1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý Đầu tư xây dựng của ban quản lý dự Án Đường hồ chí minh với các dự Án giao thông Đường bộ tại Địa bàn huyền hòa vang thanh phố Đà nẵng

80 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý đầu tư xây dựng của Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh với các dự án giao thông đường bộ tại địa bàn Huyện Hoà Vang, Thành phố Đà Nẵng
Tác giả Phan Tiến Anh
Người hướng dẫn PGS,TS. Nguyễn Hoàng
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 37,24 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Khái quát về đầu tư và quản lý dự án đầu tư xây dựng dự án giao thông (15)
  • 1.11. Khái niệm dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao 12-8 MA (15)
    • 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình L4//8//10/1-8./1/1,1-1, N08 (15)
  • 1.2. Tổ chức bộ máy, nội dung quản lý dự án đầu tư xây đựng giao thông đường bộ.. I0 1. Tổ chức bộ máy quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông đường bộ (0)
    • 1.2.2. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông đường bộ (20)
  • 1.3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông (0)
    • 3.1.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng dự án giao thông đường bộ tại địa bàn Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng.......................... 55255 ScccSrrrrerrrrree 44 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng dự án giao thông đường bộ tại địa bàn huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng của Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí 3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện tỗ chức bộ máy và cơ chế quản [ÿ (54)
    • 3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện quá trình lập, thẩm định dự án và quyết định đầu 3.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý đấu thầu, thi công công trình và thanh toán, (58)
  • 3.3. Một số kiến nghị với hệ thống quản lý nhà nước Trung Ương và Thành phố Đà Nẵng....................... 2222 2 22212221221122122112211211211211211121121121121121221211112220122122122212 21 ee 55 1. Một số kiến nghị với hệ thống quản lý nhà nước Trung Uơng......................... 55 2. Một số kiến nghị với hệ thống quản lý nhà nước, sở, ngành Thành phố Đà (65)

Nội dung

Đề án đề tài “Quản lý đầu tư xây dựng của Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh với các dự án giao thông đường bộ tại địa bàn Huyện Hoà Vang, Thành phố Đà Nẵng ” là công trình nghiên cứu c

Khái niệm dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao 12-8 MA

Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình L4//8//10/1-8./1/1,1-1, N08

a) Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ

Giao thông đường bộ là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm toàn bộ hệ thống cầu đường phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân cũng như nhu cầu giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng giữa những người dân trong cùng một vùng hay giữa vùng này với vùng khác hoặc giữa nước này với nước khác, xoá đi khoảng cách địa lý, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hệ thống giao thông đường bộ là tổng hợp hệ thống cầu, đường giao thông, các công trình trên tuyến như cống các loại, hệ thống lan can, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo, tất cả tạo thành một hệ thống liên hoàn phục vụ nhu cầu đi lại, giao luu kinh tế, văn hoá giữa các vùng với nhau, giữa nơi này với nơi khác, quốc gia này với quốc gia khác Giao thông đường bộ là một bộ phận quan trọng của giao thông vận tải nói riêng và của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nói chung Cơ sở hạ tầng là tổ hợp các công trình vat chất kỹ thuật, có chức năng, phục vụ trực tiếp dịch vụ sản xuất, đời sống của dân cư được bồ trí trên một phạm vi lãnh thổ nhất định

Khoản 1, Điều 46, Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008, Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-VPQH Luật Giao thông đường bộ ngày 05 tháng 7 năm 2019 quy định: “Đâu £ xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là việc đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ” Vì vậy đầu tư xây dựng dự án giao thông đường bộ là việc dau tu dé nang cấp, dựng mới, cải tạo lại kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nhằm mục đích đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất trong điều kiện cụ thể Quản lý dự án đầu tư xây đựng công trình giao thông đường bộ là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình giao thông đường bộ Quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông đường bộ được thê hiện theo chu trình như Hình 1.1 Chu trình quản lý dự án (Phụ phục 2): b) Đặc điểm của quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông đường bộ

- GTĐB là kết quả của các dự án đầu tư phát triển nên quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ mang đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển là: + GTĐB là các công trình xây dựng nên nó có vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài và thường thông qua các hoạt động kinh tế khác đề có thể thu hồi vốn Do đó vốn đầu tư chủ yếu dé phát triển GTĐB ở Việt Nam là từ nguồn vốn NSNN

+ Thời kỳ đầu tư kéo dài và đầu tư được tính từ khi khởi công thực hiệndự án cho đến khi dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng, nhiều công trình có thời gian kéo đài hàng chục năm Thời gian vận hành kết quả đầu tư kéo dài là thời gian này được tính từ khi

+ Vì đầu tư phát triển GTĐB đòi hỏi cần có vốn đầu tư lớn cùng với thời kỳ đầu tư kéo dài nên nó thường có độ rủi ro cao, trong đó có nguyên nhân chủ quan là do công tác quy hoạch ở nước ta còn nhiều hạn chế nên nhiều công trình xây dựng không phát huy được hiệu quả cần thiết Các công trình xây dựng thường có quy mô lớn, kết cau phức tạp, thời gian thi công thường khá dài Vì vậy, công tác tô chức quản lý và định giá công trình xây dựng của chủ đầu tư cũng như công tác hạch toán chỉ phí thi công của nhà thầu diễn ra tương đối phức tạp

+ Các dự án xây dựng được triển khai tại một địa điểm cố định, còn các phương tiện sản xuất (máy móc, trang thiết bị, ) phải di chuyển theo địa điểm xây dựng, khiến quá trình quản lý và sử dụng tài sản, vật tư thường khá phức tạp do chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, dé mat mat, hư hỏng Việc định giá máy móc, trang thiết bị phải liên tục được cập nhập do sự phát triển liên tục của khoa học và công nghệ cũng như cần phải có các kiến thức sâu rộng đối với các yếu tố về kỹ thuật nhằm bảo đảm yêu cầu chất lượng của công tác định giá Tuổi thọ của máy móc, trang thiết bị thường khá ngắn, chịu tác động từ các yếu tố như môi trường tự nhiên, cường độ sử dụng, trình độ của con người và công tác bảo trì máy móc, trang thiết bị

- Bên cạnh những đặc điểm chung của hoạt động đầu tư phát triển GTĐB cũng có những đặc điểm riêng của nó:

+ Quản lý đầu tư phát triển GTĐB mang tính hệ thống và đồng bộ Tính hệ thống và đồng bộ được thể hiện ở chỗ mọi khâu trong quá trình đầu tư phát triển GTĐB đều liên quan mật thiết với nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động đầu tư: bất kỳ sai lầm nào từ khâu kế hoạch hóa hệ thống GTĐB đến khâu lập dự án hay thấm định các dự án đường bộ cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận hành của toàn bộ hệ thống đường bộ và gây ra những thiệt hại lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội Tính hệ thống và đồng bộ không những chỉ phối đến các thiết kế, quy hoạch mà còn thê hiện ở cả cách thứctô chức quản lý theo ngành và theo vùng lãnh thổ Chính đặc điểm này đã đòi hỏi khi lập kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát trién GTDB không được xem xét tới lợi ích riêng lẽ của từng dự án mà phải xét trong mối quan hệ tông thé của toàn bộ hệ thống để đảm bảo được tính đồng bộ và hệ thống của toàn mạng lưới GTĐB, tránh tình trạng có vài dự án ảnh hưởng đến chất lượng của toàn hệ thống

+ Quản lý dự án đầu tư phát trién GTDB mang tính định hướng Day là đặc điểm xuất phát từ chức năng và vai trò của hệ thống quản lý nhằm thỏa mãn nhu cầu đi lại, vận chuyên hàng hóa của dân cư, tô chức, doanh nghiệp Các dự án đầu tư xây dựng GTĐB cũng cần phải có một lượng vốn lớn, thực hiện trong khoảng thời gian dài, do tính định hướng vì nó là ngành đi tiên phong tạo tiền đề cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác

+ Dự án đầu tư xây dựng GTĐB mang tính chất vùng, địa phương và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đặc điểm địa hình, phong tục tập quán của từng vùng, từng địa phương, trình độ phát triển kinh tế của mỗi nơi và quan trọng nhất là chính sách phát triển của nhà nước Do đó quản lý dự án đầu tư xây dựng GTĐB nhằm đảm bảo cho mỗi vùng và địa phương phát huy được thế mạnh của mình và đóng góp lớn vào sựphát triển chung của cả nước

+ Quản lý dự án đầu tư xây dựng GTĐB mang tính xã hội hóa cao và có nhiều đặc điểm giống với hàng hóa công cộng Các công trình GTĐB là hàng hóa công cộng vì mục đích sử dụng của nó là để phục vụ cả chức năng sản xuất và đời sống: là tổng hòa mục đích của nhiều ngành, nhiều người, nhiều địa phương và của toàn xã hội Điều này đòi hỏi đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế và mục tiêu cộng đồng mang tính chất phúc lợi xã hội Điều này là rất quan trọng đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam trong điều kiện NSNN hạn hẹp cùng với đó là thu nhập của người dân vẫn còn thấp nên không thê đáp ứng hết nhu cầu đầu tư phát triển GTĐB

Ngoài ra, quản lý xây dựng GTĐB thường được chia làm nhiều giai đoạn tùy thuộc và quy mô, tính chất phức tạp của mỗi công trình Nhiều dự án bị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt, Vì vậy, việc quản lý và giám sát cần đảm bảo sát sao, tuân thủ đúng theo thiết kế, hợp đồng Riêng đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, hồ sơ thủ tục thường khá phức tạp, quá trình xin phê duyệt chủ trương đầu tư và dự án đầu tư thường kéo dài

1.1.2.2 Vai trò của quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ a) Vai trò liên kết các hoạt động của dự án và các bên hữu quan

Quản lý dự án đầu tư xây dựng GTĐB có vai trò liên kết tất cả các hoạt động của dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết mối quan hệ giữa nhóm QLDA với các bên hữu quan; tăng cường hợp tác vàchỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án; sớm phát hiện những vướng mắc nảy sinh để điều chỉnh kịp thời Từ đó tạo ra hệ thống GTĐB có chất lượng cao đủ điều kiện đề phát triển kinh tế xã hội

Quản lý dự án đầu tư xây dựng GTĐB gồm các vai trò:

- Quản lý dự án đầu tư xây dựng GTĐB đảm bảo tiết kiệm nguồn ngân sách nhà nước và hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, các hoạt động thương mại trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, vùng miền và địa phương. thông đường bộ không chỉ giúp kết nối các khu vực, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyên hàng hóa và dịch vụ, thúc đây hoạt động kinh tế và thương mại Đồng thời, quản lý dự án xây dựng GTĐB cũng cần tập trung vào việc đảm bảo chất lượng công trình và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn dé bao vệ người dân và tài sản Bằng cách này, quản lý dự án GTĐB không chỉ đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững cho quốc gia, các vùng miễn và địa phương

- Quản lý dự án đầu tư xây dựng GTĐB góp phần nâng cao trình độ cơ sở hạ tầng của quốc gia, tao diéu kién dé ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, thương mại, Tiết giảm chỉ phí đầu vào, nâng cao hiệu quả và phát triển các ngành nghề của quốc gia và địa phương b) Vai trò tiết kiệm ngân sách nhà nước và thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương và quốc gia

Tổ chức bộ máy, nội dung quản lý dự án đầu tư xây đựng giao thông đường bộ I0 1 Tổ chức bộ máy quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông đường bộ

Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông đường bộ

Về lý thuyết, tiến trình QLDA đầu tư xây dựng giao thông đường bộ được thực hiện qua Hình 1.3 Tiến trình quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông đường bộ (Phụ lục 4) và về nội dung bao gồm:

1.2.2.1 Quản lý thiết lập dự án đầu tư xây dựng giao thông đường bộ

Mục đích của giai đoạn này là chuẩn bị và thực hiện các hoạt động cần thiết để dự án được hình thành, định hình rõ về mặt nội dung và tổ chức cũng như những điều kiện khác Giai đoạn này cần giải quyết các công việc như nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư; Xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư; Tiến hành điều tra, khảo sát và lựa chọn địa điểm xây dựng; Lập dự án đầu tư Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thâm quyền quyết định đầu tư, tổ chức cho vay von dau tu va co quan thâm định dự án đầu tư Giai đoạn này kết thúc khi nhận được văn bản Quyết định đầu tư của người quyết định đầu tư Đây là giai đoạn đầu tiên của công tác QLDA đầu tư xây dựng GTĐB Là công việc hết sức phức tạp, mang tính tổng hợp cao, đòi hỏi nhiều kiến thức sâu, rộng trên từng lĩnh vực tổ chức — kinh tế - kỹ thuật Giai đoạn này có vai trò rất quan trọng, tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở 2 giai đoạn sau, đặc biệt là với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư Làm tốt các công tác chuẩn bị đầu tư như chất lượng và độ chính xác của kết quả nghiên cứu sẽ tạo tiền đề cho quá trình thực hiện của dự án được thuận lợi, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư là có lãi, nhanh chóng phát huy hết nguồn lực phục vụ dự kiến Dự án có thể bị dừng ngay trong giai đoạn này nếu thuyết minh về ý tưởng và mục tiêu của dự án không đủ sức thuyết phục người quyết định đầu tư hoặc không tìm được phương án triển khai, thực hiện ý tưởng đó, nói cách khác, không làm rõ được tính cấp thiết, tính khả thi và thành quả đích thực của dự án Thành công của dự án phụ thuộc chính vào chất lượng và sự chuẩn bị các kế hoạch trong giai đoạn này

1.2.2.1.1 Nghiên cứu và lượng giá các căn cứ để xây dựng dự án xây dựng giao thông đường bộ

Nghiên cứu và lượng giá là các căn cứ để xây dựng dự án là một quy trình quan trọng trong quản lý dự án xây dựng GTĐB Các nhà nghiên cứu và chuyên gia sẽ phân tích các yếu tố khác nhau như chỉ phí, thị trường, nguy cơ và lợi ích để định rõ những yếu tố cơ bản cần thiết để xây dựng một dự án thành công Bằng cách sử dụng các phương pháp như phân tích chi phí-hiệu quả, phân tích SWOT và phân tích lợi ich-chi phí, họ có thể đánh giá tính khả thi của dự án và xác định các yếu tố quyết định quan trọng Kết quả của nghiên cứu và lượng giá này không chỉ cung cấp thông tin cần thiết cho quyết định về việc tiếp tục hoặc hủy bỏ dự án, mà còn giúp tối ưu hóa hiệu quả và hiệu suất của dự án trong quá trình triển khai

1.2.2.1.2 Thiết kế kỹ thuật trong dự án xây dựng GTĐB

Trong quản lý thiết lập dự án, thiết kế kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và định hình các yếu tố kỹ thuật của dự án Quá trình bao gồm việc lập kế hoạch và thiết kế chỉ tiết các phần tử kỹ thuật của dự án, từ cơ sở hạ tầng đến các công nghệ và thiết bị cụ thể Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan dé dam bảo rằng thiết kế đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, hiệu suất và an toàn Quản lý thiết lập dự án cũng bao gồm việc đánh giá và quản lý rủi ro kỹ thuật, đảm bảo rằng các thiết kế đề xuất đáp ứng được các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật Bằng cách này, việc thiết kế kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và xác định phạm vi, chi phí và lịch trình của dự án, đồng thời đảm bảo rằng dự án được thực hiện một cách hiệu quả và thành công.

1.2.2.1.3 Xác định nguôn von dau tư và dự kiến kế hoạch triển khai dự án đầu tư xây dựng giao thông đường bộ

Xác định nguồn vốn đầu tư và lập kế hoạch triển khai dự án là bước quan trọng trong quản lý dự án Trước hết, cần tiễn hành một đánh giá kỹ lưỡng về các nguồn vốn có sẵn và dự kiến cần thiết để thực hiện dự án Điều này bao gồm việc xác định nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, tư nhân, vốn vay, hoặc từ các nguồn hỗ trợ khác Sau đó, can lập một kế hoạch chỉ tiết về việc sử dụng các nguồn vốn này, bao gồm việc phân bổ chi phí cho các giai đoạn khác nhau của dự án và quản lý nguồn vốn một cách hiệu quả đề đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án Kế hoạch triển khai dự án nên bao gồm các bước cụ thể, một lịch trình rõ ràng, và các chỉ số đo lường hiệu suất để theo đõi và đánh giá tiến triển của dự án Bằng cách này, việc xác định nguồn vốn đầu tư và lập kế hoạch triển khai dự án đảm bảo rằng dự án được thực hiện một cách hợp lý và đạt được mục tiêu đề ra

1.2.2.2 Thâm định dự án và quyết định đầu tư dự án đâu tư xây dựng giao thông đường bộ

1.2.2.2.1 Thâm định dự án đầu tư xây dựng giao thông đường bộ

Trong quản lý dự án xây dựng GTĐB, việc thấm định dự án là một quy trình quan trọng dé dam bảo rang dự án được triển khai một cách hiệu quả và đạt được các tiêu chí cần thiết Thẩm định dự án có thể được thực hiện từ hai phía:

+ Thâm định Kỹ thuật: Đánh giá sự khả thị kỹ thuật của dự án, bao gồm VIỆC Xác định tính khả thi của các công nghệ và phương pháp sử dụng, đánh giá rủi ro kỹ thuật và đảm bảo rằng các phương án thiết kế đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và an toàn + Thẩm định Kinh tế: Đánh giả về mặt tài chính của dự án, bao gồm việc xác định chi phí dự kiến, tính khả thi tài chính, và các nguồn vốn có sẵn hoặc cần tìm kiếm Đánh giá kinh tế cũng bao gồm việc ước lượng các lợi ích kinh tế dự kiến của dự án

Việc theo đõi tiến độ thi công là quan trọng để đảm bảo rằng dự án được trién khai theo kế hoạch và đúng tiến độ Điều này bao gồm việc đánh giá và quản lý lịch trình công việc, giám sát tiến độ thực hiện, xác định và giải quyết các rủi ro có thê ảnh hưởng đến tiến độ, và đảm bảo rằng các bên liên quan hoàn thành công việc đúng hạn Việc đảm bảo chất lượng các hạng mục và công trình là một phần không thê thiếu trong quản lý dự án Điều này bao gồm việc thiết lập các tiêu chuân chất lượng, thực hiện kiểm tra và kiểm định định kỳ, xử lý các vấn đề liên quan đến chất lượng ngay khi chúng xuất hiện, và đảm bảo rằng các công việc được thực hiện đúng theo tiêu chuẩn và yêu cầu 1.2.2.2.2 Quyết dinh dau tư dự án đầu tư xây dựng giao thông đường bộ

Quyết định đầu tư là quá trình quan trong trong quan ly du án, đặc biệt là trong việc xác định các khía cạnh tài chính của dự án Các phần chính của quyết định đầu tư bao gồm:

+ Tổng vốn đầu tư: Đây là tổng số vốn cần thiết để thực hiện dự án, bao gồm cả chi phí cố định và biến đổi Xác định tổng vốn đầu tư là một phan quan trong dé dam bao rằng dự án có nguồn lực đủ để hoàn thành một cách thành công

+ Nguồn vốn đầu tư: Đây là các nguồn lực tài chính mà dự án sẽ sử dụng đề thực hiện Các nguồn vốn có thể bao gồm vốn tự có, vốn vay từ các tổ chức tài chính, hoặc hỗ trợ từ các đối tác hoặc chính phủ

+ Phân bổ vốn đầu tư: Đây là quá trình phân chia và sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho các mục tiêu cụ thé trong dự án Việc phân bổ vốn đúng cách giúp đảm bảo rằng nguồn lực được sử dụng hiệu quả và đạt được các kết quả mong muốn

+ Tiến độ thu hồi vốn đầu tư: Đây là thời gian dự kiến mà dự án sẽ thu hồi lại vốn đầu tư ban đầu thông qua doanh thu hoặc các phương thức khác Việc xác định tiến độ thu hồi vốn đầu tư là một phần quan trọng của việc đánh giá tính khả thi tài chính của dự án và định hình chiến lược đầu tư

1.2.2.3 Quản lý đấu thầu, thi công và thanh quyết toán dự án đầu tư xây dựng giao thông đường bộ

1.2.2.3.1 Quản lý đầu thầu dự án dau tư xây dựng giao thông đường bộ a) Cơ sở quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông đường bộ Ở Việt Nam, vấn đề quản lý dự án đã được chú ý từ đầu những năm 90, thể hiện ở việc ban hành các Luật, các Nghị định và các văn bản pháp quy khác về quản lý đầu tư và xây dựng nhưng còn thiếu tính hệ thống và đồng bộ Đến nay, hệ thống Luật, Nghị định và các văn bản pháp quy đã ngày càng có những bước tiến và trở thành cơ sở pháp ly cho van đề quản lý dự án Việc quản lý hoạt động đấu thầu được dựa trên hệ thống và quy trình được thiết lập để quản lý các hoạt động liên quan đến quá trình đấu thầu Việc quản lý hoạt động đấu thầu dự án xây dựng GTĐB bao gồm các hệ thống thông tin và tài liệu, các quy định và quy trình, và cơ cấu tổ chức cho quản lý đấu thầu Hệ thống các văn bản pháp quy đã định hình và làm rõ những vấn đề cơ bản của quản lý dự án, đó là:

- Quản lý vĩ mô đối với dự án hay còn gọi là quản lý Nhà nước đối với dự án, bao gồm tổng thê các biện pháp vĩ mô tác động đến các yếu tố của quá trình hình thành, triển khai thực hiện và kết thúc dự án Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, Nhà nước mà đại điện là các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế sử dụng công cụ quản lý vĩ mô bằng hệ thống văn bản pháp quy như các Luật, Nghị định, Thông tư về các chính sách, kế hoạch, quy hoạch, chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, chính sách đầu tư, chính sách thuế, những quy định về chế độ tài chính kế toán, thống kê, bảo hiểm, tiền lương dé theo dõi chặt chẽ, định hướng va chi phối hoạt động của dự án

Các yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông

Quan điểm hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng dự án giao thông đường bộ tại địa bàn Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng 55255 ScccSrrrrerrrrree 44 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng dự án giao thông đường bộ tại địa bàn huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng của Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí 3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện tỗ chức bộ máy và cơ chế quản [ÿ

địa bàn Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng

- Dự án xây dựng đường cao tốc đoạn Hòa Liên - Túy Loan thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, thành phố Đà Nẵng, được xây dựng theo quy mô hoàn chỉnh phù hợp với Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Việc coi dự án Hòa Liên — Túy Loan là dự án trọng điểm của Thành phố Đà Nẵng, tuyến đoạn cao tốc này nếu hoàn thành đúng tiến độ sẽ kết nối đoạn tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi vào cao tốc Túy Loan - La Sơn - Cam

Lộ thông thương toàn tuyến cao tốc dài gần 300 km từ tỉnh Quảng Trị đi qua các tỉnh Thừa Thiên Huế - phố Đà Nẵng đến tỉnh Quảng Ngãi, góp phần giảm tải đáng kể lưu lượng giao thông cho Quốc lộ 1A đi qua địa bàn miền Trung, thúc đây phát triển kinh tế, xã hội các địa phương trong khu vực

- Dự án xây dựng đường cao tốc đoạn Hòa Liên - Túy Loan thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, thành phố Đà Nẵng, xây dựng theo quy mô hoàn chỉnh 4 làn xe nhằm hoàn thiện nền, mặt đường, kết nối cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và đoạn La Sơn - Hòa Liên đã xây dựng để nâng cao năng lực thông hành; giảm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông góp phần hoàn chỉnh mạng lưới đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đảm bảo an ninh - quốc phòng, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng cao, vận chuyển hàng hóa trong khu vực miền trung, Tây Nguyên, tạo tiền đề thúc đây phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng nói riêng và vùng miền trung, Tây Nguyên nói chung

- Quản lý dự án đầu tư xây dựng GTĐB cao tốc Hòa Liên - Túy Loan tuân thủ các quy định pháp luật, điều kiện thực tế và đáp ứng các mục tiêu quản lý Đường Hồ Chí Minh Ban QLDA cần đảm bảo rằng mọi hoạt động trong quá trình đầu tư và xây dựng đều tuân thủ đúng các quy định về môi trường, an toàn lao động, quy hoạch và pháp lý khác Điều này đảm bảo sự bền vững và phát triển hài hòa của dự án với môi trường và cộng đồng Ban QLDA cần phải đáp ứng các điều kiện thực tế, bao gồm cả yếu tô kỹ thuật, tài chính và môi trường xã hội Điều này đòi hỏi sự linh hoạt và đồng thuận trong việc điều chỉnh kế hoạch và phương thức triển khai dự án đề đối phó với các thách thức và rủi ro xuất phát từ điều kiện thực tế Ban QLDA phải đáp ứng các mục tiêu quản lý của Đường Hồ Chí Minh, như là tăng cường năng lực vận tải, cải thiện an toàn giao thông và bảo vệ môi trường Dự án cao tốc Hòa Liên — Túy Loan cần được thiết kế và triển khai sao cho đáp ứng được những mục tiêu này, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nỗi vùng kinh tế, tăng cường giao thương và phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương xung quanh

- Quản lý dự án đầu tư xây dựng GTĐB cao tốc Hòa Liên - Túy Loan đảm bảo thực hiện các mục tiêu tiết kiệm chỉ phí đầu tư, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong thụ hưởng các kết quả dự án Việc đảm bảo tiết kiệm chi phí đầu tư, Ban QLDA cần phải thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả và tối ưu hóa nguồn lực Việc phân tích cân thận các khía cạnh kỹ thuật, tài chính và môi trường của dự án sẽ giúp xác định các cơ hội để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình Để nâng cao chất lượng và hiệu quả thụ hưởng các kết quả dự án, Ban QLDA cần phải chú trọng đến việc thiết kế và triển khai dự án sao cho đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và môi trường Đồng thời, việc tăng cường giám sát và kiểm tra chất lượng trong quá trình thi công và vận hành cũng là yếu tố không thê thiếu để đảm bảo rằng dự án đạt được các mục tiêu đề ra Việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc thụ hưởng các kết quả dự án đòi hỏi sự quản lý thông tin và truyền thông hiệu quả Ban QLDA cần phải tạo ra các cơ chế và phương tiện dé thông báo và tương tác với cộng đồng, nhằm đảm bảo rằng họ có thé thụ hưởng và sử dụng các cơ sở hạ tầng mới một cách tiện lợi và an toàn

Tóm lại, quản lý du án đầu tư xây dựng đường cao tốc Hòa Liên - Tay Loan khong chỉ tập trung vào việc tiết kiệm chi phí đầu tư mà còn đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả trong thụ hưởng các kết quả của dự án, từ đó mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng và nền kinh tế

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng dự án giao thông đường bộ tại địa bàn huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng của Ban Quản lý dự án đường

3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý

Với mỗi loại hình nguồn vốn đầu tư, việc triển khai dự án và quản lý có quy trình riêng, vậy nên Ban QLDA cần có tổ chức quản lý thêm về theo chuyên môn hóa từ Lãnh đạo đến các phòng và cán bộ phụ trách dự án Việc phân công Lãnh đạo các Ban và phòng quản lý dự án theo nguồn vốn đầu tư sẽ tạo ra được sự chuyên môn hóa cao, tạo ra sự thuận lợi trong việc trao đôi, nắm bắt thông tin và giải quyết công việc từng dự án giữa Ban và các cơ quan đơn vị từ Chính phủ đến các Bộ, Ngành và các bên liên quan thay vì việc toàn bộ bộ máy, các phòng ban đều phải tham gia vào dự án.

3.2.1.1 Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy

Nhằm khắc phục tồn tại về tính thiếu chuyên nghiệp trong bộ máy quản lý dự án tại Ban QLDA và nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ của Ban quản lý dự án Đường Hồ Chí Minh Mỗi loại hình nguồn vốn đầu tư, việc triển khai dự án và quản lý dự án lại có quy trình riêng Do vậy, Ban QLDA cần phải tổ chức quản lý theo chuyên môn hóa từ Lãnh đạo đến các phòng và cán bộ phụ trách dự án Để thực hiện QLDA các dự án với nhiều loại hình nguồn vốn, phát huy tính chuyên môn hóa và sự phối hợp giữa các phòng thì đề xuất mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng như sau:

1) Văn phòng: Phụ trách công tác tổ chức cán bộ, công tác hành chính;

2) Phòng Tài chính - Kế toán: Phụ trách công tác cấp phat thu, chi của các dự án; công tác thu, chi các hoạt động của co quan;

3) Phòng Kinh tế - Kế hoạch: Phụ trách công tác chuẩn bị đầu tư, công tác kế hoạch von;

4) Phòng Kỹ thuật - Thẩm định: Thực hiện công tác soát xét, kiểm tra, quản lý về mặt kỹ thuật, chất lượng hồ sơ trong các giai đoạn thiết kế; thâm định thiết kế, dự toán của các dự án theo đúng quy định pháp luật; tham mưu giúp lãnh đạo Ban phê duyệt thiết kế BVTC trường hợp được Bộ GTVT ủy quyền phê duyệt;

5) Phòng Pháp chế đấu thầu: Phụ trách công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng của các dự án;

6) Phòng Quản lý dự án 1: Phụ trách quản lý các dự án vốn ODA;

7) Phòng Quản lý dự án 2: Phụ trách quản lý các dự án vén NS, TPCP;

8) Phong Quan ly du an 3: Phu trach quan ly cac du an PPP

Lanh dao Ban va cac can bé phu trach du an ngoai viéc am hiểu vả có kinh nghiệm trong quản lý dự án đầu tư xây dựng nói chung, còn phải có những kiến thức và kinh nghiệm trong quản lý các dự án theo nguồn vốn mình phụ trách nói riêng Để quản lý giai đoạn thực hiện đầu tư, từng dự án phải thành lập Ban điều hành dự án tại hiện trường do 01 lãnh đạo cấp phòng làm giám đốc điều hành Giám đốc điều hành dự án phải có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành xây dựng phủ hợp với yêu cầu của dự án, có chứng nhận về nghiệp vụ quản lý dự án và đáp ứng các điều kiện theo quy định Các cá nhân đảm nhận chức danh thuộc ban điều hảnh dự án phải có chuyên môn đào tạo và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc do mình đảm nhận Lãnh đạo Ban và các cán bộ phụ trách dự án cần không chỉ am hiểu và có kinh nghiệm trong quản lý dự án xây dựng nói chung mà còn phải có những kiến thức, kinh nghiệm riêng trong quan lý các dự án theo nguồn vốn mà cá nhân đó phụ trách nói riêng để đảm bảo thông tin, công việc được chuyền liên mạch.

Việc phân công Lãnh đạo Ban và phòng quản lý dự án chuyên trách các dự án theo nguồn vốn đầu tư sẽ tạo ra được sự chuyên môn hóa cao Đồng thời, cũng tạo ra sự thuận lợi trong việc trao đổi nắm bắt thông tin, giải quyết công việc của từng dự án giữa Ban với các cơ quan đơn vị từ Chính phủ đến các Bộ, Ngành và các đối tác liên quan 3.2.1.2 Giải pháp về tăng cường công tác đào tạo bôi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

- Cần phải tăng cường đảo tạo nghiệp vụ QLDA cho đội ngũ cán bộ của Ban bằng nhiều hình thức khác nhau như cử cán bộ đi đào tạo nghiệp vụ trong nước và ngoài nước Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Ban cần đặc biệt quan tâm tới việc đào tạo cán bộ và cấp chứng chỉ quản lý dự án quốc tế Việc đưa ra chính sách, hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, nhất là đảo tạo trên đại học (Tiến sỹ, Thạc sỹ), với mục tiêu là tạo nguồn cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, có kiến thức quản lý kinh tế vững vàng, có bản lĩnh chính trị và đạo đức lối sống tốt, có kiến thức hiểu biết xã hội rộng, hiểu biết pháp luật, có trình độ giao tiếp với các đối tác

- Bố trí nguồn kinh phí dao tao và thành lập bộ phận phụ trách công tác đào tạo trực thuộc văn phòng Bộ phận đào tạo có nhiệm vụ lên danh sách, kế hoạch, danh mục đảo tạo từ đó thuê các đơn vị, chuyên gia có uy tín đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và đặc biệt là các kỹ năng quản lý dự án cho CBCNV

- Tổ chức các buổi phổ biến Luật, Nghị định, thông tư hướng dẫn và các văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng Đồng thời, việc động viên, khuyến khích CBCNV tự đào tạo nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cũng cần thiết để nâng cao trình độ chuyên môn của CBCNV

3.2.1.3 Giải pháp về hoạt động công tác tuyển dụng

Nhóm giải pháp hoàn thiện quá trình lập, thẩm định dự án và quyết định đầu 3.2.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý đấu thầu, thi công công trình và thanh toán,

Tổ chức tiến trình lập dự án cần thận: Đảm bảo rằng quá trình lập dự án được tiến hành một cách cần thận và toàn diện, bao gồm việc thu thập và phân tích thông tin, đánh giá các lựa chọn, và xác định phạm vi và mục tiêu của dự án Tạo ra một kế hoạch chi tiết và thực hiện các bước theo đúng quy trình

Thực hiện thẩm định độc lập: Đưa vào thực hiện quá trình thâm định dự án bởi các cơ quan độc lập hoặc bên ngoài dự án Điều này giúp đảm bảo tính khách quan và chính xác của quá trình đánh giá và đánh giá dự án

Sử dụng các công nghệ và phương pháp tiên tiến: Áp đụng các công nghệ và phương pháp tiên tiến như mô phỏng, phân tích dữ liệu lớn, và các công cụ quản lý dự án thông minh đề tăng cường sự chính xác và hiệu quả của quá trình lập dự án

Tăng cường tương tác và tham gia của các bên liên quan: Đảm bảo sự tương tác chặt chẽ và tham gia của các bên liên quan, bao gồm cả cộng đồng, các nhà đầu tư, các chuyên gia, và chính phủ địa phương Sự đồng thuận và hỗ trợ từ các bên liên quan có thể giúp cải thiện chất lượng và tính khả thi của dự án Đảm bảo minh bạch và trách nhiệm: Đảm bảo rằng quá trình lập dự án và thâm định diễn ra một cách minh bạch và có trách nhiệm, và thông tin về dự án được công bố rộng rãi cho công chúng Điều này giúp xây dựng niềm tin và hỗ trợ từ cộng đồng, cũng như tăng cường quản lý rủi ro và kiêm soát

3.2.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý đấu thầu, thi công công trình và thanh toán, quyết toán dự ún

3.2.3.1 Giải pháp hoàn thiện quản lý đầu thầu

Việc tô chức đấu thầu trực tuyến, cần phải tuyên truyền, phổ biến về ưu điểm và lợi ích mang lại khi ứng dụng đấu thầu qua mạng vào công tác lựa chọn nhà thầu Tạo điều kiện dé cán bộ tiếp cận với thương mại điện tử một cách hữu hiệu nhất Ngoài ra, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến về đầu thầu qua mạng đến cả phía nhà thầu, để nhà thầu hiểu được lợi ích, nắm được cách thức tham gia đấu thầu và tích cực tham gia Trong giai đoạn tới, đề lựa chọn được các đơn vị nhà thầu thực sự có năng lực, có kinh nghiệm để triển khai thực hiện các gói thầu, dự án; đồng thời công tác đấu thầu được công khai, công bằng và đảm bảo tính cạnh tranh cao, thì việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu chủ yếu áp dụng theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế, hạn chế áp dụng hình thức chỉ định thầu.

Hoàn thiện về mặt nhân sự đáp ứng công tác đấu thầu bằng cách tổ chức các khóa học nâng cao nghiệp vụ đấu thầu, bồi dưỡng kỹ năng máy tính cho cán bộ chuyên viên tại Ban; tập huấn lớp đấu thầu qua mạng sao cho tất cả các cán bộ tham gia lĩnh vực dau thầu đề nắm được quy trình đầu thầu qua mạng Để thực hiện chuyên môn hóa trong việc tổ chức đấu thầu, Ban cần phải thành lập tổ chuyên gia đấu thầu chuyên biệt (trực thuộc phòng Pháp chế đấu thầu) cho từng loại hình nguồn vốn như ODA, vốn Ngân sách, vốn TPCP, vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) Tổ trưởng tô chuyên gia đấu thầu của Ban phải là người có kiến thức về quản lý dự án, am hiểu các quy định về đấu thầu đặc biệt đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, có trình độ ngoại ngữ, có kinh nghiệm trong công tác lập Hồ sơ mời thầu và xét thầu, cũng như xử lý các tình huống trong đầu thầu Các thành viên tổ chuyên gia dau thầu phải đảm bảo các điều kiện tối thiêu sau:

+ Am hiểu pháp luật về đầu tư và đầu thầu, đặc biệt đối với những tình huống phát sinh trong đấu thầu

+ Có trình độ ngoại ngữ

+ Có kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm về quản lý dự án

+ Có trình độ chuyên môn về xây dựng các công trình hạ tầng giao thông Cần có các đề án, dự án, kế hoạch đảo tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực tham gia công tác đấu thầu như: tăng cường công tác dao tạo nghiệp vụ về đấu thầu, dau thầu qua mạng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, các ban quản lý dự án chuyên ngành; thắt chặt các điều kiện cấp chứng chỉ hoạt động đấu thầu; phối hợp với các trường đại học hình thành các khoa chuyên ngành đảo tạo về đấu thầu; nghiên cứu quy định tính toán chi phi cho công tác tư vấn đấu thầu theo hướng phù hợp hơn

3.2.3.2 Giải pháp hoàn thiện thi công công trình

- Căn cứ thời gian thực hiện dự án được duyệt tại Quyết định đầu tư dự án, Ban

QLDA lập tiến độ tổng thể thực hiện dự án trình Bộ GTVT phê duyệt làm căn cứ tô chức triển khai các công việc, gói thầu của dự án Tiến độ tổng thể phải thể hiện đầy đủ, tuần tự với mốc thời gian bắt đầu và kết thúc tất cả các công việc, gói thầu của dự án, đảm bảo thời gian hoàn thành dự án đúng theo mốc thời gian được duyệt tại Quyết định đầu tư dự án

- Căn cứ tiễn độ ký kết trong hợp đồng thi công xây dựng, Ban QLDA chi dao nhà thầu lập tiến độ thi công xây dựng gói thầu trình TVGS và Ban QLDA chấp thuận trước khi triển khai thi công Với những công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn, tháng, quý, năm.

- Căn cứ thời gian thực hiện dự án được duyệt tại Quyết định đầu tư dự án, Ban

QLDA lập tiến độ tổng thể thực hiện dự án trình Bộ GTVT phê duyệt làm căn cứ tô chức triển khai các công việc, gói thầu của dự án Tiến độ tổng thể phải thể hiện đầy đủ, tuần tự với mốc thời gian bắt đầu và kết thúc tất cả các công việc, gói thầu của dự án, đảm bảo thời gian hoàn thành dự án đúng theo mốc thời gian được duyệt tại Quyết định đầu tư dự án

- Căn cứ tiến độ ký kết trong hợp đồng thi công xây dựng, Ban QLDA chỉ đạo nhà thầu lập tiễn độ thi công xây dựng gói thầu trình TVGS và Ban QLDA chấp thuận trước khi triển khai thi công Với những công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo đài thì tiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn, tháng, quý, năm

- Căn cứ tiễn độ thi công của các gói thầu, Ban QLDA lập bản tổng tiến độ thi công dự án để làm cơ sở quản lý điều hành Ban QLDA tô chức kiểm tra theo dõi, giám sát tiễn độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án

- Việc kiểm tra theo dõi, đánh giá tiến độ thi công phải được thực hiện thường xuyên liên tục Ban QLDA thực hiện việc họp giao ban hàng tuần tại hiện trường dé danh gia tiến độ thi công, chỉ đạo điều hành và thống nhất kế hoạch tiến độ tuần tiếp theo Ban chỉ đạo Nhà thầu và TVGS phải lập báo cáo kế hoạch tiến độ thi công tuần đối với từng công việc của gói thầu Báo cáo phải thê hiện đầy đủ khối lượng theo thiết kế, khối lượng đã thực hiện và kế hoạch thi công tiếp theo

Các giải pháp chính thực hiện việc điều chỉnh tăng cường nguồn lực để đây nhanh tiến độ thi công đối với các hạng mục công việc, gói thầu bị chậm tiến độ bao gồm: + Bồ sung hỗ trợ kinh phí cho nhà thầu: Tăng mức tạm ứng hợp đồng, thay bảo lãnh tạm ứng bằng giá trị khối lượng đã thi công, đây nhanh tốc độ nghiệm thu thanh toán khối lượng hoàn thành

+ Yêu cầu Nhà thầu bổ sung thêm mũi thi công, bổ sung thêm máy móc thiết bị, nhân công

+ Ban QLDA thực hiện việc bảo lãnh tín chấp với các nhà cung cấp vật liệu; Thông thường các nhà thầu mua vật liệu theo phương thức trả sau, vì vậy các nhà cung cấp vật liệu chỉ cung cấp cầm chừng, thậm chí ngừng cung cấp khi nhà thầu chậm thanh toán tiền Khi đó, Ban QLDA cần chủ động làm việc với các nhà cung cấp vật liệu và đứng ra cam kết việc yêu cầu nhả thầu thanh toán tiền vật liệu khi nhận được tiền thanh toán từ Chủ đầu tư hoặc yêu cầu Nhà thầu ký phụ lục hợp đồng để Chủ đầu tư trực tiếp trả tiền vật liệu khi thanh toán khối lượng hoàn thành.

Một số kiến nghị với hệ thống quản lý nhà nước Trung Ương và Thành phố Đà Nẵng 2222 2 22212221221122122112211211211211211121121121121121221211112220122122122212 21 ee 55 1 Một số kiến nghị với hệ thống quản lý nhà nước Trung Uơng 55 2 Một số kiến nghị với hệ thống quản lý nhà nước, sở, ngành Thành phố Đà

3.3.1 Một số kiến nghị với hệ thống quản lý nhà nước Trung Uong

Thay đổi phương thức làm quy hoạch: Cách làm quy hoạch hiện nay vừa làm tăng tính cục bộ của các bộ, ngành, địa phương vừa làm giảm kỷ luật và khả năng phối hợp của trung ương Kết quả là nguồn lực đầu tư công của quốc gia trở nên phân tán, chồng chéo, kém hiệu quả Một phương thức làm quy hoạch tốt hơn sẽ cần phải xác định rất rõ ràng các mục tiêu vả ưu tiên chiến lược của đầu tư công, để từ đó có cơ sở loại bỏ những đề xuất đầu tư không thích hợp ngay từ đầu Quy hoạch và căn cứ vào nguồn lực thực tế, nghĩa là những đề xuất đầu tư nhưng không có cơ sở rõ ràng và thuyết phục về nguồn lực sẽ không được đưa vào trong quy hoạch Tuân thủ kỷ luật quy hoạch, nghĩa là không cho phép điều chỉnh, bỗ sung quy hoạch nếu như không có luận chứng thực sự xác đáng Quy hoạch phải có tính điều phối giữa các cấp, các ngành Cụ thể là các quy hoạch tổng thé kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ đặc biệt, dia phương v.v phải có đầu mối tổng hợp và phối hợp đề tránh sự chồng chéo, phân tán Thẩm định dự án và kiểm tra thẩm định dự án độc lập: Công tác thâm định dự án đã được quy định trong các văn bản pháp quy liên quan đến đầu tư công Vấn đề là làm thế nào đề việc thâm định dự án trở nên thực chất và có chất lượng, bằng cách:

+ Tập trung thâm quyền và năng lực thâm định dự án vào một cơ quan Theo kinh nghiệm quốc tẾ, cơ quan này tốt nhất là Bộ Tài chính hoặc Bộ Đầu tư

+ Áp dụng các chuẩn mực quốc tế về thầm định dự án đối với tất cả các dự án đầu tư công Đồng thời, sử dụng thống nhất các chuẩn mức thâm định dự án cho mọi dự án đầu tư công, bất kề nguồn vốn như thé nào

+ Áp dụng chế độ thâm định khác nhau với ba nhóm dự án: Đối với những dự án có tầm quan trọng và quy mô đặc biệt thì nhất thiết cần thành lập hội đồng thâm định độc lập Đối với những dự án có tầm quan trọng và quy mô thấp hơn nhưng vượt qua một ngưỡng nào đó thì tuy không cần thành lập hội đồng thâm định độc lập, song nên thực hiện đánh giá lại kết quả thâm định một cách độc lập Đối với các dự án còn lại, chỉ cần đánh giá lại kết quả thẩm định khi thấy cần thiết.

Lựa chọn dự án phải đi đôi với lập dự toán đầu tư: Một đặc điểm tai hại trong quản lý đầu tư công hiện nay ở Việt Nam là có sự tách rời giữa một bên là lựa chọn dự án và lập dự toán với bên kia là bố trí nguồn vốn Đề thay đổi điều này cần phải:

+ Chỉ phê duyệt dự án nếu như nó có phương án bồ trí nguồn vốn đầy đủ và đáng tin cậy

+ Bộ Tài chính (phối hợp với các bộ ngành hữu quan) cần thâm định chặt chẽ về khả năng bồ trí vốn, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư công quan trọng

+ Hạn chế đến mức tối đa việc ứng trước các vốn năm sau cho các dự án đang triển khai

+ Đối chiếu chỉ phí của dự án đang xem xét với các dự án khác trong nước và quốc tế để đảm bảo chỉ phí không bị phóng đại Trong trường hợp có sự chênh lệch đáng kê về chỉ phí thì phải yêu cầu chủ đầu tư giải trình chỉ tiết

+ Áp dụng khuôn khổ ngân sách trung hạn cho cả cấp trung ương và địa phương Tăng cường hiệu quả của việc triển khai dự án: Cần hạn chế tình trạng các dự án bị kéo dài, đội giá thành bằng cách:

+ Thực hiện tốt các khâu chuẩn bị, đặc biệt là giải phóng mặt bằng

+ Theo dõi, giám sát, đánh giá chặt chẽ tiến độ thực hiện dự án, tiến độ giải ngân và/hoặc bố trí nguồn vốn, và những trục trac phat sinh dé có biện pháp khắc phục sớm + Đấu thầu và mua sắm công cạnh tranh và minh bạch

+ Tạo điều kiện cho sự tham gia và giám sát của những bên có lợi ích liên quan Siết chặt kỷ luật đối với việc điều chỉnh dự án: Thực tế thời gian qua cho thấy rất nhiều dự án đầu tư công phải điều chỉnh, từ đó tạo ra nhiều xáo trộn trong hệ thống quản ly đầu tư công, đặc biệt là công tác lập kế hoạch và bố trí nguồn vốn Đề khắc phục tình trạng này, cần phải:

+ Thắt chặt khả năng điều chỉnh tiễn độ, dự toán và phương án tài chính để buộc chủ đầu tư phải tính toán căn cơ ngay từ trước khi thực hiện dự án

+ Những dự án đề nghị điều chỉnh cần có luận chứng chỉ tiết Những luận chứng này sau đó phải được cơ quan có thâm quyền đánh giá và chấp thuận

+ Quy rõ trách nhiệm đối với những tổ chức và cá nhân là nguyên nhân của việc phải điều chỉnh dự án

Coi việc quản lý vận hành dự án như một khâu trong quy trình quản lý đầu tư công: Cho đến nay, vận hành dự án không được coi là thuộc phạm vi của quản lý đầu tư công Điều này dẫn tới việc thiếu trách nhiệm của đơn vị triển khai dự án cũng như khả năng thất thoát và/hoặc giảm giá trị tài sản nhà nước trong quá trình vận hành Đề hạn chế tình trạng này, chính phủ nên:

+ Yêu cầu chủ đầu tư (đơn vị triển khai dự án) có trách nhiệm bảo hành trong một thời gian nhất định đối với các dự án họ thực hiện

+ Gắn khả năng được phép thực hiện các dự án trong tương lai với chất lượng và hiệu quả thực hiện các dự án trong quá khứ

+ Thực hiện đăng bộ tài sản hình thành từ đầu tư công một cách đầy đủ

+ Theo dõi và hạch toán đầy đủ những thay đổi về giá trị của tài sản công trong suốt quá trình vận hành

+ Theo dõi chất lượng và hiệu quả cung ứng dịch vụ của dự án đầu tư công + Có dự toán đầy đủ chỉ phí thường xuyên cho hoạt động vận hành cũng như bảo trì, bảo dưỡng dự án khi đi vào hoạt động

Ngày đăng: 26/10/2024, 09:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  1.2.  Sơ  đô  quản  lý  đâu  tư  xây  dựng  theo  nghị  định  PL3 - Quản lý Đầu tư xây dựng của ban quản lý dự Án Đường hồ chí minh với các dự Án giao thông Đường bộ tại Địa bàn huyền hòa vang thanh phố Đà nẵng
nh 1.2. Sơ đô quản lý đâu tư xây dựng theo nghị định PL3 (Trang 9)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN