Tổ chức triển khai các hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản lý nhà nước về Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên Địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 76)

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ƯƠM THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ƯƠM

2.2.2. Tổ chức triển khai các hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

TP. HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. TP. HCM cũng là một trong những địa phương tiên phong trong việc thực hiện các chính sách ươm tạo doanh nghiệp, nhằm khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có ý tưởng, sản phẩm, dịch vụ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo trong các lĩnh vực ưu tiên của thành phố.

Để triển khai chính sách ươm tạo doanh nghiệp tại TP. HCM trong thời gian vừa qua Thành phố đã triển khai nhiều chương trình, dự án để thực hiện như:

Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM đã ban hành Chương trình hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo của TP. HCM giai đoạn 2016 - 2020 nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố, góp phần xây dựng thành phố đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp bắt nhịp với khu vực và thế giới. Chương trình có mục tiêu hỗ trợ 200 dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ xây dựng và phát triển 50 cộng đồng khởi nghiệp sáng

tạo; hỗ trợ xây dựng và hoạt động của 20 trung tâm đổi mới sáng tạo, tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ xây dựng và hoạt động của 10 khu vực khởi nghiệp sáng tạo. Mức hỗ trợ tương ứng tối đa cho dự án là 2 tỷ đồng/dự án, thời gian hỗ trợ không quá 24 tháng.

Đề án hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP.

HCM giai đoạn 2021 - 2025 cũng được ban hành với mục tiêu hỗ trợ nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo cho 900 doanh nghiệp, ươm tạo, phát triển 300 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó hỗ trợ phát triển 30 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiếp cận nguồn vốn đầu tư mạo hiểm.

Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. HCM giai đoạn 2016 - 2020 được Ủy ban nhân dân TP. HCM ban hành theo Quyết định số 4181/QĐ- UBND ngày 15/8/2016. Chương trình nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Chương trình hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho 10.000 doanh nghiệp, trong đó 30% là các doanh nghiệp thuộc 4 ngành công nghiệp trọng điểm; Hỗ trợ 1000 dự án đổi mới công nghệ, sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng; Hỗ trợ 2000 dự án khởi nghiệp sáng tạo. Chương trình tập trung cung cấp các gói hỗ trợ cho các các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các lĩnh vực: Đào tạo, huấn luyện, tư vấn; Thông tin, xúc tiến thương mại; Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu;

Áp dụng công nghệ cao và công nghệ tiên tiến; Áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

Chương trình xây dựng và phát triển Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP. HCM (tại huyện Củ Chi), đây là khu nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên của Việt Nam, với diện tích 88,17 ha và tổng kinh phí đầu tư 152 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước. Khu này đã thu hút 14 nhà đầu tư đăng ký hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất giống cây trồng, sản xuất rau sạch, sản xuất nấm, cây

dược liệu, sản xuất giống cá cảnh và sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp. Năm 2009 Ủy ban nhân dân TP. HCM ban hành quyết định thành lập Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp NNCNC trực thuộc Ban Quản lý Khu NNCNC nhằm ươm tạo và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân hình thành và phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Xây dựng môi trường thuận lợi nhằm nuôi dưỡng các doanh nghiệp mới thành lập phát triển thành các doanh nghiệp đủ năng lực cạnh tranh trên thương trường.

Từ khi hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao được triển khai tại Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao thông qua việc thành lập Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao, ghi nhận có hơn 10.000 doanh nghiệp và cá nhân đăng ký tìm hiểu chương trình ươm tạo doanh nghiệp NNCNC, các ứng viên gồm có cá nhân, tổ chức và các công ty hiện hữu hoạt động và có công nghệ về trồng nấm ăn, nấm dược liệu, nhân giống và sản xuất tinh dầu cây dược liệu, Chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp, công nghệ sau thu hoạch,...

Hình 2.5. Lễ Tốt nghiệp chương trình Ươm tạo Doanh nghiệp NNCNC

“Nguồn: Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp NNCNC (2021)”

Đã hoàn thành và ban hành bộ tiêu chí tuyển chọn doanh nghiệp tham gia ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao (năm 2019). Trong đó các cá nhân/tổ chức khi tham gia, các thành viên Hội đồng tuyển chọn phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cần thiết để tham gia vào quá trình tuyển chọn.

Hình 2.6. Quy trình tuyển chọn cá nhân, tổ chức tham gia ươm tạo

“Nguồn: Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao (2019)”

BẮT ĐẦU

Ứng viên đệ trình đơn xin gia nhập và các tài liệu liên quan

TTUT phỏng vấn xác định ứng viên tiềm năng tham gia chương trình tiền ươm tạo

Hướng dẫn/ giải thích về chương trình ươm tạo

Thỏa thuận/ký kết một số cam kết giữa ứng viên và TTUT

Ứng viên hoàn thiện kế hoạch kinh doanh, thành lập DN và triển khai sản xuất thử nghiệm tại Khu NNCNC

DN báo cáo trước Hội đồng tuyển chọn

DN chính thức gia nhập TTUT

KẾT THÚC

Theo đó, các cá nhân, tổ chức khi tham gia ươm tạo vào TTUT phải hội đủ các điều kiện tiên quyết sau:

(1) Có ý tưởng hoặc kết quả nghiên cứu và triển khai (R&D) công nghệ, có tính khả thi và khả năng thương mại hoá.

(2) Sở hữu hợp pháp các kết quả R&D, công nghệ… sẽ áp dụng khi tham gia TTUT.

(3) Thuộc các lĩnh vực ưu tiên ươm tạo, phù hợp với các tiêu chí công nghệ.

(4) Có nhu cầu thực sự về sự hỗ trợ của TTUT.

(5) Có kế hoạch kinh doanh khả thi.

(6) Đáp ứng khả năng tương thích với các tiện ích, chương trình ươm tạo và sẵn sàng về nguồn lực.

(7) Cam kết tham gia các hoạt động của TTUT như: Quảng bá, tham quan, gặp gỡ, giao lưu giữa các doanh nghiệp, các khoá huấn luyện, đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ,…

(8) Cam kết chia sẻ và bảo mật thông tin giữa doanh nghiệp và Trung tâm Ươm tạo.

Qua quá trình tổ chức và hoạt động, Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, cụ thể như sau:

Hoạt động truyền thông, quảng bá: Đã tổ chức, tham gia 85 hội thảo, tọa đàm nhằm quảng bá về hoạt động ươm tạo, chương trình ươm tạo, tạo môi trường gắn kết, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về ươm tạo doanh nghiệp; Tham gia diễn đàn liên kết các trung tâm ươm tạo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

và hội thảo về chương trình nghiên cứu cơ bản khu vực Đông Nam Á về việc tăng cường các vườn ươm công nghệ và vườn ươm doanh nghiệp vừa và nhỏ do Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ và Hợp tác xã Indonesia.

Hoạt động đào tạo, tập huấn: Tổ chức 221 khóa đào tạo, tập huấn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm hỗ trợ tìm kiếm, phát hiện các ý tưởng, công nghệ và hiện thực hóa các ý tưởng, công nghệ, dự án kinh doanh khả thi trong thanh niên, sinh viên và các cá nhân, tổ chức quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp.

Hoạt động hỗ trợ tiếp thị, xúc tiến thương mại: Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia ươm tạo trưng bày tại 103 hội chợ - triển lãm; Hỗ trợ doanh nghiệp ươm tạo tiếp cận thị trường Indonesia nhằm quảng bá sản phẩm đến khu vực ASEAN thông qua dự án ASEAN - JAIF: Tăng cường khả năng cạnh tranh của DNNVV thông qua mạng lưới ươm tạo doanh nghiệp ASEAN - ABINet.

Hoạt động hỗ trợ pháp lý, tài chính: Hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia ươm tạo các thủ tục pháp lý để thương mại sản phẩm ra thị trường như:

Đăng ký chứng nhận VietGap; chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; các thủ tục đăng ký chứng nhận bảo hộ tài sản trí tuệ như bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, giải pháp hữu ích, sáng chế,…; Hỗ trợ doanh nghiệp ươm tạo tiếp cận phương thức hỗ trợ lãi vay với mức lãi suất 0% theo Quyết định số 655/QĐ- UBND ngày 12/02/2018 của Ủy ban Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy định khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2017 – 2020; Hỗ trợ doanh nghiệp ươm tạo vay vốn từ chương trình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp của Trung Tâm Hỗ Trợ Thanh Niên Khởi Nghiệp (BSSC).

Bảng 2.1. Kết quả hỗ trợ doanh nghiệp từ Chương trình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC)

STT Tên Công ty Năm Kinh phí

(triệu đồng) Ghi chú 1 Công ty CP NNCNC Thanh

Bình 2014, 2016 400

Vay 2 lần Lần 1: 200 Lần 2: 200 2 Công ty TNHH XNK Thiên

Nhiên Việt 2018, 2020 900

Vay 2 lần Lần 1: 300 Lần 2: 600 3 Công ty TNHH Sài Gòn

TCS 2019, 2021 800

Vay 2 lần Lần 1: 300 Lần 2: 500 4 Công ty TNHH Vuông Tròn 2019, 2020 1.000

Vay 2 lần Lần 1: 400 Lần 2: 600 5 Công ty TNHH Vườn rau

Nhà mình 2019, 2020 1.200

Vay 2 lần Lần 1: 600 Lần 2: 600 6 Công ty TNHH Phô mai

Việt Nam 2021 600

7 Công ty TNHH Medifun 2021 500

8 Công ty TNHH Đạt Butter 2022 600 9 Công ty TNHH Dược TPC

Thủ Đức 2022 600

10 Công ty CP Tập đoàn Năng

lượng 102 2022 500

11 Công ty TNHH SX TM

Hoàng Gia 2022 600

“Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm tổ chức và hoạt động của TTUT Doanh nghiệp NNCNC (2023)”

Trung tâm đã hỗ trợ 13 dự án tham gia chương trình Hỗ trợ Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - SpeedUp của Sở Khoa học và Công nghệ với tổng kinh phí là 12,8 tỷ đồng. Các dự án này bao gồm các lĩnh vực: sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học, đa dạng hóa thị trường nấm ăn và nấm dược liệu, sản xuất

máy hơ ngải cứu và nhang ngải cứu, sản xuất và đóng gói Phở tươi sấy thăng hoa, sản phẩm chế biến từ nấm, chế phẩm sinh học từ phụ/phế phẩm cá biển, bột rau má uống liền, hoàn thiện công nghệ khí canh, Agribis - Giải pháp công nghệ sinh học chuyển đổi canh tác nông nghiệp sang hướng hữu cơ bền vững, kit trồng nấm tại nhà, hoàn thiện công nghệ và sản xuất hệ thống pha phân tự động, điều khiển từ xa phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển sản phẩm tôm thẻ chân trắng chất lượng cho thị trường nội địa và xuất khẩu, hoàn thiện công nghệ nano hóa hỗn hợp tinh gừng và một số dược liệu được chiết xuất bằng công nghệ CO2 lỏng siêu tới hạn làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm bảo vệ sức khỏe.

Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tham gia cuộc thi HIS-COVID 2021 tìm kiếm các giải pháp đổi mới sáng tạo hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tại TP. HCM ứng phó dịch bệnh COVID-19 năm 2021. Kết quả có 03 dự án của doanh nghiệp đạt top 10 cuộc thi. Ngoài ra, Trung tâm cũng đã hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho 42 doanh nghiệp, bao gồm các dịch vụ: marketing, quảng bá sản phẩm, dịch vụ; khai thác, thông tin công nghệ, sáng chế; tư vấn pháp lý, sở hữu trí tuệ; đầu tư, thương mại hóa sản phẩm; đầu tư tài chính và đánh giá, định giá sản phẩm.

Các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Các doanh nghiệp được hỗ trợ đã có những bước phát triển tích cực, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng khả năng tiếp cận thị trường và nguồn lực, từ đó phát triển bền vững.

Bảng 2.2. Số lượng doanh nghiệp tham gia ươm tạo từ kết quả cuộc thi đổi mới sáng tạo giai đoạn 2017 - 2022.

STT Năm

Số DN tham gia

ươm tạo

Giai đoạn Tiền ươm

tạo

Giai đoạn ươm tạo chính thức

Giai đoạn Hậu ươm

tạo

Ghi chú

1 2017 19 5 8 6

2 2018 31 1 19 11

3 2019 19 5 8 6

4 2020 21 11 4 6

5 2021 54 6 27 21

6 2022 61 7 27 27

Tổng 205 35 93 77

“Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm tổ chức và hoạt động của TTUT Doanh nghiệp NNCNC (2023)”

Từ năm 2017 đến nay hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao còn được Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao tổ chức hàng năm thông qua cuộc thi “Đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”, qua quá trình tổ chức đã thu hút hơn 90.000 lượt quan tâm theo dõi và gần 500 dự án đăng ký tham gia. Qua đó tuyển chọn được 205 doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia ươm tạo, và ươm tạo thành công 35 doanh nghiệp với hơn 150 sản phẩm phát triển ổn định trên thị trường.

Cuộc thi đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Giúp các doanh nghiệp có những bước phát triển tích cực, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng khả năng tiếp cận thị trường và nguồn lực, từ đó phát triển bền vững.

Hình 2.7. Tình hình ươm tạo doanh nghiệp NNCNC giai đoạn 2015 - 2022 tại Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao

“Nguồn: Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao (2023)”

Từ kết quả đạt được có thể thấy hoạt động ươm tạo giai đoạn 2015 - 2018 từng bước tăng trưởng đều đặn, thu hút được nhiều dự án tham gia ươm tạo.

Tuy nhiên, giai đoạn 2019 - 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 hoạt động ươm tạo giảm xuống đáng kể khi chỉ ghi nhận 5 doanh nghiệp tiền ươm tạo, 8 doanh nghiệp ươm tạo chính thức và 6 doanh nghiệp hậu ươm tạo (năm 2018) và 11 doanh nghiệp tiền ươm tạo, 4 doanh nghiệp ươm tạo chính thức và 6 doanh nghiệp hậu ươm tạo (năm 2019).

Giai đoạn 2021 - 2022, hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao tại Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao có nhiều khởi sắc đáng ghi nhận, khi số lượng doanh nghiệp tham gia ươm tạo tăng trưởng đột biến, nguyên nhân phần lớn do Chính phủ, Ủy ban nhân dân TP. HCM kiểm

5 5

4 1

5

11

6 7

8

12

16

19

8

4

27 27

6

8 9

11

6 6

21

27

0 5 10 15 20 25 30

2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

HOẠT ĐỘNG ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP 2015 - 2022

Tiền Ươm tạo Ươm tạo Chính thức Hậu Ươm tạo

soát dịch bệnh Covid - 19 thành công và đưa ra nhiều giải pháp nhằm vực dậy nền kinh tế của đất nước, của Thành phố sau covid.

Trong những năm gần đây, hàng loạt cơ sở pháp lý được Chính phủ, Ủy ban nhân dân TP. HCM ban hành nhằm cải thiện hệ sinh thái khởi nghiệp nói chung cũng như hỗ trợ hoạt động ươm tạo doanh nghiệp của các Trung tâm ươm tạo/Vườn ươm tạo nói riêng. Trong đó có Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án

“Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” và Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến 2025”

đã từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý, chính sách thu hút và đầu tư,... cho hệ sinh thái khởi nghiệp và sự thuận lợi cho hoạt động ươm tạo doanh nghiệp.

Ngoài ra Chính phủ cũng đã ban hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (Luật số 04/2017/QH14) có nêu nguồn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao tại Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động ươm tạo thông qua những quy định và tiêu chí, các thủ tục cần thiết cho các cá nhân, tổ chức có mong muốn tham gia ươm tạo được thuận lợi thông qua 03 giai đoạn ươm tạo chính gồm:

Giai đoạn Tiền ươm tạo:

Trước khi ươm tạo những nhóm chủ xướng dự án (lúc này có thể chưa có công ty) trình bày dự án và nguyện vọng được hỗ trợ ươm tạo. Một bản ghi nhớ giữa đơn vị ươm tạo với nhóm chủ xướng dự án sẽ cho phép họ tham gia ươm tạo trong giai đoạn tiền ươm tạo và hưởng các giúp đỡ, giá biểu thấp như là cá thành viên chính thức (giai đoạn ươm tạo chính thức). Tuy nhiên họ chưa nhận đủ hỗ trợ như giai đoạn 2. Các giúp đỡ của đơn vị ươm tạo tập trung vào

việc chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh, một tư cách pháp nhân, một bộ máy nhân sự ban đầu và nếu cần hoàn thiện sản phẩm. Giai đoạn này kéo dài 3 tháng đến 6 tháng. Việc trình bày kết quả kinh doanh trước một hội đồng và được chấm điểm đạt sẽ là mốc chuyển sang giai đoạn 2.

Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2023 Trung tâm ươm tạo hiện có 07 đơn vị đang tham gia vào giai đoạn tiền ươm tạo.

Bảng 3.3. Các doanh nghiệp giai đoạn tiền ươm tạo.

STT Tên doanh nghiệp Lĩnh vực ươm

tạo Địa chỉ

Giai đoạn Tiền ươm tạo (07 doanh nghiệp)

1. Công ty TNHH MTV Wellness Farm

Sản xuất rau mầm

29/H5, Ấp Đông 1, Xã Thới Tam Thôn, Huyện Hóc Môn, TP.HCM

2. Công ty TNHH Sô Cô La Hallelu

Chế biến sau thu hoạch

90G đường Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

3. Công ty TNHH SXTM Greenery

Chế biến sau thu hoạch

Văn phòng 02, Tầng 8 Tòa nhà Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

4.

Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Tuần Hoàn Việt Nam

Chế biến sau thu hoạch

1053/1/4 Lê Đức Thọ, Phường 16, Quận Gò Vấp, TP.HCM 5. Công ty TNHH Sản xuất

Quốc Tế Hoàng Gia

Chế biến sau thu hoạch

160/42 Phan Huy Ích, Phường 12, Quận Gò Vấp, TP.HCM 6. Công ty TNHH 2G Chế biến sau

thu hoạch

44/3 Yên Đỗ, Phường 1, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

7. Công ty TNHH Ori Plus Chế biến sau thu hoạch

20/2A, Hẻm 20, Đường số 27, Phường Hiệp Bình Chánh, Thành phố Thủ Đức, TP.HCM “Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm tổ chức và hoạt động Trung tâm Ươm tạo

doanh nghiệp NNCNC (2023)”

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản lý nhà nước về Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên Địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)