1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm môn nguyên lý kế toán nhận diện được những điều kiện cần thiết để lập kế hoạch cho khởi nghiệp

17 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

Đặc biệt chúng em thấy rất biết ơn khi có cơ hội thử sức trong bài tập lớn.Đề tài về lập nghiệp lần này đã tạo tiền đề cho chúng em có cái nhìn tổng quátvà rõ ràng hơn về những gì phải l

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BÀI TẬP NHÓM

MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

NHẬN DIỆN ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH CHO

KHỞI NGHIỆP

Giảng viên phụ trách: TS Bùi Thị Thanh Tình

Nhóm: 8 Lớp tín chỉ: K26KTB

HÀ NỘI – 3/2024

Trang 2

BÁO CÁO NHÓM VÀ ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN

NHÓM 8

Danh sách thành viên nhóm:

1 Phạm Huệ Linh

K26KT B

26A4020015 Nhóm trưởng

2 Nguyễn Hải Bình 26A4022235 Thành viên

3 Trần Khánh Huyền 26A4023111 Thành viên

4 Đinh Hoàng Cúc 26A4022669 Thành viên

5 Vũ Thị Phương Thanh 26A4020862 Thành viên

6 Đặng Thị Khánh Linh 26A4020001 Thành viên

7 Ngô Minh Châu 26A4022237 Thành viên

Mức độ đóng góp

Nhận xét

1 Phạm Huệ

Linh 26A4020015

-Tìm hiểu lý thuyết câu 1

-Tổng hợp kiến thức câu 1

-Tìm hiểu phần 2.7: Lập kế hoạch hành động rõ ràng

100%

Xuất sắc, tích cực

và chủ động trong mọi việc được giao, hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn

2 Nguyễn HảiBình 26A4022235

-Tìm hiểu lý thuyết câu 1

-Tìm hiểu phần 2.2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp

-Tìm hiểu phần 2.7: Lập kế hoạch hành động rõ ràng

100%

Xuất sắc, tích cực

và chủ động trong mọi việc được giao, hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn

3 Trần Khánh

Huyền 26A4023111

-Tìm hiểu lý thuyết câu 1

-Tìm hiểu phần 2.5: Suy nghĩ

về kinh nghiệm học vấn trước khi bước vào 1 ngành

mới

100%

Xuất sắc, tích cực

và chủ động trong mọi việc được giao, hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn

Trang 3

4 Đinh Hoàng

Cúc 26A4022669

-Tìm hiểu lý thuyết câu 1

-Tìm hiểu phần 2.4: Cân nhắc tình hình tài chính

100%

Xuất sắc, tích cực

và chủ động trong mọi việc được giao, hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn

5

Vũ Thị

Phương

Thanh

26A4020862

-Tìm hiểu lý thuyết câu 1

-Tìm hiểu phần 2.3: Nghiên cứu công việc

-Tìm hiẻu phần 2.6: Cân nhắc tính ổn định của công

việc

100%

Xuất sắc, tích cực

và chủ động trong mọi việc được giao, hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn

6 Đặng Thị

Khánh Linh 26A4020001

-Tìm hiểu lý thuyết câu 1

-Viết lời cảm ơn và cam kết

-Tìm hiểu phần 2.1: Đánh giá bản thân

100%

Xuất sắc, tích cực

và chủ động trong mọi việc được giao, hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn

7 Ngô MinhChâu 26A4022237

-Tìm hiểu lý thuyết câu 1

-Làm mục lục

-Tổng kết và hoàn thiện file

Word

100%

Xuất sắc, tích cực

và chủ động trong mọi việc được giao, hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 3

CÂU 1: KHỞI NGHIỆP VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 4

1 Khởi nghiệp 4

1.1 Khái niệm khởi nghiệp 4

1.2 Một số khái niệm liên quan đến khởi nghiệp 4

1.2.1 Nhà khởi nghiệp là gì? 4

1.2.2 Nhà đầu tư là gì? 4

1.2.3 Vốn đầu tư 4

1.2.4 Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (start-up) là gì? 4

1.2.5 Khởi nghiệp 4.0 là gì? 4

1.2.6 Doanh nghiệp khởi nghiệp là gì? 4

1.2.7 Ý tưởng kinh doanh là gì? 5

1.2.8 Kế hoạch kinh doanh là? 5

1.3 Tại sao cần phải khởi nghiệp? 5

CÂU 2: LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH CỤ THỂ 6

2.1 Đánh giá bản thân 6

2.1.1 Điểm mạnh: 6

2.1.2 Điểm yếu và cách khắc phục: 7

2.2 Xác định mục tiêu nghề nghiệp 7

2.2.1 Khái niệm mục tiêu nghề nghiệp 7

2.2.2 Mục tiêu nghề nghiệp của kế toán viên 7

2.3 Nghiên cứu công việc 8

2.3.1 Mô tả công việc kế toán 8

2.3.2 Cơ hội việc làm 8

2.3.3 Lộ trình thăng tiến 8

2.3.4 Yêu cầu về bằng cấp, kĩ năng 9

2.4 Cân nhắc tình hình tài chính 9

2.4.1 Chi phí học đại học 9

2.4.2 Chi phí cho các loại chứng chỉ 9

2.4.3 Chi phí thành lập công ty 10

2.4.4 Cân nhắc về nguồn vốn 10

2.5 Suy nghĩ về kinh nghiệm học vấn trước khi bước vào 1 ngành mới 10

1

Trang 5

2.5.1 Xác định mục tiêu học tập 11

2.5.2 Lựa chọn phương pháp học tập phù hợp 11

2.5.3 Áp dụng kiến thức vào thực tế 11

2.6 Cân nhắc tính ổn định của công việc 11

2.7 Lập kế hoạch hành động rõ ràng 12

2.7.1 Xác định được những kiến thức và kĩ năng quan trọng về nghề kế toán 12

2.7.2 Những điều kiện cần thiết để lập kế hoạch cụ thể 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Lời đầu tiên, chúng em xin cảm ơn Học viện Ngân Hàng đã đưa môn học

“Nguyên lý kế toán” vào chương trình giảng dạy Đối với những sinh viên chuyên ngành Kế - Kiểm như chúng em thì môn học như một bước “nhập môn” vô cùng cần thiết và quan trọng Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên Bùi Thị Thanh Tình, chỉ vỏn vẹn trong gần năm tuần học gắn bó với nhau chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, hướng dẫn tận tình cùng những bài giảng tâm huyết

từ cô Đặc biệt chúng em thấy rất biết ơn khi có cơ hội thử sức trong bài tập lớn

Đề tài về lập nghiệp lần này đã tạo tiền đề cho chúng em có cái nhìn tổng quát

và rõ ràng hơn về những gì phải làm trong quá trình phát triển sự nghiệp sắp tới Tuy nhiên trong quá trình làm bài, do hiểu biết và trải nghiệm còn hạn chế nên bài làm khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô

để bài hoàn thiện hơn

Nhóm chúng em xin cam đoan rằng những nội dung được trình bày trong bài tập lớn môn “Nguyên lý kế toán” này là do chúng em tự mình tìm hiểu, học hỏi, tham khảo từ các tài liệu đáng tin cậy, có nguồn gốc, trích dẫn rõ ràng cùng với đó là những hiểu biết và kế hoạch xây dựng của riêng chúng em Vì thế, chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về bài làm của mình

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

3

Trang 7

CÂU 1: KHỞI NGHIỆP VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

1 Khởi nghiệp

1.1 Khái niệm khởi nghiệp

Khởi nghiệp là quá trình bắt đầu và xây dựng một doanh nghiệp mới Điều này  bao gồm tìm kiếm ý tưởng kinh doanh, nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch, tìm nguồn vốn và triển khai các hoạt động kinh doanh Khởi nghiệp thường liên quan đến việc sáng tạo, đổi mới và tạo ra giá trị mới cho thị trường

1.2 Một số khái niệm liên quan đến khởi nghiệp

1.2.1 Nhà khởi nghiệp là gì?

Nhà khởi nghiệp là cá nhân hoặc nhóm người bắt đầu một doanh nghiệp mới hoặc dự án mới với mục tiêu tạo ra giá trị và mang lại lợi ích cho bản thân, cộng đồng

và xã hội Họ là những người dũng cảm, sáng tạo, có tinh thần chấp nhận rủi ro và sẵn sàng cống hiến để theo đuổi ước mơ của mình

1.2.2 Nhà đầu tư là gì?

Nhà đầu tư có thể là một công ty, một tổ chức hoặc một cá nhân đơn lẻ nắm trong tay một lượng tiền nhất định đầu tư vào những dự án khởi nghiệp nhằm thu lại lợi nhuận khi doanh nghiệp thành công trong tương lai

1.2.3 Vốn đầu tư

Vốn đầu tư là số tiền hoặc tài sản mà một cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp

sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận hoặc lợi ích khác trong tương lai Vốn đầu tư có thể bao gồm tiền mặt, tài sản cố định, tài sản vô hình hoặc vốn vay

1.2.4 Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (start-up) là gì?

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (start-up) là quá trình khởi nghiệp dựa trên ý tưởng sáng tạo, tạo ra sản phẩm mới; hoặc sản phẩm cũ nhưng có điểm khác nổi trội,

ưu việt hơn so với những sản phẩm, dịch vụ đã từng có trên thị trường và được phát triển nhanh chóng vượt bậc

1.2.5 Khởi nghiệp 4.0 là gì?

Khởi nghiệp thời đại 4.0 là khởi nghiệp trong thời đại của trí tuệ nhân tạo thông minh, máy móc dần như dường được thay thế và làm việc cùng với con người theo một cách hoàn toàn mới mẻ Nó đang là xu thế khá phố biến hiện nay với những mô hình kinh tế chia sẻ, “internet of things” cùng nhiều mô hình mới mẻ khác nhau 1.2.6 Doanh nghiệp khởi nghiệp là gì?

Doanh nghiệp khởi nghiệp là một doanh nghiệp mới được thành lập, có mục tiêu tăng trưởng nhanh chóng và chiếm lĩnh thị phần, có khả năng tạo ra sự đổi mới

Trang 8

Doanh nghiệp khởi nghiệp thường đưa ra những sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình khoanh doanh mới

1.2.7 Ý tưởng kinh doanh là gì?

Ý tưởng kinh doanh là một mô tả về sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh mới mà bạn tin rằng có tiềm năng thành công Ý tưởng kinh doanh có thể bắt nguồn từ sở thích hoặc đến từ kinh nghiệm cá nhân của nhà khởi nghiệp Nó cũng có thể được phát triển dựa trên xu hướng thị trường

1.2.8 Kế hoạch kinh doanh là?

Kế hoạch kinh doanh là tài liệu mô tả chi tiết về mục tiêu, chiến lược và hoạt động của một doanh nghiệp Kế hoạch kinh doanh có thể sử dụng để thu hút vốn đầu

tư từ các nhà đầu tư Ngoài ra, nó còn giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu, chiến lược phát triển và giúp cho doanh nghiệp quản lí hoạt động hiệu quả

1.3 Tại sao cần phải khởi nghiệp?

Khởi nghiệp mang lại rất nhiều giá trị cho bản thân cũng như nhiều lợi ích cho

xã hội, cho người lao động

Khi khởi nghiệp, bạn là người làm chủ công việc của mình, tự quyết định hướng đi và cách thức hoạt động Bạn có thể tự do sáng tạo và thể hiện bản thân, không bị gò bó bởi khuôn khổ của công việc truyền thống Bạn có thể chủ động sắp xếp thời gian và công việc, cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Khởi nghiệp là cơ hội để bạn biến đam mê của mình thành sự nghiệp Khi làm việc với thứ mình yêu thích, bạn sẽ cảm thấy hứng thú và có động lực để phát triển Bạn có thể tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ mang giá trị cho cộng đồng, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội

Khởi nghiệp là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng đầy cơ hội học hỏi để phát triển bản thân Khi khởi nghiệp, bạn sẽ được rèn luyện nhiều kỹ năng như lãnh đạo, quản lý, kinh doanh, Bạn cũng có thể phát triển bản thân về mặt tư duy và tính cách

Khởi nghiệp còn giúp tạo ra thu nhập Doanh nghiệp khởi nghiệp có tiềm năng tạo ra thu nhập cao hơn so với công việc truyền thống Khi thành công, bạn có thể kiếm được nhiều tiền và có cuộc sống sung túc Bạn cũng có thể tạo ra việc làm cho bản thân và cho người khác

Hơn nữa, doanh nghiệp khởi nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương và quốc gia Doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ mới, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân Doanh nghiệp khởi nghiệp cũng có thể tham gia vào các hoạt động xã hội, góp phần giải quyết các vấn đề cộng đồng

5

Trang 9

CÂU 2: LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VÀ CÁC ĐIỀU

KIỆN ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH CỤ THỂ

Kế toán là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong các công ty, tổ chức Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần người lập báo cáo chính, báo cáo thuế, phân tích và đưa ra các quyết định về tài chính Tuy nhiên với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập, việc bỏ ra một kinh phí lớn để tuyển kế toán có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ lại cần được cân nhắc

Vì vậy, với mục tiêu vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo được tiến độ công việc, nhóm chúng em quyết định lên kế hoạch để thành lập và phát triển một công ty dịch vụ

Kế toán

2.1 Đánh giá bản thân

Định hướng và phát triển nghề nghiệp là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi con người Song, trước khi bắt tay vào hành trình xây dựng sự nghiệp, hiện thực hóa những ý định, mục tiêu ấy thì mỗi chúng ta lại cần thấu hiểu chính mình, cần xác định rõ những giá trị của bản thân có giúp ích gì hay cần cải thiện thế nào để lấy đó làm hành trang, sẵn sàng bước vào hành trình lập nghiệp

2.1.1 Điểm mạnh:

Có đam mê theo đuổi ngành nghề kế toán

Có kỹ năng tin học văn phòng:

Có khả năng làm việc với các phần mềm Microsoft là vô cùng cần thiết với bất

kì ai và ngành nghề nào không chỉ riêng kế toán Chúng em cũng đã hoàn thành môn học Năng lực số trong kỳ vừa rồi, và thậm chí có bạn đã có chứng chỉ Tin học Văn phòng riêng Do đó, chúng em tự tin đáp ứng được các thao tác, nghiệp vụ cơ bản về các phần mềm tin học văn phòng

Năng động, sáng tạo, ham học hỏi:

Đây là nét đặc trưng thường thấy ở những người trẻ tuổi chúng em cũng là một trong những năng lực cần thiết và quan trọng của một kế toán viên trong bối cảnh chuyển đổi số cùng với sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo đòi hỏi chúng em cần linh hoạt thích ứng, không ngừng làm mới bản thân trong môi trường kinh doanh hiện đại

Tỉ mỉ, cẩn thận:

Với đặc thù phải tiếp xúc với nhiều sổ sách, chứng từ và những “con số” mang tính pháp lý, pháp luật thì sự tỉ mỉ, cẩn thận và trách nhiệm là yêu cầu rất quan trọng khi làm kế toán

Kiên trì, kỉ luật:

Trang 10

Khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng và khiến con người ta dễ dàng chán nản,

bỏ cuộc Vì thế mà việc rèn luyện được lối sống này chính bệ phóng vững vàng cho chúng em trong sự nghiệp của mình

Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình.

2.1.2 Điểm yếu và cách khắc phục:

Thiếu kinh nghiệm việc làm

Đây khó khăn chung của các bạn sinh viên nói chung khi không có cơ hội làm việc cọ sát với chuyên môn trên thực tế Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều công ty, doanh nghiệp đã và đang tuyển dụng các bạn sinh viên làm việc bằng hình thức part-time thậm chí không cần đến bằng cấp Vì vậy nên biết nắm bắt cơ hội để tích lũy kinh nghiệm trong giai đoạn này

Không có kỹ năng quản lý tài chính

Trước khi học cách quản lý tài chính cho doanh ngiệp của mình, ta cần bắt đầu

từ quản lý tài chính cá nhân sao cho hiệu quả như bằng việc học cách thiết lập mục tiêu tài chính, phân chia thu nhập, theo dõi các khoản chi, tránh các khoản vay quá sức,

Kỹ năng giải quyết vấn đề còn nhiều hạn chế

Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng xác định vấn đề, phân tích phương án cũng như triển khai các giải pháp tốt nhất, một cách linh hoạt, bình tĩnh Và đối với sinh viên thì không ngừng học tập, tích cực trong làm việc nhóm sẽ đem đến những trải nghiệm góp phần cải thiện kỹ năng này

2.2 Xác định mục tiêu nghề nghiệp

2.2.1 Khái niệm mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là những mô tả về định hướng, lộ trình và đích đến mà một người đặt ra để đạt được trong sự nghiệp của mình, là hướng đi mà người đó muốn theo đuổi trong công việc và thành tựu mà họ muốn đạt được trong lĩnh vực đó Việc đặt ra mục tiêu nghề nghiệp là một phần quan trọng trong việc xác định hướng đi, tạo động lực để phấn đấu và phát triển trong sự nghiệp

2.2.2 Mục tiêu nghề nghiệp của kế toán viên

Mục tiêu nghề nghiệp của một kế toán viên là thu thập và trình bày lại những hoạt động đã xảy ra của doanh nghiệp, liên tục cung cấp dữ liệu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp đến nhà quản lý và những người có nhu cầu nhằm giúp họ nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp Cụ thể, có thể chia làm 2 loại mục tiêu ngắn hạn và dài hạn:

Mục tiêu ngắn hạn:

7

Trang 11

Hoàn thành tốt việc học các môn trên trường, đặc biệt là các môn cơ sở ngành (Nguyên Lý Kế Toán, Kế toán tài chính I, Kế toán thuế, Kế toán quản trị I, Hệ thống thông tin kế toán, Kế toán tài chính III, Kế toán quốc tế)

Hoàn thành chứng chỉ ngoại ngữ (IELTS, TOEIC …) và chứng chỉ tin học văn phòng (MOS, IC3 ) để phát triển kỹ năng, tăng năng suất và hiệu quả làm việc sau này

Nâng cao kiến thức về công việc của một kế toán viên, có thể tham gia các lớp chứng chỉ kế toán, đọc thêm các tài liệu tham khảo về ngành kế toán, thử sức tổng hợp, tính toán từ những thứ đơn giản nhất như việc chi tiêu của bản thân, gia đình trong 1 khoảng thời gian nhất định ( 1 tháng, 1 năm, )

Mục tiêu dài hạn:

Tìm kiếm kinh nghiệm, cơ hội thực hành kỹ năng thu thập, cung cấp và tổng hợp số liệu trong môi trường thực tế thông qua việc thực tập tại các doanh nghiệp, công ty nhà nước, tư nhân,

Trở thành một chuyên viên kế toán được công nhận, có khả năng phân tích tài chính chi tiết và đưa ra đề xuất cải tiến trong quản lý tài chính, góp phần vào sự phát triển bền vững và thành công của tổ chức mà bản thân đang làm việc

2.3 Nghiên cứu công việc

2.3.1 Mô tả công việc kế toán

Thực hiện việc kiểm tra và đối chiếu, tổng hợp số liệu giữa các bộ phận trong nội bộ, trong sổ chi tiết và sổ kế toán tổng hợp nhằm cân đối số liệu

Theo dõi và quản lí công nợ tổng quát của khối văn phòng và toàn công ty, đưa

ra các đề xuất về lập dự phòng, xử lý công nợ phải thu nhưng khó đòi

Thực hiện thống kê, giải trình, tổng hợp các số liệu liên quan đến kế toán, tài chính theo yêu cầu

2.3.2 Cơ hội việc làm

Các bạn học chuyên ngành Kế toán sau ra trường sẽ có cơ hội việc làm ngành

Kế toán, nhiều lựa chọn hấp dẫn về vị trí Thậm chí nếu bạn có thực lực, kiến thức và

kỹ năng chuyên môn cao có thể đảm nhận các vị trí quan trọng có ảnh hưởng hiện nay như: Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính,…

2.3.3 Lộ trình thăng tiến

Trong 2 năm đầu, bạn sẽ làm việc ở vị trí thực sinh và nhân viên chính thức với mức lương sẽ không cao nhưng đây sẽ là thời gian thích hợp cho bạn học hỏi và đúc kết kinh nghiệm Ngoài ra, trong quá trình làm việc, bạn nên rèn luyện thêm kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, cải thiện các mối quan hệ và lấy được sự tín nhiệm của doanh nghiệp

Ngày đăng: 24/06/2024, 18:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w