Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong năm 2022, nhìn chung các chỉ tiêu doanh thu và chi phí đều tăng so với năm 2021 tuy nhiên tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP KIDO
Được thành lập vào năm 1993, KIDO có tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh phân phối các mặt hàng thực phẩm tiêu dùng như dầu ăn, kem, bánh kẹo, thực phẩm ăn vặt và nước giải khát KIDO chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm
2002 với vốn điều lệ 150 tỷ đồng
Hiện nay, KIDO đang sở hữu Nhà máy sản xuất các loại bánh từ bột tại Quận 12, Tp Hồ Chí Minh, quy mô 19.044 tấn sản phẩm/năm và 02 Nhà máy Thực phẩm Đông lạnh ở Bắc Ninh và Củ Chi; 04 Nhà máy Dầu ăn ở Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Nhà Bè, Tổng công suất cung cấp ra thị trường gồm: 21 triệu lít sữa chua/năm; 24 triệu lít kem/năm; 15.000 tấn bánh bao, bánh hấp/năm; hơn 400.000 tấn dầu thành phẩm/năm tại 02 Nhà máy Dầu Tường An và Nhà máy Dầu KIDO Nhà Bè (Golden Hope Nhà Bè trước kia) Mỗi năm công suất tại Nhà máy Dầu Vocarimex đạt 130.000 tấn dầu tinh luyện, 120.000 tấn dầu thành phẩm và 4.000 tấn dầu mè Ngoài ra với lợi thế từ công ty con đem lại, KIDO còn sở hữu hệ thống kho chứa gần 8.000 m2 ; Bồn chứa chất lỏng 22.300 m3 và 04 cầu tàu tại Cảng Nhà Bè chịu tải trọng: 20.000 DWT hàng, 5.000 tấn dầu Tiếp tục sứ mệnh trở thành Tập đoàn thực phẩm số 1 tại Việt Nam và mở rộng sang khu vực Đông Nam Á, KIDO đã phát triển mạng lưới phân phối bán lẻ rộng khắp cả nước với đa dạng các loại thực phẩm tiêu dùng mang tính thiết yếu, tiện lợi và độc đáo tại 450.000 điểm bán ngành hàng khô, 120.000 điểm bán ngành hàng lạnh Thông qua việc chuyển đổi linh hoạt các kênh bán hàng trên toàn quốc như GT, MT, KA, CVS, kênh online, sàn thương mại điện tử (Lazada, Shopee, Tiki, …), KIDO sẽ tiếp tục mở rộng thị trường theo hướng cao cấp hóa và đa dạng hóa nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng ở mọi lứa tuổi trên khắp mọi miền đất nước và vươn ra thế giới
Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu: Bán buôn thực phẩm; Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thực phẩm và nước uống như kem ăn, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại đồ uống không cồn, nước khoáng; Sản xuất kinh doanh và xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu, mỡ động thực vật, từ các hạt có dầu, thạch dừa; sản xuất, kinh doanh các loại bao bì đóng gói; xuất khẩu nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất chế biến ngành dầu thực vật
• Đối với ngành hàng khô
Các sản phẩm dầu ăn được đặc chế theo công thức phối hợp độc đáo từ nguyên liệu tự nhiên và sự kết hợp cùng công nghệ sản xuất hiện đại sẽ mang đến cho khách hàng món ăn ngon hảo hạng, đủ chất dinh dưỡng và chăm sóc tốt sức khỏe cho các thành viên trong gia đình của người tiêu dùng
KIDO đang sở hữu những dây chuyền sản xuất hiện đại nhất tại Việt Nam, trong đó có nhiều dây chuyền thuộc lọai hiện đại nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và thế giới Tòan bộ các máy móc thiết bị được trang bị mới 100%, mỗi dây chuyền sản xuất của từng dòng sản phẩm là một sự phối hợp tối ưu các thiết bị máy móc hiện đại có xuất xứ từ nhiều nước khác nhau Các sản phẩm có nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nhà cung cấp uy tin, tuân thủ quy trình sản xuất khép kín theo công nghệ châu Âu, bao gồm hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2008) và tiêu chuẩn GMP - HACCP Sản phẩm được bổ sung thêm nhiều vi chất dinh dưỡng có lợi sức khỏe như: Vitamin A; Omega 3,6,9; Vitamin E ): Dầu tinh luyện được chiết rót vào các loại bao bì chai nhựa PET trên các dây chuyền thiết bị chiết dầu chai tự động của CHLB Đức và Ý KIDO cho biết sẽ tăng cường lợi thế về kênh phân phối, chuỗi cung ứng… đồng thời đa dạng hoá danh mục sản phẩm tập trung hơn phát triển các sản phẩm cốt lõi, cao cấp và chất lượng
• Đối với ngành hàng lạnh Đầu tư vào Nhà máy có diện tích 25.000 m2 Với vốn đầu tư ban đầu là 400 tỷ, đây là nhà máy lớn nhất khu vực phía Bắc, được trang bị hệ thống công nghệ mới nhất trong sản xuất thực phẩm đông lạnh với công suất hàng năm là 7 triệu lít kem, 9 triệu lít sữa chua, hơn 5 tấn bánh
Bánh bao KIDO được sản xuất trên công nghệ Nhật Bản, dựa theo bí quyết làm bánh truyền thống lâu đời của người Nhật, KIDO đã tạo nên sản phẩm bánh bao có vị ngon đặc trưng truyền thống của riêng mình; đặc biệt không sử dụng chất bảo quản Khoai tây chiên là sản phẩm nhập khẩu từ Hà Lan được sản xuất trên dây chuyên công nghệ hiện đại của Hà Lan, từ quá trình chọn nguyên vật liệu tới khâu sơ chế và đóng gói theo quy trình khép kín, đảm bảo về chất lượng Đặc biệt là quy trình cấp đông ngay sau khi sơ chế theo công nghệ hiện đại của Hà Lan, đảm bảo sản phẩm luôn giữ được 100% dinh dưỡng tươi ngon
Công ty đã đầu tư rất lớn vào hệ thống logistics Hiện công ty đã có đến 176 xe chuyên chở hàng và hệ thống kho lạnh ở khắp nơi trên Việt Nam Kênh phân phối của công ty hiện nay cũng đã lên đến 70.000 điểm Chính điều này khiến công ty KIDO tiết kiệm chi phí rất lớn Công ty luôn không ngừng nâng cao chất lượng đảm bảo vệ sinh, công ty đã đạt những bằng khen về mặt quản lý chất lượng trong đó cao nhất là chứng chỉ HACCP Áp dụng quy trình chế biến thực phẩm vệ sinh tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo an toàn cho công nhân, người tiêu dùng và môi trường
Tất cả các sản phẩm của công ty đều được kiểm nghiệm trước khi đưa ra thị trường, đáp ứng được chất lượng và độ vệ sinh tiêu chuẩn trên thế giới và tiêu chuẩn vệ sinh theo yêu cầu trong nước Tất cả nguyên liệu phải được kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan, hóa lý, vi sinh Việc lựa chọn nguyên liệu đúng, chất lượng, phù hợp với giá cả sẽ tạo ra những sản phẩm chất lượng và phù hợp với nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng Mỗi loại nguyên liệu sẽ được bảo quản trong những điều kiện thích hợp như sữa tươi sẽ được bảo quản trong các thiết bị kín làm bằng thép không gỉ, nhiệt độ.
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP KIDO
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trong năm 2022, nhìn chung các chỉ tiêu doanh thu và chi phí đều tăng so với năm 2021 tuy nhiên tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí làm cho các chỉ tiêu lợi nhuận giảm so với năm 2021
Bảng 1 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty KIDO
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2 Các khoản giảm trừ doanh thu
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (3=1-2)
4 Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (5=3-4)
6 Doanh thu hoạt động tài chính
7 Chi phí tài chính CPTC 273,960,693,454 193,571,933,683 41.53
Trong đó: Chi phí lãi vay
8 Phần lãi trong công ty liên doanh, liên kết
9 Chi phí bán hàng CPBH 1,446,024,851,216 1,196,590,673,681 63.60 58.34 20.85
10 Chi phí quản lý doanh nghiệp
11 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
14 Lãi (lỗ) lợi nhuận khác (14-13)
15 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
16 Chi phí thuế TNDN hiện hành
17 Thu nhập thuế TNDN hoãn lại
19 Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh DTT KD 12,785,156,338,320 10,656,783,899,403 19.97
20 Tổng doanh thu thuần từ các hoạt động của doanh nghiệp
- Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 19.78% Điều này vừa phản ánh việc tăng lượng hàng hóa bán ra làm tăng doanh thu và lợi nhuận; vừa giúp công ty tăng tốc độ thu hồi vốn và mở rộng thị trường tiêu thụ Tuy nhiên, cần xem doanh thu tăng có phải thật sự do tăng lượng hàng bán ra hay do tăng giá bán, hoặc do tình hình biến động hàng tồn kho, Bởi vì mỗi nguyên nhân làm tăng doanh thu này đều có mặt tích cực và có mặt hạn chế của nó
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 19.42% Tuy nhiên, doanh thu thuần tăng trong điều kiện tốc độ tăng doanh thu bán hàng chậm hơn tốc độ tăng các khoản giảm trừ (tăng 41.23%) Nếu thực tế diễn ra theo chiều ngược lại sẽ làm cho doanh thu thuần tăng với số tiền và tỷ lệ cao hơn Mặt khác, cũng cần phải đi sâu xem xét cụ thể về mức tăng của từng khoản giảm trừ để xem việc tăng đó là do công ty thực hiện trách nhiệm với khách hàng hay do thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước
- Giá vốn hàng bán tăng 21.5% Thực tế tại công ty cho thấy, so với năm 2021 quy mô hàng bán ra tăng thì giả vốn hàng bán tăng là điều đương nhiên Vấn đề cần phải xem xét là giá vốn đơn vị sản phẩm bán ra có tăng hay không, vì điều này mới thực sự dẫn đến làm giảm lợi nhuận của công ty
- Chi phí tài chính tăng 41.53% làm lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh giảm 80 tỷ đồng Toàn bộ chi phi tài chính là lãi vay phải trả cho thấy ở năm 2022 công ty đã sử dụng vốn vay nhiều hơn năm 2021
- Chi phí bán hàng tăng 20.85% làm lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh giảm 249 tỷ đồng Nếu trong cấu thành chi phí bán hàng không có khoản chi phí nào tăng gây lãng phí hoặc bất hợp lý thì việc tăng chi phí bán hàng sẽ dẫn đến việc tăng doanh số bán ra Thực tế tại công ty, doanh số bán ra đã tăng 2112 tỷ đồng (hay tăng 19.78%)
- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 166 tỷ hay tăng 68.57% Chi phí quản lý doanh nghiệp có thể tăng do doanh nghiệp mở rộng quy mô đồng nghĩa với việc tăng về nhân viên, tăng lương, thưởng và phụ cấp cho nhân viên Tăng về thuê mặt bằng, chi phí văn phòng, chi phí tài sản cố định,… Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng trong khi lợi nhuận giảm chứng tỏ bộ máy quản lý của công ty được tổ chức và hoạt động chưa hiệu quả.
Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp
Muốn khả năng tài chính của doanh nghiệp vững mạnh cần quản lý và sử dụng có hiệu quả các loại chi phí phát sinh trong sản xuất, kinh doanh; bởi vì điều đó sẽ làm cho lợi nhuận thuần của doanh nghiệp được nâng cao Do đó cần phân tích hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp
Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và chi phí của doanh nghiệp
Bảng 2 Chỉ tiêu kết quả và chi phí của công ty KIDO
CHỈ TIÊU KÝ HIỆU 2022 2021 TĐPT (lần)
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ DTBH 12,787,155,345,809 10,675,274,452,835 1.20
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ DTTBH 12,535,183,485,036 10,496,864,470,758 1.19
Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh DTTKD 12,785,156,338,320 10,656,783,899,403 1.20
Tổng doanh thu thuần từ các hoạt động của doanh nghiệp DTT 12,817,458,711,314 10,662,027,037,544 1.20
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ LG 2,273,606,392,388 2,051,014,928,567 1.11
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh LTKD 498,509,683,549 688,519,687,662 0.72
Lợi nhuận sau thuế TNDN LTST 374,655,514,295 653,290,573,518 0.57
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế LTTT 510,598,393,276 687,829,457,176 0.74
Giá vốn hàng bán GV 10,261,577,092,648 8,445,849,542,191 1.21
Chi phí bán hàng CPBH 1,446,024,851,216 1,196,590,673,681 1.21
Chi phí quản lý doanh nghiệp CPQLDN 409,162,881,014 242,722,786,530 1.69
Chi phí tài chính CPTC 273,960,693,454 193,571,933,683 1.42
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp
Bảng 3 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí của công ty KIDO
CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ Công thức tính ĐVT 2022 2021 TĐPT
1 Hiệu quả sử dụng giá vốn hàng bán
Năng suất sử dụng giá vốn hàng bán tính theo DTBH
Năng suất sử dụng giá vốn hàng bán tính theo DTTBH
Năng suất sử dụng giá vốn hàng bán tính theo DTTKD
Năng suất sử dụng giá vốn hàng bán tính theo DTT
Tỷ suất lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ trên giá vốn hàng bán
Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên giá vốn hàng bán
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
TNDN trên giá vốn hàng bán
Tỷ suất tổng lợi nhuận kế toán trước thuế trên giá vốn hàng bán
2 Hiệu quả sử dụng chi phí bán hàng
Năng suất sử dụng chi phí bán hàng tính theo DTBH
Năng suất sử dụng chi phí bán hàng tính theo DTTBH
Năng suất sử dụng chi phí bán hàng tính theo DTTKD
Năng suất sử dụng chi phí bán hàng tính theo DTT
Tỷ suất lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ trên chi phí bán hàng
Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên chi phí bán hàng
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
TNDN trên chi phí bán hàng
Tỷ suất tổng lợi nhuận kế toán trước thuế trên chi phí bán hàng
3 Hiệu quả sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp
Năng suất sử dụng CP
Năng suất sử dụng CP
Năng suất sử dụng CP
Năng suất sử dụng CP
Tỷ suất lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ trên CP QLDN
Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất tổng lợi nhuận kế toán trước thuế trên CP
4 Hiệu quả sử dụng lao động
Năng suất sử dụng lao động tính theo DTBH
Năng suất sử dụng lao động tính theo DTTBH
Năng suất sử dụng lao động tính theo DTTKD
Năng suất sử dụng lao động tính theo DTT
Tỷ suất lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ trên lao động bình quân
Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên lao động bình quân
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
TNDN trên lao động bình quân
Tỷ suất tổng lợi nhuận kế toán trước thuế trên lao động bình quân
❖ Về hiệu quả sử dụng giá vốn hàng bán (chi phí phát sinh trong sản xuất)
- Được phản ánh thông qua 8 chỉ tiêu:
+ Năng suất sử dụng giá vốn hàng bán tính theo DTBH
+ Năng suất sử dụng giá vốn hàng bán tính theo DTTBH
+ Năng suất sử dụng giá vốn hàng bán tính theo DTTKD
+ Năng suất sử dụng giá vốn hàng bán tính theo DTT
+ Tỷ suất lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ trên giá vốn hàng bán
+ Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên giá vốn hàng bán
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế TNDN trên giá vốn hàng bán
+ Tỷ suất tổng lợi nhuận kế toán trước thuế trên giá vốn hàng bán
- Kết quả tính toán cho thấy cả 8 chỉ tiêu đều có tốc độ phát triển nhỏ hơn 1 phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2022 giảm so với năm 2021 Nguyên nhân là do DTBH,
DTTBH, DTTKD, DTT, LG, LTKD, LTST và LTTT đều có tốc độ phát triển nhỏ hơn tốc độ phát triển của giá vốn hàng bán
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế TNDN trên giá vốn hàng bán có tốc độ phát triển nhỏ nhất: Ở năm 2021, cứ 1 đồng giá vốn hàng bán mà doanh nghiệp chi ra sản xuất trong năm thì tạo ra 0.077 đồng lợi nhuận còn năm 2022 chỉ tạo ra 0.037 đồng → Giảm 52.8%
❖ Về hiệu quả sử dụng chi phí bán hàng (chi phí phát sinh trong kinh doanh)
- Được phản ánh thông qua 8 chỉ tiêu:
+ Năng suất sử dụng chi phí bán hàng tính theo DTBH
+ Năng suất sử dụng chi phí bán hàng tính theo DTTBH
+ Năng suất sử dụng chi phí bán hàng tính theo DTTKD
+ Năng suất sử dụng chi phí bán hàng tính theo DTT
+ Tỷ suất lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ trên chi phí bán hàng
+ Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên chi phí bán hàng
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế TNDN trên chi phí bán hàng
+ Tỷ suất tổng lợi nhuận kế toán trước thuế trên chi phí bán hàng
- Kết quả tính toán cho thấy cả 8 chỉ tiêu đều có tốc độ phát triển nhỏ hơn 1 phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2022 giảm so với năm 2021 Nguyên nhân là do DTBH,
DTTBH, DTTKD, DTT, LG, LTKD, LTST và LTTT đều có tốc độ phát triển nhỏ hơn tốc độ phát triển của chi phí bán hàng
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế TNDN trên chi phí bán hàng có tốc độ phát triển nhỏ nhất: Ở năm 2021, cứ 1 đồng chi phí bán hàng mà doanh nghiệp chi ra sản xuất kinh doanh trong năm thì tạo ra 0.546 đồng lợi nhuận còn năm 2022 chỉ tạo ra 0.259 đồng → Giảm 52.5%
❖ Về hiệu quả sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp (CP QLDN)
- Được phản ánh thông qua 8 chỉ tiêu:
+ Năng suất sử dụng chi phí QLDN tính theo DTBH
+ Năng suất sử dụng chi phí QLDN tính theo DTTBH
+ Năng suất sử dụng chi phí QLDN tính theo DTTKD
+ Năng suất sử dụng chi phí QLDN tính theo DTT
+ Tỷ suất lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ trên chi phí QLDN
+ Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên chi phí QLDN
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế TNDN trên chi phí QLDN
+ Tỷ suất tổng lợi nhuận kế toán trước thuế trên chi phí QLDN
- Kết quả tính toán cho thấy cả 8 chỉ tiêu đều có tốc độ phát triển nhỏ hơn 1 phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2022 giảm so với năm 2021 Nguyên nhân là do DTBH,
DTTBH, DTTKD, DTT, LG, LTKD, LTST và LTTT đều có tốc độ phát triển nhỏ hơn tốc độ phát triển của chi phí QLDN
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế TNDN trên chi phí QLDN có tốc độ phát triển nhỏ nhất: Ở năm
2021, cứ 1 đồng chi phí QLDN mà doanh nghiệp chi ra sản xuất kinh doanh trong năm thì tạo ra 2.692 đồng lợi nhuận còn năm 2022 chỉ tạo ra 0.916 đồng → Giảm 66%
❖ Về hiệu quả sử dụng lao động
- Được phản ánh thông qua 8 chỉ tiêu:
+ Năng suất sử dụng lao động tính theo DTBH
+ Năng suất sử dụng lao động tính theo DTTBH
+ Năng suất sử dụng lao động tính theo DTTKD
+ Năng suất sử dụng lao động tính theo DTT
+ Tỷ suất lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ trên lao động
+ Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên lao động
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế TNDN trên lao động
+ Tỷ suất tổng lợi nhuận kế toán trước thuế trên lao động
- Kết quả tính toán cho thấy có 4 chỉ tiêu năng suất sử dụng lao động tính theo DTBH,
DTTBH, DTTKD, DTT có tốc độ phát triển lớn hơn 1 phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2022 tăng so với năm 2021 4 chỉ tiêu còn lại có tốc độ phát triển nhỏ hơn 1 phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2022 giảm so với năm 2021 Nguyên nhân là do
DTBH, DTTBH, DTTKD, DTT đều có tốc độ phát triển lớn hơn tốc độ phát triển của số lao động bình quân, còn LG, LTKD, LTST và LTTT có tốc độ phát triển nhỏ hơn tốc độ phát triển của số lao động bình quân
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế TNDN trên lao động có tốc độ phát triển nhỏ nhất: Ở năm 2021, cứ 1 lao động tham gia sản xuất kinh doanh trong năm thì tạo ra khoảng 190 triệu đồng lợi nhuận còn năm 2022 chỉ tạo ra 94 triệu đồng → Giảm 50.5%
+ Năng suất sử dụng lao động tính theo DTT có tốc độ phát triển lớn nhất: Ở năm 2021, cứ 1 lao động tham gia sản xuất kinh doanh trong năm thì tạo ra khoảng 3.1 tỷ đồng doanh thu thuần còn năm 2022 chỉ tạo ra 3.2 tỷ đồng → Tăng 3.8%
→ Nhìn chung, các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận) năm 2022 tăng so với năm 2021 nhưng các chỉ tiêu hiệu quả lại giảm nhiều so với năm 2021 Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty KIDO chưa hiệu quả.
Thống kê mức độ sinh lời của doanh thu thuần
Để khả năng tài chính của doanh nghiệp ngày một vững mạnh thì cần phải nâng cao mức độ sinh lời của doanh thu thuần, tức là tỷ lệ lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần phải ngày một cao
Mức độ sinh lời của doanh thu thuần được thống kê qua tính và so sánh chỉ tiêu “tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần”, ký hiệu ROS (return on sales)
Bảng 4 Thống kê nức độ sinh lời của doanh thu thuần
CHỈ TIÊU KÝ HIỆU 2022 2021 TĐPT
(lần) Chỉ tiêu doanh thu thuần, lợi nhuận thuần
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh DTTKD 12,785,156,338,320 10,656,783,899,403 1.20
Tổng doanh thu thuần từ các hoạt động của doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh LTKD 498,509,683,549 688,519,687,662 0.72
Lợi nhuận thuần sau thuế TNDN LTST 374,655,514,295 653,290,573,518 0.57
Chỉ tiêu mức độ sinh lời của doanh thu thuần
1 Tỷ suất lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trên doanh thu thuần
2 Tỷ suất lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần
3 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần thuần
Kết quả tính toán trong bảng cho thấy tốc độ phát triển của cả ba chỉ tiêu đều < 1 phản ánh tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần của công ty năm 2022 giảm so với năm 2021 Đặc biệt, qua ba cấp độ tính chỉ tiêu ROS ở công ty KIDO cho thấy:
- 𝑅𝑂𝑆 𝐵𝐻 đạt giá trị cao nhất (do hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là hoạt động tạo ra số doanh thu thuần và lợi nhuận thuần nhiều nhất cho công ty) nhưng vẫn giảm so với năm
Kết quả tính toán năm 2022 cho thấy:
Khả năng sinh lời ở cấp độ trước luôn lớn hơn khả năng sinh lời ở cấp độ sau Nguyên nhân là do sự phân chia lợi ích ở các cấp độ gây ra (càng ở cấp độ sau thì các chủ thể tham gia phân chia lợi ích càng giảm), cụ thể:
- Ở cấp độ 1, cấp độ xác định doanh thu thuần và lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Ở cấp độ này, có đầy đủ cả ba chủ thể tham gia phân chia lợi ích, đó là: nhà cho vay, Nhà nước và doanh nghiệp;
- Ở cấp độ 2, cấp độ xác định doanh thu thuần và lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh Ở cấp độ này, chỉ còn hai chủ thể tham gia phân chia lợi ích, đó là Nhà nước và doanh nghiệp;
- Ở cấp độ 3, cấp độ xác định tổng doanh thu thuần từ các hoạt động và lợi nhuận thuần sau thuế thì chỉ còn lại duy nhất lợi ích của một chủ thể là doanh nghiệp
Từ đó cho thấy khả năng tài chính của công ty KIDO chưa vững mạnh vì sau khi phân chia lợi ích từ các chủ thể thì lợi ích của công ty có tốc độ phát triển thấp nhất (giảm nhiều nhất) so với năm 2021.
Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động lợi nhuận thuần của doanh nghiệp
Quy mô và tốc độ tăng lợi nhuận thuần của doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều nhân tố Trong đó có các nhân tố tích cực, chủ quan, lợi thế, tiềm năng tác động làm tăng lợi nhuận thuần; song cũng có cả các nhân tố tiêu cực, cản trở, kìm hãm tác động làm giảm lợi nhuận thuần
Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng phương pháp thiết lập dãy số song song
Ta lập bảng tính như sau:
Chỉ tiêu Ký hiệu, công thức tính
Lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (đ)
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (đ) 𝐷𝑇𝑇 𝐵𝐻 10,496,864,470,758 12,535,183,485,036
Vòng quay giá vốn hàng bán (lần) 𝑉𝑄 𝐺𝑉 = 𝐷𝑇𝑇 𝐵𝐻
Tỷ suất lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trên doanh thu thuần (lần)
Từ số liệu tính toán trong bảng, kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng phương pháp thiết lập các dãy số song song như sau:
Lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty đạt được trong năm 2021 là 611,701,468,356 đồng, sang năm 2022 đã giảm xuống đến mức 418,418,660,158 đồng, giảm 193,282,808,198 đồng, hay giảm 31.6% do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
- Về tỷ suất lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trên doanh thu thuần: tại năm 2021, cứ 1 triệu đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ thu được có 58,270 đồng lợi nhuận thuần; con số này tại năm 2022 là 33,380 đồng, giảm 24,890 đồng hay giảm 42.72% Thực tế đó tác động làm lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 312,065,206,264 đồng
- Về số vòng quay giá vốn hàng bán: số liệu tính toán được cho thấy, ở năm 2021, giá vốn hàng bán quay được 1.24284 lần; con số đó ở năm 2022 là 1.22157 lần, giảm 1.71% Vòng quay giá vốn hàng bán giảm nhẹ phản ánh tốc độ tiêu thụ sản phẩm giảm nhẹ, do đó tác động làm lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm -12,723,994,891 đồng
- Về giá vốn hàng bán: số liệu thực tế cho thấy, ở năm 2021, quy mô giá vốn hàng bán đạt mức 8,445,849,542,191 đồng; con số đó ở năm 2022 đạt mức 10,261,577,092,648 đồng, tăng 1,815,727,550,457 đồng hay tăng 21.5% Giá vốn hàng bán tăng phản ánh công ty đã thật sự mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng thị trường, ký kết thêm nhiều
NHÓM 7 | 17 đơn hàng và hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, nhờ đó đã tác động làm lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 131,506,392,957 đồng
Tóm lại, qua thông tin phân tích cho thấy chỉ có nhân tố giá vốn hàng bán tác động làm tăng lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ; 2 nhân tố tỷ suất lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trên doanh thu thuần và số vòng quay giá vốn hàng bán tác động làm giảm lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Trong đó, nhân tố tỷ suất lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trên doanh thu thuần tác động làm giảm lợi nhuận thuần nhiều nhất Điều này chứng tỏ trong năm 2022 công ty đã sử dụng chưa hợp lý và tiết kiệm các loại chi phí trong các khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh.
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP
Thống kê tình hình nợ của KIDO
3.1.1 Thống kê quy mô và sự biến động công nợ phải thu và nợ phải trả
Khả năng tài chính của doanh nghiệp được coi là vững mạnh khi tốc độ tăng trưởng của kết quả kinh doanh cuối cùng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng của các yếu tố chi phi ít đi chiếm dụng vốn, ít bị người khác chiếm dụng vốn; và hoàn toàn có đủ khả năng thanh toán các khoản công nợ đến hạn, không có các khoản công nợ bị quá hạn
Bảng 5 Thống kê biến động nợ của KIDO
Số cuối năm 2022 Số đầu năm 2022 Biến động
Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) CÁC KHOẢN PHẢI THU
I Các khoản phải thu ngắn hạn 2,948,739,786,819 2,552,304,855,441 396,434,931,378 15.53
1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng
2 Trả trước cho người bán ngắn hạn
3 Phải thu về cho vay ngắn hạn 258,000,000,000 - - -
4 Phải thu ngắn hạn khác 1,743,447,255,952 1,936,400,703,695 -192,953,447,743 -9.96
5 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -839,058,965 -2,039,058,965 1,200,000,000 -58.85
6 Tài sản thiếu chờ xử lý 652,705,599 715,917,930 -63,212,331 -8.83
II Các khoản phải thu dài hạn 42,708,288,926 64,433,132,352 -21,724,843,426 -33.72
1 Trả trước cho người bán dài hạn 10,843,153,926 12,025,157,974 -1,182,004,048 -9.83
2 Phải thu cho vay dài hạn 30,000,000,000 - - -
3 Phải thu dài hạn khác 1,865,135,000 52,407,974,378 -50,542,839,378 -96.44
1 Phải trả người bán ngắn hạn 548,948,813,688 779,148,963,652 (230,200,149,964) -29.55
2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 25,435,506,047 86,793,149,476 (61,357,643,429) -70.69
3 Thuế và các khoản phải nộp
4 Phải trả người lao động 12,289,507,316 39,587,955,053 (27,298,447,737) -68.96
5 Chi phí phải trả ngắn hạn 342,604,859,020 390,040,662,006 (47,435,802,986) -12.16
6 Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 187,945,590 187,945,590 0 0.00
7 Phải trả ngắn hạn khác 107,012,447,591 403,472,718,854 (296,460,271,263) -73.48
9 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 146,342,235,166 107,312,917,413 39,029,317,753 36.37
1 Phải trả dài hạn khác 13,989,284,515 18,499,124,098 (4,509,839,583) -24.38
3 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 721,531,003,453 728,047,184,290 (6,516,180,837) -0.90
4 Dự phòng phải trả dài hạn 37,448,717,726 36,697,931,483 750,786,243 2.05
Số liệu trong bảng cho thấy cuối năm so với đầu năm, công nợ phải thu và công nợ phải trả ngắn hạn của công ty đều tăng trong khi các khoản nợ dài hạn thì giảm, cụ thể:
- Các khoản nợ phải thu ngắn hạn tăng 396.4 tỷ đồng (hay tăng 15.53%), nợ phải trả ngắn hạn tăng 29.9 tỷ đồng (hay tăng 0.55%) Điều đó thể hiện công ty chưa chú ý đến công tác thu hồi và thanh toán các khoản nợ nần ngắn hạn
- Các khoản nợ phải thu ngắn hạn tăng chủ yếu là do tăng các khoản trả trước cho người bán, điều này có thể do công ty mở rộng quy mô kinh doanh Trong khi đó các khoản còn lại như phải thu ngắn hạn khách hàng, phải thu về cho vay ngắn hạn,… đều giảm Điều này có thể do một số nguyên nhân như: Tăng cường công tác thu hồi công nợ, áp dụng các chính sách tín dụng chặt chẽ hơn, giảm thời hạn thanh toán, yêu cầu khách hàng đặt cọc trước, chất lượng khách hàng được cải thiện, có nhiều khách hàng có khả năng thanh toán tốt Điều này giúp doanh nghiệp cải thiện dòng tiền, giảm nợ xấu và nâng cao hiệu quả hoạt động
- Tất cả các khoản nợ phải trả ngắn hạn đều giảm chỉ có khoản vay ngắn hạn tăng 19.05% Điều này làm cho nợ ngắn hạn tăng 0.55% Mức tăng của vay tài chính ngắn hạn tương ứng với mức tăng của doanh thu (tăng 20%), giá vốn hàng bán (tăng 21%), thể hiện doanh nghiệp KIDO đang có nguồn đầu ra tốt, ổn định và phát triển, do đó, Công ty cần thực hiện vay vốn ngân hàng, để có nguồn vốn tiếp tục cho hoạt động mở rộng quy mô của mình Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô bằng vay và nợ thuê tài chính cũng cần được kiểm soát tốt chi phí lãi vay Nếu việc vay tăng trưởng quá nóng, dẫn đến chi phí lãi vay tăng mạnh theo, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty tốt, tỷ suất lợi nhuận ròng cao thì đó là sự phát triển rất tốt Tuy nhiên, thị trường luôn biến đổi không ngừng, rất nhiều doanh nghiệp tăng trưởng dựa
NHÓM 7 | 19 vào vốn vay ngân hàng, sau đó không kiểm soát được chi phí lãi vay, dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh lãi rất thấp thậm chí còn lỗ
- Các khoản phải thu dài hạn cuối năm giảm mạnh so với đầu năm do khoản phải thu dài hạn khác giảm 50.5 tỷ đồng hay giảm 96.44% Điều này cho thấy có thể công ty đã thực hiện tốt công tác thu hồi nợ dài hạn hoặc công ty thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh
- Nợ phải trả dài hạn giảm cho thấy rằng doanh nghiệp đang trả nợ hoặc đang huy động vốn chủ sở hữu để giảm nợ Điều này có thể là do doanh nghiệp đang cải thiện tình hình tài chính, hoặc đang thu hẹp quy mô sản xuất
3.1.2 Thống kê mức độ chiếm dụng vốn qua xem xét tình hình công nợ phải thu, công nợ phải trả của doanh nghiệp
Mức độ chiếm dụng vốn lẫn nhau trong quá trình thực hiện các quan hệ thanh toán nếu để quá hạn sẽ làm cho khả năng tài chính của doanh nghiệp bị yếu đi Do vậy nhóm sẽ phân tích một số chỉ tiêu thống kê phản ánh mức độ bị chiếm dụng vốn và mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp a Thống kê mức độ bị chiếm dụng vốn qua xem xét tình hình công nợ phải thu
Các khoản phải thu là một bộ phận tài sản của doanh nghiệp bị khách hàng và các đối tượng khác chiếm dụng trong quá trình thực hiện các quan hệ thanh toán Mức độ bị chiếm dụng vốn được thống kê qua so sánh các khoản phải thu (KPT) với tổng tài sản (TS), với tài sản ngắn hạn (TSNH) và với các khoản nợ phải trả (NPT)
Bảng 6 Thống kê mức độ bị chiếm dụng vốn của KIDO
Chỉ tiêu Ký hiệu, công thức Số cuối năm 2022 Số đầu năm 2022 TĐPT
Tổng tải sản (trđ) TS 14,004,792,678,863 14,072,705,557,933 0.995
Tài sản ngắn hạn (trđ) TSNH 6,980,387,823,046 7,013,592,235,348 0.995
Tổng các khoản phải thu ngắn hạn (trđ)
Nợ phải trả ngăn hạn
Trong đó: không kể vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn
Chỉ tiêu thống kê mức độ bị chiếm dụng vốn
1 Hệ số các khoản phải thu so với tổng tài sản (%)
2 Hệ số các khoản phải thu so với tài sản ngắn hạn (%)
3 Hệ số các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả (%)
- Không kể vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (%)
Kết quả tính toán trong bảng cho thấy tốc độ phát triển của các chỉ tiêu thống kê mức độ chiếm dụng vốn đều > 1, chứng tỏ mức độ vốn bị chiếm dụng của công ty cuối năm tăng so với đầu năm Nguyên nhân là do tại thời điểm cuối năm, tổng các khoản phải thu ngắn hạn tăng 398.5 tỷ đồng so với đầu năm, chủ yếu do công ty tăng cường mở rộng các mối quan hệ kinh tế, mở rộng thị trường dẫn đến sự gia tăng của khoản trả trước cho người bán ngắn hạn
Tại thời điểm đầu năm, tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn trong tổng tài sản là 18.3%, trong tài sản ngắn hạn là 36.7%, so với các khoản nợ phải trả chiếm 47.7%; cuối năm tương ứng là 21.2%, 42.6% và 54.8%; tăng tương ứng là 2.9%, 5.9% và 7.1%; cùng với việc tăng (cả về quy mô và tỷ lệ) của tổng các khoản phải thu ngắn hạn, chứng tỏ công ty đang tăng cường tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường để có nhiều hơn các công trình xây dựng và khách hàng, nên đã làm cho tốc độ tăng của tổng các khoản phải thu ngắn hạn (tăng 15.5%) nhanh hơn so với tốc độ phát triển của tổng tài sản (giảm 0.5%), của tài sản ngắn hạn (giảm 0.5%) và các khoản nợ phải trả ngắn hạn (tăng 0.6%)
Trong những năm tới, công ty cần có những biện pháp tích cực hơn để thu hồi nợ (vốn bị chiếm dụng), chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn b Thống kê mức độ đi chiếm dụng vốn qua xem xét tình hình công nợ phải trả
Các khoản nợ phải trả là một bộ phận tài sản của các doanh nghiệp bạn và của các đối tượng khác bị doanh nghiệp chiếm dụng trong quá trình thực hiện các quan hệ thanh toán Mức độ vốn đi chiếm dụng được thống kê qua so sánh các khoản nợ phải trả (NPT) với tổng tài sản (TS), với tài sản ngắn hạn (TSNH) và với các khoản phải thu (KPT)
Bảng 7 Thống kê mức độ đi chiếm dụng vốn của KIDO
Chỉ tiêu Ký hiệu, công thức Số cuối năm 2022 Số đầu năm 2022 TĐPT
Tổng tải sản (trđ) TS 14,004,792,678,863 14,072,705,557,933 0.995
Tổng các khoản phải thu ngắn hạn (trđ)
Nợ phải trả ngắn hạn
Trong đó: không kể vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn
Chỉ tiêu thống kê mức độ đi chiếm dụng vốn
1 Hệ số các khoản nợ phải trả so với tổng tài sản (%)
- Không kể vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (%)
2 Hệ số các khoản nợ phải trả so với tài sản ngắn hạn (%)
- Không kể vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (%)
3 Hệ số các khoản nợ pải trả so với các khoản phải thu (%)
- Không kể vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (%)
Kết quả tính toán trong bảng cho thấy tốc độ phát triển của các chỉ tiêu thống kê mức độ đi chiếm dụng vốn không kể vay ngắn hạn đều < 1, phản ảnh số vốn đi chiếm dụng ngắn hạn của công ty cuối năm giảm so với đầu năm Nguyên nhân là do tốc độ phát triển các khoản nợ phải trả ngắn hạn nếu không kể vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (giảm 33.6%) đều chậm hơn so với tốc độ phát triển của tổng tài sản (giảm 0.5%), của tài sản ngắn hạn (giảm 0.5%) và của các khoản phải thu ngắn hạn (tăng 15.5%) Song trị số của các chỉ tiêu đều rất lớn, chứng tỏ mức độ vốn đi chiếm dụng ngắn hạn ở cả đầu năm và cuối năm đều rất cao
Thống kê khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Khả năng tài chính của doanh nghiệp được xem là lành mạnh khi doanh nghiệp hoàn toàn có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
3.2.1 Thống kê khả năng thanh toán chung
Hệ số RTTC cho ta biết cứ một đơn vị tiền tệ nợ phải trả (NPT) được đảm bảo thanh toán bằng mấy đơn vị tiền tệ tổng tài sản (TS)
Bảng 10 Thống kê khả năng thanh toán chung
Chỉ tiêu Ký hiệu, công thức tính ĐVT Cuối năm Đầu năm
Hệ số khả năng thanh toán chung R TTC = 𝑇𝑆
Trên thực tế, một số nhà kinh tế cho rằng, một doanh nghiệp được đánh giá là có tình hình tài chính ổn định và lành mạnh khi RTTC ≥ 2, tức là VC ≥ NPT Ở ngưỡng này thì các chủ nợ mới tin tưởng chắc chắn vào khả năng thu hồi được nợ khi đáo hạn Trị số ≥ 2 được gọi là ngưỡng đánh giá (hay ngưỡng so sánh) an toàn của RTTC
Với KIDO, tại thời điểm cuối, một đồng nợ phải trả được đảm bảo thanh toán bằng 2.01 đồng tổng tài sản; con số đó ở thời điểm đầu năm là 1.96 đồng, có thể coi là đạt ngưỡng so sánh an toàn, và đang có chiều hướng tăng nhẹ ở cuối năm (tăng 0.054 đồng; hay giảm 3%)
3.2.2 Thống kê khả năng thanh toán của TSNH
Các chỉ tiêu cho biết cứ một đơn vị tiền tệ nợ dài hạn (NNH) được đảm bảo bằng mấy đơn vị tiền tệ các loại tài sản ngắn hạn (TSNH) Trị số của chỉ tiêu tính ra càng lớn, khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao, và ngược lại
Bảng 11 Thống kê khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu Ký hiệu, công thức tính ĐVT Cuối năm
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn R TTNNH = 𝑇𝑆𝑁𝐻 𝑁𝑁𝐻 đ/đ 1.29 1.30 -0.0133 0.99
Hệ số khả năng thanh toán nhanh theo lý thuyết R TTN = 𝑇𝑆𝑁𝐻−𝐻𝑇𝐾
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của tài sản ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của tiền và tương đương tiền
RTTNNH > 1 thể hiện tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thừa khả năng bù đắp cho số nợ ngắn hạn, doanh nghiệp hoàn toàn có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính của doanh nghiệp là bình thường (hay khả quan)
Tuy nhiên, trong thực tế, tại thời điểm thống kê, không phải mọi TSNH đều có thể chuyển thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn, vì vậy để đo lường khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn của KIDO, ta tính 3 chỉ tiêu thanh toán nhanh theo từng cấp độ RTTN và RTTN1 đều nhỏ hơn 1 cho thấy KIDO thiếu khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn, dễ dẫn đến rủi ro tài chính Mặt khác, RTTN2 biểu thị khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của KIDO bằng tiền và các khoản tương đương tiền, trị số này < 0.5 cho thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty khá kém Ngoài ra, tuy RTTN và RTNN1 tăng nhẹ ở cuối năm nhưng RTTNNH và
RTTN2 lại giảm, KIDO bị giảm sút khả năng thanh toán nợ NH nói chung cũng như khả năng thanh toán tức thời
3.2.3 Thống kê khả năng thanh toán của TSDH
Chỉ tiêu RTTNDH cho biết cứ một đơn vị tiền tệ nợ dài hạn (NDH) được đảm bảo bằng mấy đơn vị tiền tệ tài sản dài hạn (TSDH) Trị số của chỉ tiêu tính ra càng lớn, khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp càng cao, và ngược lại
Bảng 12 Thống kê khả năng thanh toán của tài sản dài hạn
Chỉ tiêu Ký hiệu, công thức tính ĐVT Cuối năm Đầu năm Chênh lệch
Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn R TTNDH = 𝑇𝑆𝐷𝐻
Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn ở thời điểm đầu năm là 3.96 lần, cuối năm là 4.61 lần: tức là tại thời điểm đầu năm, cứ một đồng nợ dài hạn được đảm bảo bằng 3.96 đồng tài sản dài hạn; còn ở thời điểm cuối năm được đảm bảo bằng 4.61 ngàn đồng, tăng 0.6425 đồng, hay tăng 16%; cho thấy khả năng thanh toán nợ dài hạn của công ty rất cao và đang có xu hướng tăng dần
Bảng 13 So sánh nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn
Chỉ tiêu Cuối năm 2022 Đầu năm 2022
NVDH > TSDH, cho thấy KIDO không sử dụng chính sách tài trợ mạo hiểm (sử dụng 1 phần NVNH để tài trợ cho TSDH) mà dùng chính sách tài trợ an toàn (dùng NVDH dư dả để tài trợ cho TSDH)
3.2.4 Thống kê khả năng thanh toán lãi vay
Chỉ tiêu RTTLV đo lường mức hiệu quả sử dụng vốn vay cho ta biết cứ một đơn vị tiền tệ lãi vay phải trả trong năm (LV) được đảm bảo bằng mấy đơn vị tiền tệ EBIT (lợi nhuận trước lãi vay và thuế) Trị số của chỉ tiêu tính ra càng lớn hơn 1 thì khả năng chỉ trả lãi vay của doanh nghiệp càng cao
Bảng 14 Thống kê khả năng thanh toán lãi vay
Chỉ tiêu Ký hiệu, công thức tính ĐVT 2022 2021 Chênh lệch
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay R TTLV = 𝐸𝐵𝐼𝑇
Khả năng thanh toán lãi vay của công ty rất cao, 1 đồng chi phí lãi vay được đảm bảo bằng 3.19 đồng EBIT vào cuối năm và 4.87 đồng EBIT vào đầu năm Doanh nghiệp không những có khả năng chi trả lãi vay cho các chủ nợ mà còn đóng góp cho ngân sách Nhà nước, trích lập các quỹ doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích cho các chủ sở hữu, lợi ích của người lao động
Về khả năng thanh toán chung, KIDO có tiềm lực tài chính ở mức ổn, khả năng thanh toán chung không thấp, đặc biệt khả năng thanh toán nợ dài hạn và lãi vay cao, cho thấy DN sử dụng chính sách tài trợ an toàn cho TSDH và tiềm lực tài chính của KIDO bình thường
Riêng về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, các chỉ tiêu này đều có trị số thấp không đạt mức an toàn, cho thấy công ty không có xu hướng dự trữ các loại TSNH thanh khoản cao như tiền, các khoản DTTCNH… mà dùng để đầu tư sinh lời
3.2.5 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản Để đánh giá hiệu quả của chính sách giảm khả năng thanh toán với mục đích đầu tư sinh lời của KIDO, nhóm tính toán các chỉ tiêu thống kê hiệu quả sử dụng tài sản
Bảng 15 Thống kê hiệu quả sử dụng tài sản
Chỉ tiêu Ký hiệu, công thức ĐVT 2022 2021 TĐPT
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Năng suất sử dụng tổng tài sản theo doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh
Năng suất sử dụng tổng tài sản theo tổng doanh thu thuần từ các hoạt động của DN
Tỷ suất EBIT tính trên tổng tài sản 𝐸𝐵𝐼𝑇
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
Hiệu quả sử dụng TSNH
Năng suất sử dụng TSNH theo doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh
𝐷𝑇𝑇 𝐾𝐷 𝑇𝑆𝑁𝐻 ̅̅̅̅̅̅̅̅ đ/đ 1.827 1.706 1.071 0.121 Năng suất sử dụng TSNH theo tổng doanh thu thuần từ các hoạt động của
Tỷ suất EBIT tính trên TSNH 𝐸𝐵𝐼𝑇
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
GIẢI PHÁP
Hạn chế
Chi phí nhìn chung có xu hướng tăng lên, trong đó nổi bật là giá vốn hàng bán vẫn còn cao, chi phí tài chính vẫn chiếm tỷ lệ không nhỏ và chi phí bán hàng có xu hướng tăng cao
Nguyên nhân là do phần lớn Công ty sử dụng vốn vay ngân hàng để kinh doanh dẫn đến chi phí tài chính tăng cao
Công ty sử dụng nợ phải trả chưa hiệu quả do tỷ trọng nợ phải trả trên tổng vốn vẫn thấp làm cho doanh nghiệp khó mở rộng quy mô sản xuất và lợi nhuận giảm
Qua số liệu các năm cho thấy hiệu quả sử dụng các chi phí và vốn có xu hướng giảm sút, điều này cho thấy khả năng sử dụng và quay vòng vốn của công ty chưa được hiệu quả Công ty chưa quản lý và sử dụng tài sản một cách hiệu quả cũng như chưa có các biện pháp nâng cao lợi nhuận nên khả năng sinh lời của công ty chưa đạt hiệu quả tốt và có xu hướng giảm.