1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo tổng hợp công ty cổ phần đầu tư tân minh báo cáo tổng hợp ngành quản trị kinh doanh

19 570 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 4,83 MB

Nội dung

Công ty phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với Nhà Nước về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và tuân thủ các chính sách hiện hành của Nhà nước.. - Phòng tài chính - kế toán: Có chức nă

Trang 1

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TÂN MINH

1 Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần đầu tư Tân Minh.

 Quá trình hình thành và phát triển của công ty đầu tư Tân Minh

Công ty Cổ phần Đầu tư Tân Minh thành lập ngày 16 tháng 8 năm 2005 với tên ban đầu là "Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Tân Minh" Năm

2007, Công ty chính thức được cải tổ và đổi tên thành "Công ty Cổ phần Đầu tư Tân Minh"

Với mục tiêu rõ ràng như sau:

- Giai đoạn 2007 – 2013: “Ổn định - Từng bước phát triển”

- Giai đoạn 2013 – 2018: “Phát triển - Khẳng định sản phẩm”

- Giai đoạn 2018 – 2023: “Đột phá - Tìm tầm cao mới”

 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

 Chức năng của công ty

- Thông qua kinh doanh và thương mại công ty Cổ Phần Đầu Tư Tân Minh đã đáp ứng được về chất lượng các sản phẩm về xây dựng

- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới trang thiết bị và mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh Giúp cho hoạt đông của công ty ngày càng nâng cao và giữ được uy tín trên thị trường

 Nhiệm vụ của công ty:

- Đăng ký kinh doanh và đúng nghành nghề Công ty phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với Nhà Nước về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và tuân thủ các chính sách hiện hành của Nhà nước

- Đổi mới công nghệ và công tác quản lý, công tác kế toán của công ty nhằm nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm

- Hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh

 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty.

Trang 2

2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty

Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức quản lý Công ty

TỔN GIÁM ĐỐC

(Trích nguồn: Tổ chức hành chính)

Ø Nhiệm vụ của từng phòng ban

- Tổng Giám Đốc: là người có quyền lực cao nhất, nắm giữ mọi hoạt động của công ty

Là người chịu trách nhiệm chính và trực tiếp quản lý, điều hành các khâu quan trọng

- Phó Tổng Giám đốc: là người có nhiệm vụ phụ trách các phòng ban của công ty Giúp Tổng Giám Đốc quyết định sáng suốt mọi hoạt động

- Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức quản lý và thực hiện công tác hành chính quản trị trong công ty Phục vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho các phòng ban, đơn vị, các tổ chức đoàn thế, cán bộ CNV thực hiện tốt nhiệm vụ được giao

- Phòng tài chính - kế toán: Có chức năng và tổ chức quản lý về tài chính và có kế hoạch thanh toán và dự trù tài chính để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của công

ty

Phòng

hành

chính

Phòng tài chính

kế toán

Phòng quản

lý đầu tư

Đội xây dựng số1 Đội xây dựng số

2

Phân

bán hàng

Phòng thi công

Trang 3

- Phòng tư vấn và quản lý dự án: là phòng chuyên về tư vấn thiết kế kiến trúc xây dựng Quản lý mọi dự án, giám sát các công trình đang thi công Cung cấp các thiết bị máy móc, sản phẩm đồ nội thất cho các công trình văn phòng, nhà ở…

- Phòng thi công: thực hiện công tác nghiệp vụ kĩ thuật trong thi công xây lắp, khảo sát thiết kế, quản lý công trình Thực hiện công tác an toàn, bảo hộ lao động

- Trung tâm cơ khí và xây dựng: Có trách nhiệm phục vụ toàn công ty về sản xuất gia công trang thiết bị, vật dụng cần thiết

- Đội xây dựng: Trực tiếp thi công công trình và chịu trách nhiệm về chất lượng, mỹ thuật công trình

- Bộ phận bán hàng: Tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận ý kiến khách hàng về các sản phẩm của Công ty

 Ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tư Tân Minh

- Tư vấn đầu tư và đầu tư

- Tư vấn thiết kế

- Tư vấn giám sát và tư vấn quản lý dự án

- Thiết kế và thi công nội ngoại thất

- Thi công xây dựng

- Cơ khí xây dựng

Trang 4

2 Tình hình sử dụng lao động của Công ty

2.1 Số lượng, chất lượng lao động của công ty

Bảng 1.1 Tình hình sử dụng lao động của công ty qua 3 năm 2011 - 2013

Đơn vị: người

Chỉ tiêu

SL Cơ cấu(%) SL Cơ cấu(%) SL Cơ cấu(%)

2012/2011 2013/2012 (+-) (%) (+-) (%)

Tổng số

lao động 420 100,00 425 100,00 432 100,00 5 101,19 7 101,65

Phân

theo

Trên đại

Đại học 85 20,24 87 20,47 90 20,83 5 102,35 3 103,45 Cao đẳng,

trung cấp 50 11,90 35 8,23 35 8,10 (15) 70,00 0 100,00 Công

nhân kỹ

thuật 260 61,90 280 65,88 285 65,97 20 107,69 5 101,78 Lao động

phổ thong 21 5,00 19 4,48 18 4,17 (2) 90,48 (1) 90,53

Phân

theo tính

Lao động

gián tiếp 16 3,80 20 4,70 21 11,67 4 125,00 1 105,00 Lao động

trực tiếp 404 96,19 405 95,29 411 95,14 1 100,25 6 101,48

- Chính

thức 355 87,87 356 87,90 360 87,59 1 100,28 4 101,12

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Công ty)

Trang 5

Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu cho ta thấy do đặc thù của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng Với quy mô doanh nghiệp lớn số lượng lao động lên đến 432 lao động năm 2013 Cụ thể, tình hình lao động được thể hiện như sau:

Những năm gần đây nền kinh tế của nước ta gặp nhiều khó khăn, đầu tư công giảm, thị trường bất động sản suy thoái gây nên tình trạng trầm lắng trong khi xây dựng tác động mạnh mẽ đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Nhưng qua 3 năm 2011,

2012, 2013 nguồn nhân lực của Công ty có xu hướng tăng nhưng không nhiều Năm

2011 tổng số lao động của Công ty là 420 người trong đó lao động gián tiếp chiếm tỷ

lệ 3,8% trong tổng số lao động chính thức 87,87% và lao động thời vụ chiếm tỷ lệ 8,24% đến năm 2012 số lao động tăng lên 425 lao động tương ứng tỷ lệ 101,19% so với năm 2011 cho thấy tốc độ tăng nhưng không đáng kể vì tình hình suy giảm kinh tế nên doanh nghiệp không mở rộng sản xuất, tuy nhiên ta thấy có hai chỉ tiêu biến động mạnh là trình độ cao đẳng, trung cấp bị công ty cắt giảm mạnh từ 50 lao động chiếm tỷ

lệ 11,90% năm 2011 xuống còn 35 lao động chiếm tỷ lệ 8,23% năm 2012 chứng tỏ doanh nghiệp đang chú trọng vào đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề Để đảm bảo tính ổn định trong kinh doanh và thu hút vốn đầu tư năm 2013 tổng số lao động toàn công ty tăng lên 432 người tương ứng tỷ lệ 101,65% so với năm 2012

Trang 6

2.2 Cơ cấu lao động của công ty

Bảng 1.2 Cơ cấu lao động của công ty năm 2013

Đơn vị: người

432 Nam Nữ <30 30-50 >50

Phòng tư vấn và quản lý dự

Trung tâm cơ khí và xây

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Công ty)

Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy : Độ tuổi dưới 30 có 277 lao động chiếm tỷ lệ 64,12% lao động tại công ty ; nhóm tuổi từ 30-50 có 130 lao động chiếm tỷ lệ 30,09%

và độ tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ 5,79% được bố trí vào những vị trí chủ chốt của Công ty

Về giới tính hiện tại Công ty có 408 nam chiếm tỷ lệ 94,44% tổng cơ cấu lao động trong công ty và 24 lao động nữ chiếm tỷ lệ 5,66% Cho thấy do đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty là chuyên về xây dựng, tính chất công việc nặng nên số lao động của công ty chủ yếu là lao động nam, còn lao động nữ thì được phân bố vào các

bộ phận hành chính kế toán và bộ phận bán hàng

Trang 7

3 Quy mô vốn kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư Tân Minh

3.1 Tổng mức vốn và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty

Bảng 1.3 Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty từ năm 2011-2013

(Đơn vị: đồng)

Chỉ tiêu

Giá trị

Cơ cấu (%)

Giá trị

Cơ cấu (%)

Giá trị

Cơ cấu (%) 1.Tài sản ngắn

hạn

9.504.623.801 94,60 10.669.407.679 94,47 13,660,175,346 94,66

2 Tài sản dài

hạn

542,701,926 5,40 624.614.826 5,53 771,344,287 5,34

Tổng 10,044,325,727 100 11,294,022,504 100 14,431,519,632 100

(Trích nguồn: phòng kế toán)

Qua biểu đồ trên ta thấy, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu

tổng tài sản của công ty Năm 2011, tài sản ngắn hạn chiếm 94,6% trong tổng tài sản,

đến năm 2013 là 94,66% trong tổng tài sản của Công ty Trong mục tài sản ngắn hạn

của công ty, các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho chiếm tỷ lệ cao do đặc tính

của Công ty là Công ty xây dựng và chuyên xây dựng các công trình dân dụng, nhiều

công trình thi công xong khách hàng chưa thanh toán tiên ngay và khối lượng nguyên

vật liệu xây dựng tồn khó khá lớn Trong khi đó tài sản dài hạn của Công ty những

năm gần đây lại có xu hướng giảm nhưng không đáng kể, năm 2011 tài sản dài hạn

của Công ty chiếm tỷ lệ 5,4% trong tổng tài sản, đến năm 2013 nó giảm xuống còn

5,34% Công ty cần có những biện pháp cụ thể thu hồi các khoản tiền phải thu ngắn

hạn, tăng tỷ lệ tiền mặt để đầu tư, tham gia đấu thầu các dự án mới và đầu tư thêm, cải

thiện chất lượng các tài sản cố định của Công ty để tăng kết quả sản xuất kinh doanh

Trang 8

3.2 Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh

Bảng 1.4 Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty từ năm 2011-2013

(Đơn vị: đồng) Chỉ tiêu

Giá trị Cơ

cấu %

Giá trị Cơ

cấu %

Giá trị Cơ cấu

% 1.vốn chủ sở

hữu

7,370,893,300 73,38 8,107,362,737 71,78 9,444,942,299 65,44

2.vốn vay 2,673,432,420 26,62 3,186,659,763 28,22 4,986,577,330 34,56 Tổng 10,044,325,727 100 11.294.022.504 100 14,431,519,632 100

(Trích nguồn: phòng kế toán)

Về nguồn vốn, qua biểu đồ ta có thể thấy rằng nhìn chung chủ sở hữu chiếm tỷ lệ lớn

trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, trong khi đó vốn vay chiếm tỷ lệ không lớn, điều

này giải thích cho việc hoạt động kinh doanh của công ty phần lớn là dựa trên vốn chủ

sở hữu Năm 2011, số vốn chủ sở hữu của công ty chiếm 73,38% trong tổng nguồn

vốn kinh doanh của công ty đến năm 2013 nó đã giảm còn 65,44% Trên thực tế, từ

năm 2011 đến năm 2013 công ty chưa thanh toán được khoản nợ ngắn hạn hay dài hạn

nào mà còn tăng qua các năm điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của

Công ty, vì vậy Công ty nên có biện pháp thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài để có thể

phát triển nhanh và ổn định

Trang 9

4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư Tân Minh.

Trang 10

Bảng 1.5 Kết quả kinh doanh công ty 3 năm 2011, 2012, 2013

(Đơn vị: nghìn đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm

2013

So sánh 2012/2011 2013/2012

1.Doanh thu

-Doanh thu

thuần 4,118,317 934,455 1,419,977 (3,183,862) 22,69 485,522 151,96 -Doanh thu

-Doanh thu

2.Chi phí

-Giá vốn

hàng bán 1,905.371 1,594,301 1,750,645 (311,070) 65,64 156,344 109,81 -Chi phí quản

-Chi phí tài

3 lợi nhuận

-Lợi nhuận

trước thuế 1,505,677 (1,372,841) (385,765) (132,836) 73,73 (987,076) 355,87 -Lợi nhuận

sau thuế 1,505,677 (1,372,841) (385,765) (132,836) 73,73 (987,076) 355,87

( Nguồn : Phòng kế toán )

Dựa vào bảng trên ta thấy doanh thu thuần của Công ty năm 2012 giảm mạnh so với

năm 2011 xuống chỉ còn 934,455 triệu đồng tương đương giảm 77,31% kéo theo đó là

sự suy giảm về lợi nhuận của Công ty Năm 2012 lợi nhuận của Công ty không những

giảm 73,73% mà còn âm hơn 1tỷ đồng Thực trạng này là do tình hình thị trường bất

động sản đóng băng trong thời gian dài kéo theo sự suy thoái trong lĩnh vực xây dựng

điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bên

cạnh đó do đặc tính ngành nghề kinh doanh của Công ty chuyên sâu về lĩnh vực xây

dựng, sau khi bàn giao công trình một số nhà thầu vẫn chưa thanh toán hết Đến năm

2013, Công ty tập trung đầu tư kinh doanh doanh thu thuần là hơn 1 tỷ đồng tăng

151,96% so với năm 2012, kéo lợi nhuận của Công ty tăng theo mặc dù vậy tính đến

năm 2013 lợi nhuận thuần của Công ty vẫn trong tình trạng âm, điều này ảnh hưởng

trực tiếp đến hoạt động đầu tư , phát triển và mở rộng thị trường của Công ty vì vậy

Công ty cần tập trung đổi mới chiến lược, tăng cường thúc đẩy hoạt động sản xuất

Trang 11

kinh doanh của Công ty để Công ty phát triển mạnh và bền vững.

II PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY

1 Tình hình thực hiện các chức năng quản trị

Biểu đồ2.1: Thể hiện tình hình thực hiện các chức năng quản trị

(Đơn vị: %)

(Trích nguồn: Phiếu điều tra)

Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ ta thấy công tác thực hiện các chức năng nhiệm vụ của công ty là tương đối tốt, qua công tác phiếu điều các cấp lãnh đạo của công ty cho thấy công ty rất quan tâm tới chức năng quản trị công tác hoạch định, tổ chức, lãnh đạo đều tốt và khá cụ thể là công tác hoạch đinh có 60% đánh giá tốt, 40% đánh giá khá và không có trung bình và kém Công tác tổ chức chiếm tỷ lệ là 60% tốt, 20% khá, trung bình và không có kém Công tác lãnh đạo chiếm tỷ lệ 40% tốt và khá, 20% trung bình Tuy nhiên dễ nhận thấy là công tác kiểm soát, thu thập thông tin ra và ra quyết định của công ty lại không được như mong đợi đa số cá nhà quản trị cho rằng công tác kiểm soát, thu thập thông tin và ra quyết định vẫn còn nhiều hạn chế cụ thể như công tác

Trang 12

2 Công tác quản trị chiến lược của công ty

2.1 Tình thế môi trường và hoạch định chiến lược

Biểu đồ 2.2: Thể hiện tình thế môi trường và hoạch định chiến lược

(Đơn vị: %)

Nhận xét: nhìn vào biểu đồ ta thấy tình thế môi trường và hoạch đinh chiến lược của công ty cho thấy Ban lãnh đạo công ty đã rất quan tâm tới hoạt động này nhìn chung là tương đối tốt, tuy nhiên một vài chức năng là chưa thực sự được đánh giá cao Cụ thể là việc xây dựng tầm nhìn chiến lược có 60% đánh giá tốt và 40% đánh giá khá Sứ mạng kinh doanh có tỷ lệ 40% tốt và 60% khá Phân tích môi trường bên trong được đánh giá với 20% tốt và 80% khá Còn chức năng xây dựng mục tiêu chiến lược có tỷ lệ 60% khá, 40% trung bình Phân tích môi trường bên ngoài

có tỷ lệ 40% khá, 40% trung bình và 20% kém vì môi trường kinh doanh của công

ty luôn biến động cho nên chức năng phân tích môi trường bên ngoài chưa được công ty thực hiện hiệu quả Lựa chọn và ra quyết định có tỷ lệ 40% tốt, 40% khá và 20% trung bình

Trang 13

2.2 Triển khai chiến lược kinh doanh

Biểu đồ 2.3: Thực thi chiến lược

(Đơn vị: %)

(Trích nguồn: Phiếu điều tra)

Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ ta thấy chức năng thiết lập mục tiêu hàng năm của công ty có tỷ lệ 20% khá, 60% trung bình và 20% kém Xây dựng các chính sách

có tỷ lệ 40% khá, 40% trung bình và 20% kém Qua đó cho thấy công ty nên quan tâm hơn nữa đến các chức năng này Chức năng phân bổ các nguồn lực có tỷ lệ 40% tốt, 40% khá cà 20% trung bình Chức ngăn phát triển lãnh đạo chiến lược và chức năng thay đổi cớ cấu tổ chức đều có tỷ lệ 20% tốt, 60% khá và 20% trung bình Chức năng phát huy văn hóa doanh nghiệp với tỷ lệ 40% tốt và 60% khá Được thành lập từ năm 2005 đến nay công ty cũng đã dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong nước với chiến lược phát triển thị trường nội địa, cạnh tranh bằng khác biệt hóa sản phẩm Thị trường mục tiêu của công ty là TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định

2.3 Lợi thế và năng lực cạnh tranh của công ty

Trang 14

cơ hội rất lớn trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh cho công ty Vì vậy công ty rất chú trọng tới xây dựng và năng cao năng lực cạnh tranh, cụ thể hàng năm công ty thường tổ chức các chương trình đạo tạo liên kết với Nhật, Hàn Quốc và các nước Châu Âu để đưa các kỹ sư có trình độ sang các nước này để học hỏi và nâng cao trình độ về phục vụ cho công ty Đồng thời công ty cũng xây dựng các chính sách đãi ngộ nhân viên

2.4 Kiểm tra và đánh giá chiến lược

Biểu đồ 2.4: Đo lường và đánh giá các nguồn lực

(Đơn vị: %)

(Trích nguồn: Phiếu điều tra)

Qua biểu đồ trên ta thấy xem xét chiến lược trong môi trường bên trong mức độ đáp ứng tốt chiếm 40% và ở mức độ khá chiếm 60% trong khi đó xem xét chiến lược trong môi trường bên ngoài thì mức độ đáp ứng không tốt, chỉ có 20% có mức

độ đáp ứng khá và 60% ở mức độ trung bình Trong khi đó đề xuất hành động của điều chỉnh cũng không có hiệu quả tốt chủ yếu ở mức khá và trung bình, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình triển khai các chiến lược và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty

Ngày đăng: 27/08/2014, 16:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w