Các hình thức bán hàng theo kiểu truyền thống và hiện đại của công ty cổ phần Thực phẩm sữa TH...102.3.. Trong doanh nghiệp, tiêu thụ hàng hóa được hiểu là một hoạt động bán hàng.Hoạt độ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Khoa Tài chính - Ngân hàng
BÀI THẢO LUẬN
BỘ MÔN: KINH TẾ DOANH NGHIỆP
Đề tài:
HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SỮA TH
Mã lớp học phần: 2304BMGM1021 Giảng viên: ThS.Lê Trọng Nghĩa Nhóm thảo luận: Nhóm 5
Hà Nội năm 2023
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
STT SBD Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ
41 21D180004 Quản Thành Khôi Thành viên Chương 2 phần 2.2
43 21D180175 Tòng Thị Thu Kim Thành viên Chương 2 phần 2.3 +2.4
44 21D180279 Bùi Bảo Linh Nhóm trưởng Chương 1 phần 1.2
45 21D180123 Bùi Lương Khánh Linh Thành viên Chương 3 phần 3.1
46 21D180280 Đặng Mai Linh Thành viên Chương 2 phần 2.1
47 21D180229 Nguyễn Hoàng Linh Thành viên Powerpoint
48 21D180281 Nguyễn Khánh Linh Thành viên Lời mở đầu + Kếtluận + Word
49 21D180230 Nguyễn Phạm Khánh Linh Thành viên Chương 3 phần 3.2
50 21D180179 Nguyễn Thị Diệu Linh Thành viên Chương 1 phần 1.1
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 1
CHƯƠNG I 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
1.1 Khái niệm, mục tiêu, vai trò của hoạt động tiêu thụ 2
1.1.1 Khái niệm của hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp 2
1.1.2 Mục tiêu của hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp 2
1.1.3 Vai trò của hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp 3
1.2 Các hình thức tiêu thụ 3
1.2.1 Bán buôn và bán lẻ 3
1.2.2 Các hình thức bán hàng theo kiểu truyền thống và hiện đại 4
CHƯƠNG II 6
CÁC HÌNH THỨC TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY TH TRUEMILK 6
2.1 Tổng quan về công ty TH TrueMilk 6
2.1.1 Giới thiệu về công ty TH TrueMilk 6
2.1.2 Tình hình hoạt động của công ty cổ phần Thực phẩm sữa TH 8
2.2 Hình thức tiêu thụ của công ty cổ phần Thực phẩm sữa TH 9
2.2.1 Tình hình tiêu thụ chung 9
2.2.2 Các hình thức bán hàng theo kiểu truyền thống và hiện đại của công ty cổ phần Thực phẩm sữa TH 10
2.3 Hiệu quả các hình thức tiêu thụ của công ty cổ phần Thực phẩm sữa TH 11
2.4 Đánh giá các hình thức tiêu thụ của công ty Cổ phần sữa TH 13
2.4.1 Thành công 13
2.4.2 Hạn chế 15
CHƯƠNG III 15
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TIÊU THỤ CỦA TH TRUEMILK 15
3.1 Định hướng 15
3.2 Giải pháp 17
PHẦN KẾT LUẬN 19
Tài liệu tham khảo 20
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế ngày càng phát triển, sự cạnh tranh cũng trở nên gay gắthơn Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải phấn đấu không ngừng để giữ vững vị thế trên thịtrường Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó Công tyluôn đặt ra những mục tiêu riêng trong kinh doanh để đạt được hiểu quả cao nhất Là doanhnghiệp lớn việc xác định các hình thức tiêu thụ là điều vô cùng quan trọng Việc phát triểncác hình thức tiêu thụ để đạt sản lượng tối ưu và để tiếp cận khách hành một cách nhanhchóng Các hình thức của công ty rất đa dạng để phù hợp khách hàng Nhờ sự nhạy bén mà
TH True Milk đã đạt được những thành tựu nhất định và tiếp tục phát triển các hình thứctiêu thụ các sản phẩm sữa Nhưng bên cạnh đó còn có những hạn chế trong các hình thứctiêu thụ Chính vì lý do này nhóm 5 đã thảo luận về đề tài: “Hoàn thiện các hình thức tiêuthụ của Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH”
1
Trang 5PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm, mục tiêu, vai trò của hoạt động tiêu thụ
1.1.1 Khái niệm của hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp
Tiêu thụ hàng hóa là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu bắt đầu từ việc nghiêncứu thị trường, xác định nhu cầu doanh nghiệp cần thoả mãn, xác định mặt hàng kinh doanh
và tổ chức sản xuất (doanh nghiệp sản xuất) hoặc tổ chức cung ứng hàng hóa (doanh nghiệpthương mại) và cuối cùng là việc thực hiện các nghiệp vụ bán hàng nhằm đạt mục đích caonhất
Trong doanh nghiệp, tiêu thụ hàng hóa được hiểu là một hoạt động bán hàng
Hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp là một quá trình thực hiện chuyển quyền sở hữuhàng hóa cho khách hàng và thu tiền về hay được quyền thu tiền về do bán hàng
Kết quả tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp là khối lượng hàng hóa mà doanh nghiệpthực hiện được trong một thời kỳ nhất định
Cụ thể:
- Sản lượng: Q
- Doanh thu bán hàng (ta có giá trị trên 1 đơn vị là P): DT = PxQ
- Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng: LN = DT – TF
- Thị phần = Tổng doanhthu của các doanh nghiệp cùng ngànhTổng doanhthu của doanh nghiệp ×100
1.1.2 Mục tiêu của hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp
Mục tiêu doanh thu: Doanh thu bán hàng phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp Ở giai đoạn khởi đầu của doanh nghiệp, mục tiêu doanh thu sẽ là tối đa saocho bán được nhiều hàng nhất để tiếp cận được gần hơn với khách hàng, mà không đặt nặngquá vấn đề về lợi nhuận Họ chấp nhận bỏ ra nhiều loại chi phí như quảng cáo, xúc tiếnthương mại… để có thể thu lại được doanh thu lớn cho doanh nghiệp của mình
Mục tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận là tiêu chí để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nguồn
tài nguyên của doanh nghiệp Và cách làm như thế nào để đạt được những mục
tiêu này thì đó chính là chiến lược của công ty Ở giai đoạn phát triển, khi doanh nghiệp
đã có tên tuổi và chỗ đứng trên thị trường thì mục tiêu của họ lúc này là làm sao để tối đa
2
Trang 6hóa lợi nhuận, bởi lợi nhuận chính là mục đích chính của đầu tư kinh doanh Doanh nghiệpphải có những chiến lược để khích thích hoạt động tiêu thụ để thu được về lợi nhuận lớnphục vị những mục tiêu của công ty như trả lương cho người lao động, đầu tư vào cơ sở vậtchất, cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp.
Mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, tạo vị thế, uy tín của doanh nghiệp: Qua hoạt động bán
hàng, doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần, thu lợi nhuận, tạo dựng vị thế và uy tín của mìnhtrên thị trường
1.1.3 Vai trò của hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp
Tiêu thụ hàng hóa thể hiện khả năng và trình độ của doanh nghệp trong việc thưc hiệnmục tiêu cũng như đáp ứng các nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng của xã hội Qua hoạt độngbán hàng, doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần, thu lợi nhuận, tạo dựng vị thế và uy tín củamình trên thương trường Mở rộng tiêu thụ hàng hóa là con đường cơ bản nâng cao hiệu quảkinh doanh, thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp
1.2 Các hình thức tiêu thụ
1.2.1 Bán buôn và bán lẻ
a) Bán buôn
- Khái niệm: Là bán hàng cho những người trung gian (những thương gia, đầu nậu…) để
họ tiếp tục chuyển bán, hoặc bán cho người sản xuấn để tiếp tục sản xuất ra sản phẩm
- Đặc điểm:
+ Khối lượng bán hàng lớn, ít loại
+ Hàng hóa không phong phú đa dạng, giá rẻ
+ Hàng hóa nằm trong lưu thông, trong sản xuất và chưa đến tay người tiêu dùng
- Ưu điểm:
+ Thời gian thu hồi vốn nhanh Bán được khối lượng lớn
+ Có điều kiện nhanh chống đổi mới hoạt động kinh doanh, đẩy nhanh vòng quay vòngvốn, nâng cao hiểu quả kinh doanh
- Nhược điểm:
+ Tiêu thụ chậm khả năng cao hơn bán lẻ
+ Chậm nắm bắt những diễn biến về nhu cầu thị trường
+ Chi phí vẩn chuyển
+ Khi phá hủy hợp đồng dẫn đến hàng hóa tồn đọng
+ Bán buôn phụ thuộc vào khách hàng
Trang 7+ Khối lượng nhỏ, giá cao
+ Hàng hóa phong phú, đa dạng cả về mẫu mã và chủng loại
+ Hàng hóa sẽ kết thúc quá trình lưu thông
- Ưu điểm:
+ Không sợ dư thừa, không bị tồn kho, không phải lưu trữ quá nhiều
+ Doanh nghiệp được tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng nên nắm bắt nhanh nhạy sựthay đổi nhu cầu, thị hiếu từ đó có giải pháp kịp thời, hữu hiệu cho kinh doanh
- Nhược điểm:
+ Thu hồi vốn chậm khó dự đoán được số lượng bán ra nên việc sản xuất dễ bị tồn kho.+ Khối lượng bán ra nhỏ
1.2.2 Các hình thức bán hàng theo kiểu truyền thống và hiện đại
a) Bán hàng theo kiểu truyền thống
Kênh bán hàng truyền thống là một trong 2 loại chính của kênh bán hàng trực tiếp Kênhphân phối đó là hệ thống bao gồm các trung gian phân phối như đại lý, trung tâm thươngmại, nhà bán buôn, bán lẻ,
Trong kênh bán hàng truyền thống, có 3 trung gian thương mại chính là:
Đại lý: Là một đại diện của doanh nghiệp có chức năng phân phối hàng hóa Đại lý là nơi
nhận hàng hóa của công ty, nhưng không phải chủ sở hữu của hàng hóa đó Nếu đại lý bánđược hàng thì sẽ nhận được hoa hồng bán hàng từ phía doanh nghiệp
Nhà bán buôn: Là trung gian thương mại có chức năng phân phối hàng hóa như đại lý,
nhưng quyền sở hữu hàng hóa là của họ Các đại lý bán buôn có tỷ lệ chiết khấu khác so vớiđại lý hay các nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ: Là các cửa hàng nhỏ, hộ gia đình hay thành phần khác ngoài xã hội Họ
thường nhận hàng hóa từ nhà bán buôn, có khi là nhận hàng trực tiếp từ doanh nghiệp
b) Bán hàng theo kiểu hiện đại
Nhà sản xuất và các trung gian sẽ hợp lại thành một thể thống nhất Hàng hóa sẽ đượcphân phối trực tiếp đến người tiêu dùng từ thể thống nhất đó
Kênh bán hàng hiện đại thường phân phối qua: Các trang mạng internet, mạng xã hội(Facebook, zalo, …) hay các Các trang thương mại điện tử
- Ưu điểm:
+ Nhà sản xuất có thể quản lý trực tiếp
+ Dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng
+ Các thao tác giao dịch nhanh chóng, bảo mật thông tin cao
+ Có hệ thống bán lẻ lớn và có thương hiệu
4
Trang 8+ Người bán quy mô nhỏ và vừa cũng có thể áp dụng
- Nhược điểm:
+ Cạnh tranh thị trường, chất lượng sản phẩm rất lớn
+ Gia tăng khả năng lừa đảo
+ Chỉ phù hợp với các loại hình kinh doanh vừa và nhỏ
+ Khách hàng chỉ tập trung ở các thành phố lớn
Một số hình thức bán hàng theo kiểu truyền thống và hiện đại bao gồm:
Chợ truyền thống là khái niệm để chỉ một loại hình kinh doanh được phát triển dựa trên
những hoạt động thương mại mang tính truyền thống, được tổ chức tại một điểm theo quyhoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóadịch vụ và nhu cầu tiêu dùng của khuvực dân cư
Cửa hàng bách hóa là một cơ sở bán lẻ cung cấp một loạt các mặt hàng tiêu dùng đa
chủng loại được gọi là “các gian hàng”
Cửa hàng chuyên doanh là cửa hàng phục vụ cho một thị trường bán lẻ cụ thể.
Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy các cửa hàng chuyên doanh như cửa hàng chuyên bán tráicây của Grove Fresh, hay cửa hàng bán phân phối một số ít loại mẫu sản phẩm của nhiềunhà phân phối Ở nước ta có cửa hàng Thế giới di động hay FPT Shop chuyên bán nhữngloại điện thoại, máy tính và các đồ điện tử cảm ứng của nhiều hãng khác nhau cũng đượcxem là các cửa hàng chuyên doanh
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa
thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặccung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao
Bán hàng đa cấp là một chiến lược tiếp thị để bán sản phẩm và hoặc dịch vụ đang gây
tranh cãi Doanh thu của công ty kinh doanh đa cấp có nguồn gốc từ lao động không phải trảlương (được gọi là "người bán hàng", "nhà phân phối", "tư vấn viên", "chủ doanh nghiệp độclập", v.v ) bán các sản phẩm/dịch vụ của công ty, trong khi thu nhập của người tham gia bắtnguồn từ một hệ thống hoa hồng hình kim tự tháp
Bán hàng theo chuỗi là quá trình một chủ thể kinh doanh đầu tư các nguồn lực vào một
hình thức phân phối, theo đó sở hữu và quản lí tập trung một nhóm các cửa hàng/điểm bán lẻkhác nhau, bao gồm cả cửa hàng/điểm bán lẻ hàng hóa hữu hình và cửa hàng/điểm bán lẻdịch vụ
Thương mại điện tử là việc sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử và công nghệ
xử lý thông tin số trong giao dịch kinh doanh nhằm tạo ra, truyển tải và định nghĩa lại mộiquan hệ để tạo ra các giá trị giữa các tổ chức và giữa các tổ chức và các nhân
Nhượng quyền thương mại việc cho phép một cá nhân hay tổ chức (gọi là bên nhận
nhượng quyền) được thực hiện kinh doanh hàng trong một thời hạn nhất định để nhận mộtkhoản phí hay một tỷ lệ phần trăm nào đó từ doanh thu hay lợi nhuận
5
Trang 9Một số hình thức khác (hội chợ triển lãm, bán hàng qua điện thoại, bán qua tivi, bán trực
tiếp tại nhà, …)
CHƯƠNG II:
CÁC HÌNH THỨC TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY TH
TRUEMILK
2.1 Tổng quan về công ty TH TrueMilk
2.1.1 Giới thiệu về công ty TH TrueMilk
Thông tin chung
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Thực phẩm sữa TH
Tên giao dịch: TH Joint Stock Company
Tên viết tắt: TH True Milk
Trụ sở chính: Xã Nghi Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
Website: https://www.thmilk.vn
Logo của thương hiệu sữa TH True Milk chỉ ngắn gọn với 2 chữ cái là “TH” nhưng
nó lại hàm chứa một ý nghĩa lớn Cụ thể, TH là viết tắt của chữ “True Happiness”, cónghĩa là “hạnh phúc đích thực” Đó chính là tâm nguyện mà TH True Milk muốnmang tới người tiêu dùng những dòng sản phẩm “thật” nhất từ thiên nhiên Tuy nhiên,nhiều người lý giải rằng đó là viết tắt của tên bà Thái Hương - sáng lập viên củadoanh nghiệp
Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH được thành lập ngày 24/02/2009, là công ty đầu tiêncủa Tập đoàn TH với dự án đầu tư vào trang trại bò sữa công nghiệp, công nghệ chế biếnsữa hiện đại và hệ thống phân phối bài bản Tập đoàn TH được thành lập với sự tư vấn tàichính của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á, do bà Thái Hương làm Chủ tịch Hộiđồng quản trị và là tổng Giám đốc kiêm Phó Chủ tịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc
Á Bên cạnh việc kinh doanh các dịch vụ tài chính và các hoạt động mang tính an sinh xãhội, Ngân hàng TMCP Bắc Á đặc biệt chú trọng đầu tư vào ngành chế biến sữa và thựcphẩm
Từ xuất phát điểm đó, Tập đoàn TH Truemilk đang từng bước phát triển để trở thànhnhà sản xuất hàng đầu Việt Nam cung cấp các sản phẩm thực phẩm sạch có nguồn gốc từthiên nhiên, trong đó có sữa tươi, rau củ quả sạch, đạt chất lượng quốc tế
6
Trang 10Công ty CP sữa TH đã đầu tư một hệ thống quản lý cao cấp và quy trình sản xuất khépkín, đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế từ khâu trồng cỏ, xây dựng chuồng trại, chế biến thức
ăn cho bò, quản lý thú y, chế biến và đóng gói, cho đến khâu phân phối sản phẩm đến tayngười tiêu dùng Hệ thống chuồng trại áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến nhất thế giới
Bò được nhập khẩu từ các nước nổi tiếng về chăn nuôi bò sữa như New Zealand, Uruguay,Canada…để đảm bảo nguồn con giống bò sữa tốt nhất cho chất lượng sữa tốt nhất
Các sản phẩm bơ, phô mai: bơ lạt tự nhiên, phô mai que Mozzarella
Nước giải khát: Nước uống trái cây TH True Milk Juice, nước uống sữa trái cây THTrue Milk Juice, nước gạo rang TH True Milk Rice
Nước tinh khiết
Các sản phẩm kem: kem ốc quế, kem que các vị, kem hộp
Sản phẩm gạo: Japonica FVF
Cơ cấu tổ chức của công ty:
7
Trang 11Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty
Tầm nhìn: Tập đoàn TH mong muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam trong
ngành hàng thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên Với sự đầu tư nghiêm túc và dàihạn kết hợp với công nghệ hiện đại nhất thế giới, chúng tôi quyết tâm trở thành thương hiệuthực phẩm đẳng cấp thế giới được mọi nhà tin dùng, mọi người yêu thích và quốc gia tự hào
Sứ mệnh: Với tinh thần gần gũi với thiên nhiên, Tập đoàn TH luôn nỗ lực hết mình
để nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn Việt bằng cách cung cấp những sản phẩm thực phẩm cónguồn gốc từ thiên nhiên - sạch, an toàn, tươi ngon và bổ dưỡng
Mục tiêu và định hướng phát triển
Tiến hành dự án chăn nuôi bò sữa trong chuồng trại tập trung và chế biến sữa với quy
mô 1 tỷ 200 triệu đôla Mỹ với 137.000 con bò sữa trên 37.000 hecta đất Khi hoàn thành đápứng 50% nhu cầu sản phẩm của thị trường trong nước, trở thành nhà cung cấp sữa sạch vàsữa tiệt trùng hàng đầu Việt Nam
Không ngừng ra mắt các sản phẩm mới, song song đó mở rộng sản xuất sản phẩm đượcchế biến từ sữa tươi, thực hiện dự án cung cấp ra củ quả tươi và các loại thực phẩm sạchkhác
Phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ TH True Mart chuyên cung cấp sản phẩm tươi sạch từtrang trại TH như sữa tươi tiệt trùng TH True Milk, thịt bò, thuỷ hải sản, củ quả tươi…THTrue Mart phấn đấu trở thành chuỗi cửa hàng tiện ích cung cấp lương thực thực phẩm sạch,
an toàn và cao cấp cho người tiêu dùng
8
Trang 122.1.2 Tình hình hoạt động của công ty cổ phần Thực phẩm sữa TH
Dù xuất hiện trên thị trường thời gian không lâu nhưng TH True Milk ngày càng chứng
tỏ được sự vượt trội của mình trên phân khúc sữa Việt Nam Công ty sữa đã ra mắt thịtrường với trên 70 sản phẩm dựa trên nền tảng sữa tươi Theo số liệu đo lường về thị trườngbán lẻ tính đến tháng 11/2018, sữa TH True Milk tăng trưởng gần 22% về sản lượng và 30%
về doanh thu Tính đến hiện tại thì TH True Milk đã đạt tới 40% thị phần trên thị trườngtrong phân khúc sữa tươi tại các kênh bán lẻ thành thị
Tính từ năm 2017, công ty TH True Milk đã có những bước nhảy vọt trong kinh doanh.Lãi ròng năm 2017 là 319 tỷ đồng Trong vòng 5 năm từ 2014-2018, lãi ròng của TH tăng 15lần Năm 2018, công ty TH đã cán mốc doanh thu hơn 7.000 tỷ đồng, vượt nhanh hơn lộtrình đã đặt ra Thành tích này có được là nhờ sự tăng trưởng vượt bậc trong hoạt động kinhdoanh của các sản phẩm sữa tươi
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 năm 2021, TH đã thể hiện được lợi thế của mình khi
là một trong số ít doanh nghiệp sữa tự chủ nguồn cung và đầu ra cho sản phẩm và kết quả là
9 tháng đầu năm 2021, thị phần của TH True Milk trong ngành hàng sữa nước tăng hiệnchiếm khoảng 45%, tổng số nhận biết của người tiêu dùng với thương hiệu TH là 100%
Ra mắt một loạt sản phẩm mới trong bối cảnh nền kinh tế năm 2022 và thị trường cònnhiều khó khăn, song với nỗ lực trong đa dạng hóa kênh phân phối và sự kiên định đi theocon đường làm sản phẩm nghiêm túc, chân chính và kiêu hãnh, Tập đoàn TH đã thu về “tráingọt” là tốc độ tăng trưởng 2 con số trong năm vừa qua
Báo cáo của Nielsen cho thấy, thị phần ngành hàng sữa tươi của TH liên tục tăng trưởng
và đạt 45% thị phần sản lượng sữa tươi ở khu vực thành thị, tiếp tục giữ vững vị trí tiênphong tại phân khúc này
Báo cáo Dấu ấn thương hiệu Việt Nam 2022 (Brand Footprint) cũng cho biết, TH trueMILK đã vượt qua nhiều tên tuổi khác để lọt vào top 2 thương hiệu sữa và sản phẩm sữađược người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất
Năm 2022, các sản phẩm từ sữa tươi sạch và đồ uống tốt cho sức khỏe của TH tiếp tụcđạt “Thương hiệu Quốc gia” cho giai đoạn 2022-2024 Tập đoàn TH cũng được vinh danhtại nhiều giải thưởng uy tín về phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nềnkinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam Bằng những sản phẩm hoàn toàn từ thiênnhiên, tốt cho sức khỏe, cùng các chính sách kinh doanh đúng đắn và kịp thời, kết thúc năm
2022, Tập đoàn TH đạt mức tăng trưởng 23% so với năm trước đó
Giống như các doanh nghiệp khác, Tập đoàn TH đã trải qua năm 2022 với những tháchthức, rủi ro chung của nền kinh tế Đại dịch Covid-19, dù không còn là mối quan ngại lớnnhất, nhưng vẫn mang đến không ít mối lo cho doanh nghiệp Biến động địa chính trị toàncầu tác động tới sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng Ngành sữa cũng không tránh khỏi
9