Cô đãgiúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức về môn học này để có thể hoàn thành được bài tập nhóm với đề bài: “Lập Kế Hoạch Phát Triển Nghề Nghiệp Ngành Nghề Chuyên Viên Phân Tích D
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA TÀI CHÍNH (CLC)
BÀI TẬP LỚN
ĐỀ TÀI: LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH CHUYÊN VIÊN PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Bộ môn : Lý thuyết kế toán
Tên học phần : Nguyên lý Kế toán
Lớp: TCA-CLC
Nhóm :
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Khánh Phương
Sinh viên thực hiện : Đỗ Hà Phương (nhóm trưởng)-
Nguyễn Phương Anh- 25A4013003
Trịnh Hà An- 25A4012995
Phạm An Thư
Phùng Lê Thanh Ngân
Phạm Nguyễn Nhật Vy
Nguyễn Quang Minh
Hà Nội, 2023
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Nguyễn Thị Khánh Phương Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn Nguyên lý kế toán, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tâm huyết và tận tình của cô Cô đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức về môn học này để có thể hoàn thành được bài tập nhóm với đề bài: “Lập Kế Hoạch Phát Triển Nghề Nghiệp Ngành Nghề Chuyên Viên Phân Tích Dữ Liệu (Data Analyst)” Chúng em đã dành nhiều thời gian và công sức
để hoàn thành bài tập nhóm này, nhưng do một số hạn chế nên bài làm khó tránh khỏi những thiếu sót Chúng em kính mong nhận được sự góp ý của cô để bài làm ngày càng hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan bài tập nhóm về “Lập Kế Hoạch Phát Triển Nghề Nghiệp Ngành Nghề Chuyên Viên Phân Tích Dữ Liệu (Data Analyst)” của môn học Nguyên lý kế toán
là thành quả do chúng em tự nghiên cứu và tìm hiểu lấy dẫn chứng từ thực tế, không sao chép của người khác Các số liệu, thống kê và kết luận nghiên cứu được trình bày trong
dự án là trung thực và có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng Bài tập nhóm được thực hiện với sự thảo luận và góp ý của các thành viên cũng như tham khảo các tài liệu, giáo trình liên quan đều có trích nguồn rõ ràng Chúng em xin chịu trách nhiệm cho lời cam đoan này theo quy định của Học viện
Trang 4NỘI DUNG Chương 1
I Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp
1 Góc độ lựa chọn nghề nghiệp
- Khởi nghiệp là việc lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân giữa việc đi làm thuê và tự tạo việc làm cho mình
2 Góc độ tạo dựng doanh nghiệp mới
- Khởi nghiệp là việc một cá nhân chấp nhận rủi ro để tạo lập 1 doanh nghiệp mới và tự chủ nhằm mục đích làm giàu
3 Các thuật ngữ liên quan đến khởi nghiệp
a Startup
- Startup là những doanh nghiệp đang trong giai đoạn bắt đầu hoạt động với mục tiêu mang đến cho thị trường những sản phẩm mang tính sáng tạo Đặc tính không thể không
kể đến của khởi nghiệp là tính rủi ro và đặc thù cạnh tranh của thị trường
b Startup founder (nhà sáng lập doanh nghiệp) và Co-founder (nhà đồng sáng lập)
- Startup founder chỉ những người sáng lập nên một doanh nghiệp và cũng là những người đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo hoạt động vận hành và tìm kiếm nguồn lực
- Co-founder là những người hợp tác với một cá nhân khác để cùng hợp sức khởi tạo, sáng lập nên doanh nghiệp
c Incubator (vườn ươm doanh nghiệp) và Accelerator (tăng tốc doanh nghiệp)
- Incubator là một mô hình hỗ trợ doanh nghiệp, các cá nhân khởi nghiệp một cách toàn diện với mục tiêu giúp các doanh nghiệp phát triển hơn
- Accelerator, giống như vườn ươm doanh nghiệp, tăng tốc khởi nghiệp cũng hỗ trợ Startup trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, tập trung vào việc giúp doanh nghiệp tăng tốc
mở rộng nhanh nhất có thể
d Funding (sự gọi vốn)
- Funding nhằm chỉ việc các Startup kêu gọi vốn từ các nhà đầu từ nhằm tích lũy đủ nguồn lực tài chính để phát triển và hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp của mình
e Bootstrapping (tự lực)
- Bootstrapping là phương pháp đề cập đến việc các nhà khởi nghiệp đang nỗ lực hoạt động dựa vào nguồn tài chính cá nhân hạn chế hoặc xuất phát từ lợi nhuận sản sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình
Trang 5f Angel Investor (Nhà đầu tư thiên thần)
- Angel Investor là những nhà đầu tư cá nhân với giá trị tài sản đầu tư lớn, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp hoặc một công ty khởi nghiệp với mục đích thường là đổi lấy quyền sở hữu trong công ty
g Venture Capital (Quỹ đầu tư mạo hiểm)
- Venture capital là nguồn vốn tài trợ cho các công ty khởi nghiệp và các công ty nhỏ nhưng có tiềm năng phát triển lớn
h Growth Hacking (Tăng trưởng Hacking /Hack tăng trưởng)
- Là hoạt động mà các Startup tiến hành trong giai đoạn đầu với các chiến lược tập trung vào tăng trưởng nhằm thu hút lượng khách hàng đông đảo với nguồn ngân quỹ có hạn trong thời gian ngắn nhất có thể
i Liquidation Preferences (Quyền ưu tiên thanh toán)
- Quyền ưu tiên thanh toán là quyền cho phép nhà đầu tư có được quyền ưu tiên trong vấn
đề hoàn tiền hơn so với những cổ đông bình thường Quyền này càng phát huy tác dụng khi doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng suy thoái và tài sản không đủ để hoàn trả cho các bên liên quan
II.Kế hoạch phát triển nghề nghiệp (7 bước)
1.Đánh giá bản thân
Đánh giá bản thân là khả năng tự nhận xét, đánh giá về năng lực, phẩm chất một cách khách quan Đây là việc con người tự đối diện với chính mình, tự tìm hiểu những điều còn ẩn giấu bên trong, và đối chiếu với những yêu cầu, đòi hỏi từ bên ngoài Việc đánh giá bản thân cần dựa trên những kiến thức, kinh nghiệm, và trải nghiệm mà ta có được trong cuộc sống nhờ việc học tập, lao động cũng như các mối quan hệ xung quanh Chỉ khi nhận xét được bản thân một cách đúng đắn, ta mới rút ra được những ưu-nhược điểm của mình, từ đó phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu
2.Xác định mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp (career objective) là những mục tiêu, kỳ vọng mà mỗi ứng viên đặt
ra với mong muốn sẽ đạt được nó Những mục tiêu có thể được đề ra trong ngắn hạn hoặc dài hạn Nó có thể là một vị trí, cấp bậc, hay sự thăng tiến trong công việc Việc xác định được mục tiêu nghề nghiệp của bản thân là vô cùng hữu ích, vì chỉ khi mục tiêu đúng, phù hợp với năng lực trình độ của mình thì mới đem lại hiệu quả một cách tốt nhất
3.Nghiên cứu công việc
Nghiên cứu công việc là một quá trình tìm hiểu, phân tích, và nghiên cứu nội dung công việc kỹ càng, tỉ mỉ Từ đó, ta rút ra được những điều kiện cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ, phẩm chất, kỹ năng để hoàn thành tốt công việc Đây là quá trình lâu dài, đòi hỏi người đảm nhiệm cần có ý thức, thái độ trách nhiệm cao
4.Cân nhắc tình hình tài chính
Đây cũng là một trong các yếu tố quan trọng trước khi xác định lựa chọn một công việc nào đó Ta cần cân đo đong đếm khả năng tài chính của bản thân có đủ đáp ứng không
Trang 6nếu ta chọn lựa đi theo con đường nghề nghiệp mà mình mong muốn Việc học tập, tham gia các khóa học nâng cao kỹ năng, kiến thức sẽ tiêu tốn một khoản không nhỏ
5.Suy nghĩ về kinh nghiệm học vấn khi bước vào ngành mới
Trước hết ta phải có bằng cấp về lĩnh vực mà bản thân hướng tới, cùng với đó là những kinh nghiệm thực tiễn về ngành nghề này Bên cạnh những kiến thức cần có đối với mỗi công việc thì những kỹ năng mềm là vô cùng cần thiết Kỹ năng mềm là những kỹ năng thực hành xã hội, nó phản ánh được tính cách, hành vi của mỗi người một cách tự nhiên
có được nhờ cuộc sống và công việc Ta xem xét với những kiến thức, kỹ năng hiện có thì có phù hợp với công việc mình chọn không
6.Cân nhắc tính ổn định của công việc
Một công việc ổn định là một công việc có thu nhập và thời gian làm việc cố định, hầu như không có biến động Công việc ổn định là khi ta cảm thấy thoải mái, phù hợp, có thể gắn bó được lâu dài Trước khi lựa chọn bất cứ nghề nghiệp nào, ta cũng nên cân nhắc tính ổn định của nó dựa trên rất nhiều yếu tố, nhưng mục đích chính là giúp ta có nguồn kinh tế vững vàng để lo cho cuộc sống
7.Lập kế hoạch và những hành động rõ ràng
Khi đã xác định được công việc mình muốn làm, trước hết ta cần có một kế hoạch học tập hiệu quả ngay từ những năm đầu tiên trên Đại học Trang bị cho bản thân đầy đủ kiến thức, kỹ năng cũng như thái độ tốt Hơn thế nữa, ta cần tìm hiểu ngành nghề đó có những yêu cầu riêng nào khác như chứng chỉ, trải nghiệm,
III/ Những điều kiện cần thiết để khởi nghiệp:
Năng lực sáng tạo: Sự sáng tạo là một yếu tố cần thiết trong bất cứ ngành nghề nào Những thay đổi nhanh chóng của thời đại ngày nay đặt chúng ta trước yêu cầu rằng các vấn đề phải được giải quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả Và sáng tạo chính là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công Bất kỳ nhóm làm việc, đơn vị nào cũng muốn đội ngũ của mình biết làm việc sáng tạo
Vốn kinh doanh khởi nghiệp: Vốn kinh doanh khởi nghiệp: Trước tiên, vốn được xem là điều kiện tiên quyết để ta có thể kinh doanh khởi nghiệp Để có thể bắt đầu khởi nghiệp thì trước tiên chúng ta cần phải có sự chuẩn bị về kiến thức, kĩ năng
Và điều này bắt buộc ta phải có vốn thì mới có thể chi trả được cho việc học và cải thiện những kỹ năng còn thiếu sót của bản thân như đầu tư học các chứng chỉ về chuyên môn, ngoại ngữ, Khi điều kiện tài chính có nhiều thì ta có nhiều cơ hội được học hỏi ở những môi trường đào tạo chuyên sâu hơn, từ đó đảm bảo chất lượng đầu ra của chúng ta cũng tốt hơn
Kiến thức nền tảng: Trước khi bước vào bất kể một ngành nghề gì mới thì đều yêu cầu chúng ta có những kiến thức tổng quan nhất về ngành nghề đó, cách nó vận hành, những kỹ năng nghề nghiệp Để có thể có thêm kiến thức và kĩ năng, Chúng
ta có thể tham gia, thử sức vào các chương trình, cuộc thi liên quan đến chuyên ngành đào tạo do các câu lạc bộ, nhà trường tổ chức để khám phá tài năng, năng
Trang 7lực của bản thân Từ đó chúng ta có cái nhìn cụ thể khách quan hơn về công việc mình theo đuổi
Sự kiên trì: Một trong những điều kiện cần thiết và quan trọng để khởi nghiệp đó chính là sự kiên trì Sở dĩ đức tính kiên trì là một yếu tố quan trọng bởi vì trong quá trình khởi nghiệp không phải ai cũng có được thành công trong lần đầu bắt tay vào làm Có những người thất bại rất nhiều lần nhưng họ vẫn không từ bỏ, vẫn tiếp tục đứng dậy để thực hiện ý tưởng của mình Chính sự quyết tâm và lòng kiên trì trong con người đó đã tạo nên sự thành công – “Thất bại là mẹ thành công” Các kĩ năng cần thiết ( cho công việc đó): Không chỉ kỹ năng chuyên môn mà các công việc cũng cần phải phát triển thêm rất nhiều kỹ năng mềm khác, đáp ứng được yêu cầu của thời đại công nghệ thông tin Khi mà vai trò thay đổi, phương pháp làm việc thay đổi thì việc rèn luyện kỹ năng mới cũng là điều tiết yếu
Chương 2:
I Đánh giá bản thân:
Sau khi lựa chọn ngành nghề phân tích dữ liệu, việc đầu tiên chúng em là đưa ra những đánh giá chân thực về bản thân Điều này giúp chúng em có được những cái nhìn chính xác về điểm mạnh và điểm yếu, từ đó giúp chúng em phát huy những ưu điểm đề ghi điểm trước nhà tuyển dụng và nhìn nhận đúng đắn những hạn chế để khắc phục
1 Ưu điểm
Khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt, thông thạo tiếng anh chuyên ngành Ngoài ra, nhiều bạn thành thạo những ngoại ngữ khác như: tiếng Hàn, tiếng Trung Khả năng làm việc nhóm tốt; có kỹ năng lập kế hoạch và phân công công việc Được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và truyền tải thông tin thông qua quá trình làm việc nhóm
Được rèn luyện kỹ năng tư duy duy phản biện, giải quyết vấn đề logic
Được rèn luyện kỹ năng excel, word, powerpoint thông qua các bài tập lớn trên lớp
2 Nhược điểm
- Là một sinh viên chuyên ngành Tài Chính, chúng em nhận thấy các môn học chuyên ngành tại trường giúp chúng em có khả năng nhạy bén hơn với số liệu, nhưng bên cạnh
đó chúng em cần phải tìm thêm những khóa học về công cụ lập trình (Python), công cụ truy vấn cơ sở dữ liệu (SQL), hệ thống phân tích thống kê, công cụ thống kê (Microsoft Excel…), công cụ trực quan hóa dữ liệu (Tableau, Power BI…) Do vậy để trở thành một chuyên viên phân tích dữ liệu, chúng em tự nhận thấy:
Chưa tích cực chủ động trong việc tìm hiểu các vấn đề liên quan đến ngành học Mới chỉ biết sử dụng cơ bản các công cụ thống kê (Excel)
Còn ngại thử sức với những kĩ năng mới, ngại đổi mới bản thân
Tính trì hoãn trong công việc
II.Xác định mục tiêu nghề nghiệp
- Đối với một chuyên viên phân tích tài chính (data analyst) mục tiêu nghề nghiệp là không ngừng học hỏi, trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực tài chính Bên cạnh
Trang 8các kiến thức chuyên ngành, mỗi người cũng cần học hỏi thêm các kỹ năng sống cũng như kỹ năng xã hội khác Phát huy hết mức thế mạnh của bản thân và cố gắng khắc phục những điểm yếu, hạn chế của mình Để công việc có thể đạt hiệu quả một cách tốt nhất thì một chuyên viên phân tích tài chính cần vạch ra cho mình những kế hoạch trong ngắn hạn và dài hạn Cụ thể:
Mục tiêu ngắn hạn (1-5 năm)
Học tập, trau dồi thêm các kiến thức, kỹ năng (đặc biệt là kỹ năng mềm) áp dụng trong lĩnh vực tài chính
Có được các chứng chỉ cần thiết như chứng chỉ tiếng Anh, tin học và các chứng chỉ của ngành Tài chính
Tham gia các hoạt động, chương trình liên quan đến tài chính để có thêm cơ hội học hỏi, giao lưu và mở rộng thêm các mối quan hệ
Tích cực, chủ động học hỏi thêm từ các đồng nghiệp
Tích lũy thêm kinh nghiệm, mong muốn được làm việc ở môi trường có mức lương tốt và cơ hội thăng tiến cao
Mục tiêu dài hạn (> 5 năm)
Phấn đấu để có thể nâng cấp bậc của mình trong công việc (data analyst manager, data scientist, chief data officer, )
Có thể cống hiến hết mình, đam mê với công việc và gắn bó lâu dài với công ty
III/ Nghiên cứu công việc
1 Mô tả công việc:
Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst) là người thực hiện các phân tích sâu
dữ liệu (deep dive analytics) ở dạng đồ thị, biểu đồ, sơ đồ, bảng biểu và báo cáo; sau đó sử dụng các dữ liệu đó để xác định xu hướng và tạo mô hình dự đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai
2 Cơ hội việc làm:
Được chia thành nhiều ngành
• Ngành tài chính - ngân hàng: Phát hiện rủi ro và hoạt động gian lận; xác định vị trí mở chi nhánh mới cùng các kế hoạch cụ thể về dòng tiền
• Ngành y tế, chăm sóc sức khỏe: Đánh giá các triệu chứng, bệnh nhẹ tại nhà; dự đoán các chứng bệnh nguy hiểm, thời điểm cần sự can thiệp của bác sĩ; dự đoán các khu vực/ thời điểm bùng dịch nguy hiểm
• Ngành thương mại điện tử: phân tích thị hiếu thị trường; tự động hóa và cá nhân hóa đề xuất; cung cấp cơ sở dữ liệu để các kênh thương mại điện tử tìm kiếm cơ hội, tự sản xuất/ nhập khẩu các mặt hàng tiềm năng nhất thay vì chỉ là sàn trung gian
• Ngành marketing: tự động hóa và cá nhân hóa các hoạt động digital marketing như đã đề cập ở trên
• Ngành công nghệ: phát triển các ứng dụng mới tinh vi và hiện đại hơn, phục vụ nhu cầu đời sống và các phần mềm hệ thống cho doanh nghiệp
Trang 9• Ngành giáo dục: xác định nhu cầu nhân sự tương lai và định hướng tuyển sinh, đào tạo cho phù hợp xu thế thị trường; xác định cơ hội tuyển sinh tại các khu vực, trường học để tập trung nguồn lực cho các địa điểm trọng điểm
• Ngành tư vấn doanh nghiệp: tạo cơ sở dự đoán, phân tích, đối chiếu doanh nghiệp khách hàng với tình hình chung, từ đó đưa ra các gợi ý phù hợp dựa trên số liệu
• Ngành bán lẻ - chuỗi hệ thống: xác định nhu cầu, phát triển sản phẩm/ dịch vụ mới, lập chiến lược kênh, tối ưu trưng bày sản phẩm…
3 Lộ trình thăng tiến+ mức lương:
Mức lương của Data Analyst Intern: Giao động từ 5 triệu - 7 triệu VNĐ Mức lương của Junior Data Analyst: Giao động từ 8 triệu - 12 triệu VNĐ Mức lương của Senior Data Analyst: Giao động từ 12 triệu - 17 triệu VNĐ
Data Analyst Manager: Sau một thời gian là chuyên viên phân tích dữ liệu, ứng
viên có thể tiến đến vị trí quản lý Bên cạnh các công việc và kỹ năng đã đảm nhiệm, Data Analyst Manager cần thêm kỹ năng quản lý con người, phân bổ công việc… cho team Data Mức lương tham khảo ở vị trí Data Analyst Manager có thể đạt ngưỡng 30 triệu đồng, dựa trên kiến thức & kinh nghiệm của mỗi cá nhân
Data Scientist: Để thăng tiến lên thành Data Scientist, chuyên viên phân tích dữ
liệu cần trau dồi chuyên môn rất nhiều Đặc biệt, họ cần tập trung thiết kế thuật toán, mô hình, dự đoán xu hướng thị trường, dự đoán mức giá… để giúp doanh nghiệp nghiên cứu và ra quyết định tốt hơn Mức lương tham khảo ở vị trí Data Scientist rơi vào khoảng trên 30 triệu đồng/tháng Đôi khi có thể đạt ngưỡng 50 triệu đồng nếu làm việc tại các tập đoàn, doanh nghiệp lớn
Chief Data Officer (CDO): Đây còn là vị trí Giám đốc dữ liệu Ở vị trí này đảm
đương nhiều trọng trách và cần nhiều năm để vươn tới từ vị trí Data Analyst Giám đốc dữ liệu đòi hỏi tư duy nhạy bén, kinh nghiệm gắn bó với công ty và đặc biệt là khả năng quản lý, lãnh đạo, điều hành.Mức lương Giám đốc dữ liệu có thể đạt mức từ 50 – 100 triệu đồng/tháng
4 Yêu cầu bằng cấp+ kĩ năng:
Tốt nghiệp Đại học các ngành liên quan như Digital Marketing, Market Research, Toán, Khoa học máy tính, Quản trị thông tin, Công nghệ thông tin, Thống kê,
Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm tại vị trí tương đương
Kỹ năng sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu và code cơ bản để xử lý các mô hình dự báo (predictive models)
Kỹ năng sử dụng các công cụ visualize để chuyển hóa dữ liệu thành graphics
Kỹ năng chuyển hóa dữ liệu thành actionable insight
Có kỹ năng phân tích sắc bén, khả năng thu thập, tổ chức, phân tích và phổ biến lượng lớn thông tin một cách chi tiết và chính xác
Kỹ năng lập kế hoạch, kiểm soát việc thực hiện kế hoạch
Cẩn thận, kiên nhẫn, chịu khó, ham học hỏi, có tinh thần trách nhiệm
Ham học hỏi, trung thực, cẩn thận, nhạy bén với xu thế xã hội
IV Cân nhắc tài chính cá nhân.
Trang 10* Dự trù tài chính cho các khóa học chuyên viên phân tích dữ liệu
Đây là một chuyên ngành mới lạ và được đông đảo bạn trẻ tìm kiếm học tập và định hướng
lâu dài, ngành chuyên viên phân tích tài chính yêu cầu những bằng cấp, chứng chỉ và trình
độ nhất định để có thể được nhận vào vị trí đặc biệt này Để chuẩn bị tốt trước khi bước vào công việc ngoài việc học xong chương trình đào tạo trên trường chúng ta còn cần phải có thêm những chứng chỉ về chuyên môn cũng như các kỹ năng khác phục vụ cho công việc Đi cùng với đó là mức học phí cho những khoá học và những lớp học về chuyên ngành đặc biệt này:
+ Nền tảng giáo dục là điều kiện cần đầu tiên để trở thành một chuyên viên phân tích dữ liệu Data Analyst giỏi Ứng viên cần phải tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành về Toán, Công nghệ thông tin hay Kinh tế, Tài chính, Khoa học máy tính hoặc các chuyên ngành khác có liên quan Bản thân em là một sinh viên Tài Chính của trường Học Viện Ngân Hàng hệ Chất Lượng Cao thì Tiền đầu tư vào để học trình độ Đại học chuyên ngành này ở trường thường dao động vào 15tr – 30tr một năm
+ Ngoài ra, Chứng chỉ cho Data Analyst có thể bao gồm một số tùy chọn từ các tổ chức
và trung tâm đào tạo khác nhau Dưới đây là một số chứng chỉ phổ biến cho người muốn theo đuổi sự nghiệp Data Analyst:
Chứng chỉ Data Analyst của IBM (IBM Data Analyst Professional Certificate) ,chi phí: Khóa học có giá $39/tháng, đăng ký trên Coursera
Chứng chỉ Microsoft Certified: Data Analyst Associate, chi phí: Kỳ thi có giá
$165
Chứng chỉ Google Data Analytics Professional Certificate, chi phí: Khóa học có giá $39/tháng, đăng ký trên Coursera
AWS Data Analytics certification chi phí, Chi phí cho kỳ thi lấy chứng chỉ là
$300
CompTIA Data+ certificatio chi phí: Kỳ thi có giá $239
Hiện tại là sinh viên, nguồn tài chính của chúng ta chưa đủ lớn nên cần có những biện pháp cân đối tài chính, chi tiêu của bản thân để có thể hoàn thành việc học các chứng chỉ trên trong thời gian sớm nhất
Các biện pháp cân đối tài chính:
- Tổng hợp nguồn thu nhập và chi tiêu hàng tháng: Thu nhập hàng tháng có thể đến từ nguồn chu cấp của bố mẹ hoặc việc đi làm thêm Đầu mỗi tháng chúng ta sẽ liệt kê ra những khoản cần chi cố định trong tháng như tiền thuê nhà, tiền ăn uống, điện nước, Cùng với đó, ta phải dành ra một khoản dự phòng cho các chi phí phát sinh như ốm đau, đám cưới,