1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Nhóm Môn Nguyên Lý Kế Toán Nhận Diện Những Điều Kiện Cần Thiết Để Lập Kế Hoạch Khởi Nghiệp.pdf

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN - -

Trang 2

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Với Nguyên lí kế toán, đây là học phần nền tảng của đào tạo khối ngành kinh tế nói chung và là môn học cơ sở cho chuyên môn ngành kế toán nói riêng, giúp người học hiểu chung nhất về chu trình kế toán trong doanh nghiệp, cụ thể là doanh nghiệp thương mại Và từ đó có cái nhìn tổng hợp trong tiến trình lập kế hoạch, hoạch định trong kinh doanh.

“Khởi nghiệp” hiện tại là một xu hướng mà các bạn trẻ thường nghĩ tới song việc khởi nghiệp không chỉ cần có ý tưởng sang tạo mà để doanh nghiệp khởi nghiệp để có thểhoạt động lâu dài cần có những kế hoạch kinh doanh đi cùng với những ý tưởng đó Và với mỗi sinh viên việc lập kế hoạch nghề nghiệp cũng rất quan trọng bởi ta cần có cái nhìn khái quát về ngành, những điều kiện để tồn tại khi thị trường luôn vận động không ngừng.

Trong quá trình tìm hiểu sự vận động của thị trường, với bài tập nhóm này, chúng em muốn hướng đến khối ngành Marketing, một ngành nghề không thể thiếu trong quá trình quảng bá sản phẩm, khẳng định thương hiệu Chúng em nhận thấy rằng trong thời buổi công nghệ phát triển thì ngành sẽ đòi hỏi những yêu cầu khó khăn hơn bới vậy bài tiểu luận này nhằm đưa ra một số kế hoạch cụ thể trong quá trình xây dựng bản thân, địnhhướng ngành nghề với ngành nghề Marketing.

1

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Bài tập nhóm môn Nguyên lí kế toán “Nhận diện những điều kiện cần thiết để lập kế hoạch khởi nghiệp” là sự nghiên cứu, tìm hiểu của tất cả thành viên nhóm 1 Chúng emcam đoan bài tiểu luận này là một công trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giảng viên Nguyễn Thị Thảo Anh và tham khảo một số nguồn tài liệu, giáo trình liên quanđến nội dung bài tập

Trong quá trình thực hiện tìm hiểu, chúng em có tham khảo những tài liệu liên quan song tuyệt đối không có sự sao chép, với những nội dung tham khảo chúng em đã cónhững trích dẫn nguồn, chú thích rõ ràng.

Chúng em cam đoan những nội dung trình bày trong bài tập nhóm Nguyên lí kế toán này hoàn toàn không phải bản sao chép từ bất kì bài tập nào trước đó Nếu không đúng sự thật, chúng em xin chịu mọi trách nhiệm trước bộ môn về sự cam đoan này.

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trong năm học thứ 2 bọn em được tiếp xúc với những môn cơ sở ngành nhằm phục vụ môn chuyên ngành sắp tới và để tiếp xúc với môn học thì cần phải phát triển kĩ năng mềm Ở đây chính là kĩ năng làm việc nhóm hiệu quả và dây dựng kế hoạch hợp lí Và môn Nguyên lí kế toán đã giúp chúng em dần hoàn thiện kĩ năng này, quá trình học tuy không ngắn nhưng vẫn không thể truyền tải hết những điều mà giảng viên muốn truyền đạt đến bọn em, tuy vậy nó cũng dạy em hệ thống hoá kiến thức, thực hành với những bản báo cáo, làm quen với kế toán, quá trình vận hành trong doanh nghiệp Với bàitập nhóm này, bọn em đã sử dụng những gì mình học được trong bộ môn để có thể tìm kiếm, nghiên cứu về điều kiện cần thiết để khởi nghiệp trong tương lai.

Quá trình làm tuy có nhiều khó khan nhưng nhờ sự giúp đỡ của giảng viên NguyễnThị Thảo Anh, chúng em đã hoàn thành bài tập nhóm Đây là kết quả của quá trình nỗ lựctìm hiểu, nghiên cứu của các thành viên nhóm 1 dưới sự hướng dẫn, góp ý của giảng viên.Qua đây chúng em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên Nguyễn Thị Thảo Anh đã hướng dẫn, giảng dạy trong quá trình học bộ môn và làm bài tập nhóm.

Bài tập nhóm và quá trình thực hiện còn nhiều thiếu sót do kiến thức còn hạn chế, chúng em mong nhận được sự đóng góp, bổ sung để bài được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

3

Trang 6

1.2 Các khái niệm liên quan tới khởi nghiệp 5

II Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp theo 7 bước và chỉ rõ các điều kiện cần thiết để lập kế hoạch cụ thể 6

2.1.Bước 1: Đánh giá bản thân 6

2.1.1 Đánh giá bản thân là gì? 6

2.1.2 Đánh giá bản thân như thế nào? 6

2.2.Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp 7

2.2.1.Xác định mục tiêu nghề nghiệp là gì? 7

2.2.2.Xác định mục tiêu nghề nghiệp 8

2.3.Bước 3: Nghiên cứu công việc 8

2.3.1 Ngành Marketing là gì? 8

2.3.2 Vai trò của Marketing đối với doanh nghiệp 9

2.3.3 Các loại hình Marketing phổ biến hiện nay 10

2.4.Bước 4: Cân nhắc tình hình tài chính 10

2.5.Bước 5: Suy nghĩ về kinh nghiệm học vấn khi bước vào ngành mới 11

2.5.1.Những kinh nghiệm, kiến thức vốn có của bản thân 11

2.5.2.Những kiến thức cần học tập thêm để đáp ứng như cầu công việc tương lai 122.6.Bước 6: Cân nhắc tính ổn định của công việc 12

2.6.1.Nhu cầu nguồn nhân lực cao ngành Marketing 12

2.6.2.Những thách thức, khó khăn trong vấn đề tìm việc làm Marketing 13

2.6.3.Ngành Marketing là một xu hương trong tương lai 14

2.7.Bước 7: Lập kế hoạch và những hành động rõ ràng 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 7

PHẦN NỘI DUNGI Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp

1.1 Khởi nghiệp là gì?

Khởi nghiệp là khi bạn ấp ủ một công việc kinh doanh riêng, ví dụ bạn thành lập một doanh nghiệp và tại đó bạn là người quản lý, sáng lập hoặc đồng sáng lập Khởi nghiệp cũng có thể là việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới hay là kinh doanh những mặt hàng đã có trên thị trường nhưng theo ý tưởng của riêng mình.

Khởi nghiệp có thể là quá trình tạo ra các lĩnh vực hoạt động mới cho riêng mình Qua đó bạn có thể thuê nhân viên về làm việc cho bạn và bạn là quản lý công ty, doanh nghiệp của mình

Khởi nghiệp (start-up) là thuật ngữ chỉ về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung, nó thường được dùng với nghĩa hẹp chỉ các công ty công nghệ trong giai đoạn lập nghiệp Khởi nghiệp là một tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất Khởi nghiệp là việc cá nhân hoặc tổ chức bắt đầu xây dựng một mô hình kinh

doanh riêng, là quá trình tạo ra và phát triển một doanh nghiệp mới hoặc sáng tạo một sản phẩm, dịch vụ mới

1.2 Các khái niệm liên quan tới khởi nghiệp.

Nhà đầu tư (Investor): Nhà đầu tư là một cá nhân, một tổ chức hay một công ty có trong tay một lượng tiền nhất định Những người này sẽ đầu tư vào các dự án, sản phẩm khởi nghiệp khác nhau với mong muốn thu lại lợi nhuận từ các hạng mục đó Trong nhiềutrường hợp, nhà đầu tư sẽ kiêm luôn việc tư vấn chiến lược cho doanh nghiệp, hỗ trợ khởinghiệp để tỉ lệ thành công cao nhất.

Tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp: Về cơ bản, họ đều là những doanh nghiệp, tổ chức đứngra tư vấn về cả pháp lý lẫn chuyên môn, cung cấp không gian làm việc giúp cho những người khởi nghiệp có thể nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường cũng như tìm được nhàđầu tư và khách hàng.

Gọi vốn (Funding): Gọi vốn là khái niệm các startup kêu gọi nhà đầu tư rót vốn cho doanh nghiệp của mình Thông thường, quá trình gọi vốn diễn ra qua nhiều vòng khác nhau và trước mỗi vòng cấp vốn, giá trị doanh nghiệp sẽ được định giá lại Trong một dự án, các startup có thể kêu gọi nhiều nhà đầu tư và nhiều nhà góp vốn đầu tư cùng một lúc, tùy theo hợp đồng thỏa thuận hợp tác giữa những bên trong từng ngành khác nhau.

5

Trang 8

Tự khởi nghiệp (Bootstraping): Đây là hình thức cá nhân khởi nghiệp tự bỏ vốn của mình ra để xây dựng và phát triển doanh nghiệp mà không cần đến nhà đầu tư hay gọi vốn Ưu điểm của hình thức này là hoàn toàn tự chủ được nguồn vốn và sẽ không bị phụ thuộc vào các nhà đầu tư trong tương lai nhưng nhược điểm là sẽ không được tiếp xúc vớinhững kinh nghiệm và mối quan hệ từ các nhà đầu tư, tự xoay sở nguồn vốn sẽ khiến doanh nghiệp không tập trung được cao độ vào việc phát triển sản phẩm của mình.

Người sáng lập khởi nghiệp (Startup Founder): Người sáng lập khởi nghiệp là cá nhân thành lập một doanh nghiệp mới Trường hợp nhiều cá nhân thành lập doanh nghiệp thì họ được gọi là những người đồng sáng lập Không có quy tắc cứng và nhanh về tên hoặc chức danh mà những người sáng lập có thể sử dụng.

II Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp theo 7 bước và chỉ rõ các điều kiện cần thiết để lập kế hoạch cụ thể

2.1 Bước 1: Đánh giá bản thân.2.1.1 Đánh giá bản thân là gì?

Đánh giá bản thân là quá trình tự nhận xét, đánh giá, nhìn nhận lại bản thân để phát hiện, hiểu rõ hơn về điểm mạnh và điểm yếu của mình Điều này giúp bạn nhận biết được những gì bạn muốn, đam mê và cần thiết trong sự nghiệp của mình Đây là bước tiền đề giúp bạn xác định mục tiêu, lựa chọn nghề nghiệp, và xây dựng kế hoạch phù hợp để đạt được nó.

2.1.2 Đánh giá bản thân như thế nào?

Biết rằng khi lựa chọn một ngành nghề thì ta cần biết bản thân có những điểm mạnh,điểm yếu, sở thích gì, song với nhiều người thì việc tự đánh giá, tự nhận xét bản thân không hề dễ dàng Họ không biết rằng bản thân họ cần gì, ngay trong quá trình học tập, sinh hoạt hằng ngày thì những nhu cầu, mong muốn cũng chỉ dừng lại ở những nhu cầu thiết yếu, những công việc lặp đi lặp lại mỗi ngày Vậy làm thế nào để chúng ta có thể đánh giá bản thân để lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp?

Thứ nhất, đặt câu hỏi phân tích theo mô hình SWOT

Ở đây bạn có thể đặt câu hỏi tự đánh giá, nó sẽ giúp bạn hiểu rõ mình hơn Nó sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn về thách thức, cơ hội, điểm mạnh, điểm yếu của chính mình.

Trang 9

Dựa vào việc trả lời những câu hỏi trên bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về con người mình, từ đó ta có thể tự nhận ra những thiếu sót, nâng cao ý thức khắc phục nhược điểm, mang đến động lực hoàn thiện tốt hơn từng ngày Tự đánh giá bản thân trong công việc: Nguyên tắc để chuyên nghiệp hơn.

Thứ hai, luôn trung thực, tự phê phán những điều chưa tốt, không ngừng cải thiện.Khi đặt câu hỏi như vậy nhưng nếu ta không trung thực khi trả lời, tự đề cao bản thân hoặc tự tin thái quá với những điều mình có thì việc đánh giá bản thân không đạt được mục đích Việc tự đánh giá là cách nhìn khách quan dựa trên những đặc điểm của bản thân, nó có thể tốt, xấu nhưng đó là sự thật mà chúng ta không thể phủ nhận Vì vậy việc trung thực, tự phê phán vô cùng quan trọng, ta cần có cái nhìn khách quan nhất về bản thân, biết phê phán những điều bản thân làm chưa tốt để có động lực khắc phục, không ngừng phấn đấu với những mục tiêu đề ra.

Ví dụ như khi muốn hoàn thiện khả năng thuyết trình, ta không thể chỉ ngày một ngày hai có được nó nếu không trải qua quá trình rèn luyện, hay khó khăn trong quá trình thực hiện để khi một đặc điểm trở thành kĩ năng thì nó phải trải qua rèn luyện, thực hiện thường xuyên trong khoảng thời gian dài mới có thể thuần thục được.

2.2 Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp.2.2.1 Xác định mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective) được hiểu là định hướng, mong muốn mà người ứng tuyển muốn đạt được trong sự nghiệp của mình Đây có thể hiểu là lộ trình cũng như ước muốn mà ứng viên mong muốn đạt được trong tương lai

7

Trang 10

Đối với nhà tuyển dụng, thông qua mục tiêu nghề nghiệp họ có thể thấy được tham vọng mong muốn của ứng viên với công việc Từ đó có thể thấy được bạn có khát vọng thăng tiến, động lực đi đến đỉnh cao hay không.

Xác định mục tiêu nghề nghiệp giúp ta biết sắp xếp, quản lí thời gian để làm việc hiệu quả, tránh làm mất thời gian vào những việc vô bổ Bên cạnh đó, xác định mục tiêu nghề nghiệp còn giúp bạn có trách nhiệm với công việc bởi để thực hiện, bạn đã đặt ra những kế hoạch hoàn thành phù hợp Hoàn thành mục tiêu, mỗi cá nhân sẽ có thêm sức mạnh để phấn đấu cho mục tiêu cao hơn, xa hơn.

2.2.2.Xác định mục tiêu nghề nghiệp

Việc xác định mục tiêu nghề nghiệp cần dựa trên năng lực của bản thân, bạn không thể đặt ra những mục tiêu viển vông quá xa vời thực tế mà bạn không thực hiện được và những điều kiện, nguồn lực hiện có phải phù hợp với mục tiêu đề ra Bạn nên đặt ra những mục tiêu có thể đo lường được như một đích đến cụ thể mà bạn muốn đến Ví dụ khi ta muốn trở thành một chuyên viên Marketing thì ta có thể đưa ra những kế hoạch, mục tiêu ngắn và dài hạn như sau:

 Với mục tiêu ngắn hạn, ngay trước mắt khi ta vẫn còn đang trong quá trình học tập rèn luyện thì ta có thể đề ra rằng sẽ tốt nghiệp đại học với chuyên ngành Marketing với bằng giỏi, thành thạo sử dụng ngoại ngữ (đạt 7.5 IELTS, chứng chỉ B1…), thành thạo Word, Excel.

 Với mục tiêu dài hạn bạn đặt ra những mục tiêu dài trong kế hoạch, ví dụ như nắm rõ các kiến thức về Marketing, nắm bắt được tâm lí, xu hướng tiêu dụng của khách hàng; tích lũy kinh nghiệm về kĩ năng quản trị trong Marketing.2.3.Bước 3: Nghiên cứu công việc.

2.3.1 Ngành Marketing là gì?

Marketing là ngành sẽ phụ trách các công việc liên quan đến tiếp thị, truyền thông và quảng cáo Có rất nhiều vị trí công việc thuộc ngành Marketing như Truyền thông, Quảng cáo, Quan hệ công chúng, Marketing trực tiếp, Nghiên cứu thị trường, Phát triển sản phẩm, Định giá sản phẩm Vậy thì làm sao để hiểu có thể hiểu một cách rõ ràng về nghề marketing mà bạn lựa chọn khởi nghiệp Khi bắt đầu một công việc mới thì ta cần phải nghiên cứu thật kĩ công việc đó để tìm hiểu tệp khách hàng, tìm hiểu sản phẩm hay

Trang 11

Marketing bao gồm những gì? Nghiên cứu thị trường Phân khúc thị trường Định vị thương hiệu Phân tích độ cạnh tranh

 Lên chiến lược tiếp thị & các chính sách ưu đãi Hoạch định ngân sách marketing

 Đo lường hiệu quả chiến dịch

2.3.2 Vai trò của Marketing đối với doanh nghiệp.

Về cơ bản, marketing là một trong những mảng quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải đặt ưu tiên hàng đầu bởi các lý do sau:

Marketing cung cấp thông tin cho khách hàng: vai trò của marketing trong việc cung cấp thông tin cho khách hàng là rất quan trọng Nhờ vào marketing, doanh nghiệp cóthể truyền đạt những giá trị của sản phẩm và dịch vụ mình đến khách hàng một cách hiệu quả Điều này giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm và dịch vụ, từ đó đưa ra quyết định mua hàng.

Marketing giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với khách hàng: Marketing chính là phương pháp chính yếu giúp duy trì sự hiện diện của thương hiệu trong mắt khách hàng Bằng việc cung cấp những thông tin hay kiến thức thông qua nhiều kênh truyền thông khác nhau, marketing sẽ giúp bạn duy trì mối quan hệ lâu dài với người dùng hiện tại của mình Từ đó khiến người dùng yêu thích sản phẩm, thương hiệu và chuyển đổi thành khách hàng trong tương lai.

Marketing giúp tương tác với khách hàng mọi lúc mọi nơi: Với marketing, bạn không chỉ giao tiếp với khách hàng như trên thôi mà còn tương tác với họ mọi lúc mọi nơi Chẳng hạn như, bạn được tự do gửi khách hàng những nội dung liên quan đến sản phẩm ngay cả khi họ không trực tiếp trao đổi với bạn Chính vì thế, marketing giúp bạn tạo dựng quan hệ với các khách hàng tiềm năng một cách “dễ chịu” hơn.

Marketing giúp bán hàng: Mục đích cuối cùng của một hoạt động kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận và marketing là điều cần thiết để đạt được mục đích đó Ngày nay muốn bán được hàng, bạn cần phải làm cho khách hàng biết đến sản phẩm qua những lời chào hàng hấp dẫn, những bản Elevator Pitch thú vị Để rồi họ tiếp tục lắng nghe, bị bạn thuyết

9

Trang 12

phục và đồng ý mua sản phẩm của bạn Đó chính là lý do, tại sao nói marketing giúp bạn bán hàng tốt hơn.

Marketing giúp doanh nghiệp phát triển: Về cơ bản, marketing đảm bảo cho sự pháttriển của doanh nghiệp trong tương lai bằng việc duy trì mối quan hệ khách hàng cũ và mở rộng danh sách các khách hàng mới.

Marketing giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu: Xây dựng thương hiệu là công việc quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, có thương hiệu thì doanh nghiệp mới quảng báđược sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng Khi đó dù sản phẩm hay dịch vụ của bạn có giá cao nhưng có giá trị thì khách hàng vẫn lựa chọn tin tưởng và sử dụng, vì khách hàng tin tưởng vào thương hiệu, giá trị của doanh nghiệp mang lại cho họ.

2.3.3 Các loại hình Marketing phổ biến hiện nay.

Bạn đang thắc mắc liệu marketing gồm những loại hình nào? Câu trả lời là có rất nhiều loại hình marketing trên thị trường Nhưng áp dụng hình thức nào sẽ phụ thuộc vào nơi mà khách hàng của bạn thường xuyên dành nhiều thời gian hơn Sau đây là các loại hình marketing được sử dụng phổ biến hiện nay: SEO, Blog Marketing, Social Marketing,Print Marketing, Search Engine Marketing (SEM), Video Marketing, Brand Marketing, Email Marketing…

2.4 Bước 4: Cân nhắc tình hình tài chính.

Khởi nghiệp marketing cần những chi phí như quảng cáo, quan hệ công chúng, chiến lược thương hiệu, tài liệu tiếp thị, truyền thông xã hội và nhiều khoản phí khác tùy thuộc vào chiến dịch truyền thông Việc tính toán và cân nhắc các loại chi phí khởi nghiệpsẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh để luôn chủ động trong kinh doanh và đảm bảo lợi nhuận sau khi trừ đi các khoản chi phí Vậy Marketing cần những chi phí gì?

Chi phí bán hàng cá nhân.

Cần phải tính đến những chi phí như: Chi phí tuyển dụng nhân viên bán hàng, chi phí đào tạo, chi phí lương, thưởng và chính sách đãi ngộ cho nhân viên sale, chi phí dành cho danh thiếp nhân viên, danh thiếp và các tài liệu quảng cáo sản phẩm, hỗ trợ bán hàng,chi phí phát triển các kịch bản bán hàng để nhân viên bán hàng có nền tảng học hỏi.

Website and Digital.

Thiết kế một website marketing là chi phí kinh doanh phải trả trước đầu tiên trong

Ngày đăng: 24/06/2024, 17:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w