1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Lớn Nguyên Lý Kế Toán Kế Hoạch Phát Triển Nghề Nghiệp Giao Dịch Viên Ngân Hàng Thương Mại.pdf

16 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Vì tôi đã được đào tạo bài bản về lý thuyết tài chính ở trường đại học, lại được vận dụng khá thường xuyên trong thực tiễn, mặc dù hiện tại chưa được học chuyên sâu về những kĩ năng cần

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

Đ Ề TÀI:“ Kế hoạch phát triển nghề nghiệp giao dịch viên

ngân hàng thương mại”

Giảng viên hướng dẫn : Bùi Thị Thanh Tình

Hà nội, ngày tháng năm 2021

Trang 2

Mục lục

Phần mở đầu 3

Phần nội dung 4

Phần 1: Khái niệm liên quan đến khởi nghiệp 5

Phần 2: Kế hoạch phát triển nghề nghiệp giao dịch viên ngân hàng thương mại 5

Bước 1:Đánh giá bản thân 5

Bước 2:Xác định mục tiêu nghề nghiệp 5

Bước 3:Nghiên cứu công việc 6

Bước 4:Cân nhắc tình hình tài chính 7

Bước 5:Suy nghĩ về học vấn khi bước vào ngành mới 8

Bước 6:Cân nhắc về tính ổn định của công việc 9

Bước 7: Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho giao dịch viên ngân hàng 10

Phần kết luận 14

Tài liệu tham khảo 15

Trang 3

BÁO CÁO THỰC HIỆN BÀI TẬP LỚN

MÔN: NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

NHÓM: 08 CHỦ ĐỀ: “ Kế hoạch phát triển nghề nghiệp giao dịch viên ngân hàng thương :

mại”

NHIỆM VỤ ĐƯỢC PHÂN CÔNG

M ĐÓ

1 Nguyễn Thúy Hằng 24A4011583 Nhóm trưởng

Bước 3,4 -làm mục lục , tổng hợp bài chỉnh sửa

2 Nguyễn Thanh Hà 24A4010251 Thành viên Phần 1, Bước 1

4 Bùi Minh Ngọc 24A4012740 Thành viên Bước 7.2

5 Nguyễn Hoa Minh 24A4012553 Thành viên Bước 2

6 Đàm Thị Minh Trang 24A4011895 Thành viên Bước 7.1; phần mởđầu

7 Lưu Thị Minh Nguyệt 24A4012758 Thành viên Bước 6; kết luận

Trang 4

Lời mở đầu

1 Tính cấp thiết của bài nghiên cứu

Lựa chọn nghề nghiệp và công việc phù hợp là một bước quan trọng trong sự phát triển và trưởng thành của mỗi bạn trẻ nhất là học sinh sinh viên Việc lựa chọn công việc phù hợp và có dự định về công việc đó sẽ giúp cho các bạn sinh viên có định hướng đúng đắn trên con đường đi đến thành công của mỗi cá nhân Tuy nhiên, lựa chọn thế nào, định hướng ra sao và cần chuẩn bị điều gì không phải ai cũng làm được Chính vì thế, bài nghiên cứu phát triển nghề nghiệp trong tương lai sẽ đưa ra những đánh giá, kế hoạch chi tiết và cụ thể giúp sinh viên phát triển công việc yêu thích trong tương lai

Hiện nay, hệ thống ngân hàng thương mại đang rất phát triển, nhất là trong thời kỳ công nghệ số Lượng tiền giao dịch cũng như các thủ tục qua ngân hàng đang ngày một gia tăng, chính vì vậy mà nhu cầu tuyển dụng cũng như vị trí của giao dịch viên trong ngân hàng ngày càng quan trọng Vì vậy cần có những đánh giá cũng như chuẩn

bị để bước vào vị trí giao dịch viên ngân hàng

Chính vì hai lý do trên, nhóm chúng em đã chọn đề tài nghiên cứu: “ Kế hoạch phát triển nghề nghiệp giao dịch viên ngân hàng thương mại” để làm rõ và giải quyết hai vấn đề trên

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích chung: Phân tích các bước để phát triển nghề nghiệp giao dịch viên Mục đích cụ thể: Đưa ra từng bước cụ thể để phát triển nghề nghiệp giao dịch viên, phân tích các yếu tố cấu thành, lập kế hoạch và liên hệ thực tiễn sinh viên

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: các bước phát triển nghề nghiệp giao dịch viên

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi thời gian: bắt đầu từ năm nhất đại học (2022), kế hoạch trong vòng 10 năm Phạm vi không gian: hệ thống ngân hàng thương mại

Phạm vi nội dung: tập trung vào các bước chuẩn bị và kế hoạch phát triển nghề nghiệp giao dịch viên

4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 5

Phương pháp đánh giá, phân tích, tổng hợp, thu thập số liệu,…

5 Bố cục bài nghiên cứu

Bao gồm 2 câu hỏi chính: các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp và 7 bước phát triển nghề nghiệp trong tương lai

Lời cam đoan

Chúng em xin cam đoan bài viết nghiên cứu là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những kết quả, số liệu, thông tin phục vụ cho quá trình xử lý phân tích và hoàn thành bài viết nghiên cứu đều được thu thập và tham khảo từ các nguồn khác nhau, có dẫn nguồn ghi rõ Đồng thời những đánh giá, phân tích đều được

tự làm bởi các thành viên, không sao chép với bất kỳ hình thức nào

Chúng em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn, kỷ luật của cô và bộ môn, nhà trường nếu như có bất kỳ vấn đề gì xảy ra

Lời cảm ơn

Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn trân thành đến cô Bùi Thị Thanh Tình– Giảng viên Bộ môn Nguyên lý kế toán Trong quá trình học, cô đã tâm huyết giảng dạy cho chúng em có đủ kiến thức và kĩ năng để thực hiện bài viết nghiên cứu về nghề nghiệp

đã chọn

Tuy nhiên, do kiến thức và kĩ năng tìm hiểu của bản thân nhóm chúng em vẫn còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi có sự thiếu sót trong bài nghiên cứu Vì vậy, nhóm chúng em mong cô có thể đưa ra góp ý để nhóm chúng em có thể hoàn thiện hơn trong bài nghiên cứu

Một lần nữa, chúng em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô và chúc cô luôn mạnh khỏe và thành công trong sự nghiệp

Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2022

Trang 6

NỘI DUNG

PHẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN KHỞI NGHIỆP.

Khởi nghiệp là hành động bắt đầu một nghề nghiệp, mà hình thức thường thấy nhất đó là thành lập một doanh nghiệp để kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó Hay có thể hiểu khởi nghiệp chính là quá trình hiện thực các ý tưởng bán hàng, gồm cả giai đoạn thành lập, vận hành công ty và duy trì và phát triển doanh nghiệp Startup còn được hiểu với tên khác đó là khởi nghiệp sáng tạo Startup chỉ các doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển kinh doanh Những dự án này thường được khởi đầu bởi 1 đến 3 người sáng lập Họ tập trung vào việc tận dụng nhu cầu thị trường để phát triển một số dịch vụ, sản phẩm hoặc một công nghệ khả thi nào đó

Startup là một nhóm người hay một công ty thực hiện một điều gì đó nhưng chưa chắc chắn sẽ thành công Startup là danh từ chỉ một tổ chức, trong khi khởi nghiệp

là một động từ chỉ sự phát triển kinh doanh

PHẦN 2 : “KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGIỆP GIAO DỊCH VIÊN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI”

Bước 1 Đánh giá bản thân.

Có lẽ mục tiêu của rất nhiều người là đạt được thành công trong công việc, được xã hội công nhận, vừa có tiền vừa có thời gian Tôi nghĩ đó là một lý tưởng chính đáng cho một cuộc đời đáng sống này Và với những người học ngành ngân hàng như chúng tôi cũng vậy, mặc dù thời thế có thay đổi hay sự cạnh tranh và áp lực trong ngành ngày càng lớn

Tuy nhiên “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, tôi là một thế hệ trẻ đầy năng động, ham học hỏi nên sẽ thích ứng nhanh với cái mới, với công việc mới Vì tôi đã được đào tạo bài bản về lý thuyết tài chính ở trường đại học, lại được vận dụng khá thường xuyên trong thực tiễn, mặc dù hiện tại chưa được học chuyên sâu về những kĩ năng cần có của một người giao dịch viên ngân hàng Nhưng hiện tại tôi đã có những hiểu biết căn bản về giao dịch viên ngân hàng và tôi là một con người có tính năng động, linh hoạt, kiên nhẫn, nhiệt tình trong công việc và chăm chỉ Có tinh thần trách nhiệm và tính kỷ luật cao đồng thời có khả năng lên kế hoạch và đưa ra những giải pháp giải quyết vấn

đề một cách khoa học, hiệu quả nhất Đặc biệt là thành thạo kỹ năng tin học ở một mức nhất định đáp ứng được đối với nhân viên văn phòng Ở trường đại học tôi đã được thầy cô rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm thường xuyên nên tôi có thể làm chủ được bản thân cũng như hướng dẫn mọi người giải quyết những vấn đề xảy ra

Trang 7

Bên cạnh những điểm mạnh của bản thân thì tôi không thể phủ nhận rằng mình cũng

có những khuyết điểm Đó là tính cẩn thận, khắt khe của bản thân trong công việc thì

sẽ khó làm hài lòng tất cả mọi người Cũng cần có thời gian để học làm quen với phần mềm ngân hàng, nhớ được những khách hàng tiềm năng của ngân hàng Cái nữa là kỹ năng giao tiếp vẫn còn chưa được tốt, chưa thực sự giao tiếp trôi chảy với người khác đôi khi sẽ cảm thấy lo lắng, hồi hộp nên nói năng ấp úng không được mạch lạc Bản thân sợ mình chưa truyền tải được hết những thông tin mà mình muốn truyền tải đến người khác Tôi nghĩ đó là những điều mà mình cần khắc phục trong tương lai

Và là một sinh viên ngân hàng vẫn còn đang đi học chưa có kinh nghiệm thì tôi nghĩ mình cần lập cho bản thân một kế hoạch chi tiết để phát triển nghề nghiệp của bản thân sau này

Bước 2 Xác định mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp ( career objectives) chính là những định hướng, kỳ vọng, là một

vị trí công việc, một đích đến mà mỗi cá nhân muốn đạt được trong con đường sự nghiệp, có thể trong ngắn hạn hoặc dài hạn Mục tiêu nghề nghiệp giống như một chiếc la bàn trên đại dương mênh mông vô tận, nó sẽ giúp bạn tìm ra hướng đi phù hợp Không có la bàn, bạn sẽ lạc vào biển cả Tương tự như vậy, nếu không có mục tiêu nghề nghiệp, cũng như là không xác định được mục tiêu nghề nghiệp, bạn sẽ lạc vào thế giới của công việc và sẽ thấy mình không thể phát huy hết các tiềm năng của bản thân Đối với bản thân tôi - một cô sinh viên năm thứ 2, việc xác định mục tiêu nghề nghiệp đúng đắn ngay từ bây giờ là điều rất quan trọng và cần thiết Nó giúp tôi thiết lập kế hoạch học tập, rèn luyện, trau dồi bản thân một cách cụ thể, rõ ràng, tạo động lực thúc đẩy tôi không ngừng nỗ lực, kiên trì, bền bỉ tiến về phía trước, bước gần hơn đến đích đến mà bản thân đã đặt ra, khiến tôi thấy cuộc đời đáng sống và có ý nghĩa hơn bao giờ hết Vì vậy, khi còn là một sinh viên của ngành Ngân hàng, tôi đã tự đặt ra những mục tiêu cho bản thân cụ thể như sau:

Mục tiêu ngắn hạn:

+ Có chứng chỉ CNTT IC3 trong tháng 12

+ Ra trường với tấm bằng xuất sắc trên tay

+ Có 2 chứng chỉ ngoại ngữ khi ra trường (Tiếng Anh và Tiếng Trung)

Mục tiêu dài hạn:

+ Trở thành nhân viên giao dịch viên tại ngân hàng sau khi ra trường

+ Trở thành trưởng phòng giao dịch ngân hàng sau 3 năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí Giao dịch viên

Bước 3 Nghiên cứu công việc

A, Ưu điểm của nghề giao dịch viên ngân hàng

1 Dễ tìm việc.

Giao dịch viên ngân hàng là công việc không khó tìm Các ngân hàng có ở mọi nơi , vì thế, bạn có thể tìm thấy một ngân hàng cách nhà bạn không xa

Trang 8

2 Môi trường làm việc năng động trẻ trung.

Hiện nay đại đa số các ngân hàng thương mại đều có giao dịch viên là lớp trẻ tuổi đầy nhanh nhẹn và năng động Do vậy, môi trường làm việc tạo ra sự gần gũi và cởi mở , thoải mái cho phép các nhân viên có nhiều khả năng trình bày ý tưởng sáng tạo của mình đồng thời đóng góp xây dựng ngân hàng ngày càng phát triển hơn

3.Cơ hội mở rộng giao tiếp

Bởi vì, công việc của giao dịch viên là giao tiếp, xử lý các yêu cầu của rất nhiều khách hàng đa dạng khác nhau Với môi trường như thế này , các giao dịch viên có thể rèn luyện tính kiên nhẫn bền bỉ ,đồng thời là khả năng nói và giao tiếp cũng như cách nắm bắt tâm lý suy nghĩ của khách hàng cũng được nâng cao

4.Chế độ lương thưởng, đãi ngộ: So với những ngành nghề khác, giao dịch viên có

một mức lương thưởng ổn định và khá Mặc dù vậy, mức lương thưởng này sẽ còn phụ thuộc vào mức độ hài lòng của khách hàng và chỉ tiêu hoàn thành

5.Cơ hội thăng tiến: Các giao dịch viên sau một thời gian cống hiến và làm việc, nếu

như có khả năng tổ chức và năng lực lãnh đạo sẽ được đề bạt và thăng chức lên các vị trí tốt hơn trong ngân hàng Từ đó chế độ đãi ngộ, lương thưởng cũng tốt hơn nhiều

6.Được đào tạo về chuyên môn và kỹ năng: Ngân hàng rất chú ý đến việc đào tạo kỹ

năng, chuyên môn cho đội ngũ giao dịch viên để họ tự tin phục vụ khách hàng tốt nhất

B Nhược điểm của nghề giao dịch viên ngân hàng.

Bên cạnh những cơ hội phát triển nghề nghiệp đã được nhắc tới, hiểu được giao dịch viên ngân hàng là gì, chắc chắn nhiều người cũng biết được những áp lực mà mỗi nhân viên ngân hàng phải trải qua, bao gồm:

Áp lực về thời gian , yêu cầu sự cẩn thận, chính xác cao trong công việc :Các

công việc của ngân hàng chủ yếu đều liên quan đến tiền nên việc yêu cầu chính xác tuyệt đối trong công việc là rất quan trọng Hơn nữa, mỗi ngày tại ngân hàng đều diễn ra rất nhiều giao dịch nên yêu cầu nhân viên ngân hàng vừa phải xử lý nhanh chóng, vừa phải đảm bảo chính xác

Áp lực về doanh số: Các chỉ tiêu doanh số (KPI) được nhiều ngân hàng đưa ra để

thúc đẩy nhân viên làm việc Đối với giao dịch viên, các chỉ tiêu về doanh số thường bao gồm huy động vốn hoặc số lượng khách hàng vay,…

Áp lực về trách nhiệm công việc: Là những người trực tiếp tiếp nhận và xử lý

các yêu cầu của khách hàng nên khi gặp phải các tình huống rủi ro, nhầm lẫn,… giao dịch viên cần có trách nhiệm đền bù với các thiệt hại đã gây ra

Bước 4: Cân nhắc tình hình tài chính

Theo khảo sát đến từ cổng thông tin cung cấp mức lương tham khảo đáng tin cậy dựa trên kết quả tổng hợp từ các vị trí đăng tuyển tại các website tuyển dụng nổi tiếng trên

cả nước thì hiện mức lương của một giao dịch viên ngân hàng ở các mức độ sau: Lương thấp nhất là 3 triệu/ tháng

Lương bậc thấp là 5,7 triệu/ tháng

Trang 9

Lương trung bình là 6,8 triệu/ tháng

Lương bậc cao 8 triệu/ tháng

Lương cao nhất là 16 triệu/ tháng

Mức lương này sẽ được điều chỉnh theo từng ngân hàng, vị trí công việc mà giao dịch viên đảm nhiệm Thông thường, nhân viên thử việc sẽ có mức lương thấp nhất sau khi

đã được nhận chính thức sẽ được điều chỉnh lại phù hợp với công việc, thời gian làm việc và hiệu quả công việc đạt được.Tuy nhiên, mức lương chính của giao dịch viên ngân hàng sẽ bao gồm như: Lương cố định theo quy định, trợ cấp, đi lại, nhà ở,…sẽ đều được điều chỉnh khác nhau tùy thuộc vào hiệu quả công việc đạt được và thành tích được ban lãnh đạo ghi nhận trong quá trình làm việc

Còn theo cập nhật lương mới nhất từ các ngân hàng nổi tiếng, mức lương cơ bản mà

họ đang trả cho các giao dịch viên là:

An Bình Bank trả lương 5 triệu/tháng

ACB trả lương GDV là 4,5 tr/tháng thử việc

BIDV trả lương GDV là 6.5 triệu/tháng

GPBank có mức lượng 4,5 triệu/tháng

Sacombank trả lương giao dịch viên 4.8 triệu/tháng

HDBank trả lương thử việc 3 triệu/tháng và chính thức 5 triệu

Techcombank 2.5 triệu thử việc 2 tháng và chính thức là 4 triệu

Nhìn chung thì mức lương và thu nhập của giao dịch viên tại ngân hàng còn phụ thuộc vào khả năng làm việc của mỗi ứng viên và có sự chênh lệch ở mức chi trả tùy vào từng ngân hàng khác nhau Tuy nhiên so với nhiều ngành nghề khác trên thị trường lao động , lương của giao dịch viên ngân hàng hiện nay được xem là khá hấp dẫn Bởi thực tế ngoài mức lương thì các giao dịch viên còn có thêm thu nhập từ các khoản thưởng khác Nhất là khi lợi nhuận ngân hàng tăng lên thì các khoản thưởng dành cho các giao dịch viên cũng sẽ rất hậu hĩnh Vậy nên đây được xem là một công việc triển vọng và mang lại nhiều tiềm năng

Bước 5 Suy nghĩ về học vấn trước khi bước vào ngành mới.

Thuộc tầng lớp tri thức trong xã hội, hẳn là ai trong thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước đều mong muốn xây dựng cho bản thân một sự nghiệp thành công Bên cạnh con đường mạo hiểm đầy rủi ro nhưng có sức cám dỗ rất lớn với những thành tựu mà thế hệ đi trước đã đạt được – khởi nghiệp, có một con đường khác ổn định hơn mà nhiều người trẻ lựa chọn để theo đuổi lâu dài, hoặc để học hỏi những kiến thức thực tiễn, trau dồi kinh nghiệm của bản thân Đó chính là trở thành những nhân viên ưu tú của các doanh nghiệp lớn trong nước hay nước ngoài Đối với những sinh viên theo học ngành Ngân hàng, một trong những nghiệp vụ đáng mong ước nhất là Giao dịch viên ngân hàng Tuy nhiên, để có thể hiện thực hóa mong ước đó, điều kiện tiên quyết

là cần trang bị những kiến thức học vấn về nghiệp vụ và các kỹ năng cần thiết Giao dịch viên ngân hàng là những người làm công việc tiếp nhận các yêu cầu gửi, rút tiền, chuyển tiền, mở tài khoản, xử lý thông tin tài khoản, hạch toán giao dịch, và ghi chép lại tất cả giao dịch liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng phát sinh tại quầy giao dịch của ngân hàng Những giao dịch viên được coi là bộ mặt của ngân hàng vì đứng ở

vị trí trung gian giữa ngân hàng với khách hàng, là những người trực tiếp lắng nghe,

xử lý các yêu cầu mà khách hàng đưa ra Đây là vị trí phản ánh từ chất lượng, dịch vụ đến hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng nên đòi hỏi rất khắt khe về trình độ học vấn,

Trang 10

kỹ năng nghiệp vụ và cả ngoại hình Tùy vào yêu cầu của từng ngân hàng mà có những tiêu chuẩn khác nhau đối với vị trí giao dịch viên Song điều kiện cơ bản cho vị trí này là tốt nghiệp bậc cao đẳng, đại học những chuyên ngành về Kinh tế: Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán,

Cụ thể, để trở thành một giao dịch viên, cần có những kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ:

Thứ nhất, nắm bắt kiến thức cơ bản và chuyên sâu về tài chính, ngân hàng, kế toán tài chính, kho quỹ Đây là kiến thức nền tảng và là yêu cầu chung của hầu hết các ngân hàng khi lựa chọn giao dịch viên

Thứ hai, nắm bắt thông tin về khách hàng, thị trường và ngân hàng cạnh tranh Hiểu rõ các sản phẩm huy động, thanh toán và giao dịch trong ngân hàng để có thể gợi ý những dịch vụ phù hợp nhất cho khách hàng Hơn nữa còn phải nắm bắt được dịch vụ của ngân hàng cạnh tranh, từ đó phát huy tối đa ưu điểm, hạn chế khuyết điểm khi phục vụ khách hàng để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ sử dụng dịch vụ của ngân hàng

Thứ ba, hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ, nghiệp vụ ngân hàng và những quy định liên quan Nghiệp vụ về tài khoản và thẻ, tiền gửi, phương thức thanh toán, ngân quỹ, mua bán ngoại tệ Đây là những điều kiện bắt buộc giao dịch viên cần có vì liên quan trực tiếp tới hoạt động của giao dịch viên tại ngân hàng Bên cạnh đó, ngân hàng quản lý những hoạt động liên quan đến tiền bạc, nên luôn chứa đựng nhiều rủi ro Giao dịch viên phải là người có kiến thức về phân biệt tiền thật, giả và luật chống rửa tiền, gian lận trong kho quỹ để tránh những rủi ro khi tác nghiệp

Để trở thành một giao dịch viên giỏi thì ngoài kiến thức chuyên môn, còn cần trang bị những kỹ năng cần thiết và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp Các ngân hàng đều có yêu cầu nhất định về trình độ ngoại ngữ, tin học đối với vị trí giao dịch viên Hơn nữa, các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên có kỹ năng mềm để giao tiếp với khách hàng, xử lý tình huống chuyên nghiệp Vì là người trực tiếp giao tiếp với khách hàng nên giao dịch viên cần có kỹ năng lắng nghe, giao tiếp tốt, kỹ năng thiết lập mối quan hệ với khách hàng Biết tư vấn, hướng dẫn, thấu hiểu khách hàng để cung cấp những dịch vụ phù hợp, hoàn hảo nhất với yêu cầu của khách hàng Giao dịch viên cần nắm được cách tiếp nhận, giải quyết yêu cầu cũng như các khiếu nại của khách hàng, đảm bảo uy tín của ngân hàng

Bước 6 Cân nhắc tính ổn định của công việc

Tính ổn định là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu khi lựa chọn một công việc Vậy tính ổn định trong công việc được định nghĩa như thế nào và vì sao người ta lại coi nó là một trong những điều kiện quan trọng nhất ?

Tính ổn định trong công việc không được định nghĩa rõ ràng và chi tiết bởi mỗi cá nhân khác nhau lại có những quan điểm và ý kiến riêng về vấn đề này Có nhiều người cho rằng: Một công việc ổn định là công việc có nguồn thu nhập ổn định Những người khác lại cho rằng: Sự ổn định của một công việc được thể hiện qua môi trường làm việc, truyền thống gia đình hay được quyết định bởi đam mê, sở thích của mỗi cá nhân Do vậy, ta không thể định nghĩa chi tiết về sự ổn định của một công việc nào đó bởi nó mang khía cạnh cá nhân và mang tính chất chủ quan

Một công việc có tính ổn định chính là định hướng, là bước đi đầu tiên cho sự phát triển nghề nghiệp của mỗi người Có thể thấy, một công việc ổn định, lâu dài giúp mỗi

Ngày đăng: 24/06/2024, 17:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w