1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Lớn Tác Động Của Nền Kinh Tế Số Tới Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại..pdf

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ SỐTỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI.

Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2023

Nhóm thực hiện : Nhóm 5

Ngân hàng tìm hiểu : TPBank

Giáo viên hướng dẫn : Ths Tạ Thanh Huyền

Trang 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM 5

Nội dung thực hiệnMứcđộđóng

1 Nguyễn Quỳnh Anh 24A4012505 Phần 4: Phân tích tác động củaxu hướng phát triển nền kinh tếsố tới hoạt động kinh doanh củamột Ngân hàng thương mại nhấtđịnh.

Kiểm tra nội dung

2 Phan Thị Duyên 24A4010623 Phần 2: Đánh giá tổng quan vềvai trò của Ngân hàng thươngmại trong phát triển nền kinh tếsố với luận điểm và minh chứngphù hợp.

Làm word

3 Nguyễn Tiến Đạt 24A4011294 Phần 2: Đánh giá tổng quan vềvai trò của Ngân hàng thươngmại trong phát triển nền kinh tếsố với luận điểm và minh chứngphù hợp

Đóng góp ý kiến cho các phầncòn lại.

4 Phạm Thị Hồng 24A4010440 Phần 1: Sự cần thiết và xu hướngphát triển nền kinh tế số trong 3năm trở lại đây trên thế giới vàViệt Nam.

Đóng góp ý kiến cho các phầncòn lại.

5 Nguyễn Thủy Liên 24A4012305 Phần 1: Sự cần thiết và xu hướngphát triển nền kinh tế số trong 3năm trở lại đây trên thế giới vàViệt Nam.

Đóng góp ý kiến cho các phầncòn lại.

100%

Trang 3

1.Sự cần thiết phát triển nền kinh tế số 3

2.Thực tế phát triển kinh tế số ở một số quốc gia trên thế giới 4

3.Xu hướng phát triển kinh tế số tại Việt Nam 7

II Tổng quan về vai trò của Ngân hàng thương mại trong phát triển nền kinh tế số101.Xu hướng ứng dụng công nghệ trong ngân hàng 10

2.Vai trò của NHTM trong nền kinh tế số 11

III Giới thiệu chung về Vietinbank 14

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển như hiện nay, nhu cầuvề dịch vụ ngân hàng ngày càng cao Những tác động của cuộc cách mạng khoahọc 4.0 cũng đã nhanh chóng lan rộng trên thế giới và Việt Nam cũng khôngnằm ngoài xu hướng đó Các thành tựu khoa học công nghệ mới như dữ liệulớn, trí thông minh nhân tạo… được áp dụng ngày một mạnh mẽ trong cácngành nghề trên toàn thế giới, đặc biệt là ngành ngân hàng Đây được xem nhưmột công cụ hiệu quả để đa dạng hóa sản phẩm, là lợi thế cạnh tranh giữa cácngân hàng Vậy nó tác động tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nhưthế nào? Các ngân hàng thương mại có vai trò gì trong nền kinh tế số? Các nhàquản trị ngân hàng cần phải nắm rõ những thông tin gì để có thể triển khai hoạtđộng ngân hàng hiệu quả hơn?

Để hiểu rõ thêm về vấn đề này, nhóm chúng em xin trình bày đề tài: Nền kinh tếsố đã và đang trở thành một xu thế tất yếu trong sự phát triển của các quốc gia,Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó Hệ thống tài chính nói chung và hệthống ngân hàng nói riêng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi vàxây dựng thành công nền kinh tế số phù hợp và hiệu quả Trong đó, xác định rõvai trò của các Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế số và đánh giá tác độngcủa xu hướng này tới hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng thương mạinhất định_Ngân hàng thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) là yêu cầuquan trọng và cấp thiết với các nhà quản trị ngân hàng.

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

Trang 5

NỘI DUNG

I Sự cần thiết và xu hướng phát triển nền kinh tế số trong 3 năm trở lại đây trên thế giới và Việt Nam.

1 Khái niệm nền kinh tế số

Kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số”, đặc biệt là các giaodịch điện tử tiến hành thông qua Internet Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinhtế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thôngvận tải, logistic, tài chính ngân hàng, …) mà công nghệ số được áp dụng.

Kinh tế số có thể được chia thành nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại điện tử, truyền thôngsố, quảng cáo trực tuyến, phần mềm, dịch vụ và viễn thông Trong mỗi lĩnh vực này, côngnghệ kỹ thuật số đang chuyển đổi các mô hình kinh doanh truyền thống và tạo ra những cơhội mới cho sự đổi mới và tăng trưởng.

Một trong những đặc điểm chính của kinh tế số là tầm quan trọng của dữ liệu Khi ngày càngnhiều lĩnh vực trong cuộc sống của chúng ta được số hóa, dữ liệu được tạo ra với tốc độ chưatừng thấy Dữ liệu này có thể được sử dụng để hiểu rõ hơn về hành vi, sở thích và xu hướngcủa người tiêu dùng, sau đó có thể được sử dụng để cung cấp thông tin cho các quyết địnhkinh doanh và thúc đẩy đổi mới.

Kinh tế số cũng được đặc trưng bởi sự đổi mới nhanh chóng và liên tục giới thiệu các côngnghệ mới Trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain) và Internet vạn vật (IoT) chỉ là mộtvài ví dụ về các công nghệ đang thúc đẩy kinh tế số phát triển.

Nhìn chung, kinh tế số là một lĩnh vực rộng lớn và năng động, bao gồm nhiều hoạt động vàcông nghệ, đang thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và tương tác với nhau, đồng thời đượckỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới trong những năm tới.

2 Sự cần thiết của kinh tế số

Phát triển nền kinh tế số là mô hình kinh doanh mới, tạo ra cơ hội việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân Chất lượng dịch vụ cuộc sống sẽ được nâng cao, vấn đề ô nhiễm sẽ xử lý hiệu quả hơn so với thời điểm hiện tại.

Cụ thể nền kinh tế số đưa tới một số lợi ích như sau:

· Giảm chi phí giao dịch: chi phí tiến hành các giao dịch được giảm rõ rệt trong ngành công nghệ tài chính (Fintech) Một số các giao dịch trước đây cần phải tới chi nhánh ngân hàng để thực hiện thì nay có thể dễ dàng hoàn tất ngay trên điện thoại di động chỉ trong vài giây.· Giảm sự bất cân xứng về thông tin: hệ thống sinh thái được thiết lập từ hoạt động công nghệgiúp tiếp cận nhanh với một lượng lớn người tiêu dùng Nhờ phân tích dữ liệu về sở thích, thói quen người dùng cũng như tập trung vào

mục tiêu cung cấp dịch vụ, hoạt động cung cầu phù hợp hơn, hạn chế tối đa sự bất cân xứng về thông tin.

Trang 6

· Nâng cao hiệu quả sản xuất: kinh tế số phát triển, sản xuất được tự động hoá Khi nền kinh tế số phát triển làm chu kỳ sản xuất được rút ngắn Đồng thời, chất lượng và mức độ tin cậy cũng được cải thiện Số lượng tầng lớp phân phối trung gian được giảm xuống, liên kết cung – cầu diễn ra ngay trên các nền tảng kỹ thuật số Nhờ vậy năng suất tăng lên, hiệu quả sản xuất cũng được nâng cao.

Chính phủ số nhờ dữ liệu số và công nghệ số thấu hiểu người dân hơn, vì vậy, cung cấp dịch vụ số tốt hơn, chăm sóc người dân tốt hơn.

Kinh tế số cho phép mỗi người dân có thể tiếp cận toàn bộ thị trường một cách nhanh chóng theo cách chưa từng có Nếu như trước đây, người dân mang hàng ra chợ bán thì chỉ tiếp cận được vài chục đến vài trăm người trong khu vực địa lý hạn chế của mình Còn hiện nay, với thương mại điện tử, người dân có thể bán hàng cho hàng triệu người, trên toàn thế giới Mỗi người dân với một chiếc điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình một đường cáp quang là có thể trở thành một doanh nghiệp, là có thể tiếp cận cả thế giới.

Trên thực tế chúng ta có thể thấy, kinh tế số đã mang lại rất nhiều ưu thế cho các công ty, tập đoàn lớn trên toàn cầu Cụ thể, các doanh nghiệp lớn trên toàn cầu đều ít nhiều có liên quan tới những nền tảng số, kinh tế số (Google, Apple, Amazon, Microsoft hay Alibaba) Những ưu điểm nổi bật nhất trong những thế mạnh mà kinh tế số mang lại có thể kể tới: tăng trưởng thương mại điện tử; thúc đẩy người dùng sử dụng internet và phát triển hệ thống hàng hóa và dịch vụ kinh tế số Ngoài ba ưu điểm này, phát triển kinh tế theo định hướng kinh tế số còn bảo đảm tính minh bạch cần hiểu rằng, minh bạch là một trong những điểm mạnh của kinh tế số được nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm, nhờ đó, gián tiếp làm giảm lượng tiền tham nhũng thông qua các hoạt động trực tuyến minh bạch, giúp kiểm soát tốt nền kinh tế hơn.

3 Xu thế của phát triển kinh tế số

a) Tại một số quốc gia trên thế giới

Kinh tế số đã trở thành một phần ngày càng quan trọng của nền kinh tế toàn cầu trong nhữngnăm gần đây Thế giới trở nên kết nối hơn, các công ty và chính phủ đang tìm kiếm nhữngcách thức mới để tận dụng công nghệ nhằm tăng năng suất, nâng cao hiệu quả và tạo ranhững cơ hội mới cho sự phát triển.

· Mỹ

Kinh tế số của Mỹ là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, với quy mô thị trườnghơn 1.300 tỷ USD vào năm 2020 Mỹ là quê hương của một số công ty công nghệ thành côngnhất thế giới, bao gồm: Apple, Amazon, Google, Facebook và Microsoft đã đi đầu trong đổimới kỹ thuật số trong nhiều năm và đã đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình kinhtế số.

Mỹ đầu tư đáng kể vào công nghệ và cơ sở hạ tầng số Mỹ đã đầu tư vào các công nghệ tiêntiến như trí tuệ nhân tạo, học máy (machine learning) và người máy.

Mỹ là nơi sản sinh ra nhiều công ty kỹ thuật số lớn nhất và thành công nhất thế giới, baogồm: Amazon, Google, Facebook và Apple Theo Cục phân tích kinh tế Mỹ, kinh tế số chiếm7,4% GDP của Mỹ vào năm 2018 và con số này dự kiến sẽ tăng lên trong những năm tới.Kinh tế số cũng đã tạo ra hàng triệu việc làm ở Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ.

Trang 7

Một trong những điểm mạnh của kinh tế số Mỹ là hệ sinh thái đổi mới Thung lũngSilicon ở California được biết đến là trung tâm công nghệ của thế giới, đã thu hútrất nhiều tài năng và nhà đầu tư giỏi nhất từ khắp nơi trên thế giới Mỹ là mảnh đấtmàu mỡ cho ngành đầu tư mạo hiểm phát triển tốt, đã giúp cấp vốn cho nhiều côngty khởi nghiệp công nghệ thành công

· Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những quốc gia được đánh giá có nền kinh tế số phát triển nhanh và sôi động nhất trên thế giới Nền kinh tế số đang dần trở thành một trong những lực lượng chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân của Trung QuốcTheo sách trắng do Học viện Công nghệ thông tin và Truyền thông Trung Quốc (CAICT) công bố cho thấy, năm 2021 nền kinh tế số của Trung Quốc đạt 7,1 nghìntỷ USD, đứng thứ 2 sau Hoa Kỳ Thống kê cũng cho thấy, tỷ trọng của nền kinh tế số trong GDP quốc gia, được đo bằng giá trị kết hợp của các sản phẩm công nghệ và đầu vào kỹ thuật số tích hợp, đạt 39,8% trong năm 2021, tăng từ 20,9% vào năm2012.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế số Trung Quốc đi kèm với việc mở rộng xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số Theo đó, Trung Quốc đã có các chính sách để thúc đẩy phát triển nhanh chóng công nghệ 5G, tính đến cuối năm 2022, quốc gia này đã có tổng cộng 2,31 triệu trạm gốc 5G và hơn 1 tỷ người dùng 5G.Theo dự báo của Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDC (International Data Corporation), tối thiểu 80% các ứng dụng doanh nghiệp mới của Trung Quốc năm 2025 sẽ sử dụng các công nghệ AI Định hướng của Chính phủ Trung Quốc tập trung vào những lĩnh vực công nghệ số đòi hỏi công nghệ vừa phải như thương mại điện tử, tiếp đến tiến tới phát triển những lĩnh vực công nghệ số khó hơn như AI, rô-bốt Trung Quốc đang đầu tư hàng tỷ USD để hỗ trợ các nhà phát triển AI, trong đó có cả công viên phát triển AI trị giá 2 tỷ USD ở Bắc Kinh Tập đoàn IDC dự báo khoảng 51,3% GDP của Trung Quốc năm 2030 sẽ liên quan tới xu hướng số hóa trong bối cảnh các doanh nghiệp Trung Quốc đang đẩy mạnh số hóa các hoạt động kinh doanh.

· Thái Lan

Nền kinh tế kỹ thuật số (kinh tế Internet) của Thái Lan dự kiến sẽ tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 35 tỷ USD trong tổng giá trị hàng hóa (GMV) của năm2022, chủ yếu nhờ thương mại điện tử và dự kiến sẽ đạt 53 tỷ USD vào năm 2025.Theo Báo cáo Nền Kinh tế số Đông Nam Á (e-Conomy SEA 2022) lần thứ 7 do Google, Temasek và Bain & Company mới công bố, Thái Lan dự kiến sẽ vẫn là

Trang 8

nền kinh tế Internet lớn thứ hai trong ASEAN trong năm nay, đứng sau Indonesia quốc gia được dự đoán có 77 tỷ USD trong tổng giá trị hàng hóa (GMV).Nền kinh tế Internet của Thái Lan được dự đoán sẽ có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 15% từ 2022 - 2025, chậm nhất trong số năm quốc gia ASEAN khác: Việt Nam (31%), Philippines (20%), Indonesia (19%), Malaysia (17%) và Singapore (17%).

-Trong đó, thương mại điện tử của Thái Lan dự kiến đạt 22 tỷ USD GMV vào năm 2022, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, và được dự báo sẽ đạt 32 tỷ USD vào năm 2025.

Chi tiêu trực tuyến trong lĩnh vực giao thông và thực phẩm được dự đoán sẽ tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái lên 3 tỷ USD vào năm 2022, trong khi chi tiêu cho truyền thông trực tuyến được dự báo sẽ tăng 10% lên hơn 5 tỷ USD.

Du lịch trực tuyến dự kiến sẽ tăng 139% lên 5 tỷ USD vào năm 2022 sau khi đất nước mở cửa trở lại, mặc dù con số này vẫn thấp hơn mức trước đại dịch là 7 tỷ USD vào năm 2019 do ngành du lịch của Thái Lan vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.b) Tại Việt Nam

Từ sự nỗ lực của toàn bộ đất nước, kinh tế số Việt Nam đã đạt được những thành quả bước đầu vô cùng ấn tượng Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á lần thứ 7 vừađược Google, Temasek và Bain & Company mới đây đã đưa ra nhận định kinh tế số Việt Nam đang có mức tăng trưởng cao nhất khu vực, vượt qua cả những quốc gia như Indonesia hay Thái Lan.

Cụ thể, trong năm 2022, nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng lên tới 28%, qua đó đạt tổng giá trị lên tới 23 tỷ USD Về quy mô, Việt Nam đang đứng thứ 3 trong khu vực, chỉ sau Indonesia (77 tỷ USD) và Thái Lan (35 tỷ USD).Trong giai đoạn 2020 - 2022, chuyển đổi số ở Việt Nam đã từng bước phát triển Dịch bệnh Covid-19 đã tác động sâu sắc đến đời sống của người dân, tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để phát triển kinh tế số Nổi bật trong giai đoạn này chính là hoạt động mua bán trực tuyến trở nên phổ biến Năm 2020, số lượng người tham gia mua sắm trựctuyến là 49,3 triệu người, tăng gần 51% so với năm 2016; năm 2021 con số này đã tăng lên là 54,6 triệu người và năm 2022 khoảng 57 - 60 triệu người (Bộ Công Thương, 2022) Theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2021, tốc độ tăng trưởng thị phần bán lẻ trực tuyến nằm trong nhóm 3 quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất của khu vực Đông Nam Á Năm 2022, Việt Nam là quốc gia đứng đầu khu vực Đông Nam Á về tốc độ tăng trưởng kinh tế số Tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam năm 2022 so với năm 2021 là 28% so với các nước Indonesia,

Trang 9

Philippines và Singapore đều có tốc độ tăng 22%, Thái Lan tăng 17%, Malaysia tăng 13%

Kinh tế số ở Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển như mạng lưới hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin và internet phát triển nhanh, bao phủ rộng khắp và hiện đại; mật độ người dùng cao, hiện có khoảng 72% dân số sử dụngđiện thoại thông minh, 68% số người Việt Nam xem video và nghe nhạc mỗi ngày trên thiết bị di động, 70% số thuê bao di động đang sử dụng 3G hoặc 4G Nhờ có nền kinh tế số, các ngành nghề kinh doanh sôi động hẳn lên, từ thương mạiđiện tử, quảng cáo trực tuyến trên các trang mạng xã hội (Facebook, instagram), giải trí (Netflix, Pinterest), giao thông vận tải (Uber, Grab, GoViet) đến phân phối, bán buôn và bán lẻ (Lazada, Shopee), Cụ thể, quy mô thị trường thương mại điệntử khoảng 5 tỷ USD, trong khi du lịch trực tuyến khoảng 4 tỷ USD, truyền thông trực tuyến đạt 3 tỷ USD, gọi xe công nghệ khoảng 1 tỷ USD Nước ta cũng trở thành nơi đón nhận nguồn vốn đầu tư đứng thứ 3 trong khu vực vào các công ty hoạt động trên nền tảng công nghệ thông tin, internet; với 0,35 tỷ USD cho 137 thương vụ trong năm 2018 và 0,26 tỷ USD cho 54 thương vụ trong năm 2019 Mộtsố thương vụ đầu tư vào MoMo, Sendo, Topica từ các nhà đầu tư quốc tế, góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.

Xu hướng số hóa, chuyển đổi và ứng dụng công nghệ số ở Việt Nam đang diễn ra nhanh và rộng trên nhiều lĩnh vực, từ thương mại, giao thông, ngân hàng, y tế, giáodục, du lịch, đến giải trí Hiện nay, Việt Nam có khoảng 30.000 doanh nghiệp phần cứng, phần mềm, nội dung số, các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin,10 nghìn doanh nghiệp công nghệ phần mềm với tốc độ tăng trưởng cao khoảng 15- 20%/năm, hơn 50 công ty công nghệ tài chính cung cấp dịch vụ thanh toán tiền gửi và tiền điện tử.

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, vấn đề phát triển kinh tế số vẫn còn mộtsố tồn tại liên quan đến thể chế, hạ tầng số, nguồn nhân lực,

· Thể chế, chính sách vẫn còn chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ như các quy định liên quan đến quản lý hoạt động thương mại điện tử, tài chính số, ngân hàng số, các quy định đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng trong môi trường số,… Bộ chỉ tiêu, công cụ đo lường kinh tế số đã được ban hành nhưng chưa hoàn thiện do chưa có phương pháp đo lường thống nhất trên thế giới và Việt Nam.· Sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp công nghệ số nước ngoài với tiềm lực mạnh, tạo ra những sản phẩm sáng tạo và hàm lượng công nghệ cao đang là thách thức lớn với các doanh nghiệp trong nước.

· Thói quen mua sắm truyền thống, tâm lý, thị hiếu tiêu dùng tiền mặt của đại đa sốngười tiêu dùng ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.

Trang 10

· Hạ tầng số mặc dù đã có sự phát triển, tuy nhiên vẫn đang ở mức thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế số So với khu vực và thế giới, tốc độ mạng băng rộng cố định, di động ở Việt Nam đạt ở mức trung bình khá Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu hai chiều từ hệ thống thông tin của các bộ ngành, địa phương với dữliệu quốc gia chưa đầy đủ và sẵn sàng Nguyên nhân là do hệ thống thông tin chưa đồng bộ, nên việc chia sẻ dữ liệu chưa hiệu quả; đồng thời tỷ lệ cung cấp dữ liệu mở của các cơ quan nhà nước còn thấp, mới chỉ đạt 9% Vấn đề bảo mật thông tin còn nhiều thách thức.

· Nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số vẫn còn thiếu Theo báo cáo xu hướng tuyển dụng nhân sự năm 2022 của TopCV, trong năm 2021, có 43% doanh nghiệp thiếu nhân sự, trong đó doanh nghiệp công nghệ thông tin/phần mềm thuộc nhóm có tỷ lệ thiếu nhiều nhất Năm 2022, có khoảng 65% doanh nghiệp có kế hoạch tăng nhu cầu tuyển dụng ngành Công nghệ thông tin Nguồn nhân lực chuyên trách về an toàn thông tin cũng còn thiếu, nhân lực hiện tại chưa được đào tạo chuyên sâu, chưa có kinh nghiệp thực tế trong việc rà soát đánh giá xử lý các sự cố an toàn thông tin

II Tổng quan về vai trò của Ngân hàng thương mại trong phát triển nền kinh tế số

1 Xu hướng ứng dụng công nghệ trong ngân hàng

- Việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây thay cho công nghệ lưu trữtruyền thống của các ngân hàng diễn ra phổ biến hơn Điện toán đám mây đãgiúp tạo ra một cơ sở hạ tầng linh hoạt và tối ưu hóa các hoạt động côngnghệ thông tin trên nhiều trung tâm dữ liệu của ngân hàng Theo đó, việc sửdụng điện toán đám mây đã cải thiện hiệu suất và mang lại lợi ích lớn như:bảo mật dữ liệu tốt hơn, giảm chi phí đầu tư hạ tầng, hiệu quả hoạt động caohơn, đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh….

- Các ngân hàng thương mại đang ứng dụng, đầu tư và cải thiện hệ thống CoreBanking Đây là một hệ thống tích hợp nhiều ứng dụng để tư vấn quản lýthông tin, thông tin giao dịch, tư vấn thực hiện nhiều giao dịch cùng lúc, tưvấn quản lý rủi ro Đặc biệt, core banking còn có thể dự đoán rủi ro trongtương lai.

Trang 11

- Việc ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (General Ledger) và Data Miningcùng các phân tích chuyên sâu giúp các ngân hàng có thể xây dựng kế hoạchkinh doanh, chiến lược phát triển hiệu quả Theo đó, các ngân hàng có thểghi nhận đầy đủ các thông tin cần thiết về giao dịch, thói quen hay hành vikhách hàng… Từ đó có thể đánh giá, phân tích nhằm đưa ra chiến lược kinhdoanh phù hợp

2 Vai trò của NHTM trong nền kinh tế số

Ngân hàng thương mại có rất nhiều những vai trò và chức năng khác nhau,nhưng đối với nền kinh tế số thì có 5 vai trò chính:

- Cung cấp tài chính: Ngân hàng thương mại có thể cung cấp các sản phẩm tàichính như vay vốn, thẻ tín dụng và các dịch vụ thanh toán trực tuyến để hỗtrợ các doanh nghiệp phát triển và tăng cường năng lực kinh doanh củahọ.Cụ thể đối với các doanh nghiệp thiếu vốn hoặc vốn ít thì các tổ chứcngân hàng thương mại sẽ tiến hành hỗ trợ bằng việc cho vay vốn với mức lãisuất ưu đãi nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, tuynhiên vẫn đảm bảo quá trình thu về lợi nhuận phục vụ cho hoạt động kinhdoanh của hệ thống ngân hàng

VD: Để Đồng hành cùng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam (VietinBank) triển khai gói ưu đãi lãi suất SME UPcó quy mô lên đến 10.000 tỉ đồng Theo đó, các khoản vay có kỳ hạn đến 6tháng bằng VND, phát sinh mới trong khoảng thời gian từ nay đến hết ngày30-6 sẽ được ưu đãi lãi suất chỉ từ 7%/năm Gói ưu đãi áp dụng cho cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ lần đầu vay vốn tại VietinBank hoặc chưa giảingân khoản vay trong vòng 6 tháng qua VietinBank kỳ vọng gói ưu đãiSME UP sẽ góp phần hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốngiá rẻ Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh,đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.

Trang 12

- Xu hướng phát triển công nghệ: Ngân hàng thương mại có thể đầu tư vàocông nghệ mới và tiên tiến để cải thiện khả năng cạnh tranh và nâng cao trảinghiệm khách hàng Điều này có thể bao gồm đầu tư vào các nền tảng kinhdoanh trực tuyến, các dịch vụ trực tuyến và các ứng dụng di động Các ngânhàng và công ty công nghệ tài chính dần ứng dụng trí tuệ nhân tạo kết hợpvới khoa học dữ liệu để thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang cácmô hình mới nhạy bén, linh hoạt hơn như Ngân hàng số (Digital banking),Ngân hàng nền tảng (Platform banking), kinh tế nền tảng (Platformeconomy), Ngân hàng như một dịch vụ (Banking as-a-Service), Ngân hàngdẫn đầu (Incumbent Banking) Góp phần thúc đẩy sự phát triển và hoànthiện hơn của hệ thống ngân hàng từ đó đem đến những trải nghiệm tốt nhấtcho những khách hàng của mình, bên cạnh đó đem lại những tác động tíchcực đến sự phát triển của nền kinh tế số.

VD: VietinBank đã thí điểm triển khai thành công Hệ thống “Smart DigitalBranch - Chi nhánh số hoá thông minh” giúp nhận diện, phân luồng kháchhàng, nâng cao trải nghiệm khách hàng và chất lượng dịch vụ, góp phần tăngnăng suất lao động Đây là bước đi đột phá của Dự án ứng dụng Công nghệsinh trắc học vào hoạt động kinh doanh NH và là tiền đề để VietinBank pháttriển mở rộng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại ứng dụngCông nghệ sinh trắc học Ngoài ra, VietinBank đã đẩy mạnh ứng dụng côngnghệ hiện đại trong công tác quản trị điều hành, phân tích dữ liệu lớn (BigData), trí tuệ nhân tạo, học máy trong phân tích và xử lý dữ liệu, tự động hóaquy trình nghiệp vụ, giúp nâng cao năng suất lao động, rút ngắn thời giangiao dịch và cải thiện sự hài lòng của khách hàng phục vụ cho hoạt độngkinh doanh.

- Hỗ trợ đổi mới kinh doanh: Ngân hàng thương mại có thể hỗ trợ các doanhnghiệp trong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới bằng cách cungcấp tư vấn và hỗ trợ tài chính Các tổ chức ngân hàng thương mại sẽ tiến

Trang 13

hành tư vấn cho các doanh nghiệp các loại hình sản phẩm dịch vụ phù hợpvới việc kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời kỳ mới Bằng việc địnhhướng cho họ các phương châm kinh doanh, thay đổi phương thức sản xuất,quản lý của doanh nghiệp nghiệp mình sao cho phù hợp với việc phát triểncùng với xu thế của nền kinh tế số đó là ứng dụng các thành tựu khoa học kĩthuật hiện đại phù hợp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpmình.

- Bảo mật thông tin: Ngân hàng thương mại đảm bảo an toàn thông tin kháchhàng và giúp ngăn chặn các hoạt động gian lận và xâm nhập mạng Ngân hàng số đem lại rất nhiều lợi ích cho ngân hàng: tạo kênh phát triểnmới cho dịch vụ ngân hàng, mở rộng phạm vi hoạt động, tiếp cận với kháchhàng mà không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, nhanh chóng, thuậnlợi, hiệu quả hơn, cắt giảm chi phí giao dịch

Công nghệ số mang lại nhiều lợi ích như vậy, tuy nhiên cũng tiềm ẩn vấn đềbảo mật thông tin - đây là vấn đề lớn nhất của ngân hàng số Cả ngân hàngvà khách hàng phải đối mặt với những rủi ro: hacker, virus máy tính…Thông tin khách hàng bị hacker chiếm được sẽ gây ra những hậu quả khólường (lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gian lận thẻ tín dụng…)

Với thách thức như vậy, hệ thống Ngân hàng thương mại có vai trò tăngcường bảo mật thông tin khách hàng đặc biệt là thông tin liên quan đến tàikhoản ngân hàng và các giao dịch tài chính của khách hàng Ngân hàng cóthể áp dụng các biện pháp bảo mật như: mã hóa dữ liệu, chứng thực ngườidùng, cung cấp mật khẩu an toàn, giám sát giao dịch, báo cáo hoạt động bấtthường, tuân thủ thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ thôngtin khách hàng như PCI DSS (Payment Card Industry Data SecurityStandard - Tiêu chuẩn bảo mật do hội đồng Tiêu chuẩn bảo mật xác lập lên -là tập hợp các chính sách và thủ tục được tạo ra với các mục tiêu: tăng cườngtín dụng, thẻ ghi nợ và an ninh giao dịch, chống gian lận thẻ và đánh cắp

Trang 14

thông tin cá nhân) Với tổ chức kinh doanh bằng uy tín như ngân hàng thìđây là việc làm cần thiết để duy trì sự tín nhiệm của khách hàng.

- Thúc đẩy thanh toán trực tuyến: Ngân hàng thương mại có thể cung cấp cácdịch vụ thanh toán trực tuyến như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn và muasắm trực tuyến Điều này giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp thựchiện các giao dịch trực tuyến một cách an toàn và tiện lợi hơn.

Trong thời kỳ số hóa mọi mặt trong nền kinh tế, việc thanh toán trực tuyếnhay thanh toán không dùng tiền mặt trở thành nhu cầu tất yếu của xã hội.Ngân hàng thương mại có vai trò kết hợp với các cơ quan liên quan thúc đẩythanh toán không dùng tiền mặt với đời sống thường ngày, với dịch vụ công,y tế, giáo dục, đẩy mạnh triển khai kết nối với cổng thông tin công quốc gia.Với xu hướng đó, hệ thống ngân hàng cần đầu tư mạnh mẽ cho hạ tầng thanhtoán, hệ thống công nghệ thông tin, triển khai công nghệ mới, giải pháp tiêntiến để thiết kế, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ, thanh toán an toàn, thuậntiện, giá cả phù hợp theo hướng lấy khách hàng làm trọng tâm.

Các chỉ số thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ,việc triển khai các dịch vụ thanh toán điện tử qua Internet và điện thoại diđộng đã đạt được những kết quả ấn tượng, thu hút số lượng khách hàng sửdụng dịch vụ khá lớn cũng như số lượng và giá trị giao dịch tăng cao Trong11 tháng đầu năm 2022 so với 11 tháng đầu năm 2021, giao dịch TTKDTMtăng 85,6% về số lượng và 31,39% về giá trị; qua kênh Internet tăng 89,36%về số lượng và 40,55% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng 116,1%về số lượng và 92,3% về giá trị; qua phương thức QR code tăng 182,5% vềsố lượng và 210,6% về giá trị…

Trang 15

III Giới thiệu chung về Vietinbank

1 Sơ lược

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) có têngiao dịch quốc tế là Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Industry AndTrade thành lập ngày 3/7/2009 Trụ sở chính của ngân hàng nằm ở 108 TrầnHưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Với hơn 150 chi nhánh/ phòng giao dịchtrải dài 63 tỉnh trên cả nước, Vietinbank cung cấp đa dạng các dịch vụ như cấptín dụng, nhận tiền gửi, thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân…

2 Tầm nhìn

Ngân hàng đa năng, hiện đại, hiệu quả hàng đầu tại Việt Nam, đến năm 2030thuộc Top 20 ngân hàng mạnh nhất Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; Đếnnăm 2045 là ngân hàng mạnh nhất và uy tín nhất Việt Nam, hàng đầu Khu vựcChâu Á - Thái Bình Dương và uy tín cao trên thế giới.

3 Sứ Mệnh

Là ngân hàng tiên phong trong phát triển đất nước trên cơ sở mang lại giá trị tốiưu cho khách hàng, cổ đông và người lao động.

4 Giá Trị Cốt Lõi- Khách Hàng Là Trung Tâm

"Lấy nhu cầu của khách hàng là mục tiêu phục vụ của Ngân hàng Lắng nghetiếng nói của khách hàng và chia sẻ với các bên liên quan để đưa ra giải pháp/ tưvấn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng Đồng thời, đảm bảo an toàn cho kháchhàng nội bộ, khách hàng bên ngoài."

- Đổi Mới Sáng Tạo

Ngày đăng: 24/06/2024, 17:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w