1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm nguyên lý kế toán đề tài clo4 nhận diện được những điều kiện cần thiết để lập kế hoạch cho khởi nghiệp

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Giá trị bản thân là những thứ bạn tin rằng quan trọng đối với chính mình và đem đến thành công cho những công việc bạn làm hằng ngày.. Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và c

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÀI TẬP NHÓM MÔN: NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

Đặng Phương Mai Lê Thị Linh 1e

Hà Nội, tháng 10/2022

Trang 2

Mục Lục

Câu 1: Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp: 2

Câu 2:L p kậế hoạch phát tri n nghểề nghiệp và chỉ rõ các điều kiện cần thiêt để thiết

Trang 3

1

Lời mở đầu

Hiện nay, những ý tưởng khởi nghiệp được hình thành bởi các bạn trẻ đam mê làm giàu và sáng tạo, nhất là những bạn sinh viên đang đi học hoặc vừa ra trường ngày càng trở nên phổ biến Những người trẻ tuổi giàu nhiệt huyết, có sự nhanh nhạy và khả năng nắm bắt kiến thức, công nghệ mới, can đảm và khao khát khẳng định bản thân Trên thực tế, có rất nhiều mô hình kinh doanh được nảy sinh từ nhu cầu học tập của sinh viên, nhằm phục vụ cộng đồng và xã hội Trường học thực sự là môi trường lý tưởng, đóng vai trò tiên phong và quan trọng trong nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ, tiếp cận các thành tựu khoa học tiên tiến trên thế giới, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp thành công

Chính vì thế, ngay còn khi được đào tạo trên ghế Học viện Ngân hàng, chúng em đã xác định rõ ngay mục tiêu, nghề nghiệp mà bản thân muốn hướng tới trong tương lai là gì Đa phần những thành viên trong nhóm đều đang theo đuổi, học tập khoa kế toán nên Nhóm 1 chúng em quyết định sẽ đi sâu vào phân tích, lập kế hoạch và tìm ra những điều kiện cần và đủ để có thể trở thành một kế toán viên giỏi trong tương lai

Trang 4

2

Câu 1: Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp:

Trước khi đến với câu hỏi “khởi nghiệp là gì?” chúng ta sẽ đi phân biệt khởi nghiệp và startup Chắc hẳn hiện nay sẽ có rất nhiều người lầm tưởng khởi nghiệp và startup là 2 khái niệm tương đương nhau, có thể sử dụng thay thế cho nhau Nhưng thực tế thì không phải, nó là hai khái niệm khác nhau

Startup có thể gọi là khởi nghiệp nhưng khởi nghiệp lại chưa chắc đã là startup Khởi nghiệp và startup giống nhau ở chỗ là cùng bắt đầu với yếu tố “con người” và ra giải pháp đáp ứng nhu cầu thị trường từ bàn tay trắng, giải quyết nó để thu về lợi nhuận Khởi nghiệp là việc khởi đầu xây dựng, phát triển công việc sự nghiệp còn “startup” chỉ là hình thức mà người ta lựa chọn để khởi nghiệp mà thôi Startup là một nhóm người hay một công ty thực hiện một điều gì đó nhưng chưa chắc chắn sẽ thành công Startup là danh từ chỉ một tổ chức, trong khi khởi nghiệp là một động từ chỉ sự phát triển kinh doanh Do đó, các sản phẩm, dịch vụ của startup không phải là bản thân startup mà giống như một sản phẩm của doanh nghiệp.

Quay trở lại câu hỏi “khởi nghiệp là gì?’’ Dollinger định nghĩa khởi nghiệp là việc tạo ra một tổ chức kinh tế sáng tạo (hay mạng lưới tổ chức) nhằm mục đích thu lợi hoặc tăng trưởng trong điều kiện rủi ro và không chắc chắn Scarborough cho rằng, khởi nghiệp là việc một doanh nhân tạo ra một doanh nghiệp mới trước những rủi ro và sự không chắc chắn nhằm mục đích đạt được lợi nhuận và tăng trưởng bằng cách xác định các cơ hội và tập hợp các nguồn lực cần thiết để tận dụng các cơ hội đó

Khởi nghiệp là hiện tượng liên quan đến hành động gan dạ của con người nhằm theo đuổi việc tạo ra giá trị, thông qua việc tạo ra hoặc mở rộng hoạt động kinh tế, bằng cách xác định và khai thác các sản phẩm, quy trình hoặc thị trường mới (Ahmad và Seymour) Các định nghĩa đều đề cập đến sự không chắc chắn và các nguồn lực ngoài tầm kiểm soát, điều này mang lại khía cạnh rủi ro trong khái niệm khởi nghiệp

Câu 2:Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp và chỉ rõ các điều kiện cần thiêt để thiết lập kế hoạch cụ thể:

Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp: Bước 1: Đánh giá bản thân

Hơn 300 năm, sự hiểu biết về bản thân luôn được xem như là giá trị cốt lõi trong hành vi ứng xử của con người Theo lý thuyết cổ điển: “ hiểu biết chính mình” được hiểu rất đa dạng theo từng quan điểm của các nhà triết học như Plato, Pythagoras, Thales,

Trang 5

3

“ Tôi là ai? Tôi có thể làm được điều gì? Tôi có những điểm mạnh, điểm yếu như thế nào?” Những câu hỏi được rất nhiều người từng đặt ra và luôn trăn trở để đi tìm câu - trả lời đúng cho mình Giá trị bản thân là những thứ bạn tin rằng quan trọng đối với chính mình và đem đến thành công cho những công việc bạn làm hằng ngày Khi những việc bạn làm và cách bạn cư xử hòa hợp với các giá trị của bạn, cuộc sống dường như vui vẻ hơn và công việc không còn là gánh nặng Ngược lại, khi công việc bạn làm đi ngược lại các giá trị bản thân, bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn, và chắc chắn, công việc của bạn sẽ không thành công như mong muốn

Với công việc cụ thể mà chúng tôi chọn là kế toán viên, việc đánh giá bản thân là vô cùng cần thiết và quan trọng Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân…Đây là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế Từ quản lý ở phạm vi từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến quản lý ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế Tương tự, với ngành hút nhân lực như Kế toán, đây là một ngành đòi hỏi bản thân người làm phải luôn cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác cao để có thể phân tích và xử lý những con số

Đầu tiên, về trình độ học vấn, hiện nay, chúng em đều là những sinh viên năm hai đang được học và đào tạo tại khoa Kế toán Kiểm toán Học viện Ngân hàng Là - - một trong những môi trường giáo dục kinh tế hàng đầu Việt Nam, bản thân chúng em được tiếp xúc với các anh chị có năng lực lãnh đạo, quản lí tốt, có nhiều kinh nghiệm và tham gia các hoạt động trong trường và các câu lạc bộ Hiện nay, những nhà tuyển dụng luôn tạo cơ hội cho ứng viên không chỉ vì bằng cấp, vì nó chỉ là giấy thông hành, không phải là yếu tố quyết định Vì vậy, ngoài đạt được bằng đúng ngành, ứng viên còn phải trang bị cho mình kiến thức chuyên môn và thành thạo những kĩ năng mềm

Thứ hai, nhà tuyển dụng sẽ đòi hỏi một số kỹ năng quan trọng Đối với vị trí kế toán viên đòi hỏi ứng cử viên cần nhiều kỹ năng cụ thể như: có khả năng tính toán tốt, khả năng quản lý thời gian và chịu được áp lực công việc, thông thạo tin học văn phòng và ngoại ngữ,… Vì mỗi năm, có rất nhiều cử nhân ngành kế toán ra trường nên có thể thấy ngành kế toán rất khó cạnh tranh và đòi hỏi bản thân phải khác biệt so với những người còn lại

Thứ ba, bản thân của mỗi sinh viên còn đang theo học tại trường hoặc mới tốt nghiệp nên kinh nghiệm làm việc còn chưa có nhiều Sinh viên chủ yếu được cọ sát qua thời gian thực tập, hay qua những công việc làm thêm ngoài giờ Hiện nay, các trường

Trang 6

4

đại học đào tạo kinh tế luôn có những cuộc thi hay liên kết với các công ty bên ngoài, tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận với ngành nghề sớm hơn cũng như có cơ hội được thực tập, tiếp thu cho mình những kinh nghiệm về ngành

Bên cạnh đó, bản thân là những đại diện cho thế hệ trẻ hiện nay, được tiếp cận với nền công nghệ thông tin sớm hơn, nên chúng em có khả năng nắm bắt thông tin nhanh, biết sử dụng linh hoạt các phần mềm hay công nghệ để phục vụ cho nghiệp vụ của mình Ngoài ra chúng em còn mang trong mình những thế mạnh của sinh viên như có sức trẻ, sự nhiệt huyết, sáng tạo và khả năng dám nghĩ dám làm

Qua những ý trên, ta có thể thấy tự đánh giá bản thân là việc quan trọng mà ai cũng nên rèn luyện Càng đánh giá bản thân càng thể hiện trình độ phát triển của nhân cách Đây là cách giúp chúng ta tự tin hơn, dám nghĩ dám làm, thúc đẩy sự phát triển của bản thân và lựa chọn được môi trường làm việc phù hợp Từ những gì mình đánh giá về bản thân, chúng ta cần phải không ngừng nỗ lực học tập, tích lũy và trau dồi những điểm mạnh của bản thân, ngoài ra cần phải khắc phục những khuyết điểm của mình để có thể đáp ứng được với nghiệp vụ kế toán viên

Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là định hướng, kế hoạch của một người đối với công việc, sự nghiệp của họ Chúng em đa số là những sinh viên năm 2 nguyên ngành Kế- Kiểm của Học viện Ngân hàng Khi học các kiến thức chuyên ngành liên quan tới ngành này, em cảm thấy vô cùng háo hức và nhận thấy rằng đây chính là chuyên ngành mơ ước của mình Hy vọng rằng em có thể hoàn thành đúng tiến độ để ra trường với một tấm bằng giỏi và được làm nhân viên kế toán cho một công ty có tiếng, sau nhiều năm gắn bó em mong muốn bản thân có thể trở thành một kế toán trưởng

Môi trường làm việc em hướng tới là năng động và đầy sự sáng tạo, thoải mái; bên cạnh đó còn cần sự hòa đồng và giúp đỡ giữa các cá nhân trong công việc của một tập thể chuyên nghiệp

Để đạt được vị trí đó thì khi còn ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ không ngừng tìm hiểu, nâng cao vốn hiểu của mình về kiến thức chuyên môn chuyên ngành kế toán; nắm vững các kiến thức về luật kinh tế để sau này làm việc có thể tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc Cần thiết hơn có thể thi lấy chứng chỉ tiếng Anh IELTS để cơ hội việc làm của mình được mở rộng và chắc chắn

Trang 7

5

Bên cạnh đó bản thân em cần phải nâng cao vốn hiểu biết của mình về những kiến thức thực tế, không ngừng phấn đấu học hỏi từ các thế thế hệ cha anh đi trước, cần phải xác định rõ ràng những mục tiêu cần hướng đến để phục vụ tốt cho công việc kế toán sau này

Trước khi ra trường, em sẽ phấn đấu học tập và phát triển bản thân để đạt được tấm bằng giỏi, hoàn thành chương trình đại học Không chỉ có vậy, em sẽ chăm chỉ ôn luyện, tham gia vào các khóa học tiếng anh, tin học và thi các chứng chỉ nghề nghiệp của Kế Toán

Tổng kết lại, mục tiêu nghề nghiệp là tất cả về việc thiết lập các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn liên quan đến con đường sự nghiệp của một người Đặt mục tiêu nghề nghiệp là rất quan trọng, vì nó giúp thúc đẩy các cá nhân hoàn thành chúng và đạt được mục tiêu mà mình đề ra

Bước 3 Nghiên cứu công việc

3.1 Kế toán viên là gì?

Nhân viên kế toán trong tiếng Anh là Accountant, là người chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, tính toán những thông tin liên quan đến tài sản và sự thay đổi tài sản của một công ty, doanh nghiệp Từ đó, đưa ra những thông tin có giá trị giúp cho công ty đưa ra những quyết định về kinh tế – tài chính và đo lường hiệu quả hoạt động của tổ chức

Kế toán viên còn là những người am hiểu về các điều khoản, luật kinh tế, tài chính, thuế, Đặc biệt, họ cần có hiểu biết sâu sắc về cách quản lý dòng tiền trong tổ chức sao cho các khoản thu và chi đem lại hiệu quả tốt nhất Ngoài am hiểu về luật kinh tế, các kế toán viên còn là những chuyên gia về thuế, họ cần nắm rõ các quy định liên quan đến ngành nghề kinh doanh của công ty Họ liên tục phải ghi ghép các biến động tài chính hàng quý hoặc hàng năm Họ còn xử lý các vấn đề liên quan đến tiền lương, trợ cấp, bảo hiểm cho nhân sự

3.2 Vị trí kế toán viên trong doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị

Mọi tổ chức từ tổ chức hoạt động kinh doanh và không kinh doanh đều cần đến nhân viên kế toán Do đó, cơ hội tìm việc làm của kế toán luôn luôn rộng mở Với những công ty vừa và nhỏ thì thường chỉ tuyển nhân viên kế toán tổng hợp và kế toán nội bộ

Trang 8

3.3 Phân loại, nhiệm vụ của kế toán viên

Với chương trình học 4 năm thường thấy thì cử nhân ngành kế toán sẽ có những lựa chọn sau:

· Chuyên viên kế toán/ chuyên viên kế toán tổng hợp làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần , theo quan sát cá nhân thì đây là công việc có mức lương cao từ 10 20tr/ tháng với mô tả công việc như sau: tổng hợp số liệu của phòng kế toán, làm -báo cáo tài chính nội bộ hàng tháng, và các báo cáo quản trị khác; …

· Giám đốc tài chính/ phó tổng giám đốc tài chính làm việc tại các doanh nghiệp và công ty cổ phần với mức lương cao từ 30 80triệu/tháng thì đây là một công việc tốt -nhưng cũng có những yêu cầu rất cao với người lao động: Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty trong lĩnh vực tài chính, đầu tư tài chính, kế toán và nghiệp vụ tài chính kế toán;…

· Viên chức kế toán làm việc trong các cơ quan nhà nước với mức lương từ 11.3triệu/tháng với công việc: Thực hiện nghiệp vụ kế toán Thu – Chi từ nguồn kinh phí thường xuyên; quản lý, theo dõi và hạch toán Doanh thu Chi phí theo từng loại hình -nhiệm vụ Khoa học công nghệ; …

3.5-Đây là mức lương được cho là cao ở thời điểm hiện tại khi thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam năm 2021 chỉ khoảng 4.2 triệu/người (số liệu của tổng cục thống kê)

Bước 4: Cân nhắc tài chính

Trang 9

7

Bất kỳ cơ hội nào đều phải đánh đổi bởi chi phí cơ hội và đối với nghề kế toán viên cũng vậy Ta cần phải bỏ ra các khoản chi phí, cụ thể là về tài chính để phục vụ cho nghiệp vụ nghề nghiệp, chuyên môn trong tương lai.

Thứ nhất, chi phí học Đại học

Và để trở thành kế toán viên, bạn có thể chọn ngành Kiểm toán, Kế toán Tại Việt Nam, có rất nhiều trường đại học chính quy nổi tiếng như Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, đào tạo chuyên sâu và hàng đầu về ngành Kế Toán, Kiểm Toán Học phí trung bình phải trả cho chương trình đào tạo 4 năm hệ cử nhân chất lượng cao là khoảng 120 triệu và với hệ chính quy là khoảng 40 60 triệu Đồng thời, sinh viên cũng -phải chi trả chi phí sinh hoạt hàng tháng về nhà ở, ăn uống, chi phí đi lại,… với khoảng 3-4 triệu/tháng.

Thứ hai, chi phí học các chứng chỉ nghề nghiệp chuyên nghiệp:

· Chứng chỉ CPA (Certified Public Accountant): Về chi phí dự thi, nếu bạn lấy chứng chỉ CPA Úc sẽ là 580$, CPA Việt Nam là 200.000/ 1 môn thi Cần nhắc, đây chỉ là chi phí để dự thi cho chứng chỉ này, chi phí học sẽ còn dựa trên việc bạn chọn ôn tập các khóa học ở trung tâm hay của các cá nhân nào Nhìn chung các khóa học sẽ rơi vào khoảng 6.000.000 - 7.000.000đ

· Chứng chỉ CMA (Certified Management Accountant): Chi phí cho tài liệu, khóa học cũng như lệ phí khác của chứng chỉ này khoảng từ 45.000.000 – 60.000.000đ Chi phí dự thi sẽ dao động từ 311$ 415$ tương đương với 7.619.500 –- 10.167.500đ · Chứng chỉ CIA (Certified Internal Auditor): Toàn bộ chi phí học CIA sẽ khoảng

2000$ và chi phí thi là 1000$ chưa tính các chi phí phát sinh khác nếu bạn có nhu cầu mua thêm tài liệu hoặc học thêm nữa

Chứng chỉ ACCA (Chartered Certified Accountants): Lệ phí học của ACCA tùy trung tâm mà dao động khác nhau, khoảng từ 70.000.000 – 140.000.000đ cho 13 môn học Về lệ phí thi, sẽ nằm trong khoảng 69 – 352 bảng Anh tùy thuộc từng môn thi và thời điểm đóng lệ phí

Thứ ba, chi phí học và thi các ngoại ngữ (Tiếng Anh)

Lệ phí thi Toefl là 3.980.000đ, Ielts xấp xỉ trong khoảng 5.000.000đ tùy theo lựa chọn thi trên giấy hay trên máy và cuối cùng thi Toeic 4 kỹ năng cho người đi làm cần

Trang 10

8

có 3.390.000 và 2.990.000 là dành cho học sinh, sinh viên Về chi phí để học các khóa học này, tùy theo trung tâm các bạn chọn là gì, giáo viên là ai sẽ có các mức giá khác nhau không cố định Ngoài ra, có những người lựa chọn học thêm ngoại ngữ thứ hai như Trung, Nhật, Hàn,…

Các điều kiện cần thiết để lập kế hoạch khởi nghiệp

1 Năng lực sáng tạo

Jean Jacques Rousseau có câu nói rất nổi tiếng về sự sáng tạo như sau: “Chọn con đường đối lập với lối mòn và bạn gần như sẽ luôn làm tốt” Đúng vậy, yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu con đường làm giàu của mình đó là bản thân bạn phải có một sự sáng tạo vượt bậc Bởi vì chỉ có sự sáng tạo mới làm nên sự khác biệt giữa bạn và đối thủ, giúp bạn nhìn bao quát toàn cảnh thị trường hiện tại, tìm ra những nhu cầu chưa được đáp ứng hoặc chưa được đáp ứng một cách tốt nhất, từ đó tạo ra kế hoạch cho riêng mình Kế hoạch này không nhất thiết phải bao gồm những ý tưởng kinh doanh chưa ai biết đến hay những ý tưởng mới hoàn toàn chưa ai nghĩ đến, mà nó phải tạo nên sự “ độc nhất vô nhị”, đột phá và khác biệt hay vì tranh giành miếng bánh với Tcác đối thủ lớn trên thị trường ra đời sớm hơn mình, mạnh hơn mình, nhiều kinh nghiệm hơn mình thì chúng ta có thể tự tìm ra một miếng bánh mới – mà tại đó chúng ta chính là người dẫn đầu

2 Vốn kinh doanh khởi nghiệp

Một trong những yếu tố quan trọng khác khi bạn muốn khởi nghiệp đó là vốn kinh doanh khởi nghiệp Đây là nguồn nuôi dưỡng cho kế hoạch kinh doanh và là một đòn bẩy cho sự thành công của bạn Để trở thành một kế toán viên thì chúng ta cần bỏ một khoản tiền đầu tư phát triển tri thức tại các trường cao đẳng, đại học đào tạo về lĩnh vực kinh tế Hay nó còn là những khoản tiền bị lỗ trên thị trường chứng khoán khi mới bắt tay vào đầu cơ, mỗi một thứ mất đi sẽ cho ta thêm kinh nghiệm thương trường 3 Kiến thức nền tảng

Trong thời buổi hiện nay, trước khi bắt đầu một công việc thì bản thân mỗi chúng ta cần trang bị những kiến thức nền tảng cơ bản trong lĩnh vực đó Khi lựa chọn là một kế toán viên thì bản thân em phải có những am hiểu về chứng khoán, tài chính, bất động sản, bảo hiểm, các chiến lược đầu tư, sau đó xây dựng các kế hoạch tài chính được cá nhân hóa nhằm đạt được các mục tiêu tài chính của các doanh nghiệp, công ty lớn Việc hiểu biết các kiến thức cơ bản, chuyên môn trong lĩnh vực mình hoạt động hay nhiều khía cạnh khác nhau trong doanh nghiệp như dòng sản phẩm, nhân lực, công nghệ đổi mới, thị trường, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan là một bước đệm quan

Ngày đăng: 24/06/2024, 18:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN