Trong những năm vừa qua, dịch vụ thẻ thanh toán tại MB đã đạt được nhiều kết quả ân tượng được nêu trong Hội nghị thường niên năm 2021 của Tổ chức thẻ quốc tế JCB như: trở thành ngân hàn
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN VIEN NGAN HANG - TÀI CHÍNH
CHUYEN DE THUC TAP
DE TAI: PHAT TRIEN DICH VU THE THANH TOAN TAI
NGAN HANG TMCP QUAN DOI
Giảng viên hướng dẫn : PGS TS
Hà Nội, tháng 10 năm 2022
Trang 2
Sau thời gian học tập, rèn luyện tại Viện Ngân hàng - Tài chính, trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã giúp em trang bị kiến thức,
tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện chuyên đề tốt
nghiệp “Phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Quân đội”
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành
nhất toi PGS TS vi da tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện dé tai nghiên cứu nảy
Xin chân thành cảm ơn Khối Ngân hàng số - Ngân hàng TMCP Quân đội đã tạo
điều kiện cung cấp những tư liệu hữu ích, những thông tin chính xác, kỊp thời phục vụ
cho việc hoàn thành chuyên đề này của em
Cuối cùng, em xin gửi lời tri ân sâu sắc tới gia đình và bạn bè, những người đã sát cánh, động viên, hỗ trợ em rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu của mình
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2022
Sinh viên
Hạ Minh Hà
Trang 3
NHTM Ngan hang Thuong mai
MB Ngân hàng Thương mại Cô phân Quân
đội PGD Phòng Giao dịch
QLCL Quản lý chât lượng
TCKT Tô chức kinh tê
TK Tài khoản
TMCP Thương mại Cô phân
VPDD Văn phòng đại diện
Trang 4
Bang 2.1: Loi nhuan truéc thué cha MB giai doan 2017-2021 oiccccccccccccscecssssesestscereee 34
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của MB từ 2017-2021 ác chen 35
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động cho vay của MB từ năm 2017-2021 36
Bảng 2.5: Hạn mức giao dịch của thẻ ghi nợ quốc tế tại MB cccsccs255c: 41
Bảng 2.7: Số lượng thẻ phát hành tại MB giai đoạn 2017-2021 cu 46
Bảng 2.8: Số lượng thẻ tín dụng quốc tế phát hành tại MB giai đoạn 2017-2021 48 Bảng 2.9: Số lượng thẻ ghi nợ quốc tế phát hành tại MB giai đoạn 2017-2021 49
Bảng 2.10: Số lượng thẻ ghi nợ nội địa phát hành tại MB giai đoạn 2017-2021 50
Bảng 2.12: Quy mô CASA từ dịch vụ thé thanh toan ta1 MB giai doan 2017-2021 .54 Bảng 2.13: Số lượng ATM và POS tai MB giai doan 2017-2021 oooiccccccceeceeeceeeees 55
Bảng 2.14: Doanh thu dịch vụ thẻ tại MB giai đoạn 2017-2021 ccc ccc se: 56 Bảng 2.15: Thông tin nhân khâu của khách hàng tham gia khảo sát tại MB 63
Bảng 2.16: Kết quả khảo sát sự hải lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ thanh toán tại
0 64
Bảng 2.17: So sánh số lượng sản phẩm thẻ và tính năng của top 4 ngân hàng có thị phan thé cao nhất năm 202 l 2: ©2++21t22%1252511511225125115512211223121122111221211 c2 69
Hình 2.2: Tỷ lệ thẻ hoạt động và thẻ không hoạt động tại MB giai đoạn 2017-2021 51 Hình 2.3: Doanh số thanh toán qua POS tại MB giai đoạn 2017-2021 53 Hinh 2.4: Thi phan thé ctlia MB giai doan 2017-2021 oo oicccccccccccceccececcecescesessesesesseeens 58 Hình 2.5: Thị phần thẻ ghi nợ nội địa của MB giai đoạn 2017-2021 sec: 59 Hinh 2.6: Thi phan thẻ ghi nợ quốc tế tại MB giai đoạn 2017-2021 ccccccc: 60 Hình 2.7: Thị phần thẻ tín dụng quốc tế của MB giai đoạn 2017-2021 -ccs¿ 61
Sơ đồ 1.1: Quy trình rút tiền qua thé ghi no tai ATM ceecccccccccss tees eeeseeeeessnesseeeeees 17
Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán qua thẻ ghi ng tai POS oe cccccccccecceeeesteeceesteesteeeeees 17
Sơ đồ 1.4: Cơ cấu tô chức tại Hội sở chính - Ngân hàng TMCP Quân đội 30
Trang 5
8
9
9
4.1 Dit ligu sw dung
4.2 Phuong phap xw ly dit liéu
5, Kết cấu đề tài
PHAN II: NOI DUNG VA KET QUA NGHIEN CUU .-:: + 10 CHUONG 1: NHUNG VAN DE CO BAN VE PHAT TRIEN DICH VU THE
1.1.1 Lịch sử hình thành vả phát triển của dịch vụ thẻ thanh toán 10
1.1.2 Khái niệm dịch vụ thẻ thanh toán - ch key 12
1.1.4 Quy trình thanh toán qua thẻ của NHTM :©+22s+t22xcezx+szxe2 16
1.2.1 Khái niệm phát triển dịch vụ thẻ thanh toán .-.-: +5 5+: 19 1.2.2 Sự cần thiết của việc phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của NHTM 19
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ thẻ thanh toán 21
1.3 Các nhân tô ảnh hưởng đến phát triển dich vụ thẻ thanh toán của NHTM
25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN TẠI
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quân đội 29
2.1.1 Lịch sử hình thành vả phát triển SSH 11515153 11511515313 1 551x1xx6 29
Trang 6
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHAT TRIEN DICH VU THE THANH TOAN TAI
3.1 Định hướng phát triển địch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Quân
3.2.3 Huy động đa dạng nguồn lực đầu tư phát triển thẻ -: c:csscss¿ 88
3.3.1 Đối voi Chinh phd icici ccccccscsssscsessessessrssessnsereerssesereesseeesaeareerereteees 89
s08 5992 one eneeee 98
Trang 71 Tính cấp thiết của đề tài
Sau nỗ lực vực dậy từ những ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, ngành ngân hàng đang đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội to lớn Bên cạnh nhiệm
vụ thu hút huy động vốn và tăng trưởng tín dụng, ngành ngân hàng còn đối mặt với nhụ cầu chuyến đổi số - câu chuyện sống còn để giúp các ngân hàng vượt qua bối cảnh cạnh tranh gay gắt như ngày nay
Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Quân đội, với tam
nhìn chiến lược chuyên đổi số vạch ra từ đầu giai đoạn 2017-2021, đã thành công trong việc thu hút khách hàng và khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường tài chính quốc gia Khởi điểm là một ngân hàng “già” nhưng nhờ ý thức được tầm quan trọng của
áp đụng công nghệ và không ngừng cải tiến sản phâm, dịch vụ của mình, Ngân hàng
TMCP Quân đội (MB) đã trở thành ngân hàng hàng đầu về chuyên đổi số cũng như
hiệu quả kinh doanh Một trong những bước đi không thê thiếu trong hoạt động chuyển đổi số của toàn ngành ngân hàng nói chung và MB nói riêng chính là đây mạnh các dịch
vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Tại MB, hoạt động thanh toán đã trở thành một trong những mũi nhọn của ngân
hàng khi đem lại cho ngân hàng mức tăng trưởng CASA rất cao Bên cạnh đó về xu
hướng chung ngành ngân hàng, thẻ đã trở thành phương tiện thanh toán thông minh, hiện đại, gắn liền với sự phát triển của công nghệ thế giới, góp phân nằng cao đời sống
dân cư và xã hội Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thẻ đã đem lại nhiều lợi ích,
thúc đây việc thanh toán không dùng tiền mặt và bước đầu thay đổi thói quen cũng như nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong việc sử dụng phương tiện thanh toán phổ
biến nảy Trong những năm vừa qua, dịch vụ thẻ thanh toán tại MB đã đạt được nhiều
kết quả ân tượng được nêu trong Hội nghị thường niên năm 2021 của Tổ chức thẻ quốc
tế JCB như: trở thành ngân hàng dẫn đầu về số lượng thẻ mới, ngân hàng dẫn đầu số lượng thẻ tín dụng đang lưu hành Cụ thể năm 2021, tổng số lượng thẻ phát hành tăng
trưởng tới 54%, tốc độ tăng trưởng thẻ tín dụng tại MB đạt hơn 80% Thêm vào đó, CASA tu dịch vụ thẻ thanh toán ở mức cao so với toản ngành, với ty lệ CASA năm
2021 ở mức 48.9% chỉ sau Techcombank
Tuy nhiên, sự phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại MB còn một số hạn chế như:
số lượng các điểm chạm thanh toán còn hạn chế, các dong sản phâm thẻ chưa đa dạng,
còn trùng lắp về tính năng, các loại thẻ chưa phát triển đồng đều, cụ thé là thẻ ghi nợ quốc tế chưa có sự tăng trưởng tương xứng với thẻ ghi nợ nội địa va thẻ tín đụng Những hạn chế nảy đã phần nào kìm hãm sức ảnh hưởng của MB đối với khách hàng trên thị trường thẻ thanh toán cũng như làm chậm lại tiềm năng phát triển mà lẽ ra phải rất vượt
Trang 8MB
Trong thời gian vừa qua, đã có một số nghiên cứu về đề tài địch vụ thẻ thanh toán nói chung cũng như dịch vụ thẻ thanh toán tại MB nói riêng Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nảo nghiên cứu VỀ sự phát triển của dịch vụ thẻ, đa số chỉ tập trung vảo chất lượng
dịch vụ thẻ và mức độ hải lòng của khách hàng Thêm vào đó, các công trình nghiên
cứu trước đây chủ yếu diễn ra vảo thời điểm trước COVID-19, khi yêu cầu về chuyên
đổi số ngành ngân hàng nói chung và phát triển công nghệ thanh toán nói riêng chưa phố biến Các nghiên cứu tại MB mới chỉ dừng lại ở các chi nhánh, phòng giao dịch, chưa có nghiên cứu tổng thê tại Hội sở chính đề đánh giá sự phát triển tại toàn hệ thống ngân hàng MB
Với những động lực từ nền kinh tế như trên và nhu câu cấp thiết nâng cao chất
lượng hoạt động dịch vụ thẻ thanh toán của chính MB, em xin chọn “Phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng TMCP Quân đội” làm đề tài nghiên cứu của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tông quát
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là tìm hiểu, phân tích, đánh giá rõ thực trang phát triển dịch vụ thẻ của MB đê từ đó để xuất các giải pháp cụ thê tiếp tục phát triển dịch vụ thẻ cho ngân hàng và đưa ra những kiến nghị đến các bên có liên quan dé dịch
vụ thẻ thanh toán của toàn hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) nói chung phát triên bền vững
Mục tiêu cụ thể
- Tổng quan các vấn đề lý thuyết về phát triển dich vy thé cha NHTM
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thé tai MB trong giai đoạn 2017 — 2021
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ tại MB, đồng thời đưa ra những
kiến nghị đến Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để có những phương án khuyến khích phát triển dịch vụ thẻ trong toàn ngành ngân hàng
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là vân đề phát triển dịch vụ thẻ của NHTM
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Chuyên đề tốt nghiệp tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động phát triển các sản phẩm dịch vụ thẻ tại MB, từ đó để xuất các giải pháp đề phát triển địch vụ thẻ
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu được triển khai thực hiện tại MB.
Trang 92017 đến năm 2021; định hướng, giải pháp và kiến nghị được đề xuất cho giai đoạn 2022-2024
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tải nghiên cứu áp dụng phương pháp tiếp cận thực tế: điều tra, khảo sát khách
hàng tại MB, đồng thời phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu phát hành và thanh toán thẻ trong g1a1 đoạn 2017-2021; sử dụng các số liệu, bảng biểu, mô hình, sơ đồ để minh họa, tính toán, phân tích, luận giải về mặt lý luận và thực tiễn của hoạt động phát triển dịch
của MB cũng như các số liệu kinh doanh của dịch vụ thẻ thanh toán tại MB
- Dữ liệu về xu hướng phát triển địch vụ thẻ thanh toán của thị trường được thu thập từ
báo cáo của NHNN, Hội thẻ Việt Nam, các trang báo, tạp chí về tài chính - ngân hàng
- Dữ liệu về tình hình tài chính chung của hệ thống ngân hàng MB được thu thập từ báo
cáo tải chính kiểm toán công khai của ngân hàng giai đoạn 2017-2021
- Dữ liệu về dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng, bao gồm số lượng thẻ phát hành,
doanh số sử dụng thẻ, thu nhập từ dịch vụ thẻ của từng loại thẻ thanh toán được cung
cấp bởi Phòng Kinh doanh thẻ - Khối ngân hàng số tại MB
Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp sử dụng trong bài bao gồm bảng hỏi về sự hài lòng của khách hàng về địch vụ thẻ thanh toán của MB cũng như các cuộc phỏng vấn sâu xin ý kiến khách hàng Thời gian thực hiện điều tra khảo sát và phỏng vấn sâu khách hàng từ 15/09/2022 đến 18/10/2022
Bảng hỏi khảo sát thu thập kết quả từ 2,284 khách hàng trong tông số 2,360 bảng
hỏi phát ra qua email khách hàng trên khắp cả nước Phỏng vấn được thực hiện bởi cán
bộ phòng Kinh doanh thẻ - Khối Ngân hàng số MB thông qua email khách hàng và cho phép em sử dụng số liệu này trong chuyên đề thực tập của mình Đối tượng phỏng vẫn
là khách hàng đang sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán trên toàn hệ thống ngân hàng MB,
không giới hạn về độ tuổi, giới tính, thu nhập Bảng hỏi được xây dựng qua phỏng vấn sâu các chuyên gia tại Khối Ngân hàng số MB, sau đó phỏng vấn thử để xin ý kiến sơ
bộ của khách hàng về bảng hỏi mẫu, từ đó điều chỉnh các câu hỏi cho phù hợp Bảng
câu hỏi gồm ba phản chính:
Trang 10mang tính khái quát chung như giới tính, tuổi, nghề nghiệp và trình độ của khách hàng
Những câu hỏi này được đặt ra dùng để phân loại nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán của MB
Phần hai, khách hàng sẽ được hỏi về mức độ cảm nhận đối với chất lượng
dịch vụ thanh toán thẻ mà họ đang sử dụng tại MB Phần này sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ, từ (1) là rất không hải lòng đến (5) là rất hải lòng
Phần ba - phần cuối của bảng câu hỏi, khách hàng sẽ được hỏi về những kỷ
vọng của họ về dịch vụ thẻ thanh toán của MB,
Phỏng vẫn chuyên sâu được thực hiện tại 3 trường đại học: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Bách khoa Hà Nội Phỏng van được thực hiện bởi
cán bộ phòng Sản phâm thẻ - Khối Ngân hàng số MB và chuyên đề sử dụng kết quả phỏng vấn đã được sự cho phép của Khối Ngân hàng số MB Các sinh viên được phỏng
vấn độ tuổi từ 18-22, tập trung chủ yếu vào các bạn sinh viên năm 3,4 đang có nhu cầu
sử dụng thẻ ghi nợ, tín dụng phục vụ cho việc trang trải học tập cũng như đi làm Các
sinh viên thực hiện phỏng vấn được mời đến Phòng Kinh doanh thẻ - Khối Ngân hàng
số để phỏng vấn sâu, cũng như thử trải nghiệm App MBBank và đưa ra các ý kiến đánh
giá về dịch vụ thẻ
4.2 Phương phúp xử lý dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu được xử lý qua công cụ excel, bao gồm thống kê đữ liệu qua bảng, biểu
đỗ để so sánh số liệu kinh đoanh thẻ của MB theo thời gian Bên cạnh đó, số liệu kinh
doanh thẻ của MB còn so sánh với đữ liệu chung cua toan thị trường đề thấy được quy
mô phát triển của MB với toàn hệ thống
Dữ liệu sơ cấp
Kết quả khảo sát được thống kê qua excel, phân nhóm các mức độ hải lòng và tính
% trên tông số lượng phản hồi, so sánh tương quan % mức độ hải lòng giữa các yếu tố
dé thấy được xu hướng về độ hài lòng của khách hàng
Trang 11PHAN II: NOI DUNG VA KET QUA NGHIEN CUU
CHUONG 1: NHUNG VAN DE CO BAN VE PHAT TRIEN DICH VU THE
THANH TOAN CUA NHTM
1.1 Tổng quan về dịch vụ thẻ thanh toán
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của địch vụ thẻ thanh toản
1.1.1.1 Trên thế giới
Lịch sử nhân loại chứng kiến sự phát triển của vô vản hình thái tiền tệ khác nhau,
từ những hình thức giản đơn như vỏ sò, vỏ hến, cho đến những kim loại có giá trị, cuối cùng là việc sử dụng tiền giấy làm phương tiện lưu thông và cất trữ thông dụng Những tưởng tiền giấy đã trở thành phương thức hiện đại nhất, nhưng công nghệ kỹ thuật tân tiến của ký nguyên 4.0 đã cho phép chúng ta phat minh ra thẻ và tiền điện tử Hiện nay,
thẻ được coI là phương tiện thanh toán hiện đại nhất bên cạnh tiền điện tử, là minh
chứng của sự phát triển công nghệ tin học trong lĩnh vực ngân hàng Là một lĩnh vực kinh doanh tương đối mới mẻ nhưng thẻ cũng có lịch sử hình thành và phát triển trong suốt hàng thể ký qua
Sự hiện diện sơ khai của thẻ thực chất bắt đầu từ cuối những năm 1800, các nhà
buôn và người tiêu đùng ở Mỹ đã sử dụng khái niệm tín nhiệm khi trao đối hàng hóa dịch vụ, như việc sử dụng các phương tiện trao đổi mang tính đại điện như đồng xu hay
tắm thẻ thay cho tiền mặt Tuy nhiên, tắm thẻ thanh toán đầu tiên được sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng thực sự xuất hiện từ năm 1946 với cái tên "Charg-It", do John
Biggins ở Brooklyn (New York) nghĩ ra Khi khách hàng mua sắm, hóa đơn sẽ được chuyển đến ngân hàng của Biggins qua tắm thẻ này Trên cơ sở đó, ngân hàng trả tiền cho người bán và sau đó khách hàng trả tiền cho ngân hàng Điểm trừ là loại thẻ này chỉ
sử dụng trong phạm v1 địa phương và dành riêng cho khách của ngân hàng
Năm 1949, khi đi ăn tại nhà hàng, một nguoi dan 6ng tén Frank McNamara da
không đem theo tiền và phải gọi vợ đến trả Sự bất tiện này khiến ông nảy ra một ý tưởng thanh toán không dùng tiền mặt Frank và đối tác đã thành lập công ty Diners Club, phát hành loại thẻ chuyên dùng đề thanh toán tại các nhà hàng - tiền thân của thẻ tín đụng hiện nay Chỉ trong năm đầu tiên, có hàng chục nhà hàng ở New York chap nhận loại thẻ này, và người dùng thẻ lên đến hàng chục nghìn Dần dần, thẻ được sử
dụng thêm ở cả các điểm du lịch, giải trí ngoải lĩnh vực ăn uống Sự kiện này đã chứng
minh được sự chảo đón nồng nhiệt của công chúng đối với thẻ thanh toán và tính cần thiết của loại thẻ này đối với người dân
Trên cơ sở đó, vào năm 1958, ngân hang Bank of America thanh lap céng ty dich
vụ BankAmericard, nham kinh doanh nhwong quyén thvong hiéu va phat hanh thé voi các ngân hàng thẻ trên thế giới BankAmericard nhanh chóng trở thành nhà phát hành
Trang 12thẻ tín dụng độc lập VISA vào những năm 1970 và phát hành thẻ ghi no (debit card)
vào năm 1975, Nối tiếp sự thành lập cua BankAmericard, Bank of America da bắt đầu
cấp giấy phép cho các định chế tài chính trong khu vực phát hành thẻ mang thương hiệu BankAmericard và xây dựng một số quy định và tiêu chuẩn riêng đối với các định chế
tài chính khi phát hành thẻ Năm 1966, để cạnh tranh với sự thành công của Bank of
Ameriea, 14 ngân hàng lớn của Mỹ thành lập Hiệp hội thẻ liên ngân hàng quốc tế (ICA)
và cho ra đời thẻ Master Charge
Năm 1977, Bank Americard đổi tên Visa USA và sau đó trở thành tổ chức thẻ
quốc tế Visa, thẻ quốc tế có quy mô lớn và được nhiều người sử dụng nhất trên thế giới Năm 1979, Master Charge đổi tên thành MasterCard và trở thành tô chức thẻ quốc tế lớn thứ 2 trên thế giới Là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Visa ngày nay, góp phần đưa thị trường thẻ thanh toán ngày cảng phát triển trên toàn cầu
Năm 1983, MasterCard đi đầu trong việc sử dụng công nghệ ảnh 3 chiều dùng tia laser
với mục đích tạo độ an toàn cao cho thẻ Năm 1989, các ngân hàng tim cach tao an toàn tối đa cho các giao dịch thẻ
Như vậy, thẻ ngân hàng ra đời từ nhu cầu thanh toán và phát triển dựa trên nền tảng công nghệ cũng như chiến lược thay thế tiền mặt trong lưu thông Ngày nay, hệ thống thẻ ngày cảng hoàn thiện và phát triển như một kết quả tất yêu của việc ứng đụng
và tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật trên thé giới Bên cạnh việc phat triển
mạng lưới thành viên và khách hàng, các tổ chức thẻ quốc tế đã xây dựng hệ thống xử
lý giao dịch và trao đổi thông tin toàn cầu về phát hành, thanh toán, cấp phép, tra soát, khiếu kiện và quản lý rủi ro Với doanh số giao dịch hàng năm lên đến hàng trăm tỷ đô,
thẻ ngân hàng, với sự cạnh tranh quyết liệt cùng tiền mặt và séc, đang dần trở thành phương tiện thanh toán an toàn, hiệu quả bậc nhất trong hệ thống thanh toán toàn cầu
1.1.1.2 Tại Việt Nam
Bắt đầu từ năm 1993, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã triển khai dịch vụ thanh toán thẻ đầu tiên Sự kiện này đã đặt nền móng cho việc xây dựng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và sử dụng thẻ thanh toán
nói riêng tại Việt Nam Năm 2002, Vietcombank chính thức cho ra mắt chiếc thẻ ghi nợ
nội địa đầu tiên (hay được biết đến với tên gọi là thẻ ATM) Nhờ có thẻ ATM, các giao dịch ngân hàng như lưu giữ tiền, rút tiền của cá nhân trở nên tiện dụng và thân thiện hơn Đồng thời, hệ thống ATM của Vietcombank cũng tiên phong cho việc hình thành
và phát triển mạng lưới ATM phổ biến như ngày nay
Đối với thẻ tín dụng quốc tế, Vietcombank vả Ngân hàng Á Châu (ACB) đã triển
khai phát hành vào năm 1996 Đến nay, hầu hết tất cả các ngân hàng thương mại đều triển khai sản phâm nảy và số lượng người dùng cũng gia tăng nhanh chóng Không chỉ
Trang 13đầu tư đa dạng sản phẩm thẻ, các ngân hàng Việt Nam ngày một chú trọng đến tính an toàn và không ngừng nâng cấp về mặt công nghệ Vì lẽ đó mà đến năm 2009, thẻ quốc
tế chuân EMV lần đầu được Vietcombank phát hành EMV đưa ra các tiêu chuẩn, yêu cầu tối thiểu cho các hệ thống thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ dựa trên công nghệ
thẻ thông minh
Theo báo cáo của NHNN Việt Nam, giai đoạn 2016 - 2020, thanh toán không
dùng tiền mặt ngày cảng có xu hướng tăng dẫn với giá trị giao dịch lớn Tổng phương tiện thanh toán tăng dần theo tỷ lệ từ 86% ở năm 2016 lên đến 88,95% vào năm 2020 Điểm nỗi bật là thanh toán bằng thẻ ngân hàng đang là một trong những phương tiện thanh toán nội địa chủ yếu cho khu vực dân cư; tỷ trọng thanh toán bằng thé trong tong phương tiện thanh toán tăng lên cả về số lượng lẫn giá trị giao dịch, số thẻ được phát hành cho người dân đã có sự tăng trưởng khá nhanh; nêu như năm 2016, toàn thị trường
mới có khoảng 111 triệu thẻ thì đến cuối năm 2018, con số này đã lên tới hơn 153 triệu
thé, tăng gần 38% Tính đến nay, đã có 78 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua internet và 45 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đi động, với số lượng giao dịch lên đến vài trăm triệu tỷ đồng
1.1.2 Khải niệm dịch vụ thẻ thanh toán
1.1.2.1 Khái niệm thẻ thanh toán
Trước khi hiểu được dịch vụ thẻ thanh toán là gi, can phải nắm được khái niệm của thẻ thanh toán Sw1Iecka định nghĩa thẻ thanh toán lả một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, được sử dụng để thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ Thẻ thanh toán
có thể do ngân hàng phát hành (thẻ thanh toán ngân hàng) và các tổ chức thanh toán khác (thẻ thanh toán phi ngân hàng) (Šwiecka, 2008) Mặt khác, theo W Chmielarz, thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán điện tử mang tính cá nhân giúp tạo điều kiện
thuận lợi cho việc truy cập vào số tiền tích lũy trong tải khoản (Chmielarz, 1999) Một
định nghĩa khác về thẻ thanh toán là một “miếng nhựa” có kích thước 55 mm x 86 mm
x 0,6 mm, chia dai bang từ và bộ v1 xử lý (Borcuch, 2011) Nói cách khác, thẻ thanh toán là công cụ dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ (ví dụ như cửa hàng, nhà hàng, v.v.) Tóm lại, có thê nói rằng thẻ thanh toán là hình thức thanh
toán không dùng tiền mặt dùng để thực hiện các giao dịch tiền tệ (Gospodarowicz, 2005)
Tại Việt Nam, theo Điều 3 Văn bản hợp nhất 15/VBHN-NHNN 2021 Thông tư
về hoạt động thẻ ngân hảng thì thẻ ngân hàng được định nghĩa “là phương tiện do tô
chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thé theo các điều kiện và điều
khoản được các bên thỏa thuận” Như vậy, ta có thé hiểu là: Thẻ được coi như công
cụ thanh toán do ngân hàng phát hành thé cấp cho khách hàng sử dụng dé thanh toán
Trang 14tiền hàng hoá dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư của mình ở tải khoản tiền
gửi hoặc hạn mức tín dụng được cấp theo hợp đồng đã ký kết giữa ngân hàng phát hành
thé và chủ thẻ Hoá đơn thanh toán thẻ chính là giấy nhận nợ của chủ thẻ đối với đơn vị chấp nhận thẻ (ÐĐVCNT) ĐVCNT và đơn vị cung ứng dịch vụ rút tiền mặt đòi tiền chủ
thẻ thông qua ngân hàng thanh toán thẻ và ngân hàng phát hành thẻ Tại Việt Nam, các
tổ chức phát hành thẻ bao gồm các NHTM, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và một số công ty tài chính
Về mặt hình thức, thẻ dù được phát hành dưới bat kì tổ chức nảo cũng cần đáp
ứng một số yêu cầu như: làm bằng plastic, có 3 lớp ép sát, lõi thẻ được làm bằng nhựa trắng cứng năm giữa hai lớp tráng mỏng Thẻ có kích thước chung theo tiêu chuẩn quốc
tế là 5.50 em x 8.50 em Trên thé phải có đủ các thông tin sau:
Mặt trước của thẻ phải ghi: Loại thé (Tên và biểu tượng của ngân hàng phát
hành thẻ), số thẻ được in nỗi, tên người sử dụng được 1n nội, ngày bất đầu có hiệu lực
vả ngày hết hiệu lực, biểu tượng của tô chức thẻ va các đặc tính để tăng tính an toàn của
thé, đề phòng giả mạo
Mặt sau của thẻ có băng từ ghi lại những thông tin sau: Số thẻ, tên chủ thẻ, thời
hạn hiêu lực, bảng lí lịch ngân hàng, mã số bí mật, ngày giao dịch cuối cùng, mức rút
tối đa và số dư
Bên cạnh đó, thẻ còn có thể phải đáp ứng thêm một số yếu tố khác theo quy định
của các tổ chức thẻ quốc tế hoặc hiệp hội phát hành thẻ Các ngân hàng khi phát hành
thé thường sử dụng những thiết bị mang tính công nghệ cao để đảm bảo tính an toàn cho thẻ
1.1.2.2 Khái niệm dịch vụ thẻ thanh toán
Dịch vụ thẻ là một loại hình dịch vụ thuộc nhóm các dịch vụ bán lẻ của một ngân hàng hiện đại Chính vì vậy để tìm hiểu khái niệm dịch vụ thẻ, cần nghiên cứu khái niệm
dịch vụ ngân hàng và dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Dịch vụ ngân hàng được cung cấp bởi một ngân hàng cho phép khách hàng để
thực hiện các giao dịch ngân hàng (Le et al., 2020) Dịch vụ ngân hàng được hiểu là các
nghiệp vụ ngân hàng về vốn, tiền tệ, thanh toán mà ngân hàng cung cấp cho khách
hàng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh, sinh lời, sinh hoạt cuộc sống, cất trữ tải sản
và ngân hàng thu phí, chênh lệch lãi suất thông qua các địch vụ đó Căn cứ vào loại
hình dịch vụ, theo Phan Thị Thu Hà (2013), dịch vụ ngân hàng bao gồm hai loại hình chính là nhận tiền gửi, cấp tín dụng, bên cạnh đó là một số dịch vụ tải chính khác Trong
dịch vụ nhận tiền gửi, ngân hàng cung cấp hoạt động mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho mọi tổ chức vả cá nhân có nhu câu, cung cấp các tiện ích thanh toán trên mạng lưới trong vả ngoài nước
Trang 15Căn cứ vào đối tượng phục vụ, dịch vụ ngân hảng được chia ra dịch vụ
ngân hàng bán lẻ và dịch vụ ngân hàng bán buôn Nếu người mua trực tiếp sử dụng dịch vụ đó nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu ding, sinh hoạt của bản thân mình, gia đình thậm chí là đoanh nghiệp thì hoạt động bán cho người này gọi là bán lẻ Nếu người mua
đó tiếp tục bán lại cho người khác, không trực tiếp sử dụng dịch vụ thì hoạt động
đó được xem là bán buôn Đối với loại hình pho biến hơn cả là địch vụ ngân hàng bán
lẻ, hệ thống kênh phân phối bên cạnh loại truyền thống là mạng lưới chi nhánh, dịch vụ
ngân hàng bán lẻ còn được thực hiện thông qua các kênh phân phối hiện đại như Phone
banking, SMS, Internet banking, hé thống thanh toán tự động ATM, thanh toán tại các
POS Dây chính là kết quả của việc phát triển công nghệ thông tin, hay công nghệ
thông tin chính là tiền đề quan trọng trong việc tăng cường, mở rộng dịch vụ ngân hàng bản lẻ
Theo các phân tích về dịch vụ ngan hang va dịch vụ ngân hảng bán lẻ vừa TÔI,
dịch vụ thẻ thanh toán hội tụ đây đủ các tính chất của dịch vụ ngân hàng bán lé này Từ
đó có thê kết luận, dich vu thẻ là “địch vụ mà theo đó n cân hàng hay tô chức phái hành
cung cấp thẻ thanh toán cho các khách hàng đề sử dụng các dịch vụ bán lẻ mà ngân hàng hoặc tô chức đó cung cấp thông qua công cụ thanh toán này”
1.1.3 Phân loại dich vu thé thanh toán
Dựa trên nhiều góc độ khác nhau, thẻ thanh toán được phân chia thành nhiều loại
với những đặc tính đa dạng Cụ thể, có ba tiêu thức phân loại phố biến: theo đặc tính kỹ
thuật, theo phạm v1 lãnh thé st dung thé va theo nguồn tài chính đảm bảo cho việc sử dụng thẻ
1.1.3.1 Theo đặc tính kỹ thuật
Thẻ băng từ (Magnetic Stripe): được làm bằng nhựa PVC hoặc PET, sản xuất
trên kỹ thuật từ tính với một băng tử màu đen chứa hai rãng thông tin ở mặt sau của thẻ Chức năng của dải băng là lưu trữ thông tin mã hóa của chủ thẻ dưới dạng văn bản Loại thé này được sử dụng phô biến trong vòng hơn 20 năm nay
Thẻ thông mỉnh (Smart Card): Đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, thẻ thông minh dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học nhờ gắn vào thẻ một “chíp” điện tử có cấu
trúc giống như một máy tính hoàn hảo Bên cạnh đó, Smart Card vẫn có một đải băng
từ ở mặt sau thé Ca con chíp và dải băng đều chứa thông tin mã hóa của chủ thẻ, nhờ
vậy, thông tin được lưu trữ và bảo mật tốt hơn so với thẻ từ
1.1.3.2 Theo phạm vi lãnh thô sử dụng thẻ
Việc phân loại thành thẻ nội địa hay thẻ quốc tế là dựa trên phạm vi chủ thẻ có thé str dụng thẻ, còn về mặt tính năng thì cả thẻ nội địa hay thẻ quốc tế đều có thể là thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng hoặc thẻ trả trước
Trang 16Thẻ nội địa: được sử dụng dé rit tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng hoá, dịch
vụ vả sử dụng các dịch vụ khác trong nước
Thẻ quốc tế: được sử dụng dé rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng hoá, dịch
vụ và sử dụng các dịch vụ ở cả trong nước và ở nước ngoài Một số thương hiệu thẻ quốc tế đã được các ngân hàng tại Việt Nam phát hành bao gồm Visa, MasterCard, JCB, American Express, UP Khi có nhu cầu thanh toán trong các chuyến công tác, du lịch hoặc phục vụ cho học tập, mua sắm ở nước ngoài thì thé quốc tế là một lựa chọn tiện dụng và hiệu quả cho khách hàng
1.1.3.3 Theo nguồn tải chính đảm bảo
Thé ghi nợ (Debit Card): là loại thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thé trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn Chiếc thẻ loại này
được biết đến là thẻ rút tiền mặt, với tính năng rút tiền mặt từ tài khoản thanh toán của chủ thẻ tại các máy giao dịch tự động (ATM), vì thé loại thé này thường được gọi là thẻ
ATM Thay vì việc chủ thẻ phải đến quầy giao dịch ngân hàng, xếp hàng đê làm thủ tục rút tiền thì giờ đây chủ thẻ chỉ cần đến máy ATM (của ngân hàng mình hoặc các ngân hàng có liên kết), thực hiện thao tác đưa thẻ vào máy, nhập mã số bảo mật PIN, nhập
số tiền cần rút và nhận tiền Chính vi tiện ích “ø1ao dịch tự động” này mà chủ thẻ có thé
thực hiện việc rut tién mat vao bat ky thời điểm nảo trong ngảy, ngay cả ngoải giờ làm
việc, trong các ngày nghỉ, lễ, tết
Từ chiếc thẻ ATM với tính năng đơn giản là rút tiền mặt, các ngân hàng đã phát
triển chiếc thẻ ghi nợ với thêm nhiều tính năng đa dạng hơn Vẫn tích hợp đầy đủ các tiện ích của thẻ ATM như: rút tiền, kiếm tra số đư, chuyên khoản , thẻ ghi nợ hiện nay
còn được sử dụng để mua hang hoá tại siêu thị hoặc thanh toán hoá đơn tại các nha
hàng: đặc biệt có thể sử dụng trong thanh toán các giao dịch trực tuyến trên internet (dat mua vé may bay, mua hang trên các trang thương mại điện tử ) với thao tác thực hiện
đơn giản, dễ đàng Trên thực tê hiện nay, một số người đồng nhất khái niệm thẻ ghi nợ
với “thẻ ATM”, điều nảy là không chính xác Với đặc điểm được phát hành dựa trên tai
khoản thanh toán của khách hàng, “có bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu” nên chủ thẻ hoàn toàn
chủ động chi tiêu trong phạm vi số tiền trong tài khoản của mình; tuy nhiên, chủ thẻ cũng cần lưu ý việc quản lý số dư trong tài khoản đề chắc chắn rằng các giao dịch của
mình được thực hiện
Thé tín dụng (Credit Card): là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dich the
trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với tô chức phát hành thẻ
Thông thường, thẻ tín dụng được ngân hàng cấp cho chủ thẻ với một hạn mức nhất định
dựa trên cơ sở đánh giá và thâm định uy tín tín dụng, mức lương hàng tháng của chủ
Trang 17thé hoặc số tiền ký quỹ hay tài sản mà chủ thẻ đảm bảo tại ngân hàng Với đặc điểm là
“chi tiêu trước, trả tiền sau”, thẻ tín dụng hỗ trợ đắc lực cho chủ thẻ thực hiện nhanh chóng các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các don vi chấp nhận thẻ hay trên
các website thương mại điện tử Định kỳ đến một ngày nhất định theo quy định của từng ngân hàng, ngân hàng gửi một bảng kê cụ thể các khoản chi tiêu trong tháng trước đó
của chủ thẻ tín dụng và yêu cầu chủ thẻ thanh toán Chủ thẻ có thể chọn thanh toán số
tiền trước thời hạn ghi trong thông báo, khi đó chủ thẻ không phải trả lãi Nếu không,
chủ thẻ có thể lựa chọn trả số tiền tối thiểu, phần còn lại có thé trả từ từ và sẽ bị tính lãi
theo quy định của ngân hàng Các ngân hàng thường phân thẻ tín dụng theo hạng nhằm quản lý đối tượng khách hang nhu thé chuan (standard), thé vang (gold), thé bach kim (platinum) Chu thé su dung thé tin dung co phân hạng càng cao thì được hưởng cảng
nhiéu wu dai va dich vu chat lượng hơn
Thẻ trả trước (Prepaid Card): là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện ø1ao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vảo thẻ tương ứng với số tiền ma chủ thẻ đã trả trước
cho tổ chức phát hành thẻ Điều đó có nghĩa là, khi chủ thẻ có một chiếc thẻ trả trước
thì có thể “nạp tiền”
đó Thẻ trả trước bao gồm thẻ trả trước xác định danh tính (thẻ trả trước định danh) và thẻ trả trước không xác định danh tính (thẻ trả trước vô danh) Điểm khác biệt cơ bản
về tính năng giữa thẻ trả trước vô danh và thẻ trả trước định danh là sau lần nạp tiền lần
vào thẻ qua các kênh của ngân hàng và chỉ tiêu trên số tiền đã nạp
đầu, thẻ trả trước vô danh sẽ không được nạp thêm tiền và chỉ được sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, số dự trên một thẻ trả trước vô danh không được vượt quá năm triệu đồng Việt Nam theo quy định hiện hành Các loại thẻ trả trước hiện nay chủ
yếu sử dụng dé thanh toán chi phí mua xăng, dầu, địch vụ giải trí, dịch vụ giao thông -
vận tải và thanh toán trên các website thương mại điện tử
1.1.4 Quy trình thanh toán qua thé cua NHTM
1.1.4.1 Đối với thẻ ghi nợ
Ở nhiều quốc gia phát triển, người dân đã bắt đầu sử dụng thẻ ghi nợ từ những năm 1980 với tư cách là thiết bị truy cập tiền mặt tại các máy ATM Trong suốt những năm 1990, các ngân hàng chủ động thúc đây việc sử dụng thẻ tại điểm giao địch mua bán như để tăng nguồn thu nhập từ phí thanh toán, bằng cách cho lắp đặt các máy POS
trên diện rộng Theo Amromin và Chakravorti (2009), ở hầu hết các nền kinh tế, thẻ ghi
nợ lần đầu tiên được ra mất chỉ với mục đích duy nhất là truy cập vào các cây ATM
nhằm rút tiền mặt và thực hiện một số giao dịch đơn lé khác Với việc các nhà buôn chấp nhận máy POS, thẻ ghi nợ đã trở thành công cụ hữu hiệu thay thế tiền mặt trong giao dịch thanh toán Vì vậy, xem xét thẻ ghi nợ hoạt động chính là xem xét hoạt động
thanh toán qua hai phương tiện ATM và POS,
Trang 18Theo Phan Thị Thu Hà (2013), quy trình thanh toán qua thẻ ghi nợ tại ATM và
POS lần lượt được thực hiện theo các bước sau:
Đối với ATM:
Sơ đồ 1.1: Quy trình rút tiền qua thẻ ghi nợ tại ATM
(1) Ngan hang phat hanh thé cung cap thé cho chu thé
(2) Chủ thẻ rút tiền mặt tai may ATM
(3), (4), (5) Thông qua hệ thống tự động, ngân hàng thanh toán thẻ thực hiện giao dịch và cho phép khách hàng rút tiền mặt
(6) Ngân hàng thanh toán thẻ thanh toán với ngân hàng phát hành thẻ
Đối với POS:
Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán qua thẻ ghi nợ tại POS
(1) Ngan hang phat hanh thé cung cap thé cho chu thé
(2), (3) Chủ thẻ sử dụng thẻ để rút tiền hoặc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho ĐVCNT (POS)
(4), (5) ĐVCNT gửi chứng từ cho ngân hàng thanh toán thẻ để nhận tiền
Trang 19(6), (7) Ngân hàng thanh toán thẻ thanh toán lại với ngân hàng phát hành thẻ
1.1.4.2 Đối với thẻ tín dụng
Theo Chakravorti (2003), các bên tham gia vào giao địch thẻ tín dụng chủ gồm: người tiêu dùng, ngân hàng phát hành thẻ, nhà bán hàng, ngân hàng chấp nhận thẻ và các nhà vận hành hệ thống Những đối tượng này tham gia vào một loạt các giao dịch song phương có liên quan đến thanh toán qua thé tín dụng Cụ thé, quy trình thanh toán qua thé tin đụng điễn ra như sau:
(2
Sơ đồ 1.3: Quy trình thanh toán qua thẻ tín dụng
(1) Chủ thẻ Người bán (3) (6)
Phát hành thẻ Mastercard Chap nhan
(1) Người bán yêu cầu chủ thẻ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ
(2) Chủ thẻ gửi yêu cầu thanh toán đến ngân hàng phát hành bằng cách quẹt thẻ qua máy POS
(3) Ngân hàng phát hành ghi Nợ vào tải khoản của chủ thẻ, đồng thời trích một khoản phí thanh toán
(4) Ngân hàng phát hành chuyên số tiền (sau khi đã trích khoản phí thanh toán) cho ngân hàng chấp nhận thông qua mạng lưới thanh toán của tổ chức cung cấp thẻ VISA/Mastercard
(5) VISA/Mastercard nhận phí xử lý giao dịch, sau đó chuyển số tiền còn lại qua
ngân hàng chấp nhận Ngân hảng chấp nhận thu một khoản phí chấp nhận thanh
toán tín dụng
(6) Ngân hàng chấp nhận ghi Có vảo tải khoản của người bán khoản tiền tương ứng (bằng tiền hàng hóa, dịch vụ ban đầu trừ đi phí thanh toán của ngân hàng phát
Trang 20hành, phí xử lý giao dịch của VISA/Mastercard, và phí chấp nhận thanh toán tín dụng của ngân hàng chấp nhận)
1.2 Phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của NHTM
1.2.1 Khải niệm phát triển địch vụ thẻ thanh toản
Theo Fred David (2010), thì phát triển sản phẩm, dịch vụ là một trong những loại
hình của chiến lược tăng cường Như vậy, bản chất của phát triển dịch vụ là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng doanh số bằng cách cải tiên nâng cao chất lượng của dịch vụ hiện tại Tuy nhiên, trong cứu này sẽ chỉ xem xét khái niệm phát triển dựa trên quan
điểm của các NHTM Trong lĩnh vực ngân hàng, phát triển dịch vụ là sự mở rộng về
quy mô và chất lượng của địch vụ ngân hàng bán lẻ, qua đó đạt được các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng (Simonovié & Todorovié, 2019),
Như vậy, nếu xem xét riêng sự phát triển địch vụ thẻ thanh toán, ta có thê hiểu
phát triển dich vy thé thanh toán là mở rộng quy mô và chất lượng của dịch vụ thẻ thanh toán Phát triển về bề rộng bao gồm tăng trưởng về số lượng thẻ phát hành, số lượng chủ thẻ, tăng trưởng về doanh số sử dụng thẻ, tăng trưởng về doanh thu trong nghiệp vụ
thẻ, sự gia tăng về chủng loại thẻ, ø1a tăng tiện ích thẻ, mở rộng thị phân Phát triển về
bề sâu bao gồm nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ, tăng cường tính năng cũng như công dụng và hạn chế thấp nhất các rủi ro có thê xảy ra đối với dịch vụ thẻ, (Nguyễn Thị
Hoa, 2018)
Tóm lại có thê hiểu, phát triển dịch vụ thanh toán thẻ là “viée cdc ngân hàng gia
tăng quy mô cung ứng dịch vụ thẻ, gia tăng thị phần tăng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ thẻ trong tổng thu nhập của ngân hàng, đa dạng hóa cơ cấu dịch vụ và nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị trường mục tiêu, qua đó đạt được các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ”
1.2.2 Sự cần thiết của việc phát triển địch vụ thẻ thanh toán của NHTM
Dịch vụ thẻ ngân hàng là hoạt động quan trọng không chỉ đối với bản thân ngân hàng mà còn đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp cũng như toàn ngành kinh té
1.2.2.1 Đối với ngân hàng
Thứ nhất, dịch vụ thẻ thanh toán đóng vai trò là nguồn thu nhập quan trọng của NHTM Khi cung cấp dịch vụ thẻ, ngân hàng có nguồn thu từ các loại phí như phí phát
hành, phí thường niên, phí giao dịch, phí cấp tín dụng, chuyên đổi ngoại tệ, lãi thu từ
những khoản tín dụng của thẻ tín dụng hoặc thẻ nợ có thấu chị
Thứ hai, dịch vụ thẻ thanh toán giúp thúc đây hiện đại hóa công nghệ ngân hàng Khi triển khai dịch vụ thẻ các ngân hàng phải nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống thanh toán của mình do đó các ngân hàng có điều kiện tiếp cận với những công nghệ tiên tiến
Trang 21trên thế giới rút ngắn khoảng cách chênh lệch về công nghệ khi hội nhập và góp phần
nâng cao trình độ của nhân viên nghiệp vụ thẻ nói riêng và ngân hàng nói chung Thứ ba, dịch vụ thé thanh toán làm tăng kênh phân phối sản phâm dịch vụ ngân
hàng Việc phát triển hệ thống máy ATM/POS là phát triển kênh phân phối cho ngân
hàng Kênh phân phối này không bị hạn chế giờ làm việc vả có thê cung cấp dịch vụ ngân hảng 24/24h, giúp khách hàng giao dịch nhanh chóng, giảm bớt giao dịch tại quây ngân hàng
Thứ ba, dịch vụ thẻ thanh toán giúp ngân hàng mở rộng thị trường, hu hút khách hàng Tham gia thanh toán thẻ ngân hàng có thê đa dạng hóa các dịch vụ của mình, thu hút được những khách hàng mới làm quen với dịch vụ thẻ và các dịch vụ khác do ngân hàng cung cấp và từ đó góp phần tạo ra những đối tác lâu dài, mang tính 6n định cao vì khi hợp đồng thẻ được ký kết sẽ gắn kết ngân hàng với khách hàng sử dụng thẻ cũng như ĐVCNT Tất cả còn tạo lên những giá trị vô hình cho ngân hàng như nâng cao vị thế, uy tín ngân hàng, quảng bá hình ảnh thương hiệu, nâng cao mức độ nhận biết của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ thẻ cũng như tên tuổi ngân hàng
1.2.2.2 Đối với khách hàng
Thứ nhất, thẻ thanh toán tạo điều kiện thuận tiện và linh hoạt trong thanh toán
trong nước và ngoài nước Thẻ ngân hàng cho phép chủ thẻ mua hàng hóa dịch vụ thông qua mạng lưới rộng rãi các điểm chấp nhận thẻ, hay rút tiền mặt khi cần thiết va thực hiện các dịch vụ khác như vấn tin tài khoản, chuyên khoản tại các máy ATM ở khắp nơi mà không bị hạn chế về thời gian giao dịch Điều bất lợi chính của việc sử dụng thẻ
là nó không có mây tiện dụng nếu số điểm chấp nhận thẻ không lớn (điều này đang diễn
ra ở thị trường Việt Nam)
Thứ hai, thẻ thanh toán là phương tiện giao dịch thuận lợi và an toàn Chủ thẻ là
người duy nhất nắm giữ mã số có quyên sử dụng thẻ vì vậy chống việc làm giả ngăn chặn người khác sử dụng Bên cạnh đó thẻ ngân hàng luôn được ứng dụng sản xuất dựa trên kỹ thuật công nghệ cao, tạo nên những chiếc thẻ thông minh với độ an toàn ngày cảng được nâng cao
Thứ ba, thé thanh toán là công cụ cắt trữ tiền gọn nhẹ, nhanh chóng và hiệu quả Khi mua sắm hàng hóa, dịch vụ người tiêu dùng không phải mang theo tiền mặt, không phải mắt thời gian kiểm đếm tiền bởi đã có những chiếc thẻ với kích thước gọn nhẹ dễ dàng mang theo người, tạo cảm giác thỏa mái khi đi mua sắm thậm chí với khối lượng trả lớn
Thứ tư, thanh toán bằng thẻ tạo thêm vẻ văn minh lịch sự, sang trọng cho khách
hàng khi thanh toán Thanh toán bằng thẻ đường như trở thành một thứ mốt, một phong cách sống Điều này có thê không mấy ý nghĩa với những người thực sự am hiểu về
Trang 22kinh tế nhưng đối với cộng đồng khách hàng, nó lại là một sức mạnh tâm lý không nhỏ
Mặt khác, dịch vụ thẻ thanh toán còn giúp khách hàng tiếp cận phương thức mua hàng gián tiếp hiện nay như đặt hàng qua điện thoại, mua hàng qua mạng
1.2.2.3 Đối với nền kinh tế
Thứ nhất, thẻ thanh toán góp phần tích cực vào việc thay đổi thói quen giao dịch thanh toán của công chúng, làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tăng tốc độ chu chuyền, thanh toán trong nền kinh tế
Thứ hai, phát triển dịch vụ thẻ thanh toán chính là cải thiện môi trường văn minh
thương mại, thu hút khách du lịch và đầu tư nước ngoài; là công cụ kích cầu bằng việc nới lỏng các chính sách phát hành như hạ lãi suất, giảm tiêu chí xét duyệt phát hành phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ hàng hóa khuyên khích tiêu dùng Cuối cùng, thanh toán qua thẻ giúp minh bạch hóa các giao dịch kinh tế Các giao dịch thông qua Ngân hàng có thể giúp NHNN cũng như các cơ quan tải chính có
thé phong chống tội phạm rửa tiền, lừa đảo, giao dịch ảo, công ty ma,
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển địch vụ thẻ thanh toản
1.2.3.1 Các chỉ tiêu định lượng
Đề đánh giá mức độ phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của NHTM, cần sử dụng
nhiều chỉ tiêu định lượng khác nhau đê có những đánh giá toàn diện nhất Theo Hoàng
Thị Thanh Mai (2015), các chỉ tiêu đánh giá định lượng gồm có số lượng thẻ đang phát
hành, ty lệ thẻ đang hoạt động, biến động số dư trên tải khoản khách hàng, doanh số thanh toán thẻ Để đánh giá được chính xác mức độ phát triển dịch vụ thẻ so với thị trường, bộ chỉ tiêu định lượng đã được hoàn thiện bằng cach bé sung thêm các chỉ tiêu khác, như thị phan dịch vụ thẻ của ngân hàng và số lượng các điểm chạm thanh toán
(Nguyễn Thanh Bình, 2015) Cập nhật và hoàn thiện các nghiên cứu trước đây, Đặng
Thùy Liên (2022) bỗ sung thêm tiêu chí thu nhập từ dịch vụ thẻ, tính toán câu phan thu
nhập nhằm giúp các NHTM đưa ra các chính sách nhằm thúc đây, gia tăng thu nhập cho đơn vị kinh doanh Tổng hợp từ các nghiên cứu trên, em xin đề xuất bộ chỉ tiêu định
lượng đánh giá mức độ phát triển dịch vụ thẻ thanh toán bao gồm các tiêu chí sau:
Số lượng thẻ được phát hành trên thị trường
Đây là chỉ tiêu thể hiện quy mô cũng như số lượng khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ Số lượng thẻ được phát hành cảng nhiều càng cho thấy sự tin dùng cũng như
khả năng phát triển dịch vụ thẻ trên thị trường
Số lượng thẻ tổng hợp cũng như số lượng từng loại thẻ phát hành trên thị trường
được tính toản bằng các đại lượng sau đây:
> Giá trị tuyệt doi sé lượng thẻ được phát hành
Trang 23> Tác độ tăng trưởng số lượng thẻ phát hành
Tốc độ tăng
O06 OueOO One OfA0 AADA O80 (0-1
thé phat hanh 6 Quo One O60 hak 080 (0 ~ 1)
> Tỷ trọng từng loại thẻ được phái hành
> Tỷ lệ thẻ hoạt động
Theo Nguyễn Thị Hoa (2018), bên cạnh các đại lượng về số lượng thẻ phát hành,
để đánh giá chất lượng phát hành thẻ, các ngân hàng còn cần xem xét tỷ lệ thẻ hoạt động/thé không hoạt động (thé chết): Nghĩa là trong tong số thẻ phát hành, số lượng thẻ hoạt động (đã kích hoạt) chiếm bao nhiêu % và số lượng thẻ chết (chưa kích hoạt thẻ) chiếm bao nhiêu %4,
Số lượng điểm cham
Chỉ tiêu Số lượng điểm chạm (ATM, POS, CDM, QR code ) thể hiện mạng lưới
hoạt động cũng như khả năng phục vụ khách hàng về địch vụ thẻ Ngân hàng nào có lượng máy ATM, POS, QR code được lắp đặt nhiều cho thấy mạng lưới hoạt động phục
vụ khách hàng cạnh tranh hơn
Số lượng điểm chạm của dịch vụ thẻ thanh toán được tính toán bằng các đại
lượng sau đây:
> Giá trị tuyệt doi sé luong diém cham
> Tác độ tăng trưởng số lượng điểm chạm
Tốc độ tăng
vã 06 OugO 0 d0é0 Ohad oa0 (0-1)
diém cham
Trang 24Doanh số sử dụng thẻ
Doanh số sử dụng thẻ là chỉ tiêu đánh giá quy mô và chất lượng phát triển dịch
vụ thẻ của ngân hàng thương mại, thê hiện mức độ sử dụng thẻ của khách hàng Đề
đánh giá chỉ tiêu này, ngân hàng xem xét các khía cạnh sau:
> Giá trị tuyệt đỗi doanh số sử dụng thẻ
> Tác độ tăng trưởng doanh số sử dụng thẻ
Tốc độ tăng
su dung thé
Thu nhap tw dich vu thé
Ngân hàng sử dụng chỉ tiêu này nhằm đánh giá nguồn doanh thu ma hoat dong thé mang lại bao gồm có doanh thu từ phát hành thé, phí giao dịch, phí thường niên, phí giao dich, phi rút tiền, phí chuyên tiền, van tin Doanh thu càng cao càng cho thấy số
lượng thẻ được sử dụng cảng cao cũng như chất lượng dịch vụ thẻ tốt Mặt khác nguồn doanh thu lớn cũng khẳng định mức độ sử dụng dịch vụ thẻ của người dân đã tăng nhiều
hơn từ đó hạn chế đần thói quen dùng tiền mặt
Khi xem xét thu nhập tử dịch vụ thẻ, ngân hàng tính toán các đại lượng sau:
> Giá trị tuyệt đỗi thu nhập từ dịch vụ thẻ
> Tốc độ tăng trưởng thu nhập từ dịch vụ thẻ
Tốc độ tăng
Trang 25Thị phần thẻ
Đây là chỉ tiêu quan trọng thê hiện chiều hướng phát triển cũng như chiến lược đúng đắn của từng ngân hàng hay từng chi nhánh Tùy từng chỉ nhánh hoặc từng ngân hàng mà các loại thẻ sẽ có thị phần lớn hơn so với các chỉ nhánh hay Ngân hàng khác
Chỉ tiêu thị phần thẻ có nhiều cách tính tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế- chính
trị- văn hóa mỗi quốc gia cũng như chính sách của mỗi ngân hàng Tuy nhiên, cách tính đơn giản, phố biến nhất và cũng là cách tính được sử dụng tại MB trong vòng 10 năm qua là số lượng thẻ phát hành của ngân hàng trên tổng số lượng thẻ phát hành của cả thị trường (%) Đề đánh giá thị phan thé, ta xem xét thi phần chung của tất cả các loại thẻ
thanh toán cũng như thị phần từng loại thẻ để nhận diện được chiều hướng phát triển
của toàn mảng kinh đoanh cũng như từng sản phẩm dịch vụ
> Thi phan thẻ chung
O6 OugOO Oheé Ohal Aah OOO OM OOuolb
chung
> Thị phần từng loại thẻ
O6 OveOO OOal che O dug OhA0 hàn?
Liõ [ượL1L] LILIạL] Llñẻ LÌ đượL] L5áL] hàL 1b O00 OAr OU
thẻ X
1.2.3.2 Các chỉ tiêu định tính
Theo Dang Thùy Liên (2022), tiêu chí định tính quan trọng nhất để đánh giá sự
phát triển của dịch vụ thẻ thanh toán là sự thỏa mãn và hải lòng của khách hàng Tự bản
thân người cung cấp dịch vụ không thể đánh giá dịch vụ của mình hoàn hảo hay không
Vì vậy, chính khách hàng, hay chủ thẻ là người đánh giá dịch vụ thẻ có phù hợp với nhu
cầu của mình không, có hải lòng khi sử dụng thẻ để rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh
toán hàng hoá, dịch vụ, hay không, có hải lòng với quy trình phát hành thẻ, chỉ phí dịch vụ thẻ, cơ sở vật chất, không gian giao dịch, hay thái độ phục vụ của nhân viên
không
Về cơ bản, sự hải lòng của khách hàng được đánh giá dựa trên 4 yếu tố chính:
Độ an toàn, tính chính xác và bảo mật: thể hiện trình độ ứng dụng khoa học
kỹ thuật của ngân hàng trong hoạt động thẻ Với sự phát triển của khoa học như hiện nay thì độ an toàn cũng như tính bảo mật của dịch vụ thé rất được khách hàng quan tâm
tới Khách hàng sẽ ưu tiên chọn lựa sản phẩm của Ngân hàng nào đảm bảo an toàn và
bảo mật thông tin cá nhân hơn
Trang 26Thời gian xử lý nghiệp vụ cũng như thái độ phục vụ của nhân viên: thể hiện
kỹ năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên ngân hàng Với đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng giao tiếp xử lý nghiệp vụ nhanh sẽ giúp ngân hàng có thê triển khai và phát triển địch vụ tới khách hàng được hiệu quả
nhất
Các dịch vụ đi kèm: phản ánh những lợi ích gia tăng cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng Khi sử dụng dịch vụ chính khách hàng được nhận thêm nhiều lợi ích với các dịch vụ hậu mãi kèm theo sẽ giúp Ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng sử đụng địch vụ hơn và cũng cho thấy sự quan tâm của Ngân hàng đối với khách hàng
Tiện ích mà dịch vụ thẻ mang lại: phản ánh mức độ đa dạng sản phâm thẻ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng Ngoài các chức năng sẵn có, các loại thẻ mới cần được phát triên thêm nhiều tính năng mới tiện ích hơn để có thế đáp ứng nhu câu của khách hàng tốt hơn Bởi khách hàng sẽ có nhiều nhu cầu khác nữa sau khi sử dụng thành
thạo dịch vụ thẻ nên việc nâng cao các tiện ích bỗ sung sẽ góp phần rất lớn trong việc phát triển dịch vụ
1.3 Các nhân tô ảnh hưởng dễn phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của NHTM
Việc phát triển địch vụ thẻ thanh toán của NHTM chịu ảnh hưởng từ hai nhóm
nhân tố: các nhân tố chủ quan đến từ chính ngân hàng và các nhân tố khách quan đến
từ môi trường kinh doanh
1.3.1 Từ phía ngân hàng
Theo Dang Thùy Liên (2022), các nhân tố từ phía ngân hàng ảnh hưởng đến sự
phát triển dịch vụ thẻ thanh toán bao gồm định hướng chiến lược của ngân hàng, trình
độ đội ngũ cán bộ làm công tác thẻ và năng lực của ngân hàng (bao gồm nguồn lực tải
chính và trình độ kỹ thuật công nghệ) Theo Nguyễn Thị Hoa (2018), tiềm lực tài chính
- kinh tế là một yếu tố cần được xem xét riêng, và bản thân tiềm lực kinh tế - tải chính
cũng ảnh hưởng trực tiếp lên trình độ kỹ thuật công nghệ thông qua mức độ đầu tư cơ
sở hạ tầng và năng lực nhân sự phụ trách phát triển thẻ Cân nhắc các yếu tố trên, em
nhận thấy sự phát triển dịch vụ thẻ thanh toán chủ yếu đến từ các nhân tố chủ quan sau:
Định hướng phát triển của ngân hàng
Một ngân hàng nếu có định hướng phát triển dịch vụ thẻ thì phải xây dựng cho mình các kế hoạch cũng như chiến lược marketing phù hợp, tham gia khảo sát các đối
tượng khách hàng mục tiêu, tìm mọi cách dé nâng cao tính tiện ích của thẻ cũng như sự
thuận lợi cho người sử dụng thẻ thì ngân hàng đó sẽ có thê mở rộng và phát triển việc kinh doanh thẻ một cách bền vững và ôn định Muốn nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ nhưng không có chiến lược, định hướng trong đài hạn thì sẽ khó có thê tìm được hướng
Trang 27đi đúng đem lại hiệu quả cao Vì vậy, định hướng hay chiến lược phát triển của ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của dịch vụ thé Với những dịch
vụ cơ bản giống nhau thì mỗi ngân hàng lại cần phải có một định hướng phát triển riêng
để có thể vận dụng được tối đa những lợi thế cạnh tranh của mình
Trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thế
Đội ngũ cán bộ có năng lực, năng động và có nhiều kinh nghiệm là một trong những yếu tô quan trong dé phat triển hoạt động dịch vụ thẻ Ngân hàng nào có sự quan tâm, có chính sách đảo tạo nhân lực trong kinh doanh thẻ hợp ly thì ngân hàng đó sẽ có
cơ hội đấy nhanh việc kinh doanh thẻ trong tương lai Bởi nguồn nhân lực là một yếu
tố không thê thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào và ngân hàng cũng không phải là ngoại
lệ Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay với nên khoa học hiện đại, công nghệ thông tin
phát triển nên các rủi ro xảy ra trong chiếm đoạt sử đụng thẻ của khách hàng diễn ra ngày cảng tỉnh vi hơn thì càng phải đòi hỏi trình độ của các cán bộ chuyên trách về thẻ được nâng cao để có thể nhanh chóng phát hiện và giảm thiểu các rủi ro xảy ra cho khách hàng cũng như tăng cao độ tín cậy, rút ngắn thời gian giao dịch đối với khách
hàng khi sử dụng thẻ
Tiềm lực kinh tế - tài chính
Điều nay gan liền với các máy móc thiết bị hiện đại nếu hệ thống máy moc nay
có trục trặc thì sẽ gây ách tác trong toản hệ thống Vì vậy, đã đưa ra dịch vụ thẻ, ngân hàng phải đảm bảo một hệ thống thanh toán hiện đại, theo kịp yêu cầu của thế GIỚI
Không những thế việc vận hành bảo dưỡng, duy trì hệ thống máy móc phục vụ phát hành va thanh toán thẻ có hiệu quả sẽ làm giảm giá thành của dịch vụ, từ đó thu hút thêm người sử dụng Khách hàng sẽ ưu tiên sử dụng dịch vụ thẻ của Ngân hàng có phí dịch vụ thấp hơn, mạng lưới chấp nhận thanh toán rộng khắp và khả năng thanh toán nhanh chóng, an toàn Và đề phục vụ cho phát hành, thanh toán thẻ, ngân hàng cần trang
bị một số máy móc như máy đọc hóa đơn, máy rút tiền tự động ATM, máy POS và hệ
thống điện thoại .Thông thường giá cả của các loại máy có giá trị lớn, nên việc đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn và nhanh chóng đòi hỏi các ngân hàng phải có
nguồn lực kinh tế lớn cũng như đội ngũ có trình độ kỹ thuật cao để theo đối và bảo
dưỡng máy móc được trang bị cũng như bắt kịp được trình độ phát triên của khoa
học kỹ thuật hiện nay
1.3.2 Từ bên ngoài
Sự phát triển dịch vụ thẻ thanh toán chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ môi trường vĩ mô Cụ thế, mô hình PEST cua Francis J Aguilar và các nghiên cứu cùng đề tài trước đây đều thống nhất bốn nhân tô khách quan ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thẻ thanh toán như sau:
Trang 28Trình độ dân trí và thói quen tiêu dùng của người dân
Trong một xã hội mà trình độ dân trí cao, các phát minh, ứng dụng của khoa học
kĩ thuật công nghệ cao sẽ dễ dàng tiếp cận với người dân Tiêu dùng thông qua thẻ là một cách thức tiêu dùng hiện đại, nó sẽ dễ dàng xâm nhập và phát triên hơn với những cộng đồng dân trí cao và ngược lại Cũng như vậy, thói quen tiêu dùng cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến sự phát triển của dịch vụ thẻ Khi người dân quen với việc thanh toán các dịch vụ, hàng hóa bằng tiền mặt họ sẽ ít có nhu cầu về thanh toán thông qua thẻ dẫn đến không thê tạo môi trường tốt để dịch vụ phát triển được Vì vậy mà nâng cao trình
độ đân trí và thay đổi thói quen dùng tiền mặt của người dân sẽ tạo điều kiện tối đa cho việc phát triển dich vu thé tang cao doanh số thẻ và nâng cao thị phan
Thu nhập của người sử dụng thẻ
Khi thu nhập con người được tăng cao thì những nhu cầu của họ cũng ngày càng
phát triển, việc thanh toán đối với họ đòi hỏi một sự thỏa mãn cao hơn, nhanh chóng
hơn, an toàn hơn Việc sử dụng thẻ sẽ đáp ứng rất tốt nhu cầu này Hơn nữa, ngân hàng chỉ có thẻ cung cấp dịch vụ cho những người có một mức thu nhập hợp lý, những người thu nhập thấp sẽ không đủ điều kiện sử dụng dịch vụ nảy sẽ ảnh hưởng tới doanh số cũng như doanh thu nghiệp vụ thé Chính bởi vậy mà dịch vụ thẻ thường phát triển tốt
ở thành phố, khu đông dân cư, khu công nghiệp Bên cạnh đó, thu nhập của người sử dụng thẻ cũng tác động tới tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động thẻ Nếu thu nhập của khách hàng sử dụng thé tin dụng không ồn định sẽ khiến tỷ lệ nợ xấu của thẻ tín dụng tại Ngân hàng tăng cao
Môi trường pháp ly
Đây là một yêu tố được đánh giá quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến dich vụ thẻ Việc kinh doanh địch vụ thé tai bat kỳ quốc gia nào đều được tiến hành trong một khuôn khổ pháp lý nhất định Một môi trường pháp lý hoàn thiện, chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi
và lợi ích của các bên tham gia sẽ tác động tích cực tới phát triển dịch vụ thẻ Các quy
chế, quy định về thé sẽ gây ảnh hưởng 2 mặt: có thể theo hướng khuyến khích phát triển việc kinh đoanh và sử đụng thẻ nếu có những quy chê hợp lý, nhưng mặt khác với những quy chế quá chặt chẽ, hoặc quá lỏng léo có thể mang lại những ảnh hưởng tiêu cực tới
việc phát hành và thanh toán thẻ
Môi trường công nghệ
Thẻ ngân hàng là một sản phâm gắn liền nền công nghệ hiện đại Vì vậy, hoạt động thanh toán thé chịu ảnh hưởng rất lớn bởi trình độ khoa học công nghệ, đặc biệt
là công nghệ thông tin Đối với một quốc gia có công nghệ khoa học hiện đại phát triển, các ngân hàng của nước này có thể cung cấp dịch vụ thẻ với sự nhanh chóng và an toàn
cao hơn Chính vì thế, việc luôn luôn đầu tư nâng cấp công nghệ, nghiên cứu khoa học
Trang 29là những việc làm vô cùng cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như bảo mật cho hoạt động của ngân hàng
Môi trường cạnh tranh
Đây được coi là yếu tố quyết định đến việc mở rộng và thu hẹp thị phần của một ngân hàng khi tham gia vào thị trường thẻ Nếu trên thị trường chỉ có một ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ thì ngân hàng đó sẽ có được lợi thế độc quyền nhưng giá phí lại
có thé rat cao va thị trường khó trở nên sôi động Nhưng khi nhiều ngân hàng tham gia vào thị trường, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt thì sẽ góp phần phát triển đa dạng
hóa dịch vụ, giảm phí phát hành và thanh toán thẻ
Trang 30CHUONG 2: THUC TRANG PHAT TRIEN DICH VU THẺ THANH TOÁN TẠI NGAN HANG TMCP QUAN BOI
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quân đội
Ngày 4/11/1994, MB chính thức được thành lập với số vốn ban đầu gần 20 tỷ cùng 25 nhân sự và triển khai một điểm giao dịch duy nhất tại 2§A Điện Biên Phủ, Hà
Nội Đây được đánh giá là giai đoạn mang tính “mở lối” cho MB với quá trình định
hình phương châm hoạt động, xác định chiến lược kinh doanh và xác định thương hiệu
Mặc dù trải qua những năm đầu thành lập với cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm
1997, MB cũng đã vững vàng vượt qua những khó khăn và trở thành ngân hàng cổ phần
duy nhất có lãi tại Việt Nam thời điểm đó nhờ kiên định với mục tiêu và tầm nhìn dải
hạn Năm 2004 đánh dấu 10 năm hoạt động của MB với thành tích ấn tượng: tổng số
vốn huy động của MB tang gấp hơn 500 lần, tổng tài sản lên đến trên 7.000 ty đồng với
500 tỷ đồng lợi nhuận và khai trương trụ sở mới tại số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Giai đoạn 2: Từ 2005-2009
Đây là giai đoạn MB triển khai áp dụng một loạt các giải pháp đổi mới tổng thê
từ mở rộng quy mô hoạt động, phát triển mạng lưới, tăng cường nhân sự, đổi mới về
công nghệ cũng như tập trung mạnh mẽ vào khách hàng Một trong những thay đổi đáng
kế nhất trong giai đoạn này là việc tách bạch giữa chức năng quản lý do Hội sở chính đảm nhiệm và chức năng kinh doanh qua các Chi nhánh (CN), đồng thời tô chức lại đơn
vị kinh doanh theo nhóm khách hàng cá nhân (KHCN), khách hàng doanh nghiệp (KHDN) vừa và nhỏ, nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ
Chính vì vậy, giai đoạn 2005-2009 tuy ngắn nhưng được coi là giai đoạn cơ sở
để MB đây mạnh triển khai các sáng kiến chiến lược sau này, giúp MB từng bước trở thành một trong những định chế tài chính hàng đầu Việt Nam hiện nay Kết thúc 15
năm phát triển đầu tiên của mình, MB vinh dự được nhận Huân chương lao động hạng
Ba do Chủ tịch nước trao tặng vào năm 2009,
Giai đoạn 3: Từ 2010-2016
Với mục tiêu đưa ngân hàng vào TOP 3 Ngân hàng TMCP không do Nhà nước nắm cô phần chi phối, năm 2010, MB đã bắt đầu nghiên cứu xây dựng chiến lược giai
Trang 31đoạn mới 2011-2016 Ngày 1/11/2011, MB đã thành công niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) với mã chứng khoán là MBB
Đối diện với bối cảnh nền kinh tế đất nước bước vào giai đoạn khó khăn đặt
ngành ngân hàng dưới áp lực tái cấu trúc mạnh mẽ, MB đã vươn lên dẫn đầu về nhiều chỉ tiêu tài chính quan trọng nhờ việc kiên định với chiến lược phát triển bền vững, an toàn Mục tiêu của giai đoạn 5 năm 201 1-2016 đã được hoàn thành sớm vảo năm 2013
khi MB lọt vào TOP 3 Ngân hàng TMCP như kỳ vọng Liên tiếp những thành tựu quan
trọng được MB gặt hái trong giai đoạn này: năm 2014, MB vĩnh dự đón nhận Huân
chương Lao động hạng Nhất và được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động vào năm 2015
Giai đoạn 4: Từ 2017-2021
Trong giai đoạn này, MB đặt ra tầm nhìn '“Trở thảnh ngân hàng thuận tiện nhất” với mục tiêu đến năm 2021 nằm trong top 5 hệ thống NHTM Việt Nam về hiệu quả
kinh doanh và số hóa Tuy đối mặt với nhiều khó khăn bởi ảnh hưởng của đại dịch
COVID-19 toàn cầu, MB đã có sự tăng trưởng bứt phá, mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ và chỉ tiêu đề ra Một trong những bước
chuyển mình táo bạo và đáng nói nhất của giai đoạn nảy là việc thành công chuyển đổi
bộ nhận diện thương hiệu năm 20 19, lột xác từ một ngân hàng “già” trở thành một trong
số những ngân hàng trẻ trung, năng động nhất - lọt Top 2 thương hiệu được yêu thích; thương hiệu tăng gấp đôi, cụ thê tăng 127 bậc so với năm 2020, lọt Top 300 thương hiệu ngân hảng có giá trị và mạnh nhất thế giới (theo báo cáo Banking 500 2022 của Brand Finance) MB ty hao tiép tục nằm trong TOP doanh nghiệp đạt lợi nhuận trên
10.000 tỷ đồng và trụ vững trong TOP 5 các Ngân hàng tốt nhất Việt Nam
2.1.2 Cơ cấu tô chức
Sơ đồ 1.4: Cơ cấu tô chức tại Hội sở chính - Ngân hàng TMCP Quân đội
Trang 32Đại hội đồng cỗ đông
Ban kiểm soát
Khối Khách hàng lớn
Khối Khách hàng vừa và nhỏ Khối Nguồn vốn và KD Tiền tệ Khối Khách hàng cá nhân
(Nguồn: Báo cáo thường niên MB 2021)
Trang 33Chức năng của các đơn vị vận hành hoạt động tại MB cụ thể như sau:
Ban giám đốc: Điều hành mọi hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống, chịu
trách nhiệm trước Hội đồng quản trị (HĐQT) và NHNN Việt Nam về hoạt động chung
của MB
Khối CNTT: Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến xử lý, đảm bảo hoạt động
cho các sản phâm số của ngân hàng như ngân hàng số, Internet Banking Ngoài ra, bộ
phan IT con có nhiệm vụ đảm bảo, bảo trì và bảo mật cho hệ thống mạng, cơ sở dữ liệu của MB
Khối Vận hành: Tổ chức, triển khai, quản lý vả xử lý tập trung các giao dịch
của tất cả các nghiệp vụ ngân hảng; vận hành về nghiệp vụ các hệ thống công nghệ xử
lý giao dịch nhằm đảm bảo thực thi chính xác, hiệu quả các quy trình nghiệp vụ, giao
dịch của MB, giảm thiểu tối đa rủi ro và tối ưu hóa chất lượng dịch vụ
Khối Thẩm định: Chịu trách nhiệm thấm tra tính chính xác của hồ sơ tín dụng
được đưa lên, tính khả thi của hồ sơ (xem xét nguồn tải chính của khách hảng), tính phù hợp của phương án/mục đích vay vốn theo quy định của MB theo từng sản phẩm, theo từng thời ky và phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành
Trung Tâm Phê duyệt tín dụng: Tái thâm định các khoản tín dụng; Phê duyét
điểm xếp hạng tín dụng nội! bộ, phục vụ công tác xét duyệt tín dụng; Hỗ trợ thực địa
khách hàng theo phân công của lãnh đạo; Lưu trữ hỗ sơ tín dụng; Quản lý thông tin hồ
sơ tín dụng, thực hiện báo cáo theo yêu cầu; Kiểm tra danh mục hồ sơ tín dụng bắt buộc
khi nhận được đề xuất cấp tín dụng
Khối Khách hàng lớn: Thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa MB và KHDN lớn;
Nghiên cứu nhu câu, thu thập phản hồi KHDN lớn để tham mưu với Ban Giám đốc về
các chiến lược phát triển KHDN lớn tại MB
Khối Khách hàng vừa và nhỏ: Thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa MB và KHVVN; Nghiên cứu nhu cầu, thu thập phản hồi KHVVN để tham mưu với Ban Giám
đốc về các chiến lược phát triển KHVVN tai MB
Khối Nguồn vốn và Kinh doanh tiền tệ: Quản lý thanh khoản trong toản hệ
thống (bao gồm cả điều hòa, điều chuyên vốn nội bộ); Quản lý và kinh doanh vốn; Quản
lý và kinh doanh ngoại tệ
Khối Khách hàng cá nhân: Thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa MB và
KHCN; Nghiên cứu nhu câu, thu thập phản hồi KHCN để tham mưu với Ban Giám đốc
về các chiến lược phát triển KHCN tại MB,
Khối Ngân hàng số: Đề ra các quy định, chính sách, lên các ý tưởng về sản pham cũng như vận hành hoạt động kinh doanh thẻ; Nghiên cứu thị trường, bao gồm quy định pháp luật, các sản phẩm hiện hữu cũng như thị hiếu khách hàng; Ban hành nên
Trang 34các chính sách về từng loại sản phâm thẻ cũng như các chiến lược quảng bá và chương trình ưu đãi cho khách hàng
Ban Khách hàng Chiến lược: Thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa MB và
Khách hàng chiến lược (KHCL); Nghiên cứu nhu cầu, thu thập phản hồi KHCL để tham
mưu với Ban Giám đốc về các chiến lược phát triển KHCL tai MB
Hội đồng ALCO: quản lý câu trúc bảng tông kết tải sản của ngân hàng, xây
dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh;
Phân tích thường xuyên bảng tổng kết tài sản nhằm tăng cường khả năng sinh lợi và hạn
chế rủi ro; Giám sát việc thực hiện các quy định của NHNN để tuân thủ các tý lệ đảm
bao an toàn trong hoạt động ngân hang
Ban Kế hoạch và Marketing: Xây dựng chiến lược marketing, chiến lược
thương hiệu, các chiến dịch tăng trưởng trong từng giai đoạn; Xây dựng và giám sát triển khai các chương trình marketing sản phẩm, toàn hàng theo định hướng chiến lược từng năm; Phân tích nhu cầu khách hàng, đánh giá trải nghiệm khách hàng, qua đó làm
cơ sở đề xuất cho những ý tưởng sản phẩm/dịch vụ mới
Khối Kiểm tra Kiểm soát nội bộ (KSNB): Đánh giá và quản lý rủi ro trong mọi
hoạt động của MB: hệ thống thông tin báo cáo tài chính và thông tin quản lý; Kiểm soát việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ của các bộ phận kinh doanh vả của các phòng nghiệp
vụ có liên quan; Đôn đốc, giám sát các phòng ban thực hiện các yêu cầu về công việc,
cải tiến quy trình hay khắc phục dựa trên các báo cáo và đánh giá của KSNB; Đưa ra những ý kiên nhằm cải tiến và nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của MB
Khối Tài chính - Kế toán: Quản lý và thực hiện hạch toán kế toán; Thực hiện
công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của Hội sở; Đề xuất tham mưu với Ban Giám đốc về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế
độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tải chính
Ban Pháp chế:
Khối Tổ chức nhân sự: Tham mưu, dé xuất với Ban Giám đốc về triển khai
thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực theo đúng quy định, quy trình nghiệp vụ của Nhà nước và của MB, phủ hợp với quy mô và tình hình thực tế
tại Hội sở Triển khai mô hình tô chức của Hội sở theo phê duyệt của MB
Khối Quán trị rủi ro: Khối Quản trị rủi ro sẽ đảm nhiệm chính các công việc
như nhận đạng, đo lường, phân tích, đánh giá các rủi ro, thường liên quan đến hoạt động
tài chính của ngân hàng Tử các phân tích đó, thực hiện các biện pháp để khắc phục,
hạn chế rủi ro nhất có thê
Khối Mạng lưới và Quản lý chất lượng (QLCL): Phối hợp tìm kiếm địa điểm phát triển mạng lưới (PTML); Thu thập thông tin về địa bản để thực hiện phân tích,
Trang 35nhằm đánh giá tiềm năng PTML; xây dựng đề án thành lập mới, di chuyển; Thực hiện
các thủ tục hoàn thiện hồ sơ pháp ly đề triển khai di chuyển, mở mới CN/Phong giao dịch (PGD}/Văn phòng đại diện (VPĐD); Quản lý hợp đồng thuê mặt bằng: Thực hiện
giám sát cơ sở vật chất, hình ảnh bên ngoài của Hội sở
Khối Hành chính: Phố biến quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức; Tham mưu, đề xuất về triển khai công
tác tổ chức nhân sự tại Hội sở, Hướng dẫn các Khối vả các đơn vị trực thuộc tại Hội sở
thực hiện công tác quản lý cán bộ, quản lý lao động: Tham gia ý kiến về kế hoạch phát
triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho việc mở rộng mạng lưới
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây
(Nguon: Bdo cdo két qua hoat déng kinh doanh cia MB 2017-2021)
Từ bảng trên có thê thấy lợi nhuận của MB trong giai đoạn 5 năm 2017-2021 có những biến động sâu sắc Năm 2018, MB có được mức tăng trưởng vượt trội 68,36% là
nhờ hoàn thành xuất sắc các mục tiêu lớn đặt ra gồm: triển khai chiến lược giai đoạn
2017-2021; chuyên địch ngân hàng số với 2.6 triệu users đang hoạt động với sản phẩm chủ lực nhiều tiện ích là ứng dụng App ngân hàng MBBank; thay đổi nhận diện hình
ảnh cho 100% điểm giao dịch, triển khai quyết liệt các dự án chiến lược; tăng trưởng
đột phá thu dịch vụ (tăng 78%), do đó tý trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập cũng tăng cao Năm 2019 vẫn duy trì một mức tăng trưởng ấn tượng, tuy nhiên năm 2020,
MB chứng kiến mức tăng trưởng tương đối thấp là 6,5% so với các năm còn lại trong giai đoạn chiến lược 5 năm này, nhưng vẫn là một mức tăng trưởng ấn tượng so với toàn ngành ngân hàng
Lý giải cho điều này là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khi mà nền kinh tế
phải gánh chịu những thiệt hại nặng né Cu thé, Theo Tong cuc Thong ké nam 2020, GDP ngành tải chính - ngân hang - bảo hiểm đạt 6,7%, thấp hơn nhiều so mức 8,62%
của năm 2019 do tác động của dịch bệnh Riêng tăng trưởng tín dụng của hệ thông ngân
hàng năm 2020 đạt 10,14%, thấp hơn so với mức 12,14% của năm 2019 Nhưng nhờ
việc sớm ý thức tầm quan trọng của chuyên đổi số, MB đã áp dụng công nghệ vào hệ
thống giao dịch Điều đó giúp tăng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại ngân hàng.
Trang 36Đến năm 2021, lợi nhuận trước thuê của MB đạt hơn 16.500 tỷ (+54,6% yoy) voi tang
trưởng vượt trội điễn ra trên hầu hết các hoạt động chính Theo đó, MB vượt qua mục
tiêu về lợi nhuận, đạt TOP 4 toàn ngành Ngân hàng Điều này càng chứng tỏ hiệu quả
quản lý cũng như khả năng chuyên đổi số, nhanh tốc độ thúc đây cho kết quả kinh doanh
vượt trội của MB
2017, tăng trưởng tăng mạnh ở năm 2019 với 18,69% Đến năm 2019 tăng trưởng tuy
giảm nhưng vẫn ở mức cao với 14,76% năm 2020 vả kết thúc giai đoạn 5 năm với 23,33% tăng trưởng năm 2021 so với năm trước Điều này khẳng định mức độ tín nhiệm
lớn của khách hàng đối với uy tín, thương hiệu không ngừng được nâng cao, đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh về huy động vốn rất gay gắt Bên cạnh đó, MB cũng thường xuyên thực hiện tăng lãi suất huy động đề thu hút khách hàng Cho đến nay, MB tăng
Trang 37lãi suất từ 0,15 - 0,24% tại một số kỳ hạn chủ chốt, như kỳ hạn 6 tháng ở mức 4,44%/năm, kỳ hạn 12 tháng là 5,39%/năm, kỳ hạn 24 tháng niêm yết lãi suất là 5,75%/nam
Xem xét cơ cầu nguồn vốn, tiền gửi dân cư tuy chưa chiếm tỷ trong cao nhưng
lại có sự tăng trưởng vượt bậc và ấn tượng, tử vỏn vẹn 8% năm 2018 lên tới mức tăng
37,84% vào năm 2021 Điều này càng thê hiện sự thu hút và uy tín của MB tăng cao trong mắt người dân đặc biệt là giai đoạn 3 năm gần đây, khi MB bắt đầu thay đổi bộ nhận diện, đây mạnh Marketing dé đến gần hơn với công chúng Tiền gửi của tổ chức
kinh tế (TCKT) có xu hướng giảm nhẹ nhưng không đáng kế Đây có thể là một tín hiệu
tích cực đối với nền kinh tế cho những năm gần đây khi các TCKT bắt đầu có dấu hiệu
sử dụng tiền vào đầu tư mở rộng sản xuất - kinh doanh Tiền gửi có kỳ hạn có xu hướng giảm tý trọng và chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 63% trong 5 năm, trong khi đó tốc
độ tăng trưởng của tiền gửi không kì hạn lại tăng rất nhanh Từ khoảng 33,3% năm
2017, đến nay tỷ trọng tiền gửi không kì hạn tại MB đã lên tới mức gần 50% Tỷ lệ
CASA cao đã chứng minh niềm tin và đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ của MB ngày càng tăng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán Bởi vậy, tang CASA cang có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong chiến lược ngân hàng bán lé và trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu của MB trong giai đoạn tới
2.1.3.3 Hoạt động cho vay
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động cho vay của MB từ năm 2017-2021
% so với tổng dư nợ 323% 37,73% 40,17% 43,89% 45,99%
5 Dư nợ ngắn hạn 89.375 105.139 118.908 146.230 166.664
% so với tổng dư nợ 4§852% 48,97% 47,50% 4902% 45,84%
Trang 386 Dư nợ trung, dải hạn 94813 109547 131423 152.067 196.891
(Nguôn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của MB 2017-2021)
Tổng dư nợ năm 2020 đạt 298.297 tỷ đồng, tăng 19,16% so với năm 2019 Đây
là một mức tăng tương đối ấn tượng so với mức xấp xỉ 17% ở các năm 2018 và 2019 Đến năm 2021, tổng dư nợ tiếp tục tăng đến 363.555 tỷ (ứng với 21,88%) so với năm
2020 Có sự chuyển địch lớn đối với cơ cấu, mở rộng tín dụng theo thế mạnh là dư nợ
cá nhân, cho vay tiêu dùng Bắt đầu giai đoạn 5 năm, dư nợ cá nhân chỉ ở mức trên 32%,
kết thúc năm 2021 đạt đến 45,99% Tương ứng thì tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp giảm đều, đến nay còn khoảng 54% Nguyên nhân chủ yếu do giai đoạn này việc cho
vay doanh nghiệp có nhiều bất cập, rủi ro cao, các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ,
XNK đều có xu hướng thu hẹp quy mô, giảm thấp dư nợ trong tình hình địch bệnh căng thẳng Các dự án mới mang tính hiệu quả khả thi cao rat ít, các doanh nghiệp khi triển
khai đều mang tính thận trọng, thăm dò dấu hiệu khởi sắc của nền kinh tế, them vào đó
la do sy ra đời của nhiều chỉ nhánh NHTM nên cạnh tranh đã diễn ra rất gay gắt, đặc biệt trong cho vay pháp nhân Sự chuyển dịch tập trung cho vay cá nhân là nhân tố quan trọng cho MB trong giai đoạn này, giúp MB giữ được thị phan, thị trường trên địa
bản cải thiện tích cực về tài chính, dịch vụ, hình ảnh, thương hiệu Tỷ trọng cho vay
trung dài hạn có xu hướng tăng sau 5 năm nhưng một vải năm giảm nhẹ như 201 8-2020 Giai đoạn này nỗi bật với đại dịch COVID-19 khiến các doanh nghiệp gồng mình chống
dịch, việc mở rộng sản xuất kinh doanh là rất khó khăn, cho nên lượng đi vay NHTM,
không riêng gì MB, giảm đi là dễ hiểu Tuy nhiên tới năm 2021, dịch bệnh được kiêm
soát, doanh nghiệp cũng bắt đầu tập trung đầu tư mở rộng sản xuất nên dư nợ cho vay
trung đải hạn đã bất đầu tăng và chạm mức 54,16% vào thời điểm kết thúc giai đoạn 5 năm nảy
Trước đây vào năm 2017, tỷ lệ nợ xấu của MB tương đối cao so với các NHTM
khác (1,2%) nhưng vẫn ở mức an toản Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu tại MB nhìn chung có
xu hướng giảm dần đều và đạt mức 0,9% năm 2021 Lý giải cho điều này, ông Lưu Trung Thái, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân Đội cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2021, MB đã đây mạnh xử lý nợ xấu và tăng cao
Trang 39trích lập dự phòng rủi ro Kết quả đến cuối tháng 6, tỷ lệ nợ xâu của MBGroup (gồm
MB và các công ty con) chỉ ở mức 0,76%, trong đó riêng ngân hang là 0,58% Đây là mức thấp kỷ lục của ngân hàng nảy từ trước tới nay vả cũng là mức thấp nhất hệ thống tính đến thời điểm hiện tại Tý lệ quỹ dự phòng rủi ro trên nợ xấu của MB đạt 311%,
cao hơn gấp đôi so với thời điểm cuối năm 2020 "Điều này có nghĩa là MB có khả năng
“phòng thú” rất cao khi mỗi một đồng có rủi ro nợ xấu luôn có ba đồng để xử lý”, ông Lưu Trung Thái nhấn mạnh Như vậy, MB đã trở thành 1 trong 2 ngân hàng có tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu cao nhất toàn ngành, cùng với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
2.1.3.4 Hoạt động tải chính khác
“+ Dịch vụ thanh toán
Ra mắt thẻ tín dụng đầu tiên vào năm 201 1, trải qua hơn 10 năm phát triển, giai đoạn
2017-2021 có thể nói là một cột mốc đánh dấu những bước ngoặt và thành công đối với
Dịch vụ thẻ của MB khi có sự đột phá phát triển về cả quy mô và doanh số thanh toán thé nói chung, đặc biệt là thẻ tín dụng quốc tế nói riêng
Một trong những yêu tố góp phần thành công trong việc phát triển thẻ của MB phải
kế đến các chương trình chăm sóc khách hàng và các tính năng, tiện ích của thẻ được
phát triển trên APP MBBank Việc tích hợp các tiện ích của thẻ trên APP MBBank như: Kích hoạt thẻ; Khóa/Mớở thẻ; Đóng/Mở tính năng chi tiêu Internet; Thanh toán sao kê
cho thẻ tín dụng giúp chủ thẻ hoàn toàn chủ động trong việc quản lý trạng thai va
giao dịch thẻ Ngoài ra, chủ thẻ còn được trải nghiệm việc tra cứu và đổi điểm ngay trên
APP MBBank
Năm 2019, MB triển khai đa dạng các chương trình khuyến mại thiết thực dành
cho khách hàng như việc hoàn tiền khi chủ thẻ chi tiêu online tại các trang web mua sam lớn, giảm giá trực tiếp cho các loại hình dịch vụ đi lại, xem phim, đặt phòng khách
sạn Đặc biệt, MB là một trong số ít ngân hàng có chương trình chăm sóc chủ thẻ
Platinum với nhiều đặc quyền uu dai khac biét Chu thé tin dung MB Platinum cua MB
luôn được ghi nhận doanh số chỉ tiêu để sử dụng phòng chờ sân bay hạng thương gia, chơi golf, nghỉ dưỡng miễn phí và đồng thời được tặng thẻ Accor Plus
Bên cạnh đó, MB cũng rất chú trọng đến yếu tố an toàn, bảo mật cho khách hàng
như việc triển khai tính năng xác thực giao dịch trực tuyến MB 3D Secure nhằm tăng
tang lớp bảo mật hay như việc triển khai các gói bảo hiểm giao dịch cho chủ thé trong suốt quá trình sử đụng
Tại Hội nghị thường niên năm 2021 của Tổ chức thẻ quốc tế (JCB), Ngân hàng
TMCP Quân đội (MB) đã nhận được Š giải thưởng quan trọng dành cho các ngân hàng
Trang 40thành viên tại Việt Nam năm 2021 Theo do, JCB da vĩnh danh MB tại 5 hạng mục giải thưởng là:
e© _ Ngân hàng dẫn đầu số lượng thẻ tín dụng mới;
e _ Ngân hàng dẫn đầu doanh số chỉ tiêu thẻ;
e Ngân hàng dẫn đầu tăng trưởng doanh số chỉ tiêu thẻ;
e Ngân hàng dẫn đầu số lượng thẻ tín dụng đang lưu hành;
e Ngân hàng dẫn đầu tăng trưởng doanh số chấp nhận thanh toán qua thé
MB là ngân hàng tiên phong cung cấp địch vụ thanh toán thẻ cho các đối tác lớn
thuộc nhiều lĩnh vực như hang khong, viễn thông, bảo hiểm, du lịch, khách sạn, trung
tâm thương mại, siêu thị trên toàn quốc, góp phần quan trọng vào việc đây mạnh thanh toán không dùng tiền mặt theo đúng chủ trương của chính phủ Đặc biệt, chủ thé MB thường xuyên nhận được những chính sách, chương trình ưu đãi đặc biệt, tiện ích s* Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương
Với những dịch vụ đặc thù dành cho nhóm đoanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khâu, vốn có mức độ phức tạp cao, MB là một trong những ngân hàng tích cực nhất trong hoạt động chuyên đổi giúp khách hàng tăng tính hiệu quả trong hoạt động thanh toán và năm bắt các cơ hội tốt hơn
MB là một trong số các ngân hàng đi đầu trong việc đưa ra nhiều sản phẩm, dịch
vụ đặc thù dành riêng cho nhóm doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, với các
sản phâm như: chuyền tiền quốc tế online, bán ngoại tệ online Tháng 12/2021, MB
là ngân hàng đầu tiên cung cấp thương mại dịch vụ L/C nhập khẩu ứng dụng công nghệ blockchain thông qua nền tảng của Contour
Các dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại vốn có mức độ phức tạp cao, do đó, nhu cầu tư vấn của các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trong quá
trình thực hiện giao dịch luôn ở mức lớn Vì lý do trên, các sản phẩm số trên nền tảng BIZ MBBank dành riêng cho nhóm doanh nghiệp nảy luôn chú trọng đến các điểm kết nối với các chuyên gia tư vấn dịch vụ ngân hàng
Đối với dịch vụ chuyển tiền quốc tế online, mặc dù 100% các thao tác và nhu cầu của doanh nghiệp có thể thực hiện được trên BIZ MBBank, mọi quá trình tương tác
của doanh nghiệp với nền tảng số của MB đều được đội ngũ chuyên viên tư vấn theo sát để hỗ trợ ngay khi khách hàng có nhu cầu tham khảo thêm ý kiến
Bên cạnh đó, trong năm 2021, MB chính thức triển khai dịch vụ nhận tiền từ
nước ngoài thông qua thẻ thanh toán quốc tế MB Visa, giúp người dùng nhận tiền từ người thân, đối tác từ nước ngoài gửi về một cách nhanh chóng và hoàn toàn miễn phi Dịch vụ nhận tiền từ nước ngoài thông qua thẻ thanh toán quốc tế MB Visa giúp khách