1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm học phần nguyên lí kế toán lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp theo 7 bước và chỉ rõ các điều kiện cần thiết để lập kế hoạch

12 59 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lập Kế Hoạch Phát Triển Nghề Nghiệp (Theo 7 Bước) Và Chỉ Rõ Các Điều Kiện Cần Thiết Để Lập Kế Hoạch
Tác giả Đinh Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Ngọc Linh, Đặng Trần Ngọc Ánh, Nguyễn Thu Huệ, Đậu Thị Hồng, Nguyễn Kim Ngân
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Thanh Nhã
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Nguyên Lý Kế Toán
Thể loại Bài Tập Nhóm
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Tinh thần khởi nghiệpTinh thần khởi nghiệp được hiểu là sự chủ động lập nghiệp trong điều kiện không chắcchắn, nhưng lại có hoài bão vượt lên số phận, tinh thần đổi mới và sáng tạo và sẵ

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN NGUYÊN LÍ KẾ TOÁN

Giảng viên giảng dạy : Nguyễn Thanh Nhã

Lớp : K26KTA

Nhóm thực hiện : Nhóm 3

Thành viên trong nhóm:

Trang 2

MỤC LỤC

I Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp 4

1.1 Khởi nghiệp là gì? 4

1.2 Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp 4

1.2.1 Sartup 4

1.2.2 Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 4

1.2.3 Small business 4

1.2.4 Tinh thần khởi nghiệp 5

1.2.5 Hệ sinh thái khởi nghiệp 5

1.2.6 Công ty khởi nghiệp 5

1.2.7 Khởi nghiệp tinh gọn 6

II Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp (theo 7 bước) và chỉ rõ các điều kiện cần thiết để lập kế hoạch 6

III TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 12

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan rằng toàn bộ những nội dung được trình bày là sản phầm nghiên cứu tìm hiểu của tất cả các thành viên trong nhóm Tất cả nguồn tài liệu đều được xuất xứ rõ ràng và trích dẫn đầy đủ Chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu như có vấn đề liên quan đến tính chính xác và sự trung thực của bài tập nhóm và

về lời cam đoan của chúng em

3

Trang 4

I Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp

1.1 Khởi nghiệp là gì?

Khởi nghiệp tức là bạn đã ấp ủ một công việc kinh doanh riêng, thường thì bạn sẽ thành lập một doanh nghiệp mà tại đó bạn là người quản lý, là người sáng lập hoặc đồng sáng lập Việc cung cấp những sản phẩm mới, dịch vụ mới hay thậm chí kinh doanh những mặt hàng đã có mặt trên thị trường nhưng theo ý tưởng có riêng mình (Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp, 2018)

Hiểu một cách đơn giản hơn, tạo ra doanh nghiệp, công ty của riêng mình chính là câu trả lời cho thắc mắc khởi nghiệp là gì? Đây là một loại hình lao động vô cùng quan trọng trong xã hội hiện đại ngày nay, và ngày càng được giới trẻ chú ý đến

1.2 Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp

1.2.1 Sartup

Là một công ty, hay một dự án do một cá nhân khởi xướng để tìm kiếm, phát triển có hiệu quả và xác định cho một mô hình kinh doanh có thể mở rộng Là quá trình khởi nghiệp dựa trên ý tưởng sáng tạo, tạo ra sản phẩm mới; hoặc sản phẩm cũ nhưng có điểm khác nổi trội, ưu việt hơn so với những sản phẩm, dịch vụ đã từng có trên thị trường (Glints, 2023)

1.2.2 Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: là quá trình khởi nghiệp dựa trên ý tưởng sáng tạo, tạo

ra sản phẩm mới; hoặc sản phẩm cũ nhưng có điểm khác nổi trội, ưu việt hơn so với những sản phẩm, dịch vụ đã từng có trên thị trường và được phát triển nhanh chóng vượt bậc (Lê Anh, 2022)

1.2.3 Small business

Small Business là các doanh nghiệp, công ty hoặc cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, thường được sở hữu tư nhân, có ít nhân công và thu được lợi nhuận nhỏ Small business thường không đòi hỏi quá nhiều đầu tư, không có rủi ro lớn về tài chính và thường thu được lợi nhuận tức thời Ví dụ như kinh doanh cửa hàng gia dùng, thực phẩm, tiệm làm tóc,… (Tin tức, Kinh doanh, 2020)

-Mục tiêu: nuôi sống bản thân, gia đình

-Nguồn vốn: vốn của cá nhân, vay gia đình, vay ngân hàng

4

Trang 5

1.2.4 Tinh thần khởi nghiệp

Tinh thần khởi nghiệp được hiểu là sự chủ động lập nghiệp trong điều kiện không chắc chắn, nhưng lại có hoài bão vượt lên số phận, tinh thần đổi mới và sáng tạo và sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong kinh doanh (Intracom, 2023)

1.2.5 Hệ sinh thái khởi nghiệp

- Hệ sinh thái khởi nghiệp là một tập hợp gồm những tác nhân khởi nghiệp (tiềm năng hoặc hiện tại) có liên quan với nhau, các tổ chức (ví dụ các doanh nghiệp, các quỹ đầu

tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần và các ngân hàng), các định chế (các trường đại học, các cơ quan chức năng nhà nước và các tổ chức tài chính), và các tiến trình khởi nghiệp (tỷ lệ thành lập doanh nghiệp mới, tỷ lệ doanh nghiệp tăng trưởng cao, số nhà khởi nghiệp liên tục, số nhà khởi nghiệp thành công vang dội, tham vọng khởi nghiệp

và tinh thần kinh doanh lớn trong xã hội), các thành phần này chính thức và phi chính thức cộng hợp lại để kết nối với nhau, làm trung gian kết nối, và quản trị sự vận hành của tổng thể trong phạm vi môi trường khởi nghiệp địa phương (Viện Nghiên cứu Kinh tế & PTNNL, 2021)

- Một hệ sinh thái khởi nghiệp gồm có các cấu phần (1) Các startup, (2) Các định chế tài chính, quỹ đầu tư, nhà đầu tư…cung cấp vốn cho startup, (3) Nhà nước ban hành cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp; (4) Các cơ sở cung cấp các dịch vụ hỗ trợ startup (Incubator, Accelerators, Coworking Space), (5) Các sự kiện và truyền thông về startup

1.2.6 Công ty khởi nghiệp

-Các công ty khởi nghiệp là những công ty trẻ được thành lập để phát triển một sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo, đưa nó ra thị trường và làm cho khách hàng yêu thích sản phẩm của công ty và không thể thay thế được bằng các sản phẩm khác

Công ty khởi nghiệp là những doanh nghiệp muốn đột phá các ngành công nghiệp và thay đổi thế giới-và thực hiện tất cả điều đó ở quy mô lớn Các nhà sáng lập công ty khởi nghiệp mơ ước mang lại cho xã hội thứ gì đó mà xã hội cần nhưng vẫn chưa tạo ra-tạo ra những mức định giá đáng kinh ngạc dẫn đến đợt phát hành cổ phiếu lần đầu

ra công chúng ( IPO ) và lợi tức đầu tư khổng lồ (Benjamin Curry, 2022)

-Bạn có thể quen thuộc nhất với các công ty khởi nghiệp trong Big Tech : Facebook, Amazon, Apple, Netflix, Google, ngay cả những công ty như WeWork, Peloton và Beyond Meat cũng được coi là công ty khởi nghiệp

5

Trang 6

1.2.7 Khởi nghiệp tinh gọn

Khởi nghiệp tinh gọn là một phương pháp được sử dụng để thành lập một công ty mới hoặc giới thiệu một sản phầm mới thay mặt cho một công ty đang hoạt động Bằng cách sử dụng các nguyên tắc khởi nghiệp tinh gọn, các nhà phát triển sản phẩm

có thể đánh gái sự quam tâm của người tiêu dùng đối với sản phẩm và xác định cách thức nên được cải tiến Quá trình này được gọi là học hỏi có kiểm chứng và được sử dụng để tránh việc lãng phí tài nguyên trong việc chế tạo và phát triển sản phẩm (tài liệu)

II Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp (theo 7 bước) và chỉ rõ các điều kiện cần thiết để lập kế hoạch

Bước 1: Đánh giá bản thân

Đánh giá bản thân- kĩ năng sống rất cần thiết cho sinh viên hiện nay, đó chính là khả năng mỗi cá nhân tự nhận xét khách quan về những ưu và nhược điểm của bản thân trong mỗi khía cạnh như: kĩ năng, tố chất, chuyên môn, Để có thể phát triển một nghề nghiệp trong lĩnh vực nào đó, hay tham gia bất cứ hoạt động nào đầu tiên mỗi chúng ta nên xác định và hiểu rõ về bản thân mình Chính vì vậy việc đánh giá bản thân nhằm giúp chúng ta hiểu đúng năng lực của mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, chúng ta giỏi về những gì và thiếu sót ở đâu qua đó mà xác định xem mình có phù hợp với công việc mình muốn làm hay không

Đánh giá bản thân giúp chúng ta định hướng tốt hơn cho tương lai đồng thời có thể đưa ra phương hướng giải quyết phù hợp với công việc của bản thân Hiểu được bản thân là vô cùng quan trọng trong việc lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp và tìm kiếm

cơ hội việc làm trong tương lai Bởi lẽ khi chúng ta biết điểm mạnh của mình ở đâu và đặt nó vào đúng nghề nghiệp phù hợp thì chúng ta sẽ luôn có cảm hứng, sự nhiệt huyết

và sáng tạo đối với nghề nghiệp đó Từ đó những điểm mạnh sẽ ngày càng được trau dồi và phát triển hơn Còn đối với nhược điểm chúng ta sẽ có những giải pháp để khắc phục, tuy khắc phục những điểm yếu là không hề dễ nhưng khi bạn nhận ra điểm yếu của bản thân là bạn đã thành công trong việc đánh giá chính mình Ví dụ kế toán thuế

là một lĩnh vực đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu rộng về tài chính, kế toán và luật thuế Công việc kế toán thuế đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ để đảm bảo tính chính xác cao trong từng nghiệp vụ đồng thời người làm kế toán thuế phải có tính trung thực, có trách nhiệm trong việc bảo mật thông tin tài chính Ngoài ra kế toán thuế đòi hỏi phải

6

Trang 7

có khả năng quan sát để phản ứng kịp thời với những sự việc phát sinh từ đó phân tích tổng hợp chúng một cách hợp lí, xử lí thông tin nhanh nhạy và cần có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính,

Bên cạnh kĩ năng chuyên môn thì các kĩ năng mềm khác cũng quan trọng không kém như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng giải quyết các vấn đề, Đây là một công việc có tính áp lực cao, đòi hỏi phải có sự kiên trì trong công việc và phải có đầy đủ các yếu tố như trên nên chúng ta cần xác định rõ năng lực của bản thân mình,

tự đánh giá xem bản thân có phù hợp với tính chất công việc như vậy không Tóm lại đánh giá bản thân là vô cùng quan trọng là là bước đầu tiên cần làm khi lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp

Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp

Bước tiếp theo trong việc lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp là xác định được mục tiêu nghề nghiệp Việc này đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và thúc đẩy

sự phát triển của cá nhân và sự nghiệp của một người Xác định được mục tiêu nghề nghiệp giúp chúng ta nhận biết được những điều gì thực sự quan trọng và cần ưu tiên

để tránh lãnh phí thời gian và tận dụng thời gian một cách triệt để vào việc phát triển bản thân mình hơn Đối với lĩnh vực kế toán thuế:

* Mục tiêu ngắn hạn:

Thành thạo các kĩ năng về tin học văn phòng như: Excel để hỗ trợ tính toán, PowerPoint để thuyết trình và các phần mềm chuyên về kế toán khác

Tự cải thiện vốn ngoại ngữ của mình để có thế giao tiếp, đọc các tài liệu nước ngoài và viết các báo cáo tài chính kế toán

Sở hữu chứng chỉ ngành kế toán: ACCA, CFA, CMA, ICAEW ACA, Sau khi ra trường, tìm kiếm vị trí kế toán thuế trong một tổ chức, nơi có thể áp dụng kiến thức, kỹ năng của mình để hiểu và giúp tổ chức tuân thủ quy định thuế hiện hành

* Mục tiêu dài hạn:

Trở thành một chuyên gia kế toán thuế, có khả năng phân tích, đưa ra các giải pháp thuế sáng suốt và hiệu quả

7

Trang 8

Thúc đẩy khả năng tối ưu hóa chi phí thuế, nâng cao khả năng đối phó với các yêu cầu kiểm tra thuế và hỗ trợ trong việc tuân thủ các quy định thuế

Nâng cao nghiệp vụ, cố gắng phấn đấu cho mục tiêu trở thành kế toán trưởng

Bước 3: Nghiên cứu công việc

Nghiên cứu công việc mà bản thân mong muốn theo đuổi cũng là một trong những bước không thể thiếu trong việc lập kế hoạch và phát triển nghề nghiệp Việc nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta tránh được rủi ro về chi phí khi bắt đầu đầu tư cho bản thân

và tránh được việc tốn thời gian vào những công việc không phù hợp và không thể theo đuổi lâu dài Trong thực tế có rất nhiều ngưởi đã và đang mắc phải sai lầm khi không nghiên cứu công việc mình định làm một cách cụ thể dẫn đến sự lãng phí thời gian một cách đáng tiếc.Ví dụ như khi nghiên cứu về công việc kế toán thuế chúng ta cần nghiên cứu rất nhiều mặt như:

* Mô tả công việc:

Chịu trách nhiệm khai báo, tính toán thuế cho doanh nghiệp hoặc Nhà nước Theo dõi xu hướng ngành và các thay đổi liên quan đến thuế

Quản lí và lưu giữ cơ sở dữ liệu thuế của doanh nghiệp hoặc Nhà nước

Xử lí các loại hóa đơn, chứng từ phát sinh đồng thời tiến hành hoạch toán các chứng từ như: thu thập hóa đơn đầu ra đầu vào, sắp xếp lưu trữ các hóa đơn Lập các báo cáo tài chính như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính

* Cơ hội việc làm:

Chuyên viên phục trách kế toán thuế tại các công ty, doanh nghiệp, Nhà nước

* Mức lương:

Với những người đã làm việc trong ngành kế toán thuế trên một năm thì sẽ có mức lương trung bình từ 7 đến 12 triệu đồng Nếu làm trong thời gian dài thì mức lương này sẽ có thể được nâng lên đến 25 triệu

8

Trang 9

* Yêu cầu về bằng cấp, kĩ năng:

Đã từng có kinh nghiệm (càng nhiều càng tốt) làm việc ở vị trí kế toán thuế, kế toán tổng hợp hoặc vai trò tương tự

Bắt buộc phải thành thạo ít nhất một phần mềm kế toán trở lên

Thành thạo kĩ năng máy tính, kĩ năng văn phòng, đặc biệt là Excel

Tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành kế toán

Có chứng chỉ kế toán CPA là một lợi thế

Bước 4: Lập kế hoạch hành động

Sau khi nghiên cứu và xác định được mục tiêu trở thành kế toán thuế, việc tiếp theo phải làm là thiết lập, xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể Xây dựng một kế hoạch cẩn thận trước khi theo đuổi công việc quan trọng giống như việc đặt nền móng cho ngôi nhà trước khi xây Khi ấy chúng ta có thể tránh được những yếu tố không đáng có và giúp ta đưa ra được những quyết định tốt nhất cho công việc sau này

Đầu tiên, ta cần xác định những bước cần thiết để có thể đạt được mục tiêu Kế toán thuế là một phần quan trọng trong các hoạt động liên quan đến kế toán của mỗi doanh nghiệp, phụ trách các vấn đề liên quan đếm khai báo thuế ở trong doanh nghiệp Đây

là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng và chính xác rất cao Vì thế xác định được các bước cần làm giúp bản thân chúng ta định hướng rõ ràng hơn và làm việc một cách khoa học Ví dụ, để có thể trở thành một kế toán giỏi, chúng ra phải có đầy đủ kiến thức, kĩ năng về kế toán, thực hành sổ sách, lập các báo cáo, kế khai thuế, thông thạo các phần mềm máy tính liên quan đến kế toán

Từ đó, ta có thể lập ra một kế hoạch cơ bản gồm các bước như sau:

B1: Học tập, trau dồi, học hỏi kinh nghiệm từ trường lớp hoặc những người có chuyên môn

B2: Rèn luyện các kĩ năng chuyên môn

B3: Đạt được những chứng chỉ, bằng cấp quốc tế trong lĩnh vực kế toán

B4: Trở thành thực tập cho các công ty kế toán để có thể trải nghiệm, hiểu rõ về công việc hơn

9

Trang 10

B5: Tích lũy đủ kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm để trở thành một nhân viên kế toán thực thụ

Tiếp theo, sau khi đã có được kế hoạch với những bước cơ bản rồi thì chúng ta sẽ tiến đến lập kế hoạch với thời gian cụ thể và những việc làm chi tiết cho từng bước Ví dụ, chúng ta có thể dành 4 năm để học hỏi kiến thức, rèn luyện những kĩ năng cơ bản của

kế toán thông qua việc học tập trên đại học, dành từ 6 tháng đến 1 năm làm thực tập sinh, tích lũy thêm trải nghiệm và kinh nghiệm cho bản thân, tìm hiểu về những chứng chỉ quan trọng mà kế toán cần có như CMA, ACCA, CFA, CPA,

Bước 5: Phát triển kĩ năng

Để trở thành một kế toán, cụ thể là kế toán thuế, ta cần đáp ứng những yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp như có năng lực chuyên môn cao, thành thạo máy tính và Tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp tốt và những phẩm chất nghề nghiệp cần có như trung thực, khách quan, chính xác, chăm chỉ, cẩn thận, độc lập trong công việc, Ta có thể phát triển những kỹ năng và rèn luyện các phẩm chất ấy bằng cách tham gia các khóa học, hội thảo hoặc có các chương trình đào tạo Muốn thành công thì chúng ta luôn phải biết tìm kiếm cơ hội, phát huy hết sức điểm mạnh của bản thân, tự cải thiện những điểm yếu mà mình mắc phải

Bước 6: Tạo dựng mạng lưới

Cũng giống như bạn luyện tập các kĩ năng cho công việc, xây dựng mạng lưới quan hệ cần được tích lũy hàng ngày Đây là yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển nghề nghiệp lâu dài, có mạng lưới quan hệ rộng sẽ rất có lợi cho công việc của bạn Ngay từ khi còn đang học ở đại học, chúng ta cần tạo dựng mối quan hệ với những người cùng ngành nghề với chúng ta và các ngành nghề liên quan Ngoài ra, chúng ta nên tham gia các sự kiện networking của ngành và các tổ chức nghề nghiệp liên quan đến kế toán để vừa có thể xây dựng mạng lưới quan hệ tốt đẹp, vừa học hỏi thêm những kiến thức, kinh nghiệm của mọi người

Bước 7: Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch

Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh là ba bước quan trọng trong kế hoạch phát triển nghề nghiệp giúp bạn đảm bảo rằng kế hoạch của bạn đang đi đúng hướng và đạt được mục tiêu đề ra Bằng cách thực hiện bước này thường xuyên, bạn có thể đảm bảo rằng kế

10

Ngày đăng: 24/06/2024, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w