1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Clo4 - Nhận Diện Được Những Điều Kiện Cần Thiết Để Lập Kế Hoạch Cho Khởi Nghiệp.pdf

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

Học phần: Nguyên lý kế toán

ĐỀ TÀI:

CLO4 - NHẬN DIỆN ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦNTHIẾT ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH CHO KHỞI NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn : TS Phạm Hoài Nam

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Oanh - 25A4011056Lê Thùy Dung- 25A4052050Nguyễn Ngọc Hùng- 25A4012417 Nguyễn Lan Hương- 25A4010133Trần Thùy Linh- 25A4010463Nguyễn Trọng Trung- 25A4012147Nguyễn Thị Cẩm Tú- 25A4012154

Lớp : 231ACT01A25

Hà Nội - 2023

BÀI TẬP NHÓM

Trang 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓMST

TMã sinh viênHọ và tênNội dung công việcđóng góp Mức độ

1 25A4011056 Trần Thị Oanh(Nhóm trưởng)

- Phần I: Tìm các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp- Tổng hợp và làm word

2 25A4052050 Lê Thùy Dung - Phần II: Bước 4, bước 5 14,3%

3 25A4012417 Nguyễn Ngọc Hùng - Phần II: Bước 7 14,3%

4 25A4010133 Nguyễn Lan Hương - Phần II: Bước 3 14,3%

5 25A4010463 Trần Thùy Linh - Phần II: Bước 6- Lý do chọn nghề nghiệp

6 25A4012147 Nguyễn Trọng Trung - Phần II: Bước 3 14,3%

7 25A4012154 Nguyễn Thị Cẩm Tú - Phần II: Bước 1, bước 2 14,3%

Trang 3

5 Tinh thần khởi nghiệp 1

6 Hệ sinh thái khởi nghiệp 2

II.Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp (theo 7 bước) và chỉ rõ các điều kiện cần thiết để lập kế hoạch cụ thể 2

1 Nêu lý do lựa chọn nghề nghiệp 2

2 Lập kế hoạch 3

Bước 1: Đánh giá bản thân 3

Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp 4

Bước 3: Nghiên cứu công việc 4

Bước 4 Cân nhắc tình hình tài chính 7

Bước 5 Suy nghĩ về kinh nghiệm học vấn khi bước vào ngành mới 8

Bước 6: Cân nhắc tính ổn định của công việc 8

Bước 7: Lập kế hoạch và những hành động rõ ràng: 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

LỜI CAM ĐOAN 12

Trang 4

I.Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp

Khởi nghiệp có thể là quá trình tạo ra một lĩnh vực hoạt động mới cho riêng mình Qua đó bạn có thể thuê các nhân viên về làm việc cho bạn và bạn là người quản lý công ty, doanh nghiệp của mình.

2 Start-up

Công ty khởi nghiệp là những công ty trẻ được thành lập để phát triển một sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo, đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đó ra thị trường làm cho nó trở nên hấp dẫn và không thể thay thế đối với khách hàng.

3 Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là quá trình khởi nghiệp dựa trên ý tưởng sáng tạo, tạo ra sản phẩm mới hoặc sản phẩm cũ nhưng có điểm khác nổi trội, ưu việt hơn so với những sản phẩm, dịch vụ đã từng có trên thị trường và được phát triển nhanh chóng vượt bậc

Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, và có thời gian hoạt động không quá 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

4 Nhà khởi nghiệp

Nhà khởi nghiệp là một cá nhân tạo ra một hoạt động kinh doanh mới, chịu

phần lớn rủi ro và được hưởng phần lớn thành quả Doanh nhân thường được coi như

người lãnh đạo của một công việc kinh doanh và người đưa ra những ý tưởng mới, nhàcải cách quy trình kinh doanh.

5 Tinh thần khởi nghiệp

Tinh thần khởi nghiệp là một thái độ và cách tiếp cận tư duy mà tích cực tìm kiếm sự thay đổi, thay vì chờ đợi thích ứng với sự thay đổi Đó là một tư duy mà đón nhận việc đặt câu hỏi một cách kỹ lưỡng, sáng tạo, phục vụ và không ngừng cải tiến.

1

Trang 5

Đó cũng là sự chủ động lập nghiệp trong điều kiện không chắc chắn, nhưng lại có hoài bão vượt lên số phận, tinh thần đổi mới và sáng tạo và sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong kinh doanh.

6 Hệ sinh thái khởi nghiệp

Một hệ sinh thái khởi nghiệp gồm có các cấu phần (1) Các startup, (2) Các địnhchế tài chính, quỹ đầu tư, nhà đầu tư…cung cấp vốn cho startup, (3) Nhà nước ban hành cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp, (4) Các cơ sở cung cấp các dịch vụ hỗ trợ startup (Incubator, Accelerators, CoworkingSpace), (5) Các sự kiện và truyền thông về startup.

Một hệ sinh thái khởi nghiệp được hình thành bởi những con người, những doanh nghiệp khởi nghiệp trong các giai đoạn phát triển khác nhau, và các loại tổ chứckhác nhau trong một khu vực (địa lý hoặc không gian mạng), tương tác với nhau như một hệ thống để tạo nên các doanh nghiệp khởi nghiệp mới Các tổ chức này có thể chia thành các nhóm như: trường đại học, tổ chức cung cấp vốn, tổ chức hỗ trợ (vườn ươm khởi nghiệp, tăng tốc khởi nghiệp, không gian làm việc chung, v.v…), tổ chức nghiên cứu, tổ chức cung cấp dịch vụ (như các dịch vụ pháp luật, tài chính, v.v…), và công ty lớn Các tổ chức khác nhau tập trung chuyên biệt vào các chức năng khác nhaucủa hệ sinh thái khởi nghiệp và vào các giai đoạn phát triển khác nhau của các doanh nghiệp khởi nghiệp.

II.Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp (theo 7 bước) và chỉ rõ các điều kiện cần thiết để lập kế hoạch cụ thể.

1 Nêu lý do lựa chọn nghề nghiệp

Ngày nay, kinh tế nước ta đang dần phục hồi sau đại dịch Covid-19, cuộc sống người dân bắt đầu đi vào ổn định, nghề chuyên viên phân tích tài chính là lựa chọn nghề nghiệp đang được mọi người quan tâm tới

Thực tế, bất kì doanh nghiệp nào muốn đưa ra quyết định quan trọng về đầu tư hay tài chính cũng cần đến chuyên viên phân tích tài chính Người mà tổng hợp dữ liệu, đánh giá thực trạng công ty, nêu lên xu hướng kinh tế và đưa ra kết quả dự đoán từ đó là cơ sở để đưa ra đề xuất hợp lý.

Nghề chuyên viên phân tích tài chính không hề khô khan, gò bó như chúng ta lầm tưởng Chúng ta không chỉ làm việc bên bàn giấy, mà có thể đi giao tiếp, tìm hiểu về quy trình, các ưu điểm, nhược điểm của các phòng ban rồi đưa ra phương án để cải thiện.

Nghề này hầu như phù hợp với tất cả mọi người, dù hướng nội hay hướng ngoại, thích số hay không thích số đều có thể lựa chọn để làm việc Nếu bạn thích

2

Trang 6

công việc thuộc khối ngành kinh tế thì chuyên viên phân tích tài chính là điểm sáng, gợi ý để đưa vào lựa chọn ngành nghề cho mình.

Theo sự phát triển kinh tế, trong tương lai đây cũng là ngành nghề có triển vọnglớn để phát triển với cơ hội việc làm rộng mở, nhận được các đãi ngộ và mức thu nhập đáng mơ ước Bên cạnh mức lương cứng, ta còn có thể nhận được hoa hồng, các khoảnthưởng hậu hĩnh cùng với các chính sách phúc lợi hấp dẫn khác.

Bên cạnh đó, ngành nghề này cũng đòi hỏi các kỹ năng, chuyên môn, thách thức, áp lực lớn nhưng đó cũng là điểm thú vị để ta vượt qua, khám phá giới hạn của chính mình, không ngừng nâng cao năng lực bản thân, trau dồi tri thức.

2 Lập kế hoạchBước 1: Đánh giá bản thân

Chúng ta cần xác định những giá trị nào của bản thân sẽ mang tính quyết định và phù hợp với công việc, những điểm mạnh điểm yếu và những gì có thể cải thiện Bên cạnh kiến thức chuyên môn, điều này còn phụ thuộc vào tính cách, thái độ trong công việc, tinh thần trách nhiệm và nhân sinh quan trong cuộc sống Đây là một công việc có tính áp lực cao cũng như khối lượng công việc lớn đòi hỏi các ứng viên phải hội tụ đầy đủ các yếu tố trên để chuẩn bị tốt cho công việc.

Vậy chúng ta làm thế nào để tự đánh giá năng lực bản thân trong công việc?Tự đánh giá năng lực bản thân trong công việc là một quá trình quan trọng giúp bạn nhận biết điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội phát triển Dưới đây là một số bước có thể giúp bạn tự đánh giá năng lực bản thân trong công việc:

Xác định mục tiêu và vai trò của bạn: Hiểu rõ nhiệm vụ và mục tiêu của công việc Bạn là những người hoạt động trong lĩnh vực tài chính, chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo và phân tích các thông tin nhằm đưa ra các khuyến nghị kinh doanh cho doanh nghiệp…

Liệt kê công việc và trách nhiệm của bạn: Tạo một danh sách chi tiết về những gì bạn phải làm hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng như là tổng hợp và phân tích các thông tin tài chính, phân tích xu hướng và đưa ra các dự báo, thu thập các bảng thống kê, báo cáo kinh doanh, báo cáo kế toán và đưa ra các báo cáo nhằm tư vấn tài chính và đầu tư cho ban giám đốc, khách hàng và đồng nghiệp Điều này giúp bạn thấy rõ nhiệm vụ và trách nhiệm mình đang đảm nhận.

Xác định điểm mạnh và điểm yếu: Điều này có thể được thực hiện bằng cách xem xét kết quả làm việc, phản hồi từ đồng nghiệp, cấp trên và tự đánh giá Điểm mạnh là những khả năng bạn làm rất tốt, còn điểm yếu là những khả năng bạn có thể cải thiện

3

Trang 7

Tìm kiếm phản hồi: Hỏi ý kiến từ đồng nghiệp, cấp trên và người khác mà bạn làm việc cùng Nhận phản hồi từ người khác có thể giúp bạn nhận ra những khía cạnh bạn chưa nhận thức được.

Xây dựng kế hoạch phát triển: Dựa trên những điểm mạnh và điểm yếu đã xác định, xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân Điều này có thể bao gồm việc học thêm kiến thức, kỹ năng hoặc tham gia các khóa học.

Nghề chuyên gia phân tích tài chính đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao để có thể phân tích và xử lý những con số Một yếu tố khác cần phải có chính là đầu óc nhạy bénvới các sự kiện, xu hướng tài chính bởi thị trường tài chính luôn biến động không ngừng Để có thể trở thành một chuyên gia phân tích tài chính thành công thì phối hợp các kỹ năng mềm cũng quan trọng không kém, cụ thể như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xây dựng và quản lý mối quan hệ, kỹ năng quản lý thời gian,

Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là bản phác thảo những dự định trong tương lai trước mắtnhà tuyển dụng, và đặc biệt mục tiêu nghề nghiệp còn là ngọn hải đăng cho chính bản thân trong việc định hướng tương lai.

Mục tiêu ngắn hạn:

Thích nghi với môi trường làm việc, biết cách quản lý quỹ thời gian.Nắm rõ các kiến thức về tài chính, thẩm định các thông tin liên quan đến tài chính, phân tích đánh giá các vấn đề liên quan đến rủi ro tài chính, ….

Chủ động học hỏi từ các đồng nghiệp đi trước, không ngừng phấn đấu để phát triển bản thân, phục vụ cho công việc.

Sở hữu chứng chỉ ngành tài chính.Mục tiêu dài hạn:

Phần đấu trong 5 năm trở thành trưởng nhóm phân tích tài chính có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao để cống hiến cho sự phát triển của công ty

Tự do về tài chính, làm chủ bản thân về tinh thần, thoải mái trong các hoạt động xã hội.

Xây dựng mạng lưới khách hàng đa dạng, quan hệ đối tác vững chắc và có được sự tín nhiệm của cấp trên, đồng nghiệp, nhân viên, khách hàng Bước 3: Nghiên cứu công việc

Mô tả công việc

Công việc cụ thể của chuyên viên phân tích tài chính sẽ phụ thuộc vào quy mô cũng như lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, về cơ bản sẽ bao gồm những công việc chính sau đây:

4

Trang 8

Thu thập và phân tích dữ liệu tài chínhBáo cáo và đưa ra các dự báo tài chính

Thiết lập, thẩm định các thông tin liên quan đến tài chính đối với các dự án của doanh nghiệp

Thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn liên quan đến việc phân tích và đánh giá tài chính Những thông tin này có thể bao gồm các vấn đề khó khănmà doanh nghiệp đang gặp phải, xu hướng phát triển và giải pháp khắc phụckhó khăn tài chính của doanh nghiệp.

Tiến hành lên kế hoạch và đưa ra các phương án huy động vốn cũng như tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp

Nắm bắt nhanh chóng các vấn đề liên quan đến rủi ro hoặc những nhân tố cóthể ảnh hưởng đến tình hình tài chính cũng như hoạt động của doanh nghiệp

Tiến hành tìm hiểu, đề xuất cơ hội đầu tư cho doanh nghiệpCơ hội việc làm

Được làm việc tại các tập đoàn lớn như ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, các công ty cung cấp dịch vụ tài chính

Dựa trên loại hình và chức năng hoạt động của doanh nghiệp trong ngành Tài chính, các chuyên gia phân tích có thể làm việc cho:

Bên bán: Bao gồm công việc tại bộ phận đầu tư, bộ phận nghiên cứu cổ phần, bộ phận bán hàng và giao dịch của các ngân hàng Thông thường, các chuyên viên phân tích tài chính bên bán chỉ tập trung vào một lĩnh vực hoặc một ngành nhất định và đưa ra các phân tích, báo cáo dựa trên dữ liệu của chính doanh nghiệp đó Họ cũng có thể đóng vai trò đánh giá và đưa ra khuyến nghị "mua", "bán" hoặc "giữ" đối với cổ phiếu của công ty.

Bên mua: Bao gồm công việc tại các quỹ đầu tư, các công ty cung cấp dịch vụ quản lý danh mục đầu tư, bộ phận nghiên cứu bên mua của các công ty quản lý tài sản Các chuyên gia phân tích tài chính bên mua đóng vai trò là người cung cấp các giải pháp đầu tư hữu ích phù hợp với mỗi khách hàng cụthể Do đó, phạm vi về công việc cũng như lĩnh vực tiếp cận của họ cũng sẽ rộng và đa dạng hơn so với các nhà phân tích tài chính bên bán

Lộ trình thăng tiến

5

Trang 9

Mức lương

Cụ thể hơn, mức lương trung bình đối với một chuyên gia phân tích tài chính tạiViệt Nam là 18 triệu VNĐ/tháng Thấp nhất thường là 8 triệu VNĐ/tháng đối với nhânviên với kinh nghiệm dưới 1 năm và cao nhất là 45 triệu VNĐ/tháng với những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành, đảm nhận vị trí cấp quản lý trở lên Đối với vị trígiám đốc tài chính, mức lương có thể lên tới 110 triệu VNĐ/tháng

Thực tế, mức thu nhập của các chuyên gia phân tích tài chính còn có thể cao rất nhiều Bởi bên cạnh lương, các khoản thưởng, hoa hồng khá hậu hĩnh cùng nhiều chính sách phúc lợi khác, … cũng là điều khiến cho công việc này càng được sự quan tâm hơn hiện nay.

Dưới đây là một số thu nhập của Financial Analyst tại các công ty cụ thể ở nước ta:

Công ty Cổ phần thời trang Song Bình - Thương hiệu Thời Trang Lép: 10.000.000 VNĐ - 15.000.000 VNĐ

Công ty TNHH Sunjin Vina: 20.000.000 VNĐ - 25.000.000 VNĐCông ty TNHH Tổng công ty Công nghệ & Giải pháp CMC: 23.000.000 VNĐ

Công ty TNHH SX - TM và XD Việt Hàn: 12.000.000 VNĐ - 15.000.000 VNĐ

Yêu cầu về bằng cấp, kỹ năng.Bằng cấp:

Các nhà phân tích tài chính thường sở hữu bằng cử nhân đại học về kế toán, tài chính, quản trị kinh doanh hoặc các khối ngành kinh tế khác nói chung Đây cũng là yếu tố được các nhà tuyển dụng ưu tiên để phân loại và lựa chọn ứng viên do chương

6

Trang 10

trình học của các chuyên ngành kể trên thường đem đến kiến thức nền tảng về kinh doanh, tài chính, kế toán, đầu tư có thể phục vụ rất nhiều cho công việc phân tích tài chính.

Đặc biệt, để thăng tiến lên các vị trí cấp cao với nghề phân tích tài chính, việc học lên các chương trình bậc cao học hay sở hữu các bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế như CFA chắc chắn sẽ giúp bạn tăng thêm lợi thế cạnh tranh

Kỹ năng cần thiết để làm nghề phân tích tài chính: Kỹ năng phân tích, định lượng và xử lý dữ liệu tài chính; kĩ năng lập báo cáo, xây dựng mô hình tài chính; hiểu biết về kinh tế học vi mô, vĩ mô; kỹ năng sử dụng Excel và các côngcụ tài chính khác; nhạy bén với con số và các xu hướng, sự kiện tài chính; k ỹ năng giao tiếp; kỹ năng xây dựng và quản lý mối quan hệ; kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian; kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề; kỹ năng lãnh đạo,…

Việc học lên các chương trình bậc cao học hay sở hữu chứng chỉ ngành nghề sẽ giúp gia tăng thêm lợi thế cạnh tranh.

Bước 4 Cân nhắc tình hình tài chính

Để bắt đầu công việc chuyên viên phân tích tài chính, trước tiên phải hoàn thành bậc đại học hoặc cao đẳng Chúng ta cần xem xét tình hình tài chính sao cho phùhợp với mức học phí của các trường đại học, cao đẳng Dưới đây là một số trường có đào tạo ngành Tài chính năm 2023 có mức học phí như sau:

Học viện Ngân hàng: 14,1 triệu đồng/ năm học (đối với hệ đào tạo đại trà).Học viện Tài chính: Đối với chương trình chuẩn là 22 triệu đồng/ năm học, đối với chương trình chất lượng cao là 48 triệu đồng/ năm học.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Đối với hệ đào tạo đại trà là 20 triệu/ năm học.

Trường Đại học Ngoại thương: 25 triệu đồng/ năm học tương ứng với hệ đào tạo đại trà.

Trường Đại học Thương mại: Đối với chương trình chuẩn là 24 triệu đồng/ nămhọc, đối với chương trình chất lượng cao là 36 triệu đồng/ năm học.

Sau đó, xét tới chi phí để sở hữu chứng chỉ nghề, chứng chỉ ngoại ngữ hoặc họccao học để nâng cao khả năng thăng tiến:

Chứng chỉ nghề phổ biến

ICAEW ACA: Dao động khoảng 70 – 156 triệu đồng/ 15 môn.CGBA (Certified Global Business Analyst): khoảng 9,5 triệu đồng/ khoá học.

7

Ngày đăng: 19/06/2024, 17:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w