1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Lớn Nguyên Lý Kế Toán Đề Tài Định Hướng Nghề Nghiệp Chuyên Viên Phân Tích Tài Chính.pdf

23 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA KẾ TOÁN

HÀ NỘI, THÁNG 10/2023

Trang 3

e Vườn ươm Doanh nghiệp (Incubator) 10

f Tăng tốc Doanh nghiệp (Accelerator) 10

g Hệ sinh thái khởi nghiệp (Start-up Ecosystem) 10

PHẦN II: Kế hoạch phát triển nghề nghiệp định hướng chuyên viên phân tích tàichính (Financial Analyst) 12

1 Định hướng nghề nghiệp chuyên viên phân tích tài chính 12

a, Đánh giá bản thân về điểm mạnh, điểm yếu, sở thích và kỹ năng 12

3 Nghiên cứu những đặc điểm quan trọng của chuyên viên phân tích tài chính: 15

a, Kỹ năng được xem là yếu tố quan trọng nhất giúp các chuyên viên phân tích tàichính có thể đưa ra những quyết định chính xác 15

Trang 4

b, Hiểu biết của bản thân về công việc 17

c, Khó khăn 18

d, Triển vọng 18

e, Thách thức của công nghệ AI với chuyên viên phân tích tài chính 18

4 Cân nhắc tình hình tài chính: Các dòng chi phí dự kiến khi theo đuổi công việc/khởinghiệp mà nhóm đã chọn (Chi phí đào tạo chuyên môn, các công cụ hỗ trợ công việc,kĩ năng mềm, mối quan hệ…) 20

5 Những kiến thức, kĩ năng, bằng cấp, kinh nghiệm cần có để trở thành chuyên viênphân tích tài chính 23

a, Để trở thành một chuyên viên phân tích tài chính, bạn cần có kiến thức vững vàngvề các nguyên tắc tài chính cơ bản, phân tích tài chính, và công cụ phân tích tàichính 24

b, Kĩ năng để làm chuyên viên phân tích tài chính 24

c, Để trở thành chuyên viên phân tích tài chính, bạn cần có bằng cấp đi kèm với kiếnthức và kỹ năng phù hợp 25

d, Để trở thành một chuyên viên phân tích tài chính, cần có những kinh nghiệm sau: 26

6 Cân nhắc tính ổn định của công việc 27

a, Thực trạng việc làm và xu thế phát triển của ngành phân tích tài chính 27

b, Mức thu nhập của chuyên viên phân tích tài chính 28

c, Thách thức đối với chuyên viên phân tích tài chính 29

7 Kế hoạch hành động cụ thể 29

a, Giai đoạn trước tốt nghiệp 30

b, Giai đoạn sau tốt nghiệp đi làm 30

Tài liệu tham khảo 32

Trang 5

Đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhóm

STT Tên thành viên Mã sinh viên Vai trò Nhiệm vụ Mức độhoàn thành

Ký xác nhận 1 Nguyễn Thị Lan Anh 25A4010978 Thành

viên - Làm nội dung I- Kiểm tra và sửa lỗi bản word

2 Nguyễn Ngọc Minh

Châu 25A4041484 trưởngNhóm - Lead, phân công nhiệm vụ- Làm nội dung I- Tổng hợp word

3 Lê Thành Đạt 25A4011695 Thành

viên - Làm nội dung II.6,7- Thiết kế bảng đánh giá

4 Nguyễn Tất Hoàng 25A4012071 Thành

viên - Làm nội dung II.3- Tổng hợp nội dung II

5 Trịnh Việt Phong

- Làm nội dung II.4,5

- kế bìa nội dung word

- Làm nội dung I- Lời cam đoan, cảm ơn

100%

Trang 6

Lời cảm ơn

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên Nguyễn ThịMai Hương Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Nguyên lý kế toán chúngem đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của cô.Nhờ đó, chúng em đã học hỏi được những kiến thức và kĩ năng để vận dụng vàobài tập lớn này Tuy nhiên chúng em vẫn còn những hạn chế về kiến thức nền, nênbài tập lớn của chúng em chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những sai sót Chúngem rất mong nhận được sự nhật xét, ý kiến đóng góp từ phía cô để bài tiểu luậnđược hoàn thiện hơn.

Lời cuối cùng chúng em xin chúc cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc!

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2023Đại diện Nhóm 5

Nguyễn Ngọc Minh Châu

Trang 7

Lời cam đoan

Với đề tài “Các khái niệm liên quan khởi nghiệp và lập kế hoạch phát triển nghềnghiệp", chúng em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cả nhóm trongquá trình học tập và rèn luyện tại Học viện Ngân hàng, dưới sự giảng dạy của côNguyễn Thị Mai Hương toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này làhoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kì côngtrình nào khác Ngoài ra, tất cả các tài liệu, số liệu tham khảo, kết quả khảo sátđược chúng em sử dụng đều được trích dẫn nguồn (nếu có) trong phần tài liệutham khảo.

Nếu có bất kỳ sự thiếu trung thực nào trong đề tài này, chúng em xin hoàn toànchịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2023Đại diện Nhóm 5

Nguyễn Ngọc Minh Châu

Trang 8

Lời mở đầu

Khởi nghiệp trở thành một trong những yếu tố giúp đa dạng hóa các hoạt động kinh tế vàthúc đẩy kinh tế tăng trưởng Các doanh nghiệp khởi nghiệp đã và đang tạo ra nhữngđộng lực mới cho nền kinh tế với những hướng đi mới góp phần cho sự phát triển kinh tếchung của đất nước, tạo công ăn việc làm, phát huy nguồn nội lực và sức sáng tạo củangười dân.

Nhận thấy được cơ hội thăng tiến cao, ổn định và lâu dài, nhóm chúng em quyết địnhphát triển nghề nghiệp định hướng chuyên viên phân tích tài chính Để thành công vớinghề này, người học phải nhạy bén nhận biết được các xu hướng tài chính trong tươnglai Họ sẽ là người có tiếng nói quyết định và đưa ra những nhận định cho sự phát triểnhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chuyên viên phân tích tài chính đang là một ngành nghề dần được biết đến nhiều hơn tạiViệt Nam Không khó để tìm thấy thông tin tuyển dụng các vị trí công việc liên quan trêncác trang thông tin, mạng xã hội Theo sự phát triển của nền kinh tế, trong tương lai, đâysẽ là một nghề có cơ hội việc làm rất lớn

Vậy sau đây, nhóm 5 xin đưa đến cho người đọc một số khái niệm liên quan đến khởinghiệp cũng như nghề nghiệp chuyên viên phân tích tài chính.

Trang 9

PHẦN I: Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp1 Khởi nghiệp là gì?

Thuật ngữ “khởi nghiệp” đề cập đến một công ty hay doanh nghiệp đang bước vào nhữnggiai đoạn vận hành kinh doanh đầu tiên Các công ty khởi nghiệp có thể được thành lập bởi một hoặc nhiều nhà lãnh đạo khác nhau, những người đang thực sự khao khát mang các sản phẩm và dịch vụ mới vào thị trường để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.Theo trang Biluxury thì khởi nghiệp là “khi một người thành lập một doanh nghiệp, ở đó họ sẽ đứng ra quản lý, đồng thời là người sáng lập hoặc đồng sáng lập ra đơn vị kinh doanh Theo đó, hoạt động kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ mới hay đã có mặt sẵn trên thị trường và theo ý tưởng riêng của bản thân mình”.

Gần đây, “khởi nghiệp” và “start-up” thường được dùng để thay thế cho nhau Tuy nhiên theo Erics Ries, tác giả của cuốn sách “The Lean Startup: How Constant Innovation Creates Radically Successful Businesses” – một cuốn sách có thể coi như “sách gối đầu giường” của mọi công ty Start-up thì “Start-up là một định chế/tổ chức con người được thiết kế nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới trong các điều kiện cực kỳkhông chắc chắn”.

Như vậy, trong khi “khởi nghiệp” là một động từ thì “start-up” lại là một danh từ và chỉ là một trong những loại hình mà chúng ta lựa chọn để “khởi nghiệp” mà thôi.

2 Các khái niệm liên quan

a Nhà khởi nghiệp

Nhà khởi nghiệp là người có ý tưởng kinh doanh riêng có xu hướng trở thành người quản lý, người sáng lập hoặc đồng sáng lập ra những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụmới,…

Trang 10

Là người có ý tưởng tiềm năng, dám quyết định khởi nghiệp dựa trên ý tưởng tạo thành sản phẩm cho thị trường.

c Công ty khởi nghiệp

Đó là những doanh nghiệp mới được đưa ra bởi những người sáng lập nhằm mục đích đưa một ý tưởng hoặc sản phẩm mới ra thị trường có thể tạo ra cơ hội kinh doanh đáng kểđồng thời tạo ra tác động Các doanh nghiệp được coi là công ty khởi nghiệp trong quá trình hình thành và giai đoạn đầu của sự phát triển hoặc tăng trưởng, khi họ mang lại nhận thức về thương hiệu, mục đích hoặc sản phẩm của mình Các nhà sáng lập những dựán khởi nghiệp thường sẽ tập trung vào các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp để bắt đầu, bao gồm: kêu gọi vốn đầu tư, tiến hành nghiên cứu thị trường, lựa chọn cấu trúc kinhdoanh và đáp ứng mọi yêu cầu pháp lý để vận hành doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp mới thành lập có thể hình thành theo nhiều cách khác nhau, vì luôn có chỗ cho những đổi mới trong bất kỳ ngành nào Một số ngành công nghiệp khác thường có nhiều công ty khởi nghiệp bao gồm: dịch vụ doanh nghiệp với doanh nghiệp, phương tiện truyền thông tiêu dùng và hàng tiêu dùng.

d Nhà đầu tư

Nhà đầu tư có thể là một công ty, một tổ chức hoặc một cá nhân đơn lẻ nắm trong tay mộtlượng tiền nhất định Những người này sẽ đầu tư vào những dự án, sản phẩm khởi nghiệpkhác nhau và mong muốn thu lại lợi nhuận khi dự án đó thành công trong tương lai Đối với nhà đầu tư, rủi ro lớn nhất là dự án không thành công hoặc sản phẩm không được

Trang 11

khách hàng chấp nhận Thông thường, những dự án có độ rủi ro càng cao thì tỷ lệ lợi nhuận càng lớn Vì vậy, trong nhiều trường hợp, nhà đầu tư kiêm luôn việc tư vấn chiến lược, hoạch định, hỗ trợ mối quan hệ cho startup để đảm bảo một tỷ lệ thành công cao nhât Do đó, sợi dây liên kết giữa startup và nhà đầu tư không chỉ có vốn mà còn là kiến thức, kinh nghiệm trên thị trường.

e Vườn ươm Doanh nghiệp (Incubator)

Khái niệm này xuất phát tại Mỹ vào năm 1959, nó gắn liền với sự kiện khai trương khu công nghiệp Batavia, New York Tại Việt Nam, nó được coi là “một mô hình hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện được thiết kế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi sự và mới được thành lập phát triển thông qua cung cấp các dịch vụ dùng chung, đào tạo, hỗ trợ tài chính, trang thiết bị và nhà xưởng để các doanh nghiệp phát triển”.

f Tăng tốc Doanh nghiệp (Accelerator)

Khái niệm này và khái niệm Vườn ươm Doanh nghiệp (Incubator) thường bị nhầm lẫn Về cơ bản, tăng tốc Doanh nghiệp cũng tư vấn cho các Doanh nghiệp về pháp lý và chuyên môn, nó cung cấp cho Doanh nghiệp môi trường làm việc để các Start-up có thể đứng phát triển nhanh chóng Tuy nhiên giữa hai khái niệm này vẫn tồn tại một số điểm khác biệt:

Incubator AcceleratorKhông gian Rộng hơn Môi trường tập trung

làm việcThời gian 3 – 5 năm 4 thángCổ phần trong Doanh nghiệp 20% hoặc hơn 6 – 10%

g Hệ sinh thái khởi nghiệp (Start-up Ecosystem)

Trang 12

Theo Cục thông tin Khoa học và công nghệ Quốc gia, Hệ sinh thái khởi nghiệp được địnhnghĩa: “là một tập hợp các tác nhân kinh doanh (tiềm năng và hiện tại) liên kết với nhau, các tổ chức kinh doanh (như các công ty, các nhà đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần - angels, các ngân hàng), các định chế (trường đại học, các cơ quan thuộc khu vực nhà nước, các thực thể tài chính) và các quá trình kinh doanh (như tỷ lệ thành lập doanh nghiệp, số các công ty tăng trưởng cao, mức độ “khởi nghiệp bom tấn”, số các doanh nhân khởi nghiệp liên tục (serial entrepreneur), mức độ tâm lý bán tháo (sellout mentality) trong công ty và mức độ tham vọng kinh doanh, tất cả hợp nhất chính thức và không chính thức để kết nối, dàn xếp và chi phối các hoạt động trong môi trường doanh nghiệp địa phương”.

Trang 13

a, Để trở thành một chuyên viên phân tích tài chính, bạn cần có kiến thức vững vàng về các nguyên tắc tài chính cơ bản, phân tích tài chính, và công cụ phân tích tài chính.

Dưới đây là một số kiến thức quan trọng để bạn bắt đầu:

- Nguyên tắc tài chính cơ bản: Hiểu về các nguyên tắc tài chính như khái niệm giá trị

hiện tại, lợi ích kỳ vọng, rủi ro và công cụ đầu tư.

- Kế toán: Hiểu cách đọc và hiểu các báo cáo tài chính, bao gồm báo cáo lưu chuyểntiền tệ, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo tài sản.

- Phân tích công ty: Có khả năng đọc và hiểu các bảng cân đối kế toán, bảng lưuchuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo tài sản Biết cách tính toán cácchỉ số tài chính quan trọng như tỷ suất sinh lời, tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợinhuận ròng.

- Hiểu về thị trường tài chính: Có kiến thức về cách hoạt động của thị trường tài chính,các loại tài sản và phân loại chúng, phân tích rủi ro và phân tích thị trường.

- Kỹ năng mềm: Những kỹ năng mềm quan trọng gồm kỹ năng nghiên cứu, phân tích,sáng tạo, giao tiếp và làm việc nhóm.

- Công cụ phân tích tài chính: Thành thạo các công cụ phân tích tài chính như Excel,các phần mềm phân tích tài chính và dữ liệu tài chính.

- Tiếng Anh: Có khả năng đọc và hiểu các tài liệu tài chính bằng tiếng Anh, vì hầu hếtcác tài liệu chuyên môn và báo cáo tài chính quốc tế đều được viết bằng tiếng Anh.- Ngoài ra, để thành công trong công việc phân tích tài chính, bạn cần không ngừng

cập nhật các kiến thức và kỹ năng mới, theo dõi tin tức tài chính và tin tức công ty đểcó cái nhìn tổng quan về thị trường và công ty mà bạn phân tích.

b, Kĩ năng để làm chuyên viên phân tích tài chính

- Kiến thức về tài chính: Kỹ năng cơ bản để trở thành một chuyên viên phân tích tàichính là kiến thức vững vàng về các nguyên tắc, phương pháp và công cụ tài chính.

Trang 14

Bao gồm hiểu biết về kế toán, quản lý tài chính doanh nghiệp, phân tích tài chính,định giá tài sản, quản lý rủi ro và đánh giá dự án.

- Kỹ năng phân tích và đánh giá: Chuyên viên phân tích tài chính phải có khả năng thuthập và phân tích thông tin tài chính để đưa ra đánh giá chính xác về tình hình tàichính của một doanh nghiệp hoặc dự án Kỹ năng này bao gồm việc đọc, hiểu và phântích báo cáo tài chính, xác định các chỉ số tài chính quan trọng và đưa ra các phân tíchso sánh, đánh giá về hiệu suất tài chính.

- Kỹ năng quản lý rủi ro: Trong vai trò là một chuyên viên phân tích tài chính, bạn phảicó khả năng đánh giá và quản lý rủi ro tài chính Điều này bao gồm việc xác địnhnhững yếu tố rủi ro tiềm năng, định lượng và đánh giá các biện pháp hạn chế rủi ro.Kỹ năng này còn đòi hỏi bạn phải có khả năng đưa ra các chiến lược tài chính nhưđánh giá việc sử dụng vốn, định giá công ty và đưa ra đề xuất chính sách tài chính hợplý để giảm thiểu rủi ro.

- Kỹ năng giao tiếp và trình bày: Một chuyên viên phân tích tài chính cần có khả nănggiao tiếp rõ ràng và thuyết phục để trình bày các phân tích và đánh giá tài chính chocác bên liên quan Kỹ năng này bao gồm việc viết báo cáo tài chính chi tiết, thuyếttrình phân tích tài chính dễ hiểu và truyền đạt các thông tin phức tạp một cách dễ hiểucho mọi người.

- Kỹ năng sử dụng công cụ phân tích: Hiện nay, kỹ năng sử dụng các công cụ phân tíchnhư Excel, các phần mềm chuyên dụng và các nguồn dữ liệu tài chính trực tuyến rấtquan trọng cho một chuyên viên phân tích tài chính Bạn cần có kiến thức sâu về việcsử dụng các công cụ và nguồn dữ liệu này để thực hiện các phân tích tài chính mộtcách chính xác và hiệu quả.

c, Để trở thành chuyên viên phân tích tài chính, bạn cần có bằng cấp đi kèm vớikiến thức và kỹ năng phù hợp

Dưới đây là danh sách một số bằng cấp có thể giúp bạn trở thành chuyên viên phân tích tài chính:

Trang 15

- Bằng cử nhân (Bachelor's degree): Một bằng cử nhân trong lĩnh vực tài chính, kếtoán, kinh doanh hoặc các ngành có liên quan sẽ là một lợi thế Bằng cử nhân thườngyêu cầu một khối lượng kiến thức rộng về tài chính cơ bản.

- Bằng thạc sĩ (Master's degree): Nếu bạn muốn tiếp tục nâng cao trình độ, một bằngthạc sĩ về tài chính hoặc kinh doanh sẽ là lựa chọn tốt Một số chương trình đặc biệtcung cấp chuyên ngành phân tích tài chính dành riêng cho sinh viên muốn theo đuổisự nghiệp này.

- Các chứng chỉ chuyên ngành: Để tăng khả năng cạnh tranh và chứng minh khả năngcủa mình, bạn có thể xem xét việc tham gia các khóa đào tạo và đạt các chứng chỉchuyên ngành phân tích tài chính như Chartered Financial Analyst (CFA), FinancialRisk Manager (FRM) hoặc có thể theo học một số khóa học trực tuyến cung cấp bởicác trường đại học hàng đầu.

- Kinh nghiệm làm việc: Đối với chuyên viên phân tích tài chính, kinh nghiệm là mộtyếu tố quan trọng Bạn có thể bắt đầu từ các vị trí tài chính cơ bản như nhân viên kếtoán, quản lý tài chính hoặc quản lý rủi ro tài chính để tích lũy kinh nghiệm và nắmbắt thông tin về phân tích tài chính.

- Ngoài bằng cấp, những kỹ năng quan trọng để trở thành chuyên viên phân tích tàichính bao gồm khả năng phân tích số liệu, hiểu biết về các công cụ phân tích tài chính(ví dụ: Excel, Bloomberg), khả năng giao tiếp, quản lý thời gian và sự kiên nhẫn.- Lưu ý rằng yêu cầu bằng cấp và kỹ năng có thể khác nhau tùy vào các yêu cầu cụ thể

của công việc và doanh nghiệp tuyển dụng Bạn nên tìm hiểu kỹ yêu cầu của côngviệc bạn muốn theo đuổi và đảm bảo bạn có đầy đủ bằng cấp và kỹ năng phù hợp.

d, Để trở thành một chuyên viên phân tích tài chính, cần có những kinh nghiệmsau:

- Hiểu biết về tài chính và nguyên tắc kế toán: Chuyên viên phân tích tài chính cần hiểurõ về các nguyên tắc kế toán và biết cách đọc, hiểu và phân tích tài liệu tài chính.

Ngày đăng: 24/06/2024, 17:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN