1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Báo cáo thực tập tổng hợp hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh ernst young việt nam thực hiện

104 27 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 4,37 MB

Nội dung

Một số đánh giá về việc thực hiện kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp ở hai công ty ABC và XYZ do Công ty Ernst & Young Việt Nam thực hiện...74 PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỔ BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM 2

1.1 Khái quát về khoản mục phải trả nhà cung cấp có ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính 2

1.1.1 Khái niệm, phân loại khoản mục phải trả nhà cung cấp 2 1.1.2 Đặc điểm kế toán khoản mục phải trả nhà cung cấp 3 1.1.2.1 Nguyên tắc hạch toán khoản mục phải trả nhà cung cấp 3

1.1.2.2 Chứng từ sử dụng hạch toán khoản mục phải trả nhà cung cấp 4

1.1.2.3 Tài khoản sử dụng để phản ánh khoản mục phải trả nhà cung cấp 4

1.1.2.4 Hệ thống sổ sách hạch toán khoản mục phải trả nhà cung cấp 4

1.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 5

1.2.1 Một số sai phạm thường gặp với khoản mục phải trả nhà cung cấp 5 1.2.2 Kiểm soát nội bộ với khoản mục phải trả nhà cung cấp 6 1.2.3 Mục tiêu kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 7 1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 9

1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp và nhận diện rủi ro 9 1.3.1.1 Tìm hiểu khách hàng, phạm vi kiểm toán, thiết lập nhóm kiểm toán, tìm hiểu sự phức tạp của môi trường công nghệ thông tin 9

1.3.1.2 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng 11

1.3.1.3 Xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính, cho từng tài khoản và mức chênh lệch kiểm toán có thể chấp nhận được 11

Trang 2

1.3.2 Thiết kế chiến lược và đánh giá rủi ro 12

1.3.2.1 Tìm hiểu dòng luân chuyển của nghiệp vụ làm phát sinh khoản mục

phải trả nhà cung cấp 12

1.3.2.2 Đánh giá rủi ro kết hợp 13

1.3.2.3 Thiết kế thử nghiệm kiểm soát 13

1.3.2.4 Thiết kế thử nghiệm cơ bản 14

1.3.3 Thực hiện kiểm toán 14 1.3.3.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 14

1.3.3.2 Thực hiện thử nghiệm cơ bản 14

1.3.4 Kết luận và lập báo cáo kiểm toán 17 PHẦN II: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN 19

2.1 Tổng quan về hai khách hàng kiểm toán ABC và XYZ của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 19

2.1.1 Công ty ABC 19 2.1.2 Công ty XYZ 20 2.2 Kiểm toán khoản mục phải trả nhà nhà cung cấp trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam tại Công ty ABC 20

2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và nhận diện rủi ro 20 2.2.1.1 Tìm hiểu khách hàng, phạm vi kiểm toán, thiết lập nhóm kiểm toán, tìm hiểu sự phức tạp của môi trường công nghệ thông tin 20

2.2.1.2 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng 22

2.2.1.3 Xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính, cho từng tài khoản và mức chênh lệch kiểm toán có thể chấp nhận được 25

2.2.2 Giai đoạn thiết kế chiến lược và đánh giá rủi ro 26 2.2.2.1 Tìm hiểu dòng luân chuyển của nghiệp vụ làm phát sinh khoản phải trả ở Công ty ABC 26

2.2.2.2 Đánh giá rủi ro kết hợp 30

Trang 3

2.2.2.3 Thiết kế thử nghiệm kiểm soát 30

2.2.2.4 Thiết kế thử nghiệm cơ bản 31

2.2.3 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 33 2.2.3.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 33

2.2.3.2 Thực hiện thử nghiệm cơ bản 36

2.2.4 Giai đoạn kết luận và lập báo cáo kiểm toán 47 2.3 Quy trình kiểm toán khoản mục phải nhà nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam tại Công ty XYZ 49

2.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và nhận diện rủi ro 49 2.3.1.1 Tìm hiểu khách hàng, phạm vi kiểm toán, thiết lập nhóm kiểm toán, tìm hiểu sự phức tạp của môi trường công nghệ thông tin 49

2.3.1.2 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng 50

2.3.1.3 Xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính, cho từng tài khoản và mức chênh lệch kiểm toán có thể chấp nhận được 53

2.3.2 Giai đoạn thiết kế chiến lược và đánh giá rủi ro 53 2.3.2.1 Tìm hiểu dòng luân chuyển của nghiệp vụ làm phát sinh khoản phải trả ở Công ty XYZ 53

2.3.2.2 Đánh giá rủi ro kết hợp 58

2.2.2.3 Thiết kế thử nghiệm kiểm soát 59

2.3.2.4 Thiết kế thử nghiệm cơ bản 61

2.3.3 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 63 2.3.3.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 63

2.3.3.2 Thực hiện thử nghiệm cơ bản 65

2.3.4 Giai đoạn kết luận và lập báo cáo kiểm toán 74 2.4 Một số đánh giá về việc thực hiện kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp ở hai công ty ABC và XYZ do Công ty Ernst & Young Việt Nam thực hiện 74

PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG THỰC HIỆN 76

Trang 4

3.1 Nhận xét về thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công

ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện 76

3.1.1 Những ưu điểm về việc vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoảnmục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHHErnst & Young Việt Nam thực hiện 76

3.1.2 Những tồn tại trong kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểmtoán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young thực hiện 79

3.2 Các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công

ty TNHH Ernst & Young thực hiện 81

3.2.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và nhận diện rủi ro 81

3.2.2 Trong giai đoạn thiết kế chiến lược và đánh giá rủi ro 82

3.2.3 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 83

3.2.4 Trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán 84

KẾT LUẬN 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỔ BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Bảng đánh giá rủi ro kết hợp ở Công ty TNHH Ernst & Young

Việt Nam 13

Bảng 2.1: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ khách hàng ABC 23

Bảng 2.2: Bảng đánh giá mức trọng yếu của cuộc kiểm toán - Công ty ABC 26

Bảng 2.3: Giấy tờ làm việc - Tìm hiểu quy trình mua hàng và khoản mục phải trả nhà cung cấp của khách hàng tại Công ty ABC 27

Bảng 2.4: Quy trình dòng luân chuyển của nghiệp vụ mua hàng - thanh toán 28

Bảng 2.5: Thực hiện thủ tục từ đầu đến cuối với nghiệp vụ mua hàng của Công ty ABC với nhà cung cấp DEF: 29

Bảng 2.6: Đánh giá rủi ro kết hợp - Công ty ABC 30

Bảng 2.7: Thiết kế thử nghiệm cơ bản với khoản mục phải trả nhà cung cấp – Công ty ABC 31

Bảng 2.8: Kết quả thử nghiệm kiểm soát – Công ty ABC 34

Bảng 2.9: Đánh giác rủi ro liên quan đến hệ thống KSNB của Công ty ABC 35

Bảng 2.10 : Tổng hợp theo dõi sự biến động khoản mục phải trả nhà cung cấp – Khách hàng ABC 37

Bảng 2.11: Bảng đối chiếu sổ chi tiết và sổ cái của Công ty ABC 38

Bảng 2.12: Bảng tổng hợp gửi thư xác nhận số dư phải trả nhà cung cấp 39

Bảng 2.13: Mẫu thư xác nhận số dư nhà cung cấp của công ty TNHH Kiểm toán Enrst & Young Việt Nam 40

Bảng 2.14 : Bảng tổng hợp tình hình hóa đơn chưa thanh toán - Công ty ABC 41

Bảng 2.15: Bảng tổng hợp xác minh các khoản thanh toán sau niên độ kế toán- Công ty ABC 42

Bảng 2.16: Bảng tổng hợp kiểm tra hợp đồng đang dở dang của Công ty ABC vào ngày 31/12/2010 43

Bảng 2.17: Bảng tổng hợp kiểm tra tính đúng kỳ trong cuộc kiểm toán Công ty ABC 45

Bảng 2.18: Bảng tổng hợp đánh giá lại tỷ giá nợ PTNCC - Công ty ABC 46

Bảng 2.19: Bảng tổng hợp chênh lệch kiểm toán – Công ty ABC 47

Bảng 2.20: Biểu mẫu thư quản lý 48

Bảng 2.21: Cơ cấu vốn tại Công ty XYZ 49

Trang 7

Bảng 2.22: Các mức trọng yếu trong cuộc kiểm toán BCTC Công ty XYZ 53

Bảng 2.23: Tìm hiểu dòng luân chuyển nghiệp vụ phải trả nhà cung cấp –

Công ty XYZ 54

Bảng 2.24: Quy trình luân chuyển của nghiệp vụ mua hàng – thanh toán của

Công ty XYZ 55 Bảng 2.25: Thủ tục từ đầu đến cuối – khách hàng XYZ 58 Bảng 2.26: Đánh giá rủi ro kết hợp - Công ty XYZ 59

Bảng 2.31: Bảng đối chiếu sổ chi tiết và sổ cái của Công ty XYZ vào ngày

31/3/2011 66 Bảng 2.32: Bảng tổng hợp theo dõi thư xác nhận với NCC - Công ty XYZ: 69

Bảng 2.33: Bảng tổng hợp kết quả điều tra các khoản phải trả người bán bị

ghi nhận thiếu ở Công ty XYZ 71

Bảng 2.34: Bảng tổng hợp kết quả kiểm toán kiểm tra tính đúng kỳ trong ghi

nhận khoản PTNCC ở Công ty XYZ 72

Bảng 2.35: Bảng tổng hợp đánh giá lại khoản nợ có gốc ngoại tệ của Công ty

XYZ vào ngày 31/3/2011: 73

Bảng 3.1: Bảng tính vòng quay phải trả nhà cung cấp – Công ty XYZ 84

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Khi nền kinh tế đất nước càng hội nhập với kinh tế thế giới thì vai trò của NgànhKiểm toán càng được thể hiện rõ hơn Việc đảm bảo các thông tin được trình bày trênBáo cáo tài chính là không chỉ giúp các chủ thể kinh tế ra quyết định đúng đắn và kịpthời mà còn giúp thị trường minh bạch và phát triển bền vững Chính vì những lý do đó

mà Kiểm toán đang ngày càng phát triển ở Việt Nam cũng như ở nhiều nơi trên thế giới

Khoản mục phải trả nhà cung cấp là một khoản mục quan trọng trong kiểm toánbáo cáo tài chính Đây là khoản mục chính trong chu trình “Mua hàng – Thanh toán”

và có quan hệ mật thiết tới các khoản mục khác như tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cốđịnh, thuế…Ngoài ra, quản lý khoản phải trả nhà cung cấp tốt sẽ mang lại nhiều lợi íchcho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vừa đảm bảo nguồn nguyên liệu cần thiết chosản xuất vừa giúp doanh nghiệp chiếm dụng được nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư chosản xuất kinh doanh Đây cũng là khoản mục tiềm ẩn nhiều sai phạm, có thể ảnhhưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính Tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ernst &Young Việt Nam, đây là một trong những khoản mục được thiết kế quy trình hoànthiện nhất và được đảm nhiệm bởi những kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm Chính vì

những lý do trên, em đã quyết định tìm hiểu và chọn đề tài “Hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện” làm chuyên đề.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề của em gồm ba phần chính:

Phần I: Đặc điểm khoản mục phải trả nhà cung cấp có ảnh hưởng đến kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam

Phần II: Thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam

Phần III: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Bùi Thị Minh Hải và các anh chị trong bộphận kiểm toán của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ emhoàn thành chuyên đề thực tập chuyên ngành này

Sinh viên thực hiệnNguyễn Thùy Linh

Trang 9

PHẦN I ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP

CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

TẠI CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM

1.1 Khái quát về khoản mục phải trả nhà cung cấp có ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính

1.1.1 Khái niệm, phân loại khoản mục phải trả nhà cung cấp

Khoản mục phải trả nhà cung cấp là một bộ phận quan trọng thuộc nguồn vốncủa doanh nghiệp, phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanhnghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp các dịch vụ theo hợp đồngkinh tế đã ký kết như các món nợ mua nguyên vật liệu, thiết bị điện nước, dịch vụ sửachữa… mà doanh nghiệp tiến hành trước ngày kết thúc năm tài chính Với các doanhnghiệp xây lắp, khoản mục này còn thể hiện các khoản nợ phải trả cho người nhậnthầu xây lắp

Khoản mục này thường xuất hiện khi doanh nghiệp tận dụng chính sách tín dụngthương mại Khi đó, thời điểm dòng tiền chi trả không trùng với thời điểm chuyển giaoquyền sở hữu hay ghi nhận khoản phải trả với người bán hàng, người cung cấp dịch

vụ, dẫn tới sự hình thành khoản phải trả nhà cung cấp

Trong công tác hạch toán kế toán, khoản mục phải trả nhà cung cấp được phânloại để kiểm tra quản lý dựa trên hai tiêu chí: theo thời hạn thanh toán và theo mốiquan hệ giữa đơn vị và nhà cung cấp

Theo thời hạn thanh toán, khoản mục phải trả nhà cung cấp có hai loại là phải trảnhà cung cấp ngắn hạn và phải trả nhà cung cấp dài hạn Phải trả nhà cung cấp ngắnhạn là khoản nợ do mua sắm các yếu tố đầu vào mà đơn vị phải thanh toán trong vòngmột năm tài chính hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh bình thường Đối với cácdoanh nghiệp, hầu hết các khoản phải trả nhà cung cấp là các khoản phải trả ngắn hạn.Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi doanh nghiệp có thể thanh toán các khoản nợtrong thời hạn nhiều hơn một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường,khi đó, doanh nghiệp đã phát sinh khoản phải trả nhà cung cấp dài hạn Ví dụ về khoảnphải trả nhà cung cấp dài hạn là doanh nghiệp mua sắm vật tư, hàng hóa được trả góptrong nhiều năm

Trang 10

Theo mối quan hệ giữa đơn vị và nhà cung cấp, khoản phải trả được chia thànhhai loại là phải trả nhà cung cấp bên ngoài và phải trả nhà cung cấp nội bộ như khoản phảitrả với các bộ phận của một Tổng Công ty hoặc giữa các chi nhánh và Tổng Công ty…Khoản phải trả là một phần quan trọng trong chu trình luân chuyển vốn củadoanh nghiệp, đặc biệt trong mối quan hệ giữa tiền, khoản phải trả và hàng tồn kho.

Nó thể hiện chính sách tín dụng của doanh nghiệp, thể hiện định hướng của nhà quản

lý trong quyết định dùng nguồn tiền để thanh toán ngay hay tạm chiếm dụng tín dụngcủa nhà cung cấp để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh khác Ngoài ra,khoản mục này cũng có tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp khi đảm bảo quan hệ với nhà cung cấp, một đối tác kinh doanh vô cùngquan trọng, giúp đảm bảo nguồn hàng hóa dịch vụ đầu vào ổn định cho quá trình sảnxuất với chất lượng tốt và giá cả hợp lý Chính vì những vai trò quan trọng trong việcảnh hưởng đến dòng tiền và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như vậy mà việcquản lý khoản phải trả có vai trò sống còn với doanh nghiệp Với công tác kiểm toán,khoản mục này thường là khoản mục trọng yếu vì ngoài vai trò quan trọng, nó còntiềm ẩn nhiều khả năng sai phạm, đòi hỏi các đơn vị kiểm toán phải hiểu bản chấtkhoản mục và thiết kế quy trình kiểm toán hợp lý cho khoản mục

1.1.2 Đặc điểm kế toán khoản mục phải trả nhà cung cấp

1.1.2.1 Nguyên tắc hạch toán khoản mục phải trả nhà cung cấp

Hạch toán khoản phải trả nhà cung cấp được căn cứ vào Chuẩn mực Kế toánQuốc tế, Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày20/3/2006 của Bộ Tài chính Theo đó, việc hạch toán các khoản phải trả phải tuân thủmột số nguyên tắc sau:

Thứ nhất, nợ phải trả cho người bán, người cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụhoặc cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ cần được hạch toán chi tiết cho từng đốitượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, ngườicung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khốilượng xây lắp bàn giao

Thứ hai, kế toán không được phản ánh vào khoản mục những nghiệp vụ mua vật

tư, hàng hóa, dịch vụ trả tiền ngay (bằng tiền mặt, tiền séc hoặc đã trả qua Ngân hàng).Thứ ba, những vật tư hàng hóa, dịch vụ đã nhận hoặc đã nhập kho nhưng cuốitháng vẫn chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giáthực tế khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo chính thức của người bán

Trang 11

Thứ tư, khi hạch toán chi tiết các khoản phải trả nhà cung cấp, kế toán phải hạchtoán rõ ràng, rành mạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảmgiá hàng bán của người bán, người cung cấp ngoài hóa đơn mua hàng.

1.1.2.2 Chứng từ sử dụng hạch toán khoản mục phải trả nhà cung cấp

Liên quan đến các khoản phải trả nhà cung cấp có hai nghiệp vụ chính là ghinhận các khoản phải trả khi chuyển giao hàng hóa hoặc hoàn thành dịch vụ và nghiệp

vụ thanh toán các khoản phải trả với nhà cung cấp Tương ứng với các nghiệp vụ, kếtoán sử dụng các chứng từ ghi nhận gồm:

Hóa đơn của nhà cung cấp: Hóa đơn thuế giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàngthông thường, hóa đơn bán lẻ Đây là những chứng từ do nhà cung cấp lập nhằm xácđịnh nghĩa vụ và đề nghị thanh toán cho vật tư hàng hóa

Phiếu nhập kho, biên bản bàn giao: đây là các chứng từ xác nhận sự chuyển giaoquyền sở hữu và rủi ro gắn liền với vật tư hàng hóa mua vào hoặc xác nhận sự hoànthành dịch vụ cung cấp

Các chứng từ thanh toán: Phiếu chi, Giấy báo Nợ, Lệnh chi, Ủy nhiệm chi

1.1.2.3 Tài khoản sử dụng để phản ánh khoản mục phải trả nhà cung cấp

Hệ thống tài khoản được dùng để phản ánh khoản mục phải trả nhà cung cấp:

 Tài khoản 331: Phải trả người bán Tài khoản này để theo dõi việc thanh toán cáckhoản nợ với các nhà cung cấp bên ngoài như nhà cung cấp nguyên vật liệu hoặc cáchàng hóa, dịch vụ khác…

 Tài khoản 336: Phải trả nội bộ Tài khoản này để theo dõi các khoản nợ phải trảvới các nhà cung cấp nội bộ, các chi nhánh trong cùng một Tổng Công ty hoặc giữaTổng Công ty với các chi nhánh…

1.1.2.4 Hệ thống sổ sách hạch toán khoản mục phải trả nhà cung cấp

Từng doanh nghiệp, với đặc thù ngành nghề kinh doanh và yêu cầu của nhà quản

lý sẽ thiết kế hệ thống sổ sách kế toán đặc thù, phù hợp với doanh nghiệp mình Tuynhiên, theo các tài liệu kế toán thực hành cũng như các giáo trình kế toán, hệ thống sổsách được thiết kế cơ bản gồm:

Sổ Cái Tài khoản 331, 336 dùng để ghi chép tổng hợp các nghiệp vụ phát sinhvới các khoản phải trả trong năm tài chính hay niên độ kế toán

Sổ Nhật ký mua hàng: theo dõi theo trình tự thời gian tất cả các nghiệp vụ muahàng hóa, dịch vụ trong đó có chi tiết các hóa đơn, tên nhà cung cấp, ngày lập hóa đơn

Trang 12

và số tiền trên mỗi hóa đơn để theo dõi.

Sổ chi tiết thanh toán với người bán: được mở chi tiết theo từng nhà cung cấp,dùng để theo dõi các nghiệp vụ thanh toán với từng nhà cung cấp

Ngoài ra, với những nhà cung cấp mà trong việc thanh toán dùng ngoại tệ thì cóthêm sổ chi tiết thanh toán bằng ngoại tệ…

1.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam

1.2.1 Một số sai phạm thường gặp với khoản mục phải trả nhà cung cấp

Với khoản mục phải trả nhà cung cấp, tài liệu đào tạo và hướng dẫn của Công tyTNHH Ernst & Young đã chỉ rõ gồm các sai phạm liên quan sau:

Thứ nhất, các sai phạm trong ghi nhận nợ phải trả nhà cung cấp: Những sai phạmnày xuất hiện do kế toán viên thực hiện không đúng thời điểm, giá trị của khoản nợphải trả nhà cung cấp (liên quan đến tính đúng kỳ và đúng giá trị của khoản nợ) hoặcghi nhận thiếu (tính đầy đủ) hoặc ghi nhận khống (tính hiện hữu) Ví dụ về một số saisót thường gặp với khoản mục này như:

 Do sự chênh lệch về thời gian và sự luân chuyển chứng từ, có sự khác biệt trongthời điểm ghi nhận hàng hóa sản phẩm mua về và nghĩa vụ nợ phải trả giữa kế toán vàthủ kho của Công ty Sai phạm này thường xảy ra vào thời điểm chia cắt niên độ kếtoán và ảnh hưởng đến tính đúng kỳ

 Sai phạm trong tính giá: Các khoản nợ phải trả không được tính đúng làm giá trịghi nhận trên sổ sách không phản ánh đúng giá trị thực tế phát sinh Các sai phạm nàythường tiềm ẩn trong các nghiệp vụ mua hàng liên quan đến ngoại tệ

 Kế toán bỏ sót nghiệp vụ mua hàng làm cho khoản mục phải trả nhà cung cấpkhông phản ánh đầy đủ công nợ của Công ty, ảnh hưởng đến tính đầy đủ

 Sai phạm trong phân loại khi kế toán ghi nhận nhầm lẫn các khoản phải trả giữacác đối tượng, giữa nhà cung cấp này với nhà cung cấp khác, giữa bản chất các khoảnphải trả

 Ngoài những sai phạm thường thấy trên, còn có sai phạm khác như sai phạm tínhhiện hữu…nhưng thường ít xảy ra với khoản mục phải trả nhà cung cấp hơn những saiphạm trên khi kế toán ghi nhận nghiệp vụ không phát sinh, ghi nhận những nhà cungcấp không có thực…

Trang 13

Thứ hai là các sai phạm trong ghi nhận nghiệp vụ thanh toán: Các nghiệp vụthanh toán gắn liền với nghĩa vụ với các khoản phải trả nên có liên quan trực tiếp tớikhoản mục này Các sai phạm trong quá trình ghi nhận nghiệp vụ thanh toán như:

 Nghiệp vụ thanh toán được ghi nhận là không có thực Nghiệp vụ này có rủi rokhả năng sai phạm cao, thường thấy khi doanh nghiệp muốn làm giảm giá trị cáckhoản nợ phải trả trên báo cáo tài chính

 Ngược lại với sai phạm trên, kế toán cũng có thể mắc sai phạm bỏ sót nghiệp vụthanh toán đã xảy ra Đây thường là những sai sót khi công tác tổ chức luân chuyểnchứng từ của doanh nghiệp thực hiện không tốt

 Kế toán mắc sai phạm trong việc ghi nhận nghiệp vụ thanh toán: bao gồm cả thờigian (tính đúng kỳ) và giá trị (đúng giá)

 Sai phạm trong phân loại và trình bày: là những sai phạm do kế toán ghi giảmkhoản phải trả cho sai đối tượng, ghi nhận sai bản chất Sai phạm này không ảnhhưởng đến giá trị khoản phải trả trên sổ kế toán nhưng có thể làm người sử dụng thôngtin kế toán hiểu sai bản chất khoản mục

 Sai phạm trong ghi nhận số dư với khoản mục phải trả nhà cung cấp và các theodõi công nợ

Các sai phạm ảnh hưởng đến số dư gồm nhiều dạng và khả năng xảy ra nhiềunhư kế toán chưa hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả, chưa thực hiện phânloại các khoản phải trả theo thời gian tồn, các khoản có vấn đề…

Ngoài ra, còn một số yếu kém trong quản lý nhưng công ty để nợ quá hạn thanhtoán quá lâu không giải quyết, kế toán chưa hoặc không thực hiện đầy đủ dối chiếucông nợ với người bán gây ra sai khác số công nợ cuối năm, việc theo dõi công nợkhông phù hợp, bù trừ các khoản công nợ không cùng đối tượng hay sai phạm trongghi nhận công nợ có gốc ngoại tệ…

1.2.2 Kiểm soát nội bộ với khoản mục phải trả nhà cung cấp

Việc ghi nhận sai các khoản phải trả nhà cung cấp có ảnh hưởng rất lớn đến tínhđúng đắn của các thông tin tài chính Nó có thể khiến cho người sử dụng có cái nhìnlệch lạc về tình hình tài chính của doanh nghiệp khi các tỷ suất tài chính đặc biệt các tỷsuất về khả năng thanh toán và kết quả hoạt động kinh doanh không được phản ánhđúng Việc này sẽ có thể dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng trong các quyết định

Trang 14

kinh tế, thậm chí các quyết định kinh doanh của chính ban lãnh đạo doanh nghiệp Vìthế, việc thiết kế một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt với khoản mục phải trả nhà cungcấp là điều rất quan trọng Một số hoạt động kiểm soát được thiết kế như:

 Thiết kế các thủ tục phê duyệt để đảm bảo việc mua nguyên liệu, hàng hóa hay sửdụng dịch vụ bên ngoài, nhà thầu xây dựng là phù hợp với nhu cầu, mục tiêu và lợi íchcủa doanh nghiệp Công tác kiểm soát này rất quan trọng và được tiến hành xuyên suốt

cả quy trình mua hàng – thanh toán Một số cấp xét duyệt chính như duyệt đơn yêu cầumua hàng của bộ phận sản xuất, duyệt nhà cung cấp của bộ phận mua vật tư, duyệtthời hạn và phương pháp chi trả của bộ phận kế toán… Mỗi cấp phê duyệt sau đó đềuphải thể hiện sự phê duyệt của mình qua chữ ký hoặc dấu bộ phận Điều này không chỉgiúp ngăn chặn sai sót mà còn gắn trách nhiệm cho mỗi đơn vị nếu có sai phạm xảy ra

 Thiết kế thủ tục liên quan đến chứng từ như công tác luân chuyển chứng từ, đánh

số chứng từ theo những dãy liên tục Việc lưu giữ hay hủy hóa đơn cũng cần phải đượctheo dõi nghiêm ngặt

 Các thủ tục sắp xếp công việc để đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Để tránhtrường hợp một người phụ trách quá nhiều công việc và tận dụng công tác kiểm trachéo, các doanh nghiệp thường sắp xếp nhân sự theo nguyên tắc bất kiêm nhiệm nhưkhông giao việc phụ trách mua hàng và thanh toán cho một người, hay người phụ tráchsản xuất không thực hiện kiêm mua nguyên vật liệu…

 Thực hiện kiểm tra đối chiếu công nợ định kỳ: Để đảm bảo tình hình tài chính tốt,đặc biệt là khả năng thanh toán, bộ phận kế toán của Công ty sẽ định kỳ lập báo cáo vềtình hình công nợ để bộ phận tài chính lên kế hoạch tìm nguồn vốn để trả các khoản nợđến hạn, giữ hình ảnh Công ty trong mắt nhà cung cấp

Ngoài các biện pháp chính nêu trên, từng Công ty, dựa vào tình tình cụ thể củamình sẽ tiến hành xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ cho phù hợp với yêu cầu quản

Trang 15

“Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và Công tykiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng bào cáo tài chính có được lập trên cơ sở Chuẩnmực và Chế độ Kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liênquan và phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không? Mụctiêu của kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõnhững tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính củađơn vị.”

Thủ tục kiểm toán của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam đối với khoảnmục phải trả nhà cung cấp nhằm hướng tới các mục tiêu dưới đây:

 Tính hiện hữu: Tất cả các khoản phải trả nhà cung cấp được trình bày trên báocáo tài chính là có thật Nói chung, các khoản phải trả thường có xu hướng bị giấu đi

để làm tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nhưng cũng có những trường hợpkhi các doanh nghiệp muốn ghi tăng các chi phí đầu vào để giảm các khoản thuế phảinộp, các khoản phải trả này cũng có thể bị ghi tăng Các kiểm toán viên phải có thậntrọng nghề nghiệp cần thiết để thực hiện những thủ tục kiểm toán để phát hiện saiphạm này

 Tính trọn vẹn: Tất cả các khoản phải trả tồn tại trên thực tế đều được ghi sổ vàtrình bày đầy đủ trên báo cáo tài chính Trên thực tế, phải trả nhà cung cấp là mộtkhoản mục trên phần nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán, tương ứng với nghĩa vụphải trả tiền nhà cung cấp của nghiệp vụ mua hàng Khoản mục này thường được ghigiảm hoặc giấu diếm để giảm nghĩa vụ của doanh nghiệp, tăng giá trị và khả năngthanh toán cho doanh nghiệp Vì thế, các thủ tục kiểm toán cần được thiết kế một cáchthích hợp để phát hiện các sai phạm trên

 Tính giá: Các khoản phải trả nhà cung cấp phải được ghi nhận ở đúng giá trị, phùhợp với Hợp đồng mua bán, hóa đơn và Biên bản giao nhận hàng hóa – dịch vụ Cáckhoản chiết khấu, giảm giá, hàng bán trả lại đều phải được ghi nhận đúng đắn phù hợpvới chứng từ và các quy định kế toán

 Quyền và nghĩa vụ: Các khoản phải trả nhà cung cấp phải thể hiện nghĩa vụthanh toán của công ty Vì thế, các thủ tục kiểm toán phải hướng tới việc xác minhnghĩa vụ thanh toán các khoản phải trả của công ty với các nhà cung cấp

 Phân loại và trình bày: Các khoản phải trả nhà cung cấp phải được phân loại và trìnhbày trên báo cáo tài chính một cách đúng đắn và phù hợp với các Chuẩn mực kế toán

Trang 16

Tùy vào tình hình cụ thể của từng khách thể kiểm toán mà kiểm toán viên của Công

ty TNHH Ernst & Young Việt Nam sẽ đặc biệt quan tâm đến những mục tiêu riêng.Tuy nhiên, với khoản mục phải trả nhà cung cấp, nói chung kiểm toán viên thường chú

ý đến mục tiêu trọn vẹn và tính giá để thiết kế thủ tục kiểm toán đảm bảo doanhnghiệp đã ghi nhận đầy đủ và đúng giá trị các khoản nợ phải trả nhà cung cấp Tuynhiên với một số doanh nghiệp, kiểm toán viên còn phải chú ý đến mục tiêu hiện hữu khidoanh nghiệp có thể khai tăng các khoản phải trả, đồng thời tăng chi phí để trốn thuế

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam

Quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp nói chung không có gìkhác với quy trình kiểm toán các khoản mục khác trên bảng báo cáo tài chính Ở Công

ty TNHH Ernst & Young, quy trình này đi theo bốn bước chính:

1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp và nhận diện rủi ro

1.3.1.1 Tìm hiểu khách hàng, phạm vi kiểm toán, thiết lập nhóm kiểm toán, tìm hiểu

sự phức tạp của môi trường công nghệ thông tin

Việc tìm hiểu về khách hàng cũng như môi trường hoạt động kinh doanh của nógiúp kiểm toán viên có cái nhìn bao quát về doanh nghiệp, nhận diện những rủi ro kinhdoanh cũng như những hoàn cảnh, sự kiện đặc biệt có ảnh hưởng tiêu cực đến khảnăng hoàn thành mục tiêu và chiến lược kinh doanh của khách hàng… Điều này là rấtquan trọng tới phương pháp kiểm toán của E&Y nói chung vì phương pháp kiểm toáncủa E&Y có đặc điểm nổi bật là kiểm toán dựa trên cơ sở rủi ro (Combined RiskAssessment) và kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp nói riêng vì đặc điểm kinhdoanh có ảnh hưởng trực tiếp tới loại hình nhà cung cấp cũng như phương pháp cungcấp các yếu tố đầu vào, từ đó, ảnh hưởng trực tiếp tới khoản mục phải trả nhà cungcấp Từ những hiểu biết đó, kiểm toán viên sẽ đánh giá rủi ro kết hợp và thiết kế chiếnlược kiểm toán hợp lý Nói chung, công việc này gồm các thủ tục:

Tập trung tìm hiểu bản chất hoạt động của doanh nghiệp: Đối với với toàn bộcuộc kiểm toán, kiểm toán sẽ tiến hành tìm hiểu chung nhất của doanh nghiệp như môhình hoạt động của doanh nghiệp, hình thức sở hữu, bộ máy lãnh đạo… Với riêngphần hành phải trả nhà cung cấp, kiểm toán viên còn phải tìm hiểu các mặt hàng sản

Trang 17

phẩm chính của doanh nghiệp, các bước sản xuất sản phẩm…để từ đó xác định nhữnggiai đoạn, những khâu sản xuất cần nguồn nguyên liệu bên ngoài hoặc cần sử dụngdịch vụ bên ngoài của nhà cung cấp.

Tìm hiểu các nhân tố thị trường tác động đến doanh nghiệp: (sử dụng mô hìnhnăm thế lực và mô hình PEST) Các nhân tố thị trường được phân thành hai nhómchính là nhân tố vĩ mô và nhân tố vi mô Nhân tố vĩ mô là các tác động của môi trườngchính trị - luật pháp, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa xã hội và môi trườngcông nghệ Với khoản mục phải trả nhà cung cấp, yếu tố môi trường kinh tế, môitrường chính trị - luật pháp có thể ảnh hưởng nhiều khía cạnh ví dụ như những quyđịnh về thuế suất về điều kiện nhập khẩu thiết bị vật tư của nhà cung cấp nước ngoài,điều kiện thanh toán khi mua hàng hóa dịch vụ…

Nhân tố vi mô được xác định qua phân tích năm thế lực thị trường gồm nhà cungcấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế và công nghệ thay thế Đốitượng của kiểm toán khoản mục nhà cung cấp chính là một trong năm nhân tố này nênthủ tục tìm hiểu đánh giá này là vô cùng quan trọng Kiểm toán viên sẽ tìm hiểu cácnhà cung cấp chính của doanh nghiệp, các vật tư, dịch vụ tương ứng mà họ cung cấpcho doanh nghiệp Ngoài ra, các nhà cung cấp lâu không có quan hệ làm ăn hoặc có nợphải trả người bán còn tồn lâu ngày cũng cần phải tìm hiểu thêm

Tìm hiểu các bên liên quan khác: Với khoản mục phải trả người cung cấp, côngtác vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp cũng rất quan trọng, vì thế kiểm toán viêncũng cần tìm hiểu điều kiện vận chuyển hàng hóa: do nhà cung cấp, do công ty hay dobên thứ ba đảm nhiệm…

Tìm hiểu cách thức nhà quản lý đánh giá và soát xét hoạt động mua bán các yếu

tố đầu vào, hoạt động tài chính…cũng nhưng phản ứng của nhà quản lý với các hoạtđộng thực tế đó

Tìm hiểu mức độ công nghệ thông tin được sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm

cả những thay đổi trong năm hiện tại, cũng như những thay đổi kỳ vọng trong những nămsau với khoản mục phải trả nhà cung cấp nói riêng và công tác mua hàng nói chung

Những tìm hiểu này được thực hiện thông qua các cuộc gặp gỡ, trao đổi vớikhách hàng trong quá trình lập kế hoạch cho cuộc kiểm toán

Trang 18

1.3.1.2 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Việc mua các yếu tố đầu vào là một giai đoạn quan trọng trong chu kỳ kinhdoanh của doanh nghiệp, vì thế cần được xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát chặtchẽ Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng ý thức được điều này Vì thế, kiểmtoán viên cần tìm hiểu và đánh giá sự thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội

bộ nhằm tìm ra khả năng có thể xảy ra sai phạm Ở Công ty kiểm toán Ernst & Young,các kiểm toán viên thường sử dụng hai kỹ thuật là quan sát và phỏng vấn trong giaiđoạn này

1.3.1.3 Xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính, cho từng tài khoản và mức chênh lệch kiểm toán có thể chấp nhận được

Căn cứ vào các thông tin đã thu hoạch ở bước trên, kiểm toán viên sẽ xác địnhmức trọng yếu ở cả hai cấp độ: Cấp độ báo cáo tài chính trước và cấp độ từng tàikhoản trong đó có tài khoản phải trả nhà cung cấp sau:

Ở cấp độ Báo cáo tài chính: mức độ trọng yếu kế hoạch PM (Planning Material),được xác định dựa trên doanh thu, lợi nhuận hoặc tổng tài sản của doanh nghiệp tùytừng trường hợp cụ thể Trong trường hợp kiểm toán viên sử dụng chỉ tiêu khác để xácđịnh PM thì cần phải giải thích lý do Điều này ghi rõ trong Chương trình kiểm toánErnst & Young toàn cầu GAAT

Ở cấp độ một tài khoản: mức sai sót có thể chấp nhận được TE (Tolerable Error),

có thể coi là mức trọng yếu phân bổ cho từng tài khoản TE được xác định bằng nhauvới mọi tài khoản, bằng phần trăm PM Đây có thể coi là một tồn tại trong quy trìnhkiểm toán của Công ty do với những khoản mục trọng yếu như khoản mục phải trả nhàcung cấp, kiểm toán viên cần có sự chú ý đặc biệt hơn các khoản mục khác Việc chiađều mức trọng yếu làm giảm sự quan trọng của khoản mục trong khi kiểm toán Tổng

TE nhỏ hơn hoặc bằng PM Theo quy định của E&Y, với các Công ty niêm yết TE =50% PM, với các công ty không niêm yết, TE = 75% PM

Ngoài ra, còn một chỉ tiêu rất quan trọng nữa là Mức danh nghĩa Nominalamount Mức danh nghĩa là mức mà nếu sai sót xảy ra dưới mức này dù là sai sót đơn

lẻ hay cộng lại đều không ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính Các sai sótchênh lệch lớn hơn mức danh nghĩa sẽ được đưa vào bảng tổng hợp chênh lệch kiểmtoán SAD (Summary of Audit Differences) Mức danh nghĩa này được Công ty E&YViệt Nam cố định ở mức 5% PM

Trang 19

Việc xác định mức trọng yếu ở bước này ảnh hưởng trực tiếp đến việc thiết kếcũng như thực hiện các thủ tục ở bước sau vì nó quyết định mức độ cũng như phạm vicác thủ tục kiểm toán, đồng thời cũng quyết định sai phạm đến đâu thì báo cáo tàichính sẽ không được chấp nhận toàn phần nữa.

1.3.2 Thiết kế chiến lược và đánh giá rủi ro

1.3.2.1 Tìm hiểu dòng luân chuyển của nghiệp vụ làm phát sinh khoản mục phải trả nhà cung cấp

Thủ tục này nhằm giúp kiểm toán viên hiểu biết rõ hơn về nghiệp vụ mua hàng –thanh toán cũng như khoản mục phải trả nhà cung cấp, giúp kiểm toán viên hiểu thêm

về các chốt kiểm soát trong quy trình mua hàng – thanh toán của khách hàng, từ đó,giúp kiểm toán viên nhận diện các khả năng có thể sai phạm để thiết kế thủ tục kiểmtra thích hợp Với bước này, kiểm toán viên sử dụng ba kỹ thuật chủ yếu là phỏng vấn,quan sát và điều tra tài liệu Sau khi đã tìm hiểu về quy trình nghiệp vụ phát sinh rakhoản mục phải trả nhà cung cấp, kiểm toán viên sẽ lựa chọn một nghiệp vụ tiêu biểunhất để thực hiện lại từ khi nó bắt đầu đến khi kết thúc để xác minh lại hiểu biết củamình về quy trình nghiệp vụ đã đạt được ở trên

Khoản mục phải trả nhà cung cấp thường liên quan đến hai hoạt động: mua hàng

sổ chi tiết không thống nhất, thanh toán hai lần với một hàng hóa/dịch vụ…

Trang 20

1.3.2.2 Đánh giá rủi ro kết hợp

Dựa trên mức rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng, nhóm kiểm toán sẽ tổng hợp

để đánh giá rủi ro kết hợp (CRA – Combined Risk Assessment) Có 4 mức đánh giárủi ro kết hợp là cao (high), trung bình (average), thấp (low) và tối thiểu (minimum).Rủi ro kết hợp được đánh giá thông qua bảng sau:

Bảng 1.1: Bảng đánh giá rủi ro kết hợp ở Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam

Rủi ro kiểm soát (CR)

Thủ tục kiểm soát hiệu quả Thủ tục kiểm soát

không hiệu quả

Rủi ro tiềm

tàng (IR)

Mức rủi ro kết hợp xác định được sẽ giúp các kiểm toán viên xác định được quy

mô, thời gian của cuộc kiểm toán cũng như những thủ tục cần thiết để phát hiện ra saiphạm

1.3.2.3 Thiết kế thử nghiệm kiểm soát

Dựa trên mức rủi ro kết hợp đã đánh giá ở trên, kiểm toán viên sẽ thiết kế các thửnghiệm cần thực hiện

Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng hoạt động hiệu quả, các chốt kiểmsoát trong quy trình bán hàng - thanh toán phát huy hiệu quả, đảm bảo doanh nghiệpmua được nguồn hàng chất lượng tốt với giá cả hợp lý, tránh được các hành vi gian lậncủa nhân viên…thì nhóm kiểm toán sẽ dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ của kháchhàng và giảm các trắc nghiệm cơ bản với khoản mục cần thực hiện, nhờ đó, giảmthời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán hoặc tập trung cho các khoản mục hoặcphần hành khác

Các thử nghiệm kiểm soát thường được thực hiện vào giữa kỳ để giảm bớt khốilượng công việc kiểm toán cuối kỳ, đặc biệt với những khoản mục có nhiều nghiệp vụphát sinh như khoản mục phải trả nhà cung cấp

Trang 21

1.3.2.4 Thiết kế thử nghiệm cơ bản

Căn cứ vào mức độ rủi ro kết hợp đã xác định ở trên, kiểm toán viên sẽ quyếtđịnh quy mô, thời gian cũng như nội dung các thử nghiệm cơ bản Nói chung, các thửnghiệm cơ bản bắt buộc với khoản mục phải trả nhà cung cấp gồm:

- Lên bảng tổng hợp và thực hiện thủ tục phân tích

- Đối chiếu sổ chi tiết phải trả nhà cung cấp và sổ cái

- Gửi thư xác nhận và theo dõi việc nhận thư

- Thủ tục kiểm tra tính đúng kỳ

- Đánh giá khoản phải trả có gốc ngoại tệ

- Điều tra những khoản nợ phải trả người bán đủ điều kiện nhưng không được ghinhận đầy đủ (Search for unrecorded transactions)

Ngoài ra, với những trường hợp cụ thể, Công ty có thể thiết kế những thử nghiệm

cơ bản khác (nếu mức độ rủi ro kết hợp lớn) và các thủ tục đặc trưng của ngành Cácthủ tục cơ bản được thiết kế theo hướng xác minh các cơ sở dẫn liệu liên quan đến khoảnmục phải trả nhà cung cấp, giúp kiểm toán viên đưa ra kết luận cuối cùng về tài khoản

1.3.3 Thực hiện kiểm toán

Sau các bước chuẩn bị và lên kế hoạch cho cuộc kiểm toán, các thủ tục kiểm toáncũng đã được thiết kế ở bước trên, công việc của kiểm toán bây giờ là thực hiện cácthủ tục đã thiết kế để thu thập bằng chứng cho kết luận kiểm toán

1.3.3.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Theo đó, kiểm toán viên sẽ chọn mẫu ngẫu nhiên 25 nghiệp vụ mua hàng đểkiểm tra hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả không Ở thủ tụcnày, kiểm toán viên chưa tập trung vào tính chính xác số học của nghiệp vụ mà tậptrung chính vào tính tuân thủ xem các nghiệp vụ: các hóa đơn, chứng từ có được phêduyệt và quản lý đầy đủ không Từ đó, kiểm toán viên xác định các rủi ro có thể phátsinh Tuy nhiên, ở bước công việc này, chương trình kiểm toán của Công ty có hạn chế

là quy định mang tính cứng nhắc luôn chọn 25 mẫu (chương trình được mặc địnhtrong GAMx (Global Audit Method) và được cài đặt trong phần mềm máy tính)

1.3.3.2 Thực hiện thử nghiệm cơ bản

Theo sự phân công của trưởng nhóm kiểm toán và các thiết kế ở giai đoạn thiết

kế chiến lược và đánh giá rủi ro, các kiểm toán viên tiến hành các thử nghiệm cơ bảntheo các bước sau:

Trang 22

Bước 1: Lên bảng tổng hợp và thực hiện thủ tục phân tích

Từ bảng cân đối số phát sinh của khách hàng, kiểm toán viên lên bản tổng hợpcho phần hành của mình kiểm toán, bao gồm: số dư đầu năm, số kiểm toán giữa kỳ(nếu có), số dư cuối năm chưa kiểm toán, các điều chỉnh nếu có và số dư đã kiểm toán.Đây sẽ là bản tổng hợp các bút toán điều chỉnh nếu có của kiểm toán viên với khoảnmục phải trả nhà cung cấp Sau đó, kiểm toán viên xác định biến động cả về số lượngtuyệt đối và tương đối của số dư tài khoản phải trả người bán qua hai năm tài chính:năm được kiểm toán và năm trước đó, giải thích các bất thường: do thay đổi trongchính sách tín dụng thu mua – thanh toán các yếu tố đầu vào hay do thay đổi từ môitrường kinh doanh…(thủ tục phân tích)

Bước 2: Đối chiếu sổ chi tiết và sổ cái

Kiểm toán viên sẽ chọn mẫu và thực hiện rất nhiều thủ tục trên sổ chi tiết nêntrước khi tiến hành các thủ tục đó, kiểm toán viên sẽ kiểm tra đối chiếu sổ chi tiết với

sổ cái để đảm bảo số dư trên sổ cái là tổng hợp của sổ chi tiết Để thực hiện thủ tụcnày, kiểm toán viên thu thập bảng kê chi tiết nhà cung cấp, cộng tổng các số dư trên sổchi tiết và so sánh với sổ cái Nếu kiểm toán viên xác định chênh lệch không trọng yếu

có thể bỏ qua, nếu là sai lệch trọng yếu, phải báo cáo ngay với trưởng nhóm kiểm toán

để đề xuất bút toán điều chỉnh và thực hiện các thủ tục khác

Bước 3: Gửi thư xác nhận công nợ cho một số nhà cung cấp và theo dõi việc nhận thư, cập nhật vào hồ sơ kiểm toán

Để đảm bảo tính có thật và đúng giá trị của các khoản phải trả nhà cung cấp,kiểm toán viên tiến hành thủ tục gửi thư xác nhận Trước hết, kiểm toán viên chọn cáckhoản mục có số dư lớn hơn mức trọng yếu cho một nghiệp vụ Phần còn lại nếuchiếm tỉ trọng lớn trong tổng số dư khoản phải trả, kiểm toán viên chạy EY Microstart

và EY Random để chọn mẫu ngẫu nhiên gửi thư xác nhận

Theo đó, kiểm toán viên sẽ tự gửi thư xác nhận và yêu cầu người nhận gửi trực tiếpđến địa chỉ E&Y ở Toà nhà Deaha, số 2 Kim Mã, Hà Nội cho trưởng nhóm kiểm toán.Nguyên tắc chọn tài khoản phải trả nhà cung cấp để gửi thư xác nhận của E&YViệt Nam

 Xem xét các nhà cung cấp được lựa chọn để xác nhận với chủ sở hữu/ quản lýcủa công ty Nếu khách hàng chỉ ra các nhà cung cấp muốn gửi thư xác nhận, KTVđiều tra lý do và xem xét các thủ tục thay thế phù hợp

Trang 23

 Khách hàng có trách nhiệm cung cấp địa chỉ, xem xét các thông tin để gửi thư xácnhận KTV cần giữ lại bản sao của thư xác nhận có chữ ký của người quản lý công tykhách hàng.

 KTV phải chuẩn bị bảng theo dõi các tài khoản được chọn để gửi thư xác nhận

 Trên thư phải bao gồm địa chỉ của công ty kiểm toán Trên tất cả các bao thư phảiđảm bảo rằng tất cả yêu cầu xác nhận được gửi bằng bưu điện được trả về trực tiếp chocác công ty kiểm toán

 Đảm bảo sự kiểm soát của KTV với quá trình gửi và nhận thư

 Nếu gửi thư lần thứ nhất không được trả lời, KTV phải yêu cầu gửi lại thư cácnhận thứ hai trong khoảng 10 ngày kể từ ngày gửi thư đầu tiên Xác định nguyên nhântại sao không nhận được trả lời yêu cầu xác nhận Nếu gửi lần hai vẫn không nhậnđược, KTV phải thực hiện các thủ tục khác thay thế

 Kiểm tra tính đầy đủ và xác định giá trị của các tài khoản phải nộp danh sách (thuđược ở bước thực hiện các thủ tục cơ bản khác) bằng cách đối chiếu xác nhận trả lờivới số dư đã kiểm tra

 Lưu lại các thư trả lời xác nhận số dư vào hồ sơ kiểm toán

Các trường hợp nên gửi thư xác nhận được chỉ rõ như sau

 Các số dư của các nhà cung cấp có rủi ro ghi nhận thiếu khoản phải trả, thời giankiểm tra các khoản nợ chưa được ghi nhận chưa cho phép KTV phát hiện hết cáckhoản nợ chưa được ghi nhận

 Các nhà cung cấp cho phép mở rộng thời hạn thanh toán

 Các tài khoản của các nhà cung cấp có số dư bên nợ

 Khi KTV quyết định điều chỉnh thủ tục liên quan đến số dư các khoản phải trảnhà cung cấp

 Xem xét gửỉ thư xác nhận số dư nhà cung cấp vào ngày kiểm kê nguyên vật liệu.Các nhà cung cấp chủ yếu của công ty cung cấp những mặt hàng thiết yếu cho hoạtđộng kinh doanh của công ty Những đối tượng để gửi thư xác nhận nên bao gồm cảcác nhà cung cấp mới, các nhà cung cấp mà thường có số dư cuối kỳ nhỏ hoặc bằngkhông, các công nợ đối với các bên liên quan

Bước 4: Điều tra các khoản nợ người bán chưa được ghi nhận trong sổ sách Đây là thủ tục quan trọng vì các sai phạm thường xảy ra với khoản mục phải trả

nhà cung cấp là không ghi nhận đầy đủ các khoản phải trả nhà cung cấp (có thể do

Trang 24

chậm trễ trong luân chuyển chứng từ hoặc do kế toán muốn giảm nghĩa vụ phải trả trênbảng cân đối…)

Theo đó, kiểm toán viên sẽ thực hiện ba thủ tục chính:

 Kiểm tra các hóa đơn chưa thanh toán

 Kiểm tra việc ghi nhận các hợp đồng dở dang

 Kiểm tra các khoản thanh toán sau niên độ kế toán

Bước 5: Kiểm tra tính đúng kỳ

Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra việc ghi nhận các khoản phải trả nhà cung cấp

có đúng không bằng cách chọn các nghiệp vụ mua hàng 10 ngày trước và 10 ngày saungày kết thúc niên độ kế toán và kiểm tra chi tiết Nếu số lượng nghiệp vụ quá nhiều,kiểm toán viên chạy EY Microstart để chọn mẫu ngẫu nhiên hoặc chọn nghiệp vụ cógiá trị lớn tùy vào nhận định nghề nghiệp của nhóm kiểm toán

Bước 6: Đánh giá lại các khoản nợ phải trả nhà cung cấp có gốc ngoại tệ

Với những khoản nợ phải trả cung cấp có gốc ngoại tệ, kiểm toán viên phải đánhgiá lại theo đơn vị tiền tệ mà khách hàng đăng ký với Bộ Tài chính và theo đúng quyđịnh về tỷ giá

Trong bước này, kiểm toán viên thu thập bảng kê chi tiết các khoản phải trả theonguyên tệ rồi đánh giá theo tỷ giá Ngân hàng nhà nước vào ngày kết thúc niên độ kếtoán Sau đó, kiểm toán viên so sánh số thu được với số dư của khách hàng, nếu chênhlệch không lớn có thể bỏ qua, chênh lệch lớn hơn Tổng hợp chênh lệch cần điều chỉnhSAD (Summary of Audit Differences) thì tiến hành đề xuất bút toán điều chỉnh

Ngoài ra, tùy từng trường hợp, kiểm toán viên dựa vào kinh nghiệm và ý kiếncủa cả nhóm nếu cần thiết có thể thực hiện thêm các thủ tục bổ sung nếu cần

1.3.4 Kết luận và lập báo cáo kiểm toán

Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán, đòi hỏi sự tham gia của mọithành viên trong nhóm kiểm toán Với khoản mục phải trả nhà cung cấp, kiểm toánviên chịu trách nhiệm sẽ rà soát lại lần cuối các thủ tục đã thực hiện, lập bản tổng hợpcác bút toán điều chỉnh và gửi cho trưởng nhóm kiểm toán Còn với tổng thể cả cuộckiểm toán, cả nhóm kiểm toán sẽ xem xét lại toàn bộ từ chiến lược kiểm toán, mứctrọng yếu kế hoạch, các thủ tục được thực hiện đến đánh giá hiệu quả hoạt động củanhóm kiểm toán cũng như mức độ thỏa mãn của khách hàng Sau đó, các giấy tờ làmviệc được sắp xếp và chuyển cho cấp soát xét cao hơn là chủ nhiệm kiểm toán

Trang 25

Chủ nhiệm kiểm toán dựa trên các bằng chứng kiểm toán mà nhóm kiểm toán thuthập sẽ thực hiện thủ tục phân tích cuối cùng nhằm đảm bảo các biến động của khoảnmục được giải thích một cách hợp lý, các điều chỉnh đều dựa trên các quy định củaChuẩn mực Kế toán được áp dụng

Tiếp theo, trưởng nhóm kiểm toán sẽ lập bảng tổng hợp soát xét nêu rõ các vấn

đề kế toán, kiểm toán đáng chú ý, tổng hợp các chênh lệch và đưa ra ý kiến kiểm toán.Bảng tổng hợp này sẽ được giám đốc kiểm toán soát xét lại lần nữa và phê chuẩn lêntrước khi phát hành báo cáo kiểm toán Ngoài ra, một giám đốc độc lập cũng thực hiệnsoát xét lại và ký tên lên Bảng tổng hợp

Cuối cùng, đại diện Công ty Kiểm toán Ernst & Young Việt Nam và khách hàng

sẽ tiến hành họp mặt tổng kết Trong buổi họp này, kiểm toán viên Ernst & Young sẽchuyển cho khách hàng báo cáo về bảng khai tài chính của khách hàng, thư quản lý vềnhững kiến nghị hoàn thiện hệ thống cho khách hàng

Báo cáo kiểm toán sau đó sẽ được lưu file bản cứng và lưu bản mềm trên GAMx.Cuộc kiếm toán chính thức được hoàn thành

Trang 26

PHẦN IITHỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP

TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY

TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN

Để làm rõ quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toánbáo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện, bài chuyên

đề sẽ sử dụng quy trình kiểm toán được thực hiện thực tế ở hai khách hàng là Công tyABC và XYZ Bài chuyên đề sẽ phân tích các bước công việc được nêu trong chươngtrình kiểm toán tổng quát được áp dụng cụ thể với thực tế khách hàng trong từng giaiđoạn của cuộc kiểm toán: lập kế hoạch và nhận diện rủi ro; thiết kế chiến lược và đánhgiá rủi ro; thực hiện kiểm toán; kết luận và lập báo cáo kiểm toán

2.1 Tổng quan về hai khách hàng kiểm toán ABC và XYZ của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam

2.1.1 Công ty ABC

Công ty TNHH ABC Việt Nam được thành lập ngày 22/8/2007 theo Giấy chứngnhận Đầu tư số 041032000024 do Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương cấp và đã qua 3lần sửa đổi Tổng số vốn điều lệ của Công ty là 67.520.000.000 đồng, được chia thành6.752.000 cổ phiếu phổ thông với mệnh giá 10.000 đồng một cổ phiếu

Công ty có trụ sở chính ở KM40, quốc lộ 5, thị trấn Lai Cách, huyện CẩmGiàng, tỉnh Hải Dương và có văn phòng đại diện ở Phòng 320, Khu Ngoại giao đoànTrung Tự, đường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội

Hiện nay, Công ty có 4 xuởng sản xuất với hơn 1800 công nhân Lĩnh vực hoạtđộng của Công ty là sản xuất và gia công quần áo xuất khẩu với các mặt hàng chínhnhư áo sơ mi, áo khoác, quần áo trẻ em, quần áo đồng phục, quần áo bảo hộ lao động

và các sản phẩm may mặc khác Các sản phẩm của công ty được sản xuất theo đơn đặthàng của các đối tác trong và ngoài nước

Đoàn kiểm toán Công ty ABC có 6 thành viên trong đó có 2 thành viên phụ tráchkhoản mục phải trả gồm một trợ lý kiểm toán cấp 2 và một trợ lý kiểm toán cấp 1

Trang 27

2.1.2 Công ty XYZ

Công ty XYZ là một công ty liên doanh chuyên sản xuất, bán và xuất khẩu cácsản phẩm kính nổi và các sản phẩm kính khác Công ty được thành lập tại Việt Namtheo Giấy phép Đầu tư số 1183/GP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp vào ngày31/3/1995 Ngày 20/8/2008, Công ty nhận được Chứng nhận Kinh doanh số211022000022-KD do Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh cấp cho phép công ty thựchiện các hoạt động mua và bán các sản phẩm kính nổi và các sản phẩm kính khác.Ngoài trụ sở chính ở Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, Công ty có văn phòng đại diện ở Hà Nội

Sản phẩm của công ty gồm 2 loại là kính nổi trong và kính nổi màu

Đoàn kiểm toán của Công ty XYZ cũng có 6 thành viên, trong đó có 2 thành viênchịu trách nhiệm về khoản mục phải trả nhà cung cấp Đoàn kiểm toán thực hiện kiểmtoán cho năm tài chính kết thúc ngày 31/3/2011

2.2 Kiểm toán khoản mục phải trả nhà nhà cung cấp trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam tại Công ty ABC

2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và nhận diện rủi ro

2.2.1.1 Tìm hiểu khách hàng, phạm vi kiểm toán, thiết lập nhóm kiểm toán, tìm hiểu sự phức tạp của môi trường công nghệ thông tin

Dựa trên quy trình chuẩn của Công ty, các kiểm toán viên cũng tiến hành nhữngthủ tục tìm hiểu hoạt động của công ty ABC, xác định các rủi ro kinh doanh, từ đóđánh giá rủi ro kết hợp và thiết kế chiến lược kiểm toán Các kỹ thuật kiểm toán được

sử dụng chủ yếu trong giai đoạn này là kiểm tra tài liệu (như Giấy phép kinh doanh,Điều lệ hoạt động, Biên bản họp…) kết hợp với phỏng vấn và quan sát Với Công tyABC, các kiểm toán viên thực hiện các thủ tục và thu được một số kết quả sau:

- Tìm hiểu lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính, các sản phẩm dịch vụcung cấp chủ yếu trên thị trường: Như trình bày ở phần tổng quan, Công ty ABC là

Trang 28

một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc như áo sơ mi, áo khoác, quần áođồng phục, quần áo trẻ em và các sản phẩm may mặc khác cung cấp cho thị trườngtrong và ngoài nước.

- Tìm hiểu các hoạt động thu mua và thanh lý quan trọng trong năm tài chính ảnhhưởng đến cơ cấu vốn và đầu tư của công ty: Qua trao đổi ban đầu với ban lãnh đạo,trong năm tài chính 2010, Công ty ABC không thực hiện giao dịch đặc biệt như muabán công ty con, mua bán sáp nhập nào, cơ cấu vốn cũng không thay đổi nhiều

- Tìm hiểu cách thức nhà quản lý lựa chọn chính sách kế toán chủ yếu: Công tyABC lựa chọn hình thức ghi sổ Nhật ký chung với sự trợ giúp của phần mềm Bravovới hai phiên bản: phần mềm kế toán Bravo (vừa được nâng cấp từ 4.0 lên 6.1) vàphần mềm Bravo theo dõi số lượng hàng tồn kho Báo cáo tài chính của Công ty ABCđược lập theo quy định tại Chuẩn mực Kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính phê duyệttrong Công văn số 3557/BTC-CDKT ngày 15/3/2007 và Chuẩn mực Kế toán ViệtNam ban hành bởi Bộ Tài chính

- Tìm hiểu các thế lực thị trường cũng như các nhân tố môi trường tác động chủchốt đến doanh nghiệp (sử dụng mô hình PEST để phân tích) Theo đó, Công ty ABCchịu tác động bởi hai nhân tố vi và vĩ mô như sau:

Xét về nhân tố vĩ mô: Môi trường kinh tế nói chung có ảnh hưởng, tác độngnhiều mặt đến hoạt động kinh doanh của Công ty So với năm 2009, kinh tế thế giớicũng như thị trường tiêu thụ năm 2010 đã dần tốt hơn Công ty nhận được những đơnhàng từ những thị trường mới nhưng cũng gặp phải những khó khăn không nhỏ Việclãi suất ngân hàng tăng cao làm hạn chế nguồn vốn cho các doanh nghiệp nói chung vàdoanh nghiệp dệt may nói riêng Với các doanh nghiệp dệt may, việc tăng giá các yếu

tố nguyên vật liệu đầu vào (theo báo cáo của Tập đoàn Dệt may, giá bông nguyên liệutăng đến 40% so với cùng kỳ năm ngoái) gây khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt vớiviệc tìm và quản lý các nhà cung cấp trong công tác thu mua các yếu tố đầu vào

Xét về các nhân tố vi mô:

 Các nhà cung cấp chính và mối quan hệ với các nhà cung cấp: Công ty nhập khẩucác nguyên vật liệu chủ yếu nguyên liệu thô và các phụ kiện Các nhà cung cấp chínhcủa Công ty như Penfabric, Centex, Choongnam

 Các đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Công ty là các xưởng sảnxuất ở Trung Quốc với chất lượng và giá thành tương đương hoặc rẻ hơn

Trang 29

 Khách hàng chủ yếu và các kênh bán hàng, phân phối: Công ty có sản phẩmđược tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước với khách hàng lớn nhất là Công ty Hemacho các đơn hàng về quần áo trẻ em Cho đến nay, Công ty không có rủi ro cao nàokhông thu hồi được nợ Tuy nhiên, có một số khách hàng hiện nay không còn quan hệmua bán với Công ty nữa có khả năng gây ra nợ xấu cho Công ty.

- Tìm hiểu các bên liên quan chủ yếu và sự kỳ vọng của họ ảnh hường đến quyếtđịnh cũng như hành động nhà quản trị doanh nghiệp: Xét về quy mô hoạt động, Công

ty ABC thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ với số vốn 67.520.000.000 và 1800 côngnhân Các bên liên quan chủ yếu chính là 5 thế lực cạnh tranh đã xem xét ở trên

- Tìm hiểu mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp cũng như các yếu tố có quyếtđịnh đến thành công doanh nghiệp: Mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp là trở thànhdanh nghiệp hàng đầu về các sản phẩm may mặc ở Việt Nam và mở rộng thị trườngsang nhiều nước Châu Âu, châu Mỹ

- Tìm hiểu các cách thức nhà quản lý sử dụng các thước đo để đánh giá tình hìnhhoạt động nói chung và tình hình tài chính nói riêng của doanh nghiệp cũng như phảnứng của nhà quản lý với thực tế hoạt động đó

- Tìm hiểu mức độ công nghệ thông tin được áp dụng trong doanh nghiệp, baogồm cả những thay đổi trong năm hiện tại cũng như những thay đổi trong các năm tiếptheo Với Công ty ABC, những thay đổi trong ngành may mặc diễn ra khá nhanhchóng nhưng chủ yếu nằm ở yếu tố mẫu mã sản phẩm Yếu tố công nghệ ngày càng đượcứng dụng theo hướng hiện đại hơn nhưng trong ngắn hạn không có thay đổi quá lớn

2.2.1.2 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Về căn bản, việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ vẫn được thực hiện theo quytrình của E&Y, song với doanh nghiệp vừa và nhỏ như Công ty ABC (dựa trên đánhgiá ở bước tìm hiểu khách hàng), E&Y có một hệ thống biểu mẫu riêng là SBDP(Small Business Documentation Package)

Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưCông ty ABC gồm các nội dung:

 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ ở mức độ cơ bản để lập kế hoạch kiểm toán

và xác định bản chất, thời gian và mức độ của các thủ tục kiểm toán

 Xác định và đánh giá các thủ tục kiểm soát quan trọng đối với kiểm toán, xácđịnh liệu có nên thực hiện thủ tục kiểm soát không

Trang 30

 Đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ ở mức độ cơ bản.

 Tổng hợp các thủ tục thực hiện và thông tin cần xem xét để xác định rủi ro xảy ragian lận

SBDP sẽ xem xét đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ với từng quy mô, hoàncảnh đặc trưng, mức độ đơn giản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Vì thông thườngxem xét yếu tố lợi ích và chi phí (cost verse benefit) môi trường kiểm soát của cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ thường không được xây dựng đầy đủ và chính thức nênnhóm kiểm toán sẽ tập trung vào đánh giá thái độ nhà quản lý với vấn đề này Nhómkiểm toán tiến hành thảo luận nhóm và thảo luận trực tiếp với khách hàng về các rủi ro

có thể xảy ra Trước đó, các thành viên cần đọc về đánh giá về hệ thống kiểm soát nội

bộ của các kiểm toán viên các năm trước được lưu ở hồ sơ kiểm toán Qua quá trìnhthảo luận kết hợp với quan sát, kiểm toán viên đưa ra kết luận về tính hiệu quả, hiệunăng của hệ thống và chỉ ra các rủi ro tiềm tàng

Bảng 2.1: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ khách hàng ABC

Đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ ở mức độ cơ bản

Dựa trên quan sát của nhóm kiểm toán, hệ thống kiếm soát nội bộ của kháchhàng được đánh giá là

Trang 31

Quan sát - môi trường kiểm soát

 Sự tham gia của Ban giám đốc

với việc kiểm soát và giám sát hoạt

động của doanh nghiệp.

 Cơ cấu tổ chức của doanh

nghiệp, phân công phân nhiệm

 Các chính sách và thủ tục về

nguồn nhân lực

Hội đồng quản trị Công ty đã cố gắng thiết lậpvăn hoá doanh nghiệp nhấn mạnh vào tầm quantrọng của tính liêm chính và hành vi đạo đức,nhà quản lý hành động như tấm gương cho cácnhân viên trong doanh nghiệp

Các nhân sự chủ chốt điều hành công ty cónhiều năm kinh nghiệm trong quản lý sản xuất

và kinh doanh

Kế toán trưởng tham gia trực tiếp vào hoạtđộng thường ngày của doanh nghiệp vàthường xuyên cập nhật các thay đổi trong quyđịnh về kế toán

Lãi lỗ được báo cáo hàng tháng lên Hội đồngquản trị và so sánh, phân tích với dự toán đểxem mục tiêu có đạt được không

Phòng kế toán ở một mức độ nào đó bị thiếunhân lực, các phòng ban khác gồm các nhânviên có kinh nghiệm và trình độ đầy đủ

Công ty có chính sách rõ ràng về nhân sự

Quan sát các yếu tố khác

Đánh giá rủi ro

Các hoạt động kiểm soát

Hệ thống thông tin và kế toán

Giám sát

Nhà quản lý có hiểu biết rõ về hoạt động củaCông ty, quá trình sản xuất, do đó có khả năngnhận ra những rủi ro liên quan đến quy trình

đó Những thay đổi trong các quy định củapháp luật cũng thường xuyên được phòng kếtoán cập nhật

Việc kiểm soát về mặt hiện vật đối với các thiết

bị sản xuất, tài sản được xem là đầy đủ Công tythực hiện đầy đủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm đốivới các tài sản này Do quy mô nhỏ và quy trìnhsản xuất, gia công bằng tay nên ứng dụng côngnghệ thông tin khác hạn chế, sử dụng phần mềm

kế toán Bravo và sử dụng Excel

Báo cáo quan trị được lập hàng tháng để đápứng nhu cầu nhà quản lý

Trang 32

Quan sát - môi trường kiểm soát

 Sự tham gia của Ban giám đốc

với việc kiểm soát và giám sát hoạt

động của doanh nghiệp.

 Cơ cấu tổ chức của doanh

nghiệp, phân công phân nhiệm

 Các chính sách và thủ tục về

nguồn nhân lực

Hội đồng quản trị Công ty đã cố gắng thiết lậpvăn hoá doanh nghiệp nhấn mạnh vào tầm quantrọng của tính liêm chính và hành vi đạo đức,nhà quản lý hành động như tấm gương cho cácnhân viên trong doanh nghiệp

Các nhân sự chủ chốt điều hành công ty cónhiều năm kinh nghiệm trong quản lý sản xuất

và kinh doanh

Kế toán trưởng tham gia trực tiếp vào hoạtđộng thường ngày của doanh nghiệp vàthường xuyên cập nhật các thay đổi trong quyđịnh về kế toán

Lãi lỗ được báo cáo hàng tháng lên Hội đồngquản trị và so sánh, phân tích với dự toán đểxem mục tiêu có đạt được không

Phòng kế toán ở một mức độ nào đó bị thiếunhân lực, các phòng ban khác gồm các nhânviên có kinh nghiệm và trình độ đầy đủ

Công ty có chính sách rõ ràng về nhân sự Xác định và đánh giá việc thiết kế

thủ tục kiểm soát ở mức độ cơ bản

và xác định liệu các thủ tục này có

được thực hiện trên thực tế không

Xem xét liệu các thủ tục ở mức độ

cơ bản có tồn tại và hỗ trợ cho kiểm

soát các nghiệp vụ xảy ra Ghi chép

lại đánh giá của nhóm kiểm toán về

thiết kế cũng như hiệu lực trên thực

bị chi phối bởi một vài cá nhân, vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm không… Tuynhiên, ở Công ty ABC không có sự vi phạm nào đáng kể được ghi nhận

Trang 33

Đánh giá rủi ro xảy ra gian lận: Gian lận có thể xảy ra khi có ba điều kiện: áp lực,

cơ hội và bản thân tính cách người thực hiện gian lận Theo quan sát và phỏng vấn củakiểm toán viên, không có bất cứ dấu hiệu nào của ba yếu tố trên có thể dẫn đến hành vigian lận ở Công ty ABC

2.2.1.3 Xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính, cho từng tài khoản và mức chênh lệch kiểm toán có thể chấp nhận được

Do Công ty chịu áp lực về các quy định liên quan đến Công ty niêm yết cũng như

áp lực về hình ảnh Công ty với các nhà đầu tư trên thị trường chứnh khoán, doanh thucủa Công ty có rủi ro bị khai tăng Vì thế, mức trọng yếu kế hoạch không được xácđịnh dựa vào doanh thu mà dựa vào lợi nhuận trước thuế là phần lợi nhuận sau khi trừ

đi các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý và các chi phí khác

Quy định được mặc định trong phần mềm kiểm toán của Công ty Ernst & Youngtoàn cầu, với các công ty niêm yết: TE = 50% PM, với các công ty không niêm yết TE

= 75% PM (do có sự đảm bảo hơn trong việc chấp hành các quy định quản lý của Ủyban chứng khoán với các công ty niêm yết) Công ty ABC là công ty giao dịch trên sànchứng khoán Hà Nội nên mức TE = 50% PM Theo đó, từ lợi nhuận trước thuế củacông ty là 77.640.692.024 VND, nhóm kiểm toán xác định mức trọng yếu và chênhlệch có thể chấp nhận được của cuộc kiểm toán Công ty ABC cho năm tài chính kếtthúc ngày 31/12/2010 như sau:

Bảng 2.2: Bảng đánh giá mức trọng yếu của cuộc kiểm toán - Công ty ABC

2.2.2 Giai đoạn thiết kế chiến lược và đánh giá rủi ro

2.2.2.1 Tìm hiểu dòng luân chuyển của nghiệp vụ làm phát sinh khoản phải trả ở Công

ty ABC

Vì Công ty ABC là khách hàng cũ của E&Y Việt Nam nên nhóm kiểm toán chỉthực hiện nghiên cứu hồ sơ kiểm toán năm trước và thực hiện quan sát, phỏng vấn để

Trang 34

cập nhật cho hồ sơ kiểm toán năm 2010 Sau khi thực hiện những thủ tục trên, kết quảkiểm toán được các kiểm toán viên lưu lại trong hồ sơ kiểm toán như sau:

Trang 35

Bảng 2.3: Giấy tờ làm việc - Tìm hiểu quy trình mua hàng và khoản mục phải trả nhà cung cấp của khách hàng tại Công ty ABC

Nguồn: Tài liệu nội bộ Công ty

Trang 36

Bảng 2.4: Quy trình dòng luân chuyển của nghiệp vụ mua hàng – thanh toán (đồng thời là quy trình hình thành và xử lý khoản mục phải trả nhà cung cấp).

Dòng luân chuyển của nghiệp vụ

ST

1 Mua hàng hóa, dịch vụ

Căn cứ vào nhu cầu thực tế, bộ phận sản xuất cần lập kế hoạch

về nhu cầu mua vật tư hàng hóa, thuê dịch vụ bên ngoài phục

vụ cho hoạt động sản xuất), gửi cho bộ phận mua hàng Bộ

phận mua hàng dựa trên lượng hàng tồn kho trong kho của

doanh nghiệp, xét thấy không đủ cung ứng cho sản xuất, sẽ lập

yêu cầu mua và tiến hàng lựa chọn nhà cung cấp

Các nhà cung cấp khi nhận được thông báo từ Công ty sẽ gửi

báo giá về sản phẩm/ dịch vụ của mình cho Công ty Bộ phận

mua hàng lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất và tiến hành

thương thảo hợp đồng

Sau đó, đại diện của Công ty và nhà cung cấp sẽ ký hợp đồng

Tùy theo điều kiện hợp đồng, Công ty có thể ứng trước cho

người bán hoặc không

Sau khi hoàn thành việc mua hàng hóa dịch vụ, phòng mua

hàng chyển biên bản giao nhận đến bộ phận yêu cầu mua Biên

bản giao nhận phải có đầy đủ chữ ký của người giao hàng,

người nhận, bộ phận quản lý Công ty và bộ phận quản lý tài sản

Bản gốc của Biên bản giao nhận và các chứng từ đề nghị thanh

toán được chuyển cho phòng kế toán hạch toán và kết hợp với

các bộ phận khác thực hiện quản lý hoặc kiểm kê nếu cần

Sau khi nhận đủ chứng từ,

kế toán hạch toán nghiệp vụ mua hàng, ghi tăng tài sản hoặc chi phí và tăng nợ phải trả nhàcung cấp

Trang 37

2. Thanh toán nợ phải trả nhà cung cấp

Khi nhận được chứng từ đề nghị thanh toán, kế toán tiền mặt

thực hiện thanh toán cho nhà cung cấp và hạch toán nghiệp vụ

thanh toán

Kế toán ghigiảm khoảnphải trả nhàcung cấp vàgiảm tiền mặt/tiền gửi ngân hàng Kiểm toán viên thực hiện thủ tục đi từ đầu đến cuối chu trình của nghiệp vụ muahàng:

Nhóm kiểm toán chọn mã đơn hàng M3-3947, trong đó Công ty ABC mua hàngcủa nhà cung cấp DEF trong hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu:

Bảng 2.5: Thực hiện thủ tục từ đầu đến cuối với nghiệp vụ mua hàng của Công ty ABC với nhà cung cấp DEF:

Ứng dụng CNTT

2 Xét duyệt kế hoạch mua

Nhân viên mua hàng – trưởng

bộ phận mua hàng ký duyệt

Nhận Báo giá, đánh giá nhà

cung cấp, thương thảo và ký

Trang 38

7 Nhận hàng về và ghi Sổ kho Thủ kho B4.201-E7 Có

9

Kế toán nhận Phiếu đề nghị

thanh toán, thực hiện thanh toán

và ghi sổ nghiệp vụ thanh toán

Nguồn: Tài liệu nội bộ Công ty

Sau khi thực hiện thủ tục kiểm soát từ đầu đến cuối của nghiệp vụ, hiểu biết củanhóm kiểm toán về dòng luân chuyển nghiệp vụ được xác nhận lại Nhóm kiểm toán điđến thống nhất quy trình thực tế được thực hiện đúng như quy trình tìm hiểu dòng luânchuyển được ghi nhận ở bước trước

2.2.2.2 Đánh giá rủi ro kết hợp

Qua những hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và đánh giá rủi rovới khoản mục phải trả nhà cung cấp nói riêng ở Công ty ABC, nhóm kiểm toán xácđịnh mức rủi ro kết hợp với khoản mục này là trung bình Trong đó, rủi ro kết hợp dựavào hai yếu tố là rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát Với những nhận định về các yếu

tố trên thị trường kinh doanh (thị trường tiêu thụ mặt hàng cũng như thị trường muacác sản phẩm các yếu tố đầu vào), việc tăng các đơn hàng dẫn tới yêu cầu cao trongquản lý sản xuất kịp tiến độ, việc quản lý các khoản phải thu, phải trả cũng như việctăng giá nguyên vật liệu trong điều kiện vốn có hạn và lãi suất ngân hàng tăng caokhiến cho nhóm kiểm toán nhận định rủi ro tiềm tàng ở mức cao Ngoài ra, dựa trênnhững nhận định sau khi thực hiện thủ tục từ đầu đến cuối ở bước trước cho nhómkiểm toán nhận định rủi ro kiểm soát ở mức trung bình

Bảng 2.6: Đánh giá rủi ro kết hợp - Công ty ABC

Rủi ro kiểm soát (CR)

Thủ tục kiểm soát hiệu quả Thủ tục kiểm soát

không hiệu quả

Rủi ro tiềm

tàng (IR)

Thấ

Trang 39

2.2.2.3 Thiết kế thử nghiệm kiểm soát

Kiểm toán viên lựa chọn ngẫu nhiên 25 nghiệp vụ rải rác trong cả năm tài chínhkiểm tra để khẳng định hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ (số nghiệp vụ được dựatrên chương trình kiểm toán đã được mặc định sẵn) Các mẫu này được chia thành hainhóm: nhóm nghiệp vụ kiểm tra từ sổ sách đến chứng từ và nhóm nghiệp vụ kiểm tra

từ chứng từ đến sổ sách

Vì Công ty ABC không có bộ phận kiểm soát nội bộ chính thức, các chốt kiểm soátdựa chủ yếu vào công tác phê duyệt của các cấp quản lý (từ thấp đến cao) nên kiểm toánviên tập trung đánh giá tính thẩm quyền trong công tác phê duyệt, ví dụ như:

 Đơn đặt hàng có được phê chuẩn đầy đủ không?

 Phiếu nhận hàng có được phê chuẩn và ký duyệt của các bên liên quan không?

 Các số liệu trên sổ sách và hợp đồng cũng như phiếu nhận hàng như số lượng,đơn giá, số tiền, thời gian… có khớp không?

2.2.2.4 Thiết kế thử nghiệm cơ bản

Vì rủi ro kết hợp của Công ty ABC được đánh giá là trung bình, rủi ro kiểm soát

ở mức trung bình nên kiểm toán viên tiến hành thực hiện các thử nghiệm cơ bản sau:

Bảng 2.7: Thiết kế thử nghiệm cơ bản với khoản mục phải trả nhà cung cấp – Công ty ABC

Chương trình kiểm toán phải trả nhà cung cấp

Trang 40

Đánh giá biến động của khoản mục cả

về mặt tuyệt đối và tương đối, nhận

diện các biến động bất thường

So sánh tình hình thanh toán nợ phải

trả người bán với tình hình chung của

các doanh nghiệp cùng ngành

Nhận diện các khoản mục bất thường

nếu có: các khoản trả lại hàng mua,

khoản ứng trước cho người bán…

So sánh số dư nợ phải trả người bán

So sánh thời hạn nợ, thời hạn thanh

Thủ tục kiểm tra chi tiết Đối chiếu giữa sổ cái và sổ chi tiết tài

khoản của khách hàng, tìm các khoản

chênh lệch lớn và bất thường

x

Xác minh tính có thật của các khoản

phải trả nhà cung cấp bằng cách gửi

thư xác nhận hoặc kiểm tra sổ tiền

thanh toán sau 31/12/2010 hoặc kết

hợp cả hai cách trên Chọn các khách

hàng có số dư lớn hoặc trong năm

phát sinh nhiều nghiệp vụ (là những

khoản mục chính) Phần còn lại sử

dụng EY MICROSTART để xác định

số mẫu cần chọn, chạy EY RANDOM

để chọn mẫu gửi thư xác nhận

Kiểm tra tính đúng kỳ (cutoff test)

bằng cách kiểm tra sổ theo dõi mua

Ngày đăng: 23/03/2023, 17:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w