1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm môn nguyên l kế toán clo4 nhận diện được những điều kiện cần thiết để lập kế hoạch cho khởi nghiệp trong ngành kế toán

17 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp...5CÂU 2: LẬP KẾ HOẠC PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH CỤ THỂ...6Phần 1: Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp và t

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN

………… ……… 

BÀI TẬP NHÓM MÔN: NGUYÊN L KẾ TOÁN CLO4 - NHẬN DIỆN ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH CHO KHỞI NGHIỆP TRONG NGÀNH KẾ

TOÁN

Giảng viên hướng dẫn: Bùi Thị Thanh Tình

Danh sách sinh viên:

Trang 2

MỤC LỤC

CÂU 1: CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN KHỞI NGHIỆP 5

1 Khái niệm khởi nghiệp 5

2 Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp 5

CÂU 2: LẬP KẾ HOẠC PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH CỤ THỂ 6

Phần 1: Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp và tìm kiếm cơ hội việc làm trong tương lai trong lĩnh vực kế toán 6

Bước 1: Đánh giá bản thân 6

Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp 8

Bước 3: Nghiên cứu công việc 9

Bước 4: Cân nhắc tình hình tài chính 11

Bước 5 : Suy nghĩ về kinh nghiệm học vấn khi bước vào ngành mới 12

Bước 6: Cân nhắc tính ổn định của công việc 13

Bước 7: Lập kế hoạch và những hành động rõ ràng để trở thành 1 kế toán viên 13

Phần 2: Nhận biết những điều kiện cần thiết để khởi nghiệp và khởi nghiệp trong lĩnh vực kế toán 13

2.1 Năng lực sáng tạo 14

2.2 Vốn kinh doanh khởi nghiệp 14

2.3 Kiến thức nền tảng để khởi nghiệp trong ngành kế toán 14

2.4 Sự kiên trì 14

2.5 Các kĩ năng cần thiết 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm chúng em xin giới thiệu với giảng viên và mọi người về chủ đề:

“Nhận diện được những điều kiện cần thiết để lập kể hoạch khởi nghiệp cho ngành kế toán” Chúng em nhận thức rằng đây là chủ đề rất có ích trong việc định hướng tương lai nghề nghiệp cũng như thúc đẩy sử tìm tòi kiến thức của sinh viên chúng em

Chúng em xin cam đoan rằng những nội dung được trình bày trong bài tập nhóm môn Nguyên Lý Kế Toán này hoàn toàn là do bản thân chúng em thực hiện, tất cả các nội dung của đề tài là kết quả nghiên cứu của chúng em và không phải là kết quả sao chép từ bất kì bài tập lớn nào có trước đó

Bài tập lớn được thực hiện với sự hỗ trợ và tham khảo từ các tài liệu, giáo trình liên quan đến đề tài có trích nguồn rõ ràng

Trong quá trình thực hiện đề tài này vẫn còn có nhiều thiếu sót nhưng những nội dung trình bày trong bài tập lớn này là biểu hiện kết quả của chúng em đạt được dưới sự hướng dẫn của giảng viên

Chúng em cảm ơn ạ

Trang 4

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC

Họ tên thành viên Mã sinh viên Nhiệm vụ Hạn hoàn thành Đánh giá

Xác nhận đánh giá của cá nhân

Đỗ Thị Hiền Lương

(Leader) 26A4020024 Câu 2( bước 2+4) 08/03/2024 100%

Hoàng Thanh Xuân 26A4021355 Làm Word, câu 2

Nguyễn Thị Cẩm

Tú 26A4021343 Câu 2 ( bước 5+6) 08/03/2024 100%

Nguyễn Thị Như

Phạm Thị Tâm

Linh 26A4020016 Câu 2 ( bước 3+7) 08/03/2024 100%

Trần Đức Mạnh 26A4020032 Câu 2 (phần 2) 08/03/2024 100%

Trang 5

NỘI DUNG CÂU 1: CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN KHỞI NGHIỆP

1 Khái niệm khởi nghiệp

Khởi nghiệp được hiểu là sự tự lập, tự xây dựng trong kinh doanh Nghĩa

là bạn sẽ tự tạo nên, tự sáng lập hoặc đồng sáng lập nên một doanh nghiệp, một công ty của chính mình Bạn sẽ là quản lý, là người làm chủ, và tất cả những mặt hàng, sản phẩm của công ty đều sẽ được bán ra theo ý tưởng và kế hoạch của bạn

Hiểu một cách đơn giản hơn, tạo ra doanh nghiệp, công ty của riêng mình chính là câu trả lời cho thắc mắc khởi nghiệp là gì Đây là một loại hình lao động

vô cùng quan trọng trong xã hội hiện đại ngày nay, và ngày càng được giới trẻ chú ý đến.Các ví dụ cá nhân/tổ chức khởi nghiệp thành công trong các lĩnh vực: Lĩnh vực ngân hàng: MoMo, Zalo Pay, Viettel Pay,

Lĩnh vực thời trang: Juno, Coolmate, Elise,

Lĩnh vực Review và dịch vụ ăn uống: Foody, Loship, Baemin,

Lĩnh vực công nghệ: VNG, Job Hub,

Lĩnh vực bất động sản: Rever, Luxstay, Homebase, RealStake,

2 Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp

2.1 Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo:là quá trình khởi nghiệp dựa trên ý tưởng sáng tạo,tạo ra sản phẩm mới; hoặc sản phẩm cũ nhưng có điểm khác nổi trội, ưu việt hơn so với những sản phẩm, dịch vụ đã từng có trên thị trường và được phát triển nhanh chóng vượt bậc

2.2 Startup

Là một công ty, hay một dự án do một cá nhân khởi xướng để tìm kiếm, phát triển có hiệu quả và xác định cho một mô hình kinh doanh có thể mở rộng

Là quá trình khởi nghiệp dựa trên ý tưởng sáng tạo, tạo ra sản phẩm mới; hoặc sản phẩm cũ nhưng có điểm khác nổi trội, ưu việt hơn so với những sản phẩm, dịch vụ đã từng có trên thị trường

2.3 Small business

Là các hình thức kinh doanh nhỏ lẻ: cửa hàng gia dùng, thực phẩm, tiệm làm tóc,cửa hàng dịch vụ Logistics, tư vấn luật Nhà sáng lập là nhân công Có thể thuê nhân công tại địa phương/người trong gia đình.Mục tiêu: nuôi sống bản thân, gia đình

Nguồn vốn: vốn của cá nhân, vay gia đình, vay ngân hàng

Khái niệm entrepreneur: người chấp nhận, ưa thích mạo hiểm và đã chọn việc kinh doanh để kiếm tiền

2.4 Nhà khởi nghiệp

Trang 6

Là tất cả mọi người không phân biệt già hay trẻ, nam hay nữ, không phân biệt trong hay ngoài nước, thành thị hay nông thôn miễn là có một ý tưởng kinh doanh hay có thể thực hiện được, có thể đem lại lợi ích cho bản thân minh và xã hội

2.5 Tinh thần khởi nghiệp

Tinh thần khởi nghiệp được hiểu là sự chủ động lập nghiệp trong điều kiện không chắc chắn, nhưng lại có hoài bão vượt lên số phận, tinh thần đổi mới

và sáng tạo và sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong kinh doanh

2.6 Hệ sinh thái khởi nghiệp

Một hệ sinh thái khởi nghiệp gồm có các cấu phần (1) Các startup, (2) Các định chế tài chính, quỹ đầu tư, nhà đầu tư…cung cấp vốn cho startup, (3) Nhà nước ban hành cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp; (4)Các cơ sở cung cấp các dịch vụ hỗ trợ startup (Incubator, Accelerators, CoworkingSpace), (5) Các sự kiện và truyền thông về startup

Một hệ sinh thái khởi nghiệp được hình thành bởi những con người, những doanh nghiệp khởi nghiệp trong các giai đoạn phát triển khác nhau, và các loại tổ chức khác nhau trong một khu vực (địa lý hoặc không gian mạng), tương tác với nhau như một hệ thống để tạo nên các doanh nghiệp khởi nghiệp mới Các tổ chức này có thể chia thànhcác nhóm như: trường đại học, tổ chức cung cấp vốn, tổ chức hỗ trợ (vườn ươm khởi nghiệp, tăng tốc khởi nghiệp, không gian làm việc chung, v.v…), tổ chức nghiên cứu, tổ chức cung cấp dịch vụ (như các dịch vụ pháp luật, tài chính, v.v…), và công ty lớn Các tổ chức khác nhau tập trung chuyên biệt vào các chức năng khác nhau của hệ sinh thái khởi nghiệp và vào các giai đoạn phát triển khác nhau của các doanh nghiệp khởi nghiệp (Giamdoc.net, 2016)

CÂU 2: LẬP KẾ HOẠC PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH CỤ THỂ

Phần 1: Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp và tìm kiếm cơ hội việc làm trong tương lai trong lĩnh vực kế toán

Bước 1: Đánh giá bản thân

1.1 Khái niệm

Đánh giá bản thân là việc mỗi cá nhân tự khách quan nhận xét về chính mình Nội dung nhận xét bao gồm những ưu nhược điểm về năng lực, kỹ năng, tố chất theo những chủ đề mà môi trường yêu cầu đánh giá đặt ra và cụ thể ở đây là xét trong môi trường lĩnh vực kế toán- kiểm toán Để đánh giá bản thân hiệu quả, yếu tố khách quan là điều quan trọng nhất, đây được coi là bước tự kh~ng định năng lực của bản thân từ đó tạo cơ hội cho bản thân an tâm hoàn thành tốt nhiệm

vụ, đồng thời có đủ thời gian, sức lực học hỏi dần, phát triển kỹ năng từng ngày

Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức, hiểu biết của con người

để thực hiện một việc gì đó, có thể là việc nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, chuyên môn hoặc việc liên quan cảm xúc, sinh tồn, giao tiếp,…

Trang 7

 Kỹ năng cứng: Kỹ năng (Hard skills), đây là những kiến thức được thực hành và đúc rút ra từ kinh nghiệm, trải nghiệm, kỹ năng cứng thiên nhiều về tính chuyên môn và kỹ thuật

Kỹ năng chuyên môn: Năng lực chuyên môn là yếu tố chủ chốt giúp người

làm viê •c nắm bắt và hiểu được công viê •c mà mình đang làm, để trở thành kế toán chuyên nghiê •p, sinh viên cũng cần có các kỹ năng chuyên môn như kỹ năng nhâ •p diê •n và lâ •p chứng từ kế toán đúng chính sách, chế đô • kế toán; kỹ năng hạch toán

và ghi sổ; kỹ năng tổng hợp, phân tích, lâ •p báo cáo kế toán;

Kỹ năng tin học văn phSng và ngoại ngữ: Đây là hai kỹ năng đă •c biê •t

quan trọng trong mọi lĩnh vực và kể cả kế toán, các kế toán viê ngoài thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng thì còn cần thành thạo sử dụng các phần mềm, công cụ hỗ trợ kế toán, từ đó nâng cao hiê •u suất làm viê •c Ngoài ra ngoại ngữ cần

đủ để giao tiếp với đối tác hay thành viên trong công ty là người nước ngoài và dùng để đọc tài liê •u, viết báo cáo tài chính kế toán

Hiê •n tại tôi là sinh viên năm nhất của Học viê •n ngân hàng, kỹ năng và trình đô • chuyên môn đang được trau dồi và cải thiê •n hơn trong suốt quá trình 4 năm học đại học

 Kỹ năng mềm (soft skills) là những khả năng và phẩm chất cá nhân không liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên môn, mà thường ảnh hưởng đến cách thức tương tác, làm việc và giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp, ứng xT: Cần trao dồi khả năng giao tiếp, nâng cao trình

đô • ứng xử khéo léo và làm viê •c nhóm có hiê •u quả là điều tối thiểu mà mỗi kế toán viên cần có

Kỹ năng quản lU thời gian: Kế toán viên cần quán lý thời gian hợp lý để

cân bằng khối lượng công viê •c của từng ngày

Tôi là người có khả năng quản lý thời gian ở mức ổn, có thể cân bằng giữa viê •c học và làm, môi trường đại học năng đô •ng cần khả năng làm viê •c nhóm và thuyết trình trước đám đông nên cần lên kế hoạch học tâ •p nâng cao trình đô • kỹ năng của bản thân trong 4 năm học tâ •p

1.2 Phân tích điểm yếu, điểm mạnh

Điểm mạnh:

 Được học tâ •p chuyên môn tại ngôi trường Top đầu cả nước về ngành Kế toán, được cọ sát cùng các sinh viên có năng lực, được đào tạo bởi giảng viên dày dă •n kinh ngiê •m và trình đô • giảng dạy chuyên môn cao,,

 Kỹ năng cứng: Được đào tạo bởi phương án đào tạo bài bản, rõ ràng định hướng

 Kỹ năng mềm: Sử dụng thành thạo tin học văn phòng cơ bản, làm viê •c nhóm và xây dựng phương án tốt

Điểm yếu:

 Chưa chủ đô •ng tìm hiểu kiến thức chuyên môn

 Chưa tìm hiểu rõ được định hướng nghề nghiê •p của bản thân sẽ theo đuổi sau khi ra trường

 Còn thiếu tính t• m• và cẩn trọng

Cơ hô •i:

 Xu hướng toàn cầu hóa ngày càng diễn ra càng mạnh mẽ, các doanh nghiệp; công ty ngày càng nhiều nên cơ hội việc làm cho

Trang 8

nguồn nhân lực dồi dào hơn bao giờ hết, tạo điều kiện cho người lao động làm việc trong nhiều môi trường khác nhau

 Ngày càng nhiều các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng như ngày càng nhiều lao động Việt Nam xuất ngoại ra nước ngoài làm việc Chính vì thế quốc tế hóa giúp nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân, tính chuyên nghiệp của công việc, kế toán viên

mở rô •ng cơ hô •i làm viê •c trong mối trường nước ngoài, tăng khả năng cọ sát nâng cao trình đô •

Thách thức:

 Cạnh tranh lao đô •ng lớn, ảnh hướng bởi trí tuê • nhân tạo

 Yêu cầu khắt khe bằng cấp, các chứng ch• quốc tế : IELTS, ACCA, MOS,

Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp

2.1 Tầm quan trong trong việc xác định mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là những kế hoạch, kỳ vọng hoặc mục tiêu mà một người mong muốn đạt được trong sự nghiệp của mình Nó vận hành như một chiếc kim ch• nam giúp chúng ta làm rõ trong việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai Các mục tiêu đó có thể nhỏ hoặc lớn nhưng cũng cũng giúp chúng ta tiết kiệm thời gian làm việc hiệu quả hơn cũng như tránh sao nhãng mất định hướng với những điều liên quan đến công việc

Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, tốc độ phát triển của các ngành kinh tế ngày càng vượt bậc, số lượng các công ty, doanh nghiệp được thành lập ngày càng tăng mở ra vô số cơ hội việc làm mà kế toán là một trong những bộ phận cấu thành không thể thiếu nhằm xây dựng bộ máy hành chính phục vụ hiệu quả cho hoạt động của công ty, doanh nghiệp Vì vậy, người làm công việc này cần phải có kiến thức ngành sâu rộng, cẩn thận, t• m•, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp

Có thể thấy dù làm bất cứ công việc nào trong lĩnh vực kế toán nói chung

và công việc của kế toán viên nói riêng thì xác định mục tiêu cũng là yếu tố quyết định đến tính bền vững và lâu dài trong công việc Vì vậy mỗi sinh viên đều nên định hướng rõ ràng những mục tiêu cụ thể để chuẩn bị tốt cho tương lai sau này 2.2 Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

2.2.1 Mục tiêu ngắn hạn (trong năm nhất đến đầu năm ba đại học)

 Hoàn thành các môn học cơ sở ngành, một số môn chuyên ngành và đạt được điểm cao của các môn học đó Đặc biệt, cố gắng hoàn thành thật tốt các môn trong hai năm đầu để năm ba, năm bốn tập chung vào các môn chuyên ngành cũng như dành thời gian để làm những công việc liên quan đến nghề nghiệp

 Phát triển các kĩ năng cần thiết để chuẩn bị và hoàn thành tốt công việc trong tương lai:

o Kỹ năng tổ chức và quản lí thời gian

o Kỹ năng giao tiếp và đàm phán

o Kỹ năng làm việc nhóm

o Kỹ năng viết, đọc và thuyết trình các báo cáo

o Kỹ năng phân tích dữ liệu tài chính

Trang 9

o Tính kiên trì, t• m• để đảm bảo tính chính xác trong các công việc

o Tính linh hoạt và sẵn sàng học hỏi

 Học và thi các chứng ch• tiếng anh

 Thi chứng ch• tin học văn phòng MOS

 Tham gia các lớp dự thính, toạ đàm và các cuộc thi về kế toán để củng

cố thêm sự hiểu biết về ngành học

2.2.2 Mục tiêu dài hạn (bốn năm đại học và năm năm sau khi ra trường)

 Năm ba đi tìm hiểu và thử việc, thực tập ở các công ty liên quan đến nghề kế toán viên để sau khi tốt nghiệp không bị bỡ ngỡ khi tiếp xúc với công việc cũng như có 1-2 năm kinh nghiệm làm việc Nếu cảm thấy môi trường làm ở công ty đó phù hợp với bản thân có thể gắn bó lâu dài

 Biết áp dụng kiến thức đã được đào tạo và kỹ năng về kế toán để xử lí hoàn thành tốt công việc

 Tốt nghiệp và đạt bằng Giỏi trở lên

 Trình độ tiếng anh phải đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEIC 650

 Sau năm năm tốt nghiệp: Mục tiêu hướng tới là một kế toán viên giỏi

và chuyên nghiệp với đầy đủ các kiến thức chuyên môn cũng như các

kỹ năng làm việc chuyên nghiệp Bên cạnh đó là một đội ngũ đồng nghiệp vững mạnh và có mối quan hệ tốt đẹp trong công ty gắn bó lâu dài

Bước 3: Nghiên cứu công việc

3.1 Kế toán là gì?

Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động

3.2 Một nhân viên kế toán cần làm gì?

Nhân viên kế toán còn gọi là kế toán viên là người chịu trách nhiệm tiếp nhận, tính toán, xử lý mọi thông tin liên quan đến tài sản và sự thay đổi tài sản của một tổ chức Trách nhiệm của một kế toán viên là việc quản lý các sổ sách tài chính, thủ tục kinh tế – tài chính, đối chiếu việc báo cáo với các đối tác, ngân hàng, thực hiện hạch toán các khoản thu – chi liên quan đến tài chính… Từ đó, cung cấp thông tin chính xác đến ban lãnh đạo về tình hình tài chính doanh nghiệp, sự lưu thông của dòng tiền, khả năng chi trả, thanh toán mọi quy định về thuế theo đúng pháp luật

Dưới đây là một số việc làm điển hình của một kế toán viên

Thu thập thông tin:

 Tất cả các hoạt động phát sinh của doanh nghiệp được nhân viên kế toán ghi chép vào trong chứng từ, có thể là phiếu nhập kho – xuất kho, hóa đơn bán hàng… Sau đó, kế toán viên là người chịu trách nhiệm thu thập toàn bộ thông tin về tình hình tài chính, hoạt động kinh tế ở trong công ty, doanh nghiệp

 Việc thu thập thông tin còn phục vụ cho công tác lập bảng cân đối kế toán và tổng kế toàn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp

Trang 10

Ghi chép sổ sách:

Đây là công việc quan trọng khi bạn thắc mắc về công việc, nhiệm

vụ của nhân viên kế toán là gì Sau khi thu thập thông tin chứng từ, hóa đơn phát sinh nhân viên kế toán sẽ thực hiện công việc thống

kê ghi chép các hoạt động kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán Việc ghi chép yêu cầu phải chính xác và cụ thể tuyệt đối, từ những thông tin ghi chép đó nhân viên kế toán sẽ tổng hợp thành bảng báo cáo, báo cáo lên cấp trên

Giám sát các hoạt động kinh tế phát sinh:

Doanh nghiệp luôn phát sinh rất nhiều hoạt động kinh tế khác nhau trong một ngày, vậy nên kế toán viên sẽ là người giám sát những hóa đơn chứng từ liên quan đến các hoạt động kinh tế đó Kế toán viên sẽ xác minh và kiểm tra độ chính xác và đúng quy định của các chứng từ và hoạt động kinh tế phát sinh của doanh nghiệp Làm tổng hợp báo cáo kế toán:

Mục đích cuối cùng của kế toán chính là cung cấp đầy đủ thông tin một cách cụ thể nhất về tình hình hoạt động của doanh nghiệp cho ban lãnh đạo Ban lãnh đạo sẽ dựa vào những số liệu do nhân viên

kế toán cung cấp để tính toán và đưa ra những giải pháp phù hợp đối với mục tiêu phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó làm tăng doanh thu và tối đa lợi nhuận

3.3 Lợi ích khi làm kế toán viên

Kế toán là một công việc có cơ hội việc làm rất cao

Trở thành một kế toán viên sẽ giúp bạn rèn luyện được khả năng phân tích cực nhạy bén

Kế toán là công việc rất ổn định

3.4 Khó khăn khi trở thành kế toán viên

Kế toán là một công việc có yêu rất cao về bằng cấp, các chứng ch• quốc

tế

Nghề kế toán dễ mang đến cảm giác khô khan và gây căng th~ng với những người mới vào nghề

3.5 Yêu cầu để trở thành một kế toán viên

Yêu cầu về trình độ, bằng cấp:

 Tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành về kế toán và các chứng ch• hành nghề kế toán

 Cần có kiến thức chuyên môn tốt, am hiểu về nghiệp vụ kế toán, các điều khoản, quy định và nguyên tắc làm việc trong vị trí kế toán

Ngày đăng: 24/06/2024, 18:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w