Em mong rằng những nghiên cứu và những giải pháp bản thân đưa ra của mình có thé giúp cho các doanh nghiệp Logistics nói chung và Việt Uni có thể có hướng đi tốt hơn cho mình trong ngành
Trang 1| TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN
CHUONG TRINH CHAT LUONG CAO
CHUYEN DE THUC TAP
R Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế
Zz)
5 ĐÈ TÀI:
Ea PHAT TRIEN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI
of CONG TY CO PHAN VIET UNI
NGUYEN DUY HOANG
Trang 2TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
CHƯƠNG TRÌNH CHÁT LƯỢNG CAO
CHUYEN DE THUC TAP
DE TAI:
PHAT TRIEN DICH VU LOGISTICS TAI
CONG TY CO PHAN VIET UNI
5+ -243
Pie
Sinh vién : Nguyén Duy Hoang
Chuyén nganh : Quản trị kinh doanh quốc tế
Lớp : Quản trị kinh doanh quốc tế CLC 57A
Mã số SV : 11151736
Giáo viên hướng dẫn — : ThS Trần Hoàng Kiên
ĐẠI HỌCKTQD |
TT THÔNG TIN THƯ VIỆN
PHONG LUAN AN - TU LIEU
HA NOI - 2019
Trang 3LOI CAM ON
Luận văn này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu, kết hợp với kinh nghiệm công tác và hoạt động thực tiện, cùng với sự có gang nỗ lực nghiên cứu, tim
hiểu của bản thân
Đạt được kết quả như này, tôi xin bay tỏ long cam ơn chân thành tới các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội Đặc biệt, tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS Trần Hoàng Kiên, Viện Thương mại và Kinh tế
quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, là người trực tiếp hướng dẫn
khoa học, xin cảm ơn các Thầy, Cô trong viện Thương mại và Kinh tế quốc tế đã
giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn tất luận văn này.
Em cũng xin cảm ơn anh Nguyễn Văn Hậu — phó Tổng Giám đốc công ty
Việt Uni Logistics cùng toàn thé cán bộ công nhân viên Ban Kế hoạch — Thị trường
— Đầu tư và Ban Hành chính — Nhân sự đã tạo điều kiện cho việc thực tập của em
tại công ty và cung cấp các số liệu cần thiết cho khóa luận của em.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo Cục Xuất nnhập khâu (Bộ
Công Thương), cán bộ, công chức Cục Xuất nhập khẩu , các đơn vị chức năng liên quanthuộc Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã giúp đỡ, tạo điều kiện để luận văn được hoàn thành.
Xin cảm ơn gia đình và người thân, bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ tác giả hoàn
thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Sinh viên
—
Mgj Duy 762)
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC BANG
DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG 1: MOT SO VAN DE CƠ BAN VE PHAT TRIEN HOẠT DONG
DICH VU LOGISTICS CUA CAC DOANH NGHIỆP LOGISTICS 3
1.1 Khái quát về hoạt động dịch vụ Logistics ssssssssssssssssseessssseecsssseecsssneesees 3
Imn Khai 8 3
1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ logiSiCS ¿c6 + Sttetieterrrree 7
1,1,3 Phần loại các địch vụ: LOgisth0S ¿co noannacenravaaiatiaioeiiaiie99000810456614 §
1,1.3 Val trở của Ío6]§€S, «cá nà cases 0444116G01408781989091980 0711.19.0140 010” I1
1.2 Nội dung về phát triển dịch vụ Logistics và các tiêu chí đánh giá dịch vụ
Logistics của doanh nghiỆp -«- «5-5 5< 59s ssenreterereeeesssee 14
1.2.1 Nội dung phát triển của dịch vụ logistics c ccccccereereeree 14
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển dịch vụ logistics của doanh
HUGE cnnsualotrciaddtiposkcesfadlogstondliangsctislusliarsbfDS'UIEEIS GL28:3000.00Ó713ã08N3:280800180hôhrEĐNEOAIE 15
1.3 Thực trạng và xu hướng phát triển dich vụ Logistics Việt Nam 17
1.3.1 Thực trạng ngành logistics Việt Nam o.ceieieeiaiinieeree 17
1.3.2 Xu hướng phát triển trong tương lai của ngành logistics 24
CHƯƠNG 2: TONG QUAN VÀ TINH HÌNH HOAT ĐỘNG KINH DOANH
CUA CONG TY VIET WNT 000 27
2.1 Tổng quan về Công ty Cô phan Việt Uni Logistics . - 27
2,1,1 THênNg (In gRHTEE ! s«cennaee nen nusiansiuortgniinrgDt149808000000061391902910090102971005 27
2.1.2 Lịch sử hình thành phát triỂn - + +++++Ext#xerxetrrerxerxerrerrreei 27 2.1.3 Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh -55c©cse+ec+verxverrrerre 28
2.2, Cơ cần Bộ máy Tô cÏhÚCu.«eessesnieonsivoisog000403401712101180211106516046X388581500001036 29
3.2.1 Sơ đồ cơ sầu bộ mãy LÔ g0 xexeeveeesse-Lec-ecc<ioec45223.3020.450710002008 0005 29
2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban -5-+5-+<<+*<«2 29
2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Việt Ủni - 32
2.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Việt Uni . 32
2.3.2 Các dịch vụ mà công ty hiện đang cung `." Ẻẻ 33
2.4 Ưu điểm dịch vu logistics của Công Ty Việt Uni . -s <<- 38
2.4.1 Việt Uni Logistics có uy tín lâu năm, thương hiệu da được khẳng định
trên thị trường Việt Nam s5 Ăn HH ng 01608008 0001101081 6808146 38
2.4.2 Có kinh nghiệm làm việc với các đối tác nước ngoài - 40
Trang 52.4.3 Áp dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ
L0 ÌSGBeeeseeeensessorreseoerresrrrseasrrsssenasnssnrastkial8558650-01803.E0E0461448/16E20978 42
2.5 Một số tồn tại trong dịch vu logistics của Công Ty Việt Ủni 43
2,5,1 Dịch vụ kho WEL váersereeskeernririrasereeeeeersetsasssandeegkik/3E giA1/188000M30938ã88 43
2.5.2 Dịch vụ quản trị chuỗi cung Ứng - 5-5 + Sxecseexerxerxerxerree 44
2.5.3 Hoạt động của Việt Uni tthiéu tính liên kết và chưa có sự tập trung mở
rộng mạng lưới đại lý và chi nhánh trên THỂ BÏẾ], c2 g2 H2 HH gu2u 44 2.5.4 Thiếu đội ngũ lao động làm việc trong lĩnh vực logistics được đào tạo
a 45
2.5.5 Hoạt động marketing còn „8 46
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIENDICH VU LOGISTICS TẠI CÔNG TY
CÔ PHAN VIET UNI VÀ MỘT SO KIÊN NGHỊ -s-c-secssesss 48
3.1 Một số giải pháp chủ yếu phát triển dịch vu logistics tại Công ty Việt Uni 48
3.1.1 Dịch vụ vận tải, giao nhận và phân phối hàng hóa - 48
3.1.2 Dịch vụ kho Đổi suieneioonieraoesaadroersiiskc0icessesersresssnsrssrsasisa 51
3.1.3 Hướng phat triển các dich vụ khác - ¿c++cxvexerrerrerrrerrrrree 53
3.1.4 Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghi€p 00 cesseesessecseesseessesseesseesseeees 533.1.5 Tăng cường hoạt động marketing sa se a nines 54
3.1.6 Ung dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics 56
3.1.7 Mở rộng hệ thống đại ly và chỉ nhánh tại thi trường trong và ngoài nước 57
3.2 Một số kiến nghị đối vói Nhà nước nhằm day mạnh hoạt động logistics58
3.2.1 Hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở hạ tầng -cccccccccce 58
3.2.2 Xây dựng hành lang, khung pháp ly thông thoáng va họp lý, thay đổi và
tiêu chuẩn hóa các qui định liên quan đến lĩnh vực logistics - 59
Bonds Ung dụng công nghệ thông Lith <-cervvsryececenssnsreennnnnnn anki ses snaneiesononnaat 59
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO 2-5 sseesseessssssserss 62
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi
xin cam đoan răng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu câu vê
sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày 20 thang 5 năm 2019
Sinh viên
feyir _—
Mưi Duy tow
Trang 7Bảng 2.4: Các đối tác van tải quốc tế chính của Việt Uni :- ‹« 5+: 39
Bảng 2.5: Số lượng hãng giao nhận quốc tế kí hợp đồng đại lý với Công ty Cổ phần
(10101 39
Bảng 2.6: Cơ cầu doanh thu trong hoạt động logistics của công ty Việt Uni với các
quốc gia khác năm 2017 (Xuất khâu) -. - + + t+x++xterxeEverkerxerrkerkerrerred 40 Bảng 2:7: Cơ cấu doanh thu trong hoạt động logistics của công ty Việt Uni với các
quốc gia khác năm 2017 (Nhập 7100 8 40
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình Logistics trong chuỗi cung ứng - +55 5xec+scssxered 6
Hình 1.2: Các giai đoạn tiến hóa nhà cung cấp dịch vụ Logistics 10
Hình 1.3: Chỉ số LPI của Việt Nam qua các năm - - 5 c++xsxvexsreed 18
Hình 1.4: So sánh chi phí Logistics giữa các lì Ê PT" 20
Hình 1.5: Chất Luong Nhân Lực Logistion Tại Việt NRIseeaseeserenrrrirre 23
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ may tổ chức Công ty Cổ phần Việt Uni Logistics 29
Hinh 2,2; Quy trình giao hãng ống ty Việt Unis caeieoeieoiiueereenidaaaoasboaarssvee 37
Hình 2.3: Thống kê trình độ nguồn nhân lực tại công ty Việt Uni năm 2017 45
Hình 3.1: Cơ cấu chi phí Marketing cho công ty Việt Uni -+¿ 55
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU z1“
Hiện nay, vận tải hàng hóa là một trong những yếu tố gắn liền với giao
thương quốc tế Các loại hình kinh doanh dịch vụ vận tải của Việt Nam cũng như
thế giới là rất đa dạng và phong phú, với nhiều loại hình, chủng loại phương tiện và
dịch vụ khác nhau nhằm cung cấp, đáp ứng nhu cầu vận chuyển, giao thương của xã
hội, đặc biệt là xuất nhập khẩu (từ nay viết tắt là XNK) Trên thực tế, ở Việt Nam,
mặc dù đã nhận biết được tầm quan trọng, tuy nhiên hoạt động giao nhận vận tải
này vẫn còn quá nhiều bat cập và có thể thấy rõ chính là hiệu quả hoạt động không
cao Các loại hình vận tải đã phát triển nhưng áp dụng vào vận tải là tương đối khó.
Nguyên nhân này một phan xuất phát từ việc phương thức kinh doanh chưa thực sự
thích hợp Vì vậy, điều quan trọng hiện nay là phải tìm ra được phương thức kinh
doanh phù hợp, tiên tiến, có thể áp dụng và nâng cao khả năng hoạt động của các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải Ở đây, logistics chính là phương thức phù
hợp và tối ưu nhất cho các doanh nghiệp nêu trên.
Xuất phát từ chính những nhu cau ở đây, tôi quyết định chọn dé tài “Phat triển dịch vu Logistics tại Công ty cổ phần Việt Uni” làm đề tài khóa luận của mình.
Em mong rằng những nghiên cứu và những giải pháp bản thân đưa ra của mình có
thé giúp cho các doanh nghiệp Logistics nói chung và Việt Uni có thể có hướng đi
tốt hơn cho mình trong ngành, từ đó, phát triển hơn nữa các hoạt động kinh doanh
và nâng cao chất lượng cho toàn xã hội trong thời gian tới.
Mục đích của đề tài
Từ những nguồn thông tin của công ty Việt Uni cung cấp, cũng như những thông tin ở ngoài xã hội, em mong rằng đề tài của mình có thể góp phần vào phát
triển công ty và cho ra những quyết định sáng suốt nhất.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những dich vụ logistic mà công ty Việt
Uni cung cấp được nghiên cứu trong phạm vi tại Việt Nam và thế giới.
Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như : phương
pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử gan với thực tiễn, so sánh, thống kê, sơ đồ minh
họa
Bố cục của khóa luận : sẽ gồm 3 phan là:
- Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về phát triển hoạt động dịch vụ
logistics của các doanh nghiệp logistics
fr
Trang 9- _ Chương 2: Tổng quan và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
- Chuong 3: Giải pháp phát triéndich vụ logistics tại công ty cô phan
Việt Uni và một sô kiên nghị
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài của em chắc chắn còn nhiều
thiếu sót và khiếm khuyết Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy
cô dé em hoàn thiện dé tài nghiên cứu của mình Em xin chân thành cảm ơn.
Trang 10CHUONG 1:
MOT SO VAN DE CO BAN VE PHAT TRIEN HOAT
DONG DICH VU LOGISTICS CUA CAC DOANH
NGHIEP LOGISTICS
1.1 Khái quát về hoạt động dich vu Logistics
1.1.1 Khái niệm
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về Logistics Vì vậy, chúng ta cần phải
nhìn nhận chúng theo nhiều hướng khác nhau Theo đó, chúng ta cần phải hiểu theo
cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, chúng ta có thể hiểu Logistics như là một quá trình được áp
dụng trong việc sản xuất kinh doanh phân phối các chủng loại mặt hàng từ giai đoạntrước khi sản xuất cho tới việc phân phối tới khách hàng cuối cùng
- Theo Hội đồng quản trị Logistics': “Logistics là quá trình lập kế hoạc,thực hiện và kiểm soát một các hiệu quả về mặt chỉ phí dòng lưu chuyền và phần dự
trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cùng những thông tin liên quan
từ điểm khởi đầu của quá trình sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng nhằm mục đích
thỏa mãn được các yêu cầu của khách hàng Đây là định nghĩa phổ biến và được
nhiều người đồng tình hiện nay.”
- Theo Liên Hợp Quốc *: “Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay
người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng.”
Theo các quan niệm này, logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên vật liệu
làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưuthông, phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng Ở đây có sự phân định rõ rànggiữa các nhà cung cấp dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải
quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý với một nhà cung cấp
dịch vụ logistics chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận toàn bộ các khâu trong quá
trình hình thành và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng.
' Council of Logistics Management USA, CLM 1991
? Khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý logistivs, 10/2012
Trang 11Theo nghĩa hẹp, logistics được hiểu như là các hoạt động dịch vụ gắn liền
với quá trình phân phối, lưu thông hàng hóa và logistics là hoạt động thương mại gắn với các dich vụ cụ thé.
- Theo luật thương mại Việt Nam 2005 ở điều Điều 233: “Dịch vụ logistics
là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyên, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan,
các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao
hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách
hàng dé hưởng thù lao.”
Ngoài ra, còn có một số khái niệm được đưa ra bởi một số nhà nghiên cứu
về logistics trong cuốn giáo trình Một số vấn đề thương mại và logistics ở Việt
Nam-GS.TS Đặng Đình Dao’:
- “Logistics là quá trình tiên liệu trước các nhu cầu và mong muốn của
khác hàng, sử dụng vốn, nguyên vật liệu, nhân lực, công nghệ và những thông tin
cần thiết để đáp ứng những nhu cầu và mong muốn đó, đánh giá những hàng hóa,
hoặc dịch vụ, hoặc mạng lưới sản phẩm có thỏa mãn được yêu cầu của hàng hóa,
hoặc dịch vụ, hoặc mạng lưới sản phẩm có thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng:
và sử dụng mạng lưới này để thỏa mã yêu cầu của khách hàng một cách kịp thời
nhất (Coyle, 2003) Định nghĩa này của Coyle cho thấy một điểm chung rất lớn giữa
logistics và marketing, đó là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên, logistics
nhấn mạnh tới việc sử dụng các nguon tài nguyên đầu vào, công nghệ, thông tin dé
đáp ứng được những nhu cầu đó của khách hàng.”
“Logistics là một tập hợp các hoạt động chức năng được lặp đi lặp lại nhiều
lần trong quá trình chuyển hóa nguyên vật liệu thành thành phẩm (Grundey, 2009).
Định nghĩa khá đơn giản này của Grundey lại tập trung chủ yếu vào phạm vi của
hoạt động logistics, đó là phạm vi trải dài, bao trùm toàn bộ quy trình từ điểm khởi
đầu tới điểm cuối cùng của quá trình sản xuất (nguyên vật liệu-thành phẩm) Tuy
nhiên, nhược điểm của định nghĩa này là không đề cập đến quy trình phân phối sản
phẩm tới tay người tiêu dùng một bộ phận rất quan trọng trong logistics.”
“Sứ mệnh cua logistics là đưa được đúng san phẩm và dịch vụ tới đúng địa
điểm, thời gian và hoàn cảnh yêu cầu, đồng thời phải đem lại những đóng góp lớn
nhất cho doanh nghiệp ( Ballou, 1992) Khác với nhiều định nghĩa khác thường đề
cập tới các hoạt động trong logistics, Ballou lại nhân mạnh vào sứ mệnh ma
3 Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế va Phát triển - DH Kinh tế Quốc dân
4
Trang 12logistics phải thực hiện Cũng đưa ra một quan điểm tương tự, E.Grosvenot Plowman cho rằng hệ thống logistics sẽ cung cấp cho các công ty 7 lợi ích: đúng
khách hàng, đúng sản phẩm, đúng số lượng, đúng điều kiện, đúng địa điểm, đúng
thời gian, đúng chi phí.”
TS Du Đức Thanh, DH Hàng Hai Đài Loan: “Logistics là nghệ thuật va
khoa học của quản lý bố trí và các hoạt động kỹ thuật có liên quan đến yêu cầu,
thiết kế và cung cấp, duy trì các nguồn lực để hỗ trợ thực hiện mục tiêu, kế hoạch ”
Như vậy, các khái niệm khác nhau về Logistics được xây dựng căn cứ vào
góc độ nghiên cứu, ngành nghề và mục đích nghiên cứu về Logistics hay dịch vụ vụ
Logistics Dù tiếp cận theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, một số định nghĩa trên thường
đồng nhất giữa Logisics, dịch vụ Logistics và quản trị logistics, chưa phân định rõ
ràng các khái niệm này và chưa có các định nghĩa cụ thé về dịch vụ Logistics Ở
Việt Nam, Luật Thương Mại 2005 lần đầu tiên đưa ra khái niệm về dịch vụ
Logistics như là hoạt thương mại nhưng lại không đề cập đến khái niệm Logistics.
Vì vậy, theo tôi, cần tiếp cận Logistics cả theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp nhưng đồng thời phải tiếp cận logistics trên cả hai góc độ: vĩ mô và vi mô, phải coi Logistics như là một khoa học và Logistics như là ngành dịch vụ của nền kinh tế quốc dân.
Dù có rất nhiều khái niệm và cách tiếp cận khác nhau về Logistics nhưng có thể rút
ra một số điểm chung sau đây:
- Thứ nhất, Logistics là quá trình mang tính hệ thống, chặt chẽ và liên tục từ
điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
- Thứ hai, Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà là một chuỗi các hoạt động liên tục từ hoạch địch quản lý thực hiện và kiểm tra dòng chảy của hàng hóa, thông tin, vốn, trong suốt quá trình từ đầu vào tới đầu ra của sản phẩm Người ta không tập trung vào một công đoạn nhất định mà tiếp cận với cả một quá
trình, chấp nhận chỉ phí cao ở công đoạn này nhưng tổng chi ohis có khuynh hướng
giảm Trong quá trình này, Logistics gồm 2 bộ phận chính là Logistics trong sản
xuất và Logistics bên ngoài sản xuất.
- Thứ ba, Logistics là quá trình hoạch định và kiểm soát dòng chu chuyển
và lưu kho bãi của hàng hóa và dịch vụ từ điểm đầu tiên tới khách hàng và thỏa mã
khách hàng Logistics bao gồm cả các chu chuyển đi ra, đi vào, bên ngoài và bên
trong của cả nguyên vật liệu thô và thành phẩm.
- Thứ tư, Logistics không chỉ liên quan đến nguyên vật liệu mà còn liên
quan tới tất cả nguồn tài nguyên/các yếu tố đầu vào cần thiết dé tạo nên sản pham
hay dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng Nguồn tài nguyên không chỉ
Trang 13bao gồm vật tư, vốn, nhân lực mà còn bao hàm cả dịch vụ, thông tin, bí quyết công
nghệ
- Thu năm, Logistics bao trùm cả hai cấp độ hoạch định và tổ chức Cấp độ
thứ nhất các vấn đề được đặt ra là vị trí: phải lấy nguyên vật liệu, bán thành phẩm,
thành phẩm, dịch vụ ở đâu? Khi nào? Và vận chuyên đi đâu? Cấp độ thứ hai quan tâm tới vận chuyên và lưu trữ: làm thé nào dé đưa được nguồn tài nguyên/các yếu tố
đầu vào từ điểm đầu tiên đến điểm cuối cdaay chuyền cung ứng?
- Thứ sáu, Logistics là quá trình tối ưu hóa luồng vận động và vật chất và
thông tin về vị trí, thời gian, chi phí, yêu cầu của khách hàng và hướng tới tối ưu
hóa lợi nhuận.
Hình 1.1: Mô hình Logistics trong chuỗi cung ứng
Đâu vào cho sản
Trang 141.1.2 Đặc điểm của dịch vụ logisfics
Theo đó, dịch vụ logistics có một số đặc điểm cơ bản như sau:
Logistics là sự tổng hợp từ một số hoạt động của doanh nghiệp trên 3 khía
cạnh chính, đó là logistics sinh tồn, logistics hoạt động va logistics hệ thống.
- Logistics sinh tồn có sự liên quan tới những nhu cầu cơ bản của cuộc
sống Logistics sinh tồn xuất phát từ bản năng sinh tồn của con người, đáp ứng cácnhu cầu thiết yếu của con người, ví dụ như: chúng ta cần gì, cần bao nhiêu, khi nàocần và cần ở đâu Logistics sinh tồn chính là bản chất và nền tảng của hoạt động
logistics nói chung;
- Logistics hoạt động là sự phát triển của logistics sinh tồn va gắn với toàn
bộ quá trình và hệ thống sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp Logistics hoạt
động liên quan tới quá trình vận động và lưu kho của nguyên liệu đầu vào trong, đi qua và đi ra khỏi doanh nghiệp, thâm nhập vào các kênh phân phối trước khi đi đến
tay người tiêu dùng cuối cùng;
Logistics hệ thống giúp ích cho việc duy trì hệ thống hoạt động Các yếu tố
của logistics hệ thống bao gồm các máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, công nghệ,
cơ sở hạ tầng nhà xưởng, Logistics sinh tồn, hoạt động và hệ thống có mối liên
hệ chặt chẽ, tạo cơ sở hình thành hệ thống logistics hoàn chỉnh.
- Logistics hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp: Logistics hỗ trợ toàn bộ
quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ngay cả khi sản phẩm đã ra khỏi dây chuyền
sản xuất của doanh nghiệp và đến tay người tiêu dùng Một doanh nghiệp có thé kếthợp bat cứ yếu tố nào của logistics với nhau hay tất cả các yếu tố logistics tùy theoyêu cầu của doanh nghiệp mình Logistics còn hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp
thông qua quản lý di chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu đi vào doanh nghiệp và bán
thành phẩm đi chuyền trong doanh nghiệp
- Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận, vận tải giao nhận gắn liền và nằm trong logistics Cùng với quá trình phát triển của
mình, logistics đã làm đa dạng khóa khái niệm vận tải giao nhận truyền thống Từ
chỗ chỉ thay mặt khách hàng để thực hiện các khâu rời rạc như thuê tàu, lưu cước,
chuẩn bị hàng, đóng gói hàng, tái chế, làm thủ tục thông quan, cho tới cung cấp
dịch vụ trọn gói từ kho đến kho (Door to Door) Từ chỗ đóng vai trò đại lý, người
được ủy thác trở thành một chủ thé chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với
khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh Ngày nay, để có thể
thực hiện nghiệp vụ của mình, người giao nhận phải quản lý một hệ thống đồng bộ
từ giao nhận tới vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuât kinh doanh, bảo
Trang 15quản hàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin
điện tử để theo dõi, kiểm tra, Như vậy, người giao nhận vận tải trở thành người
cung cấp dịch vụ logistics
- Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vu van tải đa phương thức:
Trước đây, hàng hóa đi theo hình thức hàng lẻ từ nước xuất khẩu sang nước
nhập khẩu và trải qua nhiều phương tiện vận tải khác nhau, vì vậy xác suất rủi romat mát đối với hàng hóa là rất cao, và người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng với
nhiều người vận tải khác nhau mà trách nhiệm của họ chỉ giới hạn trong chặng
đường hay dịch vụ mà họ đảm nhiệm Tới những năm 60-70 của thế kỷ XX, cách
mạng container trong ngành vận tải đã đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong vận
chuyển hàng hóa, là tiền đề và cơ sở cho sự ra đời và phát triển vận tải đa phương
thức Khi vận tải đa phương thức ra đời, chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy
nhất với người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO-Multimodal Transport
Operator) MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một chứng từ vận tải duy
nhất cho dù anh ta không phải là người chuyên chở thực tế Như vậy, MTO ở đây
chính là người cung cấp dịch vụ logistics.
1.1.3 Phân loại các dịch vụ Logistics
Theo như cuốn giáo trình “Logistics và những vấn đề cơ bản” của GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, Logistics có 3 cách phân loại Đó là phân loại theo hình thức
Logistics, phân loại theo quá trình và phân loại theo đối tượng hàng hóa Do đó,
chúng ta có thể thấy Logistics là một lĩnh vực rất rộng, đòi hỏi người lao động cần
có kiến thức bài bản và sâu rộng
a Phân loại theo các hình thức Logistics
Cho đến nay trên thế giới có các hình thức sau:
- Logistics bên thứ nhất (1 PL - First Party Logistics) - người chủ sờ hữu
hàng hỏa tự mình tố chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu
cúa bản thân Theo hình thức này, chủ hàng phải đầu tư vào phương tiện vận tải,
kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt động
logistics First Party Logistics làm phình to quy mô cùa doanh nghiệp và thường làm giảm hiệu quả kinh doanh, vì doanh nghiệp không có đủ quy mô cần thiết, kinh
nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận hành hoạt động logistics.
- Logistics bên thứ hai (2PL - Second Party Logistics) - người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ
Trang 16trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh toán )
dé đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hoạt dộng logistics Loại hình nàybao gồm: các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng không, các công tykinh doanh kho bãi khai thuế hải quan, trung gian thanh toán
- Logistics bên thứ ba (3PL - Third Party Logistics) là người thay mặt cho
chủ hàng quàn lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng, ví
dụ như: thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu và vận chuyên nội
địa hoặc thay mặt cho người nhập khâu làm thủ tục thông quan và vận chuyền hàng
tới địa điểm đến quy định Do đó 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp
chặt chẽ việc luân chuyên, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin và có tính tích hợp
vào dây chuyên cung ứng của khách hàng.
- Logistics bên thứ tư (4PL ~ Fourth Party Logistics) - là người tích hợp
(integrator) - người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất
khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác dé thiết kế, xây dựng va vận hành
các giải pháp chuỗi logistics 4PL chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển
logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư van logistics,quản trị vận tải 4PL hướng đến quản trị cả quá trình logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất nhập khâu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng.
- Gần đây, cùng với sự phát triền của Thương mại diện từ, người ta đã nóiđến khái niệm Logistics bên thứ năm (SPL) SPL phát triền nhằm phục vụ cho
thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ 5PL là các 3PL và 4PL, đứng ra quán
lý toàn chuỗi cung ứng trên nền tảng Thương mại điện tử.
Trang 17Sượu Yyoryy O2 re] Wop j1) BIS BA UBNYU Lôi JENS 47, fa yoip ga doy onyd Op ony
Hinh 1.2: Cac giai doan tién hoa nha cung cấp dich vu Logistics
od oA À 2
Điều kiện nên tang
Tập trung vào năng
lực quản lý và hoạch
địn, dự báo và dịch
vụ khách hàng
| Phân loại nhà | CS KT gà độ
Ấ + Đặc diém chính Cap độ Cap độ | Mô hình
Mu me dich quan hé quan hé | tai chinh
vụ logistice
Nhà tich hop | Đồng bộ hóa chuỗi cung
toàn bộ chuỗi | ứng của khách hàng đối tác
cung ứng Mở rộng quản lý nguồn chiến
cung (sourcing) lược
Nhà cung cấp | Quản lý toàn bộ hoạt động | Quanhệ | Mô hình
dịch vu quan | phân phối cho khách hang | hợp đồng | phi tài
trị tích hợp Tham gia hoạch định, tối chiến sản
logistics (4PL) | ưu hóa chuỗi cung ứng và | lược
logistics Quan ly cac 3PL khac
Nhà cung cắp | Dịch vụ logistics trọn gói, | Quan hé | Mô hình dịch vụ mở rộng ra kênh sơ cấp và | hợp đồng | phi tài
logistics trọn _ | thứ cấp với độ phức hợp sản
gói (3PL) và giá tri gia tăng cao hơn Mô hình
Dịch vụ cross docking, dựa trên
MVI Cung cấp dịch vụ tai sản logistics cho nhà cung cấp Hỗn hợp
Nhà cung cấp | Chỉ cung cấp chuyên biệt Mô hình
dịch vụ một hoặc một số dịch vụ hợp đồng phi tài logistics cơ như vận tải, giao nhận, cho ngắn hạn | sản
bản và chuyên | thuê kho Mô hình
biệt (nhà vận dựa trên
chuyển, hãng tai sản
tàu, nhà giao nhận ) (2PL)
b Phân loại theo quá trình
Tập trung vào kinh
nghiệm và năng lực quản lý
Phân loại theo quá trình thi logistics sẽ gồm 3 loại:
10
Nguôn: SCM Việt Nam
Trang 18- Logistics đầu vào (inbound logistics) là các hoạt động đảm bảo cung ứng
tài nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn ) một cách tối ưu cả về VỊ trí, thời
gian và chỉ phí cho quá trình sản xuất.
- Logistics đầu ra (outbound logistics) là các hoạt động đảm bảo cung cấp
thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí
nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
- Logistics ngược hay còn gọi là Logistics thu hồi (reverse logistics) là quá
trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm Các yếu tố ảnh hưởng đến môi
trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về dé tái chế hoặc
xử lý.
c Phân loại theo đổi tượug hàng hóa
- Logistics hàng tiêu dùng nhanh (FMCG logistics) là quá trình logistics cho
hàng tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngắn như; quan áo, giày dép, thực phẩm
- Logistics ngành ôtô (automotive logistics) là quá trình Logistics phục vụ
cho ngành ô tô.
- Logistics hóa chat (chemical logistics) là hoạt động logistics phục vu cho
ngành hóa chất, bao gồm cả hàng độc hại, nguy hiểm.
- Logistics hàng điện (electronic logistics).
- Logistics dau khi (petroleum logistics)
=8 N.V
1.1.4 Vai trò của logistics
Qua những điều trình bày ở trên, chúng ta có thể thấy vai trò của Logistics
rất quan trọng trong xã hội Nó ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng sâu rộng tới nên kinh tế quốc dân.
a Vai trò của logistics đối với nền kinh tế
Logistics bao gồm các hoạt động được diễn ra liên tục, có ảnh hưởng mật thiết Nếu nhìn nhận từ góc độ tổng quát ta thấy rằng logistics là sư liên kết kinh tế
trong gần như toàn bộ quá trình sản xuất, vận chuyền và phân phối Một khâu trong quá trình này đều có một khoản chỉ phí nhất định Trong nghiên cứu của trường ĐH
Quốc gia Michigan (USA) cho rang: “chi riêng hoạt động logistics đã chiếm từ 10
đến 15% GDP của ha hết các nước lớn ở châu Âu, Bắc Mỹ và một số nền kinh tế
châu Á Thái Bình Duong.” Khi chúng ta có thé nâng cao hiệu quả và chất lượng
* Nghiên cứu được đưa ra tại Rushton Oxiey & Croucher năm 2000
lãi
Trang 19dịch vu Logistics thì sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển và nâng cao hiệu
quả kinh tế - xã hội
Logistics là một nhân tố đắc lực hỗ trợ quá trình vận hành các giao dịch kinh
tế Nền kinh tế sẽ phát triển nhịp nhàng, chuyên môn hóa và đồng bộ khi chuỗi
logistics vận hành chuyên nghiệp.
Có rất nhiều các hoạt động kinh tế diến ra trong quy trình vận hành các hoạt
động Logistics Do đó, một khi Logistics vận hành tốt, các hoạt động kinh tế sẽ có
được hưởng lợi Có thể giảm được các nguồn lực không cần thiết cũng như giải
quyết được bài toán chi phí, từ đó có thé thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Khả năng hoạt động logistics sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hội nhập
trong nền kinh tế Theo nhà kinh tế học người Anh Ullman: “Đối tượng hàng hóa
lưu chuyến giữa hai nước tỳ lệ thuận với tỷ số tiềm năng kinh tế của hai nước và tỷ
lệ nghịch với khoảng cách cùa hai nước đó Khoảng cách ở đây được hiểu là khoảng
cách kinh tế Khoảng cách kinh tế càng được rút ngăn thì lượng hàng tiêu thụ trên
thị trường càng lớn.” Điều này lý giải lý do tại sao khoảng cách địa lý từ Thái Lan
đến Mỹ xa hơn từ Việt Nam đến Mỹ nhưng khối lượng hàng hóa và tổng kim ngạch
XNK của Thái Lan với Mỹ lại lớn hơn so với Việt Nam Do đó, việc cắt giảm được
giảm chi phi logistics sé gÓP phan thúc đây các hoạt động XNK và từ đó, giúp cho
nền kinh tế của mỗi mỗi quốc gia tăng trưởng.
Các khâu vận hành các hoạt động logistics hiệu quả sẽ làm tăng khả năng
cạnh tranh cùa một quốc gia trong thị trường quốc tế Theo nghiên cứu của Limao
và Venables (2001) cho thấy: “Sự khác biệt trong kết cấu cơ sở hạ tầng (dặc biệt làlĩnh vực giao thông vận tái) chiếm 40% trong sự chênh lệch chỉ phí đối với các
nước tiếp giáp với biển và 60% đối với các nước không tiếp giáp với biển Hơn nữa,trình độ phát triển và chi phi logistics của một quốc gia còn được xem là một căn cứquan trọng trong chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia Quốc gia nào có
hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm, hệ thống cảng bién tốt sẽ thu hút được đầu tư từ
các công ty hay tập đoàn lớn trên thế giới Sự phát triển vượt bậc của Singapore,
Hồng Kông và gần đây là Trung Quốc là một minh chứng sống động cho việc thu
hút đầu tư nước ngoài nhằm tăng trưởng xuất khâu, tăng GDP thông qua việc pháttriền cơ sở hạ tầng và dich vu logistics.”
b Vai trò của logistics đổi với các doanh nghiệp
Đối với những doanh nghiệp, hoạt động logistics đóng một vai trò cực kì lớn
Peter Drucker đã từng viết: “Logistics là nguồn động lực cho đổi mới và cơ hội mới
mà chúng ta chưa hê chạm đên Đó chính là thêm lục địa tiêm ân của cả nên kinh
Lz
Trang 20tế.” Đối với những doanh nghiệp ở Việt Nam, điều này càng được thể hiện rõ nét, vì
chúng ta chưa thực sự có đủ tầm hiểu biết cũng như chỉ mới phát triển các hoạt động Logistics trong những năm gần đây.
Vai trò của ngành logistics với các doanh nghiệp được thể hiện thông qua việc: Logistics giúp các doanh nghiệp giải quyết được đầu vào đầu ra của sản phẩm,
từ nguyên liệu thô sơ cho tới khi tới tay người tiêu dùng cuối cùng.
Theo giáo trình Logistics và Những van đề cơ ban-GS.TS Doan Thị Hồng
Vân: “Nhờ có thé thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình
chu chuyền nguyên vật liệu, hang hoá, dich vu logistics giúp giảm chi phí, tăng
khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Có nhiều doanh nghiệp thành công lớn nhờ
có được chiến lược và hoạt động logistics đúng đắn, ngược lại có không ít doanh
nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại, phá sản do có những quyết định sai lầm
trong hoạt động logistics, ví dụ: chọn sai vị trí, chọn nguồn tài nguyên cung cấp sai,
dự trữ không phù hợp, tố chức vận chuyền không hiệu quà Ngày nay để tìm được
vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty đủ
mạnh đã và đang nỗ lực tìm kiếm trên toàn cầu nhằm tìm được nguồn nguyên liệu,
nhân công, bí quyết công nghệ, thị trường tiêu thụ, môi trường kinh doanh tốt nhất
và thế là logistics toàn cầu hình thành và phát triển Logistics góp phần nâng cao
hiệu quả quản lý Giam thiểu chi phí nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp chủ động trong việc chọn nguồn cung cấp nguyên liệu, công
nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thị trường tiêu thụ thông qua nhiều kênhphân phối khác nhau ; Chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất, quản lý hàng
tồn kho và giao hàng theo đúng thời gian với tổng chi phí thấp nhất.”
Ngoài ra, Logistics giúp các doanh nghiệp giảm được các khoản phí bằng
việc tiêu chuẩn hóa các thủ tục, chứng từ Việc các chủng loại mặt hàng khác nhau,
sẽ có nhiều thủ tục khác nhau, các thủ tục hải quan ở Việt Nam hiện nay vẫn còntương đối rườm ra Từ cá dịch vụ logistics mà các công ty Forwarder cung cấp, các
khách hàng, công ty sẽ được hưởng lợi Bằng việc xác định được các thủ tục cần
thiết, từ đó tiết kiệm được thời gian cũng như tiền của
Công nghệ thông tin đang ngày một phát triển, điều này góp phần giảm thiểu
sức người sức của Giúp các doanh nghiệp phát triển ngày càng tốt hơn Việc áp
dụng công nghệ thông tin vào trong chuỗi hoạt động Logistics là rất quan trọng Do
đó, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp, yêu cầu phải đổi
mới và cập nhật từ đó có thể mang tới sự hài lòng cho khách hàng.
13
Trang 21Ngoài ra, logistics có tác động tới các hoạt động marketing, đặc biệt là
marketing mix: sản xuất cái gì? Giá bao nhiêu? Dịch vụ hậu mãi thế nào? Và sẽ
được triển khai ở đâu Bởi vì, chính những dich vu Logistics sẽ bảo đảm được đầu
vào của sản pham cho tới tay người tiêu dùng cuối cùng Do đó, khâu marketing sẽ
bị tác động ở trong đầu ra của sản phẩm
Muốn đưa ra các quyết định logistic hợp lý và đúng đắn, đòi hỏi các doanhnghiệp cần phải cân đối cán cân thu chi để có thé lựa chọn được được các phương
án hợp lý từ đó có thê thỏa mãn được nhu cầu của khác hàng một cách tốt nhất với
tổng chỉ phí hợp lý nhất
1.2 Nội dung về phát triển dịch vụ Logistics và các tiêu chí đánh giá dịch vụ
Logistics của doanh nghiệp
1.2.1 Nội dung phát triển của dịch vụ logistics
a Xác định mục tiêu phát triển dịch vu logistics của doanh nghiệp trong từng
giai đoạn.
Ta thấy rõ doanh nghiệp Việt Nam đã làm nhiều việc của dịch vụ logistics
Tuy vậy, sự liên hệ giữa người giao nhận với khách hàng vẫn tiến hành như cũ, chưa hiện đại hóa, chưa triển khai mạnh mẽ công nghệ thông tin, nhưng đã làm
được những cốt lõi của dich vu logistics, đã nhận hàng, van chuyén, luu kho, luu
bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư van khách hàng, đóng gói bao
bì, ghi mã ký hiệu Trong từng giai đoạn, các doanh nghiệp đều phải nghiên cứu và
đưa ra những mục tiêu cụ thê phù hợp với từng hoàn cảnh, và đều hướng đến mục
tiêu chung là logistics hoàn thiện tức là nhận tat cả các khâu của chuỗi cung ứng
b Lập kế hoạch phát triển dịch vụ logistics
Bước này giải quyêt một sô vân đê như:
- Khách hàng mục tiêu: nhu cầu khách hàng về sản phẩm như thế nào, thờigian địa điểm giao hàng ra sao
- Công ty sẽ lấy nguyên vật liệu ở đâu, sản phẩm khách hàng cần ở đâu,
nguồn hàng với số lượng bao nhiêu, lấy ở đâu, khi nào vận chuyền
- Tim nhà cung cấp, nguồn hàng: số lượng, chất lượng
- Bảo quản sản phẩm tại kho bãi nào, phương thức bảo quản phù hợp
Chọn phương thức vận chuyền, số lượng nhân công vận chuyền
-c Tổ chức thực hiện kế hoạch logistics
Tổ chức hệ thống phân phối liên quan đến tổ chức di chuyển phương tiện,
phân bổ nguồn hàng tới các thị trường, xác định khối lượng kho hàng tối ưu.
14
Trang 22Việc di chuyển phương tiện và hàng hóa từ kho đến các khách hàng có thể
thực hiện trên nhiều tuyến đường khác nhau Chi phí mỗi tuyến đường cũng có thể
khác nhau do phụ thuộc vào quãng đường di chuyền, phí cầu đường, thậm chí là các
khoản “tiêu cực phí” nếu có Vì vậy, một trong những nội dung phát triển củalogistics là phải lập kế hoạch và tổ chức kế hoạch phân bổ hàng hóa tối ưu cho các
thị trường và con đường vận chuyền có chỉ phí thấp nhất, hiệu quả nhất
Ngoài ra người làm logistics còn phải xác định được số lượng kho hàng tối
ưu trong điều kiện cụ thể của doanh nghiệp Nếu số lượng kho hàng lớn sẽ làm
giảm chi phí vận chuyển từ các kho đến khách hàng, nhưng nó làm phát sinh thêmchi phí vận chuyên từ nơi sản xuất đến các kho va phát sinh thêm các chi phí dự trữ
cũng như chi phí quản lý kho.
d Điều phối, xử lý các tình huống trục trac và các rủi ro tiềm ẩn
Điều phối trong quá trình thực hiện kế hoạch logistics đóng vai trò rất quantrọng, nhằm hạn chế các tình huống trục trac, các rủi ro tiềm ấn, kết hợp với cáckhâu trong chuỗi cung ứng đảm bảo các mắt xích đều hoạt động hiệu quả
e Tong kết và đánh giá dịch vu logistics của doanh nghiệp
Thông qua việc thực hiện kế hoạch phát triển dịch vụ logistics, doanh nghiệp
tổng kết lại các thành công cũng như những mặt chưa làm được trong quá trình phát
triển dich vụ, đưa ra những nguyên nhân gây ra khó khăn nhằm đề xuất các phương
hướng và biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giai đoạn tiếp theo
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển dich vu logistics của doanh nghiệp
Chúng ta có thể sử dụng nhiều tiêu chí nhằm đánh giá mức độ phát triển của
dich vụ logistics, bao gồm:
a Tốc độ tăng trưởng doanh thu kinh doanh dịch vu Logistics
Tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ là yếu tố đầu tiên cho ta thấy được
mức độ phát triển của dich vu Logistics Tốc độ này càng lớn thi cho thấy mức độphát triển của dịch vụ này càng tăng
Thực tế cho thấy, tại Việt Nam mặc dù tốc độ tăng trưởng trung bình thị
trường dịch vụ Logistics là 20-25%, tổng giá trị thị trường này dự đoán chiếm 10%
GDP vào năm 2020 và tốc độ tăng trưởng doanh thu ở mức 25% Tuy nhiên do hạ
tầng giao thông vận tải còn yếu kém, công nghệ thông tin chưa hỗ trợ hiệu quả nên
chỉ phí logistics tại Việt Nam khá cao, chiếm 25% GDP (so với các nước phát triển
chỉ từ 9 đến 15%) trong đó chỉ phí vận tải chiếm 30 đến 40% giá thành sản phẩm (tỉ
15
Trang 23lệ này là 15% ở các nước khác), điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của các
dịch vụ, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam.
b Chất lượng dịch vu Logistics
Chat lượng dịch vu, có giá cả cạnh tranh va xác định là những yếu tố quyết
định thành công trong kinh doanh Chất lượng dich vụ Logistics không chỉ thể hiện
ở chỗ giữ gìn tốt hàng hóa, đảm bảo đúng số lượng và chất lượng như trước khi gửi
vào kho, đưa hàng đến nơi đúng thời gian và địa điểm quy định mà còn thể hiện ở
phong cách làm việc tận tình, minh bạch, đúng pháp luật Chất lượng dịch vụ còn
thể hiện ở văn hóa doanh nghiệp của công ty
Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ thể hiện ở: tỷ lệ phàn nàn của khách hàng về
dịch vụ (tỷ lệ này càng thấp nghĩa là chất lượng dịch vụ càng cao); tỷ lệ sản
phẩm vận chuyển bị sai hỏng, kém phẩm chất (tỷ lệ này càng cao thì chất lượng
vận chuyền, lưu kho, lưu bãi càng thấp ); tỷ lệ sản phẩm, giao hàng không đúng thời gian, địa điểm
c Tỷ trọng doanh thu Logistics trong tong doanh thu của doanh nghiệp
Tỷ trọng doanh thu dịch vụ Logistics trong tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố quan trọng thé hiện sự phát triển của dịch vụ Logistics.Tỷ trọng này cho thấy mức độ đóng góp và tăng trưởng doanh thu của
dịch vụ xét trên phương diện toàn doanh nghiệp.
d Tốc độ tăng trưởng thị trường dịch vụ mua ngoài
Tốc độ tăng trưởng thị trường dịch vụ mua ngoài như dịch vụ vận tải thuê
ngoài, dịch vụ kho bãi thuê ngoài càng cao thể hiện dịch vụ Logistics đang phát
triển hiệu quả và được nhiều doanh nghiệp có nhu cầu dịch vụ coi là dịch vụ cắt
giảm chỉ phí, tối ưu hiệu quả.
e Tốc độ tăng trưởng khách hang sử dung dịch vu Logistics
Phát triển dich vụ Logistics còn thé hiện ở tốc độ tăng trưởng khách hàng sử
dụng dịch vụ Logistics Tốc độ tăng trưởng này còn có thể bị ảnh hưởng bởi sự phát
triển của nền kinh tế nói chung và nhu cầu khách hàng nói riêng trong từng giai
đoạn.Chỉ tiêu này càng cao thể hiện ngày càng có nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch
vụ Logistics Điều đó cũng có nghĩa là công ty kinh doanh dịch vụ Logistics đang
có nhiều thuận lợi dé phát triển dịch vụ này Tuy nhiên chỉ tiêu này phải đi cùng với
chỉ tiêu doanh thu và chỉ tiêu chất lượng dịch vụ.
16
Trang 24f Số lượng lĩnh vực dịch vụ logistics mới
Hiện nay, ngày càng nhiều dịch vụ Logistics mới ra đời và phát triển, đáp
ứng ngày càng cao nhu cầu phong phú của khách hàng Càng nhiều sản phẩm dich
vụ Logistics mới ra đời cho thấy dịch vụ càng phát triển và hoàn thiện.
g Khả năng áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động Logistics
Ngày nay, không chỉ Logistics, tất cả ngành nghề đều có sự ảnh hưởng của
công nghệ thông tin Doanh nghiệp nào có khả năng ứng dụng công nghệ cao, thì
đều sẽ có những lợi thế và thành công nhất định Đó là AI, IOT, Machine
Learning, Những công cụ này giúp doanh nghiệp cắt giảm chỉ phí, nâng cao năng
suất Đặc biệt là đối với Logistics, việc áp dụng công nghệ thông tin có thể giúp
giảm thời gian giao hàng, kiểm soát và điều khiển toàn bộ khâu vận hành.
h Chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi để đánh giá được công ty đó có thể phát
triển được hay không Nguồn lao động chất lượng cao, tâm huyết với công ty sẽ
giúp cho công ty đó phát triển một cách bền vững, giúp cho doanh nghiệp nâng cao
khả năng cạnh tranh, cập nhật được những xu thế của thị trường Do đó, không chỉ
riêng những doanh nghiệp Logistics, tất cả các tổ chức cần phải có những chính
sách đãi ngộ hợp lý, thúc day động lực làm việc cho nhân viên Từ đó, có thé có
một tập thể đoàn kết cũng nhau nhìn về 1 hướng va phát triển công ty
1.3 Thực trạng và xu hướng phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam
1.3.1 Thực trạng ngành logistics Việt Nam
Hoạt động vận tải và logistics Việt Nam đang trên đà phát triển cùng với sự
gia tăng hoạt động xuất nhập khâu hàng hóa Theo công bố mới đây của Ngân hàng
Thế giới (WB): “Việt Nam đang xếp ở vị trí 39 với điểm số LPI (Logistics
performance index - chi số năng lực quốc gia về logistics) được cải thiện đáng kể:
3.27, xếp thứ 3 trong khối ASEAN (sau Singapore vị trí 7 và Thái Lan vị trí 32)bảng xếp hạng hoạt động logistics 2018, được đánh giá là có hiệu suất dịch vụlogistics tốt hơn hắn các thị trường có mức thu nhập tương đương So với các năm
trước đơn cử 2016, 2014, dịch vụ Logistics của Việt Nam năm 2018 cũng cho thấy
sự phát triển vượt bậc.”
17
Trang 25Hình 1.3: Chỉ số LPI của Việt Nam qua các năm
Customs Timeless
Infrastructure Track & Tracing
International Shipments Logistics Competene
——2018Ð =—2016 ====2014
Nguôn: Ngân hàng thế giới WorldBank
Việt Nam hiện đang có nhiều lợi thé dé phát triển ngành vận tải va logistics:
- Trao đổi thương mại toàn cầu gia tăng cùng với việc hội nhập kinh tế quốc
tế và việc ký kết thành công các Hiệp định tự do thương mại;
- Vị trí địa lý thích hợp dé xây dung các trung tâm trung chuyển của khu
vực Đông Nam Á;
Theo như Bộ Công thương đánh giá năm 2018: “ngành logistics có mức độ
tăng 12-14% Số lượng các doanh nghiệp vận tải và logistics hiện nay là 3.000
doanh nghiệp, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không Sự phát triển của ngành vận tải và logistics đồng thời sẽ tạo
điều kiện để Việt Nam nhanh chóng trở thành một trung tâm sản xuất mới trong khu vực có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc Các doanh nghiệp trong ngành cũng thể hiện niềm tin tăng trưởng khi có đến hơn 73% doanh nghiệp tham gia khảo sát
của Vietnam Report cho rằng, toàn ngành vận tải và logistics Việt Nam sẽ đạt mức
tăng trưởng trên hai con số, gần 27% dự đoán đạt mức dưới 10% trong năm 2019,
và không doanh nghiệp nào dự báo không thay đổi hoặc xấu hơn năm 2018”
Tuy có những tín hiệu tích cực là vậy, ngành Logistics ở Việt Nam vẫn
còn một số bất cập Dưới đây là 1 số tồn tại và khó khăn chính của ngành
Logistics Việt Nam:
18
Trang 26a Hệ thống khuôn khổ pháp lý còn nhiều hạn chế ,chưa có một cơ chế ,chính
sách đồng bộ để điều chỉnh hoạt động Logistics phát triển
Ở nước ta, có khá nhiều các văn bản pháp luật, thông tư, nghị định cho việc
thành lập doanh nghiệp, các cơ quan quản lý chuyên ngành, tổ chức , hiệp hội, và cả
các quy định về thuế Tuy nhiên, nhiều văn bản không chặt chẻ, rõ ràng, không theo
kịp sự phát triện cùa ngành Logistics Như ta đã biết, logistics liên quan đến nhiều
bộ ngành như: Giao thông vận tải, Hải quan, kiểm định mỗi bộ ban hàng những
quy định khác nhau đôi khi chồng chéo nhau gây không ít khó khăn cho ngành logistic Bên cạnh đó cơ chế quản lý hành chính, năng lực làm việc và thái độ phục
vụ của các công chức quản lý cần phải thay đổi, vì đây cũng là một trong những trở
lực không nhỏ làm ảnh hường trực tiếp đến ngành Logistics Việt nam trong qua
trình hội nhập thế giới.
b Cở sở hạ tầng Logistics còn yếu kém dẫn đến chi phí Logistics ở Việt Nam
còn cao
Theo nguồn báo VietNamLogisticsReview: “Nước ta có khoảng 2.360 con
sông và kênh rạch với tong chiều dài khoảng 220.000km, trong đó chỉ có khoảng
19% (tương đương 42.000km) là có khả năng khai thác về vận tải Mạng lưới
đường sông có trên 7.000 cảng và bến thủy nội địa các loại, trong đó có 126 cảng
sông tổng hợp, trên 4.000 cảng bốc xếp hàng hóa, và 2.348 cảng bến khách sông.
Nhìn chung các cảng thường có quy mô nhỏ với các thiết bị bốc dỡ hàng hóa lạc
hậu, cũ kĩ, ít được bảo trì nên tỉ lệ cơ giới hóa còn thấp Kết cấu hạ tầng đường sắt
còn lạc hậu, yếu kém so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới Năng lực
vận chuyền còn thấp do quy mô còn nhỏ và chưa được hiện đại hóa Hệ thống các
kho tàng và bến bãi trên các tuyến đường sắt đều có quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu vận chuyền hàng hóa Nhà cung cấp dịch vụ đường sắt duy nhất của toàn hệ thống là Tổng Công ty Đường sắt VN hiện có khoảng 300 đầu máy và 5.000
toa tàu chứa hàng, trong đó có hơn một nửa số lượng toa đã quá cũ và những toa
còn lại cũng không còn mới Nước ta hiện nay có 37 sân bay lớn nhỏ, trong đó có
24 sân bay dân dụng Trong số này thì có 5 sân bay là có máy bay bay lịch bay quốc
tế Đối với đường bay nội địa, hiện có các công ty hàng không đang khai thác là
Vietnam Airlines, Jetstar Airlines, Ngoài Vietnam Airlines, quy mô của các hãng
hàng không còn lại là không lớn Tuy rằng các công ty hàng không thực hiện khá tốt
việc luân chuyền và đưa đón khách, nhưng đường hang không hiện nay có thé nói là
chưa đủ phương tiện chở hàng cho việc vận chuyền vào thời gian cao điểm Ba sân
” Trang báo uy tín về Logistics tại Việt Nam
19
Trang 27bay lớn nhất là Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất vẫn chưa có nhà ga hàng hóa và
khu vực hoạt động cho các đại lý logistics thực hiện việc gom hàng và khai quan
như các quốc gia trong khu vực.”
Theo đánh giá của Ong Gopal Rố, giám đốc Bộ phận vận tải và hậu cần khu
vực châu A — Thái Binh Dương của tập đoàn Frost & Sullivan: “chi phí Logistics tại
VN gần như gấp đôi-gấp ba so với các nước công nghiệp khác, xuất phát từ việc
thiêu thôn vé ha tang và năng lực vận tải yêu kém.
Hình 1.4: So sánh chi phi Logistics giữa các quốc gia
Chi Phí Cho Logistics
Mỹ EU Singapore Thái Lan Trung Quốc Việt Nam
w Chi Phí Cho Logistics
(%/GDP/Nam)
Nguôn: Công ty Tư vấn ALG của Ngân hàng Thế giới
Như vậy, có thể nhận ra một điều, My, EU va Singapore có mức chi phí cho
Logistics thấp hơn mức trung bình của thế giới là 15% Trong khi Trung Quốc và
đặc biệt là Việt Nam chiếm tới 25%, đây là con số rất cao khiến cho doanh nghiệp
chưa thể tận dụng được cơ hội, nâng sức cạnh tranh Với việc Việt Nam đang ngày
càng mở cửa, phát triển các mối quan hệ hợp tác với các nước, đặt ra một áp lực cho
ngành Logistics là làm sao có thể tối thiểu hóa được chỉ phí để cạnh tranh với các
doanh nghiệp nước ngoài.
Bốn yếu tế nền tảng để phát triển ngành Logistics quốc gia:cở sở hạ tầng ,théchế pháp luật ,doanh nghiệp cung ứng và sử dụng dịch vụ Logistics
* Giám đốc Bộ phận vận tải và hậu cần khu vực châu A — Thái Bình Dương của tập đoàn Frost &
Sullivan
20
Trang 28Trong đó, cơ sở hạ tang là một trong 4 nhân tố ké trên mà Việt Nam cần phải
đặc biệt chú trọng Theo như nhìn nhận từ quan điểm cá nhân, tôi thấy ở Việt Nam
hiện nay ,cơ sở hạ tầng hiện nay chưa thể đáp ứng được nhu cầu và gián tiếp trở
thành một chướng ngại vật tương đối lớn cản trở ngành Logistics đầy tiềm năng.Trong những năm gần đây ,mặc dù cơ sở hạ tầng Việt Nam đã có những thay đổi
đáng kể, nhiều tuyến đường được mở ra, hệ thống giao thông đường cao tốc ngàymột cải thiện , một số cảng biển đã được nâng cấp , đẩy mạnh việc áp dụng công
nghệ thông tin Tuy nhiên, nhìn từ góc độ Logistics ,cơ sở hạ tầng vẫn rất còn yếu kém, lạc hậu , thiếu tính đồng bộ chưa đáp ứng được nhu cầu và tạo thuận lợi cho
sự phát triển của ngành Logistics Tuy việc mở rộng các tuyến đường là vậy, nhưng
chất lượng đi xuống rất nhanh Các trạm BOT luôn gặp phải vấn đề người dân biểu tình vì thu phí quá cao Điều này gián tiếp khiến cho việc lưu thông hàng hóa trởnên chậm chạp và ảnh hưởng tới uy tín của các doanh nghiệp làm dịch vu Logistics.
Chúng ta chi có 1 số Cảng lớn như Cảng Hai Phòng, Cảng Sai Gon trong khi đường
biển của Việt Nam trải dài từ Bắc tới Nam khiến cho việc tàu ché cũng như khó
khăn cho việc lưu thông Các hãng hàng không cũng gặp phải vấn đề tương tự, đã
từng có thời gian Càng Hàng Không Nội Bài bị quốc tế đánh giá tương đối thấp,
thường xuyên để xảy ra tình trạng delay của các hãng bay Những hạn chế vừa nêu
trên chỉ là 1 phần nhỏ trong nhiều hạn chế khác khiến cho tốc độ lưu chuyển trong
Logistics của Việt Nam tương đối chậm, phát sinh nhiều chi phí, ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động ngành Logistics Việt Nam Để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi
cho ngành Logistics Việt Nam phát triển, Nhà nước cũng như các doanh nghiệp cần
có sự đầu tư hiệu quả để khắc phục những hạn chế, yếu kém cũng như cần phải có
những chiến lược phát triển rõ ràng, cụ thể cho hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt
Nam trong tương lai.
c Thủ tục hải quan còn nhiều bắt cập, tình trạng quan liêu ngày càng nhiều
Thực tế, điều này chưa bao giờ được giải quyết triệt để ở Việt Nam Nhiều
luật lệ được đưa ra, nhưng bằng cách này hay cách khác, luật của Việt Nam vẫn có
thể dễ dàng chống đối Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong thủ tục cũng như
hoàn thiện giấy tờ Theo như Transparency International chỉ số xếp hạng CPI
(Corruption Perceptions Index) cho hay năm 2018 Việt Nam xếp thứ 117 trên 180
nước, tụt 10 hạng Như vậy có thể thấy, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có
chỉ số về tham nhũng tương đối cao Mặc dù đã có nhiều chiến dịch chống tham
nhũng của nhà nước, nhưng có vẻ như vấn đề này không được giải quyết và ngày
một nhức nhối hơn
ra |
Trang 29d Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Logistics vừa thiếu lại vừa yếu
Có thể nói, nguồn nhân lực chất lượng chất lương cao cho ngành Logistics nước ta không nhiều Chúng ta đã kém về chất nhưng cũng rất ít về lượng Vấn đề
này xảy ra vì Logistics ở Việt Nam mới chỉ trên đà phát triển Ngoài ra, đó là việc
các trường đại học ở Việt Nam chưa có nhiều trường triển khải, mở ra một chuyên
ngành riêng liên quan đến Logistics Phần lớn, đây chỉ là một môn học hay một lĩnh
vực nhỉ được tích hợp vào các khoa Để có thể giao thương quốc tế, nắm chắc
nghiệp vụ, không để các doanh nghiệp nước ngoài bắt bè, luồn lách đòi hỏi Việt Nam cần có những chính sách đào tạo nguồn nhân lực thật tốt cũng như việc các trường đại học về kinh tế cần nhìn nhận ra được vấn đề này.
+ Về số lượng: Chua đáp ứng đủ nhu cầu phát triển
Theo Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển, trường Đại học Kinh tế quốc
dân: “đa số các DN logistics VN có quy mô nhỏ, số lượng nhân viên ít năng lực hạn
chế Trong khi đó, tiềm năng và nhu cầu đối với thị trường logistics rất lớn, số
lượng các doanh nghiệp logistics với quy mô siêu nhỏ mới chỉ đáp ứng được một
phần rất khiêm tốn của thị trường.”
Theo Cục Hàng hải Việt Nam: “Năm 2014, Việt Nam có khoảng 1.200 DN
đang hoạt động trong lĩnh vực logistics trong tổng số 300.000 doanh ngiép cung
ứng dịch vụ liên quan tới logistics, trong đó, cũng chỉ có khoảng 6.000 nhân viên
chuyên nghiệp trong tổng số gần 1 triệu người hoạt động trong lĩnh vực này Da
phần các DN đều thuộc nhóm DN vừa và nhỏ, trừ các DN quốc doanh và cổ phần
có quy mô tương đối lớn (từ 100 - 300 nhân viên), số còn lại trung bình từ dưới 50
nhân viên, năng lực cạnh tranh và hoạt động còn nhiều hạn chế.”
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA): “hiện
nguồn nhân lực logistics mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu của ngành
Với tốc độ tăng trưởng trung bình 30% mỗi năm, nhân sự ngành logistics van là bài
toán đau đầu của các DN trong ngành.”
+ Về chất lượng: Đang rất cần nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn sâu
Khi đề cập đến nhu cầu đào tạo các khóa ngắn hạn cho nhân viên logistics,
các công ty rất chú trọng đến các mảng như chuỗi cung ứng (38,3%), vận tải quốc tế (36,7%), quản lý hệ thống thông tin (35%).
Theo Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh: “hiện nay tại Việt Nam,
có đến 53,3% doanh nghiệp được khảo sát là thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ
chuyên môn và kiến thức về logistics, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ 16,7% các DN hài
lòng về trình độ chuyên môn của nhân viên, có tới 30% DN phải đào tạo lại nhân
viên sau tuyển dụng.”
22
Trang 30Hình 1.5: Chat Lượng Nhân Lực Logistics Tại Việt Nam
= DN thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về Logistics
= DN phải đào tạo lại nhân viên
= DN hài lòng với chuyên môn của nhân viên
Nguồn: Theo Viện Nghiên cứu phát triển TP Hô Chi Minh
Kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu và phát triển của trường Đại học
Kinh tế quốc dân: “hiện nay có tới 80,26% nhân lực trong các DN logistics được
đào tạo thông qua các công việc hàng ngày; 23,6% lao động tham gia các khóa
đào tạo trong nước; 6,9% thuê các chuyên gia nước ngoài đào tạo và tham gia
các khóa đào tạo ở nước ngoài là 3,9% Có đến 80,26% nhân lực ngành logistics
được đào tạo chuyên môn không chính thống thông qua việc trực tiếp thực hiện
công việc hàng ngày.”
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực logistics thay vì được đào tạo từ các trường dai học, các học Viện chuyên về logistics, đa phần lại được đào tạo từ nhiều nguồn
khác nhau Nhiều cán bộ quản lý được đào tạo và tái đào tạo và chủ yếu tích lũy kiến thức từ kinh nghiệm kinh doanh từ các chuyên ngành đào tạo khác chuyên sang, do vậy thiếu bài bản và chất lượng, hiệu quả công việc gặp nhiều ảnh hưởng.
Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ thực hiện trực tiếp các công việc liên quan tới
logistics, phần lớn tốt nghiệp đại học với các chuyên ngành ngoài logistics.
Lực lượng lao động trực tiếp như bốc vác, xếp dỡ, lái xe, kiểm đếm hàng kho
bãi thì đa số có trình độ học vấn thấp, chưa được đào tạo tác phong làm việc chuyên
nghiệp, thiếu chứng chỉ nghề logistics.
Nhìn chung, ngành Logistics Việt Nam đã có những bước phát triển nhất
định, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế cho cả nước Tuy nhiên, ngành Logistics
của chúng ta vẫn còn non yếu, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và chưa
đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế đất nước.
23
Trang 311.3.2 Xu hướng phát triển trong tương lai của ngành logistics
a Xu hướng chung
Quy mô thị trường: Thị trường logistics toàn cầu dự báo tăng trưởng trung
bình 6,54%/nam trong giai đoạn năm 2017-2020, và đạt 15,5 nghìn ty USD vào
năm 2024, gần gấp đôi so với mức 8,2 nghìn tỷ USD vào năm 2016.
Thương mại điện tử đang và sẽ là nhân tố dẫn dắt chính sự phát triển của
logistics toàn cầu trong thời gian tới Mặc dù hiện chỉ chiếm trên 5% doanh thu toàn
thị trường nhưng với tốc độ tăng trưởng luôn cao hơn mức trung bình của toàn ngành
logistics toàn cầu, dự kiến đến năm 2020, thương mại điện tử sẽ chiếm khoảng
7,2-7,5% tổng doanh thu logistics thế giới (Armstrong and Associates, 2017)
Nhìn chung, lĩnh vực logistics toàn cầu sẽ chuyển dịch trọng tâm về thi
trường đang phát triển tại châu Á cùng với sự chuyền dịch của các tập đoàn sản xuất
và sự phát triển sôi động của các thị trường bán lẻ tại châu Á.
Các thương vụ M&A (Mua bán, sáp nhập) sẽ đóng vai trò quan trọng ở giai
đoạn đầu, phần nào giúp giảm sự phân mảnh thị trường, tuy nhiên, về lâu về dài,chính sự đầu tư vào công nghệ và con người mới là yếu tố quyết định đến sự pháttriển bền vững của logistics toàn cầu Thực tế cho thấy, các hãng tàu biển hiện đang
đối mặt với tình trạng dư thừa công suất, trong khi, giá xăng dầu tăng, doanh thu
vận tải biển giảm, do đó nhiều DN lớn trong ngành đi theo hướng liên minh và hợp
tác với nhau để giảm các cuộc chiến về giá Các hãng vận tải đường bộ cũng có xu
hướng mua lại và sáp nhập những nhà xe nhỏ lẻ để giảm độ phân mảnh của phân
khúc này.
Chuỗi cung ứng và logistics thân thiện với môi trường (green logistics) đang
trở thành một xu hướng không thể thiếu trong bối cảnh thế giới phải đối mặt với
tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng và cạn kiệt tài nguyên dẫn đến
tăng chỉ phí logistics và biến đổi khí hậu Hưởng ứng xu hướng này, nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã tích cực phát triển chuỗi cung ứng và các giải pháp logistics
thân thiện với môi trường Ví dụ tập đoàn bán lẻ lớn nhất của Mỹ - WalMart yêu
cầu các nhà cung cấp phải báo cáo việc sử dụng 10 hóa chất độc hại trong quá trìnhsản xuất, lưu kho, bảo quản-vận chuyển các sản phẩm của minh; Công ty máy tính
HP đề nghị các nhà cung cấp giảm 20% khí thải các-bon liên quan đến hoạt độngsản xuất và vận tải; Tập đoàn Fujitsu (Nhat Bản) áp dụng chính sách “thu mua
xanh” trong toàn bộ chuỗi cung ứng của tập đoàn, bao gôm các đôi tác kinh doanh.
24
Trang 32b Xu hướng logistics thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0
Cách mạng Công nghiệp 4.0 với những bứt phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân
tạo tích hợp trí tuệ nhân tạo với mạng lưới kết nối Internet vạn vật (IOT) và các
công cụ hiện đại hóa đang bắt đầu thay đổi toàn bộ viễn cảnh của dịch vụ kho bãi và
phân phối hàng hóa trên toàn thế giới, với ước tính khoảng 5,5 triệu thiết bị mới
được kết nối mỗi ngày
Đối với lĩnh vực logistics, cuộc cách mạng này sẽ ngày càng mở rộng việckết nối những thiết bị phi truyền thống như pallet, xe cần cầu, thậm chí xe ro-mooc
chở hàng với mạng Internet Hiện tại, tat cả các công ty logistics quốc tế lớn dự kiến
sẽ sử dụng công nghệ IoT Trong vòng 3 năm tới, IoT sẽ trở nên phổ biến trong lĩnh
vực logistics.
Các công ty logistics trên thế giới đang nhanh chóng cải tiến công nghệ để
bắt kịp xu hướng này và cải thiện tỷ suất lợi nhuận trong thời gian tới, thông qua
việc trang bị các công cụ tự động, hiện đại như sau:
- Robot giúp tiết kiệm năng lượng, chi phí lao động phổ thông đáng kể Các
dự án robot mới sẽ sớm được giới thiệu vào các kho bãi hiện đại.
- Xe chuyển hang tự động (Autonomated Guided Vehicles - AGV) có thé
thực hiện don hàng, tự bổ sung hàng trong kho bãi va đáp ứng hiệu quả những nhu
cầu cần thiết tại đây
- Xe nâng thông minh có thé truyền tải thông tin từng hoạt động của xe cho
người sử dụng dé tối đa hóa độ an toàn và huấn luyện người sử dụng mới Trang bịcảm biến cho phép xe tự phát hiện sắp va chạm vật thé, hoặc các hỏng hóc trong
động cơ, quá tải và tự động lập báo cáo hư hỏng nếu cần thiết.
- Thiết bị theo dõi, định vị, dẫn đường và quan sát bằng các thiết bị sử
dụng WiFi, Bluetooth Ứng dụng Co-pilot trên Android của điện thoại di động
được sử dụng trong hoạt động logistics quốc tế Ứng dụng cung cấp định tuyến
(mapping) và định hướng (direction routing), tạo điều kiện cho chuyển hướng
thông qua việc theo dõi trực tuyến phương tiện vận tải Ứng dụng có các thuật
toán bổ sung giúp các lái xe
- Ứng dụng quét mã vạch trực tuyến trong quản lý kho: Ví dụ phần mềm
logistics Scandit là một trong những công cụ logistics trực tuyến hang đầu trên điện thoại di động được sử dụng trong hoạt động logistics quốc tế và trong quản lý chuỗi
cung ứng Đây là một máy quét mã vạch tiên tiến có khả năng mở rộng việc quét
mã vạch để quản lý kho một cách thông minh Không giống các máy quét khác,
máy quét trong Scandit không cần phải hoàn hảo trong việc xử lý dữ liệu vì hệ
25
Trang 33thống quét nghiêm ngặt này có thé tiếp cận mã vạch dé dàng Scandit cũng là nền
tảng cho phép dễ dàng chia sẻ dữ liệu qua các mạng trực tuyến khác.
- Tối ưu hóa hàng tồn kho dựa trên điện toán đám mây Công cụ có hệ
thống hạn chế truy cập từ các địa điểm kho để giảm thiểu chỉ phí trong khi tối đa
hóa sự sẵn có của các mặt hàng có lợi nhuận cao Đây là một trong những công cụ logistics trực tuyến cần thiết có thể giúp các nhà quản lý dự báo, lập kế hoạch kiểm
kê và ngân sách cho các nguồn lực sẵn có Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ
logistics ưa thích tích hợp việc sử dụng ứng dụng này dé tự động hóa việc mua sắm
và bổ sung các quy trình khác để nâng cao lợi nhuận (Ví dụ: Phần mềm ứng dụng
di động The Easy stock).
- Ứng dụng kiểm soát lao động hàng ngày trong logistics: Ứng dụng Web
fleet của Android: Ứng dụng Web fleet của Android là một ứng dụng di động trong
việc kiểm soát hoạt động hàng ngày của lực lượng lao động Ứng dụng này có thể
được truy cập thông qua trình duyệt web, các chuyên gia logistics có thể quản lý
hoạt động kinh doanh trong thời gian thực từ điện thoại hoặc máy tính xách tay của
họ ở bat kỳ nơi đâu, giúp theo dõi các hoạt động hàng ngày 24/24 giờ để đảm bảo
độ tin cậy của lực lượng lao động và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
- Tích hợp hợp đồng dịch vu, quản ly đơn hàng, quan hệ khách hàng trong logistics trực tuyến: Ứng dụng kết hợp việc tích hợp các hợp đồng dịch vụ, quản lý đơn đặt hàng, tối ưu hóa lực lượng lao động và giám sát các khách hàng truyền thông xã hội Ứng dụng xây dựng hoạt động tổ chức dịch vụ và quan hệ từ đầu đến
cuối giữa bạn và khách hàng, giúp bạn phân tích chất lượng dịch vụ và phản ứng
của khách hàng đối với các dịch vụ được cung cấp Các phản hồi được chia sẻ qua
các phương tiện truyền thông xã hội như Twitter của những người sử dụng dịch vụ,
giúp bạn đo lường hiệu suất hoạt động của công ty mình và chỉ ra được những lĩnh
vực cần cải thiện
- Hệ thống Quan lý Giao thông dựa trên Web với ứng dụng di động đi kèm
Cerasis Rater cho phép xử lý các lô hàng theo phương thức vận tải đường bộ như sau: Less Than Truckload (LTL), Small Packages, Parcel (bưu kiện nhỏ),
Intermodal (liên phương thức), Full Truckload (FTL) Cerasis Rater loại bỏ qua
trình booking thủ công, cung cấp nhiều lợi ích về tự động hóa và hiệu quả.
- Xử lý lô hàng 24/7 qua cong thông tin dựa trên website.
26
Trang 34CHƯƠNG 2:
TỎNG QUAN VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CUA CÔNG TY VIET UNI
2.1 Tong quan về Công ty Cổ phan Việt Uni Logistics
2.1.1 Thông tin chung
Công ty Việt Uni Logistics công ty cổ phan, có tư cách pháp nhân đã được
các cơ quan pháp luật Việt Nam công nhận Công ty được phép hoạt động theo quy
định trong Luật doanh nghiệp và các quy định có liên quan và một số điều lệ của
Tên viết tắt : V.UNI LOGISTICS
Trụ sở Công ty : P601, tầng 6, Số 62 Đường Yên Phụ, P Nguyễn
Trung Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội
Nhận biết được vấn đề về lĩnh vực Logistics của Việt Nam Khi tại Việt
Nam, có quá ít doanh nghiệp thực hiện, đây là một ngành mà miếng bánh rất lớn và
phù hợp cho việc phát triển bền vững trong nhiều năm Theo đó, hàng năm chỉ phí
cho dịch vụ Logistics chiếm khoảng 25% GDP Tuy nhiên, một điều đáng tiếc hiện
27
Trang 35hiện nay là phần lớn lợi nhuận trên đã và đang rơi vào tay các công ty, tập đoàn
lớn của nước ngoài Vì năng lực làm việc của các doanh nghiệp Logistics trong
nước là rất yêu.
Tại thời điểm năm 2008, cả nước có khoảng 800 doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực Logistics trong đó phần lớn là những doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ.
Điều này đã được đề cập ở trên như là nguồn lực yếu, nhà nước chưa quan tâm, các
doanh nghiệp còn xem thường tầm quan trọng của dịch vụ.
Với điều kiện và thực trạng kể trên, và dựa trên một số cơ sở pháp lý hiện
hành như: Luật dau tư số 59/2005/QH11, Luật thương mại số 36/2005/QH 11, Luật
Doanh nghiệp số 60/2005/QH 11 và một số văn bản khác quy định về điều kiện
kinh doanh đối với doanh nghiệp Forwarder, kho ngoại quan, vận tải đa phương
thức Ngày 06/06/2008 các thành viên của công ty đã họp lại và đưa ra quyết
định thành lập Công ty cổ phần Việt Uni Logistics dựa theo giấy chứng nhận đăng
kí kinh doanh số 0102958472 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 05 tháng
3 năm 2008, với số vốn điều lệ là 52.000.000.000 đồng (năm mươi hai tỷ đồng).
Công ty thành lập với một số nhiệm vụ sau:
- - Việt Uni sẽ cung cấp những dich vu Logistics phục vụ các Doanh Nghiệp
trong và ngoài nước có thể luân chuyền hàng hóa kịp thời, minh bạch.
- - Việt Uni đây mạnh việc hợp tác quốc tẾ, nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp Logistics trong nước.
- Thuc day sự phát triển cũng như đây nhanh tiến trình hội nhập quốc tế của
Việt Nam
2.1.3 Ngành nghệ lĩnh vực kinh doanh
- Van tải hàng hóa bằng đường bộ
- _ Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không
- _ Vận tải hàng hóa bằng đường thủy
- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
- Lắp đặt và xây dựng các hệ thống
- Đại lý, môi giới
- Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng các loại
- Ban buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
- Một số dịch vụ thông tin khác chưa được phân vào đâu
28
Trang 36- Một sô hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu
2.2 Cơ cầu bộ máy tổ chức
2.2.1 So đồ cơ cầu bộ máy tổ chức
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần Việt Uni Logistics
HỘI ĐÔNG
QUẢN TRỊ BAN KIÊM
SOÁT
PHÒNG : , PHONG DAU
THUONG THỈNH KỆ TƯ VÀ PHÁT PHÒNG KINH |
MAI & DỊCH mà TRIÊN THỊ
VỤ TRƯỜNG
2.2.2 Chức năng nhiệm vu của các phòng ban
- Hội đồng quản trị
+ Quyết định các kế hoạch, chiến lược và các kế hoạch phát triển trung và dài hạn
của công ty từ 1-5 năm;
+ Quyết định, ký kết tất cả hợp động thương mại với các đối tác của công ty cũng
như đối với các chỉ nhánh khác.
+ Quyết định liên quan tới các giải pháp về thị trường và những tiến trình áp dụng
khoa học kỹ thuật
Bồ nhiệm, ký kết hay cách chức, lên hợp hợp đồng với Ban Quản Lý
+ Quyết định, xác định cơ cấu tổ chức, đưa ra các quy chế quản lý nội bộ Công ty,
quyết định thành lập công ty con, chi nhánh và chào bán cổ phần nếu có
- Ban giám đốc
Ban giám doc của công ty bao gdm Tông giám đốc và Phó Tổng giám đốc Tông giám doc do các thành viên trong Hội đồng quản trị bé nhiệm và sẽ là người
29
Trang 37điều hành công việc kinh doanh của Công ty trên cơ sở quyền hạn và nhiệm vụ
được quy định như sau:
+ Quyết định các kế hoạch kinh doanh hàng ngày của công ty, ra quyết định cách
chức, ký kết hợp đồng với đội ngũ quản lý của công ty
+ Quyết định chính sách đãi ngộ, lương bồng và các quy chế cho người lao động
tại công ty.
Quyết định các hợp đồng kinh doanh với những khách hàng nhỏ;
Tuyển dụng, đào tạo nhân sự;
Quan lý tat cả tài sản hiện có của Công ty
Tìm kiêm các cơ hội, nguôn hàng, việc làm cho công ty.
luật nếu xảy ra những sai phạm ảnh hưởng đến Công ty.
- Ban kiểm soát
Là tổ chức hỗ trợ hội đồng cổ đông giám sát các quy trình hoạt động của
công ty từ ban giám đốc trở xuống Ở Việt Uni, ban kiểm soát gồm 2 thành viên do
Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễn khi có vấn đề tiêu cực xảy ra
Quyền hạn nhiệm vụ của Ban kiểm soát:
+ Thực hiện công việc giám sát Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành
Công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện các
nhiệm vụ được giao trước đó;
+ Kiểm tra tính hợp lý, tính trung thực, và sự minh bạch trong.các khâu vận hành.
Xác định sự đúng đắn liên quán đến tài chính và nguồn lực của công ty + Thâm định báo cáo tài chính của công ty, xác định những công việc của Ban
Giám Đốc thực hiện, sau đó sẽ thông báo lại với hội đồng cổ đông.
- Phong tài chính kế toán
Phòng tài chính kế toán là phòng có chức năng nhiệm vụ hạch toán số sách,
con số minh bạch và hỗ trợ cho Tổng giám đốc trong việc điều hành công việc quản
trị tài chính đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh cho đúng luật Và từ đó, đánh giá,
phát triển công ty.
- Phòng đầu tư & phát triển thị trường
Có trách nhiệm nghiên cứu thị trường, tìm những điểm mới của đối thủ cũng
như cập nhật xu hướng của thị trường Có trách nhiệm đề bạt với tổng giám đốc để
30