1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh dịch tả vịt trên địa bàn huyện thái thụy tỉnh thái bình

66 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 5,78 MB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (15)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (15)
    • 1.2. Mục tiêu của đề tài (15)
  • Phần 2. Tổng quan tài liệu (16)
    • 2.1. Những nghiên cứu về bệnh dịch tả vịt ở trong nước và nước ngoài 2 1. Những nghiên cứu về bệnh Dịch tả vịt ở Việt Nam (16)
      • 2.1.2. Những nghiên cứu về bệnh Dịch tả vịt ở nước ngoài (17)
    • 2.2. Bệnh dịch tả vịt (19)
      • 2.2.1. Lịch sử và phân bố bệnh (19)
      • 2.2.2. Truyền nhiễm học (22)
      • 2.2.3. Triệu chứng và bệnh tích (23)
      • 2.2.4. Chẩn đoán (23)
      • 2.2.5. Biện pháp can thiệp và phòng bệnh Dịch tả vịt (29)
    • 2.3. Virus gây bệnh dịch tả vịt (31)
      • 2.3.1. Hình thái và kích thước (31)
      • 2.3.2. Sức đề kháng (31)
      • 2.3.3. Độc lực (32)
      • 2.3.4. Đặc tính nuôi cấy (32)
    • 2.4. Miễn dịch chống virus dịch tả vịt (33)
      • 2.4.1. Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu (33)
      • 2.4.2. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu (34)
  • Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu (37)
    • 3.1. Địa điểm nghiên cứu (37)
    • 3.2. Thời gian nghiên cứu (37)
    • 3.3. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu (37)
    • 3.4. Nội dung nghiên cứu (37)
    • 3.5. Phương pháp nghiên cứu (38)
      • 3.5.1. Phương pháp điều tra và xác định bệnh (38)
      • 3.5.2. Nghiên cứu các chỉ tiêu huyết học (38)
      • 3.5.3. Phương pháp mổ khám (38)
      • 3.5.4. Phương pháp làm tiêu bản vi thể (38)
      • 3.5.5. Phương pháp xử lý số liệu (41)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu, thảo luận (43)
    • 4.1. Kết quả khảo sát tình hình chăn nuôi, tình hình dịch bệnh dịch tả vịt trên đàn vịt nuôi tại huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình (43)
      • 4.1.1. Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi vịt tại huyện Thái Thụy năm 2016 - (43)
      • 4.1.2. Kết quả điều tra sử dụng vắc xin Dịch tả vịt trên địa bàn huyện Thái Thụy (46)
      • 4.1.3. Kết quả điều tra tỷ lệ vịt chết do bệnh Dịch tả vịt tại huyện Thái Thụy (49)
    • 4.2. Kết quả xác định triệu chứng lâm sàng chủ yếu của vịt mắc dịch tả (50)
    • 4.3. Kết quả xác định bệnh tích đại thể của vịt mắc dịch tả (51)
    • 4.4. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể một số cơ quan của vịt mắc dịch tả (53)
    • 4.5. Kết quả xác định một số chỉ tiêu huyết học của vịt mắc dịch tả (56)
      • 4.5.1. Kết quả xác định một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của vịt bệnh (57)
      • 4.5.2. Kết quả xác định một số chỉ tiêu bạch cầu ở vịt bệnh (58)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (62)
    • 5.1. Kết luận (62)
    • 5.2. Kiến nghị (62)
  • Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 46 (63)

Nội dung

Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu

+ Đàn vịt nuôi mắc bệnh Dịch tả trên địa bàn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình với số hộ điều tra đại diện là 250 hộ.

+ Địa điểm nghiên cứu các bệnh tích vi thể và chỉ tiêu huyết học: phòng thí nghiệm Bộ môn Bệnh lý – Khoa Thú Y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam

+ Địa điểm lấy mẫu: một số hộ gia đình chăn nuôi có vịt mắc bệnh Dịch tả.

Thời gian nghiên cứu

Thời gian: từ tháng 9/2016 đến tháng 7/2017.

Đối tượng, vật liệu nghiên cứu

- Vịt mắc bệnh dịch tả (được chẩn đoán nhanh bằng phương phápPCR (Polymerase Chain Reactio.

- Máu của vịt mắc bệnh Dịch tả và vịt khỏe.

- Mẫu bệnh phẩm: Gồm các loại mẫu lấy từ cơ thể vịt mắc Dịch tả vịt bao gồm: gan, thận, lách, ruột…

+ Dụng cụ: Tủ lạnh, tủ sấy, tủ ấm 37 0 C, tủ ấm 56 0 C, máy đúc Block, khuôn đúc, máy cắt mảnh Microtom, kính hiển vi quang học, đũa thủy tinh, ống nghiệm, máy li tâm, vòng vớt, lam kính, la men, dao, pank, kẹp, cốc đựng hóa chất, đèn cồn, xylanh, kim lấy máu, buồng đếm Mc.Master.

+ Hóa chất: Nước cất, Formol 10%, thuốc nhuộm Hematoxylin – Eosin (HE), cồn, xylen, paraffil đã nấu với sáp ong…

Nội dung nghiên cứu

- Khảo sát tình hình chăn nuôi, tình hình dịch bệnh Dịch tả vịt trên đàn vịt nuôi tại huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình.

- Nghiên cứu một số triệu chứng lâm sàng chủ yếu của vịt mắc bệnh Dịch tả.

- Nghiên cứu một số bệnh tích đại thể của vịt mắc bệnh Dịch tả.

- Nghiên cứu bệnh tích vi thể của một số cơ quan của vịt mắc bệnh Dịch tả.

Phương pháp nghiên cứu

3.5.1 Phương pháp điều tra và xác định bệnh Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng tình hình bệnh Dịch tả vịt trên địa bàn nghiên cứu theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi vịt, cán bộ thú y cơ sở thông qua phiếu điều tra, tổng hợp số liệu dịch bệnh được lưu trữ tại Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trạm Chăn nuôi và thú y huyện Thái Thụy

3.5.2 Nghiên cứu các chỉ tiêu huyết học

Chúng tôi tiến hành lấy máu ở tim của vịt mắc Dịch tả vịt vào lúc sáng sớm, trước khi cho vịt ăn.

Máu lấy xong đưa nhanh vào ống EDTA, lắc nhẹ, bảo quản trong bình lạnh từ 2 - 8 0 C.

Các chỉ tiêu huyết học được đo trong vòng 24 giờ sau khi lấy mẫu.

- Chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học như sau: + Số lượng hồng cầu (RBC, triệu/àl), (1mm 3 = 1àl)

+ Hàm lượng huyết sắc tố (HGB, g/l) + Tỷ khối huyết cầu (HCT, %)

+ Thể tích trung bình hồng cầu (MCV, fl)

+ Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH, pg)

+ Số lượng bạch cầu (WBC, nghỡn/àl) và cụng thức bạch cầu (%). 3.5.3 Phương pháp mổ khám

Vịt mắc bệnh được cố định trên bàn mổ hoặc khay mổ, mổ khám theo trình tự từ trên xuống dưới, bộc lộ tất cả các khí quan để quan sát, tìm ra những biến đổi bệnh tích đại thể và lấy mẫu: Gan, lách, thận,… sau đó tiến hành ngâm bảo quản ở formol 10% để làm tiêu bản vi thể.

3.5.4 Phương pháp làm tiêu bản vi thể

Chúng tôi sử dụng phương pháp làm tiêu bản tẩm đúc parafin theo Robert (1969), Burn (1974), cắt dán mảnh bằng máy cắt chuyên dụng, nhuộm Hematoxylin – Eosin (HE).

Mỗi vịt bệnh được tiến hành lấy mẫu ở mỗi cơ quan hai miếng bệnh phẩm rồi đúc thành hai block Mỗi block được cắt, nhuộm tiêu bản, sau đó tiến hành soi dưới kính hiển vi để đọc kết quả bệnh tích vi thể Nếu block nào có 2 tiêu bản có bệnh tích trở lên được coi là dương tính.

Quy trình làm tiêu bản: Các bước tiến hành

Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất: Lọ chứa formol 10%, dao, kéo, pank kẹp, cốc đựng hóa chất, phiến kính, máy đúc block, khuôn đúc, tủ ấm 37ºC, máy cắt mảnh microtom, nước ấm 48 – 52ºC, xylen, paraffin, thuốc nhuộm Hematoxylin – Eosin,…

- Lấy bệnh phẩm: Bệnh phẩm là gan, thận, lách,…

- Cố định bệnh phẩm (mục đích để giết chết tổ chức).

Ngâm miếng tổ chức vào dung dịch formol 10% (chú ý thể tích formol phải gấp 10 lần bệnh phẩm và bệnh phẩm phải ngập trong formol).

- Vùi bệnh phẩm: Mục đích tạo ra các chất nền cho tổ chức dễ cắt.

+ Rửa formol: Lấy tổ chức ra khỏi bình formol 10%, cắt thành các miếng có chiều dài, rộng khoảng 4 – 5mm Đem rửa dưới vòi nước chảy nhẹ từ 12 – 24 giờ để rửa sạch formol.

+ Khử nước: Cho qua hệ thống gồm 4 lọ cồn

Cồn I: 3 giờ Cồn II: 3 giờ

Mục đích để khử nước ra khỏi tổ chức.

+ Khử cồn: Cho qua hệ thống gồm 3 lọ xylen Xylen I: 4 giờ

Mục đích để khử hết cồn ra khỏi tổ chức.

Yêu cầu: Khi nào miếng tổ chức trong như cục thạch là được Nếu để quá lâu tổ chức sẽ giòn, dễ vỡ và khó cắt.

+ Khử xylen: Cho qua hệ thống paraffin đã ổn định (paraffin có từ 3 – 5% sáp ong đã nấu, đảo nhiều lần thành môi trường đồng nhất ổn định, đặc chắc, không lẫn tạp chất, không bọt), gồm 3 lọ.

Parafin I: 6 giờ trong tủ ấm 56ºC

Parafin II: 6 giờ trong tủ ấm 56ºC

Parafin III: 12 giờ trong tủ ấm 56ºC

Mục đích để khử hết xylen trong tổ chức Trong tổ chức chỉ còn paraffin thấm đều trong các kẽ mô bào.

Nếu nhiệt độ trên 56ºC thì miếng tổ chức sẽ giòn và dễ vỡ, khó cắt.

+ Mục đích: Đưa bệnh phẩm vào trong khối paraffin tạo thành một thể thống nhất.

+ Chuẩn bị: Máy đúc block, paraffin.

+ Phương pháp tiến hành: Đặt miếng bệnh phẩm nằm vào chính giữa khuôn block, đổ nhanh paraffin lỏng vào khuôn block Sau đó, đặt khuôn đã đúc sang bàn lạnh của máy làm nguội block Để nguội đến khi block đông cứng, đặc chắc là được.

+ Chuẩn bị: Máy cắt, dao cắt, nước ấm 48 - 52ºC, phiến kính, pank kẹp…

+ Cắt mảnh: Cắt bằng máy microtom với độ dày khoảng 2 - 5àm, sao cho mảnh cắt khụng rỏch, nỏt phần tổ chức.

+ Tãi mảnh: Dùng pank kẹp mảnh cắt đặt vào nước lạnh, dàn nhẹ sao cho mặt dưới của mảnh cắt ướt đều, lấy phiến kính hớt mảnh cắt cho sang nước ấm 48 - 52ºC rồi vớt mảnh cắt sao cho vị trí mảnh cắt ở 1/3 phiến kính Sau đó để ở tủ ấm 37ºC đến khi bệnh phẩm khô, nhuộm tiêu bản bằng phương pháp nhuộm HE.

- Nhuộm tiêu bản: Bao gồm các bước sau:

+ Khử parafin: Cho tiêu bản qua hệ thống xylen gồm 3 cốc

+ Khử xylen: Cho tiêu bản qua hệ thống cồn gồm 4 cốc Cồn 100ºC: 5- 10 phút

+ Khử cồn: Cho dưới vòi nước chảy 5 - 10 phút

+ Nhuộm Hematoxylin (nhuộm nhân): Lau khô nước ở tiêu bản, nhỏ Hematoxylin ngập tiêu bản Để trong khoảng 5 - 10 phút sau đó đổ thuốc nhuộm đi, rửa sạch qua nước Lau sạch nước quanh tiêu bản Kiểm tra màu sắc, nếu thấy tiêu bản xanh tím là được.

Nếu nhạt màu nhúng tiêu bản qua NaHCO 3 1% (30 giây).

Nếu đậm nhúng qua lọ cồn axit (cồn 96º + HCl 1%) trong 30 giây. + Rửa sạch tiêu bản bằng nước cất.

+ Nhuộm Eosin (nhuộm bào tương)

Nhỏ Eosin ngập tiêu bản khoảng 5 - 10 phút, tùy theo thực tế màu Eosin

Sau đó rửa nước chảy 5 - 10 phút cho hết Eosin thừa.

+Tẩy nước: Cho tiêu bản hai lọ cồn tuyệt đối, mỗi lọ 1 phút.

+ Tẩy cồn, làm trong tiêu bản: Cho tiêu bản đi qua hệ thống xylen I, xylen

II sau đó cho vào xylen đã làm nóng trong tủ ấm 37ºC trong vòng 2 phút

Nhỏ một giọt Baume canada lên lamen rồi gắn nhanh lên tiêu bản khi vẫn còn xylen trên tiêu bản Ấn nhẹ để dồn hết bọt khí ra ngoài.

+ Đánh giá kết quả: Đem soi lên kính hiển vi quang học vật kính 10 Nếu thấy màu xanh tím, bào tương bắt màu đỏ tươi, tiêu bản trong sáng, không có nước, không có bọt khí là được.

3.5.5 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra, thí nghiệm được xử lí bằng phương pháp thống kê sinh học, các phần mềm Excel, Minitab.

Sử dụng phần mềm phân tích dịch tễ học WinEpiscope và chương trình

MS Excel để tổng hợp, phân tích và so sánh các tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết với độ tin cậy 95%.

Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích dịch tễ học (phương pháp nghiên cứu bệnh chứng, nghiên cứu thuần tập hồi cứu) của tác giả Nguyễn Như Thanh và cs., 2001. Ước đoán khoảng giao động của tỷ lệ lưu hành thực được tình theo công thức của Cameron, 1999.

+ LCL (Lower Confidence level) cận dưới của độ tin cậy + HCL (High Confidence level) cận trên của độ tin cậy.

Kết quả nghiên cứu, thảo luận

Kết quả khảo sát tình hình chăn nuôi, tình hình dịch bệnh dịch tả vịt trên đàn vịt nuôi tại huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình

BỆNH DỊCH TẢ VỊT TRÊN ĐÀN VỊT NUÔI TẠI HUYỆN THÁI THỤY

4.1.1 Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi vịt tại huyện Thái Thụy năm

Huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình là một huyện có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi nhất là chăn nuôi vịt Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gia cầm trong đó có thịt và trứng là điều kiện thiết yếu với người dân trrong huyện cũng như các vùng xung quanh Vịt được nuôi theo hình thức chăn thả tự do trên cánh đồng, kênh mương chung của địa phương; tận dụng thức ăn thừa, phụ phẩm trong nông nghiệp làm nguồn thức ăn kết hợp với việc bổ sung thức ăn công nghiệp Con giống chủ yếu là vịt cỏ, vịt bầu, vịt lai ngan nhập từ các địa phương khác

Bảng 4.1 Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi vịt tại huyện Thái

Số Quy mô chăn nuôi Số Số

< 200 200 - 500 500 lượng lượng Tổng hộ số

TT Tên xã vịt vịt chăn Số tỷ Số tỷ Số tỷ vịt thịt đẻ nuôi hộ lệ hộ lệ hộ lệ (con)

Quy mô đàn vịt tăng mạnh trong thời gian gần đây; tuy nhiên việc chăn

29 chắn, không rõ nguồn gốc, việc chăn thả không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y; không thực hiện các quy trình phòng chống dịch bệnh theo quy định.

Thụy Thụy Thụy Thụy Thụy Thái Thái Thái

Ninh Chính Phong Hưng Sơn Hồng Thành Thủy

Biểu đồ 4.1 Số hộ chăn nuôi vịt tại các xã Để nắm được tình hình chăn nuôi vịt trên địa bàn huyện Thái

Thụy, chúng tôi đã tiến hành điều tra tại các xã trong huyện Kết quả điều tra được tổng hợp ở bảng 4.1.

- Tại xã Thụy Ninh có điều kiện tự nhiên với nhiều ao hồ, sông, vùng quy hoạch chăn nuôi, người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, số lượng hộ chăn nuôi vịt nhất là vịt đẻ cao nhất huyện Tổng số hộ chăn nuôi vịt của xã là

50 hộ, số hộ chăn nuôi với quy mô từ 200 đến 500 con chiếm tỷ lệ cao nhất 50 %, số hộ chăn nuôi có đàn vịt trên 500 con là 15 hộ chiếm tỷ lệ 30 %, số hộ chăn nuôi vịt có tổng đàn dưới 200 con là 10 hộ chiếm tỷ lệ 20 %

- Tại xã Thụy Chính có 25 hộ chăn nuôi trong đó: số hộ chăn nuôi có tổng đàn dưới 200 con chiếm đa số với 20 hộ chiếm tỷ lệ 80 %.

Số hộ nuôi vịt có tổng đàn từ 200 – 500 con chiếm 12 %, hộ chăn nuôi trên 500 con vịt có 02 hộ chiếm tỷ lệ 8 %.

- Tại xã Thụy Phong, xã có số hộ chăn nuôi vịt tập trung chủ yếu quy mô 200 đến 500 con là 10 hộ chiếm tỷ lệ 55,6 %, hộ chăn nuôi dưới 200 chỉ có 03 hộ chiếm tỷ lệ 16,7 % Quy mô trên 500 con có 05 hộ chiếm 27,8 %.

- Xã Thụy Hưng là xã tiếp giáp với Hải Phòng có con sông Hóa chảy qua nên người dân phát triển làm trang trại nhiều Có 18 hộ chăn nuôi vịt, hộ chăn nuôi dưới 200 con là 06 hộ chiếm tỷ lệ 33,3 % Hộ nuôi từ 200 đến 500 con chiếm tỷ lệ cao 50 % với 09 hộ Có 03 hộ chăn nuôi quy mô trên 500 con chiếm tỷ lệ 16,7 %.

- Tại xã Thụy Sơn người dân chủ yếu chăn vịt ở quy mô đàn từ 200 đến 500 con với 15 hộ chiếm tỷ lệ 75 % Có 05 hộ chăn nuôi vịt có tổng đàn dưới 200 con chiếm tỷ lệ 25 %.

- Tại xã Thái Hồng là xã vùng trũng của huyện, có nhiều ao hồ, sông cũng là vùng quy hoạch phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của huyện. Người dân chủ yếu làm kinh tế từ VAC Xã Thái Hồng có số hộ chăn nuôi vịt lớn nhất huyện (75 hộ) Tập trung ở quy mô đàn từ 200 đến 500 con với 45 hộ chiếm tỷ lệ 49,2 %, quy mô đàn dưới 200 con là 15 hộ chiếm tỷ lệ 19,7 %, có 10 hộ chăn nuôi quy mô đàn trên 500 con chiếm tỷ lệ 13,2 %.

- Tại xã Thái Thành có 16 hộ chăn nuôi vịt, với 02 hộ chăn nuôi quy mô dưới

200 con chiếm tỷ lệ 12,5 %, hộ chăn nuôi từ 200 đến 500 con có 11 hộ chiếm tỷ lệ 68,8 %, có 03 hộ chăn nuôi với quy mô trên 500 con chiếm tỷ lệ 18,8 %

- Tại xã Thái Thủy là một xã nội đồng, người dân chủ yếu thu nhập từ sản xuất nông nghiệp Trên địa bàn xã có 17 hộ chăn nuôi vịt, có 07 hộ nuôi với quy mô dưới 200 con chiếm tỷ lệ 41,2 %, có 08 hộ chăn nuôi từ 200 đến 500 con chiếm tỷ lệ 47,1 %, quy mô trên 500 con chỉ có 02 hộ chiếm tỷ lệ 11,8 %

Như vậy, số vịt được nuôi tại các xã trong huyện Thái Thụy trên

08 xã với tổng số vịt là 81.600 con, trong đó có 36.500 con vịt thịt và 45.100 con vịt đẻ Số hộ chăn nuôi dưới 200 con là 68 hộ chiếm tỷ lệ 28,3 %, số hộ nuôi quy mô từ 200 đến 500 con là 126 hộ chiếm tỷ lệ 52,5 % và hộ nuôi trên 500 con là 40 hộ chiếm tỷ lệ 16,7 %.

4.1.2 Kết quả điều tra sử dụng vắc xin Dịch tả vịt trên địa bàn huyện Thái Thụy

Trong quá trình điều tra, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng vắc xin phòng bệnh Dịch tả vịt không được coi trọng Người chăn nuôi nhất là người chăn nuôi vịt thịt thường thờ ơ và bỏ qua việc sử dụng vắc xin phòng bệnh Trong khi đó, đàn vịt đẻ được người chăn nuôi tuân thủ quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Kết quả điều tra được tổng hợp ở bảng 4.2.

Bảng 4.2 Bảng điều tra sử dụng vắc xin dịch tả vịt trên địa bàn huyện Thái Thụy năm 2016 - 2017

Tổng Kết quả điều tra số Vịt thịt vịt đẻ

TT Tên xã đàn Tổng Số đàn Tổng Số đàn điều số tiêm Tỷ lệ số tiêm Tỷ tra đàn phòng đàn phòng lệ

Tổng kết lại, trong tổng số 194 đàn vịt được điều tra về việc sử dụng vắc xin phòng bệnh Dịch tả vịt đối với vịt thịt là 132 đàn chỉ có 27 đàn được người chăn nuôi tiêm phòng đạt tỷ lệ 20,5 % Trong khi đó tỷ lệ tiêm phòng ở vịt đẻ là 98,4 %, có 61 đàn được tiêm phòng trên 62 đàn được điều tra.

4.1.3 Kết quả điều tra tỷ lệ vịt chết do bệnh Dịch tả vịt tại huyện Thái Thụy

Kết quả điều tra 194 đàn vịt thịt và đàn vịt đẻ trên địa bàn 08 xã của huyện Thái Thụy được tổng hợp trong bảng 4.3.

Bảng 4.3 Kết quả điều tra tỷ lệ vịt chết do bệnh Dịch tả vịt tại huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình

Tổng Kết quả điều tra số Vịt thịt Vịt đẻ Địa điểm đàn Số Tổng Số vịt Tỷ lệ Số Tổng Số vịt Tỷ lệ điều đàn số vịt chết chết đàn số vịt chết chết tra mắc (con) (con) (%) mắc (con) (con) (%)

Qua bảng 4.3: đàn vịt thịt có 23 đàn mắc bệnh dịch tả vịt với tổng số con chết là 1.739/tổng đàn 6.205 con, kết quả tỷ lệ vịt chết vì mắc bệnh Dịch tả vịt bình quân 28,03%; Trên đàn vịt đẻ chỉ có 10 đàn mắc bệnh dịch tả vịt với tổng số con chết 602 con/tổng đàn 3.369, kết quả tỷ lệ vịt chết do bệnh Dịch tả vịt bình quân 17.87 %.

Giữa các địa phương tỷ lệ vịt chết do bệnh Dịch tả vịt có sự sai khác nhau, xã Thụy Sơn có tỷ lệ vịt thịt chết vì bệnh Dịch tả vịt cao nhất là 34,94 %; xã Thái Thủy có tỷ lệ vịt thịt chết vì bệnh Dịch tả vịt thấp nhất là 20,24 %; Trên đàn vịt đẻ, xã Thụy phong và xã Thái Thủy không có vịt đẻ chết do bị bệnh Dịch tả vịt Xã Thụy Hưng có tỷ lệ vịt chế do bệnh Dịch tả vịt cao nhất là 23,24 %.

Tỷ lệ mắc bệnh Dịch tả vịt trên đàn vịt thịt và vịt đẻ có sự khác nhau, phụ thuộc vào lượng vịt thịt được nhập nuôi mới và điều kiện chăn nuôi của từng địa phương; tập quán chăn nuôi của người dân họ đã chủ động áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học nhất là an toàn dịch bệnh hay không, trong đó công tác phòng bệnh chủ động bằng vắc xin có đúng quy trình không thì tỷ lệ mắc bệnh Dịch tả vịt thấp và ngược lại.

Kết quả xác định triệu chứng lâm sàng chủ yếu của vịt mắc dịch tả

Khi phát hiện tại đàn có con mắc bệnh Dịch tả vịt chúng tôi tiến hành theo dõi, quan sát cho đến khi đàn hết dịch ổn định trở lại, những triệu chứng lâm sàng điển hình trên vịt được chúng tôi tổng hợp ở bảng 4.3.

Bảng 4.4 Triệu chứng lâm sàng của vịt mắc Dịch tả vịt

Stt Chỉ tiêu nghiên cứu Số quan Số có biểu hiện Tỷ lệ sát (con) (con) (%)

5 Ỉa chảy, phân xanh, khắm 60 54 90,0

8 Mắt sưng, chảy nước mắt 60 35 58,3

Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy 100% vịt ốm có biểu hiện ủ rũ, mệt mỏi, sốt cao 43,5 – 44 0 C, chậm chạp, rớt đàn, giảm đẻ; ỉa chảy phân xanh khắm chiếm 90% Vịt bỏ ăn chiếm 78,3 %, khó thở và mắt sưng, chảy nước mắt, vịt bị viêm kết mạc, kết mạc mắt đỏ, xuất huyết, có con vịt hai mí mắt còn dính vào nhau chiếm 63,3 % và 58,3 %.

Triệu chứng liệt chân xuất hiện ở 50% vịt ốm vì vậy vịt đi lại khó khăn hoặc không đi lại được, tiếng kêu khản đặc thấy ở 41,7 % vịt ốm.

Triệu chứng co giật cũng xuất hiện với tỷ lệ 30% số vịt quan sát.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

CỦA VỊT MẮC BỆNH DỊCH TẢ VỊT

Hình 4.1 Đàn vịt đẻ chăn thả tự nhiên Hình 4.2 Mổ khám vịt chết

Hình 4.3 Vịt đẻ trứng non Hình 4.4 Vịt liệt trước khi chết

Kết quả xác định bệnh tích đại thể của vịt mắc dịch tả

Bảng 4.5 Bệnh tích đại thể của vịt mắc Dịch tả

STT Bệnh tích Số quan Số có bệnh Tỷ lệ sát (con) tích (con) (%)

2 Tích nước xoang bao tim 30 30 100

8 Xuất huyết mỡ vành tim 30 22 73,3

9 Xuất huyết cơ ngực, cơ đùi 30 21 70,0

14 Xuất huyết dạ dày tuyến 30 12 40,0

15 Phù keo nhầy dưới da đầu 30 10 33,3

Bệnh tích chiếm tỷ lệ 100 % được ghi nhận là xác gầy, lông sù, tích nước xoang bao tim, vỡ trứng non ở vịt đẻ mắc bệnh Bệnh tích điển hình đáng chú ý là ruột xuất huyết thành hình vòng nhẫn khi nhìn từ ngoài vào chiếm tỷ lệ 86,7

% Có đến 73,3 % số vịt được mổ khám có hiện tượng xuất huyết lỗ huyệt, xuất huyết mỡ vành tim Xuất huyết cơ ngực, cơ đùi, xuất huyết buồng trứng ở vịt đẻ chiếm tỷ lệ tương đối cao 70 %.

Qua mổ khám bệnh tích xuất huyết thực quản, gan sưng, tụ máu chiếm tỷ lệ 66,7 % Dạ dày tuyến xuất huyết cũng là một bệnh tích tương đối đặc trưng của bệnh nhưng kết quả được tổng hợp chỉ là 40 %. Ở vùng đầu cổ bị thùy thũng keo nhày màu hơi vàng hoặc hơi hồng, tuy nhiên tỷ lệ này chiếm 33,3 % trong tổng số vịt mổ khám Ngoài bệnh tích điển hình chiếm tỷ lệ cao, chúng tôi còn thấy bệnh tích có nốt loét ruột và loét dạ dày cơ chiếm tỷ lệ không cao lần lượt là 26,7 % và 20 %.

Như vậy, khi vịt bị bệnh dịch tả vịt tỷ lệ vịt chết cao với triệu chứng và bệnh tích rất điển hình.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG ĐẠI THỂ CỦA

VỊT MẮC BỆNH TẢ VỊT

Hình 4.5 Xuất huyết mỡ vành tim Hình 4.6 Xuất huyết và loét ruột

Hình 4.7 Xuất huyết vùng hầu họng

Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể một số cơ quan của vịt mắc dịch tả

Nghiên cứu các đặc điểm bệnh lý vi thể góp một phần quan trọng trong nghiên cứu bệnh lý học vi thể của bệnh Dịch tả vịt, từ đó hiểu rõ thêm về cơ chế tác động, đích tác động và những ảnh hưởng ở mức độ tế bào do các tác nhân gây bệnh gây ra Từ những cơ quan có bệnh tích ở trên chúng tôi tiến hành làm tiêu bản vi thể Mỗi mẫu chúng tôi lựa chọn 3 tiêu bản đẹp nhất để quan sát

Chúng tôi tiến hành mổ khám 10 con vịt mắc bệnh Dịch tả điển hình Ở mỗi mẫu nguyên con, tiến hành lấy các cơ quan: Gan, thận, lách để nghiên cứu Từ các mẫu bệnh phẩm thu được chúng tôi tiến hành xác định vịt mắc bệnh bằng phương pháp PCR và tiến hành làm tiêu bản vi thể với những con vịt đã được xét nghiệm dương tính.

Từ những mẫu bệnh phẩm thu được, tiến hành đúc block, mỗi block được cắt, nhuộm tiêu bản rồi chọn ra 5 tiêu bản đẹp nhất sau đó tiến hành soi kính hiển vi để đọc kết quả bệnh tích vi thể Đánh giá bệnh tích vi thể: Nếu block nào có 2 tiêu bản có bệnh tích trở lên thì được coi là dương tính.

Kết quả nghiên cứu dựa trên những tiêu bản dương tính điển hình được tổng hợp ở bảng 4.6.

Bảng 4.6 Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể một số cơ quan của vịt mắc bệnh Dịch tả

Ruột non Ruột già Lách tuyến n (+) % n (+) % n (+) % n (+) %

Như vậy, qua bảng 4.6 cho thấy khi vịt bị mắc bệnh dịch tả vịt thì toàn bộ hệ thống tiêu hóa như: dạ dày tuyến, ruột non, ruột già, lách đều bị sung huyết tỷ lệ quan sát được 100% Ở ruột non và ruột già xuất huyết chiếm tỷ lệ 100 %, dạy dày tuyến xuất huyết chiếm 60 %.

Bên cạnh đó, tế bào ở dạ dày tuyến, ruột non, ruột già, lách đều bị hoại tử, tỷ lệ tế bào hoại tử cao nhất quan sát ở ruột non và ruột già chiếm tỷ lệ 100 %, ở dạ dày tuyến tế bào bị hoại tử được quan sát thấy chiếm 80 % số tiêu bản quan sát.

Ngoài ra, khi quan sát tiêu bản, tổn thương chủ yếu là hiện tượng thoái hóa tế bào đều xuất hiện ở mẫu ruột non, ruột già, dạ dày tuyến, lách, chiếm tỷ lệ

100 % ở mẫu dạ dày tuyến, ruột non, ruột già, lách Ở lách, tế bào bị thoái hóa chiếm tỷ lệ 70 % các mẫu quan sát.

Hiện tượng thâm nhiễm tế bào viêm còn xuất hiện ở các mẫu như ruột non, ruột già, lách và chiếm tỷ lệ cao 100 %.

Chúng tôi cũng đã tiến hành làm tiêu bản vi thể từ cơ quan gan, thận, phổi, tim của vịt bị mắc bệnh Dịch tả vịt, đúc block, mỗi block được cắt, nhuộm tiêu bản và chọn ra 5 tiêu bản đẹp nhất để kiểm tra bệnh tích bệnh tích vi thể Kết quả nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 4.7.

Bảng 4.7 Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể một số cơ quan của vịt mắc bệnh Dịch tả

Khi quan sát các tiêu bản vi thể ở gan, thận, phổi, tim cho thấy các bệnh tích chủ yếu là sung huyết, hoại tử tế bào, thoái hóa tế bào và hiện tượng thâm nhiễm tế bào viêm, tăng sinh ống mật.

Kết quả bảng 4.7 cho thấy, hiện tượng xuất huyết ở phổi chiếm tỷ lệ cao nhất 80 % còn ở thận và tim là 70 % ở các tiêu bản quan sát Gan, thận, phổi của vịt bị bệnh có tỷ lệ sung huyết rất cao 100% Thoái hóa tế bào và thâm nhiễm tế bào viêm ở gan và phổi chiếm tỷ lệ 100%, ở thận là

80 % Tổn thương hoại tử tế bào gan chiếm tỷ lệ 60 % Hiện tượng tăng sinh ống mật được phát hiện ở gan chiếm tỷ lệ 80 % số tiêu bản quan sát.

Như vậy, Kết quả bảng 4.6 và bảng 4.7 cho thấy những bệnh tích vi thể của bệnh Dịch tả vịt chủ yếu tập trung ở hệ tiêu hóa như dạ dày tuyến, ruột non, ruột già, gan và phổi còn tại thận và lách tuy có biến đổi nhưng không mang tính đặc trưng cho bệnh.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG VI THỂ CỦA

VỊT MẮC BỆNH DỊCH TẢ VỊT

Hình 4.8 Tế bào gan bị thóa hóa vàHình 4.9 Gan tụ máu và thóa hóa thâm nhiễm tế bào viêm xung quanh mỡ tế bào gan các mạch quản

Hình 4.10 Gan tụ máu – hồng cấu Hình 4.11 Phổi xuất huyết – hồng tràn ngập trong tĩnh mạch cầu tràn ngập trong các phế nang

Kết quả xác định một số chỉ tiêu huyết học của vịt mắc dịch tả

Trong cơ thể, máu cung cấp chất dinh dưỡng, dưỡng khí cho các tổ chức và tế bào, đưa các chất thải đến các khí quan bài tiết, nó là mối liên hệ bên trong giữa các tổ chức và khí quan Máu còn có chức năng bảo vệ cơ thể như: Thực bào, hình thành kháng thể, điều tiết nước, giữ áp lực thể keo…

Như vậy, máu là một dung môi sống của các tổ chức và các tế bào trong cơ thể, tạo hoàn cảnh ổn định cho tế bào hoạt động Trong trạng thái sinh lý bình thường, máu trong cơ thể động vật có những chỉ tiêu ổn định, các chỉ tiêu đó thay đổi trong một phạm vi nhất định.

Lúc cơ thể bị bệnh thì tính chất, thành phần của máu có những thay đổi tương ứng và đặc hiệu mà chúng ta có thể dựa vào đó để chẩn đoán bệnh

Xác định một số chỉ tiêu sinh lý máu là vấn đề cần thiết nhằm góp phần chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả Vậy nên, xác định sự thay đổi các chỉ tiêu sinh lý máu từ đó góp phần cung cấp thêm thông tin đầy đủ hơn về vịt mắc bệnh Dịch tả vịt.

Trong số rất nhiều các chỉ tiêu sinh lý máu chúng tôi tiến hành kiểm tra một số chỉ tiêu quan trọng, bao gồm: Số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối huyết cầu, thể tích trung bình hồng cầu, lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu. 4.5.1 Kết quả xác định một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của vịt bệnh.

Hồng cầu của gia cầm có hình bầu dục và có nhân Bên ngoài là lớp màng bán thấm bên trong là lớp nguyên sinh chất, màng hồng cầu được cấu tạo bằng lipoprotein.

Hồng cầu có chức năng vận chuyển khí O2 từ phổi đến các tổ chức và mang CO2 từ mô bào để thải ra ngoài Số lượng hồng cầu thay đổi tùy theo giống, lứa tuổi, tính biệt, trạng thái cơ thể, chế độ dinh dưỡng, và đặc biệt là tình hình sức khỏe của con vật Vì vậy, xác định số lượng hồng cầu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh Trong các trường hợp bệnh lý của cơ thể như: Cơ thể mất nước, thiếu máu, bệnh gây vỡ hồng cầu thì số lượng hồng cầu giảm rõ rệt. Ở vịt đối chứng số lượng hồng cầu trung bỡnh là 2,23 ± 0,02 triệu/àl. Khi vịt mắc bệnh số lượng hồng cầu giảm xuống 1,50 ± 0,04 triệu/àl.

Khi vịt mắc Dịch tả, virus vào máu tới các cơ quan trong cơ thể vịt. Dưới tác động của virus, quá trình trao đổi chất ở gan bị rối loạn Vịt ủ rủ, mệt mỏi, bỏ ăn, dinh dưỡng cung cấp không đủ, do vậy khả năng sinh hồng cầu giảm Hơn nữa vịt có triệu chứng bị tiêu chảy dẫn tới mất nước, do đó lượng nước trong máu giảm, số lượng hồng cầu sẽ giảm.

Bảng 4.8 Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của vịt 4 tuần tuổi

Số lượng hồng cầu (triệu/àl)

(%) Thể tích bình quân hồng cầu (fl)

Lượng huyết sắc tố bình quân trong một hồng cầu (pg)

Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu – MCHC (g/l) mắc Dịch tả vịt

Vịt bệnh Vịt đối chứng (n = 15) (n = 15)

Hàm lượng hemoglobin là số gam Hb có trong 100ml máu Huyết sắc tố là thành phần chủ yếu của hồng cầu, huyết sắc tốt thay đổi trên cơ sở thay đổi số lượng hồng cầu, song không hoàn toàn giống nhau Có trường hợp hàm lượng hemoglobin giảm do thiếu máu, do huyết cầu giảm hoặc do cả hai

Như vậy, vịt mắc Dịch tả một số chỉ tiêu hệ hồng cầu như hàm lượng

Hb, Tỷ khối huyết cầu (%), Lượng huyết sắc tố bình quân trong một hồng cầu (pg) và nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu – MCHC (g/l) đều giảm so với vịt khỏe Chỉ có thể tích bình quân hồng cầu (fl) là không thay đổi nhiều với thể tích bình quân hồng cầu (fl) của vịt khỏe.

4.5.2 Kết quả xác định một số chỉ tiêu bạch cầu ở vịt bệnh

Cấu tạo chung của bạch cầu gồm: nhân, bào tương, hệ tiểu vật và bào tâm Ngoài ra bạch cầu còn có nhiều Glycogen, lipit, men Bạch cầu được chia thành 2 nhóm lớn: có hạt và không có hạt trong bào tương.

Bạch cầu có hạt: gồm bạch cầu ái kiềm, ái toan và trung tính Bạch cầu không hạt: gồm 2 loại lâm ba cầu và bạch cầu đơn nhân lớn.

Chức năng chủ yếu của bạch cầu là tham gia vào quá trình bảo vệ và phục hồi cơ thể Bạch cầu có khả năng sản sinh kháng thể, phá hủy và thải các chất độc có nguồn gốc, thực bào vi khuẩn.

Mỗi loài đều có một số lượng bạch cầu nhất định nhưng lại rất dễ bị thay đổi và dao động phụ thuộc vào trạng thái sinh lý, bệnh lý của cơ thể, nó phản ánh được khả năng bảo vệ cơ thể bằng các hoạt động thực bào và tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể.

Kết quả xác định các chỉ tiêu bạch cầu vịt mắc Dịch tả vịt được chúng tôi trình bày ở bảng 4.9

Bảng 4.9 Kết quả khảo sát chỉ tiêu bạch cầu của vịt mắc Dịch tả vịt

Vịt bệnh Vịt đối chứng

Số lượng Bạch cầu (nghỡn/àl) 6,51 ± 0,46 14,58 ± 0,30 < 0,05

Bạch cầu đa nhân trung tính (%) 77,80 ± 0,54 69,07 ± 0,21 < 0,05 Công Bạch cầu ái toan (%) 0,69 ± 0,14 0,48 ± 0,26 > 0,05 thức Bạch cầu ái kiềm (%) 1,90 ± 0,21 2,15 ± 0,20 > 0,05 bạch Bạch cầu đơn nhân lớn (%) 1,51 ± 0,21 4,02 ± 0,24 < 0,05 cầu

Kết quả ở bảng 4.9 cho thấy số lượng bạch cầu ở vịt khoẻ trung bình

14,58 ± 0,30 nghỡn/àl.6 Khi vịt bị bệnh thỡ số lượng bạch cầu giảm 6,51 ±

Số lượng bạch cầu trung tính và bạch cầu ái toan ở vịt bệnh cao hơn ở vịt khỏe vì bạch cầu trung tính là loại có chức năng chống lại các yếu tố ngoại lai xâm nhập và cơ thể, vì vậy khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể nó sẽ kích thích bạch cầu đa nhân trung tính tăng lên.

Bạch cầu ái toan là loại bạch cầu ưa axit trong bào tương có hạt hình tròn bắt màu đỏ, kích thước bạch cầu từ 8-20 m ở loài cầm có nhân hình gậy, hình lá, hình hạt riêng biệt, hạt bào tương tròn hoặc hơi dài Chức năng sinh lý là tham gia vào quá trình phân huỷ các độc tố nguồn gốc đạm, tham gia vào phản ứng bảo vệ cơ thể thuộc loại dị ứng miễn dịch, trung hoà chất Histamin và vận chuyển Serotonin.

Khi vịt mắc Dịch tả thì bạch cầu đơn nhân lớn giảm so với vịt khỏe.

Bạch cầu đơn nhân lớn trong bào tương không có hạt hoặc có những hạt

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Tình hình bệnh Dịch tả vịt ở một số nước châu Á - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh dịch tả vịt trên địa bàn huyện thái thụy   tỉnh thái bình
Bảng 2.1. Tình hình bệnh Dịch tả vịt ở một số nước châu Á (Trang 21)
Hình 2.1. Các giai đoạn của phản ứng PCR - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh dịch tả vịt trên địa bàn huyện thái thụy   tỉnh thái bình
Hình 2.1. Các giai đoạn của phản ứng PCR (Trang 27)
Bảng 4.1. Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi vịt tại huyện Thái Thụy năm 2016 - 2017 - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh dịch tả vịt trên địa bàn huyện thái thụy   tỉnh thái bình
Bảng 4.1. Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi vịt tại huyện Thái Thụy năm 2016 - 2017 (Trang 43)
Bảng 4.2. Bảng điều tra sử dụng vắc xin dịch tả vịt trên địa bàn huyện Thái Thụy năm 2016 - 2017 - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh dịch tả vịt trên địa bàn huyện thái thụy   tỉnh thái bình
Bảng 4.2. Bảng điều tra sử dụng vắc xin dịch tả vịt trên địa bàn huyện Thái Thụy năm 2016 - 2017 (Trang 47)
Bảng 4.3. Kết quả điều tra tỷ lệ vịt chết do bệnh Dịch tả vịt tại huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh dịch tả vịt trên địa bàn huyện thái thụy   tỉnh thái bình
Bảng 4.3. Kết quả điều tra tỷ lệ vịt chết do bệnh Dịch tả vịt tại huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình (Trang 49)
Bảng 4.4. Triệu chứng lâm sàng của vịt mắc Dịch tả vịt - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh dịch tả vịt trên địa bàn huyện thái thụy   tỉnh thái bình
Bảng 4.4. Triệu chứng lâm sàng của vịt mắc Dịch tả vịt (Trang 50)
Hình 4.1. Đàn vịt đẻ chăn thả tự nhiên Hình 4.2. Mổ khám vịt chết - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh dịch tả vịt trên địa bàn huyện thái thụy   tỉnh thái bình
Hình 4.1. Đàn vịt đẻ chăn thả tự nhiên Hình 4.2. Mổ khám vịt chết (Trang 51)
Hình 4.3. Vịt đẻ trứng non Hình 4.4. Vịt liệt trước khi chết 4.3. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ CỦA VỊT MẮC DỊCH TẢ Cùng với việc theo dừi triệu chứng lõm sàng của vịt ốm và vịt chết, chỳng tụi tiến hành mổ khỏm bệnh tớch của số vịt được theo dừi, ch - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh dịch tả vịt trên địa bàn huyện thái thụy   tỉnh thái bình
Hình 4.3. Vịt đẻ trứng non Hình 4.4. Vịt liệt trước khi chết 4.3. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ CỦA VỊT MẮC DỊCH TẢ Cùng với việc theo dừi triệu chứng lõm sàng của vịt ốm và vịt chết, chỳng tụi tiến hành mổ khỏm bệnh tớch của số vịt được theo dừi, ch (Trang 51)
Bảng 4.5. Bệnh tích đại thể của vịt mắc Dịch tả - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh dịch tả vịt trên địa bàn huyện thái thụy   tỉnh thái bình
Bảng 4.5. Bệnh tích đại thể của vịt mắc Dịch tả (Trang 52)
Hình 4.5. Xuất huyết mỡ vành tim Hình 4.6. Xuất huyết và loét ruột - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh dịch tả vịt trên địa bàn huyện thái thụy   tỉnh thái bình
Hình 4.5. Xuất huyết mỡ vành tim Hình 4.6. Xuất huyết và loét ruột (Trang 53)
Hình 4.7. Xuất huyết vùng hầu họng - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh dịch tả vịt trên địa bàn huyện thái thụy   tỉnh thái bình
Hình 4.7. Xuất huyết vùng hầu họng (Trang 53)
Bảng 4.6. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể một số cơ quan của vịt mắc bệnh Dịch tả - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh dịch tả vịt trên địa bàn huyện thái thụy   tỉnh thái bình
Bảng 4.6. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể một số cơ quan của vịt mắc bệnh Dịch tả (Trang 54)
Bảng 4.7. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể một số cơ quan của vịt mắc bệnh Dịch tả - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh dịch tả vịt trên địa bàn huyện thái thụy   tỉnh thái bình
Bảng 4.7. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể một số cơ quan của vịt mắc bệnh Dịch tả (Trang 55)
Hình 4.8. Tế bào gan bị thóa hóa và Hình 4.9. Gan tụ máu và thóa hóa thâm nhiễm tế bào viêm xung quanh mỡ tế bào gan - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh dịch tả vịt trên địa bàn huyện thái thụy   tỉnh thái bình
Hình 4.8. Tế bào gan bị thóa hóa và Hình 4.9. Gan tụ máu và thóa hóa thâm nhiễm tế bào viêm xung quanh mỡ tế bào gan (Trang 56)
Hình 4.10. Gan tụ máu – hồng cấu Hình 4.11. Phổi xuất huyết – hồng tràn ngập trong tĩnh mạch cầu tràn ngập trong các phế nang - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh dịch tả vịt trên địa bàn huyện thái thụy   tỉnh thái bình
Hình 4.10. Gan tụ máu – hồng cấu Hình 4.11. Phổi xuất huyết – hồng tràn ngập trong tĩnh mạch cầu tràn ngập trong các phế nang (Trang 56)
Bảng 4.8. Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của vịt 4 tuần tuổi - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh dịch tả vịt trên địa bàn huyện thái thụy   tỉnh thái bình
Bảng 4.8. Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của vịt 4 tuần tuổi (Trang 58)
Bảng 4.9. Kết quả khảo sát chỉ tiêu bạch cầu của vịt mắc Dịch tả vịt Vịt bệnh Vịt đối chứng - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh dịch tả vịt trên địa bàn huyện thái thụy   tỉnh thái bình
Bảng 4.9. Kết quả khảo sát chỉ tiêu bạch cầu của vịt mắc Dịch tả vịt Vịt bệnh Vịt đối chứng (Trang 59)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w