1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn ngân hàng thương mại vai trò của nhtm trong nền kinh tế số và tác động của xu hướng phát triển nền kinh tế số tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng mb bank

30 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNGBÀI TẬP LỚNNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠIĐề tài: Vai trò của NHTM trong nền kinh tế số và tác độngcủa xu hướng phát triển nền kinh tế số tới hoạt động kinhdoanh củ

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Đề tài: Vai trò của NHTM trong nền kinh tế số và tác độngcủa xu hướng phát triển nền kinh tế số tới hoạt động kinh

doanh của Ngân hàng MB Bank

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Ngọc HuyềnNhóm thực hiện: Nhóm 1

Lớp tín chỉ: 231FIN17A17

Trang 2

Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2024 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Đề tài: Vai trò của NHTM trong nền kinh tế số và tác độngcủa xu hướng phát triển nền kinh tế số tới hoạt động kinh

doanh của Ngân hàng MB Bank

Trang 3

1 Phạm Lê Nam Phương 25A4050948 100%2 Nguyễn Thị Thi 25A4011777 100%3 Hoàng Thị Thu Huyền 25A4030640 100%4 Lê Ngọc Huyền 25A4012424 100%5 Bùi Kim Anh 25A4011022 100%

Trang 4

1.Khái quát chung về nền kinh tế số 6

2.Xu hướng phát triển nền kinh tế số trên thế giới 9

3 Xu hướng phát triển nền kinh tế tại Việt Nam 13

Phần II: Tổng quan về vai trò của NHTM trong phát triển nền kinh tế số tạiViệt Nam 15

1.Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - MB Bank .152.Hoạt động - vai trò của MB Bank trong việc thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam 17

Phần III: Đánh giá về hoạt động kinh doanh của MB Bank trong việc phát triển nền kinh tế số Một số giải pháp khắc phục khó khăn MB Bank gặp phải 20

1 Đánh giá về hoạt động kinh doanh của MB Bank trong việc phát triển nền kinh tế số 20

2.Giải pháp, khuyến nghị giúp MB Bank khắc phục khó khăn 23

KẾT LUẬN 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Phạm Ngọc Huyền, giảngviên bộ môn Ngân hàng thương mại, Học viện ngân hàng Trong quá trình học tập và làmbài tập nhóm bộ môn Ngân hàng thương mại, chúng em đã nhận được sự quan tâm, giúpđỡ, hướng dẫn nhiệt tình, tâm huyết từ cô.

Trong quá trình thực hiện bài tập lớn, dù đã rất cố gắng nhưng chúng em khôngtránh khỏi việc mắc những sai sót, vì vậy chúng em mong rằng sẽ nhận được những gópý quý giá từ cô để bài tập nhóm được hoàn thiện hơn Lời cuối cùng, em xin kính chúc côthật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường giảng dạy.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại phát triển công 4.0 như hiện nay, việc áp dụng kỹ thuật số, côngnghệ nhằm phát triển nền kinh tế là một điều thất yếu Nhiều quốc gia trên thế giới, đặcbiệt là những quốc gia phát triển đã và đang xây dựng, hoàn thiện một hệ thống tài chínhsử dụng nhiều công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu con người, trong số đó có Ngân hàngthương mại

Nhận thấy được tầm quan trọng của vai trò Ngân hàng thương mại trong nền kinhtế số, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài: “Vai trò của NHTM trong nền kinh tế số vàtác động của xu hướng phát triển nền kinh tế số tới hoạt động kinh doanh của Ngânhàng MB Bank” nhằm làm rõ những vấn đề cần thiết và xu hướng phát triển của nềnkinh tế số đến thế giới cũng như Việt Nam cũng như vai trò to lớn của các NHTM đếnvấn đề này.

Trang 7

NỘI DUNG

Phần I: Sự cần thiết và xu hướng phát triển của nền kinh tế số trong 3 năm

trở lại đây trên thế giới và Việt Nam.1.Khái quát chung về nền kinh tế số

Hình ảnh 1: Hình ảnh minh họa cho nền kinh tế số

Kinh tế số không chỉ là một xu hướng công nghệ mà còn là một sự giao thoa linhhoạt của ba quá trình xử lý chính: xử lý vật liệu, xử lý năng lượng và xử lý thông tin Sựtương tác giữa chúng tạo ra một mô hình kinh tế mới, sáng tạo và hiệu quả Trong đó, xửlý thông tin đóng vai trò quan trọng nhất và là lĩnh vực dễ số hóa nhất.

Trang 8

Khả năng kết nối toàn cầu: Sự phổ biến của internet và công nghệ thông tin giúpkết nối doanh nghiệp và người tiêu dùng trên khắp thế giới Từ đó mở ra cơ hộimới cho mọi quốc gia và doanh nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế.

Mô hình kinh doanh linh hoạt: Kinh tế số thường tập trung vào việc cung cấp dịchvụ và trải nghiệm khách hàng Các doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm mà còntạo ra giá trị thông qua các dịch vụ kỹ thuật số và tương tác trực tuyến.

Sự linh hoạt và đổi mới: Kinh tế số đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng thích nghinhanh chóng với sự thay đổi Doanh nghiệp cần liên tục đổi mới để duy trì và tăngcường vị thế của mình trong thị trường số.

Quản lý dựa trên nền tảng: Các doanh nghiệp thường sử dụng các nền tảng kỹthuật số để quản lý sản xuất, giao tiếp và tương tác với khách hàng Điều này giúptối ưu hóa quy trình kinh doanh và tăng cường hiệu suất.

Tập trung vào trải nghiệm người dùng: Kinh tế số thường coi trọng trải nghiệmngười dùng, từ giao diện người dùng đến dịch vụ hỗ trợ, nhằm tạo ra một môitrường thân thiện và thuận tiện cho người tiêu dùng.

1.3 Phân loại

Kinh tế số được chia thành 3 cấu phần, bao gồm:

- Kinh tế số ICT/viễn thông gồm: sản xuất phần cứng, sản xuất phần mềm, sản xuất nội dung số, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truy cập Internet.

Trang 9

Ví dụ: Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội( Viettel) Tập đoàn Vingroup; ; Công ty Cổ phần VNG…

- Kinh tế số Internet/ nền tảng gồm: kinh tế dữ liệu số, kinh tế nền tảng số, dịch vụ số, kinh doanh số, kinh tế chia sẻ, kinh tế thuật toán, kinh tế Internet, kinh tế Gig.Ví dụ: Facebook,Google, Apple,…

- Kinh tế số ngành/lĩnh vực, gồm: quản trị điện tử, thương mại điện tử, ngân hàng điện tử,sản xuất thông minh, nông nghiệp chính xác, và du lịch thông minh.

Ví dụ: Shoppe, VNPT Pay, Ngân hàng điện tử Vietcombank,

Hình ảnh 2: Các cấu phần của nền kinh tế sốNguồn: Cục chuyển đổi số quốc gia- AITA (2021)1.4.Vai trò

1.4.1 Đối với doanh nghiệp toàn cầu

Kinh tế số mở ra cánh cửa cho sự kết nối toàn cầu mạnh mẽ Doanh nghiệp vàngười tiêu dùng có thể tương tác và giao dịch trên phạm vi quốc tế thông qua nềntảng trực tuyến, thị trường điện tử và các ứng dụng di động Việc phát triển của

Trang 10

kinh tế số còn tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trên toàn thế giới, đặc biệt là tronglĩnh vực công nghệ thông tin và quản lý dữ liệu.

Ngoài ra, kinh tế số còn đóng góp vào giải quyết các vấn đề xã hội toàn cầu nhưgiáo dục trực tuyến, y tế số, quản lý tài nguyên thông minh,… đồng thời tăngcường sự bền vững và hiệu quả của nền kinh tế toàn cầu.

1.4.2 Đối với doanh nghiệp Việt Nam

Kinh tế số mang lại cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quy mô hoạtđộng và thâm nhập vào thị trường quốc tế thông qua các nền tảng trực tuyến.Doanh nghiệp ứng dụng kinh tế số có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mìnhbằng cách đổi mới quy trình sản xuất và tăng cường trải nghiệm khách hàng.Mặt khác vấn đề an toàn thông tin trong doanh nghiệp trở thành một yếu tố quantrọng khi nền kinh tế số lên ngôi Mọi hoạt động của doanh nghiệp cần được thựchiện một cách an toàn và bảo mật trên Internet để duy trì sự uy tín và niềm tin từkhách hàng.

Kinh tế số đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp Việt, đặc biệt các doanhnghiệp truyền thống Họ cần thích nghi và học hỏi nhanh chóng để có thể dẫn đầutrong quá trình chuyển đổi số, đáp ứng môi trường kinh doanh đầy biến đổi Từđó góp phần giúp nền kinh tế Việt Nam vượt bẫy thu nhập trung bình, tiến lênphát triển nhanh chóng và bền vững (htt)

2.Xu hướng phát triển nền kinh tế số trên thế giới

Kinh tế số giúp nền kinh tế tối ưu hoá nguồn lực, giá trị và cơ hội mang lại Trongtiến trình chuyển đổi số nói chung ở các quốc gia, đây là lĩnh vực được coi trọng hàngđầu.

2.1 Những thành tựu một số quốc gia đã đạt được trong việc phát triển nền kinh tế2.1.1 Hiện thực hóa kinh tế số – dữ liệu hóa đi đầu tại Trung Quốc

Trang 11

Trung Quốc là một trong những quốc gia sớm triển khai lộ trình xây dựng kinh tếsố, với vai trò chính trong điều phối các sáng kiến thuộc về Bộ Công nghiệp và Côngnghệ Thông tin

Các chính sách của Trung Quốc tập trung vào thúc đẩy nhanh quá trình phát triểnvà đưa vào sử dụng nền tảng số Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin thực hiện điềuphối, đồng thời đưa ra các đề xuất giao công việc cho các doanh nghiệp quốc doanh đểxây dựng và triển khai thử nghiệm nền tảng số trong các ngành và lĩnh vực riêng biệt

Theo đó, một số doanh nghiệp công nghệ truyền thống đã thành công trong việcxây dựng nền tảng số nhân rộng việc sử dụng trên toàn quốc, đồng thời còn có thể xuấtkhẩu sản phẩm ra nước ngoài

Trong tiến trình đó, Trung Quốc coi dữ liệu là yếu tố đầu vào quan trọng, bắt buộccủa nền kinh tế số Cụ thể, nước này thành lập Cục Dữ liệu quốc gia trực thuộc Ủy banCải cách và Phát triển Quốc gia để phát triển và khai thác tiềm năng dữ liệu

Hình ảnh 3: Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung QuốcNguồn: Bộ nội vụ (2023)

Trang 12

Bắc Kinh cũng ban hành quy định coi dữ liệu như một mặt hàng đặc biệt, đượcđịnh giá và được thông thương, trao đổi trên các sàn giao dịch dữ liệu Bên cạnh đó,Trung Quốc cũng hình thành ngành công nghiệp dữ liệu.

Ngành công nghiệp này cho đến nay đã tạo thêm nhiều công việc cũng như vị tríviệc làm mới so với trước đây, điển hình là nghề phân loại dữ liệu Kể từ tháng 4/2020,Bộ Nhân lực và An sinh Xã hội Trung Quốc đã chính thức công nhận “Phân loại dữ liệu”là một nghề và được đưa vào danh mục phân loại nghề quốc gia

Với việc giá trị hóa dữ liệu, động thái này đã đem lại một nguồn lực mới để chínhphủ Trung Quốc hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa vànhỏ

2.1.2 Xây dựng hệ sinh thái số tại Pháp

Trong lộ trình xây dựng kinh tế số tại Pháp, Chính phủ đặt việc đầu tư cho nềntảng số là ưu tiên hàng đầu.

Hình ảnh 4: Sử dụng thiết bị màn hình cảm ứng để tìm cửa hàng phù hợp trongmột trung tâm mua sắm lớn ở Thủ đô Paris

Cụ thể, nước này đã đưa ra một số sáng kiến dựa trên công nghệ, như: “Cuộc đuakỹ thuật số của Pháp” ;“Kỹ thuật số của Pháp”; và gần đây nhất là “Kế hoạch tốc độ caocủa Pháp", theo đó cải thiện vùng phủ sóng kết nối tốc độ cao, tăng tốc độ triển khai của

Trang 13

mạng cáp quang và kết nối các hộ gia đình với tốc độ 30 Mbps (trở lên) kể từ năm 2022.Chương trình này chính thức được triển khai từ năm 2013 và đến nay đã được rót ướctính tổng cộng xấp xỉ 20 tỷ Euro.

Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính sách Pháp cũng ưu tiên tích hợp việc pháttriển nguồn nhân lực cho nền kinh tế số trong cấu trúc ngành, mà mục tiêu hỗ trợ nhữngdoanh nghiệp là nền tảng cốt lõi.

Một trong những sáng kiến đáng chú ý là dự án “Công nghệ Pháp”được thực hiệntừ năm 2013 nhằm tập hợp các hệ sinh thái kỹ thuật số nổi bật nhất trên khắp nước Pháp Hồi tháng 5/2015, Chính phủ Pháp và thủ đô Paris đưa ra chính sách "Thẻ côngnghệ" thu hút những người nước ngoài muốn xây dựng công ty khởi nghiệp tại Paris,theo đó, ngoài các khoản hỗ trợ đào tạo, những đối tượng này cũng được tạo điều kiện đểgiành được giấy phép cư trú tại Pháp Năm 2019, Pháp đưa ra khung khổ quốc gia vềnăng lực kỹ thuật số dựa trên khung năng lực kỹ thuật số của châu Âu, bao gồm các cấphọc từ tiểu học đến đại học.

Khoảng 300 triệu USD là con số ngân sách mà Paris rót vào các cơ quan côngquyền, nhằm đưa kỹ thuật số vào thông qua các công cụ đơn giản hóa thủ tục hành chính.Trong giáo dục, Pháp cũng đổ 360 triệu USD cho lĩnh vực công nghệ, trong khi khoảnchi tiêu công cho kết cấu hạ tầng cũng đã được tính đến, như bỏ thêm 290 triệu USD chomạng cáp quang và 2 tỷ USD để hiện đại hóa hệ thống thông tin công cộng

Việc tích hợp công nghệ kỹ thuật số trong các doanh nghiệp cũng là vấn đề Phápđi đầu trong khu vực Doanh nghiệp Pháp sử dụng các giải pháp dữ liệu lớn, với 4% caohơn so với mức trung bình của Liên minh châu Âu năm 2020

Trang 14

Hình ảnh 5: Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Nantes xây dựng ngôi nhà bằngcông nghệ in 3D tại Nantes, Pháp

Chính phủ Pháp có những chương trình giảm 40% thuế đối với những doanhnghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào chuyển đổi kỹ thuật số và hỗ trợ tài chính để giúp họ triểnkhai công nghệ kỹ thuật số, chuyển đổi mô hình kinh doanh cũng như hiện đại hóaphương thức sản xuất.

3 Xu hướng phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam.

Phát triển nền kinh tế số được xem là biện pháp tối ưu nhằm thực hiện hóa khát vọng phát triển đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Với dân số gần 100 triệu dân, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số ở mức khá trong khu vực ASEAN Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện xu hướng số hóa ở nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế, từ thương mại, thanh toán cho đến giao thông, giáo dục, y tế… Ngoài ra, thị trường thương mại điện tử cũng đang phát triển nhanh và quy mô thị trường quảng cáo trực tuyến của Việt Nam cũng đang có xu hướng tăng nhanh Phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ và tạo ra thời cơ mới để Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn và hiệu quả hơn vào nền kinh tế thế giới, đồng

Trang 15

thời tranh thủ được các thành tựu của khoa học - công nghệ tiên tiến để đẩy nhanh hơn nữa tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hình ảnh 6: Hình ảnh minh họa cho tầm quan trọng của kinh tế số tại Việt NamNguồn: Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh (2023)

Theo nhận định, Việt Nam gần đây có nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ Theo báo cáo nghiên cứu của Google và Temasek (Singapore), kinh tế số của Việt Nam đạt quy mô khoảng 3 tỷ USD năm 2015, tăng lên 9 tỷ USD năm 2018 và dự báo đạt 30 tỷ USD vào năm 2025 Còn theo một nghiên cứu khác của Tổ chức Data61 (Australia), GDP Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 162 tỷ USD trong 20 năm tới nếu Việt Nam chuyển đổi số thành công (PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo) Việt Nam đang có nhiều thuận lợi để phát triển bởi hiện tại:

- Hơn 70% dân số Việt Nam đang sử dụng điện thoại thông minh, trong đó 70% thuê bao di động đang sử dụng mạng 3G, 4G

- Có 68% người Việt xem video và nghe nhạc mỗi ngày trên thiết bị di động Tỷ lệsở hữu điện thoại trung bình là 1,7 máy/người, số người truy cập các trang thương mại điện tử thông qua điện thoại di động chiếm 72%, mua hàng trực tuyến online qua điện thoại chiếm 53%

- Internet đã trở thành một phần thiết yếu của các ngành thương mại dịch vụ như: ngân hàng, giao thông, y tế…, ước tính mức độ đóng góp của Internet là khoảng 2-3% GDP của Việt Nam và dự báo sẽ tăng đến 40-50% GDP trong tương lai

- Xu hướng sáp nhập và mua lại (M&A) giữa các doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam cũng đã tăng trưởng đều cả về giá trị và số lượng thương vụ Chỉ trong một thời gian ngắn, thương mại điện tử tại Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 25% -30%/năm, dự tính sẽ đạt mốc 50 tỷ USD chiếm

Trang 16

khoảng 12% thị trường bán lẻ trong nước đến năm 2025 Hiện nay, nền kinh tế số Việt Nam đang dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng trong khu vực Đông Nam Á.

Có thể nói, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số để tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế là một trong những quan điểm lớn của Đảng trong chiến lược phát triển đất nước Nhận thức được tầm quan trọng, Bộ Chính Trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW, đề ra 8 chủ trương, chính sách để chủ động tham gia CMCN 4.0 và đặt ra nhiều mục tiêu cho năm 2025-2045, trong đó có mục tiêu cụ thể là đến năm 2025, kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP và năm 2030, kinh tế số chiếm trên 30% GDP Kinh tế số được xem là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng nhất ở Việt Nam trong những thập niên tới (htt1)

Phần II: Tổng quan về vai trò của NHTM trong phát triển nền kinh tế số tạiViệt Nam

1.Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - MB Bank

1.1 MB Bank là ngân hàng gì?

- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội , gọi tắt là Ngân hàng Quân đội, viết tắt làMB Bank, là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, trực thuộc Bộ Quốcphòng.

- Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Military Commercial Joint Stock Bank- Mã chứng khoán: MBB (htt2)

Ngày đăng: 24/06/2024, 18:51

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w