1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn vai trò của nhtm trong việc phát triển nền kinh tế số và xu hướng phát triển của nền kinh tế số tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng vietcombank

27 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của NHTM trong việc phát triển nền kinh tế số và xu hướng phát triển của nền kinh tế số tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietcombank
Tác giả Nguyễn Thùy Dương, Nguyễn Thị Hoa, Vũ Thị Kiều Linh, Lê Thị Hồng Thuận, Nguyễn Hà Trang, Nguyễn Phương Thảo
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Diệu Hương
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Ngân hàng thương mại
Thể loại Bài tập lớn
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 2,92 MB

Nội dung

Trong bốicảnh này, việc nghiên cứu và đánh giá tác động của nền kinh tế số đối với hoạt động củaVietcombank không chỉ là cần thiết mà còn là bước quan trọng trong việc định hình chiếnlượ

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚNHỌC PHẦN : NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

ĐỀ TÀI : VAI TRÒ CỦA NHTM TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ SỐ

VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ SỐ TỚI HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG VIETCOMBANK

Giảng viên hướng dẫn : Ths.Nguyễn Diệu Hương

Nguyễn Thùy Dương 25A4011347 Thành viên

Nguyễn Thị Hoa 25A4012063 Thành viên

Vũ Thị Kiều Linh 25A4012380 Nhóm trưởng

Lê Thị Hồng Thuận 25A4010701 Thành viên

Nguyễn Hà Trang 25A4010986 Thành viên

Nguyễn Phương Thảo 25A4010693 Thành viên

Trang 2

1.1 Tổng quan về nền kinh tế số 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Đặc điểm 5

1.2 Sự cần thiết của việc phát triển nền kinh tế số 5

1.3 Xu hướng phát triển nền kinh tế số trong 3 năm trở lại gần đây 7

1.3.1 Xu hướng phát triển nền kinh tế số trên thế giới 7

1.3.2 Xu hướng phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam 8

II ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ SỐ 11

2.1 Tổng quan về vai trò của Ngân hàng thương mại trong phát triển nền kinh tế số 11

2.2 Tổng quan về vai trò của Ngân hàng Vietcombank trong việc phát triển nền kinh tế số .13

2.1.1 Tổng quan về Vietcombank 13

2.2.2 Một số thành tích, giải thưởng đã đạt được của Vietcombank 14

2.2.3 Hoạt động 3 năm gần đây 14

2.2.4 Vai trò của ngân hàng Vietcombank trong việc phát triển nền kinh tế số 15

III PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG VIETCOMBANK 18

3.1 Tác động tích cực 18

3.2 Tác động tiêu cực 20

3.3 Đề xuất giải pháp 20

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trước sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ, nền kinh tế số đã trở thành trọngtâm của sự phát triển toàn cầu, mang lại cơ hội lớn cũng như thách thức không nhỏ chocác tổ chức tài chính Tại Việt Nam, vai trò của nền kinh tế số đối với hoạt động của cácngân hàng thương mại trở nên cực kỳ quan trọng, đặc biệt là với một trong những ngườitiên phong trong lĩnh vực này: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam(Vietcombank)

Vietcombank, với vị thế và uy tín lâu đời trong ngành ngân hàng Việt Nam, đangphải đối mặt với một loạt các thách thức và cơ hội mà nền kinh tế số mang lại Trong bốicảnh này, việc nghiên cứu và đánh giá tác động của nền kinh tế số đối với hoạt động củaVietcombank không chỉ là cần thiết mà còn là bước quan trọng trong việc định hình chiếnlược tương lai của ngân hàng

Thông qua việc lựa chọn đề tài : “Vai trò của NHTM trong nền kinh tế số và tácđộng của xu hướng phát triển nền kinh tế số tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngânhàng Vietcombank” nhóm chúng em có thể hiểu rõ hơn về cách mà họ có thể tối ưu hóahoạt động của mình và cung cấp dịch vụ ngân hàng hiệu quả hơn cho khách hàng Đồngthời, cũng giúp chúng em nhận biết và giải quyết các rủi ro tiềm ẩn, đảm bảo sự bền vững

và phát triển của Vietcombank trong tương lai

Trang 4

I SỰ CẦN THIẾT VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ SỐ TRONG 3 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.1 Tổng quan về nền kinh tế số

1.1.1 Khái niệm

Theo nhóm cộng tác Kinh tế số của Oxford, “kinh tế số” được định hiểu đó là nềnkinh tế vận hành dựa trên nền tảng công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiếnhành thông qua internet Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (côngnghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng Ba thành phần chínhtrong nền kinh tế số bao gồm doanh nghiệp số, hạ tầng kinh doanh số và thương mại điệntử

Tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019, “kinh tế số” được định nghĩa là toàn

bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số và những mô hình kinh doanh mới được tạo ra

từ việc áp dụng công nghệ số và dữ liệu số

Kinh tế số được chia thành 3 cấu phần, bao gồm:

+ Kinh tế số ICT/viễn thông gồm: sản xuất phần cứng, sản xuất phần mềm, sản xuất nộidung số, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truy cập Internet

Ví dụ: Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thôngViệt Nam (VNPT), Tập đoàn FPT,…

+ Kinh tế số Internet/ nền tảng gồm: kinh tế dữ liệu số, kinh tế nền tảng số, dịch vụ số,kinh doanh số, kinh tế chia sẻ, kinh tế thuật toán, kinh tế Internet, kinh tế Gig

Ví dụ: Facebook, Tiktok, Apple, Netflix, Grab,…

+ Kinh tế số ngành/lĩnh vực, gồm: quản trị điện tử, thương mại điện tử, ngân hàng điện

tử, sản xuất thông minh, nông nghiệp chính xác, và du lịch thông minh

Ví dụ: Shopee, Ví điện tử Zalo Pay, VinBigdata, Ngân hàng điện tử BIDV,

Trang 5

Các cấu phần của nền kinh tế số 1.1.2 Đặc điểm

- Kinh tế số có thể được tập hợp trong 3 quá trình xử lý chính đan xen với nhau baogồm:

1.2 Sự cần thiết của việc phát triển nền kinh tế số

Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với sự phát triển mạnh mẽcủa công nghệ kỹ thuật số Vì vậy, kinh tế số đang trở thành đặc trưng và xu hướng pháttriển nền kinh tế, công nghệ quan trọng hiện nay

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa, các doanh nghiệp cần phải thích nghi với môitrường kinh doanh thay đổi liên tục Kinh tế số mang lại cơ hội mới cho doanh nghiệp

Trang 6

Việt Nam mở rộng quy mô hoạt động và thâm nhập vào thị trường quốc tế thông qua cácnền tảng trực tuyến Doanh nghiệp ứng dụng kinh tế số có thể nâng cao năng lực cạnhtranh của mình bằng cách đổi mới quy trình sản xuất và tăng cường trải nghiệm kháchhàng Để tối ưu hoá quy trình sản xuất, các doanh nghiệp sử dụng các hệ thống tự độnghoá và robot để tăng hiệu suất sản xuất và giảm thời gian làm việc đồng thời dùng BigData và Analytics phân tích dữ liệu từ quy trình sản xuất để tối ưu hóa hiệu suất, dự đoánnhu cầu và tối ưu hóa lịch trình sản xuất Sự xuất hiện của marketing số vàpersonalization góp phần giúp việc tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng dễdàng hơn, đó là sử dụng các kênh trực tuyến như trang web, mạng xã hội, email và quảngcáo trực tuyến để tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả; đồngthời sử dụng dữ liệu khách hàng để cá nhân hóa trải nghiệm tiếp thị, từ việc đề xuất sảnphẩm phù hợp đến việc gửi thông điệp tiếp thị cá nhân hóa

Nền kinh tế số cung cấp cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn hơn và tiện ích hơnthông qua việc mua sắm trực tuyến, dịch vụ ngân hàng trực tuyến, giáo dục trực tuyến vàcác dịch vụ công cộng trực tuyến Theo báo cáo e-economy năm 2022, sau đại dịch ViệtNam là một trong những quốc gia khôi phục các hoạt động “bình thường mới" một cáchnhanh chóng Tuy nhiên, một số thói quen và xu hướng tiêu dùng được hình thành trongđại dịch vẫn được duy trì và tiếp tục phát triển Thương mại điện tử trở thành đầu tàutrong sự tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam và có 90% người tiêu dùng kỹ thuật số

dự định duy trì hay thậm chí gia tăng sử dụng các nền tảng thương mại điện tử trong 12tháng tới Phần lớn người tiêu dùng tập trung vào các dịch vụ Giao đồ ăn (60%) và Muahàng tạp hóa trực tuyến (54%)

Kinh tế số không chỉ mang lại lợi ích kinh doanh mà còn có thể được sử dụng đểgiải quyết các vấn đề xã hội và môi trường, như quản lý tài nguyên, giảm phát thải và cảithiện chất lượng cuộc sống thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin và truy cập thôngtin nhanh chóng Trong việc quản lý tài nguyên, ứng dụng công nghệ số trong Internet ofThings (IoT): Sử dụng cảm biến và kết nối Internet để theo dõi và quản lý tài nguyên nhưnước, điện và năng lượng một cách hiệu quả hơn mà giảm được nhiều chi phí và thời gianhơn các cách truyền thống Sự phát triển của công nghệ xanh giúp giảm phát thải và ô

Trang 7

nhiễm, giảm các tác động tiêu cực đến môi trường và phát triển theo hướng bền vững lâudài như sử dụng năng lượng tái tạo, ứng dụng công nghệ sạch và tái chế, dịch vụ xanh.Dịch vụ công cộng trực tuyến đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sự tiện ích vàtiếp cận của người dân đối với các dịch vụ quan trọng như y tế, giáo dục, giao thông và ansinh xã hội … giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

Như vậy, khi nền kinh tế toàn cầu đang dần chuyển dịch sang nền kinh tế số, ViệtNam cần phải đẩy mạnh tốc độ phát triển nền kinh tế số để tránh tình trạng nền kinh tế trởnên cồng kềnh, gây cản trở trong việc hội nhập quốc tế Tóm lại, “nền kinh tế số” đóngvai trò quan trọng đối với mọi quốc gia, là đòn bẩy để khẳng định vị thế trên đường đuaquốc tế

1.3 Xu hướng phát triển nền kinh tế số trong 3 năm trở lại gần đây

1.3.1 Xu hướng phát triển nền kinh tế số trên thế giới

Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng sự phát triển của kinh

tế số Cả những quốc gia phát triển và đang phát triển đều coi kinh tế số là một trongnhững mục tiêu lớn và từ đó đề ra nhiều giải pháp để đạt được mục tiêu đó

Cường quốc kinh tế trên thế giới là Mỹ đã nhận thức và nắm bắt được xu hướngphát triển kinh tế số từ rất sớm Mỹ đã đầu tư vào các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhântạo, học máy (machine learning) và người máy

Một thế mạnh của kinh tế số ở Mỹ là khung pháp lý Trong khi một số người chorằng những gã khổng lồ công nghệ Mỹ đã trở nên quá quyền lực và thống trị, chính phủ

Mỹ đã tích cực thực thi luật chống độc quyền và thúc đẩy cạnh tranh Ví dụ, Bộ Tư pháp

và Ủy ban Thương mại Liên bang đã mở các cuộc điều tra về sức mạnh thị trường của cáccông ty công nghệ như Google và Facebook

Mỹ là nơi sản sinh ra nhiều công ty kỹ thuật số lớn nhất và thành công nhất thếgiới, bao gồm: Amazon, Google, Facebook và Apple Kinh tế số cũng đã tạo ra hàng triệuviệc làm ở Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ

Ngoài ra kinh tế số Mỹ là hệ sinh thái đổi mới Thung lũng Silicon ở Californiađược biết đến là trung tâm công nghệ của thế giới, đã thu hút rất nhiều tài năng và nhà đầu

Trang 8

tư giỏi nhất từ khắp nơi trên thế giới Mỹ là mảnh đất màu mỡ cho ngành đầu tư mạohiểm phát triển tốt, đã giúp cấp vốn cho nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ thành công.Trong khi đó, các quốc gia Đông Nam Á cũng không nằm ngoài xu thế phát triểnkinh tế số, trong đó Thái Lan là một quốc gia có sự phát triển và chuyển mình mạnh mẽtrong việc ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực kinh tế Được công bố năm 2014, “TháiLan 4.0” là mô hình kinh tế nhằm chuyển đổi Thái Lan từ một nước được định hướng bởicông nghiệp sang một đất nước được định hướng bởi công nghệ cao Thái Lan tập trungtăng cường sử dụng công nghệ kỹ thuật số trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội, như pháttriển kết cấu hạ tầng, sáng kiến, dữ liệu, nguồn lực con người và những nguồn lực kỹthuật số khác để đưa đất nước đến thịnh vượng, ổn định và bền vững.

Thương mại điện tử là động lực chính của nền kinh tế kỹ thuật số của Thái Lan.Các dịch vụ trực tuyến trong ngành du lịch của Thái Lan đang phát triển với tốc độ nhanhthứ hai trong khu vực, với mức tăng 85% tính đến tháng 10/2023 và là động lực tăngtrưởng quan trọng của nền kinh tế kỹ thuật số của đất nước năm 2023

1.3.2 Xu hướng phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam

Tại Việt Nam, Chính phủ đã sớm nhận ra tiềm năng to lớn của mô hình tăng trưởngkinh tế dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó phát triển kinh tế sốđược xem là xu hướng tất yếu để tạo ra những động lực tăng trưởng kinh tế cho Việt Namtrong bối cảnh làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang diễn ramạnh mẽ Kinh tế số đã được đề cập trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXIII của Đảng với mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số đạt 20% GDP

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên đưa ra một chiến lược rõ ràng vềchuyển đổi số với 3 trụ cột: 1) Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạtđộng; 2) Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; 3) Phát triển

xã hội số, thu hẹp khoảng cách số Thực tế, trong những năm qua, quá trình chuyển đổi sốtại Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận: trên 50% các bộ, ngành, địaphương đã xây dựng và bắt đầu triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch về chuyểnđổi số; nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã làm chủ các công nghệ cốt lõi, phát

Trang 9

triển các nền tảng công nghệ cho chuyển đổi số, công tác ứng dụng công nghệ số, chuyểnđổi số trong cộng đồng doanh nghiệp cũng được thúc đẩy mạnh mẽ

Nền kinh tế số Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng Chuyển đổi số đang làmthay đổi hoàn toàn nhiều ngành kinh tế, từ ngành sản xuất chế tạo và nông nghiệp đếnthương mại, thanh toán, vận tải, tài chính, y tế và giáo dục Năm 2021, Nhà nước đã vinhdanh 48 sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam

Nền tảng cho số hóa ở Việt Nam được phát triển đáng kể Dịch vụ Internet tốc độcao, thiết bị thông minh và điện thoại di động ở Việt Nam đang trở nên phổ biến Tính đếnnăm 2023, Việt Nam có trên 64.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ số.Trong đó có các doanh nghiệp có chiến lược phát triển phù hợp với cách mạng công nghệ4.0 như VNPT với Chiến lược VNPT 4.0, Viettel có chiến lược dẫn dắt và lan tỏa về côngnghệ, dịch vụ, mô hình kinh doanh, nghiên cứu sản xuất…

Năm 2021, Tổng cục Thống kê ước tính kinh tế số Việt Nam đạt khoảng 163 tỷUSD, chiếm khoảng 8,2% GDP cả nước, trong đó cấu phần kinh tế số ICT/VT đạt 126 tỷUSD, chiếm 5,5% GDP, kinh tế số Internet/nền tảng đạt 14 tỷ USD, chiếm 1% GDP vàkinh tế số ngành/lĩnh vực đạt khoảng 23 tỷ USD, chiếm 1,7% GDP

Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company công bố đầu tháng11/2023, Việt Nam tiếp tục là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vựcĐông Nam Á hai năm liên tiếp (2022 và 2023) và được dự báo sẽ tiếp tục giữ vị trí này từnay đến năm 2025 Tổng giá trị hàng hoá của Việt Nam dự kiến đạt tỷ lệ tăng trưởng képhàng năm ở mức 20%, từ 30 tỷ USD vào năm 2023 lên gần 45 tỷ USD vào năm 2025.Đặc biệt, tăng trưởng tổng giá trị hàng hoá trong hai năm tới của kinh tế số tại Việt Nam

sẽ được dẫn dắt bởi lĩnh vực thương mại điện tử

Thương mại điện tử là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế số củaViệt Nam, với doanh thu ước đạt 20,5 tỷ USD năm 2023 Thực tế, các trang thương mạiđiện tử đã không ngừng ra đời và phát triển với các ứng dụng phổ biến như Shopee,Lazada, Tiki, Tiktok Shop Các trang thương mại điện tử hiện nay cũng liên kết với rấtnhiều loại ví điện tử và ngân hàng khác nhau Khách hàng hoàn toàn có thể thanh toán

Trang 10

nhanh chóng bằng phương thức thanh toán trực tuyến Các ví điện tử phổ biến nhất tạiViệt Nam hiện nay là Shopeepay, VNpay, Momo, Zalopay…

Bên cạnh những kết quả tích cực trên, kinh tế số Việt Nam hiện nay cũng đangphải đối diện với những khó khăn, thách thức mang tính thời đại như:

+ Môi trường thể chế pháp lý còn chưa chặt chẽ, đồng bộ Điều này thể hiện quaviệc nhiều văn bản pháp luật ban hành đã lạc hậu, nhiều nội dung còn thiếu đồng bộ, thiếucác quy định về giao dịch dữ liệu, vấn đề bảo vệ cơ sở dữ liệu, dữ liệu cá nhân chưa cụthể; thiếu quy định về quyền cá nhân khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo Các quy định về địnhdanh số và xác thực điện tử cho người dân đã có chủ trương nhưng vẫn chậm ban hành.+ Hạ tầng CNTT còn đang ở tình trạng xây dựng riêng rẽ, độc lập, do đó chưa đảmbảo tính liên tục của dịch vụ Việc chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa các bộ/ngành chưa đồng bộ

do mỗi bộ/ngành đều đang sử dụng hệ thống máy chủ và quản trị dữ liệu riêng, dẫn đếntình trạng chưa thống nhất dữ liệu quốc gia Hệ thống hạ tầng viễn thông, công nghệthông tin còn chậm về tốc độ, chưa đáp ứng các yêu cầu về phát triển internet vạn vật(IoT), thành phố thông minh, phương tiện tự động, sản xuất thông minh…

+ Nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế số chưa đáp ứng yêu cầu Nhân lực số

và công dân số gồm lực lượng chuyên gia, nhân lực công nghệ số và người dân được phổcập kỹ năng số, đóng vai trò quyết định cho phát triển kinh tế số, xã hội số của quốc gia.Nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế số của Việt Nam còn ít về số lượng, chưa bảođảm về chất lượng Theo “Báo cáo về thị trường IT Việt Nam năm 2021” của TopDev,năm 2021, Việt Nam cần đến 450.000 nhân lực trong ngành CNTT Trong khi đó, sốlượng lập trình viên hiện tại của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 430.000 người Bên cạnh

đó, nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam vẫn chỉ xếp hạng trung bình khá về chất lượngchuyên môn và năng lực sáng tạo trong kinh tế số so với thế giới

+ Việc bảo đảm an ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin ở nước ta còn yếu, nhiềunguy cơ Nền kinh tế số dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, internet chứa đựng nguy

cơ lớn về bảo mật, an toàn thông tin, tài chính và tính riêng tư của dữ liệu, của các chủ thểtham gia kinh tế số

Trang 11

II ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ SỐ

2.1 Tổng quan về vai trò của Ngân hàng thương mại trong phát triển nền kinh tế số

Ngành Ngân hàng là ngành dịch vụ hiện đại, huyết mạch của cả nền kinh tế Hoạtđộng của ngành Ngân hàng bao trùm lên tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội, gắn liền với

sự vận động của toàn bộ nền kinh tế, nên có thể nói khi Ngân hàng thương mại có vai tròquan trọng trong nền kinh tế số

Cuộc cách mạng lần thứ tư đã làm cho thế giới chuyển biến nhanh chóng, tạo ranhững bước đột phá trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội Trong đóngân hàng thương mại là một trong những lĩnh vực chịu tác động nhiều nhất Theo đó, cácngân hàng thương mại tại vn đã có nhiều biến chuyển trong cơ cấu, phương thức hoạtđộng, quản trị rủi ro cũng như hoạt động cung ứng dịch vụ nhằm thích ứng với thời đạikinh tế số

Việc số hóa hoạt động ngân hàng góp phần cung cấp công cụ và tạo điều kiệnthuận lợi hơn, cũng như rộng mở cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân tiếpcận tín dụng Nó cũng giúp cho hoạt động của hệ thống ngân hàng trở nên minh bạch hơntrong cung cấp tài chính cho nền kinh tế trên cơ sở các tiêu chuẩn quản trị khắt khe củaNgành Số hóa cũng giúp các NHTM tối ưu hóa chi phí vận hành nhằm giảm lãi suất chovay, góp phần đánh giá và quản lý tốt hơn rủi ro trong hoạt động kinh doanh tài chính,tiền tệ Có thể nói số hóa ngành Ngân hàng giúp tăng khả năng tiếp cận của người dân đốivới dịch vụ tài chính nói chung, giúp thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử

Thương mại điện tử đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy người dân sử dụngcác ứng dụng giao dịch điện tử không sử dụng tiền mặt đang ngày càng phổ biến ở việtnam hiện nay Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp kịp thời ứng dụng các công cụkinh tế số cũng như quá trình thực hiện Chính phủ điện tử được triển khai nhanh và quyếtliệt hơn Bên cạnh những hậu quả tiêu cực do đại dịch Covid - 19 gây ra thì đại dịch cũnggóp phần không nhỏ vào sự thúc đẩy nền kinh tế số đi nhanh hơn cả về hạ tầng viễnthông, công nghệ thông tin và thương mại điện tử Việc giao dịch mua bán hàng hóaonline và thanh toán qua các ứng dụng trên điện thoại thông minh của các ngân hàng

Trang 12

thương mại đã tăng mạnh trong đợt dịch bùng phát, từ đó tạo thói quen mới cho ngườitiêu dùng về việc hạn chế sử dụng tiền mặt thay thế bằng các cách chuyển khoản, quét mãQR, Điều đó thúc đẩy nền kinh tế số phát triển.

Sự phát triển tác động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế số có thể theo 3giai đoạn Đầu tiên, các ngân hàng thương mại thực hiện tự động hóa quản lý văn phòng,vận hành kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua việc áp dụng công nghệ

số Giai đoạn 2 là sự ra đời của internet, các NHTM có thể xây dựng nền tảng kinh doanhtrực tuyến, thu hút khách hàng và thông qua các kênh internet thực hiện kết nối giao dịch.Giai đoạn 3 là áp dụng Fintech Các ngân hàng bắt đầu áp dụng công nghệ số để thu thậptài chính, mô hình định giá rủi ro, quy trình ra quyết định đầu tư và trung gian tín dụng.Lợi ích của chuyển đổi số với bản thân các NHTM cũng đã được nhìn thấy rõ ràng.Quá trình chuyển đổi số đã giúp tăng tốc xử lý hoạt động của hệ thống; giúp nhiều TCTDtăng năng suất và hiệu quả hoạt động, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR), gia tăngCASA… góp phần giúp các ngân hàng gia tăng ổn định thanh khoản, giảm chi phí huyđộng vốn và tăng hiệu quả hoạt động.Các ngân hàng đã đa dạng hóa dịch vụ giúp xâydựng hệ sinh thái ngân hàng hoàn chỉnh, đáp ứng mọi nhu cầu về tài chính của kháchhàng

Ngày nay, hầu hết các ngân hàng Việt Nam đã và đang áp dụng chuyển đổi số vàotrong ngân hàng của mình Có thể kể đến như TPBank triển khai mô hình ngân hàngLiveBank hoàn toàn tự động giúp khách hàng chỉ mất 3s để nhận diện và 30s để xử lýgiao dịch và nhằm “giữ chân” khách hàng và thu hút các khách hàng mới Techcombankchú trọng phát triển trải nghiệm khách hàng trên ngân hàng trực tuyến (ebanking), giảmthiểu thời gian và chi phí giao dịch cho khách hàng MBBank triển khai tích hợp tất cảcác giao dịch ngân hàng và quản lý tài chính hoàn toàn miễn phí trên app MBBank và BizMBBank MBBank cũng là ngân hàng đầu tiên cho phép khách hàng sở hữu nhiều số tàikhoản tương tự như “một chiếc ví nhiều ngăn” hay miễn phí tài khoản tứ quý, tài khoảntrùng số điện thoại, tài khoản trùng ngày sinh… trên app MBBank, thu hút hàng triệu lượt

mở mới

Trang 13

Việc áp dụng đó đã tạo nên thành công nhất định trong số hóa và ứng dụng côngnghệ hiện đại trong hoạt động tài chính - ngân hàng như: Digital banking/ Digital Lab,Timo Bank, ATM LiveBank, Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng đang bắt đầu triển khaingân hàng số ở cấp độ quy trình và kênh giao tiếp, chỉ một số ít ngân hàng chuyển đổi sốhóa ở nền tảng dữ liệu Ở khía cạnh quy trình, một số ngân hàng đã hoàn thiện hệ thốnggiao dịch tự động, ứng dụng một phần dữ liệu lớn, như: NHTM Cổ phần Đầu tư và Pháttriển Việt Nam (BIDV), NHTM Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), NHTM

Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), NHTM Cổ phần Tiên Phong (TPBank)…

Ở khía cạnh giao tiếp, một số ngân hàng đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo, học máy và đưa cácdịch vụ tư vấn tự động 24/7 thông qua các hội thoại trên website hoặc mạng xã hội củangân hàng

Qua đây có thể thấy rằng NHTM tại việt nam đã có những sự biến đổi và cởi mởvới sự tham gia của chuyển đổi số trong bối cảnh nền kinh tế số đang phát triển một cáchmạnh mẽ như ngày nay Điều này mang lại những hiệu quả tích cực cho các NHTM cũngnhư trải nghiệm của các khách hàng sử dụng dịch vụ

2.2 Tổng quan về vai trò của Ngân hàng Vietcombank trong việc phát triển nền kinh

tế số

2.1.1 Tổng quan về Vietcombank

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: Joint StockCommercial Bank for Foreign Trade of Vietnam) tên viết tắt: "Vietcombank", là ngânhàng lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính theo vốn hóa Được thành lập vàchính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963 với tổ chức tiền thân là Sở Quản lý Ngoạihối Trung ương (thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam)

Tính đến 09/10/2023, vốn điều lệ của Vietcombank ghi nhận là 55.890.913 triệuđồng, tương ứng với mức vốn điều lệ tăng thêm là 8.565.747 triệu đồng, sau khiVietcombank phát hành thành công 856.574.691 cổ phiếu để chi trả cổ tức cho cổ đông.Ngày 01/04/1963, được thành lập với tên gọi Ngân hàng Ngoại thương Việt Namtrên cơ sở tách ra từ Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương

Năm 1990, Chính thức chuyển đổi mô hình thành ngân hàng thương mại nhà nước

Ngày đăng: 24/06/2024, 18:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngân hàng thương mại – Wikipedia tiếng Việt. (n.d.). Wikipedia. Retrieved April 7, 2024, from https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A2n_h%C3%A0ng_th%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA%A1i Link
2. (n.d.). Wikipedia. Retrieved April 7, 2024, from https://f88.vn/ngan-hang-thuong-mai-la-gi-chuc-nang-cua-ngan-hang-thuong-mai Link
3. Ngành Ngân hàng tạo động lực chuyển đổi số cả nền kinh tế. (2023, May 3). Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ. Retrieved April 7, 2024, fromhttps://thitruongtaichinhtiente.vn/nganh-ngan-hang-tao-dong-luc-chuyen-doi-so-ca-nen-kinh-te-46486.html Link
4. Ví dụ về chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Kinh nghiệm ứng dụng thành công trong doanh nghiệp. (n.d.). IZISolution. Retrieved April 7, 2024, fromhttps://izisolution.vn/vi-du-ve-chuyen-doi-so-nganh-ngan-hang-kinh-nghiem-ung-dung-thanh-cong-trong-doanh-nghiep/ Link
5. Triển vọng phát triển ngân hàng số ở Việt Nam trong bối cảnh mới. (2023, February 3). Tạp chí Công Thương. Retrieved April 7, 2024, fromhttps://tapchicongthuong.vn/bai-viet/trien-vong-phat-trien-ngan-hang-so-o-viet-nam-trong-boi-canh-moi-102492.htm Link
6. Giới thiệu Vietcombank | Báo cáo thường niên Vietcombank 2020. (n.d.). Vietcombank. Retrieved April 7, 2024, fromhttps://portal.vietcombank.com.vn/VCBDigital/2020/vi/gioi-thieu-vietcombank/ Link
7. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt. (n.d.). Wikipedia. Retrieved April 7, 2024, from https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng Link
8. (n.d.). Wikipedia. Retrieved April 7, 2024, from https://amis.misa.vn/69622/co- cau-to-chuc-vietcombank/ Link
9. (n.d.). Wikipedia. Retrieved April 7, 2024, from https://tapchinganhang.gov.vn/he-thong-vcb-cashup-goi-dich-vu-ngan-hang-so-uu-viet-danh-cho-phan-khuc-khach-hang-doanh-nghiep-cao-.htm Link
10. (n.d.). Wikipedia. Retrieved April 7, 2024, from https://dangcongsan.vn/thong-tin-kinh-te/vietcombank-nang-cao-trai-nghiem-ngan-hang-so-626728.html Link
11.Thực trạng và giải pháp phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam. (2022, March 13). Tạp chí Tài chính. Retrieved April 7, 2024, from https://tapchitaichinh.vn/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-nen-kinh-te-so-tai-viet-nam.html Link
12. (n.d.). Wikipedia. Retrieved April 7, 2024, from https://vjst.vn/vn/tin-tuc/6760/thuc-day-su-phat-trien-nen-kinh-te-so-o-viet-nam.aspx?fbclid=IwAR3s4ujLe1y5ezfao-SWcrYHMZtNNeTZu-tleNw75WdkUcenlVLZufGJbLM Link
13.(n.d.). Wikipedia. Retrieved April 7, 2024, from https://baodaknong.vn/thai-lan-lac-quan-ve-trien-vong-cua-nen-kinh-te-so-188113.html Link
14. (n.d.). Wikipedia. Retrieved April 7, 2024, from https://tapchicongsan.org.vn/en_US/web/guest/the-gioi-van-de-su-kien/-/ Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w