tiền sử dụng đất tăng bình quân 5,7%/năm; Thu trợ cấp cân đối từ ngân sách cấp trên tăng bình quân 25,1%/năm và khoản thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên tăng tới 57,2%/năm; Tuy nhiên, nguồn thu từ tiền sử dụng đất không mang tính ổn định và chắc chắn sẽ có xu hướng ngày càng giảm dần

77 khoản thu từ sắc thuế khác tăng lên mạnh với tốc độ là 39,7% nhưng đối với địa phương chưa tự cân đối ngân sách để chi như huyện Thái Thụy thì các khoản thuế này không đóng góp cho việc bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản vì các sắc thuế khác tăng thì số bổ sung trợ cấp cân đối ngân sách từ cấp trên lại giảm đi.

Chi đấu tư XDCB Chi ĐTXD công trình phục vụ SXNN Đồ thị 4.3 Chi ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB và chi đầu tư xây dựng công trình phục vụ SXNN giai đoạn 2015-2017

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Thái Thụy (2015-2017)

Giai đoạn 2015-2017, tổng ngân sách nhà nước chi cho đầu tư XDCB tại huyện Thái Thụy là 793,2 tỷ đồng Trong đó chi đầu tư xây dựng công tình phục vụ sản xuất nông nghiệp là 545 tỷ đồng chiếm 68,7% số kinh phí chi cho đầu tư

XDCB Hàng năm do khả năng thu ngân sách của huyện Thái Thụy tăng lên nên số chi cho đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và chi cho công trình phục vụ SXNN cũng tăng lên tương ứng.

Thực tế điều tra (Bảng 4.17) cho thấy khả năng về nguồn thu NSNN cũng ảnh hưởng mạnh tới việc quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình phục vụ SXNN trên địa bàn huyện Thái Thụy với 45 ý kiến chiếm 73,8% số đối tượng điều tra.

Tuy đứng thứ tư về mức độ ảnh hưởng nhưng ta thấy việc thu ngân sách nhà nước của huyện Thái Thụy lớn thì sẽ có nguồn vốn để đầu tư phát triển nói chung và đầu tư công trình phục vụ SXNN nói riêng Các dự án được bố trí kế hoạch vốn đầy đủ sẽ không bị chậm tiến độ dẫn tới đội vốn trong quá trình thi công, các công trình

Năng lực của chủ thể quản lý công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 79 4.3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH 82 4.3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp

từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

Trình độ năng lực, chuyên môn về quản lý đầu tư xây dựng công trình phục vụ SXNN từ NSNN của các chủ đầu tư, Ban QLDA trên địa bàn huyện Thái Thụy năm 2017 được đào tạo từ trình độ trung cấp đến đại học.

Bảng 4.18 Tổng hợp trình độ và chuyên ngành học của cán bộ quản lý dự án ĐTXD công trình phục vụ SXNN trên địa bàn huyện Thái Thụy Đơn vị: Người Trong đó

STT Nội dung Tổng Đại học Đại học Cao Trung số chính tại chức đẳng cấp quy

1 Lãnh đạo Chủ đầu tư, Ban

- Chuyên ngành xây dựng cầu

- Chuyên ngành xây dựng thủy

- Chuyên ngành quản lý kinh tế 1 1

- Chuyên ngành kinh tế nông

- Chuyên ngành kế toán doanh

- Chuyên ngành quản trị kinh

- Chuyên ngành kỹ thuật xây

Bộ máy quản lý dự án đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Thái Thụy gồm Lãnh đạo Chủ đầu tư, Ban QLDA và bộ máy kế toán; trong đó: bao gồm 47 xã trên địa bàn huyện Thái Thụy (không bao gồm thị trấn) và 02 Ban QLDA (ban

QLDA huyện Thái Thụy và ban QLDA kiêm nhiệm) thay mặt Chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý các dự án ĐTXD do UBND huyện quyết định đầu tư Lãnh đạo Ban QLDA ở cấp huyện có trình độ đại học đạt 100% Đối với cấp xã chủ yếu là thực hiện theo hình thức kiêm nhiệm và chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND xã làm Lãnh đạo chủ đầu tư, ban QLDA nên trình độ cao đẳng và trung cấp là 100%.

Chuyên ngành theo học của lãnh đạo chủ đầu tư, ban quản lý dự án rất đa dạng với trình độ rất khác nhau từ trung cấp đến đại học Đối với lãnh đạo, ban quản lý dự án cấp huyện có 8 người nhưng có tới 05 chuyên ngành theo học khác nhau; Các chuyên ngành liên quan đến xây dựng công trình phục vụ SXNN chỉ có

2/5 chuyên ngành (chuyên ngành xây dựng cầu đường, chuyên ngành xây dựng thủy lợi) với 2/8 người tương đương với tỷ lệ 25% Đối với cấp xã có 47 người là lãnh đạo chủ đầu tư, ban quản lý dự án nhưng chỉ tập trung ở 04 chuyên ngành học: 12 người có chuyên ngành kế toán doanh nghiệp, 9 nguời có chuyên ngành quản trị kinh doanh, 12 người có chuyên ngành kỹ thuật xây dựng và 14 người có chuyên ngành luật Nguyên nhân là các lãnh đạo chủ đầu tư, ban quản lý dự án ở cấp xã đều do chủ tịch hoặc phó chủ tịch phụ trách kiêm nhiệm và các đối tượng này chủ yếu theo học tại Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thái Bình và Trường trung cấp xây dựng Thái Bình.

Bảng 4.19 Tổng hợp độ tuổi, số năm kinh nghiệm tham gia quản lý dự án đầu tư XDCT phục vụ SXNN trên địa bàn huyện Thái

Số năm kinh nghiệm Tổng số

Chức danh (người) trở lên năm

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thái Thụy (2018) Đặc thù Lãnh đạo chủ đầu tư, ban quản lý dự án cấp xã là do chủ tịch hoặc

Phó chủ tịch UBND xã kiêm nhiệm Các chức danh này có nhiệm kỳ là 5 năm nên

80 có số năm kinh nghiệm từ 5 năm trở lên là 54,5% Đối với bộ máy kế toán thì tỷ lệ số người có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên chiếm 47,2% Đối với lãnh đạo, kế toán có nhiều kinh nghiệm thì sẽ thực hiện tốt công việc hơn và xử lý tốt những nghiệp vụ và tình huống phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện.

Qua các công tác nghiệm thu, kiểm soát thanh toán và quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, tác giả nhận thấy năng lực của một số CĐT chưa theo kịp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, nhiều phòng, ban quản lý dự án của cấp huyện và cấp xã có trình độ năng lực chuyện môn về quản lý đầu tư XDCB còn yếu; thiếu những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên ngành nên triển khai các thủ tục XDCB còn lúng túng, mất nhiều thời gian trong khâu thủ tục hành chính Một số CĐT thiếu tinh thần trách nhiệm, có hiện tượng giao phó bỏ mặc cho đơn vị tư vấn triển khai chuẩn bị dự án hoặc phân công công việc, giao nhiệm vụ chưa phù hợp với năng lực, trình độ của cán bộ, công chức.

Qua thực tế điều tra (Bảng 4.16) cho thấy có 60 ý kiến (chiếm 98,3% đối tượng điều tra) cho rằng năng lực cán bộ có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến công tác quản lý vốn công trình phục vụ SXNN từ NSNN tại huyện Thái Thụy Năng lực cán bộ quản lý tốt, am hiểu pháp luật về đầu tư xây dựng công trình phục vụ SXNN từ NSNN và có đạo đức sẽ tham mưu cấp có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án một cách nhanh chóng hiệu quả, công khai minh bạch đảm bảo quy định, hạn chế tới mức tối đa tiêu cực trong các khâu quản lý vốn đầu tư.

Mặt khác, khi nói đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN không thể bỏ qua yếu tố trình độ nghiệp vụ chuyên môn trong quản lý đầu tư XDCB Đây là một trong những vấn đề cần quan tâm nhất trong tất cả các khâu thanh, quyết toán dự án hoàn thành Nhìn chung, trình độ và phẩm chất một số cán bộ quản lý trong lĩnh vực đầu tư còn yếu kém, kỷ cương phép nước, công tác kiểm tra, thanh tra còn buông lỏng, nhiều người có trọng trách trong quản lý dự án đầu tư nhưng không có bằng cấp chuyên môn lĩnh vực mình đảm nhận Một số cán bộ quản lý dự án đầu tư bị tác động tiêu cực của thị trường, sút kém phẩm chất Trong điều kiện này,công tác kiểm tra thanh tra chưa được chú trọng, chưa xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm làm thất thoát vốn của Nhà nước dẫn đến buông lỏng kỷ cương phép nước và đó là nguyên nhân làm cho việc sử dụng vốn đầu tư không mang lại hiệu quả mong đợi.

Trong những năm qua đường lối đổi mới của Đảng tiếp tục được thực hiện, theo đó các chính sách mở cửa và cải cách kinh tế được tiến hành có hệ thống rộng rãi và sâu sắc theo lộ trình phù hợp Nhờ vậy đã thu hút được nhiều thành tựu quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình trong thời gian qua, riêng lĩnh vực đầu tư còn bộc lộ nhiều nhược điểm làm giảm sút tốc độ tăng trưởng kinh tế, gây lãng phí thất thoát, làm giảm hiệu quả vốn đầu tư đặc biệt là nguồn vốn từ NSNN.

4.3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH

4.3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp

- Căn cứ vào thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCT phục vụ SXNN từ NSNN tại huyện Thái Thụy (các mặt đã làm được cũng như tồn tại, hạn chế) và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình phục vụ SXNN từ NSNN trên địa bàn huyện.

- Định hướng đầu tư XDCB từ NSNN nói chung và đầu tư XDCT phục vụ SXNN nói riêng trong thời gian tới đã được UBND huyện thể chế bằng các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển bền vững là cơ sở quan trọng các cấp các ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương Theo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành đảng bộ huyện Thái Thụy khóa XIV tại đại hội đại biểu đảng bộ huyện lần thứ XV nhiệm kỳ 2015 –

2020 Cụ thể định hướng phát triển ngành nông nghiêp nêu rõ:

Các giải pháp tăng cường quản lý công vốn đầu tư xây dựng công trình phục vụ SXNN từ NSNN tại huyện Thái Thụy 83 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.3.2.1 Tăng cường quản lý công tác lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng công trình phục vụ SXNN từ NSNN

Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ bản ngày càng hạn hẹp, trong khi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đã được phê duyệt quá nhiều vượt khả năng cân đối vốn, thì công tác lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản nói chung, các dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp nói riêng cần thực hiện một cách công khai minh bạch quyết liệt đồng bộ theo đúng nguyên tắc: (1) Ưu tiên các công trình dự án đã phê duyệt quyết toán; (2) Các công trình dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng;

(3) Các công trình dự án dự kiến hoàn thành trong năm kế hoạch (4); Công trình dự án chuyển tiếp; (5) Các công trình dự án khởi công mới (phải là các công trình dự án thực sự khẩn cấp cấp bách có đủ điều kiện được bố trí vốn kế hoạch). Để công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ SXNN thực sự minh bạch cần có sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng nhân dân huyện sự chỉ đạo sát sao của Ủy ban nhân dân huyện và sự phối hợp với các phòng ban chuyên môn cũng như các chủ đầu tư đặc biệt cần chấm dứt tình trạng “xin-cho”, “lợi ích nhóm” trong công tác phân bổ vốn cho các công trình phục vụ SXNN.

4.3.2.2 Tăng cường quản lý công tác lựa chọn đơn vị thi công xây dựng công trình phục vụ SXNN từ NSNN

Qua kết quả đánh giá, hạn chế công tác lựa chọn nhà thầu trên địa bàn trong thời gian qua còn bộc lộ một số nhược điểm, số gói thầu đấu thầu rộng rãi tỷ lệ thấp; tỷ lệ giảm giá bảo đảm tính cạnh tranh, hiệu quả kinh tế còn thấp, đội ngũ cán bộ tham gia công tác đấu thầu nhiều, nhưng thiếu chuyên nghiệp Để nâng cao công tác quản lý đấu thầu trong thời gian tới trên địa bàn huyện cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, thực hiện nghiêm túc quy trình tổ chức đấu thầu theo Luật Đấu thầu 2013 đối với tất cả các cấp các ngành từ bên mời thầu, CĐT, đơn vị tổ chức thẩm định, phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu, không áp dụng các hình thức chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế, khi không đủ điều kiện theo Luật Đấu thầu và văn bản liên quan đấu thầu, nhằm hạn chế tiêu cực trong tổ chức đấu thầu, cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu và lựa chọn nhà thầu để ký hợp đồng giao thầu xây dựng cho phù hợp với cơ chế thị trường lành mạnh, mục tiêu là tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư xây dựng với hiệu quả kinh tế cao nhất.

Thứ hai, ngoài việc công khai thông tin về đấu thầu trên trang thông tin Báo Đấu thầu toàn quốc, đề nghị UBND tỉnh cần thành lập trang thông tin đấu thầu tại địa phương, yêu cầu các CĐT công bố công khai các nội dung Kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu của các gói thầu trong tỉnh để theo dõi giám sát.

Thứ ba, Ban hành các quy định về chế tài xử lý kỷ luật đối với cán bộ gây khó khăn trong việc nhận hồ sơ mời thầu, không có mặt tại nơi nhận hồ sơ mời thầu.

Thứ tư, Áp dụng hình thức đấu thầu qua mạng theo quy định tại Thông tư

04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đối với những công trình đủ điều kiện để hạn chế thấp nhất việc tiếp xúc giữa nhà thầu tham gia đấu thầu và chủ đầu tư, tránh tình trạng “móc ngoặc” giữa các đơn vị gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

4.3.2.3 Tăng cường quản lý công tác tạm ứng và thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình phục vụ SXNN từ NSNN

Hiện tại, công tác thanh toán kế hoạch vốn hàng năm thường đạt tỷ lệ cao. Tuy nhiên, theo kết quả thực tế điều tra cho thấy việc thanh toán vốn còn chưa kịp thời, chậm và dồn về những tháng cuối năm, thủ tục thanh toán tuy có cải cách nhưng vẫn còn tình trạng gây khó khăn, đi lại nhiều lần, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án Để tăng cường chất lượng kiểm soát thanh toán cần thực hiện các giải pháp sau đây:

Niêm yết công khai quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, thường xuyên cập nhật những văn bản quy trình mới theo quy định của nhà nước.

Căn cứ kế hoạch vốn được cấp có thẩm quyền phân bổ hàng năm, Kho bạc nhà nước huyện Thái Thụy cần hướng dẫn và đôn đốc các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án của huyện và UBND các xã khẩn trương hoàn tất các thủ tục đầu tư, hồ sơ pháp lý để làm cơ sở thanh toán, giải ngân vốn đầu tư đảm bảo đúng chế độ và định mức quy định. Đổi mới cơ chế kiểm soát từ tiền kiểm sang hậu kiểm đảm bảo thuận lợi cho quá trình thanh toán vốn.

Tiếp tục triển khai tốt ứng dụng công nghệ thông tin giữa Phòng Tài chính kế hoạch huyện và Kho bạc nhà nước huyện, đảm bảo việc nhập dự toán đối với kế hoạch vốn được phân bổ của Phòng Tài chính kế hoạch đến việc thanh toán kế hoạch vốn của Kho bạc nhà nước huyện được diễn ra thông suốt.

Hàng quý và cuối năm, nên tiến hành công tác đối chiếu, rà soát tỷ lệ giải ngân, phối hợp với cơ quan tài chính, kế hoạch tham mưu cho UBND huyện thực hiện việc thanh toán hoặc điều chuyển kế hoạch vốn của các dự án không đảm bảo tiến độ giải ngân sang cho các dự án có nhu cầu vốn đầu tư.

Tạo điều kiện thuận lợi cho Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án của huyện và UBND các xã trong việc đối chiếu số liệu thanh, quyết toán và tình hình công nợ của dự án để làm căn cứ để các phòng, ban chức năng của huyện tham mưu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện bố trí kế hoạch vốn cho các dự án.

Về công tác quyết toán đề xuất một số giải pháp sau:

Một là, Ủy ban nhân dân huyện Thái Thụy phải có chế tài xử lý đối với các chủ đầu tư vi phạm thời gian lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành công trình phục vụ SXNN từ NSNN như sau: Đối với chủ đầu tư chậm lập báo cáo quyết toán dưới 24 tháng không được giao làm chủ đầu tư của dự án mới trong 01 năm kể từ khi hoàn thành việc lập báo cáo quyết toán đối với dự án tồn đọng; Đối với chủ đầu tư chậm lập báo cáo quyết toán trên 24 tháng thì thực hiện giáng chức người đứng đầu đồng thời không được giao làm chủ đầu tư của dự án mới trong 01 năm kể từ khi hoàn thành việc lập báo cáo quyết toán đối với dự án tồn đọng.

Hai là, Ủy ban nhân dân huyện ban hành quy định chỉ thực hiện bố trí tối đa 90% giá trị khối lượng hoàn thành của dự án phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn; Căn cứ vào giá trị quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì ưu tiên phân bổ số kinh phí còn thiếu; Đối với giải pháp này, nhà thầu khi chưa lấy đủ kế hoạch vốn so với khối lượng thực hiện sẽ tích cực phối hợp và đôn đốc chủ đầu tư hoàn thiện lập hồ sơ quyết toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, toàn Đảng, toàn dân huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình ra sức chung tay thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, cũng chính vì lẽ đó mà việc đầu tư các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp của huyện có những bước phát triển mạnh Huy động được nhiều nguồn vốn phục vụ cho đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần tạo ra nhiều của cải vật chất, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động của huyện và hứu hẹn sẽ có bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội và hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong thời gian tới.

Nâng cao chất lượng quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình phục vụ SXNN trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình là một việc làm có ý nghĩa lớn về mặt lý luận và thực tiễn đối với một huyện ven biển có nền kinh tế khó khăn, đang tập trung mọi nguồn lực đầu tư nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển bền vững, lâu dài nhằm đáp ứng và hoàn thành các mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV đề ra và là bản lề cho công cuộc xây dựng và phát triển cho những năm tiếp theo Xuất phát từ mục tiêu đó, những nội dung chủ yếu sau đã được tập trung giải quyết trong luận văn:

(1) Nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình phục vụ SXNN từ nguồn vốn NSNN Nội dung và yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình phục vụ SXNN từ nguồn vốn NSNN; Đồng thời qua tìm hiểu kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại một số địa phương trong và ngoài nước, một số bài học kinh nghiệm trong quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình phục vụ SXNN từ nguồn vốn NSNN đã được đúc kết cho huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

(2) Đề tài đã đi sâu phân tích thực trạng tình hình quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình phục vụ SXNN từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Thái Thụy trong giai đoạn vừa qua Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu; đạt được và chưa đạt được Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình phục vụ SXNN tại huyện Thái Thụy thời gian gần đây cho thấy, số lượng dự án đầu tư giảm đi nhưng quy mô các dự án, tổng số vốn đầu tư ngày càng tăng qua các năm Tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước Các dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ SXNN được thực hiện bằng nguồn vốn NSNN tại huyện Thái Thụy trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung và lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nói riêng; nâng cao chất lượng đáng kể đời sống vật chất và tinh thần người dân huyện Thái Thụy theo tiêu chí nông thôn mới Tuy nhiên, cũng giống như nhiều địa phương khác, hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình phục vụ SXNN từ vốn NSNN tại huyện Thái Thụy còn chưa cao, không đáp ứng được so với yêu cầu của xã hội. Nhiều dự án đầu tư chậm tiến độ, không hiệu quả, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội và người dân Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ SXNN hiện nay đang gặp rất nhiều vấn đề ở tất cả các khâu trong quá trình quản lý.

(3) Một số đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý công vốn đầu tư xây dựng công trình phục vụ SXNN từ NSNN tại huyện Thái Thụy trong thời gian tới dựa vào kết quả nghiên cứu bao gồm: Tăng cường quản lý công tác lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng công trình phục vụ SXNN từ NSNN; Tăng cường quản lý công tác lựa chọn đơn vị thi công xây dựng công trình phục vụ SXNN từ NSNN; Tăng cường công tác tạm ứng và thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình phục vụ SXNN từ NSNN; Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát đầu tư xây dựng công trình phục vụ SXNN từ NSNN; Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình phục vụ SXNN từ NSNN;Hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng công trình phục vụ SXNN từNSNN.

KIẾN NGHỊ

Nâng cao chất lượng quản lý đầu tư xây dựng công trình phục vụ SXNN từ NSNN là hoạt động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đến sự phát triển của mỗi địa phương, nó góp phần tạo lập hạ tầng kinh tế - xã hội, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và chuỗi giá trị sản phẩm nôn nghiệp nói riêng, nó đòi hỏi sự tham gia tích cực, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của chủ đầu tư, nhà thầu và sự tham gia của cả cộng đồng dân cư trong tất cả các khâu, các bước của hoạt động đầu tư Để thực hiện tốt việc này, luận văn xin đưa ra các kiến nghị sau:

Một là, đối với Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương:

Hiện nay, một số điều của các Văn bản quy pháp pháp luật về quản lý đầu tư tư xây dựng cơ bản vẫn còn chồng chéo, không thống nhất và không phù hợp với thực tế Các văn bản hướng dẫn quản lý đầu tư XDCB lại ban hành không đồng bộ và thay đổi liên tục rất khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện Để việc thực hiện các biện pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản được thuận lợi, đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành cần nghiên cứu ban hành đầy đủ và đồng bộ hệ thống chính sách chế độ trong quản lý đầu tư XDCB nhằm tăng tính hiệu quả áp dụng, tính khả thi của những quy định pháp luật như trong công tác lựa chọn nhà thầu, công tác quản lý dự án của chủ đầu tư.

Hai là, đối với tỉnh Thái Bình:

Việc quản lý Nhà nước đối với đầu tư công trình phục vụ SXNN từ NSNN phải theo hướng phát hiện những bất cập trong chế độ, chính sách và cơ chế liên quan đến vốn đầu tư XDCB Từ đó sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học - công nghệ và sự biến đổi của cơ chế thị trường, đủ sức làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý của Nhà nước ngày càng có hiệu quả và hiệu lực hơn trong lĩnh vực đầu tư XDCB từ NSNN trong thời gian tới.

Hàng năm cần tổ chức đánh giá những thuận lợi, khó khăn và vướng mắc khi thực hiện các quyết định về phân cấp đầu tư trên địa bàn tỉnh để có những điều chỉnh cho phù hợp.

Giám sát chặt chẽ đối với các nhà thầu các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng Ban hành quy định trách nhiệm và chế tài xử lý vi phạm cụ thể cho các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các nhà thầu về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, dự toán, thiết kế bản vẽ thi công, tổ chức đấu thầu và thi công.

Có tiêu chí và công khai việc phân bổ vốn vốn chương trình mục tiêu, vốn hỗ trợ mục tiêu cho huyện, để UBND huyện chủ động xây dựng kế hoạch vốn đầu tư hàng năm.

Có cơ chế quản lý, tổ chức phù hợp nhằm thu hút nhân lực có trình độ nghiệp vụ chuyên môn giỏi về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản về công tác tại tỉnh nói chung, huyện nói riêng, đặc biệt là cấp xã hiện nay.

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Tổng hợp diện tích đất của huyện Thái Thụy giai đoạn 2015-2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình
Bảng 3.1. Tổng hợp diện tích đất của huyện Thái Thụy giai đoạn 2015-2017 (Trang 49)
Bảng 3.2. Tăng trưởng kinh tế của huyện Thái Thụy giai đoạn 2015-2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình
Bảng 3.2. Tăng trưởng kinh tế của huyện Thái Thụy giai đoạn 2015-2017 (Trang 51)
Đồ thị 3.1. Cơ cấu lao động trên địa bàn huyện Thái Thụy năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình
th ị 3.1. Cơ cấu lao động trên địa bàn huyện Thái Thụy năm 2017 (Trang 52)
Bảng 3.3. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin thứ cấp - (Luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình
Bảng 3.3. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin thứ cấp (Trang 57)
Bảng 4.1. Tổng hợp số lượng dự án, quy mô công trình phục vụ SXNN trên địa bàn huyện Thái Thụy giai đoạn 2015-2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình
Bảng 4.1. Tổng hợp số lượng dự án, quy mô công trình phục vụ SXNN trên địa bàn huyện Thái Thụy giai đoạn 2015-2017 (Trang 61)
Bảng 4.2. Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cấp thiết của việc đầu tư xây  dựng các dự án công trình phục vụ SXNN trên địa bàn huyện Thái Thụy - (Luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình
Bảng 4.2. Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cấp thiết của việc đầu tư xây dựng các dự án công trình phục vụ SXNN trên địa bàn huyện Thái Thụy (Trang 63)
Bảng 4.3. Tổng hợp các DA phục vụ SXNN mới, điều chỉnh 2015-2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình
Bảng 4.3. Tổng hợp các DA phục vụ SXNN mới, điều chỉnh 2015-2017 (Trang 66)
Đồ thị 4.1. Số lượng dự án, tổng mức đầu tư công trình phục vụ SXNN được phê duyệt giai đoạn 2015-2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình
th ị 4.1. Số lượng dự án, tổng mức đầu tư công trình phục vụ SXNN được phê duyệt giai đoạn 2015-2017 (Trang 67)
Bảng 4.4. Bảng tổng hợp phân bổ kế hoạch vốn cho công trình phục vụ SXNN từ nguồn vốn NSNN tại huyện Thái Thụy giai đoạn 2015-2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình
Bảng 4.4. Bảng tổng hợp phân bổ kế hoạch vốn cho công trình phục vụ SXNN từ nguồn vốn NSNN tại huyện Thái Thụy giai đoạn 2015-2017 (Trang 70)
Đồ thị 4.2. Kế hoạch vốn được phân bổ cho các loại công trình phục vụ SXNN huyện Thái Thụy giai đoạn 2015-2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình
th ị 4.2. Kế hoạch vốn được phân bổ cho các loại công trình phục vụ SXNN huyện Thái Thụy giai đoạn 2015-2017 (Trang 72)
Bảng 4.5. Bảng đánh giá về hiệu quả phân bổ vốn đầu tư các công trình  phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện Thái Thụy giai đoạn 2015-2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình
Bảng 4.5. Bảng đánh giá về hiệu quả phân bổ vốn đầu tư các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện Thái Thụy giai đoạn 2015-2017 (Trang 74)
Bảng 4.6. Tổng hợp tình hình lựa chọn nhà thầu 2015-2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình
Bảng 4.6. Tổng hợp tình hình lựa chọn nhà thầu 2015-2017 (Trang 77)
Bảng 4.7. Tổng hợp đánh giá công khai minh bạch về các bước trong công tác lựa chọn nhà thầu đối với dự án ĐTXD các dự án công trình phục vụ SXNN - (Luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình
Bảng 4.7. Tổng hợp đánh giá công khai minh bạch về các bước trong công tác lựa chọn nhà thầu đối với dự án ĐTXD các dự án công trình phục vụ SXNN (Trang 78)
Bảng 4.8. Tình hình thanh toán kế hoạch vốn ĐTXD công trình phục vụ SXNN trên địa bàn huyện Thái Thụy, giai đoạn 2015-2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình
Bảng 4.8. Tình hình thanh toán kế hoạch vốn ĐTXD công trình phục vụ SXNN trên địa bàn huyện Thái Thụy, giai đoạn 2015-2017 (Trang 83)
Bảng 4.9. Tổng hợp ý kiến đánh giá việc tạm ứng, thanh toán KLHT vốn  ĐTXD các dự án công trình phục vụ SXNN trên địa bàn huyện Thái Thụy - (Luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình
Bảng 4.9. Tổng hợp ý kiến đánh giá việc tạm ứng, thanh toán KLHT vốn ĐTXD các dự án công trình phục vụ SXNN trên địa bàn huyện Thái Thụy (Trang 86)
Bảng 4.10. Tổng hợp tình hình QT hoàn thành công trình phục vụ SXNN các năm giai đoạn 2015 - 2017 trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình - (Luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình
Bảng 4.10. Tổng hợp tình hình QT hoàn thành công trình phục vụ SXNN các năm giai đoạn 2015 - 2017 trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 89)
Bảng 4.11. Tổng hợp tình hình chậm quyết toán của công trình phục vụ SXNN giai đoạn 2015-2017 trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình - (Luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình
Bảng 4.11. Tổng hợp tình hình chậm quyết toán của công trình phục vụ SXNN giai đoạn 2015-2017 trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 90)
Bảng 4.12. Tổng hợp các loại công trình chậm lập báo cáo QT giai đoạn 2015-2017 trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình - (Luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình
Bảng 4.12. Tổng hợp các loại công trình chậm lập báo cáo QT giai đoạn 2015-2017 trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 92)
Bảng 4.13. Tổng hợp việc đánh giá về công tác quyết toán đối với dự án ĐTXD công trình phục vụ SXNN trên địa bàn huyện Thái Thụy - (Luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình
Bảng 4.13. Tổng hợp việc đánh giá về công tác quyết toán đối với dự án ĐTXD công trình phục vụ SXNN trên địa bàn huyện Thái Thụy (Trang 95)
Bảng 4.14. Tổng hợp ý kiến đánh giá công tác kiểm tra, giám sát đối với các công trình phục vụ SXNN từ NSNN trên địa bàn huyện Thái Thụy - (Luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình
Bảng 4.14. Tổng hợp ý kiến đánh giá công tác kiểm tra, giám sát đối với các công trình phục vụ SXNN từ NSNN trên địa bàn huyện Thái Thụy (Trang 97)
Bảng 4.18. Tổng hợp trình độ và chuyên ngành học của cán bộ quản lý dự án ĐTXD công trình phục vụ SXNN trên địa bàn huyện Thái Thụy Đơn - (Luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình
Bảng 4.18. Tổng hợp trình độ và chuyên ngành học của cán bộ quản lý dự án ĐTXD công trình phục vụ SXNN trên địa bàn huyện Thái Thụy Đơn (Trang 106)
Bảng 4.19. Tổng hợp độ tuổi, số năm kinh nghiệm tham gia quản lý dự án đầu tư XDCT phục vụ SXNN trên địa bàn huyện Thái - (Luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình
Bảng 4.19. Tổng hợp độ tuổi, số năm kinh nghiệm tham gia quản lý dự án đầu tư XDCT phục vụ SXNN trên địa bàn huyện Thái (Trang 108)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w