1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NGHIÊN CỨU VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề NGHIÊN CỨU VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
Tác giả Phạm Vũ Hải, Trịnh Thị Thu Hạ, Lê Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Hiền, Trần Thị Hiền, Nguyễn Việt Hoàng, Vũ Thị Kim Huế, Ngô Vũ Huy, Đặng Khánh Huyền, Đỗ Thị Huyền, Đặng Thị Ninh
Người hướng dẫn Dương Thị Thúy Nương
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 152,08 KB

Nội dung

NGHIÊN CỨU VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM. Một doanh nhân người Pháp đã nói rằng: “Văn hóa là những gì còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả”. Văn hóa là yếu tố cốt lõi, là nền tảng cho sự tồn tại của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia, dân tộc. Nếu văn hóa là nền tảng tinh thần đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội thì văn hóa kinh doanh là nền tảng tinh thần cho sự phát triển của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế ngày càng năng động, phát triển hiện nay thì yêu cầu đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp không đơn giản là chỉ đặt ra mục tiêu lợi nhuận kinh tế mà còn là đạt được sự tin tưởng, hài lòng của khách hàng. Để có được điều đó thì việc phát triển văn hóa kinh doanh là vô cùng quan trọng. Bản chất của văn hóa kinh doanh là làm cho cái lợi gắn bó chặt chẽ với cái đúng, cái tốt và cái đẹp. Văn hóa kinh doanh là một phương diện của văn hóa trong xã hội, kinh doanh có văn hóa đòi hỏi chủ thể không chỉ đạt được mục tiêu lợi nhuận mà còn mang đến cái lợi, cái thiện, cái đẹp cho khách hàng và xã hội, nó cần áp dụng trong hoạt động của doanh nghiệp, doanh nhân và trong cả hành vi ứng xử của khách hàng. Văn hóa kinh doanh sẽ là một cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp vượt qua những sóng gió. Phát triển văn hóa kinh doanh mang lại giá trị tốt đẹp cho chủ thể kinh doanh góp phần mang lại màu sắc cũng như bản sắc riêng. Một doanh nghiệp thành công là một doanh nghiệp có nền tảng văn hóa kinh doanh vững chắc. Vậy với một doanh nghiệp thành công, văn hóa kinh doanh của họ được tạo dựng như thế nào, phát triển ra sao, các yếu tố văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân của hộ được cấu thành như thế nào? Từ vai trò của văn hóa kinh doanh và những câu hỏi trên, đồng thời nhận thấy Vinamilk là doanh nghiệp vô cùng thành công trong lĩnh vực văn hóa kinh doanh và các lĩnh vực kinh tế khác, nhóm chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu về văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam”. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm và vai trò của văn hóa kinh doanh 1.1.1 Khái niệm Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh của chủ thể, là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay khu vực nào đó. 1.1.2 Vai trò • Tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển • Tạo sự phát triển hài hòa lành mạnh • Tạo ra sức mạnh cộng đồng trong phát triển. • Tạo ra sức sống của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. • Chống tình trạng vô trách nhiệm • Tạo điều kiện tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động,góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh 1.2 Các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh 1.2.1 Văn hóa doanh nhân Doanh nhân là người có xu hướng và khát vọng làm giàu bằng việc tổ chức các hoạt động kinh doanh nhằm không ngừng tạo ra các giá trị thặng dư tối đa, làm gia tăng tài sản cho mình, góp mình tăng trưởng tài sản cho xã hội. Khó có một định nghĩa chính xác hoàn toàn cho khái niệm “Văn hóa doanh nhân” bởi lẽ về ngữ nghĩa thì ngay nhu khái niệm “văn hóa” cũng có nhiều diễn đạt khác nhau. Và từ những quan điểm khác nhau, có thể đưa ra định nghĩa văn hóa doanh nhân là hệ thống các chuẩn mực, quan niệm và hệ thống giá trị của cộng đồng doanh nhân (trong phạm vi một quốc gia). 1.2.2 Văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị đặc trưng mà một doanh nghiệp sáng tạo ra và giữ gìn trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, trở thành chuẩn mực, quan niệm, tập quán và truyền thống thâm nhập và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ, hành vi ứng xử của mọi thành viên trong doanh nghiệp, tạo nên bản sắc riêng có của mỗi doanh nghiệp. 1.2.3 Triết lí kinh doanh Triết lí kinh doanh là những tư tưởng khái quát sâu sắc được đúc rút từ thực tiễn, tác dụng định hướng, chỉ dẫn cho hoạt động của các chủ thể kinh doanh. Triết lý kinh doanh là một trong những biểu hiện của văn hóa trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy lãnh đạo doanh nghiệp cần phải lựa chọn một hệ thống các giá trị và triết lý hành động đúng đắn đủ để có thể làm động lực lâu dài và định hướng phấn đấu cho tổ chức.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI THẢO LUẬN VĂN HÓA KINH DOANH

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: Dương Thị Thúy Nương

Nhóm: 4

Lớp: 231BMGM122103

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

5 Trần Thị Hiền 21D100349 K57A6 Phản biện + 2.3

(hỗ trợ)

6 Nguyễn Việt Hoàng 21D120014 K57C5 3.1 + 3.2

7 Vũ Thị Kim Huế (TK) 21D100210 K57A3 2.4

9 Đặng Khánh Huyền 21D100304 K57A5 3.3 + Kết luận

10 Đỗ Thị Huyền (NT) 21D300168 K57LQ3 Word + PPT

11 Đặng Thị Ninh 20D105086 K56Q2 Lời mở đầu +

Chương I

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2

1.1 Khái niệm và vai trò của VHKD 2

1.1.1 Khái niệm 2

1.1.2 Vai trò 2

1.2 Các yếu tố cấu thành VHKD 2

1.2.1 Văn hóa doanh nhân 2

1.2.2 Văn hóa doanh nghiệp 2

1.2.3 Triết lí kinh doanh 3

1.2.4 Đạo đức kinh doanh 3

1.3 Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nhân với văn hóa doanh nghiệp 3

CHƯƠNG 2: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM 4

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần sữa Việt Nam 4

2.1.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp Vinamilk 4

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 4

2.2 Văn hoá doanh nghiệp Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam 4

2.2.1 Những giá trị văn hoá hữu hình của Vinamilk 7

2.2.2 Những giá trị văn hoá vô hình của Vinamilk 11

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến VHDN Vinamilk 12

2.4 Văn hóa doanh nhân - CEO Mai Kiều Liên 15

2.4.1 Vài nét về CEO Mai Kiều Liên 15

2.4.2 Văn hóa doanh nhân 15

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VIỆC XÂY DỰNG VHDN CỦA VINAMILK 19 3.1 Điểm mạnh 19

3.2 Điểm yếu 20

3.3 Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp tại Việt Nam 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Một doanh nhân người Pháp đã nói rằng: “Văn hóa là những gì còn lại sau khi người ta đãquên đi tất cả” Văn hóa là yếu tố cốt lõi, là nền tảng cho sự tồn tại của mỗi cá nhân, mỗiquốc gia, dân tộc Nếu văn hóa là nền tảng tinh thần đảm bảo sự phát triển bền vững của xãhội thì văn hóa kinh doanh là nền tảng tinh thần cho sự phát triển của doanh nghiệp Trongnền kinh tế ngày càng năng động, phát triển hiện nay thì yêu cầu đặt ra đối với mỗi doanhnghiệp không đơn giản là chỉ đặt ra mục tiêu lợi nhuận kinh tế mà còn là đạt được sự tintưởng, hài lòng của khách hàng Để có được điều đó thì việc phát triển văn hóa kinh doanh

là vô cùng quan trọng Bản chất của văn hóa kinh doanh là làm cho cái lợi gắn bó chặt chẽvới cái đúng, cái tốt và cái đẹp Văn hóa kinh doanh là một phương diện của văn hóa trong

xã hội, kinh doanh có văn hóa đòi hỏi chủ thể không chỉ đạt được mục tiêu lợi nhuận màcòn mang đến cái lợi, cái thiện, cái đẹp cho khách hàng và xã hội, nó cần áp dụng trong hoạtđộng của doanh nghiệp, doanh nhân và trong cả hành vi ứng xử của khách hàng Văn hóakinh doanh sẽ là một cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp vượt qua những sóng gió Pháttriển văn hóa kinh doanh mang lại giá trị tốt đẹp cho chủ thể kinh doanh góp phần mang lạimàu sắc cũng như bản sắc riêng Một doanh nghiệp thành công là một doanh nghiệp có nềntảng văn hóa kinh doanh vững chắc Vậy với một doanh nghiệp thành công, văn hóa kinhdoanh của họ được tạo dựng như thế nào, phát triển ra sao, các yếu tố văn hóa doanhnghiệp, văn hóa doanh nhân của hộ được cấu thành như thế nào? Từ vai trò của văn hóakinh doanh và những câu hỏi trên, đồng thời nhận thấy Vinamilk là doanh nghiệp vô cùngthành công trong lĩnh vực văn hóa kinh doanh và các lĩnh vực kinh tế khác, nhóm chúng em

đã quyết định lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu về văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phần SữaViệt Nam”

Trang 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm và vai trò của văn hóa kinh doanh

1.1.1 Khái niệm

Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh củachủ thể, là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thểkinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xãhội, tự nhiên ở một cộng đồng hay khu vực nào đó

1.1.2 Vai trò

 Tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển

 Tạo sự phát triển hài hòa lành mạnh

 Tạo ra sức mạnh cộng đồng trong phát triển

 Tạo ra sức sống của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trên thị trường

 Chống tình trạng vô trách nhiệm

 Tạo điều kiện tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động,góp phần nâng caonăng suất lao động và hiệu quả kinh doanh

1.2 Các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh

1.2.1 Văn hóa doanh nhân

Doanh nhân là người có xu hướng và khát vọng làm giàu bằng việc tổ chức các hoạtđộng kinh doanh nhằm không ngừng tạo ra các giá trị thặng dư tối đa, làm gia tăng tài sảncho mình, góp mình tăng trưởng tài sản cho xã hội Khó có một định nghĩa chính xác hoàntoàn cho khái niệm “Văn hóa doanh nhân” bởi lẽ về ngữ nghĩa thì ngay nhu khái niệm “vănhóa” cũng có nhiều diễn đạt khác nhau Và từ những quan điểm khác nhau, có thể đưa rađịnh nghĩa văn hóa doanh nhân là hệ thống các chuẩn mực, quan niệm và hệ thống giá trịcủa cộng đồng doanh nhân (trong phạm vi một quốc gia)

1.2.2 Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị đặc trưng mà một doanh nghiệp sáng tạo

ra và giữ gìn trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, trở thành chuẩn mực, quanniệm, tập quán và truyền thống thâm nhập và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ, hành vi ứng

xử của mọi thành viên trong doanh nghiệp, tạo nên bản sắc riêng có của mỗi doanh nghiệp

Trang 6

1.2.3 Triết lí kinh doanh

Triết lí kinh doanh là những tư tưởng khái quát sâu sắc được đúc rút từ thực tiễn, tácdụng định hướng, chỉ dẫn cho hoạt động của các chủ thể kinh doanh Triết lý kinh doanh làmột trong những biểu hiện của văn hóa trong hoạt động kinh doanh Vì vậy lãnh đạo doanhnghiệp cần phải lựa chọn một hệ thống các giá trị và triết lý hành động đúng đắn đủ để cóthể làm động lực lâu dài và định hướng phấn đấu cho tổ chức

1.2.4 Đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh,đánh giá và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh Hoạt động kinh doanh gắn liềnlợi ích kinh tế, nên đạo đức kinh doanh cũng có những đặc trưng riêng.Văn hoá kinh doanhthể hiện ở hành vi, ở phẩm chất đạo đức, tài năng và phong cách của nhà kinh doanh.Đó lànhững phẩm chất đạo đức, như tính trung thực, sự tôn trọng con người, luôn vươn lên, là sựhiểu biết về thị trường, về nghề kinh doanh, khả năng xử lý tốt các mối quan hệ, nhanhnhạy, quyết đoán và khôn ngoan và là phong cáchlàm việc, phong cách ứng xử và sinh hoạt,phong cách diễn đạt… của nhà kinh doanh

1.3 Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nhân với văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nhân với tư cách là văn hóa của cộng đồng các doanh nhân, đồng thời

là văn hóa của người chủ, người đứng đầu hay có trách nhiệm chính trong doanh nghiệp nên

có mối quan hệ qua lại với văn hóa doanh nghiệp

Ý chí, ý tưởng, triết lý kinh doanh của các doanh nhân, đạo đức kinh doanh và quanniệm về hệ thống giá trị sẽ góp phần làm giàu thêm văn hóa doanh nghiệp, và vì vậy làmvăn hóa kinh doanh phong phú và có bản sắc riêng Những doanh nhân tạo dựng và làm chủdoanh nghiệp không chỉ là trụ cột của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh mà còn làtrụ cột, linh hồn trong xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nhân luôn để lại dấu ấn đậm nét nhất trong văn hóa doanh nghiệp.Doanh nhân là người có trách nhiệm cũng như khả năng tạo ra môi trường và không khí làmviệc cho tất cả các thành viên trong doanh nghiệp Không có một văn hóa doanh nghiệp nào

mà tồn tại và phát triển độc lập với văn hóa của những người đứng đầu doanh nghiệp đó

Trang 7

CHƯƠNG 2: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần sữa Việt Nam

2.1.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp Vinamilk

Công ty Cổ phần Sữa Vinamilk, với tên gọi đầy đủ là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam,được thành lập vào năm 1976 và đã trở thành một trong những công ty hàng đầu trongngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam Với hơn 40 năm kinh nghiệm, Vinamilk đãkhông ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể

Vinamilk nổi tiếng với các sản phẩm sữa chất lượng cao và đa dạng, bao gồm các loạisữa tươi, sữa đặc, sữa bột cho trẻ em và người lớn, sữa chua, sữa uống có ga và các sảnphẩm từ sữa khác Công ty luôn cam kết mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm antoàn, dinh dưỡng và đảm bảo chất lượng Sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt của Vinamilkcũng thể hiện qua việc áp dụng công nghệ hiện đại và quy trình sản xuất tiên tiến để đảmbảo sự tươi ngon và giữ lại giá trị dinh dưỡng của sữa

Vinamilk đã xây dựng được uy tín và niềm tin từ người tiêu dùng không chỉ trongnước mà còn trên toàn cầu Với đội ngũ nhân viên tận tụy, năng động và sáng tạo, công tykhông ngừng nỗ lực để trở thành một tập đoàn hàng đầu trong ngành công nghiệp sữa vànguồn cung cấp sữa hàng đầu tại Đông Nam Á

 Nhà máy bánh kẹo Lubico

 Nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi (Đồng Tháp)

Trang 8

 Thời kỳ Đổi Mới (1986-2003)

Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tênthành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất,chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa

Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã xây dựng thêm một nhà máy sữa ở

Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhàmáy Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhucầu thị trường Miền Bắc Việt Nam

1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí NghiệpLiên Doanh Sữa Bình Định Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thànhcông vào thị trường Miền Trung Việt Nam

2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thànhphố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằngsông Cửu Long Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận cóđịa chỉ tọa lạc tại: 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 5 năm 2001, công ty khánh thành nhà máy sữa tại Cần Thơ

 Thời kỳ Cổ Phần Hóa (2003-Nay)

2003: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng 11) Mã giao dịchtrên sàn giao dịch chứng khoán là VNM Cũng trong năm 2003, công ty khánh thành nhàmáy sữa ở Bình Định và TP Hồ Chí Minh

2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn Tăng vốn điều lệ của Công ty lên1,590 tỷ đồng

2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh SữaBình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ

An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ

An Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên DoanhSABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005

2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vàongày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà

Trang 9

nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty Khởi động chương trình trang trại

bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006,một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400 con Trang trại này cũng được đi vào hoạtđộng ngay sau khi được mua thâu tóm

2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa

2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại nuôi bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang

2010 - 2012: Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương với tổng vốn đầu

tư là 220 triệu USD

2011: Đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30 triệu USD

Năm 2016, khánh thành nhà máy Sữa đầu tiên tại nước ngoài, đó là nhà máy SữaAngkormilk ở Campuchia Đến năm 2017, tiếp tục khánh thành trang trại Vinamilk Organic

Đà Lạt – trang trại bò sữa hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam Năm 2018, khánh thành tổ hợptrang trại bò sữa công nghệ cao Thống Nhất – Thanh Hóa Năm 2019, khánh thành trang trại

bò sữa Tây Ninh

 Danh hiệu và Phần thưởng

 Huân chương Lao Động hạng III (1985, 2005), hạng II (1991), hạng I (1996)

 Danh hiệu Anh hùng Lao Động (2000)

 Top 15 công ty tại Việt Nam (UNDP)

 Top 200 Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ ở Châu Á do Forbes Asia bình chọn (2010)

 Top 10 thương hiệu được người tiêu dùng yêu thích nhất Việt (Nielsen Singapore2010)

 Top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất thị trường Việt Nam (VNR500)

 Top 50 Doanh nghiệp sữa có doanh thu lớn nhất thế giới (Đứng thứ 49) - Theo báocáo của Euromonitor & KPMG (2016)

 Top 10 trong 1.000 thương hiệu hàng đầu Châu Á (Đứng hàng thứ 4) - Tạp chíCampaign Asia-Pacific (dựa theo AC Nielsen) (2016)

Trang 10

 300 công ty năng động nhất châu Á (Asia 200) - Tạp chí Nikkei (2016)

 Top 3 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam (2014-2016) - Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen và mạng Anphabe.com

2.2 Văn hoá doanh nghiệp Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam

2.2.1 Những giá trị văn hoá hữu hình của Vinamilk

 Biểu tượng

Vinamilk, một cái tên vô cùng sâu sắc và đa nghĩa, hòa trộn trong đó là những nguồncảm hứng vô tận từ đất nước và dân tộc Việt Nam Điều này có thể được thể hiện qua bachữ cái "VINA" đầu tiên, một từ viết tắt tượng trưng cho sự gắn kết với quê hương và conngười Việt Nam Đồng thời, chữ "VI" trong VICTORY mang ý nghĩa của sự chiến thắng,biểu hiện rõ ràng tinh thần quyết tâm, kiên cường và không bỏ cuộc của người Việt Từ nàyđồng thời còn đại diện cho sự đối mặt và vượt qua mọi khó khăn để đạt đến đỉnh cao củathành công và vinh quang Cuối cùng, chữ "MILK" trong tiếng Anh có nghĩa là sữa, nhấnmạnh đến lĩnh vực sản phẩm chủ đạo của Vinamilk Khi kết hợp với những giá trị truyềnthống và đam mê của người Việt Nam, Vinamilk tự hào mang đến những sản phẩm sữa chấtlượng cao, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển và tăngtrưởng của toàn dân tộc Việt Nam Với ý nghĩa này, Vinamilk không chỉ là một thương hiệusữa đơn thuần mà còn là biểu tượng văn hoá và lòng tự hào dân tộc, dẫn dắt người Việt Namtrên con đường tiến tới sự phát triển và thành công

Thương hiệu sữa Vinamilk đã thực hiện một phương thức trưng bày hoàn toàn mớicho logo của mình, chuyển từ hình phù hiệu truyền thống sang một biểu tượng chữ viết tay.Quyết định này mang lại một diện mạo mới mẻ và độc đáo cho thương hiệu, nhằm tôn vinh

sự tự do và cái nhìn sáng tạo Từ "Vinamilk", được viết bằng cách cầm bút với đường nétlinh hoạt, mạnh mẽ và được thực hiện theo phong cách "Minimalism" Đặc biệt, trong quátrình tái thiết kế này, Vinamilk đã giới thiệu ba kiểu chữ riêng biệt, được thiết kế đặc thù với

hệ thống họa tiết và thư viện hình ảnh minh họa hoàn toàn được vẽ bằng tay Điều này mang

ý nghĩa mở ra một thế giới đầy sức sống, đặc trưng bởi vẻ đẹp và sự chân thật của văn hóaViệt Nam từ những con ngõ nhỏ đến những món ăn đặc sản quý giá Bộ nhận diện hoàntoàn mới này thể hiện tinh thần "táo bạo, quyết tâm và luôn là chính mình" sau hơn gần 5thập kỷ của sự nỗ lực không ngừng

Trang 11

 Khẩu hiệu

Slogan của Vinamilk không chỉ là một thông điệp từ năm này qua năm khác mà mỗislogan khi ra đời đều gắn với một sứ mệnh khác nhau, truyền tải những chiến dịch khácnhau Điểm danh một số slogan nổi bật của Vinamilk qua các thời kỳ:

 Chất lượng quốc tế - Chất lượng Vinamilk

 Vươn cao Việt Nam

Slogan hiện tại của Vinamilk là “Vươn cao Việt Nam” Với slogan hiện tại, Vinamilkmuốn truyền tải tới thông điệp, là ước muốn mang lại là những bài học về đạo đức và tinhthần sẵn sàng vươn xa, theo đuổi ước mơ của mỗi cá nhân và không quên đóng góp sức trẻcho xã hội với hành trình đồng hành cùng trẻ em Việt Nam trong suốt những năm qua

 Kiến trúc

Trong cấu trúc và cách bài trí của mình, tại các nơi làm việc Vinamilk luôn gắn lên đólogo của công ty Bên cạnh đó, các nhà máy, xí nghiệp của Vinamilk cũng được gắn liền vớimàu xanh, và trắng, tương ứng với 2 màu chủ đạo trên logo của công ty Không gian trongVinamilk luôn được bài trí hợp lý, luôn sạch sẽ và thoáng mát Với kiến trúc bài trí này đãgiúp Vinamilk tạo được sự ấn tượng với nhân viên, với khách hàng Đồng thời, được làmviệc trong không gian hiện đại như vậy cũng giúp các nhân viên trong công ty cảm thấy tựhào và cố gắng cống hiến hơn cho công ty

Đặc biệt, khi bước vào sảnh của Vinamilk sẽ có một mô hình con thuyền Văn hóaVinamilk đang lướt sóng vươn ra biển lớn, mỗi cánh buồm là một giá trị và trên đó thể hiệnđầy đủ nội dung về hành trình Vinamilk, là những thứ mà người Vinamilk nói về Vinamilk.Đây thực sự là một điểm ấn tượng trong kiến trúc của Vinamilk Cánh buồm này vừa giúpnhắc nhở các thành viên trong công ty về văn hóa Vinamilk, vừa là niềm tự hào của công ty,

và tạo ấn tượng tới khách hàng

 Cơ cấu tổ chức

Trang 12

Thông qua sơ đồ trên, Vinamilk hiện có các bộ phận chức năng sau :

 Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông của Vinamilk chính là cơ quan quyết định cao nhất của công ty

cổ phần Đại hội cổ đông sẽ có quyền quyết định phương án kinh doanh, nhiệm vụ đảm bảosản xuất dựa trên các định hướng phát triển của công ty và có thể quyết định sửa đổi hay bổsung vào vốn điều lệ của công ty

 Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất trong cơ cấu tổ chức Vinamilk có toànquyền nhân danh doanh nghiệp quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến mục tiêu, quyềnlợi công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp đại hội đồng cổ đông Hội đồng quảntrị của Vinamilk do đại hội đồng cổ đông bầu ra, bao gồm một chủ tịch hội đồng quản trị và

10 đại hội đồng cổ đông Tháng 4 năm 2022 vừa qua, ông Nguyễn Hạnh Phúc đã chính thứctrở thành Chủ tịch hội đồng quản trị mới của nhiệm kỳ năm 2022 đến năm 2026 thay cho bà

Lê Thị Băng Tâm

 Giám đốc, Tổng giám đốc công ty

Trang 13

Giám đốc hay Tổng giám đốc công ty trong cơ cấu tổ chức Vinamilk là người điềuhành các công việc kinh doanh của công ty Vị trí này sẽ do hội đồng quản trị chịu tráchnhiệm bổ nhiệm một người trong số hội đồng hoặc tuyển dụng nhân sự mới Hiện nay, Tổnggiám đốc của Vinamilk là bà Mai Thị Kiều Liên Bà được xem là người đã giúp đưa thươnghiệu Vinamilk lên bản đồ thế giới với nhiều đóng góp cho công ty và xã hội.

 Ban kiểm soát

Ban kiểm soát trong cơ cấu tổ chức bao gồm 4 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu

ra Ban kiểm soát có chức năng và nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, tính trung thực,mức độ cẩn trọng trong quá trình quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh Đặc biệt,đơn vị này sẽ hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và ban giám đốc

 Nghi lễ

Với Vinamilk, các nghi lễ nhận được sự quan tâm khá lớn, đặc biệt là các nghi lễ quantrọng như: Lễ kỷ niệm thành lập công ty, lễ công bố chương trình mới Hàng năm, Vinamilk

tổ chức đều đặn các Hội nghị, các lễ tri ân khách hàng, các chương trình tổng kết cuối năm,

… Điều này giúp các thành viên trong công ty gắn bó hơn, giúp mối quan hệ với kháchhàng, đặc biệt là các đại lý, nhà phân phối trở nên gắn kết hơn Bên cạnh đó nghi lễ nhưchào đón trao thưởng các cá nhân, đội nhóm xuất sắc là một cách mà Vinamilk ghi nhận sựđóng góp, nỗ lực của nhân viên; qua đó giúp các nhân viên cảm thấy được ghi nhận và nỗlực nhiều hơn nữa

 Hoạt động phong trào

Vinamilk thường xuyên tham gia và tổ chức các hoạt động phong trào để tăng cường ýthức về sức khỏe và dinh dưỡng trong cộng đồng Dưới đây là một số hoạt động phong trào

mà Vinamilk đã thực hiện:

 Vinamilk Fun Run

 Chương trình "Sữa và Tình thương Vinamilk

 Chương trình "Sữa học đường Vinamilk

Vinamilk không chỉ tập trung vào việc sản xuất và kinh doanh sữa mà còn đóng góptích cực vào cộng đồng Việc thực hiện những hoạt động phong trào này giúp Vinamilk xâydựng hình ảnh một công ty có trách nhiệm xã hội và gần gũi với người tiêu dùng

Trang 14

2.2.2 Những giá trị văn hoá vô hình của Vinamilk

 Triết lý kinh doanh

Theo Vinamilk, Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở mọi khuvực, lãnh thổ Vì thế doanh nghiệp tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồnghành của Vinamilk Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầucủa khách hàng Bên cạnh đó, Vinamilk luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàngbằng cách không ngừng cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, antoàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theoluật định

 Chính trực: Liêm chính, trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch

 Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng công ty, tôn trọng đối tác, hợp tác trong sự tôn trọng

 Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quankhác

 Tuân thủ: Tuân thủ pháp luật, bộ Quy tắc ứng xử và các quy chế, chính sách, quyđịnh của công ty

 Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức

Ngày đăng: 16/10/2024, 15:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w