1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn lập kế hoạch khởi nghiệp ngành kinh doanh xuất khẩu gạo lứt

18 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lập Kế Hoạch Khởi Nghiệp Ngành Kinh Doanh Xuất Khẩu Gạo Lứt
Tác giả Đoàn Sơn Thủy, Nguyễn Thị Thùy Trang, Lê Thị Thuý, Lê Ngọc Minh, Nguyễn Thị Phương Thảo, Lữ Văn Tâm
Người hướng dẫn TS. Bùi Thị Thanh Tình
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Nguyên Lý Kế Toán (ACT01A)
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tàiLúa gạo là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vàoGDP, tạo việc làm cho nhiều người lao động, và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.Hiện

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TẬP LỚN Học phần: Nguyên Lý Kế Toán (ACT01A)

ĐỀ TÀI: LẬP KẾ HOẠCH KHỞI NGHIỆP NGÀNH KINH DOANH XUẤT

KHẨU GẠO LỨT

Giảng viên hướng dẫn: TS Bùi Thị Thanh Tình

Danh sách nhóm 11

Hà Nội, 2024

Trang 2

Mục lục

Lý do chọn đề tài……….….……… 1

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……….….…… 1

Mục tiêu nghiên cứu……….…… 1

Lời cam đoan……… 1

Chương I: Khái niệm liên quan đến khởi nghiệp……….…… 1

1.1 Khái niệm về khởi nghiệp……….… 2

1.2 Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp……….… 2

1.2.1 Khởi nghiệp 4.0 là gì? 2

1.2.2 Vốn khởi nghiệp là gì? 2

1.2.3 Cơ hội khởi nghiệp……….……… 3

1.2.4 Tại sao cần khởi nghiệp? 4

Chương II: Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp và các điều kiện cần thiết để lập kế hoạch cụ thể……… ……….………… 4

2.1 Khái niệm kinh doanh hàng xuất khẩu……… …… 4

2.2 Các bước lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp……….…… 4

2.2.1 Tự đánh giá bản thân……….……… ……… 5

2.2.2 Xác định mục tiêu……….………… 7

2.2.3 Nghiên cứu công việc xuất khẩu gạo lứt……….……… 7

2.2.4 Cân nhắc về tài chính……… 8

2.2.5 Tìm hiểu về kiến thức, kinh nghiệm cần thiết khi bước vào ngành xuất khẩu gạo lứt……… 9

2.2.6 Cân nhắc tính ổn định của ngành xuất khẩu gạo lứt……… 9

2.2.7 Lập kế hoạch và hành động rõ ràng……… 10

KẾT LUẬN……… 14

Tài liệu tham khảo……… 15

Trang 3

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT DỘNG CỦA NHÓM 11

ST

T

tưởng, làm nội dung chương 1

Tốt

2 Nguyễn Thị Thùy Trang 25A4061180 Đóng góp ý

tưởng, làm nội dung phần 2.2.7

Tốt

3 Đoàn Sơn Thủy 25A4061168 Đóng góp ý

tưởng, làm nội dung phần 2.1, 2.2.1, kết luận

Tốt

4 Lê Ngọc Minh 25A4050653 Tổng hợp Word,

đóng góp ý tưởng, chỉnh sửa nội dung, làm nội dung phần mở đầu

Tốt

5 Nguyễn Thị Phương

Thảo 24A4052045 Đóng góp ý tưởng, làm nội

dung phần 2.2.5, 2.2.6, phân chia công việc

Tốt

6 Lữ Văn Tâm 23A4060217 Đóng góp ý tưởng

, làm nội dung phần 2.2.2, 2.2.3

Tốt

Trang 4

Lý do chọn đề tài

Lúa gạo là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào GDP, tạo việc làm cho nhiều người lao động, và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Hiện nay, ngành xuất nhập khẩu gạo lứt Việt Nam đang có nhiều tiềm năng phát triển

và là một trong những ngành hàng quan trọng của Việt Nam đối với xuất khẩu gạo lứt nói riêng và gạo nói chung Xuất khẩu gạo nói chung đã đóng góp một phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu, mang về nguồn lớn ngoại tệ cho Việt Nam

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nhận diện được những điều kiện cần thiết liên quan đến khởi nghiệp về kinh doanh xuất nhập khẩu gạo lứt

Phạm vi nghiên cứu: Thị trường trong nước và quốc tế xoay quanh ngành nghề kinh doanh xuất - nhập khẩu gạo lứt

Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở vận dụng những kiến thức cơ bản về hoạt động xuất khẩu, hệ thống các lý thuyết về thương mại quốc tế cùng việc xem xét thực trạng xuất khẩu của nước ta, tìm hiểu và phân tích toàn diện về ngành kinh doanh hàng xuất khẩu gạo lứt tại Việt Nam

và đề xuất các giải pháp để nâng cao sự cạnh tranh và hiệu quả của ngành này trên thị trường quốc tế

Lời cam đoan

Nhóm 11 xin được cam đoan đây là sản phẩm nghiên cứu khoa học của nhóm Mọi tài liệu và kết quả nghiên cứu được đảm bảo tính chính xác, rõ ràng về nguồn gốc và được phép công bố Kết quả nghiên cứu trong bài luận được sử dụng lần đầu và chưa được thông qua trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác Nhóm xin cam đoan rằng sẵn sàng chịu toàn bộ trách nhiệm nếu có sự thiếu trung thực về thông tin hay kết quả sử dụng trong bài nghiên cứu này

Chương I: Khái niệm liên quan đến khởi nghiệp

1.1 Khái niệm về khởi nghiệp

- Khái niệm “khởi nghiệp”:

Khởi nghiệp có thể là quá trình tạo ra một lĩnh vực hoạt động mới cho riêng mình Qua

đó có thể thuê các nhân viên về làm việc và là người quản lý công ty, doanh nghiệp của mình

1

Trang 5

- Phân biệt khởi nghiệp với “startup”:

Khởi nghiệp là hành động bắt đầu một nghề nghiệp, mà hình thức thường thấy nhất đó

là thành lập một doanh nghiệp để kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó Khái niệm

“khởi nghiệp” đã tồn tại từ rất lâu và đã diễn ra ở nhiều quốc gia từ hàng trăm năm nay, trong khi đó khái niệm “startup” chỉ mới xuất hiện gần đây

Có nhiều khái niệm khác nhau về “startup” nhưng hầu hết đều thống nhất với nhau rằng “startup là một danh từ chỉ một nhóm người hoặc một công ty cùng nhau làm một điều chưa chắn chắn thành công Theo Neil Blumenthal, Đồng Giám đốc điều hành của Warby Parky trích dẫn trên tạp chí Forbes: “Startup là một công ty hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề mà giải pháp đối với vấn đề đó chưa rõ ràng và sự thành công không được đảm bảo”

Như vậy, chúng ta có thể thấy một điều rất rõ ràng: “khởi nghiệp” là một động từ trong khi đó “startup” là một danh từ “Khởi nghiệp” nói về việc bắt đầu hoạt động kinh doanh riêng còn “startup” nói về một nhóm người hoặc một công ty

1.2 Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp

1.2.1 Khởi nghiệp 4.0 là gì?

Khởi nghiệp 4.0 là khi con người ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo và các loại máy móc thay thế để làm những công việc mà đáng ra con người phải làm Hiện tại, ứng dụng công nghệ vào kinh doanh đang là xu hướng rất phổ biến

Các đặc điểm nổi bật của khởi nghiệp thời đại 4.0 bao gồm:

- Mức vốn bỏ ra không cần quá lớn, quá trình triển khai nhanh chóng

- Đo lường được tần suất hiệu quả trong khoảng thời gian cụ thể

- Nâng cao đáng kể hiệu quả sản xuất sản phẩm và cho phép tạo ra một sản phẩm riêng biệt dành cho đại chúng

- Không phải ai cũng có thể thành công trong khởi nghiệp 4.0 Bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố đi kèm khác như kiến thức, kinh nghiệm, sự may mắn Ở Việt Nam thì mô hình startup này đang khá phổ biến theo dạng trung gian kết nối các lĩnh vực như ăn uống, đi lại, giao hàng, mua sắm, dịch vụ, việc làm,…

1.2.2 Vốn khởi nghiệp là gì?

Vốn khởi nghiệp là khoản đầu tư tài chính cho việc phát triển một công ty hoặc sản phẩm mới Vốn khởi nghiệp có thể được cung cấp bởi các nhà đầu tư mạo hiểm, nhà

2

Trang 6

đầu tư thiên thần hoặc các ngân hàng truyền thống Trong mọi trường hợp, người mong muốn nhận được vốn khởi nghiệp thường phải có một kế hoạch kinh doanh vững chắc hoặc sản phẩm mẫu

Vốn khởi nghiệp được sử dụng để thanh toán cho bất kì hoặc mọi chi phí cần thiết để tạo ra một doanh nghiệp mới, bao gồm tiền thuê nhân viên mới, thuê không gian văn phòng, giấy phép, hàng tồn kho, nghiên cứu và thử nghiệm thị trường, sản xuất sản phẩm, tiếp thị,…

1.2.3 Cơ hội khởi nghiệp

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội Việt Nam là những yếu tố tạo nên môi trường thuận lợi, là cơ hội cho việc khởi nghiệp Cụ thể một số những yếu tố có thể kể đến như:

Tự nhiên: tài nguyên đa dạng có tiềm năng khai thác lớn, gần với các nước công nghiệp, các nước có nền kinh tế phát có nhiều thuận lợi trao đổi khoa học công nghệ, tiếp thu nhiều kinh nghiệp cho hoạt động khởi nghiệp

Kinh tế: nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh

tế đa dạng cho các ý tưởng khởi nghiệp - khởi nghiệp diễn ra tự do và có sự quản lý, hướng dẫn chỉ đạo và đặc biệt là vai trò định hướng của nhà nước giúp cho các nhà khởi nghiệp có đường lối phát triển tốt hơn

Chính trị: nền chính trị ổn định, quan hệ ngoại giao với các nước hoà bình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn, công nghệ từ nước ngoài cũng như hoạt động kinh doanh mở rộng ra thị trường thế giới

Văn hoá – xã hội: nền văn hoá phong phú, vừa đậm đà bản sắc dân tộc vừa tiến bộ tạo

cơ hội tiếp thu và thích nghi tốt với các nền văn hoá khác trên thế giới, tạo dựng trong các cá nhân có mục tiêu khởi nghiệp những giá trị đạo đức và ý thức kỷ luật, nghiêm túc với sản phẩm khởi nghiệp của bản thân

Khoa học công nghệ: Thời đại công nghiệp 4.0 đang làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn trong việc tiếp cận những điều kiện cần thiết Trong bối cảnh hiện nay, startup đang có nhiều thuận lợi, mở ra nhiều thuận lợi và cơ hội mới Chính sách của nhà nước, hỗ trợ khởi nghiệp đa dạng Môi trường kinh tế thế giới cũng như Việt Nam đang có tăng trưởng mạnh mẽ, là đòn bẩy thúc đẩy các công ty startup Sự đa dạng các ngành nghề và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty startup

Việt Nam hiện xếp thứ 46/132 quốc gia với nền kinh tế theo báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2023 và là một trong ba quốc gia có kết quả đổi mới sáng tạo vượt

3

Trang 7

trội hơn so với mức độ phát triển trong 13 năm liên tiếp Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đã tăng từ vị trí thứ 5 lên vị trí thứ 3 trong số 6 nền kinh tế hàng đầu Đông Nam

Á, thể hiện ở tỷ lệ vốn đầu tư vào thị trường khởi nghiệp sáng tạo cũng như số lượng các nhà đầu tư, quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam Trong 6 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam vẫn đứng thứ ba khu vực Đông Nam

Á, với tổng giá trị đầu tư đạt 413 triệu USD

Trong bức tranh chân dung thế hệ người tiêu dùng thì người trẻ luôn là người tiên phong đầu tiên trong hành trình khởi nghiệp Theo khảo sát của Navigos Group trong báo cáo “Thế hệ Y người Việt tham vọng sự nghiệp và khát vọng khởi nghiệp” cho thấy có tới 77% đáp viên thuộc gen Y (sinh năm 1996-2000) cho rằng cuộc cách mạng 4.0 sẽ tạo ra cho họ nhiều cơ hội mới để họ có thể phát triển sự nghiệp và bắt đầu đến với con đường startup

1.2.4 Tại sao cần khởi nghiệp?

Việc quyết định khởi nghiệp hay không còn phụ thuộc nhiều vào bản lĩnh, tư duy cũng như khả năng cần có cho quá trình bắt đầu khởi nghiệp đến khởi nghiệp thành công Tuy nhiên, đối với những ai có mong muốn khởi nghiệp và có quyết tâm khởi nghiệp thì việc lựa chọn hoạt động này cũng đem đến nhiều điều thú vị và hấp dẫn như: Cơ hội khẳng định giá trị bản thân, tự chủ về tài chính, độc lập trong cuộc sống, phát triển

tư duy, năng lực bản thân và trưởng thành, phát triển các mối quan hệ xã hội, rèn luyện được những kỹ năng đáng có trong cuộc sống

Chương II: Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp và các điều kiện cần thiết để lập

kế hoạch cụ thể

2.1 Khái niệm kinh doanh hàng xuất khẩu

Xuất khẩu hay xuất cảng trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa

và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF

là việc bán hàng hóa cho nước ngoài

Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế,

ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ

2.2 Các bước lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp

4

Trang 8

Ngành Kinh doanh quốc tế bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi, giao dịch thương mại như chuyển giao hàng hóa, dịch vụ, tài nguyên, con người, ý tưởng và công nghệ giữa các quốc gia Đúng như tên gọi, ngành kinh doanh quốc tế mang tính chất toàn cầu và hội nhập rất cao Là một ngành học cực kì thịnh hành và phù hợp với

xu thế hiện nay của toàn cầu

Đối với sinh viên, trong suốt thời gian học tập, các bạn sẽ nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của luật trong việc hỗ trợ quyết định chiến lược và phát triển bền vững của doanh nghiệp, một doanh nghiệp có một một chuyên viên kinh doanh quốc tế tốt

sẽ giúp doanh nghiệp tránh khỏi những thiệt hại không đáng có và rào cản về lãnh thỗ

để hoạt động xuất khẩu diễn ra dễ dàng hơn Sự học hỏi không chỉ giới hạn trong giảng đường mà còn mở rộng ra các hoạt động ngoại khoá, thực tập và dự án nghiên cứu Nhờ đó, sinh viên sẽ trang bị được những kỹ năng mềm quan trọng như làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả và giải quyết vấn đề đa dạng

Khởi nghiệp cần trang bị kiến thức luật một cách rõ ràng, không chỉ là việc tìm kiếm việc làm, mà còn là chủ đề đầy thách thức và cơ hội sáng tạo Khi lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp, sinh viên cần tập trung vào việc xây dựng đam mê và tầm nhìn dài hạn Cơ hội khởi nghiệp sẽ rộng mở và dễ dàng hơn nếu bạn nắm bắt được thị trường quốc tế cần gì, muốn gì và mình có đáp ứng được hay không, kiến thức về kinh doanh quốc tế giúp cho quá trình khởi nghiệp thuận lợi hơn, có thể là việc sáng lập một doanh nghiệp mới, cung cấp dịch vụ đột phá và hiện đại, hoặc tham gia vào những

dự án chuyên nghiệp đòi hỏi sự sáng tạo và kỹ năng quản lý

Để trở thành những doanh nhân xuất sắc, sinh viên cần cải thiện không chỉ kỹ năng chuyên môn mà còn lòng kiên nhẫn và khả năng thích nghi với sự biến đổi của ngành công nghiệp Kinh doanh quốc tế luôn thay đổi để luôn phù hợp với khách quan thực tiễn Do đó, việc hiểu và nắm bắt được sẽ giúp bạn đi trước mọi người, đi trước

cả về tầm nhìn cũng như chiến lược

Cuối cùng, sự thành công trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế không chỉ đơn thuần là vấn đề cá nhân mà còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ và hợp tác của cộng đồng sinh viên và giảng viên Việc xây dựng mạng lưới quan hệ vững chắc sẽ giúp sinh viên tận dụng những cơ hội thực tập, dự án nghiên cứu và các sự kiện chuyên ngành quan trọng Từ đó, họ có thể chia sẻ và học hỏi từ những kinh nghiệm thực tế, tiếp cận những giá trị ý nghĩa và đồng hành cùng nhau trên con đường chinh phục ước mơ - một cuộc hành trình phát triển nghề nghiệp đầy hứa hẹn và thành công

2.2.1 Tự đánh giá bản thân

Điểm mạnh:

5

Trang 9

- Xuất thân: Sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế, có nền tảng vững chắc về lĩnh vực kinh doanh kinh tế và kinh doanh xuất nhập khẩu Am hiểu về thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế

- Kinh nghiệm: Các thành viên đều có kinh nghiệm làm nhân viên chăm sóc khách hàng, sales, nhân viên kinh doanh Đã từng tham gia, cũng như có kiến thức từ các cuộc ngoại khóa, nghiên cứu về khởi nghiệp đối với thị trường quốc tế

- Kỹ năng: sáng tạo, nhiệt huyết, mạnh về tin học văn, công nghệ thông tin và đặc biệt là tiếng anh khi làm việc với khách hàng quốc Kỹ năng thuyết trình – đàm phán cũng là một thế mạnh đối với khoa Kinh doanh quốc tế

-Ý tưởng: Luôn năng động và có những ý tưởng để đưa vào những dự án khởi nghiệp, sẵn sàng đưa ra những ý tưởng mới lạ và khác biệt với đối thủ cạnh tranh -Sự kiên trì và nỗ lực bền bỉ: Luôn kiên trì với dự án, khởi nghiệp bền bỉ và không ngừng cố gắng Sẵn sàng đón nhận thất bại, để tích lũy những kinh nghiệm để tìm ra những phương pháp mới, sửa đổi những sai lầm và tận dụng, phát huy những điểm mạnh

Điểm yếu:

- Kinh nghiệm hoạt động thực chiến trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu còn ít với thời gian làm việc ngắn Chưa được tham gia trải nghiệm thực tế với thị trường nước ngoài

- Mối quan hệ: Chưa có nhiều mối quan hệ với các xưởng sản xuất, doanh nghiệp, về gạo lứt trong nước và thế giới Nhu cầu của từng quốc gia đối với sản phẩm gạo lứt

Cần cải thiện:

- Kiến thức và mối quan hệ: Sẵn sàng tham gia vào các khóa học bổ sung, hội thảo và sự kiện liên quan để duy trì sự cập nhật kiến thức về kinh doanh xuất khẩu; tìm

ra những phương pháp kinh doanh sáng tạo, phù hợp với đối tượng khách hàng mà mình nhắm đến; mở rộng mạng lưới mối quan hệ trong ngành

- Luôn sẵn sàng thử nghiệm các dự án: Sẵn sàng đưa các dự án trên giấy đi vào thực tế để kiểm chứng cũng như đánh giá thị trường nào phù hợp với đối tượng khách hàng mà mình nhắm đến để rút ra kinh nghiệm

- Kỹ năng hoạch định chiến lược: Lập kế hoạch kinh doanh là một hoạt động vô cùng quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh Bao gồm việc xác định chiến lược và hướng đi của công ty, cũng như quyết định về phân bổ nguồn lực và nhân sự Đây là một kỹ năng quan trọng để quá trình khởi nghiệp được liền mạch và rõ ràng hơn

6

Trang 10

2.2.2 Xác định mục tiêu

Mục tiêu tổng quát là phát triển các thị trường xuất khẩu gạo lứt với quy mô, cơ cấu thị trường hợp lý, ổn định, bền vững và hiê Šu quả; phát triển các thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng; tăng cường đưa sản phẩm gạo lứt Việt Nam vào các kênh phân phối trực tiếp tại các thị trường, đảm bảo hiệu quả xuất khẩu, khẳng định uy tín và thương hiê Šu gạo lứt Viê Št Nam trên thị trường, phấn đấu vào năm 2030 lượng gạo xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn Mục tiêu cụ thể: Nâng cao sản lượng, chất lượng gạo và giá trị xuất khẩu gạo Mở rộng phát triển thị trường phát triển xuất khẩu sang các nước Bắc Âu Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ khoa học tiên tiến vào sản xuất

2.2.3 Nghiên cứu công việc xuất khẩu gạo lứt

a Nghiên cứu đối tượng khách hàng

- Philippines vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với khối lượng nhập khẩu trong 11 tháng năm 2023 đạt 2,87 triệu tấn

- Indonesia vươn lên vị trí thứ hai về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam do Chính phủ Indonesia tăng cường nhập khẩu nhằm bảo đảm an ninh lương thực trong nước

b Nghiên cứu sản phẩm

Gạo lứt là loại gạo chỉ được xay sơ qua để loại bỏ vỏ trấu và vẫn giữ được lớp cám gạo bên ngoài, chứ không được xát bỏ, cũng chính vì thế mà thành phần dinh dưỡng của gạo lứt cao hơn gạo thường Giống lúa khoẻ thích nghi tốt với khí hậu Việt nam, thời gian canh tác ngắn cho ra sản lượng cao

-Gạo lứt đỏ thường có màu đỏ nâu nên thường bị nhầm với gạo huyết rồng

Cách phân biệt là tách đôi thử hạt gạo, nếu thấy phần lõi bên trong có màu trắng là gạo lứt đỏ Còn đối với gạo huyết rồng thì sẽ màu đỏ sẫm bên trong

-Gạo lứt đen thường sẽ có màu tím than, chứ không phải màu đen hoàn toàn Loại gạo này có lượng đường thấp, hàm lượng chất xơ và hợp chất thực vật cực kì cao -Gạo lứt tẻ thường sẽ khá giống với các loại gạo trắng, chỉ khác một chút là gạo lứt tẻ

sẽ có màu trắng ngà do còn nguyên lớp vỏ cám Gạo lứt tẻ được chia làm 2 loại là gạo lứt tẻ tròn và gạo lứt tẻ dài

-Gạo lứt nếp: Loại gạo này bắt nguồn từ những loại nếp khác nhau như nếp than, nếp hương, nếp hoa vàng, Gạo lứt nếp thường dùng để nấu xôi, nấu chè do hạt gạxo sau vẫn giữ được độ dính và dẻo

d Tìm hiểu đối tác, mở rộng mối quan hệ

Trong thời kỳ toàn cầu hóa, việc hợp tác tạo ra cơ hội mở rộng mối quan hệ với đối tác

và khách hàng là cách nhanh nhất để phát triển doanh nghiệp, nhưng cùng với đó luôn

là những rủi ro đi kèm khi khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu khi mới

7

Ngày đăng: 24/06/2024, 18:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w