1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo về vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế số và tác động của xu hướng này tới hoạt động kinh doanh của nhtm tpbank

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 4,01 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. NỀN KINH TẾ SỐ LÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUỐC (8)
    • I. Khái niệm, đặc điểm của nền kinh tế số (8)
      • 1. Khái niệm (8)
      • 2. Đặc điểm của nền kinh tế số (8)
    • II. Sự cần thiết và xu hướng phát triển của nền kinh tế số trong 3 năm trở lại đây trên thế giới và Việt Nam (8)
      • 1. Đối với nền kinh tế thế giới (8)
        • 1.1. Vai trò của nền kinh tế số trên thế giới (8)
        • 1.2. Xu hướng phát triển kinh tế số trên thế giới (9)
      • 2. Đối với nền kinh tế Việt Nam (9)
        • 2.1. Vai trò của nền kinh tế số với Việt Nam (9)
        • 2.2. Xu hướng phát triển kinh tế số tại Việt Nam (10)
  • PHẦN 2. VAI TRÒ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VÀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ SỐ (12)
    • I. Vai trò và hoạt động của hệ thống tài chính trong nền kinh tế số (12)
      • 1. Vai trò của hệ thống tài chính trong nền kinh tế số (12)
        • 1.1. Hệ thống tài chính là cầu nối giữa các bên tham gia kinh tế (12)
        • 1.2. Cung cấp các dịch vụ tài chính số (12)
        • 1.3. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp (12)
        • 1.4. Giúp cho việc quản lý tài chính cá nhân dễ dàng hơn (0)
        • 2.1. Ngân hàng số (0)
        • 2.2. Chứng khoán điện tử (0)
        • 2.3. Bảo hiểm trực tuyến (0)
    • II. Vai trò và hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế số (13)
      • 1. Vai trò của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế số (13)
        • 1.1. Hệ thống ngân hàng là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền (13)
        • 1.2. Chuyển đổi số ngành ngân hàng góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về phát triển nền kinh tế số (14)
      • 2. Hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế số (15)
        • 2.1. Hoạt động của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam hiện nay (15)
        • 2.2. Sự chuyển đổi ngân hàng số tại Việt Nam (16)
      • 3. Thành tựu của hệ thống ngân hàng trong phát triển nền kinh tế số (17)
      • 4. Cơ hội và thách thức đối với hệ thống ngân hàng trong xây dựng nền (18)
        • 4.1. Cơ hội (18)
        • 4.2. Thách thức (18)
      • 5. Xu hướng phát triển của hệ thống ngân hàng (19)
        • 5.1. Các xu hướng phát triển (19)
        • 5.2 Một số nhận định và dự báo trong tương lai (20)
  • PHẦN 3. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG KINH TẾ SỐ TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM CỔ PHẦN TIÊN PHONG - TPBANK (21)
    • I. Tổng quan và quá trình chuyển đổi số của ngân hàng TPBank (21)
      • 1. Tổng quan về TPBank (21)
        • 1.1. Tầm nhìn (21)
        • 1.2. Mục tiêu (21)
        • 1.3. Giá trị cốt lõi (21)
      • 2. Quá trình chuyển đổi số của TPBank (21)
    • II. Tác động của kinh tế số tới TPBank - NHS (23)
      • 1. Đặc điểm ngân hàng số của TPBank (23)
        • 1.1. Quản trị doanh nghiệp thông minh (23)
        • 1.2. Ứng dụng công nghệ hiện đại (23)
          • 1.2.1 Kết nối Open API với đa ứng dụng trên đa nền tảng (23)
          • 1.2.2. EBank không chỉ là một ứng dụng Mobile Banking đơn thuần (24)
          • 1.2.3. Chuyển tiền và rút tiền nhanh chóng, trải nghiệm công nghệ vượt trội (24)
          • 1.2.4. An toàn, an tâm khi giao dịch (24)
      • 2. Cách thức vận hành ngân hàng số tại TPBank (25)
      • 3. Đối với trải nghiệm khách hàng trong tác động của kinh tế số (25)
        • 3.1. Tiếp cận khách hàng dễ dàng (25)
        • 3.2. Khách hàng mới tăng nhanh (25)
        • 3.3. Tiện lợi, tiết kiệm thời gian (26)
        • 3.4. Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động (26)
    • III. TPBank xây dựng ngân hàng dẫn đầu kỷ nguyên số (26)
      • 1. Thành tựu đạt được và mục tiêu hướng tới (26)
        • 1.1. Thành tựu đã đạt được của TPBank (26)
          • 1.1.1. Tăng trưởng cho vay khách hàng (27)
          • 1.1.2. Tăng trưởng huy động vốn (27)
          • 1.1.3. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn so với tổng tiền gửi ngân hàng- CASA (28)
          • 1.1.4. Thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi (29)
          • 1.1.5. Biên lãi ròng - NIM (29)
      • 2. Mục tiêu hướng tới (30)
      • 3. Thách thức gặp phải và giải pháp trong thời kỳ kinh tế số (31)
        • 3.1. Thách thức (31)
        • 3.2. Giải pháp (31)
      • 4. Vai trò của nhà quản trị TPBANK trong thời kỳ kinh tế số (31)
  • KẾT LUẬN (32)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (33)

Nội dung

Vai trò của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế số...141.1.Hệ thống ngân hàng là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số.... Do đó, hệ thống tài chính nói chung và hệthống ng

NỀN KINH TẾ SỐ LÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUỐC

Khái niệm, đặc điểm của nền kinh tế số

Kinh tế số (Digital Economy) là một nền kinh tế duy trì và phát triển không ngừng dựa trên công nghệ số hiện đại Kinh tế số còn được gọi là kinh tế Internet (Internet Economy), kinh tế mới (New Economy) hay kinh tế mạng (Web Economy) Nền kinh tế đặc biệt này được cấu thành từ các giao dịch điện tử qua internet

Hoạt động phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số cùng dữ liệu để tạo ra mô hình hợp tác, phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ hiện đại.

2 Đặc điểm của nền kinh tế số

Kinh tế số có thể được tập hợp trong 3 quá trình xử lý chính đan xen với nhau bao gồm: Xử lý vật liệu, xử lý năng lượng, xử lý thông tin

Trong đó, việc xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng nhất và cũng là lĩnh vực dễ số hóa nhất Tính kết nối giữa các chủ thể và chu trình kinh tế nhờ vào các thành tựu của công nghệ thông tin và Internet giúp kết nối hóa các nguồn lực, lược bỏ nhiều khâu trung gian và tăng cơ hội tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu Có thể dựa trên khả năng kết nối thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận với cơ sở dữ liệu lớn, những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên

Sự cần thiết và xu hướng phát triển của nền kinh tế số trong 3 năm trở lại đây trên thế giới và Việt Nam

1 Đối với nền kinh tế thế giới

1.1 Vai trò của nền kinh tế số trên thế giới

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang mang lại nhiều sự thay đổi cơ bản về kinh tế, xã hội trên toàn cầu Trên thực tế chúng ta có thể thấy trong 3 năm trở lại đây, kinh tế số mang lại rất nhiều ưu thế cho các tập đoàn lớn trên thế giới Các DN lớn đều có liên quan tới những nền tảng số, kinh tế số (Google, Apple, Microsoft hay Alibaba)

Những điểm nổi bật nhất trong những thế mạnh mà kinh tế số mang lại có thể kể tới: Tạo ra sự tăng trưởng vượt trội cho ngành thương mại điện tử; Phát triển hệ thống hàng hóa, dịch vụ; Giảm chi phí giao dịch; Giúp giảm sự bất cân xứng thông tin, tối ưu hóa hoạt động cung – cầu; Đảm bảo tính minh bạch.

1.2 Xu hướng phát triển kinh tế số trên thế giới

Cách mạng công nghiệp 4.0: Các công nghệ tiên tiến như Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things, Trí tuệ nhân tạo, Blockchain và Trí tuệ nhân tạo và Thực tế ảo (AR/VR) được áp dụng trong các lĩnh vực như sản xuất, dịch vụ, nông nghiệp, y tế và giáo dục

Kinh doanh trực tuyến và thương mại điện tử: Sự phát triển của internet và các nền tảng trực tuyến đã tạo ra cơ hội cho kinh doanh trực tuyến và thương mại điện tử

Cách mạng số hóa chính phủ: Các quốc gia trên thế giới đang thúc đẩy cách mạng số hóa chính phủ để cải thiện hiệu quả và minh bạch trong quản lý công việc chính phủ

Trí tuệ nhân tạo và tự động hóa: Trí tuệ nhân tạo và tự động hóa đang thay đổi cách làm việc và sản xuất Robot hợp tác, tự động hóa quy trình sản xuất, dịch vụ và chatbot áp dụng để nâng cao hiệu suất, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến hơn.

Dữ liệu lớn và phân tích số: Hiện đang trở thành một phần quan trọng trong quyết định kinh doanh và phát triển chiến lược.

2 Đối với nền kinh tế Việt Nam

2.1 Vai trò của nền kinh tế số với Việt Nam

Trong những năm gần đây, mô hình kinh tế số cũng đang rất phát triển tạiViệt Nam, có những đóng góp không nhỏ trong sự hội nhập của các DN vào chuỗi công nghệ toàn cầu.

Trong nền kinh tế số, các DN tại Việt Nam đổi mới quy trình sản xuất – kinh doanh truyền thống sang mô hình theo hệ sinh thái, liên kết từ khâu sản xuất, thương mại đến sử dụng giúp tăng hiệu suất sử dụng.

Nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) được xem là hạt nhân của chuyển đổi số, góp phần giúp Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tiến lên phát triển nhanh chóng, bền vững.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam có thêm 8 triệu người tiêu dùng mới trên nền tảng kỹ thuật số, nhiều cá nhân và DNáp dụng các dịch vụ công nghệ mới để mua bán Trong đó, có trên 95% DNkỹ thuật số chấp nhận thanh toán qua internet, 79% sử dụng hình thức chuyển tiền kỹ thuật số và 67% chấp nhận cho vay trên internet…Đây là tín hiệu tốt, bảo đảm trong tương lai thế Việt Nam sẽ nắm được công nghệ hiện đại, từ nền tảng này, nền kinh tế số quốc gia sẽ càng được phát triển và hội nhập nhanh hơn với thế giới.

2.2 Xu hướng phát triển kinh tế số tại Việt Nam

Phát triển thương mại điện tử: Các nền tảng mua sắm trực tuyến như Shopee, Lazada và Tiki là những người chơi quan trọng trên thị trường vì vậy cần tập trung phát triển tính năng của các sàn thương mại điện tử này

Cải thiện hạ tầng mạng: Việt Nam đang đầu tư mạnh vào cải thiện hạ tầng mạng, bao gồm việc triển khai mạng 5G và mở rộng phạm vi truy cập internet. Công nghệ fintech: Công nghệ tài chính (fintech) phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam Các dịch vụ thanh toán trực tuyến như MoMo, ZaloPay, tài chính trực tuyến khác như vay tiền trực tuyến và đầu tư trực tuyến cũng đang tăng trưởng

Khởi nghiệp công nghệ: Việt Nam đang nổi lên là một trung tâm khởi nghiệp công nghệ trong khu vực Đông Nam Á Các startup công nghệ đang phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực, fintech, edtech và healthtech Chính phủ cũng đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ để khuyến khích sự phát triển của ngành công nghệ

Chính phủ số và dịch vụ công trực tuyến: Việt Nam đang chuyển đổi từ chính phủ truyền thống sang chính phủ số Việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến giúp giảm thủ tục và tăng tính minh bạch trong hành chính công

Tổng thể, Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số và công nghệ Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức cần vượt qua, bao gồm an ninh thông tin, quản lý dữ liệu và cung cấp đào tạo chuyên môn để nâng cao năng lực công nghệ thông tin của lao động.

VAI TRÒ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VÀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ SỐ

Vai trò và hoạt động của hệ thống tài chính trong nền kinh tế số

1 Vai trò của hệ thống tài chính trong nền kinh tế số

1.1 Hệ thống tài chính là cầu nối giữa các bên tham gia kinh tế

Hệ thống tài chính được xem là một cầu nối quan trọng giữa các bên tham gia kinh tế, bao gồm các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức và ngân hàng Trong nền kinh tế số, vai trò của hệ thống tài chính càng trở nên quan trọng hơn khi các giao dịch được thực hiện qua các nền tảng kỹ thuật số.

1.2 Cung cấp các dịch vụ tài chính số

Dịch vụ thanh toán trực tuyến: Người dùng có thể sử dụng các phương thức thanh toán như thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng hoặc ví điện tử giúp người dùng tiết kiệm thời gian, giúp các DN tăng cường tính cạnh tranh và thu hút khách hàng.

Dịch vụ tài chính cá nhân trực tuyến: Đây là một hình thức cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính thông qua các kênh trực tuyến như website, ứng dụng di động hoặc các kênh khác thể thực hiện giao dịch mọi lúc mọi nơi

Dịch vụ tài chính DN trực tuyến: Cung cấp cho các DN các dịch vụ như: quản lý tài khoản, thanh toán hóa đơn, chuyển khoản, vay vốn và đầu tư; giúp cho các DN tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc quản lý tài chính của mình, có thể tiếp cận được nguồn vốn nhanh hơn

1.3 Hỗ trợ cho các doanh nghiệp

Hỗ trợ các DN khởi nghiệp: Hệ thống tài chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp DN khởi nghiệp vượt qua được những khó khăn ban đầu và phát triển bền vững trong tương lai

Cung cấp vốn đầu tư cho các DN công nghệ: Hệ thống tài chính đã phát triển nhiều sản phẩm và dịch vụ tài chính nhằm hỗ trợ các DN công nghệ Điều này giúp

Vai trò và hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế số

1 Vai trò của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế số

1.1 Hệ thống ngân hàng là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số

“Nền kinh tế số là nền kinh tế ra đời và ứng dụng dựa trên nền tảng số”, theo nhóm tác giả Phan Văn Rân, Ngô Chí Nguyện (2019) Thế giới đang bước vào thời kì cách mạng công nghệ 4.0 Hệ thống ngân hàng có hoạt động bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế, chính vì vậy, hệ thống ngân hàng là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số.

Hệ thống ngân hàng cung cấp công cụ và dịch vụ tín dụng thông minh giúp người dân và DN tiếp cận gần hơn với nguồn vốn trong nền kinh tế, làm giảm thời gian giao dịch và thành toán, đồng thời rút ngắn thời gian giải ngân và thu hồi nợ. Điều này thu hẹp khoảng cách với khách hàng, nhất là những người có thu nhập thấp dễ bị tổn thương có thể tiếp cận dòng vốn, từ đó thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện trong môi trường số hóa

Hệ thống ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện ích không dùng tiền mặt thúc đẩy sự luân chuyển dòng vốn và kích thích dịch vụ thương mại điện tự cho nền kinh tế số Việc thanh toán online đã thúc đẩy sự phát triển và nhận ưu đãi qua việc giao dịch mua bán trên các nền tảng số, thương mại điện tử (E-Commerce) và Thương mại xã hội (Social Commerce)

Hệ thống ngân hàng cung cấp tài trợ nguồn vốn cho các dự án phát triển công nghệ quốc gia, hỗ trợ DN chuyển đổi số Có thể kể đến như Lienvietpostbank đang thực hiện tài trợ 700 tỷ đồng cho nhà máy sản xuất bê tông công nghệ cao ở Nam Định, góp phần số hóa ngành công nghiệp mang tính ứng dụng công nghệ cao và phát triển xanh bền vững.

Hệ thống ngân hàng cung cấp sản phẩm nâng cao trải nghiệm khách hàng,tạo dữ liệu Big Data về khách hàng, là nguồn thông tin tin cậy và khổng lồ đối với các DN hiện hành Với việc đổi mới công nghệ, hệ thống ngân hàng đã và đang nâng cao trải nghiệm khách hàng, tiếp cận đa dạng nguồn khách hàng khác nhau, tạo nên hệ sinh thái dữ liệu Big Data về số lượng và chất lượng , là nguồn thông tin đáng tin cậy cho các DNvà đưa ra các dự báo, xu hướng tiêu dùng trong tương lai.

1.2 Chuyển đổi số ngành ngân hàng góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về phát triển nền kinh tế số

Tại Việt Nam, kinh tế số luôn nằm trong top đầu của ASEAN về tốc độ phát triển Theo báo cáo “e-Conomy SEA 2021” do Tập đoàn Google, Bain (Mỹ) và Temasek (Singapore) phối hợp công bố, nền kinh tế Internet của Việt Nam năm

2021 đạt giá trị 21 tỷ USD, cao gấp 7 lần năm 2015, dự kiến đạt 57 tỷ USD năm

2025, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á Tốc độ tăng trưởng năm 2021 đạt 31%, dự kiến sẽ tăng trung bình khoảng 29%/năm đến năm 2025 Hệ thống ngân hàng chiếm phần lớn nguồn vốn và khả năng cung ứng tín dụng trong hệ thống tài chính của nền kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển nền kinh tế số của quốc gia

Hình 1: Tổng tài sản và vốn điều lệ của toàn hệ thống các TCTD năm 2018 Đẩy mạnh triển khai quyết định số 1887, NHNN đề ra 8 nhiệm vụ cơ bản đối với toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam để phát triển kinh tế số, xã hội số, bao gồm:phát triển thanh toán số theo hướng phổ cập tài chính toàn diện; thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt; hoàn thiện thể chế; rà soát xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật trong ngành Ngân hàng phù hợp với yêu cầu của phát triển kinh tế số, xã hội số; phát triển, sử dụng nền tảng số; phát triển dữ liệu số; đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng; phát triển kỹ năng số, công dân số, văn hóa số; phát triển DN số; ngoài ra còn có một số nhiệm vụ khác như hợp tác với DN phát triển công nghệ số,… Như vậy, có thể thấy, trong nền kinh tế số, hệ thống ngân hàng xứng đáng được coi là huyết mạch quyết định sự thành công của chuyển đổi số quốc gia.

2 Hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế số

2.1 Hoạt động của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam hiện nay

Thế giới vừa trải qua đại dịch Covid 19 với những bất ổn và suy thoái kinh tế toàn cầu, đồng thời cuộc chiến tranh và chạy đua quân sự giữa những quốc gia tạo nên nhiều bất ổn trong khu vực và trên thế giới Tuy nhiên, trong giai đoạn đó nền kinh tế Việt Nam vẫn nổi lên như 1 điểm sáng về tăng trưởng ổn định Trong đó ngành ngân hàng có những hoạt động nổi bật trong giai đoạn hiện nay. Điểm sáng đầu tiên là hoạt động huy động và tín dụng của hệ thống ngân hàng đang tăng trưởng ổn định trong 3 năm gần đây Chỉ số an toàn vốn được đảm bảo.

Hình 2: Tăng trưởng tín dụng và huy động lũy kế (%)Ngoài ra, hệ thống ngân hàng góp phần tích cực vào hỗ trợ DN phục hồi sau đại dịch, cung ứng các dịch vụ cho nền kinh tế, thống nhất đưa lãi suất huy động dưới mức là 9,5% (tháng 12/2022).

Hoạt động thúc đẩy phát triển công nghệ số và không dùng tiền mặt được tích cực triển khai, tính đến năm 2022, có đến 90% các giao dịch tại các kênh số không dùng tiền mặt, dự kiến sẽ tăng thêm trong năm 2023

2.2 Sự chuyển đổi ngân hàng số tại Việt Nam Để phát triển nền kinh tế số, hệ thống ngân hàng cần chuyển đổi số là điều tất yếu Chính phủ và NHNN đã đề ra những quyết định để phát triển công nghệ số trong ngân hàng để thực hiện chiến lược số hóa nền kinh tế, được đề cập trong quyết định số 1238/QĐ-NHNN ngày 08/7/2020; Quyết định số 711/QĐ-NHNN ngày 15/4/2020.

Hầu hết, hệ thống ngân hàng đang ứng dụng các sản phẩm kỹ thuật mới trong giao tiếp khách hàng và xử lý các nghiệp vụ liên quan, có thể kể đến như Cloud Computing, Big Data, tự động hóa bằng robot, AI, ML,…Trong đó, ngân hàng có thể phân tích dữ liệu hành vi khách hàng, hoạt động tiêu dùng, tiết kiệm và tín dụng thông qua BigData nhằm tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng như: sự ra mắt

“Live Bank” của TPBank, phiên bản iPay Moblie của Vietinbank

Hình 3: Một số ứng dụng hiện có của các NHTM năm 2022

Một số ngân hàng truyền thống đã tích hợp các công nghệ để đổi mới các sản phẩm dịch vụ hiện có, như ứng dụng VCB Mobile Banking (Vietcombank), BIDV Smart Banking (BIDV) ứng dụng AI và robot xử lý dữ liệu Ngoài ra, TPBank được nhắc đến là ngân hàng đầu tiên đưa công nghệ sinh trắc học thành công trong việc nhận diện ký tự và khuôn mặt trong thực hiện Live Bank, VIB là ngân hàng ứng dụng công nghệ AI kết hợp với xử lý BigData trong chấm điểm hạn mức tín dụng. Điều này làm nâng cáo quá trình chuyển đổi số cho cả nền kinh tế.

Các ngân hàng cũng tích cực kết hợp với các công ty Fintech cung cấp các dịch vụ số trên nền tảng đa kênh như sự kết hợp Techcombank và Công ty Fastcash, VIB và Công ty Việt Nam Weezi Digital,… tạo sự ra đời của các ví điện tử, chuyển tiền ngang hàng, thanh toán di động,…

Hình 4: Một số ứng dụng công nghệ số của các NHTMnăm 2022

3 Thành tựu của hệ thống ngân hàng trong phát triển nền kinh tế số

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG KINH TẾ SỐ TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM CỔ PHẦN TIÊN PHONG - TPBANK

Tổng quan và quá trình chuyển đổi số của ngân hàng TPBank

Trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam với các sản phẩm, dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.

Cung cấp sản phẩm/dịch vụ tài chính hoàn hảo dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến và hiệu quả cao

Tổ chức kinh tế hoạt động minh bạch, an toàn, hiệu quả và bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho các cổ đông

Tạo điều kiện tối ưu để mỗi cán bộ nhân viên có cuộc sống đầy đủ về kinh tế, phát huy năng lực sáng tạo và phát triển sự nghiệp của bản thân

Tổ chức có trách nhiệm xã hội cao, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng với mục tiêu vì con người và hưng thịnh quốc gia.

Nền tảng để TPBank xây dựng thương hiệu, xứng đáng với niềm tin của khách hàng, các cổ đông và là điều kiện cần để ngân hàng đạt được các mục tiêu chiến lược hiện tại và tương lai được thể hiện thông qua các yếu tố như: Liêm chính, sáng tạo, cầu tiến, hợp lực, bền bỉ,

2 Quá trình chuyển đổi số của TPBank

TPBank được thành lập vào ngày 05/05/2008 từ số vốn ban đầu hạn chế

1000 tỷ đồng Bằng việc luôn đổi mới, TPBank gặt hái được nhiều thành công trong quá trình chuyển đổi số Tính tới tháng 12/2021 vốn điều lệ của TPBank lên hơn 15.817 tỷ đồng, dịch vụ tài chính được công nhận là “ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam”, tổng số vốn điều lệ của ngân hàng tại thời điểm 19/01/2022:

7/2013 Ra mắt giải pháp công nghệ eCounter- eGold và thẻ tiêu dùng đa tiện ích lần đầu tại Việt Nam

Ngân hàng đầu tiên trên cả nước ra mắt phiên bản eBank trên nền công nghệ HTML5 có tính năng nhất thể hóa cả hai phiên bản Mobile Banking và Internet Banking

2015 Đẩy mạnh khai trương trên địa bàn cả nước.

Ra mắt phiên bản Ebank v.7.0- tự do cá nhân hóa & Ebank Biz– HTML5 cho doanh nghiệp

Ra mắt thẻ tín dụng TPBank World MasterCard

7/2017 Ra mắt phiên bản ebank Biz 3.0- giải pháp đột phá cho DNvà khai trương hệ thống điểm giao dịch tự động 24/7

Ra mắt ứng dụng thanh toán bằng QR-TPBank QuickPay và trợ lý ảo T’aio phục vụ khách hàng nhờ ứng dụng trí thông minh nhân tạo

2018 Đi đầu trong lĩnh vực ngân hàng số Đạt được nhiều giải thưởng quốc tế

Niêm yết thành công 555 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE

Liên tục khai trương các cơ sở trên cả nước và tăng vốn điều lệ

Cho ra mắt hệ thống Ngân hàng tiện lợi TPBank

LiveBank(+) đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

Bảng 1: Quá trình chuyển đổi số của TPBank

Tác động của kinh tế số tới TPBank - NHS

1 Đặc điểm ngân hàng số của TPBank

1.1 Quản trị doanh nghiệp thông minh

Hình 5: Các xu hướng trong tiến trình số hóa của TPBank

TPBank là DNchuyển đổi số xuất sắc tại Việt Nam ngân hàng liên tục số hóa mạnh mẽ và tạo ra những giá trị mới, gia tăng trải nghiệm của khách hàng TPBank liên tục đổi mới công nghệ mặc dù thu chưa đủ bù chi để có thể đáp ứng, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng và qua đó tăng được số khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng gián tiếp nâng cao hiệu quả hoạt động của cho ngân hàng, đảm bảo quá trình vận hành an toàn trong xu hướng quản trị thông minh thông qua các phương thức, hình thức online gián tiếp qua phần mềm.

1.2 Ứng dụng công nghệ hiện đại

1.2.1 Kết nối Open API với đa ứng dụng trên đa nền tảng

TPBank đã cho ra mắt App FreeGo chỉ cần tải về làm theo hướng dẫn là có số thẻ sau vài phút, thẻ cứng cũng sẽ được gửi ngay sau đó Sự khác biệt được tạo ra từ sự bảo mật tuyệt đối thông tin khách hàng nhờ việc che số thẻ bằng tem khi chuyển qua bưu điện

Ngoài ra máy mPOS cà thẻ thanh toán của TPBank sử dụng đơn giản gọn nhẹ phục vụ tiện ích cho các cửa hàng nhỏ lẻ, các chủ thể kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử và ứng dụng QuickPay giúp thanh toán QR Code trong chớp mắt, Savy giúp thực hiện các khoản tiết kiệm điện tử từ nhiều ngân hàng khác nhau, thủ tục tất toán đơn giản và chỉ cần thao tác trên điện thoại tạo sự đa nhiệm trong dịch vụ số.

1.2.2 EBank không chỉ là một ứng dụng Mobile Banking đơn thuần

EBank có đầy đủ các tính năng thông dụng và chuyên biệt có giống các ngân hàng khác như chuyển tiền, mua vé máy bay, thanh toán điện nước, mà còn có nhiều điểm hiện đại được thiết kế để nâng cao trải nghiệm người dùng như: đặt chính xác thời gian, mục đích giao dịch là giúp khách hàng được phục vụ nhanh chóng tại quầy mà không phải chờ đợi.

1.2.3 Chuyển tiền và rút tiền nhanh chóng, trải nghiệm công nghệ vượt trội Điểm nổi bật đầu tiên của TPBank trong dịch vụ khách hàng trên thị trường là chuỗi giao dịch tự động cho phép khách hàng giao dịch 24/7 nhờ đó mà TPBank có thể xác định danh tính khách hàng chỉ trong vòng 3s, xuất được thẻ chỉ sau 5’ đăng ký và việc chuyển tiền tới hầu hết các ngân hàng chỉ cần 8s, mà khách hàng cũng không cần phải tới các chi nhánh để thực hiện giao dịch

Rút tiền tại ATM hoặc LiveBank cho phép khách hàng rút tiền tại mọi cây ATM mà không mất phí hoặc lựa chọn rút tiền bằng QR code thay vì phải dùng thẻ. Đặc biệt hơn, khách hàng có thể rút tiền bằng vân tay, QR code, thẻ, giấy tờ cá nhân…với hạn mức gấp hơn 30 lần các ngân hàng thông thường

1.2.4 An toàn, an tâm khi giao dịch Đây là vấn đề được ngân hàng coi trọng nhất và khách hàng quan tâm nhất TPBank luôn đảm bảo thực thi những tiêu chuẩn quản trị quốc tế để đảm bảo môi trường dịch vụ luôn an toàn, giúp khách hàng an tâm khi giao dịch với 1 số giải pháp như bảo mật sinh trắc học như vân tay và giọng nói, giải pháp bảo mật đa lớp 3D Secure

2 Cách thức vận hành ngân hàng số tại TPBank

Vận hàng ngân hàng số hướng đến hệ thống ngân hàng không nhân viên. Ngân hàng đã đầu tư 15.000 tỷ đồng cho chuyển đổi số Ngày nay, ứng dụng máy tự động có thể đáp ứng 90% giao dịch truyền thống Các giao dịch không nhân viên ngày càng phổ biến Đến nay TPBank đã số hóa toàn bộ các quy trình vận hành, triển khai 90% ngân hàng không giấy tờ và ứng dụng RPA với gân 300 robot xử lý tự động hóa quy trình, thu thập dữ liệu, sẵn sàng cho vận hành ngân hàng theo mô hình Data- Driven…

Theo số liệu mới nhất, số lượng người dùng kênh NHS của TPBank chiếm đến 50% lượng khách hàng đang có, với 78 triệu lượt giao dịch qua kênh số của nhà băng này năm vừa qua Tỷ trọng giao dịch qua kênh NHS chiếm đến 99%; 90% công việc và vận hành không sử dụng giấy tờ và 80% ứng dụng công nghệ tại TPBank sử dụng AI, máy học, tự động hóa… Ngoài ra, TPBank là ngân hàng duy nhất có thể xử lý tới 30% các cuộc gọi của tổng đài dịch vụ khách hàng bằng trí tuệ nhân tạo ở thời điểm hiện tại.

3 Đối với trải nghiệm khách hàng trong tác động của kinh tế số

3.1 Tiếp cận khách hàng dễ dàng

Mô hình LiveBank của TPBank hiện có thể đảm đương khoảng 90% dịch vụ cho khách hàng so với phòng giao dịch truyền thống Ước tính cứ 3 máy tự động LiveBank có thể thay thế một chi nhánh ngân hàng Hiện TPBank có 330 máy Live Bank hoạt động, giúp ngân hàng mở rộng mạng lưới trên cả nước dễ tiếp cận khách hàng ở mọi lúc, mọi nơi

3.2 Khách hàng mới tăng nhanh

Tại TPBank, tính đến hết tháng 6/2022 ngân hàng có thêm gần 1,5 triệu khách hàng mới, tăng trưởng 25% so với cuối năm 2021 và nâng tổng số khách hàng của TPBank lên mức hơn 6 triệu Có thể thấy trong những năm gần đây TPBank đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho công nghệ và NHS nhằm mục tiêu luôn không ngừng đầu tư cho sáng tạo, đổi mới công nghệ số, cho ra đời sản phẩm đột phá, cá nhân hóa tính năng đồng thời tăng cường bảo mật an toàn, mục tiêu đem lại khách số lượng lớn khách hàng tiềm năng

3.3 Tiện lợi, tiết kiệm thời gian

Nhờ ứng dụng các công nghệ mới và hiện đại, thời gian thực hiện giao dịch tại LiveBank tiết kiệm hơn đến 40% so với giao dịch truyền thống và hoàn toàn yên tâm về bảo mật Mô hình LiveBank với không gian giao dịch rộng rãi, an toàn, hiện đại có thể phục vụ khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng cơ bản cùng nhiều dịch vụ tiện ích khác tích hợp với Ngân hàng điện tử eBank trong tương lai. Điểm đặc biệt của mô hình TPBank LiveBank là sự kết hợp các tính năng giao dịch ngân hàng cơ bản với ứng dụng công nghệ như: tương tác qua Video với giao dịch viên hỗ trợ tư vấn trực tuyến từ xa cho khách hàng một cách thân thiện và kịp thời

3.4 Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động

Việc đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ không chỉ giúp các ngân hàng thu hút thêm nhiều khách hàng mới mà các chi phí hoạt động, hiệu quả hoạt động cũng được tối ưu hóa Báo cáo phân tích của VCBS chỉ ra rằng, chi phí vận hành của ACB đã giảm đáng kể từ cuối năm 2021, từ 42% xuống 33% vào cuối quý 2/2022 VCBS cho rằng việc tăng cường công nghệ trong vận hành sẽ giúp kiểm soát chi phí tốt hơn trong năm 2022, giúp ngân hàng tăng trưởng thuận lợi.

Theo chia sẻ của ban lãnh đạo ngân hàng, TPBank là ngân hàng đầu tiên có thể thực hiện 2 triệu giao dịch/ phút liên kết với nhiều ngân hàng và đối tác trên nền tảng giao dịch online.

TPBank xây dựng ngân hàng dẫn đầu kỷ nguyên số

1 Thành tựu đạt được và mục tiêu hướng tới

1.1 Thành tựu đã đạt được của TPBank

TPBank được đánh giá là ngân hàng có tốc độ phát triển mạnh nhất trong giai đoạn 2014- 2017 Tỷ lệ nợ xấu cũng giảm năm 2017 với 1,11% có sự thay đổi tăng qua các năm nhưng tới năm 2022 chỉ còn 0,85% Tỷ lệ nợ xấu dưới 1% thấp hơn mặt bằng toàn hệ thống ngân hàng cho thấy chất lượng nợ cao và TPBank đã làm rất tốt trong khâu xử lý nợ xấu.

1.1.1 Tăng trưởng cho vay khách hàng

Trong giai đoạn 2017- 2022 tăng trưởng cho vay khách hàng giảm rõ rệt Năm 2017 tỷ lệ này là 35,72% tới năm 2022 chỉ còn 14,12% Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng cho vay khách hàng giảm nhưng tổng lượng tiền cho vay tăng cao Năm

2017 cho vay khách hàng 62.747.997 triệu đồng đến năm 2022 lên tới 159.160.375 triệu đồng tăng hơn 2,5 lần Tổng lượng tiền cho vay lớn và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến các DNđóng cửa, nhu cầu vốn giảm mạnh làm tốc độ tăng trưởng bị chậm lại

T l tăng tr ng cho vay khách hàng ỷ ệ ưở

Năm Biểu đồ 1: Tỷ lệ tăng trưởng cho vay khách hàng của TPBank giai đoạn 2017-2022 1.1.2 Tăng trưởng huy động vốn

Từ năm 2018- 2022 nhờ việc đẩy mạnh NHStỷ lệ tăng trưởng huy động vốn tăng vượt bậc từ 8,31% vào năm 2018 lên tới 39,69% vào năm 2022, tăng gấp 2,56 lần so với năm 2018 Việc ứng dụng AI phát triển NHStrong thời đại kinh tế số đã giúp TPBank thu hút được lượng vốn lớn và nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường.

T l tăng trỷ ệ ưởng huy đ ng v nộ ố

Năm Biểu đồ 2: Tỷ lệ tăng trưởng huy đọng vốn của TPBank giai đoạn 2018-2022

1.1.3 Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn so với tổng tiền gửi ngân hàng- CASA

Tỷ lệ CASA của TPBank từ năm 2016 là 17,04% tăng lên 18,87% vào năm

2022 Mặc dù tốc độ tăng trưởng không mạnh nhưng cũng đã cho thấy ngân hàng đang huy động nguồn vốn rẻ hơn và có thêm lợi thế cạnh tranh trên thị trường Nhờ vào việc đầu tư công nghệ, dịch vụ tốt tạo sự tiện lợi, hiện đại cho khách hàng TPBank đã thu hút thêm nhiều khách hàng mở tài khoản Tuy nhiên, tỷ lệ CASA tại TPBank chỉ ở mức trung bình trong ngành ngân hàng, nhà quản trị TPBank cần có những chính sách để thu hút thêm nhiều khách hàng và tăng lượng tiền gửi không kỳ hạn lên.

T l ti n g i không kỳ h n so v i t ng ti n g i ỷ ệ ề ử ạ ớ ổ ề ử

NămBiểu đồ 3: Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn so với tổng tiền gửi của TPBank giai đoạn 2016-2022

1.1.4 Thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi

Căn cứ vào báo cáo tài chính của TPBank, nguồn thu từ lãi chiếm phần lớn trong cơ cấu thu nhập của TPBank, tuy nhiên còn tiềm ẩn nhiều rủi ro Năm 2016 chỉ tiêu này chiếm hầu hết cơ cấu thu nhập nhưng tới năm 2022 chỉ còn 72,91% Cơ cấu thu nhập ngoài lãi ngày càng tăng từ năm 2016 chỉ với 8,14% tới năm 2022 lên tới 27,09% Trong đó, thu nhập từ dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập ngoài lãi với năm 2022 thu được 2692 nghìn tỷ chiếm 17,24% trong thu nhập ngoài lãi Điều này do thực hiện chuyển đổi số thành công, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, triển khai nhiều sản phẩm số nổi trội hướng tới trải nghiệm đa tiện ích của khách hàng.

Thu nh p t lãi ậ ừ Thu ngoài lãi

Biểu đồ 4: Cơ cấu thu nhập của TPBank giai đoạn 2016-2022

Nhìn chung, TPBank đang làm khá tốt trong việc giảm bớt áp lực tăng trưởng tín dụng của mình, nhất là trong bối cảnh rủi ro nợ xấu đang rất lớn vì bệnh dịch Đồng thời cơ cấu thu nhập cũng bền vững hơn, bớt phụ thuộc vào chu kỳ tín dụng

Từ năm 2016 đến 2022 chỉ số NIM tại TPBank tăng lên từ 2.80% lên 3.80 % cho thấy được ngân hàng đã tốt lên, lợi nhuận tăng Năm 2020 biên lãi ròng của

TPBank là 4,03% cao nhất trong các năm cao hơn NIM bình quân ngành ngân hàng năm 2020 là 3.84% Trong khoảng thời gian này nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 NHNN kéo mặt bằng lãi suất khiến NIM của ngân hàng giảm.

Năm Biểu đồ 5: Biên lãi ròng – NIM của TPBank giai đoạn 2016-2022

Trải qua gần 10 năm phát triển công nghệ số TPBank cho thấy rõ sự phát triển mạnh của mình Xét về quy mô, đây là ngân hàng hạng trung trong hệ thống TPBank đứng thứ hai trong danh sách 10 ngân hàng kinh doanh hiệu quả nhất của Forbes Việt Nam năm 2020

Mục tiêu của TPbank trong tương lai đó là tiếp tục nâng cao, đổi mới và số hóa ngân hàng giúp khách hàng luôn có trải nghiệm mới an toàn như: chạm để điều khiển, chạm để mở, chạm để thanh toán, chạm để giao dịch ngân hàng Với khẩu hiệu “Chạm vân tay là xong ngay”, TPBank đang sẵn sàng tiến tới một thế giới kiến tạo từ “cuộc sống một chạm”.

3 Thách thức gặp phải và giải pháp trong thời kỳ kinh tế số

Bên cạnh những thành tựu và cơ hội để phát triển trong thời kỳ kinh tế số TPBank vẫn gặp không ít những thách thức như hệ thống ngân hàng Việt Nam gặp phải Có thể kể đến như sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế, cạnh tranh với công nghệ của các công ty Fintech Cùng với đó là các yêu cầu khác về nguồn vốn, kiến thức và nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển.

Thứ nhất, TPBank đầu tư tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao quy trình xử lý nghiệp vụ, trải nghiệm khách hàng Số hóa các công cụ làm việc, triển khai các công nghệ kỹ thuật số tự phục vụ cho nhân viên, đối tác kinh doanh, công nghệ hoạt động trong ngân hàng.

Thứ hai, phân bổ nguồn lực phù hợp cho đầu tư công nghệ mới, đẩy mạnh quá trình số hóa Tăng cường quy định các biện pháp bảo vệ thông tin của khách hàng.

Thứ ba, cần có chính sách tuyển dụng, đãi ngộ thu hút nhân tài phục vụ cho sự phát triển lâu dài Đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ để vận hành làm chủ công nghệ.

4 Vai trò của nhà quản trị TPBANK trong thời kỳ kinh tế số

Nhờ vào sự lãnh đạo của ban lãnh đạo TPBank đã đẩy mạnh công nghệ số và trở thành ngân hàng dẫn đầu về công nghệ số Từ một ngân hàng gặp khó khăn và không có năng lực điều hành, năm 2012 sau khi mua 20% cổ phần , ông Đỗ Minh Phú và em trai ông là Đỗ Anh Tú lần lượt được bầu giữ chức Chủ tịch và Phó chủ tịch, từng bước vạch ra chiến lược và điều hành ngân hàng

Ngày đăng: 24/06/2024, 18:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Tổng tài sản và vốn điều lệ của toàn hệ thống các TCTD năm 2018 - báo cáo về vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế số và tác động của xu hướng này tới hoạt động kinh doanh của nhtm tpbank
Hình 1 Tổng tài sản và vốn điều lệ của toàn hệ thống các TCTD năm 2018 (Trang 14)
Hình 2: Tăng trưởng tín dụng và huy động lũy kế (%) Ngoài ra, hệ thống ngân hàng góp phần tích cực vào hỗ trợ DN phục hồi sau đại dịch, cung ứng các dịch vụ cho nền kinh tế, thống nhất đưa lãi suất huy động dưới mức là 9,5% (tháng 12/2022). - báo cáo về vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế số và tác động của xu hướng này tới hoạt động kinh doanh của nhtm tpbank
Hình 2 Tăng trưởng tín dụng và huy động lũy kế (%) Ngoài ra, hệ thống ngân hàng góp phần tích cực vào hỗ trợ DN phục hồi sau đại dịch, cung ứng các dịch vụ cho nền kinh tế, thống nhất đưa lãi suất huy động dưới mức là 9,5% (tháng 12/2022) (Trang 15)
Hình 3: Một số ứng dụng hiện có của các NHTM năm 2022 - báo cáo về vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế số và tác động của xu hướng này tới hoạt động kinh doanh của nhtm tpbank
Hình 3 Một số ứng dụng hiện có của các NHTM năm 2022 (Trang 16)
Hình 4: Một số ứng dụng công nghệ số của các NHTMnăm 2022 - báo cáo về vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế số và tác động của xu hướng này tới hoạt động kinh doanh của nhtm tpbank
Hình 4 Một số ứng dụng công nghệ số của các NHTMnăm 2022 (Trang 17)
Bảng 1: Quá trình chuyển đổi số của TPBank - báo cáo về vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế số và tác động của xu hướng này tới hoạt động kinh doanh của nhtm tpbank
Bảng 1 Quá trình chuyển đổi số của TPBank (Trang 23)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w