HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNGBÀI TẬP NHÓM MÔN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ SỐ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ SỐ TỚ
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG
BÀI TẬP NHÓM MÔN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ SỐ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ SỐ TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK)
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Diễm Hương
Nhóm thực hiện: 06
Nhóm tín chỉ: 222FIN17A08
Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2023
Trang 2STT Họ tên Mã sinh viên
2 Ngô Thu Linh 24A4012321
3 Trịnh Thị Bích Ngọc 24A4012755
4 Lê Minh Hạnh 24A4011574
5 Ngô Phương Thảo 24A4010375
6 Nguyễn Thanh Thuỳ 24A4011642
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2
Trang 3NỘI DUNG 4
I Tổng quan về kinh tế số 4
I.1 Kinh tế số là gì? 4
I.2 Đặc điểm của kinh tế số 4
I.3 Vai trò của kinh tế số 4
I.4 Sự cần thiết của kinh tế số 5
I.5 Xu hướng phát triển của kinh tế số trong giai đoạn 2020-2022 6
II Vai trò của Ngân hàng thương mại trong phát triển nền kinh tế số 9
II.1 Tổng quan về chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng 9
II.2 Vai trò của NHTM trong việc phát triển nền kinh tế số 14
III Tác động của xu hướng phát triển nền kinh tế số tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) 15
III.1 Hoạt động huy động vốn 15
III.2 Hoạt động cho vay 18
III.3 Các dịch vụ ngân hàng 20
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
LỜI MỞ ĐẦU
Hòa cùng xu thế phát triển của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển kinh tế số, xem đây là bước “bứt phá” trong bối cảnh cuộc Cách mạng công
Trang 4nghiệp lần thứ tư Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, cácngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học - công nghệ, xem đây là tiền đề, độnglực quan trọng để chuyển đổi số, phát triển kinh tế số Không nằm ngoài xu thế đó,ngành Ngân hàng đã và đang tiếp tục đẩy mạnh các chiến lược nhằm thực hiện cácchính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần không nhỏ trong việc phát triển nền kinh
tế số tại Việt Nam Trong suốt chặng đường phát triển, Ngân hàng TMCP Kỹ thươngViệt Nam (Techcombank) vẫn tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong hành trìnhchuyển đổi số với sứ mệnh “Dẫn dắt hành trình số hóa của ngành tài chính, tạo độnglực cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức phát triển bền vững và bứt phá thànhcông” Techcombank đã đạt được rất nhiều thành tựu lớn trong việc ứng dụng côngnghệ trong hoạt động kinh doanh của mình, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyểnđổi số ngành Ngân hàng nói riêng và thúc đẩy nền kinh tế số nói chung ở Việt Nam.Trước tình hình đó, việc nghiên cứu về ảnh hưởng của nền kinh tế số lên hoạt động củaNgân hàng Techcombank càng trở nên bức thiết hơn, vì vậy, chúng em lựa chọn chủ đề
“Vai trò của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế số và tác động của xu hướngphát triển nền kinh tế số tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ thươngViệt Nam (Techcombank)” làm đề tài nghiên cứu của nhóm
NỘI DUNG
I Tổng quan về kinh tế số
Trang 5I.1 Kinh tế số là gì?
Theo nhóm cộng tác kinh tế số Oxford, kinh tế số là được hiểu đó là một nền kinh tếvận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hànhthông qua Internet Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp,nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải,logistic, tài chính ngân hàng, …) mà công nghệ số được áp dụng
I.2 Đặc điểm của kinh tế số
- Là nền kinh tế tri thức: trong nền kinh tế kỹ thuật số, con người hay tài
nguyên trí tuệ là nền tảng cốt lõi, doanh nghiệp phải là trung tâm nghiên cứuphát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ số
- Dựa trên dữ liệu: Dữ liệu là huyết mạch của nền kinh tế số Các doanh nghiệp
sử dụng dữ liệu để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, đưa ra quyết định, nhắmđến mục tiêu khách hàng, Trên thực tế, người ta ước tính rằng hơn 60% dân
số thế giới đã truy cập vào đám mây vào năm 2018, theo báo cáo từ “Chiếnlược Điện toán Đám mây Liên bang” của chính phủ Hoa Kỳ Chính phủ, các tổchức ngân hàng lớn, các công ty công nghiệp và công nghệ lớn cũng như các cánhân tư nhân đều có dữ liệu trực tuyến
- Internet là xương sống của nền kinh tế số: Đầu tiên, là số hóa; chuyển đổi tài
liệu thô, tài liệu trên giấy sang tài liệu kỹ thuật số Thứ hai là Internet giúp chonền kinh tế không bị giới hạn bởi ranh giới địa lí, trở thành nền kinh tế toàn cầu,
từ đó hạ thấp rào cản trên thị trường Thứ ba là mọi công việc được thực hiệnmọi lúc mọi nơi Thứ bốn là giúp cho nền kinh tế vận hành với tốc độ nhanhchóng, chu kì hoạt động sản xuất, phân phối sản phẩm được rút ngắn và nhờ cóinternet các giao dịch được thực hiện nhanh chóng hơn
- Cạnh tranh: Khi nền kinh tế số càng phát triển thì rào cản trên thị trường ngày
càng nhỏ, điều đó có nghĩa là càng nhiều người có thể tham gia thị trường Điềunày làm cho Nền kinh tế số có tính cạnh tranh cao Do đó khách hàng sẽ cónhiều sự lựa chọn hơn và các doanh nghiệp phải đấu tranh để thu hút sự chú ýcủa họ
I.3 Vai trò của kinh tế số
Trang 6Kinh tế số đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và tạo ra nhiều ưu thế cho các công ty,tập đoàn trong nước cũng như trên toàn thế giới Cụ thể, lợi ích mà nền tảng kinh tế số
đã mang lại đó là:
Thứ nhất, kinh tế số góp phần đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nềnkinh tế, nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Sựphát triển của kinh tế số đã đem nhiều lợi ích như giúp tiếp cận nhiều khách hàng hơn,giảm chi phí, nâng cao năng suất, giảm sự bất cân xứng thông tin, minh bạch hơn.Thứ hai, kinh tế số được xem là một yếu tố quan trọng góp phần đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mớisáng tạo để có sự bứt phá, tiến kịp, vượt lên của một số ngành, lĩnh vực quan trọng.Những công nghệ tiêu biểu như phân tích dữ liệu lớn (big data analysis), in 3D, robot
và tự động hóa quá trình (RPA), trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT) vàblockchains đang dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu, khoảng cách giữa không gian vật lý vàkhông gian kỹ thuật số đang dần được thu hẹp lại CMCN 4.0 có vai trò quan trọngthúc đẩy quá trình thu hẹp khoảng cách này và rõ ràng, cuộc cách mạng này đang đưanhân loại tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa
Thứ ba, kinh tế số là một ngành kinh tế cấu thành tỷ trọng GDP trong nền kinh tế quốcdân ngày càng tăng lên Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, năm 2017, kinh tế sốchiếm khoảng 6% GDP, đến năm 2019 đã chiếm tới 25% GDP Tại Việt Nam, năm
2021, kinh tế số chiếm khoảng 8,2% GDP, với khoảng 163 tỷ USD
Các số liệu thực tế đã cho thấy, kinh tế số đem lại hiệu quả tích cực hơn cho sự tăngtrưởng bền vững của các quốc gia, bởi các công nghệ hiện đại mang lại những giảipháp tốt hơn, hiệu quả lớn hơn đối với các hoạt động sản xuất, việc sử dụng các loạitài nguyên, xử lý các vấn đề bảo vệ môi trường,
I.4 Sự cần thiết của kinh tế số
Trong thời kỳ dịch Covid - 19 bùng nổ trên toàn thế giới, tất cả các ngành nghề củamọi lĩnh vực trong nền kinh tế đều bị tác động Do vậy chuyển đổi số trở thành điều
Trang 7kiện sống còn của các doanh nghiệp, tổ chức Chính phủ Việt Nam cũng quyết tâm đẩynhanh tiến trình xây dựng Chính phủ số, phát triển kinh tế số.
Trong thời gian đó, nhiều doanh nghiệp của tất cả các ngành đã tăng cường áp dụngcông nghệ vào sản xuất, nhất là bán hàng theo hướng số hóa mạnh mẽ Khi lệnh cách
ly xã hội được ban hành, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ đều đồng loạt chỉ bán hàngmang đi và đẩy mạnh công tác bán hàng qua Internet Các dịch vụ mua sắm tại nhàđang ngày càng phát triển với hình thức ngày càng đa dạng Các doanh nghiệp cungcấp sản phẩm, dịch vụ giáo dục cũng đẩy mạnh hoạt động dạy học trực tuyến, đa dạnghóa các hình thức học tại nhà
Chính vì vậy mà mà chuyển đổi số được xem là công cụ tốt nhất để giúp các doanhnghiệp nâng cao năng suất, giảm thiểu chi phí và quan trọng nhất là ngăn chặn dịch,
bệnh phát tán do tiếp xúc trực tiếp Tuy hậu quả của Covid - 19 để lại là rất lớn, nhưngkhông thể phủ nhận rằng nhờ đó mà chuyển đổi số trên thế giới được thực hiện mộtcách nhanh chóng hơn rất nhiều
I.5 Xu hướng phát triển của kinh tế số trong giai đoạn 2020-2022
I.5.1 Nền kinh tế số của thế giới nói chung
Theo nguồn Omdia do trang Financial Time tập hợp, tăng trưởng bình quân hàng nămkinh tế số ở Mỹ-một nước thuộc nhóm Stand out (Nổi bật) là 6% trong khi đó cácnước đang phát triển như thuộc nhóm Break out (Bứt phá) Ấn Độ, Việt Nam theo đúng
kỳ vọng có tốc độ tăng trưởng hơn 10% trong năm 2022; dự đoán đến năm 2023 tăngtrưởng kinh tế số bình quân hàng năm ở các quốc gia đều giảm xong dẫn đầu vẫn là
Ấn Độ với 10,7% (đồng hạng là Mexico có mức tăng trưởng tương tự), Việt Nam tiếptục xếp thứ 2 với mức tăng trưởng 10,3% Dự tính đến năm 2024- 2026 Việt Nam sẽdẫn đầu tăng trưởng bình quân hàng năm kinh tế số (9,3%-8,7%) trong khi Mỹ và cácnước G7 khác có mức tăng trưởng giảm dần
Các nước Tây Âu thuộc nhóm Stall out (Đình trệ) vốn là những nước có nền kinh tế sốphát triển lại đang dần chững lại Cơ sở hạ tầng vốn tiên tiến đã trở nên cũ kĩ, sự chênhlệch lớn công nghệ và internet giữa nông thôn và thành thị trở thành rào cản khó vượtqua đối với họ Tốc độ tăng trưởng kinh tế số không thể tiếp tục duy trì như trước,tương lai 3 năm tiếp theo các nước phát triển Tây Âu tốc độ tăng trưởng kinh tế số có
xu hướng giảm dao động trong khoảng dưới 5%
Trang 8Trong năm 2022, xung đột Nga Ukraine diễn ra căng thẳng làm cho tốc độ tăng trưởngkinh tế số của hai nước này ở mức -5,4% và -12,8% lần lượt, do đó khó thể tính trướcđược tương lai tăng trưởng số của hai nước này ra sao.
Các nước thuộc nhóm “Stand out” trong chặng đường số hóa đang quá vượt trội đồngnghĩa với việc cơ hội tăng trưởng thuộc về các quốc gia “tụt hậu” hơn Do đó các quốcgia “Stand out” đặt trọng tâm các chính sách khác với các nước còn lại Ví dụ như Mỹ
có “Kế hoạch chiến lược 2022-2026 của Bộ thương mại Hoa Kỳ” đề cập tới các chiếnlược nhắm đến mục tiêu: cải thiện an ninh mạng quốc gia và bảo vệ mạng Chính phủliên bang để tận dụng toàn bộ lợi ích của nền kinh tế số thế kỷ 21; nâng cao vai tròlãnh đạo của Mỹ trong công nghiệp thương mại toàn cầu; tăng trưởng kinh tế đồngđều, giải quyết khủng hoảng khí hậu thông qua nỗ lực giảm thiểu, thích ứng và nỗ lựcphục hồi, trong giải pháp chiến lược được Bộ đề ra để thực hiện liên tục có sự xuấthiện của các từ khóa công nghệ, kỹ thuật,kỹ thuật số, thương mại hóa, mạng, dữ liệu,
Và có thể thấy các chiến lược Bộ Thương mại Mỹ đề ra đang hướng tới sự bền vững
và toàn diện trong nền kinh tế số nói riêng và kinh tế nói chung
I.5.2 Kinh tế số Việt Nam giai đoạn 2020-2022.
Định hướng kinh tế số ở Việt Nam.
Theo “Chính phủ (2020), Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê
duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm
2030” mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế số đến năm 2025 là kinh tế số chiếm 20%
GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất laođộng hàng năng tăng ít nhất 7%; Việt Nam thuộc nhóm 50 quốc gia dẫn đầu về chỉ sốcạnh tranh(GCI, 2019 Việt Nam đang ở hạng 67 với số điểm 61.5), 50 quốc gia dẫnđầu về công nghệ thông tin (IDI), 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).Còn đến năm 2030, chính phủ đặt ra mục tiêu cao hơn về phát triển kinh tế số baogồm: kinh tế số chiếm 30% GDP; tỷ trọng từng ngành từng lĩnh vực đạt tối thiểu 20%;năng suất lao động hàng năm tăng ít nhất 8%; Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu
về công nghệ, 30 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh, 30 nước dẫn đầu về đổi mới sángtạo
Chính phủ cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế số như sau: phát triển
4 loại hình doanh nghiệp số (doanh nghiệp lớn chuyển hướng sang hoạt động công
Trang 9nghệ số, doanh nghiệp công nghệ thông tin có thương hiệu,doanh nghiệp khởi nghiệpứng dụng công nghệ số, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo về công nghệ số); từ lắp rápgia công sang hướng “make in Viet Nam”; phát triển sản phẩm số; xây dựng và triểnkhai đề án hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển sang cung cấp sản phẩm dịch vụtrên nền tảng số; phát triển thương mại điện tử Đối với nền kinh tế Chính phủ cũng đề
ra 5 lĩnh vực cần được ưu tiên chuyển đổi số: tài chính-ngân hàng, nông nghiệp, giaothông vận tải và logistics, năng lượng, sản xuất công nghiệp
Kinh tế số Việt Nam 2021 - Bước đầu thực hiện “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
Năm 2021, nền kinh tế số Việt Nam được nhận xét dù chỉ đang ở giai đoạn đầu nhưnglại cho thấy tiềm năng to lớn do sự phối hợp của Chính phủ và các cơ quan cùng với
đó là người dân đón nhân xu hướng số hóa nhanh chóng Theo báo cáo về kinh tế sốcủa khu vực Đông Nam Á được Google, Temasek và Bain & Co thực hiện vào tháng
11 thì tổng giá trị hàng hóa kinh tế số Việt Nam dự đạt 21 tỷ USD, tăng hơn 30% sovới năm ngoái chủ yếu bắt nguồn từ thương mại điện tử, các dịch vụ nghe nhìn trựctuyến
Theo chia sẻ đại diện Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số (Bộ Công Thương), dịchbệnh Covid-19 dường như là chất xúc tác, giúp thương mại điện tử phát triển nhanh,mạnh hơn với sự góp mặt của hàng loạt những sàn thương mại điện tử Các chuyên giaước tính rằng trong giai đoạn dịch vừa qua, thương mại điện tử tại Việt Nam tăngtrưởng tới 18%- mức tăng trưởng mà không phải quốc gia Đông Nam Á nào đạt được.Tài chính số, ngân hàng số cũng có bước tiến nổi bật Thanh toán số thu hút nhiềungười dùng, nhiều khách hàng mở thẻ trực tuyến và đặc biệt là ví điện tử chiếm tới90% thị phần trung gian thanh toán Bên cạnh đó, trong năm 2021, Chính phủ banhành Quyết định phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toáncho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile money), tạo tiền đề cho sự gia nhậpcủa các công ty lớn về viễn thông trong việc cung ứng dịch vụ này Ngoài ra, hoạtđộng cho vay ngân hàng và không gian blockchain cũng có mức tăng trưởng mạnhnhất trong thị trường dịch vụ tài chính số nước ta
Tuy nhiên sự phát triển của Việt Nam trong năm đều chỉ dựa vào những thứ sẵn có củathế giới, nền tảng phát triển số còn hạn chế, chỉ tập trung vào thương mại điện tử tạo ra
Trang 10sự chênh lệch giữa các ngành trong nền kinh tế, thể chế pháp lý chưa bắt kịp tốc độphát triển Và việc thúc đẩy tham gia phát triển kinh tế số thực chất là bị động, chỉ khiCovid19 xảy ra các chỉ thị chuyển đổi số mới có sự rõ ràng và dần hoàn thiện.
Việt Nam tăng trưởng kinh tế số đáng kinh ngạc trong năm 2022
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, kinh tế số Việt Nam đạt 23 tỷ USD trong năm
2022 và đang tiến tới mốc 49 tỷ USD sau 3 năm nữa
Sau đại dịch Việt Nam đang trở lại hoạt động bình thường nhanh chóng tuy nhiênthương mại điện tử vẫn đi đầu trong sự tăng trưởng kinh tế số Việt Nam và có lượngngười dùng lớn, trung thành 60% người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ giao đồ ăn,54% dùng để mua hàng trực tuyến Các hoạt động số chiếm tỷ lệ lớn trong đời sốngngười dân cho thấy Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn
Là một trong những lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số, tài chính-ngân hàng được kỳvọng phát triển vượt bậc Cho vay số đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm nhanh nhất ởmức 114% giai đoạn 2021-2022 và duy trì ở mức 56% giai đoạn 2022-2025 Đầu tưcũng được dự kiến có bước nhảy vọt với tỷ lệ tăng trưởng kép hơn 106% từ 2022 đến
2025 Bên canh đó, Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á trong thị trường tăng trưởng dàihạn của các quỹ đầu tư mạo hiểm với 83% quỹ đầu tư mạo hiểm kỳ vọng hoạt độngthương vụ tại Việt Nam tăng trưởng trong dài hạn Ngân hàng số cũng được đẩy mạnh,hơn 90% giao dịch của nhiều ngân hàng Việt Nam đã thực hiện trên kênh số, các côngnghệ như AI, máy học, BigData… được nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả Các con sốđáng chú ý này cho thấy Việt Nam là quốc gia có mức tăng trưởng nhanh nhất trongkhu vực
II Vai trò của Ngân hàng thương mại trong phát triển nền kinh tế số
II.1 Tổng quan về chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng
II.1.1 Chỉ thị của Nhà nước
Xây dựng nền kinh tế số được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, Đại hội lần thứXIII của Đảng đã đặt mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số Việt Nam sẽ chiếm khoảng20% GDP Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 411/QĐ-TTg phê duyệt
“Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đếnnăm 2030”, trong đó, nhiệm vụ phát triển kinh tế số và xã hội số được đặt ở mức ưu
Trang 11tiên cao trong các chiến lược phát triển quốc gia Sự chuyển dịch này bao gồm:Chuyển dịch từ phương pháp truyền thống sang kinh tế số ngành, xây dựng và tổ chứctriển khai nền tảng dữ liệu số ngành, đào tạo chuyên ngành cho lực lượng lao độngtrong lĩnh vực ngân hàng số, chuyển đổi số chuyên ngành tại các cơ sở đào tạo đại học,sau đại học trong ngành.
Trong quyết định số 411/QĐ-TTg, điểm cần chú ý là Việt Nam đã đặc biệt quan tâmđến mục “thanh toán số” thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt Đây rõ ràng là đònbẩy cho bước tiến lớn của ngành Ngân hàng trong nền kinh tế số Cụ thể chính phủban hành nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chínhtrong lĩnh vực ngân hàng Rà soát sửa đổi quy định, chính sách về tài chính, phí, lệ phíloại bỏ các rào cản thanh toán không sử dụng tiền mặt, từ đó khuyến khích người dânthực hiện các giao dịch không sử dụng tiền mặt Triển khai chương trình thúc đẩy dịch
vụ Mobile-Money, ưu tiên ở các vùng, miền có tỉ lệ phổ cập dịch vụ ngân hàng ở mứcthấp Hướng dẫn, triển khai chương trình hỗ trợ bệnh viện, trường học thực hiện thanhtoán không dùng tiền mặt chuyển đổi số quản trị hoạt động của đơn vị Ngoài ra cònnghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số dựa trên công nghệ chuỗikhối (blockchain), xây dựng nền tảng hóa đơn điện tử quốc gia, liên thông toàn bộ với
cơ quan thuế, cho phép thanh toán hóa đơn điện tử, rút ngắn thời gian thực hiện giaodịch điện tử
Để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả, Việt Nam cần đảm bảo một số điều kiện:Thứ nhất, cần hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến quá trình hoạt động, vận hành
và phát triển chiến lược chuyển đổi số của ngành Ngân hàng Hành lang pháp lý phảiđảm bảo cho cả một hệ sinh thái (Cơ quan quản lý nhà nước - ngân hàng - khách hàng
- bên thứ ba có liên quan) Trong đó, bên thứ ba có liên quan đặc biệt là các công tyFintech, đồng thời tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa Fintech với các NHTM Việt Nam.Thứ hai, các NHTM cần tích cực thay đổi mô hình kinh doanh theo hướng tích hợp đakênh, đổi mới công nghệ tài chính, hướng đến xây dựng hệ sinh thái toàn diện chongân hàng, rút ngắn các quy trình tác nghiệp, tinh gọn nhân sự Qua đó giúp ngân hàngtiết kiệm chi phí, gia tăng tiện ích trong hoạt động ngân hàng và hướng đến sự đổi mớitrong trải nghiệm của khách hàng