Có rất nhiều khái niệm liên quan tới khởi nghiệp, chẳng hạn: Theo Diễn đàn Doanh nghiệp, khởi nghiệp là bạn đã ấp ủ một công việc kinh doanh riêng, thường thì bạn sẽ thành lập một doanh
Trang 1KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
BỘ MÔN LÝ THUYẾT KẾ TOÁN MÔN: LÝ THUYẾT KẾ TOÁN
BÀI TẬP NHÓM (CLO4) NHẬN DIỆN ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH
CHO KHỞI NGHIỆP
Lớp: 03
Nhóm số: 03
Nhóm trưởng: Lý Thị Lê Xuân Mã sinh viên: 24A4062420
Thành viên:
1 Cao Cự Duy Hưng Mã sinh viên: 22A4010307
2 Tiêu Huyền My Mã sinh viên: 24A4061905
3 Trần Mỹ Tâm Mã sinh viên: 24A4061958
4 Hoàng Thị Thu Trang Mã sinh viên: 24A4062415
Trang 2BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm: 03
công việc
Mức độ đóng góp %
4
100%
Trang
24A4062415 Làm bước 1,
2
100%
dung, sửa word, làm câu hỏi 1, bước 7
100%
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Lời đầu tiên nhóm chúng em xin được gửi tới cô Đỗ Ngọc Trâm, giảng viên bộ môn Nguyên lý kế toán – Học viện Ngân hàng lời cảm chân thành và sâu sắc nhất, cảm
ơn cô đã hướng dẫn tận tình cho bài tập lớn của nhóm chúng em lần này Nhóm chúng em chúc cô ngày càng hạnh phúc và thành công hơn nữa trên con đường giảng dạy!
Tiếp theo, nhóm chúng em xin cam đoan tất cả số liệu và nội dung trong bài tập nhóm này đều do nhóm tự làm Những nội dung tham khảo tài liệu từ các tư liệu, giáo trình liên quan đều được nhóm trích dẫn nguồn gốc rõ ràng Nếu phát hiện có sự sao chép, nhóm chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Đại diện nhóm
Trang 4MỤC LỤC
Câu 1: Tìm các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp (Trích dẫn các nguồn liên quan cụ
thể) 5
Câu 2: Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp (theo 7 bước) và chỉ rõ các điều kiện cần thiết để lập kế hoạch cụ thể 6
Bước 1: Đánh giá bản thân 6
Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp 8
Bước 3: Nghiên cứu công việc 9
Bước 4: Cân nhắc tình hình tài chính 11
Bước 5: Suy nghĩ về kinh nghiệp học vấn trước khi bước vào nghành Luật 13
Bước 6: Cân nhắc tính cần thiết và tính ổn định của công việc: 13
Bước 7: Lập kế hoạch và những hành động rõ ràng 15
Trang 5Câu 1: Tìm các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp (Trích dẫn các nguồn liên quan
cụ thể).
Trong giai đoạn hiện nay, khởi nghiệp là cụm từ được tìm kiếm và được nhắc tới nhiều nhất Có rất nhiều khái niệm liên quan tới khởi nghiệp, chẳng hạn:
Theo Diễn đàn Doanh nghiệp, khởi nghiệp là bạn đã ấp ủ một công việc kinh doanh riêng, thường thì bạn sẽ thành lập một doanh nghiệp mà tại đó bạn là người quản
lý, là người sáng lập hoặc đồng sáng lập Việc cung cấp những sản phẩm mới, dịch vụ mới hay thậm chí kinh doanh những mặt hàng đã có mặt trên thị trường nhưng theo ý tưởng của riêng mình đều được gọi là khởi nghiệp
Khởi nghiệp còn được hiểu là việc bắt đầu một nghề nghiệp, mà hình thức thường thấy là thành lập một doanh nghiệp Cá nhân có ý định tự mình làm chủ để kinh doanh một lĩnh vực nào đó.
Hay có thể hiểu khởi nghiệp chính là quá trình hiện thực các ý tưởng bán hàng, gồm cả giai đoạn thành lập, vận hành công ty và duy trì và phát triển doanh nghiệp
Theo quan niệm của xã hội, khởi nghiệp là khi bạn có ý tưởng kinh doanh riêng và bắt tay vào thành lập cho mình một doanh nghiệp Bạn chính là người trực tiếp quản lý việc điều phối và kinh doanh của doanh nghiệp hoặc cũng có thể quản lý với tư cách là Co-Founder ( người đồng sáng lập)
Khởi nghiệp chính là việc một cá nhân hay một nhóm nào đó đã ấp ủ ý tưởng kinh doanh riêng, giờ đây họ bắt tay vào tiến hành thực hiện dự án để đưa sản phẩm hoặc dịch
vụ mới của mình ra thị trường, hay là một thứ gì đó đã có mặt trên thị trường nhưng theo cách riêng của họ
Có thể hiểu, khởi nghiệp là sự tự lập, tự xây dựng trong kinh doanh Bạn sẽ tự tạo nên, tự sáng lập hoặc đồng sáng lập nên một doanh nghiệp, một công ty của chính mình Chính bạn sẽ là người quản lý, người làm chủ và mọi mặt hàng, sản phẩm của công ty đều sẽ được bán ra theo ý tưởng, kế hoạch của bạn Đây là một loại hình lao động vô cùng quan trọng trong xã hội hiện đại ngày nay và được nhiều người đặc biệt là giới trẻ quan tâm
Câu 2: Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp (theo 7 bước) và chỉ rõ các điều kiện cần thiết để lập kế hoạch cụ thể
Nghề nghiệp lựa chọn: Luật sư
Bước 1: Đánh giá bản thân
Trang 6Đánh giá bản thân là khả năng tự nhận xét, phát hiện những kỹ năng, tố chất, năng lực đặc thù của riêng mình theo những khía cạnh mà mình đang xem xét Đây được xem
là quá trình mỗi người tự đối diện với chính mình, tìm hiểu những ẩn số bên trong, so sánh đối chiếu với những tiêu chuẩn cuộc sống xung quanh Đánh giá bản thân bao gồm đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
- Sở thích:
Sở thích là những hoạt động thường xuyên hoặc theo thói quen có khả năng đem lại cho con người niềm vui, sự phấn khích, thư giãn trong một khoảng thời gian Sở thích cũng là từ chỉ sự hứng thú, thái độ ham thích đối với một đối tượng nhất định khiến bản thân người có sở thích cảm thấy thoải mái, hạnh phúc hoặc có động lực để theo đuổi
Sở thích là yếu tố mà mỗi cá nhân đều nắm rõ Mỗi người sẽ có những sở thích giống hoặc khác nhau Những sở thích lành mạnh sẽ khiến bản thân mỗi cá nhân trở nên tốt đẹp hơn theo từng ngày Bởi vậy, là sinh viên chúng ta cần phát huy những sở thích lành mạnh như đọc sách, báo; cập nhật tin tức thường xuyên; rèn luyện sức khỏe;…Và thay đổi, triệt tiêu những thói quen xấu như ngủ nhiều, dành hàng giờ lướt Facebook, Instagram,…Là một sinh viên chuyên nghành Luật kinh tế, bản thân nhận thấy có những
sở thích sau:
+ Đọc sách: Thường xuyên dành thời gian rảnh để đọc sách liên quan đến pháp luật (Kỹ năng hành nghề Luật sư tư vấn,…), đọc trên web (thư viện pháp luật, báo pháp luật,…)
+ Cập nhật tin tức pháp luật trong nước cũng như trên thế giới
+ Nghiên cứu: ham muốn học hỏi, quan sát câu chuyện của những người xung quanh Theo dõi các vụ án để có thêm nhiều kiến thức
+ Học ngoại ngữ
+ Nghe podcast
+ Ngủ
- Tính cách:
Tính cách là một yếu tố luôn luôn tồn tại trong mỗi con người Và, mỗi người sẽ có tính cách khác nhau Đây là yếu tố quan trọng để cá nhân lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân Nếu chưa hiểu rõ về tính cách của bản thân, sinh viên có thể làm những bài trắc nghiệm tính cách, hỏi mọi người xung quanh,…để hiểu rõ hơn về tính cách của mình Sinh viên có những nét tính cách tốt sẽ dễ dàng thích nghi, hòa hợp với môi trường làm việc và ghi điểm hơn trong mắt nhà tuyển dụng Tính cách được chia thành hai kiểu chủ
Trang 7yếu là tính cách tốt và tính cách xấu Chúng ta nên học tập cách loại bỏ những tính cách xấu như ích kỷ, vụ lợi, ganh ghét,…và phát huy những tính cách tốt như hòa đồng,… Những nét tính cách tốt sẽ giúp sinh viên dễ thích nghi, hòa hợp với môi trường làm việc
và dễ dàng ghi mắt đối với các nhà tuyển dụng Bản thân nhận thấy có tính cách:
+ Cầu toàn: luôn sống có kế hoạch, cẩn thận Tuy nhiên, với tính cách này bản thân thường xảy ra xung đột trong quá trình là việc với mọi người xung quanh
+ Quyết tâm: trong học tập đạt được bằng cử nhân Luật loại giỏi, quyết tâm tham gia các cuộc thi do Khoa Luật tổ chức Quyết tâm đạt mục tiêu đề ra
+ Tự tin: Sẵn sàng đứng trước đám đông, thuyết trình trên lớp, đi làm thêm học tập nhiều kỹ năng
+ Kiên trì: với những bài tập khó, những tình huống phức tạp tìm tòi học hỏi để giải quyết tốt hơn.
- Kỹ năng:
Theo một bài báo đăng tải gần đây, trong quá trình phỏng vấn, kiến thức chỉ chiếm 4%, kỹ năng chiếm 26% và thái độ chiếm 70% Vì vậy kỹ năng thực sự rất quan trọng Mỗi sinh viên cần đánh giá đúng các kỹ năng mà bản thân đã có và rèn luyện cac kỹ năng chưa có để phù hợp với công việc mình lựa chọn Nhận thấy đã có những kỹ năng như sau:
+ Giải quyết vấn đề: Bản thân luôn thích ứng được sự thay đổi của các vấn đề xung quanh, giải quyết tốt các vấn đề cá nhân Tham gia làm việc nhóm và có khả năng giải quyết được các tình huống phát sinh trong nhóm
+ Kỹ năng giao tiếp: đây là kỹ năng vẫn còn kém, cần học hỏi nhiều hơn Tiếp xúc giao lưu với nhiều người trong các môi trường khác nhau
+ Kỹ năng phân tích, xử lý thông tin, xử lý tình huống: còn khá kém, bản thân thấy cần phải học hỏi nhiều hơn
+ Kỹ năng tin học văn phòng còn khá tốt
- Kiến thức:
+ Hiện tại đang là sinh viên năm 2 chuyên ngành Luật kinh tế tại Học Viện Ngân Hàng Đã được học các kiến thức lý luận chung, và một số môn liên quan đến luật chuyên ngành như Luật dân sự, luật hình sự, xây dựng văn bản pháp luật,…
+ Bản thân nhận thấy còn thiếu các chứng chỉ ngoại ngữ Điểm trung bình còn khá thấp
- Tài chính:
Trang 8Nguồn tài chính còn hạn hẹp bởi bản thân đang là sinh viên năm 2, có một công việc làm thêm nhưng vẫn chưa có được khoản thu nhập ổn định, còn phụ thuộc nhiều vào bố
mẹ
Như vậy, thông qua quá trình đánh giá bản thân, bản thân nhận thấy được những điểm mạnh và yếu của bản thân Sinh viên cần phát huy điểm mạnh của mình, khắc phục điểm yếu , trau dồi, học hỏi thêm những điều bản thân còn thiếu sót để trở thành một ứng viên tiềm năng hơn cho ngành nghề mà mình đã chọn
Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp là một tuyên bố được xác định rõ ràng giải thích nghề nghiệp
mà một cá nhân dự định theo đuổi trong suốt sự nghiệp của mình Điều quan trọng là mỗi nhân viên hoặc người tìm việc phải xác định mục tiêu nghề nghiệp của họ một cách rõ ràng Nó giúp họ đưa ra các kế hoạch hành động hiệu quả Xác định mục tiêu không cụ thể có thể dẫn tới sự thất vọng Nhưng điều đó không có nghĩa là người ta nên tránh việc hoàn thành mục tiêu nghề nghiệp
Xác định mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn:
- Mục tiêu ngắn hạn: là những mục tiêu có thể đạt được trong vòng sáu tháng đến ba năm.
+ Phát triển các kỹ năng cần thiết của một Luật sư, từ kỹ năng cơ bản đến kỹ năng nâng cao
+ Chủ động học tập, tiếp thu các ý kiến của thầy cô trong chuyên ngành Luật Tìm kiếm công việc làm thêm phù hợp với ngành học để tích lũy kinh nghiệm, phục
vụ cho công việc sau này.
+ Hoàn thành chương trình học với bằng tốt nghiệp loại giỏi
+ Học tập ngoại ngữ, học thêm các chứng chỉ khác ngoài bằng cử nhân, thạc sĩ Luật
+ Có nguồn tài chính vững vàng để học tập lấy các chứng chỉ và thành lập Công ty Luật
- Mục tiêu dài hạn: mục tiêu dài hạn chính là trở thành một nhà Luật Sư trong tương lai và tiến xa hơn để thành lập được một công ty Luật cho riêng mình
Bước 3: Nghiên cứu công việc
- Mô tả công việc:
Theo oxford, Luật sư được hiểu là: “person who is trained and qualified to advise people about the law and to represent them in court, and to write legal documents” Tạm
Trang 9dịch: “một người được đào tạo và có trình độ để tư vấn cho mọi người về luật pháp và đại diện cho họ trước tòa, và viết các văn bản pháp lý”
Theo quy định tại điều 2, Luật Luật sư năm 2015: “Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).”
Các công việc chính của Luật sư:
Chuẩn bị, nghiên cứu và soạn thảo các văn bản hồ sơ pháp lý theo sự phân công
Tham gia tư vấn pháp luật, giải quyết tranh chấp, tranh tụng xử lý các vấn đề phát sinh
Thu thập chứng cứ phục vụ cho quá trình kiện tụng, cung cấp hồ sơ kiện tụng cho
cơ quan Tòa án, Nhà nước hoặc tổ chức trọng tài
Đại diện cho Công ty/ Khách hàng trong quá trình đàm phán
Làm việc trực tiếp với các cơ quan pháp luật trong các trường hợp cần thiết
Nghiên cứu, cập nhật quy định pháp luật chuyên ngành theo yêu cầu của công việc
Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu
Bên cạnh những công việc trên thì luật sư còn thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của cấp trên như tham gia hội thảo, đi công tác, gặp gỡ khách hàng,…
- Cơ hội công việc:
Hiện nay, cơ hội việc làm của nghề Luật sư rất rộng mở tại Việt Nam Bạn có thể thấy công việc Luật sư tại cac cơ quan, tổ chức như:
+ Các doanh nghiệp: các công ty, tập đoàn lớn thường xuyên tuyển dụng vị trí Luật sư cho công ty của mình, yêu cầu bạn phải có trình độ kiến thức và kỹ năng cao Chẳng hạn như Deloitte,…
+ Ngân hàng: Tại các ngân hàng, vị trí Luật sư rất được quan tâm bởi Luật sư
có vai trò quan trọng đối với các Ngân hàng, giúp tư vấn cho Ngân hàng và đảm bảo các dịch vụ pháp lý
Ngoài ra còn có các tổ chức khác
- Yêu cầu công việc:
+ Yêu cầu về bằng cấp:
Để trở thành một Luật sư, bạn phải có tối thiểu các bằng cấp sau đây:
Thứ nhất, bằng cử nhân Luật Bạn có thể học tập và đem lại cho mình bằng cử nhân Luật khi tham gia theo học tại các trường đại học như Đại học Luật Hà nội, Đại
Trang 10học Luật – Đại học Quốc gia Hà nội, Học viện Ngân hàng, Học viện Tư pháp, Đại học Kinh tế - Luật thành phố Hồ Chí Minh,…
Thứ hai, có bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư Sau khi đăng kí lớp học chương trình đào tạo Luật sư tại Học viện Tư Pháp (thời hạn 12 tháng), bạn sẽ được cấp bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư
Thứ ba, thực tập tại tổ chức hành nghề Luật sư Sau khi bạn tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư, bạn sẽ phải trải qua kỳ thực tập hành nghề Luật sư với thời gian
12 tháng
Thứ tư, sau khi trải qua hết khoảng thời gian thực tập, bạn phải đạt số điểm nhất định tại kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư Nếu bạn không đạt điểm theo quy định thì sẽ phải chờ đăng ký tham gia kỳ kiểm tra lại ở lần kế tiếp
Thứ năm, được cấp chứng chỉ và gia nhập đoàn Luật sư, được cấp thẻ hành nghề Luật sư Nếu đạt kết quả trong kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư thì cá nhân làm hồ sơ theo quy định để xin cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư do Bộ tư pháp cấp, xin gia nhập một Đoàn Luật sư và xin cấp thẻ hành nghề Luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp
Thứ sáu, sau khi được cấp thẻ hành nghề Luật sư, bạn sẽ được làm việc với tư cách là một Luật sư tại các doanh nghiệp, tổ chức mà bạn mong muốn
Ngoài ra, để có thể có một công việc dễ dàng hơn thì cần có các chứng chỉ ngoại ngữ IELTS, có bằng thạc sĩ, tiến sĩ và các chứng chỉ khác như chứng chỉ CPA
+ Yêu cầu về kỹ năng:
Để trở thành một Luật sư, bạn không chỉ phải đáp ứng đủ các tiêu chí về mặt kiến thức
mà còn phải có cho mình những kinh nghiệm Những kỹ năng mà một người làm Luật
sư phải có bao gồm:
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng phản biện
Kỹ năng nghiên cứu và phân tích sâu sắc
Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng sắp xếp thời gian hiệu quả
Kỹ năng soạn thảo văn bản
Kỹ năng làm việc dưới áp lực tốt
- Mức lương:
Trang 11Luật sư là một công việc có vai trò quan trọng, đòi hỏi nhân sự phải có những kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc nhất định Do đó, mức lương cho một Luật sư sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm cũng như khả năng làm việc của mỗi người
Cụ thể, mức lương của một Luật sư mới vào nghề là 4 – 6 triệu/tháng, 10 triệu/tháng đối với Luật sư đã có 3 năm kinh nghiệm Và khi đã có kinh nghiệm làm việc trên 5 năm thì mức lương sẽ rơi vào khoảng 15 triệu/tháng
Thực tế, nếu một Luật sư có nhiều kĩ năng, kinh nghiệm hơn nữa thì bên cạnh lương cứng, Luật sư sẽ nhận được các khoản hoa hồng và các chính sách phúc lợi khác cũng giúp lương của Luật sư cao hơn
Bước 4: Cân nhắc tình hình tài chính
Để trở thành một Luật sư, yêu cầu cần phải có bằng cử nhân Luật, chứng chỉ hành nghề Luật sư và các chứng chỉ ngoại ngữ cũng như bằng cấp khác Vì vậy, việc cân nhắc tình hình tài chính là điều rất quan trọng Học phí của một số trường và lệ phí thi các chứng chỉ sẽ như sau:
- Học phí Học viện Ngân hàng: 290.000/tín chỉ
- Chi phí từ 4.0 IELTS lên 7.0 IELTS tại Prep.vn là khoảng 11.000.000 VNĐ
- Lệ phí thi kỳ thi IELTS là:
Lệ phí thi kỳ thi IELTS trên giấy (Academic & General Training) giá là 4.664.000 VNĐ
Lệ phí thi kỳ thi IELTS trên máy tính (Academic & General Training) giá là 4.664.000 VNĐ
Lệ phí thi kỳ thi IELTS UKVI: 5.252.000 VNĐ và IELTS Life Skills giá là
4.414.000 VNĐ
- Chi phí học lớp học hành nghề Luật sư tại Học viện Tư pháp là 20.150.000 VNĐ/ khóa học
- Chi phí học lên Thạc sĩ Luật tại Học viện Tư pháp là 99.650.000 VNĐ/01 người học
- Chi phí học lên Tiến sĩ Luật tại Trường đại học Luật – Đại học Quốc Gia Hà nội là khoảng 23.125.000 VNĐ/học kỳ
- Lệ phí của chứng chỉ CPA: CPA (Certified Public Accountants ) chứng chỉ hành nghề kế toán – kiểm toán được công nhận bởi các Hiệp hội nghề nghiệp trong nước hoặc quốc tế