Các Khái niệm liên quan đến công tác quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản lý nhà nước về Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên Địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 28)

8. Kết cấu của luận văn

1.1. Các Khái niệm liên quan đến công tác quản lý nhà nước về ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

1.1.1. Khái niệm Công nghệ cao

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Công nghệ cao năm 2008, Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.

1.1.2. Khái niệm Nông nghiệp công nghệ cao

Theo Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006) thì “Nông nghiệp Công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: Công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ”.

1.1.3. Khái niệm Ươm tạo doanh nghiệp

Theo Hiệp hội Ươm tạo doanh nghiệp quốc gia Hoa Kỳ (1999) thì “Ươm tạo doanh nghiệp hay Vườn ươm doanh nghiệp là nơi nuôi dưỡng các doanh nghiệp, giúp chúng sống sót và lớn lên trong giai đoạn khởi sự kinh doanh bằng cách cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và các nguồn lực cần thiết”.

1.1.4. Khái niệm doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Theo Khoản 5 Điều 3 Luật Công nghệ cao năm 2008, Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hay còn gọi là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra những nông sản có chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng cao.

Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao trước hết phải thỏa mãn các điều kiện của doanh nghiệp công nghệ cao, đó là:

Sản xuất ra các sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.

Tổng chi bình quân của doanh nghiệp trong 3 năm liền cho hoạt động nghiên cứu, phát triển được thực hiện phải đạt ít nhất 1% tổng doanh thu hàng năm, từ năm thứ tư trở đi phải đạt trên 1% tổng doanh thu. Doanh thu bình quân của doanh nghiệp trong 3 năm liền từ sản phẩm công nghệ cao phải đạt ít nhất 60% trong tổng doanh thu hàng năm, từ năm thứ trở đi phải đạt trên 70%. Số lao động của doanh nghiệp có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển phải đạt ít nhất 5% tổng số lao động; Áp dụng biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo quy định.

Đồng thời, doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao còn phải đáp ứng các điều kiện: Ứng dụng các công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển. Có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao để sản xuất nông nghiệp; Tạo ra nông sản có chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao.

1.1.5. Khái niệm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao Theo Khoản 8 Điều 3 Luật Công nghệ cao năm 2008, Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao là quá trình hình thành, phát triển doanh nghiệp công

nghệ cao thông qua các hoạt động trợ giúp về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ cần thiết.

Từ khái niệm trên có thể hiểu Ươm tạo doanh nông nghiệp công nghệ cao là quá trình hình thành, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao thông qua các hoạt động trợ giúp về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ cần thiết trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giúp các doanh nghiệp này sống sót và lớn lên trong giai đoạn khởi sự kinh doanh.

1.1.6. Phân loại quá trình ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

Quá trình ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao là quá trình hỗ trợ các cá nhân, tổ chức có ý tưởng, dự án, sản phẩm liên quan đến nông nghiệp công nghệ cao để phát triển thành các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh và bền vững. Quá trình này có thể được phân loại theo các bước sau:

Bước 1: Tìm kiếm và lựa chọn các ý tưởng, dự án, sản phẩm tiềm năng trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Các tiêu chí lựa chọn có thể bao gồm: tính mới, tính khả thi, tính thương mại hóa, tính giải quyết vấn đề của xã hội, tính phù hợp với thị trường và môi trường.

Bước 2: Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các cá nhân, tổ chức được lựa chọn, bao gồm: tư vấn, đào tạo, hướng dẫn, cấp vốn, cung cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nguyên liệu, kết nối với các đối tác, khách hàng, nhà đầu tư, cơ quan quản lý.

Bước 3: Theo dõi và đánh giá kết quả hoạt động của các cá nhân, tổ chức được hỗ trợ, bao gồm: doanh thu, lợi nhuận, số lượng khách hàng, thị phần, chất lượng sản phẩm, mức độ hài lòng của khách hàng, tác động xã hội và môi trường.

Bước 4: Tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức được hỗ trợ ra khỏi quá trình ươm tạo khi đã đạt được các tiêu chí về sự tự chủ, ổn định và phát triển của doanh nghiệp.

1.1.7. Đặc điểm của ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao là một quá trình hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, thân thiện với môi trường và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đặc điểm của quá trình ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao bao gồm:

Cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp.

Tạo ra một môi trường kết nối, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp, các nhà khoa học, các cơ quan quản lý và các bên liên quan khác.

Khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và thử nghiệm các ý tưởng mới, các giải pháp mới trong sản xuất nông nghiệp.

Tập trung vào các lĩnh vực có tiềm năng phát triển cao, có giá trị gia tăng cao và có thể xuất khẩu như: rau quả sạch, hoa kiểng, cây cảnh, cây thuốc, thủy sản, chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản lý nhà nước về Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên Địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)