1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế số và đánh giá tác động của xu hướng này đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp quân đội

31 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 4,18 MB

Nội dung

Báo cáo làm rõ cácvấn đề: sự cần thiết và xu hướng phát triển nền kinh tế số trong 3 năm trở lại đây trên thếgiới và Việt Nam ánh giá tổng quan về vai trò của Ngân hàng thương mại trong

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN

Học phần: Ngân hàng Thương mại

CHỦ ĐỀ : Vai trò của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế số

và đánh giá tác động của xu hướng này đến hoạt động kinh doanh

của Ngân hàng TMCP Quân đội.

Giảng viên hướng dẫn : TS Đỗ Thị Thu Hà

Mã lớp : FIN17A03

Nhóm : Không Được Vắng Mặt

Hà Nội, tháng 3 năm 2023

1

Trang 2

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN

Tên môn học: Ngân hàng thương mại

Mã học phần: FIN15A

Số từ:

Ngân hàng thương mại nhóm nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Quân đội

1

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

Phần 1: Xu hướng phát triển của kinh tế số trong 3 năm trở lại đây 4

1.1 Kinh tế số 4

1.2 Xu hướng phát triển của kinh tế số 3 năm trở lại đây 6

1.2.1 Thực tế phát triển kinh tế số ở Việt Nam 6

1.2.2 Thực tế phát triển kinh tế số ở một số quốc gia 7

1.3 Sự tác động của nền kinh tế số tới ngân hàng 9

1.4 Đánh giá 10

Phần 2: Vai trò của NHTM trong phát triển nền kinh tế số 10

2.1 Trên thế giới 10

2.2 Trong Việt Nam 12

2.3 Mối quan hệ giữa ngân hàng thương mại trên thế giới và ngân hàng thương mại Việt Nam trong nền kinh tế số 13

2.4 Tác động của covid 19 đến mối quan hệ giữa ngân hàng và nền kinh tế số 15

Phần 3: Nhận diện xu hướng phát triển của nền kinh tế số tới hoạt động kinh doanh của MB 18

3.1 Ngân hàng Thương mại MB 18

3.2 Tác động của kinh tế số tới việc phát triển sản phẩm, dịch vụ mới tại ngân hàng MB: 21

3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của MB Bank trong bối cảnh nền kinh tế số 26

3.4 Cơ hội và thách thức 28

KẾT LUẬN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

2

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ, kinh

tế số ngày càng có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia Việt Namcũng không nằm ngoài xu thế đó, phát triển kinh tế số gắn với đổi mới mô hình tăngtrưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo cơ hộibứt phá cho kinh tế đang là một yêu cầu cấp thiết đặt ra Hệ thống tài chính nói chung và

hệ thống ngân hàng nói riêng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi và xâydựng thành công nền kinh tế số phù hợp và hiệu quả Trong đó, vai trò của các Ngân hàngthương mại trong nền kinh tế số giữ một vị trí quan trọng

Dưới đây là phân tích đánh giá của nhóm về tác động của xu hướng kinh tế số tớihoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội và báo cáo đánh giá

về vai trò của Ngân hàng thương mại MB Bank trong nền kinh tế số Báo cáo làm rõ cácvấn đề: sự cần thiết và xu hướng phát triển nền kinh tế số trong 3 năm trở lại đây trên thếgiới và Việt Nam ánh giá tổng quan về vai trò của Ngân hàng thương mại trong phát, đ

triển nền kinh tế số với luận điểm và minh chứng phù hợp, phân tích tác động của xuhướng phát triển nền kinh tế số tới hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng thương mạinhất định

3

Trang 5

Phần 1: Xu hướng phát triển của kinh tế số trong 3 năm trở lại đây.

1.1 Kinh tế số

a Khái niệm kinh tế số

Kinh tế số (Digital Economy) là một nền kinh tế duy trì và phát triển không ngừng dựatrên công nghệ số hiện đại Kinh tế số còn được gọi là kinh tế Internet (InternetEconomy), kinh tế mới (New Economy) hay kinh tế mạng (Web Economy) Nền kinh tếđặc biệt này được cấu thành từ các giao dịch điện tử qua internet

Theo “Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2019”, kinh tế số là toàn bộ hoạt độngkinh tế dựa trên nền tảng số Hoạt động phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số cùng

dữ liệu để tạo ra mô hình hợp tác, kinh doanh kiểu mới, phù hợp với xu thế phát triển củacông nghệ hiện đại

b Đặc điểm của kinh tế số

Kinh tế số có thể được tập hợp trong 3 quá trình xử lý chính đan xen với nhau baogồm:

+ Xử lý vật liệu

+ Xử lý năng lượng

+ Xử lý thông tin

Trong đó, có thể thấy việc xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng nhất và cũng là lĩnh vực

dễ số hóa nhất Tính kết nối giữa các chủ thể và chu trình kinh tế nhờ vào các thành tựucủa công nghệ thông tin và Internet giúp kết nối hóa các nguồn lực, lược bỏ nhiều khâutrung gian và tăng cơ hội tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu Có thể dựa trên khả năng kết nốithông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận với cơ sở dữ liệu lớn, những tính năng

xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trên nhiều lĩnh vực

c Vai trò của kinh tế số

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang mang lại nhiều sự thay đổi cơ bản

về kinh tế, xã hội trên toàn cầu Sự bùng nổ và phổ biến của internet và các công nghệ kỹ

4

Trang 6

thuật số đã mang lại nhiều cơ hội cho giới trẻ để tham gia và kết nối vào thị trường kinh tế

số, nơi mà các rào cản của thị trường là nhỏ hơn, với rất nhiều cơ hội để tiếp cận và chia

sẻ thông tin, kiến thức với các cộng đồng có chung lợi ích và mang lại hợp tác trong các

dự án sản xuất cùng nhau

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số ởmức khá trong khu vực ASEAN với hạ tầng viễn thông – công nghệ thông tin khá tốt, phủsóng rộng, mật độ người dùng cao Tính đến cuối năm 2020, cả ba nhà mạng điện thoại diđộng lớn trong nước là Viettel, VNPT và Mobifone đều đồng loạt công bố vùng phủ sóng,chính thức thử nghiệm kinh doanh dịch vụ 5G, đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia đầutiên trên thế giới tiếp cận công nghệ này, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế số Quantrọng hơn, không như các công nghệ trước đây hầu hết phải nhập khẩu, Việt Nam đã dầnlàm chủ và sản xuất được các thiết bị 5G, một bước tiến mang ý nghĩa chiến lược trongquá trình phát triển viễn thông – công nghệ thông tin của quốc gia

Trên thực tế chúng ta có thể thấy, kinh tế số đã mang lại rất nhiều ưu thế cho các công

ty, tập đoàn lớn trên toàn cầu Cụ thể, các doanh nghiệp lớn trên toàn cầu đều ít nhiều cóliên quan tới những nền tảng số, kinh tế số (Google, Apple, Amazon, Microsoft hayAlibaba) Những ưu điểm nổi bật nhất trong những thế mạnh mà kinh tế số mang lại cóthể kể tới: tăng trưởng thương mại điện tử; thúc đẩy người dùng sử dụng in-ternet và pháttriển hệ thống hàng hóa và dịch vụ kinh tế số Ngoài ba ưu điểm này, phát triển kinh tếtheo định hướng kinh tế số còn bảo đảm tính minh bạch cần hiểu rằng, minh bạch là mộttrong những điểm mạnh của kinh tế số được nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quantâm, nhờ đó, gián tiếp làm giảm lượng tiền tham nhũng thông qua các hoạt động trựctuyến minh bạch, giúp kiểm soát tốt nền kinh tế hơn

Đối với Việt Nam, kinh tế số có những đóng góp không nhỏ trong sự hội nhập củacác doanh nghiệp vào chuỗi công nghệ toàn cầu Trong nền kinh tế số, các doang nghiệpbuộc phải đổi mới quy trình sản xuất – kinh doanh truyền thống sang mô hình theo hệsinh thái, liên kết từ khâu sản xuất, thương mại đến sử dụng và điều này sẽ làm tăng năngsuất cũng như hiệu quả lao động Nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)được xem là hạt nhân của chuyển đổi số, được đánh giá là phần quan trọng nhất của nền

5

Trang 7

kinh tế số lõi (Core Digital Economy) Việc phát triển tốt nền tảng này sẽ góp phần giúpViệt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tiến lên phát triển nhanh chóng, bền vững.

1.2 Xu hướng phát triển của kinh tế số 3 năm trở lại đây

1.2.1 Thực tế phát triển kinh tế số ở Việt Nam

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh đến Việt Nam, tạo ra thời cơmới cho Việt Nam hội nhập sâu rộng và hiệu quả hơn vào nền kinh tế thế giới, tranh thủcác thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến để đẩy nhanh hơn tiến trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước và thu hẹp khoảng cách phát triển Kinh tế số thời gian gần đây đã

có sự phát triển mạnh mẽ Theo báo cáo thường niên "e-Conomy SEA 2020" của Google,Temasek và Bain & Company công bố đầu tháng 11/2020, Việt Nam là một trong nhữngquốc gia duy trì mức tăng trưởng kinh tế số ở mức hai con số, tăng 16% từ 12 tỷ USD(năm 2019) lên 14 tỷ USD (năm 2020) Dự báo đến năm 2025, kinh tế số Việt Nam có thểđạt 52 tỷ USD, đưa Việt Nam vươn lên đứng thứ hai về kinh tế số ở Đông Nam Á.Thương mại điện tử đã đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

số ở Việt Nam Năm 2020, thương mại điện tử của Việt Nam tăng trưởng 46% lên 7 tỷUSD và dự báo sẽ tăng 34% lên 29 tỷ USD vào năm 2025 Các lĩnh vực khác như dịch vụvận chuyển và giao đồ ăn, quảng cáo trực tuyến cũng tăng trưởng mạnh mẽ, tăng gần 50%lên 1,6 tỷ USD và dự kiến tăng 34% lên 7 tỷ USD vào năm 2025

Kinh tế số ở Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển như mạnglưới hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin và internet phát triển nhanh, bao phủ rộngkhắp và hiện đại; mật độ người dùng cao, hiện có khoảng 72% dân số sử dụng điện thoạithông minh, 68% số người Việt Nam xem video và nghe nhạc mỗi ngày trên thiết bị diđộng, 70% số thuê bao di động đang sử dụng 3G hoặc 4G

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng và tốc độ pháttriển kinh tế số nhanh trong khu vực Xu hướng số hóa, chuyển đổi và ứng dụng côngnghệ số ở Việt Nam đang diễn ra nhanh và rộng trên nhiều lĩnh vực, từ thương mại, giao

6

Trang 8

thông, ngân hàng, y tế, giáo dục, du lịch, đến giải trí Hiện nay, Việt Nam có khoảng 30nghìn doanh nghiệp phần cứng, phần mềm, nội dung số, các dịch vụ viễn thông và côngnghệ thông tin, 10 nghìn doanh nghiệp công nghệ phần mềm với tốc độ tăng trưởng caokhoảng 15 - 20%/năm, hơn 50 công ty công nghệ tài chính cung cấp dịch vụ thanh toántiền gửi và tiền điện tử.

Sự phát triển sôi động của kinh tế số tại Việt Nam hứa hẹn mang lại cơ hội chonhiều doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ Các nền tảng thương mại điện tử có thể đưadoanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ đến với những thị trường lớn cả trong và ngoài nước.Khi tham gia vào thị trường lao động trong nền kinh tế số, người lao động phải đổi mới đểthích nghi vì các kỹ năng, kiến thức và phương thức kinh doanh truyền thống trước đâycũng chuyển sang môi trường số Việc này sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho doanhnghiệp và người lao động

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì phát triển kinh tế số ở Việt Namvẫn còn tồn tại một số khó khăn thách thức như: Môi trường thể chế và pháp lý cho pháttriển kinh tế số còn chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ, thiếu tính minh bạch và kiến tạo; nhânlực công nghệ thông tin - nhân tố quan trọng nhất trong cạnh tranh và phát triển kinh tế

số, vẫn còn mỏng, chưa bảo đảm về chất lượng; cơ sở hạ tầng cho kinh tế số thiếu đồng

bộ, chưa xây dựng được một hệ cơ sở dữ liệu chung của quốc gia; hệ thống logistics yếu;

tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số và các phần mềm còn rất thấp, trong đó đối vớiứng dụng quản lý nhân sự là 59%, quản lý hệ thống cung ứng là 29%, quan hệ khách hàng

là 32%… Ngoài ra, Việt Nam cũng đang tồn tại lỗ hổng lớn về bảo đảm an ninh mạng,bảo mật, an toàn thông tin gây cản trở mục tiêu đưa kinh tế số trở thành một trong nhữngtrụ cột chính của nền kinh tế

1.2.2 Thực tế phát triển kinh tế số ở một số quốc gia

a Malaysia

Đây là quốc gia thuộc có GDP lớn thứ 3 Đông Nam Á, xếp hạng thứ 33 trên thế giới

và 12 ở Châu Á với quy mô GDP đạt tới 365,3 tỷ USD

7

Trang 9

Malaysia phát triển nền kinh tế số dựa trên một số các trụ cột chính như sau:

Tạo dựng hệ thống cơ chế, chính sách cải thiện hạ tầng kinh tế số

Malaysia là quốc gia đầu tiên do Đông Nam Á ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu (DataProtection Act) Chính phủ đất nước này đề xuất các dự án giúp nâng cao hạ tầng kinh tế

số của quốc gia như dự án High Speed Broadband (HSBB) 1 năm 2008 và 2 giai đoạn

2015 – 2025); Sub – Urban Broadband (SUBB) giai đoạn 2015 – 2019; Rural Broadband(RBB) năm 2015

Ủy ban Truyền thông đa phương tiện Ma-lai-xi-a (MCMC – MalaysiaCommunications and Multimedia Commission) đã tiến hành dự án 5G Task Force Mụctiêu chính là nghiên cứu và đề xuất cho Chính phủ về chiến lược triển khai 5G toàn diện.Chương trình: “MSC Malaysia” (MSC) cũng được quốc gia này đẩy mạnh Mục đíchchính là hỗ trợ công ty công nghệ địa phương, thu hút vốn trong ngoài nước

Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao.

Quốc gia này đã tiến hành chương trình bồi dưỡng kỹ thuật số như eUshawan với

số lượng lên tới 102.269 vào năm 2017 Đây là chương trình ra đời nhằm đào tạo với mụcđích truyền tải kiến thức kinh doanh tại nông thôn Nông dân tham gia chương trình sẽđược dạy về cách thức ứng dụng kỹ năng về truyền thông để quảng cáo, gia tăng doanh sốbán hàng, nâng cao thu nhập hiện có

Malaysia là quốc gia đầu tiên do Đông Nam Á ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu

b Singapore

Singapore là quốc gia luôn dẫn đầu trong khối các nước ASEAN về tốc độ phát triểnnền kinh tế số Tỷ lệ người dùng Internet của nước nước này đạt 88,16% vào năm 2018.Như vậy, Singapore đã phát triển trên các yếu tố nền tảng như sau:

Trang 10

Từ năm 2019, chương trình “5G Innovation” được Singapore triển khai Chương trình này

đã nghiên cứu, đánh giá lại mức độ ứng dụng 5G trong đời sống, sản xuất Từ đó đề xuấtcác chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp

Singapore có đơn vị chuyên trách hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số Vănphòng Chính phủ đã giúp củng cố năng lực dài hạn cho khu vực công Singapore đầu tư

51 triệu USD (năm 2013 để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nỗ lực chuyển đổikhoa học – công nghệ số

Về xây dựng cơ sở hạ tầng

Tốc độ đường truyền Internet của Singapore được đặt ở vị thế ngang hàng nhiềuquốc gia phát triển như Phần Lan, Nhật Bản sau khi tăng từ 5,4Mbps lên 20Mbps trong 4năm từ (2012 – 2016)

Tốc độ đường truyền Internet của Singapore được đặt ở vị thế ngang hàng nhiềuquốc gia phát triển như Phần Lan, Nhật Bản

1.3 Sự tác động của nền kinh tế số tới ngân hàng

a Sự cần thiết

Nền kinh tế số có vai trò rất cần thiết trong ngành ngân hàng Ví dụ như Internetbanking, quét QR code để thanh toán có tỷ lệ ngày càng cao Cùng với đó nhu cầu thanhtoán online của khách hàng cũng tăng nhiều hơn so với những năm về trước Nó khôngchỉ tiết kiệm tiền thời gian mà còn tiết kiệm hơn về chi phí mỗi khi chúng ta rút, nạp haychuyển tiền Đặc biệt, chúng còn thúc đẩy nền ngân hàng số nói riêng và kinh tế số nóichung

b Tích cực

Tại Việt Nam, rất nhiều ngân hàng đã thay đổi chiến lược kinh doanh để phù hợp vớinhu cầu và hành vi của khách hàng Các hoạt động như mở thẻ, rút tiền, nạp tiền đều tiếtkiệm được thời gian hơn rất nhiều qua hình thức online và bằng app Đa số các người tiêudùng khi mua sắm trên các ứng dụng Shopee, Lazada, Tiki, … sử dụng các chức năng liênkết với ví điện tử của ngân hàng mà mình sử dụng để thanh toán, điều này giúp cho mọi

9

Trang 11

thứ thuận tiện, chắc chắn và yên tâm hơn Không những thế, nhiều ngân hàng hiện nay cócho mình những chiến lược giúp cho khách hàng tiết kiệm chi phí như miến phí rút tiền,nạp tiền và mở thẻ.

Còn trên thế giới, theo WongliPiyarat (2017), dựa trên công nghệ tài chính-ngân hàngnhiều sản phẩm tài chính đã ra đời như chuyển tiền điện tử tại điểm bán hàng (EFTPOS),máy rút tiền tự động (ATM), hệ thống SWIFT, … Ví dụ như ngân hàng DBS (Singapore)không cần sử dụng app của ngân hàng, thay vào đó chỉ cần sử dụng nó qua Wechat hoặcWhatsapp kết nối với ngân hàng Bằng cách trực tiếp đưa ra những câu lệnh trực tiếp nhưkiểm tra tài khoản, thanh toán hóa đơn, DBS sẽ tự động thực hiện toàn bộ các nghiệp vụgiao dịch một cách nhanh chóng nhất Ngân hàng Aton (Anh) sử dụng dịch vụ chat botđầu tiên trên thế giới để giải đáp những yêu cầu về tài chính của mình mà không cần sửdụng bàn phím mà chỉ cần qua giọng nói…

Chính vì những nước đã đi đầu phát triển ngân hàng theo nền kinh tế số như vậy đãgiúp cho nước ta học hỏi được rất nhiều để lấy lòng tin của khách hàng

Thế nhưng bên cạnh đó, chúng cũng sẽ kéo theo những tiêu cực mà ta không thể tránhkhỏi Chính vì những sự phát triển thông minh và hiện đại như vậy mà cuộc cạnh tranh vềnền kinh tế số trong ngân hàng giữa các nước, các ngân hàng ngày càng gay gắt Vì tất cả

đã thay thế bằng những thiết bị thông minh nên dẫn đến việc nhân lực bị thừa thãi, nhiềungười thất nghiệp do không thể kiếm được việc làm Không những thế nguy cơ bị độtnhập hoặc đánh cắp thông tin dù rất ít nhưng vẫn có thể xảy ra bởi những tội phạm mạng

1.4 Đánh giá

Nói tóm lại, xu hướng đầu tư nghiêm túc của các ngân hàng Việt Nam trong quátrình phát triển nền kinh tế số và đã ghi nhận những thành công bước đầu với sự đón nhậntích cực của khách hàng, cho dù quá trình này đòi hỏi chi phí rất lớn và các khoản đầu tưcho việc chuyển đổi có thể chưa mang lại lợi nhuận trong ngắn hạn

Trong một giai đoạn nhất định của quá trình chuyển đổi số, các ngân hàng có mức

độ chuyển đổi cao có thể cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác biệt và nhờ đó tạo ra cáckhoản lợi nhuận lớn

10

Trang 12

vai trò này NHTM vừa đi vay, vừa cho vay Chính nhờ hoạt động của hệ thống ngân hàngthương mại, đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp có điều kiện cải thiện hoạtđộng kinh doanh của mình, góp phần nâng cao hiệu quả của cả nền kinh tế.

Vai trò trung gian thanh toán: NHTM đứng ra làm trung gian thanh toán giữa các kháchhàng, giúp họ không phải trực tiếp thanh toán với nhau

+ Tiết kiệm chi phí lưu thông, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, an toàn và hiệuquả

+ Tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán+ Góp phần phát triển kinh tế, tăng trưởng thương mại

+ Ngân hàng thương mại cung cấp nhu cầu vay vốn nhằm tạo vốn cho sự phát triểnkinh tế Rút ngắn tốc độ lưu thông tiền tệ và hàng hóa Khiến cho việc kinh doanhsản xuất diễn ra được liên tục và không bị đứt quãng

Ngoài ra, ngân hàng thương mại tham gia vào quá trình kiểm soát các hoạt động kinh tế,giúp ổn định của thị trường chứng khoán và thị trường tài chính -

Tạo điều kiện phát triển cho nền kinh tế thông qua việc chiết khấu giải quyết khả năng lưuthông tiền tệ, hàng hóa nhanh chóng Nó còn có vai trò tư vấn, cung cấp thông tin và dịch

vụ đầu tư hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế

2.3 Mối quan hệ giữa ngân hàng thương mại trên thế giới và ngân hàng thương mại Việt Nam trong nền kinh tế số

a Thuận lợi

Thứ nhất, việc mở cửa và hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng tạo điều kiện thuậnlợi cho các NHTM trong nước thâm nhập thị trường quốc tế có cơ hội trao đổi, hợp tácquốc tế để từ đó nâng cao vị thế, trình độ của các NHTM và mở rộng hoạt động kinhdoanh trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là tài chính ngân hàng

Thứ hai, sự tham gia thị trường của các NHTM nước ngoài không chỉ làm gia tăngmức độ cạnh tranh mà còn gia tăng sự lành mạnh và an toàn của toàn bộ hệ thống NHTM.Mặt khác, thông qua hội nhập, các NHTM Việt Nam có cơ hội tiếp cận với vốn, công

13

Trang 13

nghệ, kinh nghiệm và trình độ quản lý của các NHTM phát triển trên thế giới, khôngngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng để cạnh tranh tốt hơn.

Thứ ba, hội nhập sẽ tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và nâng cao tínhminh bạch, tính tự chịu trách nhiệm của hệ thống NHTM Việt Nam để đáp ứng yêu cầucủa hội nhập và thực hiện các cam kết, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành trong lĩnh vựctiền tệ, ngân hàng

Thứ tư, việc hội nhập cũng đòi hỏi môi trường pháp lý phải được cải thiện hơn đểthực hiện các cam kết quốc tế, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, khuyến khích các luồngvốn chảy vào trong nước thông qua đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài, tạo cơhội để các NHTM cho vay và huy động vốn lớn hơn

b Khó khăn

Mặc dù trong thời gian qua, hệ thống NHTM đã có những bước phát triển nhất địnhsong khoảng cách giữa các NHTM trong nước và NHTM trong khu vực và trên thế giớivẫn còn rất lớn về mọi phương diện Vì vậy, khi hội nhập, hệ thống NHTM Việt Namcũng gặp phải những thách thức và sức ép không nhỏ

Thứ nhất, các NHTM Việt Nam hiện nay có tiềm lực tài chính nhỏ bé, chất lượngtài sản thấp, danh mục sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, chất lượng sản phẩm dịch vụchưa cao, cơ cấu tổ chức chưa thực sự hợp lý và chưa chuyên nghiệp, trình độ quản lýđiều hành còn thấp, công nghệ ngân hàng còn có khoảng cách đáng kể so với trình độ củakhu vực và thế giới Các NHTM Việt Nam hiện nay chỉ có lợi thế về mạng lưới chi nhánhphân phối sản phẩm dịch vụ và khách hàng rộng rãi, am hiểu về tập quán địa phương vàmôi trường kinh doanh Tuy nhiên, đây không phải là những lợi thế lâu dài, mang tínhquyết định và sẽ mất dần đi khi lĩnh vực ngân hàng thực sự tự do hóa hoàn toàn.Thứ hai, hội nhập sẽ mang lại sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt trên thị trườngngân hàng Việt Nam Các NHTM nước ngoài hiện chỉ nắm giữ thị phần thiểu số trên thịtrường tài chính ngân hàng Việt Nam nhưng sẽ có ưu thế gần như toàn diện trong tươnglai khi mà các quy định hạn chế của Nhà nước Việt Nam đối với các NHTM và TCTD

14

Trang 14

nước ngoài được nới lỏng dần để thực hiện cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực ngânhàng.

Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro của hệ thốngngân hàng, khả năng kiểm soát tiền tệ còn nhiều hạn chế trong khi cơ chế quản lý chưahoàn thiện, nhất là cơ chế thanh tra, giám sát, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữacác bộ ngành liên quan sẽ là một thách thức không nhỏ đối với các NHTM Việt Nam Đểtránh được rủi ro này, công tác thanh tra, giám sát vĩ mô và giám sát từ xa của NHNN đòihỏi phải có năng lực lớn và dựa trên tiêu chuẩn thanh tra, giám sát quốc tế, điều màNHNN Việt Nam chưa có được

Thứ tư, hội nhập đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải có một nguồn nhân lực khôngchỉ có chuyên môn cao về nghiệp vụ ngân hàng mà còn phải am hiểu Luật thương mạiquốc tế và được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánhgiá và dự báo theo mô hình và chuẩn mực quốc tế, trong khi nguồn nhân lực của cácNHTM Việt Nam còn rất yếu kém về các kiến thức và kỹ năng trên Đây là một khó khănlớn cho các NHTM Việt Nam

Như vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra sức ép ngày càng lớn hơn chohoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong khi lợi thế tiềm tàng sẽ thuộc vềcác NHTM nước ngoài Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra ở nước ngoài mà còn diễn rangay tại thị trường trong nước, nơi mà NHTM Việt Nam vẫn có nhiều ưu thế nếu biết tậndụng những ưu thế đó Để có thể nắm vững ưu thế, tận dụng cơ hội và tăng khả năng cạnhtranh, các NHTM Việt Nam cần phải biết vị trí của mình, phải đánh giá được năng lựccạnh tranh của mình dựa trên các chỉ tiêu đã đề cập, từ đó có những biện pháp cải thiệnnăng lực nội tại để nâng cao khả năng cạnh tranh của chính mình

2.4 Tác động của covid 19 đến mối quan hệ giữa ngân hàng và nền kinh tế số

Covid 19 có tác động rất lớn với mối quan hệ giữa ngân hàng và kinh tế số Với sựảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 người dân sẽ ít ra ngoài hơn và mật độ dùng tiền mặtcũng sẽ giảm dần đi theo thay vào đó sẽ bằng thanh toán online hoặc chuyển khoản trựctiếp vì vậy kinh tế số được dụng trong ngân hàng sẽ nhiều hơn

15

Trang 15

Đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh quá trình số hóa hoạt động thanh toán Thống kêmới nhất của Ủy ban về Thanh toán và Cơ sở hạ tầng Thị trường (CPMI), Ngân hàngThanh toán quốc tế (BIS) cho thấy người tiêu dùng đã chuyển từ thanh toán tiền mặt sangcác phương tiện thanh toán kỹ thuật số và thanh toán không tiếp xúc với tốc độ nhanhchưa từng có Tuy nhiên, nhu cầu về tiền giấy có giá trị cao tăng vọt, cho thấy tiền mặtngày càng được coi là phương tiện cất giữ giá trị hơn là để thanh toán

Đây là những nhận xét trong một báo cáo các chuyên gia Ngân hàng Thanh toánquốc tế (BIS) công bố tháng 12/2021 trên cơ sở tổng hợp, phân tích số liệu về hoạt độngthanh toán toàn cầu 2 năm vừa qua Báo cáo của BIS dựa trên những dữ liệu do CPMItổng hợp tại gần 30 nền kinh tế thế giới giai đoạn 2020 - 2021, bao gồm các quốc gia cónền kinh tế phát triển (AE) và các thị trường mới nổi và đang phát triển (EMDEs)

Về thanh toán không dùng tiền mặt

Trong 2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã có tác động rõ rệt đến hoạt động thanh toánkhông dùng tiền mặt trên toàn cầu Số liệu của CPMI cho thấy tổng giá trị của các khoảnthanh toán không dùng tiền mặt (bao gồm chuyển tiền điện tử, sử dụng ứng dụng ngânhàng di động hoặc các lệnh chuyển tiền tự động) tăng trưởng mạnh mẽ ở cả khu vực kinh

tế tiên tiến (AE) và khu vực thị trường mới nổi và đang phát triển (EMDE) Số liệu tronggiai đoạn 2012 – 2020 cho thấy, tỷ trọng giữa giá trị thanh toán không dùng tiền mặt trêntổng GDP đều tăng ở cả hai khu vực, từ 60% lên 62% ở khu vực AE và tăng từ 57% lêngần 60% ở khu vực EMDE; số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trên 1.000dân cũng tăng 100% ở cả hai khu vực

Trong số các phương tiện thanh toán điện tử được ưu tiên lựa chọn, giai đoạn nàychứng kiến sự tăng đột biến của số lượng giao dịch thẻ không tiếp xúc trên tổng số lượnggiao dịch thẻ ngân hàng, ví dụ ở Hà Lan tăng gần 80% hay Trung Quốc là khoảng 50%.Ngược lại với với sự sôi động trong hoạt động thanh toán điện tử, tiêu dùng cá nhân bằngtiền mặt và giao dịch bằng thẻ vật lý ở nhiều khu vực chứng kiến sự giảm sút Xu hướngthanh toán này, theo các chuyên gia BIS phân tích, có lẽ được thúc đẩy bởi sự phát triểncủa các xu hướng thanh toán hiện đại và cũng bởi đại dịch Covid-19 làm công chúng sợhãi về sự lây lan của đại dịch hay việc chính phủ áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội,

16

Ngày đăng: 24/06/2024, 18:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN