1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên Địa bàn thành phố hồ chí minh

119 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao công tác quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Thanh Thúy
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Hải Quang, TS. Huỳnh Văn Sáu
Trường học Trường Đại học Bình Dương
Chuyên ngành Quản lý Kinh tế
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

Ngoài kết quả đạt được thời gian vừa qua thì trong thời gian tới Chính phủ và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cần hoàn thiện một số chính sách liên quan đến hoạt động ươm tạo doanh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

NGUYỄN THANH THÚY

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

NGUYỄN THANH THÚY

Trang 3

Tôi là Nguyễn Thanh Thúy, học viên cao học ngành Quản lý kinh tế,

của Trường Đại học Bình Dương, là người thực hiện đề tài nghiên cứu “Nâng

cao công tác quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công

nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”

Tôi cam đoan rằng luận văn “Nâng cao công tác quản lý nhà nước về

ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ

Chí Minh” là bài nghiên cứu của chính tôi

Ngoài những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi

cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được

công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác

Không có sản phẩm hay nghiên cứu nào của người khác được sử dụng

trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại

các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác

Bình Dương, ngày tháng năm 2023

Học viên thực hiện

Nguyễn Thanh Thúy

Trang 4

Lời đầu tiên, cho phép tôi xin được cám ơn PGS.TS Nguyễn Hải Quang,

TS Huỳnh Văn Sáu đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên tôi trong suốt

quá trình thực hiện hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu nhà trường, quý thầy

cô phòng Sau Đại học Trường Đại học Bình Dương đã nhiệt tình giảng dạy và

tạo điều kiện tốt trong suốt thời gian tôi học tập tại trường

Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công

nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Doanh

nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao cùng các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều

kiện, giúp đỡ, hỗ trợ tôi để tôi hoàn thành tốt chương trình học

Xin cảm ơn các anh chị trong lớp cao học Quản lý kinh tế và gia đình đã

động viên, nhiệt tình, giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt luận

văn này

Chân thành cảm ơn!

Bình Dương, ngày tháng năm 2023

Học viên thực hiện

Nguyễn Thanh Thúy

Trang 5

Đề tài nghiên cứu “Nâng cao công tác quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”

đã Phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Thông qua việc nghiên cứu, tổng hợp, so sánh, phân tích các chính sánh được nhà nước và Thành phố Hồ Chí Minh ban hành, qua các tài liệu hội thảo, tạp chí chuyên ngành đã đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao Hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2018 tăng trưởng đều đặn nhưng giai đoạn 2019 - 2020 hoạt động ươm tạo giảm xuống đáng kể do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 Giai đoạn 2021 - 2022, hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao đã có nhiều khởi sắc đáng ghi nhận, khi số lượng doanh nghiệp tham gia ươm tạo doanh nghiệp tăng trưởng đột biến do Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

đã kiểm soát tốt dịch bệnh Covid - 19 và đưa ra nhiều giải pháp nhằm vực dậy nền kinh tế của đất nước và của Thành phố

Ngoài kết quả đạt được thời gian vừa qua thì trong thời gian tới Chính phủ và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cần hoàn thiện một số chính sách liên quan đến hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao như chính sách cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, huy động nguồn vốn, thu hút nguồn nhân lực, chính sách về bản quyền, sở hữu trí tuệ, góp phần vào thành công của chương trình chuyển dịch cơ cấu nền nông nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh và của đất nước

Từ khóa: Ươm tạo doanh nghiệp, ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Trang 6

The research topic is "Improving the state management of high-tech agricultural business incubation in Ho Chi Minh City" analyzed the current

situation and proposed solutions and recommendations to improve the mechanism, policies to improve the state management of high-tech agricultural business incubation in Ho Chi Minh City

Through the research, synthesis, comparison and analysis of the policies issued by the government and Ho Chi Minh City, through the documents of seminars and specialized journals, the current situation of housing management has been assessed about high-tech agricultural business incubation The high-tech agricultural business incubation in Ho Chi Minh City in the period 2015 - 2018 grew steadily, but in the period of 2019 - 2020, incubation activities decreased significantly due to the impact of the Covid-19 pandemic In the period of 2021 -

2022, the high-tech agricultural business incubation has made remarkable progress, when the number of businesses participating in business incubation has increased dramatically due to the Government, the People's Committee of Ho Chi Minh City The Covid - 19 pandemic was well controlled in Ho Chi Minh City, and people came up with many solutions to revive the economy of the country and the city

In addition to the results achieved in the past time, in the coming time, the Government and the People's Committee of Ho Chi Minh City need to complete

a number of policies related to the high-tech agricultural business incubation such

as facilities, infrastructure, mobilizing capital, attracting human resources, policies

on copyright and intellectual property, contributing to the success of the city's agricultural restructuring program Ho Chi Minh and the country

Keywords: Business incubation, high-tech agricultural business incubation, innovative start-ups.

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

ABSTRACT iv

MỤC LỤC i

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết 1

2 Tổng quan nghiên cứu 2

2.1 Tình hình nghiên cứu ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới 2

2.2 Tình hình nghiên cứu ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam 5

3 Mục tiêu nghiên cứu 9

3.1 Mục tiêu tổng quát 9

3.2 Mục tiêu cụ thể 9

4 Đối tượng nghiên cứu 9

5 Phạm vi nghiên cứu 9

6 Ý nghĩa khoa học của đề tài 9

7 Phương pháp nghiên cứu 10

8 Kết cấu của luận văn 10

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO 12

Trang 8

1.1 Các Khái niệm liên quan đến công tác quản lý nhà nước về ươm tạo doanh

nghiệp nông nghiệp công nghệ cao 12

1.1.1 Khái niệm Công nghệ cao 12

1.1.2 Khái niệm Nông nghiệp công nghệ cao 12

1.1.3 Khái niệm Ươm tạo doanh nghiệp 12

1.1.4 Khái niệm doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao 13

1.1.5 Khái niệm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao 13

1.1.6 Phân loại quá trình ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao 14

1.1.7 Đặc điểm của ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao 15

1.2 Quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao 15

1.2.1 Khái niệm về quản lý nhà nước 15

1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao 17

1.2.3 Nguyên tắc quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao 19

1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trong, ngoài nước và bài học kinh nghiệm 20

1.3.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới 20

1.3.2 Kinh nghiệm tại một số địa phương trong nước 24

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho TP HCM trong chính sách phát triển ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao 29

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM 31

Trang 9

2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển Ban Quản lý Khu Nông nghiệp

Công nghệ cao TP HCM 31

2.1.1 Quá trình hình thành Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao 31 2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao 35

2.2 Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn TP HCM 36

2.2.1 Công tác xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao 36

2.2.2 Tổ chức triển khai các hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao 38

2.2.3 Kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao 63

2.3 Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn TP HCM 68

2.3.1 Thành tựu đạt được 68

2.3.2 Tồn tại, hạn chế 69

2.3.3 Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế 70

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 71

Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM 72

3.1 Quan điểm, mục tiêu, định hướng công tác quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao 72

3.1.1 Quan điểm 72

3.1.2 Mục tiêu 73

3.1.3 Định hướng 74

Trang 10

3.2 Giải pháp quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn TP HCM 763.2.1 Sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách 763.2.2 Hoàn thiện quy hoạch các Khu Nông nghiệp Công nghệ cao 833.2.3 Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao 863.3 Kiến nghị, đề xuất 88KẾT LUẬN 90

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Kết quả hỗ trợ doanh nghiệp từ Chương trình hỗ trợ thanh niên khởi

nghiệp (BSSC) 44

Bảng 2.2 Số lượng doanh nghiệp tham gia ươm tạo từ kết quả cuộc thi đổi mới sáng tạo giai đoạn 2017 - 2022 46

Bảng 2.3 Các doanh nghiệp giai đoạn tiền ươm tạo 49

Bảng 2.4 Các doanh nghiệp giai đoạn ươm tạo chính thức 50

Bảng 2.5 Các doanh nghiệp giai đoạn hậu ươm tạo 53

Trang 12

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1 Quá trình hình thành Ban Quản lý Khu NNCNC TP HCM 32

Hình 2.2 Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu NNCNC 33

Hình 2.3 Sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao 34

Hình 2.4 Ban Quản lý Khu NNCNC (tại Củ Chi) 35

Hình 2.5 Lễ Tốt nghiệp chương trình Ươm tạo Doanh nghiệp NNCNC 40

Hình 2.6 Quy trình tuyển chọn cá nhân, tổ chức tham gia ươm tạo 41

Hình 2.7 Tình hình ươm tạo doanh nghiệp NNCNC giai đoạn 2015 - 2022 tại Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao 47

Hình 2.8 Tỷ lệ đất dành cho hoạt động ươm tạo doanh nghiệp NNCNC tại Khu NNCNC (Củ Chi) 56

Hình 2.9 Cơ cấu tổ chức Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp NNCNC 62

Trang 13

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nguyên nghĩa

DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa

GlobalGAP : Global Good Agricultural Practice

(Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu)

KHCN : Khoa học công nghệ

NNCNC : Nông nghiệp công nghệ cao

OCOP : One Commune One Product

(Mỗi xã một sản phẩm)

R&D : Research and Development

(Nghiên cứu và phát triển)

TP HCM : TP HCM

TTUT : Trung tâm Ươm tạo

UBND : Ủy ban nhân dân

USD : United States Dollar

(Đồng Đô la Mỹ)

VCCI : Vietnam Chamber of Commerce and Industry

(Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) VietGAP : Vietnamese Good Agricultural Practices

(Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Việt Nam)

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết

Các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các kết quả nghiên cứu khoa học có khả năng thương mại hóa và là “chiếc nôi” ươm mầm nên các doanh nghiệp ươm tạo nông nghiệp công nghệ cao

Đảng, nhà nước, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM)

đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển nền nông nghiệp nước nhà, nông nghiệp Thành phố và tạo ra nhiều kết quả tích cực trong chuyển biến của ngành nông nghiệp Tuy nhiên, tăng trưởng của ngành nông nghiệp nói chung cũng như nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng nhìn chung không bền vững, ứng dụng khoa học công nghệ còn yếu, khả năng tiếp nhận và tiếp cận khoa học công nghệ của doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân còn thấp, chưa phát huy được nguồn nhân lực dẫn tới lực lượng sản xuất chính vẫn là các nông hộ nhỏ trình độ ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất còn hạn chế

TP HCM nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là trung tâm kinh tế năng động và có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất cả nước Thành phố có diện tích 2.095 km2 với dân số hơn 9 triệu dân (Kết quả điều tra dân số năm 2022) Theo định hướng phát triển, TP HCM ưu tiên chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo theo hướng nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, sản xuất giống cây trồng

Trong những năm gần đây, TP HCM đã có nhiều hoạt động triển khai nhằm hỗ trợ, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thông qua các vườn ươm doanh nghiệp/ các Trung tâm ươm tạo TP HCM đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp đi vào hoạt động và ươm tạo thành công nhiều doanh nghiệp với nhiều sản phẩm được thương mại hóa ra thị trường

Trang 15

Chính sách ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao sẽ tối đa hóa sự hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao khả năng sống sót của doanh nghiệp, sản sinh ra một lượng nhân lực chất lượng cao hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần vào thành công của chương trình chuyển dịch cơ cấu nền nông nghiệp TP HCM

Mặc dù công tác quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn TP HCM thời gian vừa qua đã đạt được nhiều thành

tự đáng ghi nhận nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số bất cập như: Chính sách

hỗ trợ chưa đầy đủ và đồng bộ; Cơ chế, chính sách chưa phù hợp với thực tiễn; Nguồn nhân lực cho hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao còn thiếu,…

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý, đưa ra các giải pháp, chính sách nhằm phát huy, hỗ trợ và gia tăng việc ươm tạo thành công ra những doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, giải quyết bài toán tiên quyết là “người sản xuất” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện nay

Vì vậy, đề tài “Nâng cao công tác quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện

2 Tổng quan nghiên cứu

2.1 Tình hình nghiên cứu ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới

Sánchez-Cerro, J.A (2022), The impact of business incubators on

the performance of new technology-based firms in the agri-food sector Luận

án đã nghiên cứu tác động của các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp đối với hiệu suất của các doanh nghiệp công nghệ mới trong lĩnh vực nông nghiệp thực

Trang 16

phẩm ở Tây Ban Nha Kết quả nghiên cứu cho thấy các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp có tác động tích cực đến hiệu suất của các doanh nghiệp này, bao gồm khả năng sinh lời, tăng trưởng doanh thu và việc làm Cụ thể, các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp cung cấp cho các doanh nghiệp công nghệ mới trong lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm một loạt các hỗ trợ, bao gồm hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, tiếp thị và tiếp cận thị trường Những hỗ trợ này giúp các doanh nghiệp này tăng khả năng sống sót và phát triển thành công Luận án cũng chỉ ra rằng tác động của các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp đối với hiệu suất của các doanh nghiệp công nghệ mới trong lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm phụ thuộc vào một số yếu tố, chẳng hạn như chất lượng của các dịch vụ hỗ trợ do các cơ sở này cung cấp, đặc điểm của các doanh nghiệp được ươm tạo và môi trường kinh doanh nói chung Nhìn chung, Luận án cung cấp bằng chứng cho thấy các cơ

sở ươm tạo doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ mới trong lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm phát triển thành công Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Tây Ban Nha và các quốc gia khác trên thế giới

Cai, S, Zhang, Y and Chen, X (2020), The role of business incubators in

agricultural technology innovation Nghiên cứu đã phân tích vai trò của các cơ

sở ươm tạo doanh nghiệp trong đổi mới công nghệ nông nghiệp ở Trung Quốc Kết quả nghiên cứu cho thấy các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới công nghệ nông nghiệp, bao gồm việc cung cấp hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và tiếp thị cho các doanh nghiệp khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao Cụ thể, các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao: Giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng thành công; Tăng khả năng tiếp cận nguồn lực; Thúc đẩy hợp tác và kết nối Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tác động của các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp đối với đổi mới công nghệ nông nghiệp phụ thuộc vào một số yếu tố, chẳng hạn

Trang 17

như chất lượng của các dịch vụ hỗ trợ do các cơ sở này cung cấp, đặc điểm của các doanh nghiệp được ươm tạo và môi trường đổi mới công nghệ nông nghiệp nói chung Nhìn chung, nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng cho thấy các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới công nghệ nông nghiệp Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới

Nicola J Dee, Finbarr Livesey, David Gill and Tim Minshall (2011),

Incubation for growth: A review of the impact of business incubation on new ventures with high growth potential Nghiên cứu phân tích các yếu tố bên trong

và bên ngoài của vườn ươm doanh nghiệp, bao gồm cấu trúc, chính sách, dịch

vụ, nguồn lực, môi trường và mạng lưới, cũng như cách thức chúng tác động đến hiệu quả của vườn ươm doanh nghiệp, đưa ra các phương pháp đánh giá hiệu quả của vườn ươm doanh nghiệp cũng như các thách thức và hạn chế trong việc áp dụng các phương pháp này Nghiên cứu cũng tổng kết và đưa ra được những yếu tố đóng góp cho sự thành công của các vườn ươm doanh nghiệp ở Châu Âu từ đó đưa ra các khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý vườn ươm doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này

Telefónica UK (2014), The rise of the UK accelerator and incubator

ecosystem Báo cáo này mô tả cảnh quan của các vườn ươm và tăng tốc doanh

nghiệp ở Anh, khảo sát quy mô và phân bố, cả về địa lý và lĩnh vực, thông qua việc phân tích các xu hướng chung và đặc biệt của các vườn ươm và tăng tốc doanh nghiệp, bao gồm sự gia tăng số lượng; sự đa dạng hóa loại hình; sự chuyển dịch từ công nghệ sang các lĩnh vực khác; sự hợp tác giữa các bên liên quan; sự tham gia của các công ty lớn; sự phát triển của các mô hình mới như pre-accelerator, post-accelerator và virtual accelerator Đồng thời báo cáo cũng đưa ra các gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này như đánh giá hiệu quả của các vườn ươm và tăng tốc doanh nghiệp; so sánh giữa các loại

Trang 18

hình khác nhau; khảo sát cảnh quan ở cấp khu vực và quốc gia; khai thác dữ liệu từ các nguồn mới như mạng xã hội

The United Kingdom Science Park Association (2015), Best practice in

business incubation Báo cáo này cung cấp các hướng dẫn về các thực tiễn tốt

nhất trong việc thiết lập và quản lý các vườn ươm doanh nghiệp, dựa trên kinh nghiệm của các thành viên của The United Kingdom Science Park Association (UKSPA) một tổ chức phi lợi nhuận của Anh Nghiên cứu chỉ ra nguyên tắc và thực tiễn trong việc vận hành một vườn ươm doanh nghiệp, bao gồm việc tuyển chọn và hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, việc quản lý các dịch vụ hỗ trợ, việc quản lý các mối quan hệ và đối tác và việc đánh giá hiệu quả cũng như tác động của vườn ươm doanh nghiệp

Stefano Boffo and Augusto Cocorullo (2019), Spin-offs and Academic

Entrepreneurship: Connecting public policies with new missions and management issues of universities Nghiên cứu đề cập đến vai trò của các

trường đại học trong quá trình chuyển giao kiến thức, sáng tạo và công nghệ cho nền kinh tế, cũng như việc tạo ra và thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp và spin-off từ nghiên cứu khoa học Thông qua việc nghiên cứu 04 trường Đại học, cao đẳng gồm: Đại học Messina, Đại học Bách khoa Turin, Trường Cao đẳng Sant’Anna của Pisa, Đại học Trento và phân tích 40 cuộc phỏng vấn chất lượng với các nhân vật chính liên quan đến mỗi spin-off để khảo sát các vấn đề

về sự tăng trưởng của số lượng spin-off liên quan đến điều kiện hiện tại của các nhà nghiên cứu trẻ tại Italia bị ảnh hưởng bởi sự hạn chế ngân sách, chính sách của các trường đại học và các vấn đề quản lý mới

2.2 Tình hình nghiên cứu ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam

Ngô Ngọc Minh (2016), Chính sách phát triển vườn ươm doanh nghiệp

trên địa bàn thành phố Hà Nội Nghiên cứu chỉ ra rằng chính sách phát triển

Trang 19

vườn ươm doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những bước tiến quan trọng, góp phần thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, tạo

ra nhiều doanh nghiệp có giá trị cao Tuy nhiên, chính sách còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, như: Thiếu sự liên kết và hỗ trợ giữa các cơ quan quản lý

và các bên liên quan; thiếu nguồn lực nhân sự, tài chính và cơ sở vật chất cho các vườn ươm; thiếu các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các vườn ươm; thiếu sự tham gia của các tổ chức xã hội và doanh nghiệp tư nhân trong hoạt động ươm tạo Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả chính sách phát triển vườn ươm doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới như: Xây dựng một cơ chế liên kết và hỗ trợ toàn diện giữa các cơ quan quản lý và các bên liên quan; Tăng cường nguồn lực nhân sự, tài chính và cơ sở vật chất cho các vườn ươm; Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các vườn ươm; Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội và doanh nghiệp tư nhân trong hoạt động ươm tạo

Quán Thị Vân Anh (2020), Chính sách phát triển các vườn ươm doanh

nghiệp tại các Trường Đại học của Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Nghiên cứu chỉ ra rằng chính sách phát triển các vườn

ươm doanh nghiệp trong các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng, góp phần thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, tạo ra nhiều doanh nghiệp có giá trị cao Tuy nhiên, chính sách còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, như: Thiếu sự liên kết và hỗ trợ giữa các

cơ quan quản lý và các bên liên quan; thiếu nguồn lực nhân sự, tài chính và cơ

sở vật chất cho các vườn ươm; thiếu các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các vườn ươm; thiếu sự tham gia của các tổ chức xã hội và doanh nghiệp tư nhân trong hoạt động ươm tạo Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả chính sách phát triển các vườn ươm doanh

Trang 20

nghiệp trong các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam thông qua việc xây dựng một cơ chế liên kết và hỗ trợ toàn diện giữa các cơ quan quản lý và các bên liên quan; tăng cường nguồn lực nhân sự, tài chính và cơ sở vật chất cho các vườn ươm Đồng thời, xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các vườn ươm và cuối cùng là khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội và doanh nghiệp tư nhân trong hoạt động ươm tạo

Phùng Văn Quân (2019), Giải pháp chính sách thúc đẩy đầu tư mạo hiểm

đối với hoạt động ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại Việt Nam

Nghiên cứu đã chỉ ra những vai trò và phương thức hoạt động của đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại Việt Nam Từ đó, đưa ra một số bài học kinh nghiệm cũng như đề xuất các giải pháp chính sách nhằm phát triển hoạt động đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam trong thời gian tới như: Để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, doanh nghiệp khoa học và công nghệ thì đầu tư từ Nhà nước và từ các nhà đầu tư mạo hiểm đóng vai trò hết sức quan trọng; Đề xuất một số chính sách để hoàn thiện và thúc đẩy đầu

tư mạo hiểm cho hoạt động ươm tạo và phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ, trong đó tập trung vào 3 hướng giải pháp chính: Một là, Hoàn thiện khung pháp lý, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi; Hai là, Hỗ trợ nâng cao năng lực của các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, nhằm tạo nguồn cung tốt cho các Quỹ đầu tư mạo hiểm, các chương trình

hỗ trợ của Nhà nước; Ba là, Chính sách khuyến khích các hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp khoa học công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp

Lê Thị Hiền (2016), Quản lý vườn ươm doanh nghiệp của trung tâm hỗ

trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ - sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội Nghiên cứu về

mô hình vườn ươm doanh nghiệp, một hình thức hỗ trợ doanh nghiệp khởi sự

và mới thành lập phát triển bằng cách cung cấp các dịch vụ dùng chung, đào tạo, hỗ trợ tài chính, trang thiết bị và nhà xưởng thông qua khảo sát thực trạng

Trang 21

quản lý vườn ươm doanh nghiệp của Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội là Vườn ươm doanh nghiệp chế biến và đóng gói thực phẩm Hà Nội (HBI), qua đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vườn ươm doanh nghiệp của Trung tâm

hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Vườn ươm doanh nghiệp này trong giai đoạn mới Các giải pháp bao gồm các giải pháp về cơ chế, chính sách, tổ chức, nguồn lực

Võ Thị Thu Hương (2012), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công

của vườn ươm doanh nghiệp khoa học - công nghệ ở Việt Nam và đề xuất cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long Nghiên cứu khảo sát các nhân tố ảnh hưởng

đến sự thành công của vườn ươm doanh nghiệp khoa học - công nghệ ở Việt Nam, bao gồm các nhân tố liên quan đến môi trường, quản lý, nguồn lực, chất lượng dịch vụ, khách hàng, đối tác và kết quả hoạt động Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển vườn ươm doanh nghiệp khoa học - công nghệ cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long, một khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế nhưng chưa được khai thác triệt để các lợi thế của khoa học - công nghệ Các giải pháp bao gồm các giải pháp về cơ chế, chính sách, tổ chức, nguồn lực, dịch

vụ và mạng lưới hợp tác

Nguyễn Mạnh Cường (2017), Giải pháp nâng cao cơ sở hạ tầng kinh

doanh của môi trường khởi nghiệp tại TP HCM Nghiên cứu chỉ ra cơ sở hạ

tầng kinh doanh là một nhân tố then chốt tác động trực tiếp đến môi trường khởi nghiệp tại TP HCM thông qua việc khảo sát thực trạng cơ sở hạ tầng kinh doanh của môi trường khởi nghiệp tại TP HCM, đánh giá các thành tựu, khó khăn, hạn chế và nguyên nhân Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao cơ

sở hạ tầng kinh doanh của môi trường khởi nghiệp tại TP HCM, bao gồm các giải pháp về cơ chế, chính sách, tổ chức, nguồn lực và dịch vụ

Trang 22

Tuy nhiên chưa có một công trình, đề tài nào nghiên cứu toàn diện về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn TP HCM

3 Mục tiêu nghiên cứu

Đưa ra phương hướng, giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao tại TP HCM trong thời gian tới

4 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đối với việc ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

5 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Các vấn đề lý thuyết và thực tiễn nâng cao công tác quản

lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Về thời gian: Đánh giá thực trạng từ năm 2015 đến 2022; một số định hướng và giải pháp đến năm 2030

Không gian: Trên địa bàn TP HCM

6 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa khoa học nhất định trong việc làm

rõ cơ sở lý luận, tổng kết thực tiễn và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản

lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn

TP HCM thông qua việc nghiên cứu thực tế tại Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh Từ đó có cách phân tích, đánh giá

Trang 23

đúng đắn về cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận trong công tác quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao mà hiện nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này

Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là TP HCM trong việc nâng cao công tác quản lý, thúc đẩy và khuyến khích phát triển việc ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn cấp tỉnh

7 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng kết hợp các phương pháp thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp, so sánh các thông tin liên quan; diễn dịch, quy nạp để minh chứng cho những luận điểm được nêu ra trong luận văn

Phương pháp chuyên gia: Dùng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu với

03 chuyên gia trong lĩnh vực ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao tại TP HCM, 02 chuyên gia trong hội thảo về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, giúp tiếp thu thêm các kiến thức chuyên sâu, từ đó hiểu

rõ hơn về đề tài nghiên cứu, phát triển và mở rộng nghiên cứu đồng thời xác định rõ mục tiêu nghiên cứu của luận văn Từ kết quả thu thập được, làm cơ sở

để phân tích thực trạng về công tác quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn TP.HCM

Ngoài ra, luận văn sử dụng phương pháp trích lọc ý từ các cuộc phỏng vấn, tọa đàm trên các phương tiện truyền thông đại chúng truyền hình, các tạp chí chuyên ngành sau đó điều chỉnh, loại bỏ và bổ sung các biến đưa vào mô hình nghiên cứu chính thức

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung Luận văn được chia làm 3 Chương, gồm:

Trang 24

Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn TP HCM

Chương 3: Giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn TP HCM

Trang 25

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP

CÔNG NGHỆ CAO

1.1 Các Khái niệm liên quan đến công tác quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

1.1.1 Khái niệm Công nghệ cao

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Công nghệ cao năm 2008, Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường,

có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có

1.1.2 Khái niệm Nông nghiệp công nghệ cao

Theo Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006) thì “Nông nghiệp Công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: Công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn

vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ”

1.1.3 Khái niệm Ươm tạo doanh nghiệp

Theo Hiệp hội Ươm tạo doanh nghiệp quốc gia Hoa Kỳ (1999) thì “Ươm tạo doanh nghiệp hay Vườn ươm doanh nghiệp là nơi nuôi dưỡng các doanh nghiệp, giúp chúng sống sót và lớn lên trong giai đoạn khởi sự kinh doanh bằng cách cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và các nguồn lực cần thiết”

Trang 26

1.1.4 Khái niệm doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Theo Khoản 5 Điều 3 Luật Công nghệ cao năm 2008, Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hay còn gọi là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra những nông sản có chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng cao

Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao trước hết phải thỏa mãn các điều kiện của doanh nghiệp công nghệ cao, đó là:

Sản xuất ra các sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển Tổng chi bình quân của doanh nghiệp trong 3 năm liền cho hoạt động nghiên cứu, phát triển được thực hiện phải đạt ít nhất 1% tổng doanh thu hàng năm, từ năm thứ tư trở đi phải đạt trên 1% tổng doanh thu Doanh thu bình quân của doanh nghiệp trong 3 năm liền từ sản phẩm công nghệ cao phải đạt ít nhất 60% trong tổng doanh thu hàng năm, từ năm thứ trở đi phải đạt trên 70% Số lao động của doanh nghiệp có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển phải đạt ít nhất 5% tổng số lao động; Áp dụng biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo quy định

Đồng thời, doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao còn phải đáp ứng các điều kiện: Ứng dụng các công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển Có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao để sản xuất nông nghiệp; Tạo ra nông sản có chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao

1.1.5 Khái niệm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Theo Khoản 8 Điều 3 Luật Công nghệ cao năm 2008, Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao là quá trình hình thành, phát triển doanh nghiệp công

Trang 27

nghệ cao thông qua các hoạt động trợ giúp về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ cần thiết

Từ khái niệm trên có thể hiểu Ươm tạo doanh nông nghiệp công nghệ cao là quá trình hình thành, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao thông qua các hoạt động trợ giúp về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ cần thiết trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giúp các doanh nghiệp này sống sót và lớn lên trong giai đoạn khởi sự kinh doanh

1.1.6 Phân loại quá trình ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Quá trình ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao là quá trình

hỗ trợ các cá nhân, tổ chức có ý tưởng, dự án, sản phẩm liên quan đến nông nghiệp công nghệ cao để phát triển thành các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh và bền vững Quá trình này có thể được phân loại theo các bước sau:

Bước 1: Tìm kiếm và lựa chọn các ý tưởng, dự án, sản phẩm tiềm năng

trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao Các tiêu chí lựa chọn có thể bao gồm: tính mới, tính khả thi, tính thương mại hóa, tính giải quyết vấn đề của xã hội, tính phù hợp với thị trường và môi trường

Bước 2: Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các cá nhân, tổ chức được lựa

chọn, bao gồm: tư vấn, đào tạo, hướng dẫn, cấp vốn, cung cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nguyên liệu, kết nối với các đối tác, khách hàng, nhà đầu tư, cơ quan quản lý

Bước 3: Theo dõi và đánh giá kết quả hoạt động của các cá nhân, tổ chức

được hỗ trợ, bao gồm: doanh thu, lợi nhuận, số lượng khách hàng, thị phần, chất lượng sản phẩm, mức độ hài lòng của khách hàng, tác động xã hội và môi trường

Trang 28

Bước 4: Tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức được hỗ trợ ra khỏi quá

trình ươm tạo khi đã đạt được các tiêu chí về sự tự chủ, ổn định và phát triển của doanh nghiệp

1.1.7 Đặc điểm của ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao là một quá trình hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, thân thiện với môi trường và đáp ứng nhu cầu của thị trường Đặc điểm của quá trình ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao bao gồm:

Cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tài chính,

hỗ trợ tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp

Tạo ra một môi trường kết nối, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp, các nhà khoa học, các cơ quan quản lý và các bên liên quan khác Khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và thử nghiệm các ý tưởng mới, các giải pháp mới trong sản xuất nông nghiệp

Tập trung vào các lĩnh vực có tiềm năng phát triển cao, có giá trị gia tăng cao và có thể xuất khẩu như: rau quả sạch, hoa kiểng, cây cảnh, cây thuốc, thủy sản, chăn nuôi

1.2 Quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

1.2.1 Khái niệm về quản lý nhà nước

Trên thế giới có nhiều cách nhìn khác nhau về khái niệm quản lý:

Theo Warren Bennis, một chuyên gia nổi tiếng về nghệ thuật lãnh đạo

đã từng nói rằng: “Quản lý là một cuộc thử nghiệm gắt gao trong cuộc đời mỗi

cá nhân, và điều đó sẽ mài giũa họ trở thành các nhà lãnh đạo” Tiếng Việt cũng

có từ “quản lý” và “lãnh đạo” riêng rẽ giống như “manager” và “leader” trong tiếng Anh;

Trang 29

Theo Haror Koontz, quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo sự phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt đến mục tiêu tổ chức nhất định;

Theo Mariparker Follit (1868 – 1933), nhà khoa học chính trị, nhà triết học Mỹ thì: “Quản lý là một nghệ thuật khiến công việc được thực hiện thông qua người khác”;

Tư tưởng và quan điểm “quản lý” đã có từ cách đây hơn 2500 năm nhưng cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, vấn đề quản lý theo khoa học mới xuất hiện Người khởi xướng là Fredrich Winslow Taylor với cuốn sách “Các nguyên tắc quản lý theo khoa học” Theo ông thì người quản lý phải là nhà tư tưởng, nhà lên kế hoạch chỉ đạo tổ chức công việc

Theo Đặng Quốc Bảo và ctg (1998, tr 16) cho rằng “Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra những nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức và sử dụng các nguồn lực của tổ chức để đạt được những mục tiêu cụ thể”

Từ các định nghĩa được nhìn nhận từ nhiều góc độ, chúng ta thấy rằng tất cả các tác giả đều thống nhất về cốt lõi của khái niệm quản lý, đó là trả lời câu hỏi; Ai quản lý? (Chủ thể quản lý); Quản lý ai? Quản lý cái gì? (Khách thể quản lý); Quản lý như thế nào? (Phương thức quản lý); Quản lý bằng cái gì? (Công cụ quản lý); quản lý để làm gì? (Mục tiêu quản lý)

Từ đó chúng ta có thể đưa ra định nghĩa:

Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản

lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan

Theo Nguyễn Đăng Dung (2002, tr.18), “Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp)

để thực thi quyền lực Nhà nước, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật”

Trang 30

Từ các khái niệm về quản lý, quản lý nhà nước và ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao chúng ta có thể đưa ra định nghĩa Quản lý nhà nước

về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao như sau:

Quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh của các cơ quan nhà nước nhằm hỗ trợ

và khuyến khích các tổ chức, cá nhân hình thành và phát triển các doanh nghiệp mới trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ đó tạo ra môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp mới thành lập có thể phát triển thành các doanh nghiệp đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường, góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Góp phần vào việc chuyển dịch nền kinh tế nông nghiệp của đất nước, bằng việc thực hiện tốt các nội dung quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao nhà nước sẽ góp phần tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, từ đó phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp và nông thôn, nâng cao đời sống của người dân

Nội dung quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao là việc ban hành, phổ biến, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về ươm tạo doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao Về cơ bản nội dung quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp bao gồm 03 hoạt động sau:

Trang 31

1.2.2.1 Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích

và hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách, các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến ươm tạo doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng, nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho việc thành lập, hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp mới

Các cơ chế chính sách cũng sẽ tạo điều kiện kích thích, hỗ trợ kỹ thuật, tài chính cho các tổ chức, cá nhân có ý tưởng kinh doanh hoặc muốn thành lập doanh nghiệp mới liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp nói chung và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng

Việc ban hành các cơ chế chính sách ươm tạo doanh nghiệp sẽ thúc đẩy

và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các vườn ươm doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao cũng như cung cấp một nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động của ngành nông nghiệp

Giúp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả kết nối và hợp tác giữa các bên liên quan trong hệ sinh thái khởi nghiệp, như các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà khoa học, chuyên gia, các nhà đầu tư, khách hàng… để tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

1.2.2.2 Tổ chức triển khai các hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Tổ chức, triển khai và quản lý các hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao nhằm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới trong quá trình ươm mầm, khởi nghiệp và phát triển thông qua các hoạt động như:

Trang 32

Cung cấp thông tin, tư vấn về thị trường, pháp luật, tài chính, quản lý cho các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Hỗ trợ các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao tiếp cận các nguồn lực cần thiết để phát triển kinh doanh

Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Kết nối các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

1.2.2.3 Kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả của các hoạt động ươm tạo doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình ươm tạo doanh nghiệp đồng thời cung cấp cái nhìn tổng quan về quá trình ban hành, triển khai thực hiện cơ chế chính sách, giúp hoàn thiện và nâng cao công tác ban hành và tổ chức thực hiện chính sách

về sau

Quá trình này sẽ tập trung vào việc đánh giá hiệu quả của các cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao; Hiệu quả của các hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao; Xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

1.2.3 Nguyên tắc quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nhằm thu hút tối đa sự tham gia khởi nghiệp của các cá nhân tổ chức vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung cũng như lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao nói riêng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Trang 33

Thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài hoà giữa kinh tế và xã hội: Nguyên tắc này được thể hiện trong việc xác định cơ chế pháp lý ươm tạo, đặc biệt là cơ cấu ươm tạo theo các địa phương, vùng lãnh thổ, thành phần kinh

tế nhằm mục đích phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế bảo đảm phù hợp với các quy luật khách quan, các điều kiện về kinh tế

- xã hội và lịch sử trong từng giai đoạn cụ thể

Tập trung dân chủ: Nguyên tắc này đòi hỏi công tác quản lý nhà nước về ươm tạo cần thống nhất về mặt lãnh đạo như từ công tác xây dựng, thực hiện

kế hoạch, thực thi chính sách, các luật pháp có liên quan… nhưng vẫn phát huy được tính chủ động sáng tạo của các đơn vị thực hiện ươm tạo Từ đó giảm thiểu tối đa tình trạng ươm tạo thiếu hiệu quả, lãng phí đồng thời phát huy được tính sáng tạo

Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ: Thực chất của Quản lý nhà nước chính là quản lý tất cả các ngành, các lĩnh vực, tuy nhiên mỗi vùng, mỗi lãnh thổ lại có những đặc điểm và điều kiện rất khác nhau nên phương pháp quản lý nhà nước về ngành cũng khác nhau nhằm phát triển ngành và khai thác tốt nhất lợi thế của các vùng lãnh thổ từ đó kết hợp hài hoà giữa các mặt lợi ích trong ươm tạo

Tiết kiệm và hiệu quả: Tiết kiệm và hiệu quả trong ươm tạo được đánh giá bằng việc đạt được hiệu quả kinh tế xã hội mong muốn với mức chi phí ươm tạo thấp nhất, giúp hiệu quả ươm tạo được nâng cao nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng các dự án được ươm tạo

1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trong, ngoài nước và bài học kinh nghiệm

1.3.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới

1.3.1.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Trang 34

Chính phủ Hàn Quốc đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, trong đó có chính sách ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao Chính sách này đã góp phần quan trọng vào việc đưa Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến nhất thế giới

Chính sách ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao của Chính phủ Hàn Quốc được triển khai từ năm 2000 nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, cung cấp các nguồn lực cần thiết như tài chính, cơ sở hạ tầng, đào tạo, hỗ trợ xúc tiến thương mại,… để họ phát triển và thành công

Chính sách ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao của Chính phủ Hàn Quốc đã đạt được những kết quả tích cực Số lượng doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao của Hàn Quốc đã tăng nhanh chóng trong những năm qua Hiện nay, Hàn Quốc có khoảng 10.000 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra việc làm cho khoảng 200.000 lao động Tiêu biểu trong

số đó có Công ty SK Planet là một trong những công ty nông nghiệp công nghệ cao lớn nhất Hàn Quốc chuyên về sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp sạch, hữu cơ; Công ty CJ CheilJedang là một công ty thực phẩm lớn của Hàn Quốc chuyên đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ nông nghiệp mới, như công nghệ trồng rau thủy canh, công nghệ nuôi trồng thủy sản công nghiệp, ; Công ty Orion là một công ty sản xuất bánh kẹo lớn của Hàn Quốc chuyên sử dụng các nguyên liệu nông nghiệp sạch, hữu cơ trong sản xuất bánh kẹo

Chính sách ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao của Chính phủ Hàn Quốc là một mô hình thành công có thể được áp dụng ở các nước khác Mô hình này đã giúp Hàn Quốc phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững

Trang 35

1.3.1.2 Kinh nghiệm của Mỹ

Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao Chính phủ Hoa Kỳ đã có nhiều kinh nghiệm quản lý nhà nước

về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, góp phần phát triển ngành nông nghiệp nước này Một trong những kinh nghiệm quan trọng của Hoa Kỳ là xây dựng hệ thống vườn ươm doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao Hệ thống này cung cấp cho các doanh nghiệp trẻ các dịch vụ hỗ trợ như: Chính sách tài chính, như cho vay ưu đãi, hỗ trợ vốn đầu tư; Chính sách thuế, như miễn giảm thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; Chính sách hỗ trợ về Diện tích văn phòng và nhà xưởng, Trang thiết bị và máy móc; Chính sách xúc tiến thương mại, như hỗ trợ tham gia hội chợ, triển lãm, quảng bá sản phẩm

Chính sách ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao của Chính phủ Hoa Kỳ đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Công nghệ cao Hoa Kỳ (CAAN), hiện có hơn 1.000 vườn ươm doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao (agritech) đang hoạt động tại Hoa Kỳ, các doanh nghiệp agritech đã huy động được hơn 10 tỷ USD vốn đầu tư trong năm 2022

Chính sách hỗ trợ của Chính phủ Hoa Kỳ đã giúp các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao phát triển nhanh chóng và đạt được nhiều thành công Tiêu biểu có thể kể đến như: Công ty AeroFarms, chuyên sản xuất rau quả trong nhà kính; Công ty Plenty, chuyên sản xuất rau quả trong nhà máy; Công

ty Vertical Harvest, chuyên sản xuất rau quả trong nhà cao tầng,… Những doanh nghiệp này đã góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành nông nghiệp tại Hoa Kỳ, tạo ra nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân

1.3.1.3 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao (Agritech) Chính phủ Nhật Bản đã có nhiều kinh nghiệm quản

Trang 36

lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp Agritech Một trong những kinh nghiệm quan trọng của Nhật Bản là xây dựng hệ thống vườn ươm doanh nghiệp Agritech Hệ thống này cung cấp cho các doanh nghiệp trẻ các dịch vụ hỗ trợ như hỗ trợ diện tích văn phòng và nhà xưởng; hỗ trợ trang thiết bị và máy móc;

hỗ trợ về tư vấn về quản lý, tài chính, marketing; hỗ trợ về kết nối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp khác, Ngoài ra còn có cách chính sách về hỗ trợ tài chính, chính sách thuế nhằm giúp các doanh nghiệp trẻ Nhật Bản tiếp cận với công nghệ mới, nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh

Đến nay, Nhật Bản có hơn 100 vườn ươm agrtech với số lượng doanh nghiệp được hỗ trợ lên đến hơn 1.000 doanh nghiệp, huy động được hơn 100 triệu USD vốn đầu tư, tập trung vào cách ngành nghề phổ biến như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thực phẩm, phân phối thực phẩm, logistics nông nghiệp

Ươm tạo doanh nghiệp agritech là một trong những chính sách quan trọng của Chính phủ Nhật Bản nhằm phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao Chính sách này đã giúp các doanh nghiệp agritech phát triển nhanh chóng

và đạt được nhiều thành công Có thể kể đến một số vườn ươm doanh nghiệp agritech tiêu biểu tại Nhật Bản như Agri-Innovation Center Japan (AICJ); AGRITECH Business Incubator Japan (ABIJ); Japan Agritech Incubation Center (JAIC),…

1.3.1.4 Kinh nghiệm của Israel

Israel là một quốc gia nhỏ bé với diện tích chỉ 22.000 km2 và chỉ có khoảng 20% diện tích đất là có thể trồng trọt, một nửa trong số đó phải được tưới tiêu thường xuyên Tuy nhiên, Israel lại là một trong những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất thế giới Nhờ áp dụng công nghệ cao, Israel đã

có thể sản xuất ra nhiều loại nông sản với chất lượng cao và giá cả cạnh tranh

Một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của ngành nông nghiệp Israel là sự hỗ trợ của Chính phủ Một trong những kinh

Trang 37

nghiệm quan trọng của Israel là xây dựng hệ thống vườn ươm doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao Hệ thống này cung cấp cho các doanh nghiệp trẻ các dịch vụ hỗ trợ như hỗ trợ không gian văn phòng và nhà xưởng; Tư vấn về quản lý, tài chính, marketing và phát triển sản phẩm; Kết nối với các nhà đầu

tư và doanh nghiệp khác; Hỗ trợ về thương mại, như tham gia hội chợ, triển lãm và xúc tiến thương mại

Theo báo cáo của Hiệp hội Nông nghiệp Công nghệ cao Israel (IATI), hiện nay có hơn 100 ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao (agritech) đang hoạt động tại Israel Đã giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao ở Israel phát triển nhanh chóng và đạt được nhiều thành công, tạo ra hơn 100.000 việc làm và đóng góp hơn 10 tỷ USD cho nền kinh tế Israel Trong số đó có một số doanh nghiệp tiêu biểu có thể kể đến như: Công ty Netafim, chuyên phát triển hệ thống tưới nhỏ giọt; Công ty Arava, chuyên sản xuất các loại rau quả trong nhà kính; Công ty Carmel Agrexco, chuyên xuất khẩu nông sản,…

1.3.2 Kinh nghiệm tại một số địa phương trong nước

Khái niệm Vườn ươm vẫn còn khá mới mẻ ở Việt nam Tuy nhiên, cũng

có một số mô hình vườn ươm đã được xây dựng và phát triển, tập trung ở hai trung tâm chính của Việt Nam là Hà nội và TP.HCM Vườn ươm được chia làm 3 nhóm: Vườn ươm trong các Khu công nghệ cao, Vườn ươm trong trường đại học và vườn ươm trong doanh nghiệp Ở phía Bắc có 5 vườn ươm, bao gồm vườn ươm thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Quản lý (CRC) trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Vườn ươm HBI, Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao Hoà Lạc của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, 2 vườn ươm còn lại do Công ty Công nghệ Tin học Tinh Vân và công ty FPT thành lập Khu vực phía Nam có 6 vườn ươm là Vườn Ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao thuộc Khu Công nghệ cao (Saigon HiTech Park), Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công

Trang 38

nghệ thuộc Đại học Bách khoa TP HCM; Vườn ươm Khu Công viên Phần mềm Quang Trung (Software Park), Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ thuộc Đại học Nông lâm TP HCM, Vườn ươm Khu công nghiệp Tân tạo

và Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao thuộc Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2022, cả nước có

500 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao được thành lập mới Trong đó,

có 450 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực trồng trọt, 50 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản Các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang,…

1.3.2.1 Kinh nghiệm tại Hà Nội

Hà Nội là một trong những thành phố có tiềm năng phát triển nông nghiệp công nghệ cao lớn nhất Việt Nam Trong những năm gần đây, Hà Nội

đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trong đó tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao về vốn, đất đai, kỹ thuật, công nghệ và thị trường

Ngoài những chính sách từ Trung ương thì Hà Nội cũng đã ban hành nhiều chính sách riêng nhằm thúc đẩy và phát triển nông nghiệp công nghệ cao nói chung cũng như phát triển doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao nói riêng Có thể kể đến như:

Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 9/7/2012 của UBND thành phố

về việc phê duyệt Quy hoạch Phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm

2020, định hướng 2030;

Trang 39

Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 của HĐND Thành phố về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung Thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2020;

Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐND ngày 8/7/2015 của HĐND thành phố

về việc ban hành một số chính sách thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2016

- 2020;

Quyết định số 27/2017/QĐ-UBND ngày 07/8/2017 của UBND thành phố về việc ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 của HĐND thành phố về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn

2016 - 2020;

Quyết định số 28/2017/QĐ-UBND ngày 07/8/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐND ngày 8/7/2015 của HĐND thành phố về một số chính sách thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2016 - 2020;

Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 05/12/2018 HĐND thành phố

về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội (thay thế Nghị quyết số 04/2012/NĐ-HĐND ngày 05/4/2012 và Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐND ngày 08/7/2015);

Nhờ những chính sách trên đã giúp Hà Nội nhanh chóng nhân rộng và giúp các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao đứng vững và phát triển thuận lợi Tính tới thời điểm hiện tại Hà Nội hiện có 160 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 105 mô hình trồng trọt, 39 mô hình chăn nuôi, 15 mô hình thủy sản và 1 mô hình kết hợp trồng trọt và chăn

Trang 40

nuôi Có thể kể đến một số mô hình tiêu biểu như Khu sinh thái nông nghiệp công nghệ cao thung lũng Ngọc Linh (Thạch Thất), HTX Rau quả sạch Chúc Sơn (Chương Mỹ), Công ty TNHH xuất nhập khẩu KINOKO Thanh Cao (Mỹ Đức),… Ngoài ra, Hà Nội cũng đã quy hoạch 9 khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và kêu gọi đầu tư vào 7 dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng

Sự gia tăng số lượng doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Nội là một tín hiệu tích cực cho sự phát triển của ngành nông nghiệp Thủ đô Tuy nhiên, việc ban hành chậm trễ các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách

ưu đãi dành riêng cho NNCNC khiến cho doanh nghiệp và các cấp chính quyền lúng túng, chưa thể thực hiện được các ưu đãi một cách kịp thời Để chính sách thực sự phát huy hiệu quả, Thành phố cần rà soát quy trình và ban hành kịp thời, nhanh chóng các văn bản hướng dẫn thi hành Điều này sẽ giúp doanh nghiệp và các cấp chính quyền nắm bắt rõ ràng các chính sách ưu đãi, từ đó có thể thực hiện đúng và đủ các quy định

1.3.2.2 Kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Theo báo cáo của UBND TP Đà Nẵng năm 2021, Thành phố đã quy hoạch 04 phân khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích 2.986ha

để khai thác, thực hiện chức năng nghiên cứu, thử nghiệm, đào tạo, chuyển giao ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, kết hợp du lịch đều nằm trên địa bàn huyện Hòa Vang Hiện huyện Hòa Vang đang tập trung triển khai công tác chuẩn bị đầu tư

hạ tầng kỹ thuật và tổ chức xúc tiến, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào các vùng nông nghiệp công nghệ cao này

Bên cạnh việc quy hoạch quỹ đất dành cho nông nghiệp công nghệ cao,

TP Đà Nẵng cũng ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực này như:

Ngày đăng: 26/10/2024, 15:27

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w