1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp và tìm kiếm cơ hội việc làm trong tương

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Quá trình xác định mục tiêu nghề nghiệp giúp tạo ra một kịch bản chi tiết về sự phát triển sự nghiệp, đồng thời làm rõ những bước cụ thể cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó. Để xác đị

Trang 1

MỤC LỤC

I Lời mở đầu 3

II Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp 4

1 Khái niệm 4

2 Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp 4

III Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp và tìm kiếm cơ hội việc làm trong tương lai 5

1 Đánh giá bản thân 5

2 Xác định mục tiêu nghề nghiệp 6

3 Nghiên cứu công việc – Kế toán, Kiểm toán 7

4 Cân nhắc tình hình tài chính 10

5 Suy nghĩ về kinh nghiệm học vấn khi bước vào nghành mới 10

6 Cân nhắc tính ổn định của công việc 11

7 Lập kế hoạch và những hành động rõ ràng 12

IV TỔNG KẾT 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

LỜI CAM ĐOAN VỀ TÍNH CHÂN THỰC VÀ ĐÁNG TIN CẬY CỦA BÀI 14

Trang 2

I Lời mở đầu

Bài tập nhóm môn nguyên lý kế toán với đề bài “Nhận diện những điều kiện cầnthiết để lập kế hoạch cho khởi nghiệp” lần này là sản phẩm do chúng em tổng hợp và hệ thống lại những kiến thức đã học, đồng thời kết hợp với thực tiễn và tài liệu thu thập được thông qua các nguồn Thông qua quá trình tổng ôn và tìm hiểu trong quá trình hoàn thành sản phẩm chúng em đã được mở rộng tầm nhìn và tiếp thu rất nhiều kiến thức nhóm liên quan đến vấn đề khởi nghiệp Trong quá trình thực hiện việc nghiên cứu tìm hiểu, chúng em nhận thấy mình đã cố gắng nhưng vì kiến thức vẫn có hạn chế nên vẫn còn thiếu sót, mong thầy cô bổ sung để bài tập được hoàn thiện hơn.

Ngành kế toán, kiểm toán đã trở thành một thành tố quan trọng trong sự lành mạnh hóa tài chính quốc gia Kế toán, kiểm toán có vai trò tích cực trong quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế – tài chính Một cách trực diện, hoạt động kế toán là tổ chức và cung cấp hệ thống thông tin tài chính Dành cho các đối tượng quan tâm tài chính nhà nước Thành phần có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi đối với hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế - không chỉ trong một quốc gia, mà cả bên ngoài quốc gia.

Trang 3

II Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp.1 Khái niệm

 Khởi nghiệp (start-up) là quá trình bắt đầu thực hiện một dự án mới hoặc kinh doanh một sản phẩm mới do một hoặc một nhóm nhỏ người để gia tăng và tạo ra giá trị, lợi ích kinh tế Quá trình này đòi hỏi sự sáng tạo, tính cách dám mạo hiểm và quyết tâm, cũng như đòi hỏi nguồn tài chính, kiến thức, và kỹ năng cần thiết để mang đến thành công cho dự án kinh doanh

 Khởi nghiệp cũng có thể bao gồm việc thành lập một công ty startup hay một doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay việc bắt đầu thực hiện một sản phẩm hay dịch vụ mới.

 Ví dụ: Shopee là một cái tên không thể không nhắc tới Shopee ra mắt tại Singapore vào tháng 2 năm 2015 với tư cách là một thị trường tập trung vào thiết bị di động nơi người dùng có thể duyệt, mua sắm và bán sản phẩm 8/8/2016, Shopee chính thức gia nhập thị trường Việt Nam Trải qua hơn 7 năm phát triển, giờ đây Shopee đã trở thành một trong những kênh mua sắm online đáng tin cậy hàng đầu thị trường Việt Nam Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, Shopee đã vươn lên và dẫn đầu sàn thương mại điện tử ở Việt Nam, chiếm gần 73% tổng doanh số 4 sàn, đạt doanh số 91 nghìn tỷ tại Việt Nam năm 2022 Ngoài ra, Shopee đang ngày càng vượt mặt Lazada về độ nhận diện trên nền tảng số với Total Score bỏ xa Lazada đến 3 lần

2 Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệpa Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

 Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Innovative Entrepreneurship) là quá trình sáng tạo, phát triển và thương mại hoá các ý tưởng mới để tạo ra giá trị, thường thông qua việc phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới Mô hình của khởi nghiệp này thường tập trung vào việc giải quyết một số vấn đề cụ thể trong thị trường hoặc tạo ra một cơ hội mới.

b Startup

 Startup là một công ty hoặc một dự án do một cá nhân, một công ty khởi xướng để tìm kiếm, nghiên cứu, phát triển có hiệu quả và xác định cho một mô hình kinh doanh có thể mở rộng Là quá trình khởi nghiệp dựa trên sự sáng tạo, tạo ra sản phẩm mới; hoặc sản phẩm cũ nhưng có điểm khác nổi trội, ưu việt hơn so với những sản phẩm, dịch vụ đã từng có trên thị trường nhằm giữ chân khách hàng.

c Nhà khởi nghiệp

 Nhà khởi nghiệp là những cá nhân có ý tưởng kinh doanh độc đáo, sáng tạo Họ cóxu hướng trở thành người quản lý, người sáng lập hoặc đồng sáng lập các doanh nghiệp, mang đến thị trường các sản phẩm, dịch vụ mới đồng thời mang lại những giá trị nhất định cho người tiêu dùng

d Tinh thần khởi nghiệp

 Tinh thần khởi nghiệp là sự chủ động lập nghiệp trong điều kiện không chắc chắn, nhưng lại có ý chí, nghị lực vượt lên số phận, tinh thần đổi mới và sáng tạo và sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong kinh doanh Tinh thần khởi nghiệp cũng thể hiện sự

Trang 4

linh hoạt, sáng tạo trong giải quyết vấn đề, và lòng kiên nhẫn trong quá trình phát triển doanh nghiệp.

III Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp và tìm kiếm cơ hội việc làm trong tương lai.

1 Đánh giá bản thân

 Tự đánh giá bản thân là một bước vô cùng quan trọng khi bắt đầu khởi nghiệp Khihiểu rõ bản thân mình muốn gì, cần gì, có những điểm mạnh, điểm yếu hay những lợi thế nhất định, ta sẽ có những chiến lược khởi nghiệp hiệu quả, từ đó tỷ lệ thành công sẽ cao hơn, góp phần tạo động lực cho quá trình khởi nghiệp và phát triển củabản thân Dưới đây là một số cách để đánh giá bản thân và chuẩn bị cho một doanhnghiệp thành công:

1.2) Kiểm tra kỹ năng và kinh nghiệm:

- Đánh giá những kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn đã tích lũy được qua thời gian - Xem xét xem liệu bạn có những kỹ năng cần thiết cho ngành bạn muốn hoạt động hay không, và nếu không, hãy xem xét làm thế nào bạn có thể học được chúng.

1.3) Xác định đam mê và sở thích:

- Xác định những lĩnh vực bạn đam mê và có trình độ chuyên môn.

- Nếu bạn có thể kết hợp đam mê và công việc kinh doanh, đó có thể là một yếu tố quantrọng giúp bạn duy trì động lực và sự hứng thú.

1.4) Đánh giá tâm lý và sức khoẻ:

- Đánh giá tâm lý và sức khỏe của bản thân vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sự tập trung.

- Hãy học cách quản lý căng thẳng và áp lực, cũng như cách giữ gìn sức khỏe tốt.

1.5) Kiểm tra mức độ sẵn sàng của bản thân:

- Xác định mức độ sẵn sàng tâm lý để đối mặt với rủi ro và thất bại.

- Hãy đảm bảo bạn có sự kiên trì và sự nhìn nhận tích cực để vượt qua những thách thức.

1.6) Thu nhận ý kiến:

- Hỏi ý kiến của người khác về kỹ năng, điểm mạnh và điểm cần cải thiện của bạn - Thu thập phản hồi từ người thân, bạn bè, và đồng nghiệp để có cái nhìn tổng quan và đối chiếu với đánh giá cá nhân của bạn.

Trang 5

1.7) Xác định mục tiêu và kế hoạch:

- Xác định mục tiêu cụ thể cho doanh nghiệp của bạn và xây dựng kế hoạch để đạt đượcchúng Điều này giúp xác định hướng đi và làm rõ những gì bạn cần để đạt được thành công.

Những bước này giúp người khởi nghiệp có cái nhìn tổng quan về bản thân và chuẩn bị tốt hơn cho hành trình của mình Đánh giá bản thân không chỉ là quá trình một lần mà cònlà quá trình liên tục, giúp theo dõi và điều chỉnh chiến lược của mình theo thời gian.

2 Xác định mục tiêu nghề nghiệp.

 Mục tiêu nghề nghiệp là những mong muốn, kỳ vọng của bản thân mà một người đặt ra cho sự phát triển và tiến bộ trong sự nghiệp của mình Quá trình xác định mục tiêu nghề nghiệp giúp tạo ra một kịch bản chi tiết về sự phát triển sự nghiệp, đồng thời làm rõ những bước cụ thể cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó. Để xác định những mục tiêu mà mình mong muốn đạt được thì cách tốt nhất chúng

ta nên ghi chúng ra theo từng khoảng thời gian nhất định để nhắc nhở bản thân và tạo thành thói quen hoàn thành chúng trước thời hạn Mỗi ngày, hãy cho mình ít nhất từ 3 đến 5 mục tiêu ngắn hạn phải hoàn thành Sau đó, ta tăng dần số mục tiêumà mình cần phải làm theo tuần, rồi đến tháng, năm, Khi thói quen này lặp lại được nhiều lần, chúng ta sẽ hình thành nên những tư duy khác nhau và nó sẽ giúp chúng ta tìm ra được một mục tiêu dài hạn cụ thể hơn.

 Là một sinh viên chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán, những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà chúng tôi cần hoàn thiện như sau:

Trang 6

- Hoàn thành những môn này thật tốt để vào bước vào năm ba, chúng tôi sẽ có thời gian chú trọng, đầu tư các môn chuyên ngành thật tốt Lúc đấy, chúng tôi có thời gian để tìm tòi, nghiên cứu kỹ các môn học chưa hiểu ở kì trước.

- Trong năm hai, học thêm Tiếng Anh và phải đạt được bằng B1 như yêu cầu của trường Ngoài ra cần có thêm chứng chỉ Ielts đạt 6.5+.

- Hoàn thành cứng chỉ Tin học MOS.

- Tốt nghiệp với bằng loại giỏi trở lên

- Trình độ tiếng anh đạt được chứng chỉ IELTS 7.0+

- Sau 5 năm ra trường: phải tích lũy được kỹ năng nghề nghiệp và hướng đi cho bản thân

3 Nghiên cứu công việc – Kế toán, Kiểm toán.3.1) Vai trò.

3.1.1) Đối với nhà nước.

- Kế toán là công cụ hữu hiệu ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tình hình và sự vận động của các nguồn tài chính (thuế, phí, khoản nợ, thu ghi nhận).

3.1.2) Đối với doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế.

- Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán không chỉ có chức năng phản ánh và kiểm soát Kế toán, kiểm toán còn phải thoả mãn những đòi hỏi của những đối tượng sử dụng thông tin kế toán cả trong và ngoài DN.

3.1.3) Đối với nhà quản lý tài chính

- Kế toán, kiểm toán tạo lập căn cứ và đưa ra những tư vấn quan trọng cho các quyết định quản lý, quyết định kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh và luôn biến động, đòi hỏi các nhà quản lý tài chính nhà nước luôn phải đối mặt với một thực tếluôn thay đổi, đầy biến động.

- Họ cần có căn cứ, có những tư vấn để đưa ra những quyết định kịp thời, chuẩn xác về quản lý, về đầu tư, về kinh doanh.

Trang 7

3.1.4) Kế toán, kiểm toán với phát triển thị trường dịch vụ.

- Kế toán, kiểm toán là công cụ quản lý kinh tế Nó đã trở thành một lĩnh vực thương mại dịch vụ, tham gia cung cấp các dịch vụ cao cấp.

- Kế toán, kiểm toán đã hình thành và được luật pháp thừa nhận là một nghề nghiệp mang tính chuyên nghiệp cao, hỗ trợ DN trong việc tổ chức và cung cấp hệ thống thôngtin kinh tế tài chính.

3.2) Nhiệm vụ.3.2.1) Kế toán.

–Thu thập thông tin: Mỗi ngày, kế toán sẽ thu thập thông tin từ các hoạt động kinh tế, tàichính phát sinh trong doanh nghiệp và đưa vào chứng từ kế toán dưới dạng phiếu thu,phiếu chi tiền, phiếu nhập, xuất kho, hóa đơn bán hàng, …

– Kiểm tra các khoản thu và chi: Đảm nhận việc quản lý mọi khoản thu, chi phát sinh theoquy định của tổ chức, quỹ tiền mặt và chứng từ đính kèm.

– Tiếp nhận và kiểm soát chứng từ kế toán: Kế toán có trách nhiệm kiểm soát các chứngtừ có liên quan đến hoạt động thu, chi phát sinh hàng ngày trong doanh nghiệp để đảmbảo tính chính xác của các hoạt động này.

– Ghi chép vào sổ sách kế toán: Hàng ngày, kế toán cần tổng hợp và ghi chép lại một cáchcụ thể, đầy đủ, chính xác và kịp thời số liệu của các hoạt động kinh tế phát sinh trongdoanh nghiệp Đến cuối tháng, kế toán sẽ tổng hợp lại các số liệu này và đưa chúng vàosổ kế toán.

– Tổng hợp và lập các báo cáo tài chính: Mỗi tháng, nhân viên kế toán có trách nhiệmtổng hợp lại tất cả số liệu từ các sổ kế toán đã ghi chép và lập thành các báo cáo chi tiết đểtrình lên ban lãnh đạo doanh nghiệp Những thông tin trong báo cáo kế toán sẽ là căn cứquan trọng để ban lãnh đạo đưa ra quyết định điều chỉnh cho các hoạt động phát triển củadoanh nghiệp.

3.2.2) Kiểm toán.

 Kiểm toán nhà nước

- Kiểm toán tài chính nhằm đánh giá, xác định tính trung thực, đúng đắn của các thông tintài chính và báo cáo tài chính đối với đơn vị được kiểm toán.

Trang 8

- Kiểm toán tuân thủ nhằm đánh giá và xác nhận tính tuân thủ pháp luật, quy định, quychế mà đơn vị kiểm toán phải thực hiện.

- Kiểm toán hoạt động nhằm đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong việc quản lý,sử dụng tài sản công, tài chính công.

3.3) Các bộ phận và vị trí công việc.3.3.1) Kế toán.

- Bộ phận: Kế toán doanh nghiệp, kế toán công, kế toán pháp y, kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán dự án, kế toán chi phí, …

- Vị trí: Trưởng phòng kế toán, kiểm soát viên tài chính, quản lý ngân khố, kế toán trưởng,kế toán, …

3.3.2) Kiểm toán.

- Kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập.

- Vị trí: Giám đốc kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán, trợ lý kiểm toán.

Trang 9

 Khối lượng công việc lớn, áp lực cao. Áp lực thời gian.

 Đào thải khác nghiệt.

 Luôn phải cập nhật những thông tư, văn bản pháp luật mới. Luôn phải cập nhật thêm kiến thức xã hội lẫn chuyên ngành. Cạnh tranh cao.

 Rủi ro tiềm ẩn về vấn đề tài chính, pháp lý.

4 Cân nhắc tình hình tài chính.

Trước khi quyết định làm ở bộ phận nào cho một công ty nào đó, chúng ta cũngcần phải cân nhắc vấn đề tài chính, mức lương có đảm bảo, phù hợp với năng lực và trìnhđộ của bản thân hay không Chúng em đã cân nhắc tình hình tài chính để đặt ra những mục tiêu về công việc cho bản thân.

- Từ vị trí thức tập sinh kế toán, kiểm toán để nâng cao kinh nghiệm, mức lương có thể rơivào khoảng 4-5 triệu/ tháng.

- Tiếp đến ở những vị trí cơ bản chính thức trong công ty, doanh nghiệp hay các bộ phận nhà nước, mức lương trung bình khoảng 6-8 triệu/ tháng.

- Sau khoảng 2-3 năm làm việc, với những kinh nghiệm và kiến thức tích lũy được chúng em kì vọng với mức lương tăng 2-3 triệu trở lên mỗi tháng Sau 4-6 năm làm việc với sự phấn đấu và cơ hội thăng tiến của nghề nghiệp chúng em cố gắng phát triển tới những vị trí cao hơn, yêu cầu nhiều năng lực và kinh nghiệm, mức lương có thể từ 15-30 triệu/tháng và có thể cao hơn nữa.

- Mỗi vị trí có nhiệm vụ, trách nhiệm khác nhau tương đương với những mức lươngkhác nhau Tuy nhiên, ta cần tính toán đến khả năng phát triển sự nghiệp trong ngành.Mức lương ngành Kế toán – Kiểm toán được cho là khá ổn ở mức đầu vào và khả năng kiếm tiền sau này không bị giới hạn Ngoài những kiến thức nền tảng, chúng em sẽ luôn cố gắng phát triển kỹ năng làm việc và kinh nghiệm thực chiến, trau dồi cho bản thân những kỹ năng chuyển đổi, giải quyết vấn đề, đa tác vụ để có thể làm ở những vị trí mơ ước cùng với việc sở hữu một mức lương cao hơn.

5 Suy nghĩ về kinh nghiệm học vấn khi bước vào nghành mới.

- Trước khi bước vào bất kể một ngành nghề gì mới thì đều yêu cầu chúng ta có nhữngkiến thức tổng quan nhất về ngành nghề đó, cách nó vận hành, những kỹ năng nghềnghiệp Những kiến thức đó có thể xuất phát từ những kinh nghiệm học vấn mà chúng tađã được dạy trên giảng đường đại học hay là từ những nơi mà chúng ta có cơ hội đượctrải nghiệm làm việc tại đó Là những sinh viên khoa Kế - Kiểm tại Học viện ngân hàng chúng em được tiếp cận và học hỏi từ những kiến thức cơ bản đến những kiến thức chuyên sâu ngoài ra còn được thực hành và học hỏi từ thực tiễn, việc đăng kí các chứng chỉ nghề nghiệp cũng là một lợi thế

- Về kinh nghiệm, nghề nghiệp này đòi hỏi chuyên môn và kinh nghiệm về các nghiệp vụ kế toán hay kinh nghiệm làm việc liên quan đế tài chính và các vị trí kế toán Về chuyên môn, học vấn, cần tốt nghiệp ngành tài chính, kinh tế, kế toán, kiểm toán, các chứng chỉ nghề nghiệp, tiếng anh và tin học.

Trang 10

6 Cân nhắc tính ổn định của công việc

- Theo số liệu thống kê từ tổng cục thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2023, có trên 165 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, (đa số là doanh nghiệp thànhlập mới- trên 116 nghìn doanh nghiệp) Đặc biệt, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động - 165,2 nghìn doanh nghiệp, vẫn lớn hơn số doanh nghiệp tạm ngừng và rút lui khỏi thị trường - 135,1 nghìn doanh nghiệp Từ đó, ta có thể thấy lực lượng doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng trưởng Mà trung bình mỗi doanh nghiệp cần từ 2 đến 6 kế toán viên, kiểm toán viên, tùy vào loại hình và quy mô doanh nghiệp Như vậy kế toán, kiểm toán viên đóng một vai trò không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ Đây là bộ phận quan trọng của mỗi công ty nếu muốn hoạt động kinh doanh của mình được minh bạch, đúng pháp luật.

- Chính vì những lý do trên kế toán, kiểm toán là ngành học phổ biến, mang tính ổn định cao, triển vọng nghề nghiệp hứa hẹn và đang không ngừng phát triển Đi kèm với những lợi ích đó là nguồn cầu về nhân lực trong ngành kế toán, kiểm toán ngày một tăng lên - Dưới đây là lộ trình chi tiết của ngành kế kiểm để chứng minh cho sự ổn định:

 Lộ trình thăng tiến đối với Kế toán: là từ kế toán viên (kế toán thành phần), lên kế toán tổng hợp và cuối cùng là kế toán trưởng Trong giai đoạn đầu tiên, khi mới ra trường có thể đảm nhận những vị trí sau: kế toán kho, kế toán thuế, kế toán bán hàng, kế toán tiền lương, kế toán thanh toán, kế toán công nợ, Thông thường sẽ mất 4 đến 6 năm để thăng tiên lên kế toán tổng hợp Nhưng để thành kế toán trưởng thì cần ít nhất 7-10 năm hoặc có thể hơn với một số yêu cầu về chứng chỉ như ACCA, CPA, hay bằng cấp như Tiến sĩ, Thạc sĩ ACCA, CPA: chứng chỉ kế kiểm quốc tế.

 Lộ trình thăng tiến đối với kiểm toán viên: là từ trợ lý kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán, giám đốc kiểm toán và cuối cùng là chủ phần hùnkiểm toán (partner) Khi mới ra trường, công việc chủ yếu của trợ lý kiểm toán là kiểm tra chứng từ, sổ sách, tham gia kiểm kê kho, xác nhận công nợ Sau 2 hoặc 3 năm sẽ là trưởng nhóm kiểm toán Tiếp đó 6 đến 7 năm là chủ nhiệm kiểm toán Cần 8 - 10 năm cho vị trí giám đốc kiểm toán và trên 11 năm cho vị trí cao nhất: chủ phần hùn kiểm toán.

6.1) Sự cần thiết của tính ổn định trong công việc

- Khi có một công việc ổn định, đồng nghĩa với việc có một công việc lâu dài, nguồn thu nhập ổn định, đều đặn, không lo thất nghiệp trước những biến động của thị trường việc làm Như vậy cuộc sống sẽ dễ dàng hơn, bởi đã loại đi mối lo “cơm áo gạo tiền” - đây cũng chính là mục tiêu sống của nhiều người

6.2 ) Thống kê tính ổn định của ngành kế toán, kiểm toán qua các năm

- Theo tạp chí tài chính, quy mô và số lượng của các doanh nghiệp kế toán tăng lên đáng kể Thống kê của bộ tài chính trong giai đoạn 2017-2019 cho thấy, số lượng doanh nghiệpđủ điều kiện cung cấp dịch vụ kế toán năm 2017 là 40, năm 2018 là 78 và năm 2019 là 118 Số lượng người được cấp giấy chứng nhận hành nghề kế toán năm 2017 là 230, năm 2018 là 242 và năm 2019 là 322 Còn đối với kiểm toán, theo bộ Tài chính, tính đến 12/2020, cả nước có 204 doanh nghiệp kiểm toán, số lượng người có chứng chỉ kế toán

Ngày đăng: 24/06/2024, 18:00

Xem thêm:

w