Tiểu luận lập kế hoạch khởi nghiệp công ty tnhh corfe – sản xuất phân bón hữu cơ từ nước dừa

49 1 0
Tiểu luận lập kế hoạch khởi nghiệp công ty tnhh corfe – sản xuất phân bón hữu cơ từ nước dừa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

BÁO CÁO CUỐI KỲ MÔN

ĐỔI MỚI-SÁNG TẠO VÀ KHỞI NGHIỆP

LẬP KẾ HOẠCH KHỞI NGHIỆP:

CÔNG TY TNHH CORFE – SẢN XUẤT PHÂN BÓNHỮU CƠ TỪ NƯỚC DỪA

Giảng viên: TS TRƯƠNG MINH CHƯƠNG

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Bách Khoa ,đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốtquá trình tham gia lớp Đổi Mới-Sáng Tạo và Khởi Nghiệp Nhóm cũng xin gửi lời cảmơn đến giảng viên Ts.Trương Minh Chương đã luôn tận tình giảng dạy, truyền đạtnhững kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong mỗi giờ lên lớp vừa qua, cũng như sựquan tâm, theo dõi sát sao của thầy Đây chắc chắn là những nền tảng quý giá, làhành trang sẽ luôn đồng hành cùng với nhóm trên con đường Quản trị kinh doanhphía trước.

Đổi Mới-Sáng Tạo và Khởi Nghiệp là môn học vô cùng thú vị, bổ ích và có tính thựctế cao, cung cấp khá nhiều lượng kiến thức cơ bản, gắn liền với nhu cầu thực tiễn Tuynhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và quá trình tiếp thu còn nhiều bỡ ngỡ.Mặc dù nhóm đã cố gắng tìm hiều, nghiên cứu để có thể hoàn thành yêu cầu của bàibáo cáo cuối kỳ nhưng chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót và chưa chính xác,rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của thầy để bài tiểu luận được hoàn thiệnhơn

Chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 6

CHƯƠNG 1: TÓM TẮT 7

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NGÀNH CÔNG NGHIỆP 9

2.1 Quy mô ngành, tốc độ tăng trưởng và dự báo doanh thu 9

2.2 Cơ cấu và bản chất của ngành 9

2.3 Xu hướng và những kỳ vọng sắp tới trong ngành 10

CHƯƠNG 3: MÔ TẢ CÔNG TY 11

3.1 Lịch sử hình thành và sứ mệnh công ty 11

3.2 Sản phẩm của công ty 11

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 12

4.1 Phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu 12

4.2 Các đặc tính nổi bật của thị trường 12

4.3 Phân tích 5 lực lượng cạnh tranh của thị trường 13

CHƯƠNG 5: TÍNH KINH TẾ CỦA DỰ ÁN 16

5.1 Nguồn doanh thu chính và tỷ suất sinh lợi 16

5.2 Đầu tư ban đầu 16

5.3 Chi phí cố định và chi phí biến đổi 16

8.2 Kiểm soát chất lượng 26

8.3 Địa điểm sản xuất 26

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TNHH: Trách Nhiệm Hữu Hạn NVL: Nguyên vật liệu

BHYT: Bảo hiểm y tế BHXH: Bảo hiểm xã hội BHTN: Bảo hiểm tai nạn BVTV: Bảo vệ thực vật

Bộ NN-PTNT: Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn HĐLĐ: Hợp đồng lao động

TNDN: Thu nhập doanh nghiệp

WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới OT (Over Time): làm việc thêm giờ

Trang 6

CHƯƠNG 1: TÓM TẮT

Ngành phân bón Việt Nam chứa nhiều tiềm năng phát triển cho các công ty khởi nghiệp nhờ vào tốc độ tăng trưởng cao và chiếm đa số thị phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Bên cạnh đó, với việc nông nghiệp xanh đang trở thành xu hướng, thị trường phân bón hữu cơ được kì vọng sẽ tăng trưởng vượt bậc so với các mảng phân bón còn lại

Nắm bắt xu thế đó, công ty Corfe được thành lập cùng sứ mệnh góp phần thúc đẩy canh tác bền vững cho địa phương Bến Tre nói riêng và nước Việt Nam nói chung Mục tiêu của công ty là tạo ra các sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh làm từ dừa bảo vệ cho đất, dinh dưỡng cho cây và an toàn cho người tiêu dùng Sản phẩm phân hữu cơ vi sinh từ dừa của Corfe được bà con nông dân đón nhận tích cực nhờ vào tính hiệu quả cho quá trình tăng trưởng của cây cũng như giải độc cho đất và an toàn với môi trường

Theo phân tích, các lực lượng cạnh tranh trong thị trường phân bón hữu cơ đều nằm ở mức trung bình và thấp, nhờ đó, thị trường có được sự tăng trưởng lợi nhuận cao và thích hợp cho công ty Corfe phát triển Về mặt kinh tế, lợi nhuận biên trên mỗi sản phẩm được kỳ vọng khoảng 17,93% Với giá bán dự tính là 80.000 đồng/lít, lợi nhuận sau thuế kỳ vọng ở mức 80% công suất tối đa là 14.341 đồng/lít Vốn đầu tư ban đầu được xác định là 2.400 triệu đồng, trong đó nhóm khởi nghiệp sẽ góp vốn chủ sở hữu là 1.400 triệu đồng và vay ngân hàng 1.000 triệu đồng với nợ gốc trả hằng năm là 100 triệu đồng Chi phí cố định của dự án gồm các khoản chi phí thuê mặt bằng (tốn nhiều nhất), chi phí khấu hao tài sản cố định, trả nợ vay và dự phòng Chi phí biến đổi của dự án gồm chi phí nguyên vật liệu (chiếm phần lớn), chi phí bán hàng, chi phí vận chuyển, điện nước và các chi phí khác Sản lượng hoà vốn là 62,04 (m3 dung dịch phân) và doanh thu hoà vốn là 4.963 triệu đồng

Ở mảng tiếp thị, sản phẩm phân bón Corfe có hàm lượng dinh dưỡng cao và thân thiện với môi trường và công ty không áp dụng chiến lực cạnh tranh về giá Corfe có 3 kênh phân phối chính gồm showroom, kênh thương mại điện tử và các đại lý Ngoài ra, công ty cũng chú trọng truyền thông và duy trì thương hiệu của sản phẩm Quy trình bán hàng của công ty bao gồm các khâu từ chuẩn bị sản phẩm, tìm nguồn và tư vấn khách hàng, giới thiệu, báo giá đơn hàng và chăm sóc hậu mãi cho khách.

Trang 7

Về thiết kế và phát triển sản phẩm, Corfe đã nghiên cứu thành công việc sản xuất ra phân hữu cơ vi sinh từ dừa, song nhiệm vụ của công ty là có được thương hiệu và quy trình sản xuất độc quyền cùng việc nâng cấp hệ thống máy móc, kênh phân phối với định hướng mở rộng quy mô sản xuất Công ty cũng ước tính rằng 1% doanh thu mỗi năm sẽ được sử dụng để nghiên cứu và cải tiến sản phẩm

Kế hoạch vận hành của công ty bao quát từ quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng, địa điểm sản xuất, môi trường pháp lý, quản lý nhân sự, kho và hàng tồn kho, nhà cung cấp, chính sách tín dụng và tiến độ sản xuất Đội ngũ quản lý chủ chốt của công ty gồm 3 thành viên với bề dày kinh nghiệm trong kinh doanh, công nghệ sinh học và tài chính Cấu trúc công ty với ban giám đốc đứng đầu và các bộ phận như tiếp thị, kinh doanh, kế toán, nhân sự và sản xuất đảm nhiệm các công việc chuyên trách

Mặt khác, Corfe đã lập ra 1 lịch trình tổng thể với 5 khâu chính là chuẩn bị, đầu tư xây đựng, sản xuất sản phẩm, bán hàng và chăm sóc khách hàng, cải tiến sản phẩm.

Cuối cùng, dự toán tài chính được lập ra để thông tin đến các nhà đầu tư về các nguồn vốn và sử dụng vốn, bảng các giả định và dự phòng thu nhập

Qua đó, Corfe kết luận rằng các chỉ số tài chính được dự phóng trong 10 năm đều ổn định, khả năng sinh lời tốt với ROE trên 50%, tỷ số hoạt động phù hợp với mô hình kinh doanh dự kiến, khả năng thanh toán nợ rất cao và đòn bẫy tài chính ở mức an toàn

Trang 8

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NGÀNH CÔNG NGHIỆP

2.1QUY MÔ NGÀNH, TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ DỰ BÁO DOANHTHU

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản xuất nông nghiệp Việt Nam cần trên 10 triệu tấn phân bón các loại mỗi năm Tính đến năm 2023, cả nước có 422 cơ sở sản xuất phân bón, trong đó vô cơ có 261 cơ sở sản xuất, hữu cơ có 161 với sản lượng đạt khoảng 7.5 triệu tấn mỗi năm với điểm nhấn ấn tượng năm 2022 là sự phát triển mạnh mẽ về sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ với khối lượng phân bón hữu cơ sản xuất đạt 2,91 triệu tấn, tăng 13,9% so với năm 2021 (Khoi, 2023) Tuy nhiên, nguồn cung trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu nội địa, nước ta vẫn còn nhập khẩu nhiều phân bón từ nước ngoài, cụ thể năm 2022 nhập khẩu 3 triệu tấn phân bón vô cơ và 0,64 triệu tấn phân bón hữu cơ (Quynh, 2023).

Trong gần như cả năm 2022, tình hình chính trị - kinh tế bất ổn trên thế giới đã đẩy giá phân bón thế giới và tại Việt Nam lên cao Đến quý IV/2022, giá phân bón ở tất cả các chửng loại đã hạ nhiệt một cách nhanh chóng (Khoi, 2023) Dù vậy, thị trường vẫn những có những điểm sáng khi mà trong những tháng đầu năm 2023, sản xuất nông nghiệp được duy trì, nông sản Việt Nam được mùa được giá, rộng cửa xuất khẩu nên đã tác động tích cực lên việc tiêu thụ phân bón nội địa, qua đó giảm bớt áp lực tồn kho (Vu, 2023).

Các bản tin của Argus (2023), công ty phân tích thị trường uy tín quốc tế, dự báo giá phân bón sẽ tăng trong năm 2023 và nhu cầu phân bón thế giới sẽ đạt 16 - 17 triệu tấn vào năm 2026 Theo Research and Markets (2023), tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm của ngành phân bón Việt Nam ước đạt 16.2% trong 10 năm kế tiếp kể từ năm 2023.

2.2CƠ CẤU VÀ BẢN CHẤT CỦA NGÀNH

Các công ty phân bón nội địa chiếm lĩnh khoảng 70% thị phần ngành phân bón trong nước Thị trường Phân bón Việt Nam bị phân mảnh khá cao, với 5 công ty hàng đầu chỉ chiếm 26,2% bao gồm Compo Expert GmbH, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí, Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam và Yara Việt Nam (xếp theo thứ tự bảng chữ cái) (phụ lục 1), trong đó Tổng công ty Phân

Trang 9

bón và Hóa chất Dầu khí và Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam là những doanh nghiệp có vốn của nhà nước (Mordor Intelligence, 2023).

2.3XU HƯỚNG VÀ NHỮNG KỲ VỌNG SẮP TỚI TRONG NGÀNH

Nông nghiệp hữu cơ sẽ là xu hướng sắp tới với việc nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp xanh, nông nghiệp bền vững được chú trọng (Research and Markets, 2023) Thống kê từ các địa phương trong cả nước cho thấy, hàng năm nước ta mới chỉ khai thác được khoảng 17 triệu tấn phân bón hữu cơ do nông hộ tự sản xuất để sử dụng trong nông nghiệp từ các nguồn nguyên liệu sẵn có nêu trên Điều này khiến việc sử dụng phân bón chất lượng cao, hàm lượng dinh dưỡng lớn, phát triển các loại phân bón hữu cơ, vi sinh, sử dụng tiết kiệm, an toàn sức khỏe và không gây ô nhiễm môi trường ngày càng được coi trọng hơn (Quynh, 2023) Điển hình là Quyết định số 4324/ QĐ-BNN-BVTV ngày 9/11/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện tăng cường sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ, sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả giai đoạn 2022-2025 (Thư viện pháp luật, 2023) Nhờ đó, thị trường phân bón hữu cơ & vi sinh được đánh giá có tiềm năng phát triển và khả năng sinh lời cao hơn phân bón hóa học.

Trang 10

CHƯƠNG 3: MÔ TẢ CÔNG TY

3.1LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ SỨ MỆNH CÔNG TY

Công ty TNHH Corfe được chính thức thành lập tháng 10 năm 2022 bởi 2 nhà sáng lập là chị Trần Lê Hoàng Ngọc và anh Lâm Hoàng Nam với tiền thân là Hộ kinh doanh sản xuất phân bón hữu cơ Trần Lê Hoàng Ngọc, sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ với kinh nghiệm trong hơn 5 năm.

Mục tiêu chính của công ty là tạo ra các sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh làm từ dừa bảo vệ cho đất, dinh dưỡng cho cây và an toàn cho người tiêu dùng.

Trong suốt những năm phát triển, công ty Corfe đã đưa sản phẩm phân bón dừa đến với tay các nhà nông ở khắp mọi miền đất nước Việt Nam với sứ mệnh góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp “xanh” và canh tác bền vững cho địa phương Bến Tre nói riêng và nước Việt Nam nói chung.

3.2SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

Sản phẩm chính của công ty Corfe là phân bón hữu cơ vi sinh với nguyên liệu chính là nước dừa lên men với vi sinh vật Công ty đã tận dụng triệt để phần nước dừa dư thừa và mật đường thừa trong sản xuất đường mía và ủ hỗn hợp này theo tỉ lệ và công nghệ của công ty để tạo ra phân bón hữu cơ chứa vi sinh vật.

Sản phẩm phân hữu cơ vi sinh từ dừa của Corfe dễ sử dụng, an toàn cho môi trường và thích hợp cho đa dạng loại cây trồng, nhiều vùng đất, khí hậu khác nhau Phân bón Corfe cung cấp đầy đủ hợp chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng Đây là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng và tạo ra năng suất của cây trồng.

Phân bón Corfe còn làm giảm lượng chất hóa học trong đất, tiêu diệt thành phần độc hại, bổ sung một lượng lớn humin, acid humic, chất mùn,… ngăn chặn rửa trôi các chất dinh dưỡng, phân giải độc tố trong đất và ngăn chặn xói mòn đất Ngoài ra, sự vận động của các vi sinh vật cũng hỗ trợ quá trình cải tạo đất nhanh chóng, cung cấp các chất kháng sinh tự nhiên giúp tăng sức đề kháng tự nhiên, sức chống chịu của cây trồng với sâu bệnh Sản phẩm mở ra định hướng phát triển nông nghiệp “xanh”, góp phần phát triển ý thức người nông dân trong việc chuyển đổi sang canh tác nông nghiệp bền vững.

Trang 11

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

4.1PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU

Phân hữu cơ là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu thô, bao gồm động vật, phân súc vật, phân người và các nguồn tự nhiên khác Phân vi sinh hay còn được gọi là phân bón hữu cơ sinh học là phân được pha trộn và cho lên men cùng các vi sinh và nguyên liệu hữu cơ trong quá trình sản xuất Nhờ vậy vi khuẩn mầm bệnh gây hại tồn tại trong thành phần sẽ bị triệt tiêu hoàn toàn, tạo nên loại phân bón cung cấp rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng cho cây trồng Khi bón vào đất, phân hữu cơ vi sinh giúp cải tạo đất, tăng độ tơi xốp phì nhiêu, bổ sung các loại vi sinh vật, chất mùn, chất hữu cơ cho đất đai và cây trồng.

Sản phẩm chính của công ty Corfe là phân hữu cơ vi sinh từ dừa, đây là sản phẩm được làm từ hỗn hợp nước dừa, mật đường và các vi sinh vật Do đó, thị trường phân bón hữu cơ ở Việt Nam được xác định là thị trường mục tiêu hướng đến của công ty.

4.2CÁC ĐẶC TÍNH NỔI BẬT CỦA THỊ TRƯỜNG

4.2.1 Tổng quan về bối cảnh cạnh tranh

Theo Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT, tính đến năm 2023, đã có 5.580 sản phẩm phân bón hữu cơ được công nhận lưu hành, tăng 6 lần so với năm 2017 Cả nước hiện có 161 cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ với công suất trên 2,9 triệu tấn/năm, cao hơn nhiều so với 1,07 triệu tấn vào năm 2017 (Nguyen & Thanh, 2023).

Thị trường phân bón hữu cơ tăng trưởng nguồn vốn không cao nhưng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao hơn trung bình các ngành trong nền kinh tế Lợi nhuận tương đối cao nhưng không ổn định, đối mặt với rủi ro từ việc giá cả biến động rất lớn (Mordor Intelligence, 2023).

4.2.2 Hành vi người tiêu dùng

Các trang trại lớn và nhà vườn nhỏ lẻ trồng các sản phẩm nông sản sạch là nhóm khách hàng chính của công ty Hiện nay, các trang trại, nhà vườn ngày càng ý thức dùng phân bón hữu cơ để giảm thiểu lệ thuộc vào chi phí leo thang của phân bón hóa học, bảo vệ môi trường đất và tốt cho cây trồng (Nguyen 2022) Chưa kể đến người

Trang 12

tiêu dùng ngày càng chọn các thực phẩm “sạch”, tức là được sản xuất mà không dùng đến các hóa chất độc hại nên việc các nông dân phải canh tác “sạch” là xu hướng tất yếu để đảm bảo đầu ra cho nông sản (Research and Markets, 2023) Do đó, có thể nhận định rằng nhóm khách hàng chính có nhu cầu lớn với phân bón hữu cơ.

4.3PHÂN TÍCH 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH CỦA THỊ TRƯỜNG4.3.1Mối đe doạ từ sản phẩm thay thế

Đánh giá mối đe doạ từ sản phẩm thay thế: trung bình

Sự đe dọa từ các sản phẩm phân bón thay thế ở mức trung bình Các loại phân bón khác có thể được thay thế phân bón hữu cơ vi sinh từ dừa có thể kể đến như các loại như phân bón hữu cơ khác (phân chuồng, phân rác, phân xanh), phân bón lá, phân bón vi sinh khác (phân vi sinh vật cố định đạm, phân vi sinh vật hòa tan lân), Ngoài ra còn có phân bón hóa học/vô cơ (dạng lỏng/bột) (phân vô cơ trung, vi lượng, phân hỗn hợp, phức hợp, ) và mặc dù tỷ lệ sử dụng phân hóa học vẫn chiếm ưu thế, song về chất lượng dinh dưỡng và giá trị về mặt môi trường là thấp hơn so với các loại phân bón hữu cơ vi sinh như phân dừa vi sinh

Bên cạnh đó, với việc có nhiều hơn các qui định nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng như các nhà nông cũng ý thức hơn thông qua sử dụng phân bón “xanh”, các loại phân bón hóa học nguy hại tới môi trường sẽ dần không được ưa chuộng, mặc khác vị thế của phân hữu cơ sẽ ngày càng cao

Vì vậy mà sự đe dọa từ các sản phẩm thay thế ở mức độ trung bình.

4.3.2Mối đe doạ từ đối thủ mới

Đánh giá mối đe doạ từ đối thủ mới: Trung bình

Ngành phân bón hữu cơ tại Việt Nam là thị trường mở, cho phép các doanh nghiệp có thể tự do tham gia với ít rào cản pháp lý ràng buộc Theo đó, các hành lang pháp lý và những chính sách hỗ trợ của Chính phủ, Bộ NN-PTNT đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển Bên cạnh đó, những yêu cầu về vốn đầu tư ban đầu không quá lớn nhờ vào việc áp dụng máy móc, trang thiết bị không quá phức tạp trong sản xuất phân bón hữu cơ Ngoài ra còn mối lo ngại là các nhà sản xuất nước ngoài, khi mà các điều khoản hội nhập WTO được thực hiện, chi phí thâm nhập thị trường thấp (low penetration costs), các nhà sản xuất nước ngoài sẽ tấn công vào thị trường Việt Nam

Trang 13

làm cho chúng ta khó kiểm soát, lường trước được về chính sách bán hàng, giá cả, chính sách hậu mãi… dẫn đến tính cạnh tranh của thị trường tăng

Tuy nhiên các doanh nghiệp trong nước chuẩn bị gia nhập thị trường hầu hết có quy mô nhỏ lẻ, còn các công ty nước ngoài dù có thể có nguồn tài chính lớn, song những yêu cầu bắt buộc về kinh nghiệm và kỹ thuật trong ủ phân, nuôi cấy sinh vật là rào cản để các doanh nghiệp bước chân vào thị trường Phân bón Corfe cũng dành 1% tổng doanh thu hằng năm để nghiên cứu và phát triển thêm các sản phẩm mới, cải thiện sản phẩm hiện tại chú trọng vào bí quyết công nghệ, nâng cao tiêu chuẩn về phong bón hữu cơ vi sinh Vì thế, nguy cơ của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn chỉ ở mức trung bình.

4.3.3Sự cạnh tranh bởi các đối thủ hiện hữu

Đánh giá sự cạnh tranh bởi các đối thủ hiện hữu: Thấp

Ngành có quy mô nhỏ về cả số lượng doanh nghiệp và tổng tài sản Thị trường phân bón hữu cơ ở Việt Nam là sự kết hợp của khu vực chưa có tổ chức và có tổ chức Tính đến năm 2023, Việt Nam có khoảng 161 cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ Dựa trên tổng doanh thu thị trường hữu cơ Việt Nam năm 2019, 5 công ty dẫn đầu chỉ chiếm 27% - 32% thị phần (phụ lục 2) Còn lại, chiếm đa số thị phần (76%) là các công ty phân bón hữu cơ quy mô nhỏ với số lao động nhỏ hơn 50 người và tổng tài sản chưa đến 50 tỷ đồng, trong số đó còn có các công ty khởi nghiệp vừa gia nhập (Mordor Intelligence, 2023).

Ngoài ra, nhiều loại phân bón từ nước ngoài như Trung Quốc, Nga cũng đang canh tranh với các loại phân bón nội địa do lợi thế về thuế, với 0,5 triệu tấn phân hữu cơ được nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2022 (Nguyen, 2022).

Mặt khác, tình trạng phân bón giảm, trộn không đúng thành phần, tỷ lệ, phân bón kém chất lượng vẫn tràn lan trên thị trường, ảnh hưởng lớn đến hàng triệu người nông dân và nhiều doanh nghiệp sản xuất chân chính.

Tuy nhiên, trên thị trường phân bón hữu cơ vi sinh, các sản phẩm phân bón cạnh tranh có tính khác biệt khá cao do công nghệ ở mỗi công ty mỗi khác, việc ứng dụng chất hữu cơ nào, loại vi sinh nào cũng khác, dẫn đến sự canh trạnh trực tiếp giữa các sản phẩm phân hữu cơ vi sinh là không cao

Do đó, tính cạnh tranh trên thị trường là trung bình.

Trang 14

4.3.4Sức mạnh của nhà cung cấp trong đàm phán

Đánh giá sức mạnh của nhà cung cấp trong đàm phán: Thấp

Nguồn nguyên vật liệu chính để sản xuất của công ty gồm: nước dừa, mật đường và men vi sinh vật.

Nhà cung cấp chính nước dừa nguyên liệu là các nhà máy, hộ kinh doanh sản xuất các sản phẩm dừa điển hình như: sản suất kẹo dừa, nước dừa đóng hộp, Corfe thu mua nước dừa thừa trong quy trình sản xuất của các công ty này nhằm giảm chi phí nguyên liệu và một phần dừa được thu mua trực tiếp từ các hộ dân trồng dừa trong trường hợp Corfe tăng sản lượng sản xuất

Nhà cung cấp chính mật đường là các doanh nghiệp sản xuất đường mía, nơi mà Corfe thu mua mật đường thừa trong quá trình sản xuất

Nhà cung cấp chính các vi sinh vật là các phòng thí nghiệm, phân khoa, học viên, doanh nghiệp chuyên về nghiên cứu và sản xuất vi sinh học

Nước dừa và mật đường công ty chủ yếu thu mua là phần thừa trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp khác, phụ phẩm trong chế biến dừa và đường mía thường bị thải ra môi trường hoặc xử lí do không có người thu mua Bên cạnh đó, mặc dù số lượng các nhà cung cấp vi sinh ở Việt Nam không nhiều, song công ty có thể tìm đa dạng nguồn cung cấp ở nước ngoài với chi phí phải chăng Hơn nữa, số lượng khách hàng của những nơi này rất ít nên công ty không cần cạnh tranh với những đối thủ khác trong việc có được hợp đồng với bên cung cấp vi sinh vật.

Vì vậy, sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp là thấp.

4.3.5Sức mạnh của người mua trong đàm phán: trung bình

Sức mạnh của người mua trong đàm phán: trung bình

Khách hàng được xem như một mối đe dọa cạnh tranh ở mức trung bình vì 2 nhóm khách hàng chính của Corfe là nông dân, chủ vườn đơn lẻ với sức mạnh thương lượng thấp và các trang trại lớn, đại lý với sức mạnh thương lượng cao hơn nhờ vào việc thu mua số lượng lớn và chi phí chuyển đổi (switching costs) sang loại phân bón khác cũng không quá cao.

Tổng kết, cả 5 lực lượng cạnh tranh đều nằm ở mức trung bình và thấp Từ đó cho thấy thị trường phân bón hữu cơ ở Việt Nam là thị trường tiềm năng, sinh lời cao cho công ty Corfe phát triển kinh doanh

Trang 15

CHƯƠNG 5: TÍNH KINH TẾ CỦA DỰ ÁN

5.1NGUỒN DOANH THU CHÍNH VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI

Sản phẩm chính của công ty là phân bón nước dừa ở dạng lỏng được đóng gói dạng chai nhựa hoặc túi nhựa, được bán dưới hình thức bán lẻ trực tiếp cho khách hàng và bán qua các kênh phân phối Lợi nhuận biên trên mỗi sản phẩm được kỳ vọng khoảng 17,93% nếu sản phẩm bán ra đạt 80% tổng công suất thiết kế tối đa Với giá bán dự tính là 80.000 đồng/lít, lợi nhuận sau thuế kỳ vọng ở mức 80% công suất tối đa là 14.341 đồng/lít Trường hợp sau 3-5 năm đầu vận hành hiệu quả, nhóm khởi nghiệp sẽ xem xét mởi rộng quy mô hoạt động, đầu mới mới máy móc thiết bị và các tài sản cố định khác Chi tiết doanh thu dự phóng cụ thể ở chương 11.

5.2ĐẦU TƯ BAN ĐẦU

Vốn đầu tư ban đầu được xác định là 2.400 triệu đồng nhằm mục đích đầu tư máy móc thiết bị và các chi phí trong quá trình vận hành ban đầu Trong tổng nhu cầu vốn 2.400 triệu đồng, nhóm khởi nghiệp sẽ góp vốn chủ sở hữu là 1.400 triệu đồng và vay ngân hàng 1.000 triệu đồng Trường hợp sau 3-5 năm đầu vận hành hiệu quả, nhóm khởi nghiệp sẽ xem xét mở rộng quy mô hoạt động, đầu mới máy móc thiết bị và các tài sản cố định khác.

Nhóm khởi nghiệp dự kiến vay ngân hàng 1.000 triệu trong thời gian 10 năm, với mức lãi suất dài hạn là 12%/năm, lãi tính theo dư nợ còn lại, nợ gốc trả hằng năm là 100 triệu đồng

5.3CHI PHÍ CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ BIẾN ĐỔI

Chi phí cố định của dự án gồm các khoản chi phí thuê mặt bằng, chi phíkhấu hao tài sản cố định, trả nợ vay và dự phòng, cụ thể:

- Chi phí thuê mặt bằng nhà xưởng: Cơ sở sản xuất phân bón từ nước dừa cần không gian diện tích đủ rộng, có hệ thống điện nước để vận hành các bồn nuôi cấy lên men, nồi hấp và đóng gói, ước tính chi phí thuê nhà xưởng 360 triệu đồng/năm.

- Khấu hao tài sản: Công ty sử dụng phương thức khấu hao theo đường thẳng Tài sản cố định của công ty gồm: Bồn lên men, máy kiểm tra trạng thái, nồi hấp khử

Trang 16

trùng, tổng giá trị là 1.150 triệu đồng, thời gian khấu hao ước tính là 10 năm, giá trị khấu hao mỗi năm là 115 triệu đồng

- Chi phí tài chính: nợ gốc trả hằng năm là 100 triệu đồng, lãi vay tương ứng theo dư nợ thực tế, lãi vay năm đầu là 156 triệu đồng - Chi phí dự phòng: nhằm dự phòng cho các khoản phát sinh, chi phí dự phòng đự ước tính là 200 triệu đồng

Chi tiết với các khoản chi phí cố định được cụ thể ở bảng sau:

Trang 17

- Chi phí nhân công: do cần phải có nhân sự trong vận hành kiểm tra bồn lên men, máy hấp, đóng gói, kế toán và bán hàng, dự phóng khoản chi phí cho nhân công khoản 5,5% tổng doanh thu.

- Chi phí bán hàng: giai đoạn đầu cần tăng cường chính sách quảng bá, chiết khấu,… nhằm đạt được thị phần do đó chi phí này ở mức 17,0% ở năm đầu và giảm dần ở các năm tiếp theo.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: khoảng 4,5% tổng doanh thu

- Chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm: khoảng 1,0% tổng doanh thu được dùng để nghiên cứu, cải tiến sản phẩm - Chi phí khác: được ước tính khoảng 1,0% tổng doanh thu

Tỷ lệ chi phí biến đổi trong các năm được cụ thể ở bảng sau

Trang 18

Đòn bẩy hoạt động:

Trong suốt thời gian hoạt động, tỷ lệ chi phí biến đổi trên tổng chi phí tăng từ 92,66% đến 97,28% tổng chi phí, doanh nghiệp chủ yếu tận dụng thuê ngoài, hạn chế đầu tư lớn để hạn chế rủi ro giai đoạn đầu Trường hợp vận hành hiệu quả trong 3 – 5 năm đầu, nhóm khởi sẽ cân nhắc đầu tư mới hệ thống sản xuất, nhà xưởng và thiết bị vận chuyển.

Trang 19

5.4 BIỂU ĐỒ HOÀ VỐN

Nhằm xác định sản lượng hoà vốn, nhóm khởi nghiệp phân tích dự trên chi phí cố định và chi phí biến đối của năm đầu tiên, hàm doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định như sau:

Doanh thu: S = Q x P = 80Q (triệu đồng)

Chi phí: C = Fc + Vc = 943 + 0,81S = 943 + 64,8Q

Khi đó ta xác định sản lượng hoà vốn là: 62,04 (m3), Doanh thu hoà vốn là 4.963 triệu đồng Phụ lục 3 biểu thị biểu đồ hoà vốn của Corfe

Các phân tích về tài chính chi tiết được trình bày cụ thể tại chương 9: Dự toán tài chính

Trang 20

CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH TIẾP THỊ SẢN PHẨM PHÂN BÓN DỪA 6.1TỔNG QUAN

Công ty Corfe luôn chú trọng bảo vệ hình ảnh sản phẩm và tạo dựng chỗ đứng vững chắc trên thị trường thông qua việc bảo đảm tính hiệu quả của phân bón đến với cây trồng và môi trường Qua đó, công ty cũng mong muốn rằng mỗi khi các nhà vườn lựa chọn phân bón hữu cơ dạng lỏng trong canh tác nông nghiệp, các nông hộ sẽ ưu tiên sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ dừa của Corfe

6.2CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ 4P

4P trong tiếp thị tập hợp các công cụ tiếp thị gồm 4 yếu tố cơ bản:

Sản phẩm: Sản phẩm phân bón Corfe có hàm lượng dinh dưỡng cao và thân thiện với môi trường

Giá cả: Corfe không áp dụng chiến lực cạnh tranh về giá Công ty xây dựng chính sách ưu đãi khách hàng, giá cả phù hợp nhưng hướng đến chất lượng tốt hơn.

Phân phối: Corfe có 3 kênh phân phối chính là bán hàng tại showroom công ty, bán hàng trên các kênh thương mại điện tử và bán thông qua các đại lý phân bón.

Xúc tiến: chú trọng xúc tiến thông qua chiến khấu và tín dụng đối với các khách hàng lớn, các tổng đại lý Truyền thông và duy trì hình ảnh sản phẩm an toàn cho sức khoẻ, thân thiện với môi trường và chất lượng tốt.

6.2.1Chiến lược sản phẩm

Sản phẩm phâm bón của công ty được kiểm tra đảm bảo nồng độ phù hợp, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường cả trong quá trình sản xuất và sử dụng, không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người, chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008.

Hiện tại, sản phẩm đáp ứng như các loại cây trồng như: cây cà chua, cây cam, cây lúa, các cây ăn trái hay 1 số loại hoa như phong lan,… Công ty đang dự định sản xuất sản phẩm ra thị trường với nhiều dòng sản phẩm với liều lượng chỉ định khác nhau thích hợp với khu vực vùng trồng trọt, tùy loại cây trồng Tùy vung đất canh tác, đội ngũ nghiên cứu sản phẩm sẽ điều chỉnh mức lượng vi sinh vật, thành phần tương ứng với vùng đất canh hướng đến.

Trang 21

Sản phẩm phân bón dừa chuyên dùng trong trồng trọt, trang trại lớn Hay cho các khách hàng sử dụng sản phẩm trên cây kiểng tại nhà, trồng trọt theo mô hình rau sạch, thủy canh, mô hình nhỏ.

6.2.2Chiến lược giá

Giá cả sản phẩm được xem xét trên gốc độ: Chi phí của công ty, giá trị sản phảm khách hàng có được và tính cạnh tranh của sản phẩm ra thị trường Việc định giá công ty dựa trên chi phí sản xuất hoàn thành ra sản phẩm và mức lợi nhuận giả định.

Trong quá trình kinh doanh, công ty áp dụng các chính sách giá linh hoạt: chiết khấu % số lượng sản phẩm; chiết khấu khi thanh toán trước; chiết khấu thường theo thời điểm Các chính sách giảm giá, thu hồi đối với sản phẩm không đạt chuẩn sản phẩm.

Đối với hình thức bán hàng trực tiếp tới các nhà vườn, khách hàng lẻ trên địa bàn Công ty sẽ thực hiện thu tiền ngay tại thời điểm và đặc biết với khách lẻ mua với số lượng trên 10 chai phân bón dừa sẽ giảm tối đa 3% trên giá tiền Và khách hàng mua lần thứ 2 trong tháng sẽ được ưu đãi giảm thêm 1%/ phân bón dừa không quy định số lượng mua

6.2.3Chiến lược phân phối

Kênh 1: phân phối trực tiếp đến nhà vườn, hợp tác xã nông nghiệp

Kênh 2: phân phối trưc tiếp sản phẩm đến người tiêu dùng qua các cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm công ty

Kênh 3: phân phối đại lý, cửa hàng nhỏ lẻ.

Công ty đang muốn hướng đến phân phối chủ yếu ở kênh 1 và kênh 3 những kênh tiêu thụ mạnh, cung cấp đến chủ nhà vườn bao tiêu sản phẩm để tiêu thụ đồng thời cung cấp gián tiếp nhiên liệu để sản xuất phân bón.

Đối với hình thức bán hàng cho đại lý lấy sỉ số lượng lớn Công ty Corfe yêu cầu thanh toán 50% số lượng hàng bảo đảm ngay lần lấy hàng, 50% còn lại sẽ trả sau khi bán hết số lượng hàng nhưng không quá 12 tháng Hỗ trợ thu hồi hay phân phối hàng giúp đại lý nếu số lượng hàng tồn kho lâu không có nguồn ra Chính sách ưu đãi đối với những đại lý hợp tác lâu dài với Corfe sẽ cung cấp hàng và thu tiền về định kỳ hàng quý không áp dụng thanh toán trước ½ số lượng hàng Ngoài ra, Công ty Corfe

Trang 22

cũng ưu đãi với 1 số đại lý, cửa hàng, nhà vườn khi lấy hàng cùng tuyến kết hợp giao hàng và miễn phí vận chuyển

6.2.4Chiến lược xúc tiến

Công ty tuy mới bước đầu đem sản phẩm phân bón dừa đến tay người dùng nhưng đã đem được nhiều thiện cảm đến khách hàng, đặc biệt là ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long Công ty kết hợp với các cuộc triển lãm nhà nông, giới thiệu và hướng dẫn sử dụng phân bón từ dừa để chăm sóc cây trồng và quảng cáo sản phẩm đến báo đài truyền thanh của các huyện trong tỉnh.

Công ty vẫn đang tiếp tục xây dựng các chương trình khuyến mãi đến các khách hàng, công tác chiết khẩu sản phẩm luôn được đề ra trong công tác bán hàng đến các khách hàng lấy số lượng phân bón lớn, hậu mãi và chăm sóc khách hàng Tặng kèm các quà tặng như nón bảo hiểm, áo mua, móc khóa mang thương hiệu công ty đến khách hàng nhỏ lẻ.

6.3QUY TRÌNH BÁN HÀNG

Công ty Corfe lập quy trình bán hàng theo trình tự 7 bước như sau:

- Bước 1: Chuẩn bị sản phẩm, các thông tin về sản phẩm, chính sách ưu đãi cho khách hàng có thể áp dụng,…

- Bước 2: Tìm kiếm nguồn khách hàng, địa bàn tiềm năng

- Bước 3: Đưa đội ngũ nhân viên, sản phẩm phân bón dừa tiếp cận khách hàng qua các kênh trực tiếp hoặc thông qua tư vấn trực tuyến.

- Bước 4: Trình bày và giới thiệu về sản phẩm

- Bước 5: Báo giá và thuyết phục khách hàng về sản phẩm công ty Corfe

- Bước 6: Chốt và lên đơn hàng

- Bước 7: Chính sách chăm sóc khách hàng

Công ty Corfe xây dựng chiến thuật bán hàng ngoài việc đảm bảo chất lượng phân bón dừa, đẩy mạnh thương hiệu sản phẩm phân bón dừa đến khách hàng, Corfe còn chú trọng đến việc bảo vệ môi trường Các tiêu chí quảng cáo sản phẩm Corfe điều lòng ghép những vấn đề môi trường, không khí và đất sạch Chính sách giá thành luôn được chú trọng xây dựng, kế toán giá thành luôn đi sát với bộ phận sản xuất và khâu

Trang 23

mua nhiên liệu để có được giá thành tốt nhất kèm với chính sách chiết khấu khi đến tay người mua.

CHƯƠNG 7: THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM 7.1THỰC TRẠNG VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN

Tính tới thời điểm hiện tại, Corfe đã nghiên cứu thành công trong việc lựa chọn loại vi sinh vật, tỉ lệ ủ phân cùng công nghệ sản xuất thích hợp để tạo ra phân hữu cơ vi sinh từ dừa chứa nhiều dinh dưỡng và an toàn với môi trường Sản phẩm phân dừa đã được đến với tay nhiều nhà nông trước cả khi công ty được thành lập Tuy chỉ cung cấp với quy mô nhỏ cho các nông dân, song hầu hết khách hàng đều đánh giá chất lượng phân bón rất tốt và hiệu quả trong việc tăng năng suất cho cây trồng.

Với định hướng mở rộng quy mô sản xuất, một trong những nhiệm vụ cần làm của Corfe là xây dựng thương hiệu độc quyền và quy trình sản xuất được bảo hộ Ngoài ra, công ty cũng cần nâng cấp hệ thống bồn nuôi cấy, trang bị máy móc thiết bị mới như máy trộn, máy khử trùng, đóng gói và tổ chức quản lý các kênh phân phối nhằm nâng cao năng lực sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Ba thành phần chính để sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ dừa gồm vi sinh vật, nước dừa và mật đường thừa Các vi sinh vật được đặt hàng với các phòng thí nghiệm và các doanh nghiệp chuyên sản xuất vi sinh Nước dừa thừa và mật đường được thu mua từ các nhà cung cấp là các nhà máy, hộ kinh doanh sản xuất các sản phẩm dừa (ví dụ như kẹo dừa, nước dừa đóng hộp, ) và các doanh nghiệp sản xuất đường mía

7.2THÁCH THỨC VÀ RỦI RO

Dù được đón nhận tích cực từ các nhà nông, song với nguồn ngân sách còn hạn chế, công ty đang gặp những khó khăn nhất định trong việc mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng Sản phẩm phân hữu cơ vi sinh từ dừa của Corfe đang sản xuất và kinh doanh với quy mô và số lượng hạn chế, và để sản xuất lượng đơn hàng lớn hơn, công ty nhận thức rõ phải có sự điều chỉnh trong qui trình sản xuất, hệ thống trang thiết bị, máy móc cũng như quản lý các kênh phân phối Đây sẽ là một khó khăn đáng kể đối với một doanh nghiệp còn non trẻ như Corfe.

7.3DỰ TOÁN CHI PHÍ PHÁT TRIỂN

Trang 24

Công ty Corfe luôn không ngừng nghiên cứu để phát triển sản phẩm phân bón ngày càng tốt hơn cho người nông dân Với lẽ đó, công ty ước tính 1% doanh thu mỗi năm sẽ được sử dụng để nghiên cứu và cải tiến sản phẩm.

Vấn đề bảo vệ độc quyền thương hiệu Corfe Vietnam và kĩ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ dừa luôn được công ty quan tâm và đặt lên hàng đầu.

Về thủ tục đăng ký thương hiệu Corfe Vietnam và đăng kí sáng chế cho kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ dừa, công ty đã hoàn thành việc nộp đơn lên Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại TP Hồ Chí Minh và đã qua được bước thẩm định nội dung đơn Hiện công ty đang chờ Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và sáng chế, và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Ngày đăng: 16/04/2024, 19:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan