Đánh giá bản thânDựa vào kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn và kỹ năng liênquan đến ngành kiểm toán, ta có thể đánh giá được bản thân vàvận dụng thế mạnh của mình để phát triển công
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
BÀI TẬP NHÓM MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
ĐỀ TÀI: KHỞI NGHIỆP VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH KHỞI NGHIỆP CHO NGÀNH KIỂM TOÁN VIÊN
Lớp niên chế: K25KTA Nhóm 3
Trang 2HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
HỆ CHÍNH QUY
BÀI TẬP NHÓM MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
ĐỀ TÀI: KHỞI NGHIỆP VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH KHỞI NGHIỆP CHO NGÀNH KIỂM TOÁN VIÊN
Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thanh Mai
Danh sách thành viên nhóm 3:
3 Vũ Đức Hoan – Nhóm trưởng 25A4020790
HÀ NỘI – 9/2023
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp 5
1 Khái niệm về khởi nghiệp 5
2 Một số khái niệm khác liên quan đến khởi nghiệp 5
2.1 Khởi nghiệp 4.0 là gì? 5
2.2 Nhà khởi nghiệp là gì? 6
2.3 Vốn khởi nghiệp là gì? 6
2.4 Cơ hội khởi nghiệp là gì? 6
2.5 Tại sao cần khởi nghiệp? 6
CHƯƠNG 2: Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp và các điều kiện cần thiết để lập kế hoạch cụ thể 7
1 Đánh giá bản thân 7
2 Xác định mục tiêu nghề nghiệp 8
3 Nghiên cứu công việc 9
3.1 Mô tả về công việc kiểm toán viên 9
3.2 Các loại kiểm toán 9
3.3 Cơ hội việc làm 9
3.4 Mức lương của một kiểm toán viên cơ bản 10
4 Cân nhắc tình hình tài chính 10
5 Suy nghĩ về kinh nghiệm học vấn trước khi bước vào ngành mới 10
6 Cân nhắc tình hình công việc ổn định 12
7 Lập kế hoạch và hành động rõ ràng 13
7.1 Xây dựng lộ trình học tập và làm việc cụ thể 13
7.1.1 Khi đang học đại học 13
7.1.2 Sau khi tốt nghiệp 14
7.2 Xây dựng kiến thức, kĩ năng mềm và rèn luyện phẩm chất đạo đức 14
7.2.1 Nắm chắc kiến thức nền tảng và chuyên môn 14
7.2.2 Kiến thức ngoại ngữ và tin học 15
7.2.3 Đạo đức nghề nghiệp 15
7.2.4 Các kỹ năng mềm cần thiết 16
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Nhóm chúng em xin cam đoan kết quả được nêu ra trong bài nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và không xuất hiện bất kỳ tình trạng sao chép của người khác Những tài liệu tham khảo được trích dẫn một cách cụ thể, đầy đủ đồng thời ghi rõ ràng về nguồn gốc theo quy định của nhà trường Chúng em sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có bất kỳ sự gian lận nào cho lời cam đoan này
Chữ ký thành viên nhóm:
2 Nguyễn Diệu Anh 25A4022453
3 Vũ Đức Hoan – Nhóm trưởng 25A4020790
4 Nguyễn Thu Huyền 25A4021070
5 Dương Thị Nguyệt 25A4021850
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Khởi nghiệp đang là chủ đề nóng, nhận được sự quan tâm rộng rãi trong xã hội Việt Nam cũng như ở nhiều nước trong thời gian gần đây, đặc biệt là đối với giới trẻ nói chung
và sinh viên nói riêng Với tiềm năng vô hạn và khả năng tạo ra giá trị mới, khởi nghiệp không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội Đối với lĩnh vực Kế toán- Kiểm toán thì khởi nghiệp cũng đang là một bài toán khó nhưng cũng là một cơ hội dành cho mỗi sinh viên Đặt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong công cuộc “Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa”, trong thời kỳ hội nhập quốc tế thì ngành Kế toán - Kiểm toán đang phát triển mạnh mẽ và thu hút đông đảo sinh viên, điều đó đòi hỏi những con người có kỹ năng, kinh nghiệm cùng với đó là sự theo kịp thời đại công nghệ Một người không có định hướng phát triển và kế hoạch phát triển bản thân thì khởi nghiệp sớm hay muộn cũng sẽ thất bại và bị đào thải khỏi xã hội Chính vì vậy khởi nghiệp trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán đang là một vấn đề cấp thiết, cấp bách cần được nêu ra và giải quyết Nắm bắt được xu thế này, nhóm chúng em
đã quyết định lựa chọn đề tài để tìm hiểu và nghiên cứu: “Khởi nghiệp và những điều kiện cần thiết để lập kế hoạch khởi nghiệp cho ngành kiểm toán viên” để từ đó ta sẽ có được phương hướng phát triển phù hợp nhất cho bản thân
Trang 6CHƯƠNG 1: Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp
1 Khái niệm về khởi nghiệp
Khởi nghiệp chính là việc một cá nhân hay một nhóm nào đó đã ấp ủ ý tưởng kinh doanh riêng, giờ đây họ bắt tay vào tiến hành thực hiện dự án để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ mới của mình ra thị trường, hay là một thứ gì đó
đã có mặt trên thị trường nhưng theo cách riêng của họ
VD:
Ứng dụng Ticketbox ra đời từ ý tưởng rất đơn giản là giúp mọi người mua vé các sự kiện một cách đơn giản hơn, tránh việc phải chạy
đến phòng vé, xếp hàng chờ đợi, đôi khi phải mua
vé với giá rất cao Sau hơn hai năm hoạt
động, Ticketbox đã phục vụ cho hơn 6000 sự kiện
lớn nhỏ, là đối tác của khoảng 700-800 công ty tổ
chức sự kiện tại Việt Nam Hiện, Ticketbox đang
có tham vọng mở rộng phạm vi hoạt động ra một số quốc gia Đông Nam Á khác như Singapore, Thái Lan, Malaysia…
2 Một số khái niệm khác liên quan đến khởi nghiệp
2.1 Khởi nghiệp 4.0 là gì?
Khởi nghiệp 4.0 là khi con người ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo và các loại máy móc thay thế để làm những công việc mà đáng ra con người làm
Cụ thể trong thời đại 4.0, ảnh hưởng của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 gắn liền với sự ra đời của hàng loạt vào công nghệ
mới Với những đột phá về công nghệ trong các lĩnh vực như trí
tuệ nhân tạo AI, robot, xe tự lái, công nghệ nano, công nghệ sinh
học, công nghệ in 3D…
2.2 Nhà khởi nghiệp là gì?
Nhà khởi nghiệp là người có ý tưởng kinh doanh riêng có xu hướng trở thành người quản lý, người sáng lập hoặc đồng sáng lập ra những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới, …
Trang 72.3 Vốn khởi nghiệp là gì?
Vốn khởi nghiệp là khoản đầu tư tài chính cho việc phát triển một công ty hoặc sản phẩm mới
Vốn khởi nghiệp có thể được cung cấp bởi các nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần hoặc các ngân hàng truyền thống Trong mọi trường hợp, người mong muốn nhận được vốn khởi nghiệp thường phải có một kế hoạch kinh doanh vững chắc hoặc sản phẩm mẫu
Vốn khởi nghiệp được sử dụng để thanh toán cho bất kì hoặc mọi chi phí cần thiết
để tạo ra một doanh nghiệp mới, bao gồm tiền thuê nhân viên mới, thuê không gian văn phòng, giấy phép, hàng tồn kho, nghiên cứu và thử nghiệm thị trường, sản xuất sản phẩm, tiếp thị, …
VD: Khoản vay kinh doanh từ các ngân hàng, vốn đầu tư mạo hiểm từ nhà đầu tư, vốn tại trợ từ các nhà đầu tư thiên thần
2.4 Cơ hội khởi nghiệp là gì?
Cơ hội là khả năng, tiềm năng để thực hiện một việc gì đó thành công hoặc đạt được một kết quả mong muốn tại một thời điểm hội tụ một số điều kiện thuận lợi
Vì vậy, cơ hội khởi nghiệp là những thời cơ quan trọng trong những thời điểm thích hợp mang lại cơ hội, may mắn để bạn có được sự nghiệp thành công Trong khởi nghiệp, khởi nghiệp trong thời đại 4.0 được coi là một cơ hội “có một không hai” dành cho người trẻ bởi một số lí do:
Tinh thần khởi nghiệp “sục sôi”
Nhạy bén với công nghệ và các xu hướng mới
Được ưu tiên hơn trong hỗ trợ về vốn, vấn đề pháp lý
2.5 Tại sao cần khởi nghiệp?
Khởi nghiệp mang lại rất nhiều giá trị cho bản thân cũng như nhiều lợi ích cho xã hội, cho người lao động
Đối với cá nhân theo đuổi việc khởi nghiệp, hoạt động này giúp họ tạo ra công việc, thu nhập cho chính mình mà không phải bắt đầu từ việc đi làm thuê Họ được tự do trong công việc, và nếu công ty của họ phát triển tốt thì nguồn thu nhập của họ có thể cao gấp nhiều lần so với thu nhập do đi làm thuê mang lại
Trang 8Đối với xã hội và nền kinh tế thì các công ty khởi nghiệp tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm Điều này giúp đất nước giải quyết tình trạng thất nghiệp, tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động nuôi sống bản thân và gia đình Bằng việc tạo ra lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, giữ tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế ở mức an toàn, khởi nghiệp thành công gián tiếp góp phần
ổn định xã hội, giảm thiểu các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra như trộm cắp, bài bạc, đua xe, ma túy Khởi nghiệp cũng góp phần giảm áp lực lên nền kinh tế, trợ cấp xã hội, đưa đất nước ngày càng phát triển
CHƯƠNG 2: Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp và các điều kiện cần thiết để lập
kế hoạch cụ thể
1 Đánh giá bản thân
Dựa vào kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn và kỹ năng liên quan đến ngành kiểm toán, ta có thể đánh giá được bản thân và vận dụng thế mạnh của mình để phát triển công việc này
Đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của bản thân:
Ưu điểm: trung thực, có tính tỉ mỉ, cẩn trọng, biết làm việc nhóm, sắp xếp thời gian biểu hợp lí, thành thục các kĩ năng tin học và học tập chăm chỉ Nhược điểm: giao tiếp còn kém, vốn tiếng anh còn yếu, chưa biết mở rộng mối quan hệ với thầy cô, bạn bè
Mỗi chúng ta khi còn đang là sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cần trau dồi thật tốt kiến thức, kỹ năng, khắc phục những nhược điểm hiện có, phát huy những
ưu điểm của mình để sau này tham gia bất kì doanh nghiệp nào cũng không còn bị
bỡ ngỡ, lúng túng Các thao tác nghề nghiệp phải trở nên chuyên nghiệp và hiệu quả
2 Xác định mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp kiểm toán được xác định là mục tiêu hướng đến của những người đã và đang hoặc sắp làm việc trong vai trò kiểm toán
Một kiểm toán viên có định hướng như thế nào, muốn thăng
tiến lên vai trò nào thì đó sẽ là cái đích để ta phấn đấu, chuẩn
Trang 9bị những gì và nỗ lực trong thời gian bao lâu để hoàn thành từng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn Hiểu đúng về mục tiêu kiểm toán thường là bước đệm để ta xác định lộ trình sự nghiệp cho mình và gia tăng cơ hội thành công
Để xác định mục tiêu nghề nghiệp kiểm toán chúng ta cần cân nhắc dựa trên những yếu tố như:
Kỳ vọng của bản thân (sở thích, mong muốn)
Trình độ, bằng cấp và điều kiện hiện tại (về số năm kinh nghiệm làm việc trong vai trò kiểm toán)
Phân tích thực trạng thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng kiểm toán, các đánh giá về triển vọng nghề nghiệp
Hiểu rõ yêu cầu của nhà tuyển dụng cho ứng viên các vị trí như trợ ký kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán để biết mình còn thiếu gì thì mới đạt được các mục tiêu
Xác định lộ trình thăng tiến sau khi có mục tiêu cụ thể
a) Trong ngắn hạn: Những mục tiêu được cần đạt được trong vòng 3 tháng đến 6 năm khi còn đang là sinh viên và đã đi làm được 1-2 năm đầu
• Hoàn thành những môn học đại cương, chuyên ngành trong trường ở mức khá trở lên (trên 8.0) và không môn nào bị F
• Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình cần nắm vững
• Có các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, chứng chỉ kế toán-kiểm toán
• Tham gia các hoạt động truyền thông để trau dồi kĩ năng
b) Trong dài hạn:
• Trở thành một chuyên gia kiểm toán với vị trí quản lý, hay bất cứ bộ phận nào mà bản thân hướng tới
• Có khả năng phân tích tài chính chi tiết và đưa ra các giải pháp quản lý tài chính
• Tham gia vào quy trình ra quyết định chiến lược và góp phần vào sự phát triển bền vững của tổ chức, doanh nghiệp mình hoạt động
• Không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ năng và áp dụng những giải pháp sáng tạo để đạt được mục tiêu, hiệu quả trong công việc
Trang 103 Nghiên cứu công việc
3.1 Mô tả về công việc kiểm toán viên
Công việc của kiểm toán viên bao gồm rất nhiều mục nhỏ thuộc lĩnh vực tài chính
Cụ thể, phải kiểm định các báo cáo tài chính sao cho đúng pháp luật nhất Sau đó tổng hợp, phân tích và vạch ra định hướng sử dụng dòng tiền hiệu quả nhất Trong quá trình làm việc, kiểm toán viên có trách nhiệm như sau:
Tư vấn tài chính cho doanh nghiệp Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu để có đầu tư đúng đắn nhất
Gợi ý hướng sử dụng tài chính hiệu quả và tiết kiệm hơn
Lên kế hoạch kiểm toán dựa trên mục tiêu kinh doanh và giới hạn tài chính Thu thập số liệu để làm tổng hợp báo cáo tài chính
Chứng minh tính pháp lý của các báo cáo tài chính
Triển khai các chương trình kiểm toán theo từng giai đoạn khác nhau 3.2 Các loại kiểm toán
• Kiểm toán nhà nước: Làm việc trong các cơ quan hoặc doanh nghiệp nhà nước
• Kiểm toán độc lập: Làm việc tại các công ty startup hoặc các công ty chuyên về kiểm toán Đây là hình thức kiểm toán viên phổ biến nhất
• Kiểm toán nội bộ: Làm việc trong các doanh nghiệp và tổ chức có quy mô lớn 3.3 Cơ hội việc làm
Càng nhiều công ty được thành lập thì càng nhiều vị trí kiểm toán viên còn trống Nhân viên kiểm toán ảnh hưởng quan trọng đến quyết định tài chính nên nơi nào cũng cần tuyển dụng người xứng đáng nhất
Sự phát triển của hàng loạt doanh nghiệp đã mở rộng cơ hội việc làm cho ngành kế toán – kiểm toán Thông thường, kiểm toán viên có thể làm việc tại:
Bộ phận kiểm toán trực thuộc nội bộ doanh nghiệp lớn, nhỏ
Kiểm toán viên freelancer làm việc tại nhà (có thể thông qua các trang web như: topcv.vn; mywork.vn; upwork.com; linkedin.com)
Các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức hành chính, tổ chức xã hội, quỹ từ thiễn Các tổ chức kiểm toán quốc tế (VD: BIG4 gồm
Ernst&Young, KPMG, PwC và Deloitte)
Trường Cao đẳng/Đại học dạy chuyên ngành kế toán – kiểm toán (Học viện ngân hàng, Đại học kinh tế Quốc dân; )
Trang 113.4 Mức lương của một kiểm toán viên cơ bản
Hiện nay, trên thị trường, mức lương trung bình của kiểm toán viên sẽ rơi vào khoảng hơn 9 triệu đồng/tháng Mức lương phổ biến được trả cho kiểm toán viên rơi vào khoảng từ 8 triệu đồng đến 12 triệu đồng Dựa vào nhiều yếu tố khác nhau
mà doanh nghiệp sẽ quyết định mức lương trả cho người lao động Chẳng hạn như: Kiểm toán viên bậc thấp nhất có mức lương từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng Kiểm toán viên bậc thấp có mức lương từ 7 đến 10 triệu đồng/tháng Mức lương kiểm toán viên bậc trung bình từ 10 đến 15 triệu đồng/tháng Mức lương kiểm toán viên bậc cao từ 15 đến 20 triệu đồng/tháng
4 Cân nhắc tình hình tài chính
Để bước chân vào nghề, trước hết phải hoàn thành bậc đại học Chúng ta cần xem xét tình hình tài chính sao cho phù hợp với mức học phí của các trường Một vài trường có đào tạo ngành Kế toán-Kiểm toán có mức học phí như sau:
Học viện Ngân hàng: 12,5 triệu đồng/năm học (đối với hệ đào tạo đại trà) Trường Đại học kinh tế Quốc dân: 15 – 20 triệu đồng/năm học đối với hệ chính quy; học phí các chương trình đặc thù từ 40 – 60 triệu đồng/năm học Học viện Tài chính: Học phí chương trình chuẩn là 15 triệu
đồng/năm, chương trình chất lượng cao là 45 triệu đồng/năm
Sau đó, xét tới chi phí để sở hữu chứng chỉ nghề, chứng chỉ ngoại
ngữ hoặc học cao học để nâng cao khả năng thăng tiến Tuy nhiên,
ta không nên để tiền bạc cản trở mình tiếp cận với các chương trình
đào tạo mà bạn mong muốn tham gia Vì đầu tư kiến thức chưa bao
giờ là lãng phí cả
5 Suy nghĩ về kinh nghiệm học vấn trước khi bước vào ngành mới
Kiểm toán là một trong những ngành nghề đặc thù đòi hỏi những điều kiện rất khắt khe về kiến thức chuyên môn Để bước chân vào ngành này, sinh viên ngành Kiểm toán phải đáp ứng nhiều yêu cầu như: có kiến thức chuyên môn vững vàng; khả năng học hỏi và tự học; khả năng phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề; phong cách làm việc chuyên nghiệp và thận trọng
Năm 2016, Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) đã đưa ra bảy năng lực chính mà kiểm toán viên cần trang bị; trong đó, năng lực chuyên môn được xếp hàng đầu Do vậy, để trở thành một kiểm toán viên tương lai, chúng tôi chú trọng
Trang 12Hiện là một sinh viên ngành Kế toán - Kiểm toán đang theo học chương trình đại trà Học viện Ngân Hàng, chúng tôi phải tập trung hoàn thành các môn học, đặc biệt là các môn chuyên ngành như: Nguyên lý Kế toán, Kế toán tài chính, Kiểm toán căn bản, Từ đó, chúng tôi có thể nắm vững những kiến thức cơ bản, nền tảng về chuyên ngành Kiểm toán Sau 4 năm đại học, chúng tôi sẽ lấy được Bằng
cử nhân Học viện Ngân Hàng và có thể tiếp tục học lên chương trình thạc sĩ Ngoài việc học tập trong trường, chúng tôi cũng đang theo học chương trình ACCA (the Association of Chartered Certified Accountants) bởi đó không chỉ là một chứng chỉ quốc tế quan trọng chứng minh khả năng nghề nghiệp và chuyên môn của một kiểm toán viên mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong nhiều ngành kinh tế khác nhau
Theo quy định tại khoản b Điều 15 Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12, người có điều kiện được đăng ký hành nghề kiểm toán phải có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên Do đó, với lợi thế là chứng chỉ ACCA, chúng tôi sẽ đăng ký thực tập tại Big 4 Kiểm toán (PricewaterhouseCoopers, Deloitte, Ernst and Young, và KPMG) để có cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, cũng như giao lưu và học hỏi từ các chuyên gia, đồng nghiệp và bạn bè trong ngành Qua đó, sau khi ra trường một thời gian, chúng tôi có thể lấy được Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề Kiểm toán Bên cạnh việc bổ sung kiến thức trực tiếp, chúng tôi còn có thể tìm hiểu kiến thức, kinh nghiệm và rèn luyện bản thân qua việc nghiên cứu khoa học do nhà trường tổ chức trong chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán và các cuộc thi khác như: Hành trang Kế Kiểm, A&A Arena: Đấu trường Kế Kiểm, Thông qua các cuộc thi lớn này, chúng tôi có thể mở rộng nhiều mối quan hệ hữu ích và xây dựng hình ảnh cá nhân chuyên nghiệp trong mắt các nhà tuyển dụng
Ngoài ra, sinh viên ngành Kế Kiểm như chúng tôi cũng luôn chú trọng đến việc tự học và cập nhật những kiến thức mới nhất trong ngành cũng như là các quy định mới của pháp luật Bởi vì ngành kiểm toán là một ngành đòi hỏi sự thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường kinh doanh nên chúng tôi cần phải theo dõi và nắm bắt được những xu hướng, vấn đề và giải pháp mới trong lĩnh vực kiểm toán thông qua một số nguồn thông tin hữu ích như là các tạp chí, sách, website hay podcast chuyên về kiểm toán như: Tạp chí Kiểm toán Việt Nam, Diễn đàn Dân
Kế toán, Podcast Kiểm toán - Nghề nghiệp của tương lai,