TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN KHOA KHOA HỌC QUAN LÝ
CHUYEN DE
THUC TAP TOT NGHIEP
DE TAI: NGHIEN CUU VAN HOA DOANH NGHIEP TAI CONG TY TNHH TU VAN VIET LUAT
HA NỘI - 05/2020
Trang 2TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
CHUYEN DE
THUC TAP TOT NGHIEP
Ho và tên sinh viên : Vũ Trọng Dai
Lớp : Quản lý công 58
Chuyên ngành : Quản lý công
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Hồng Minh
HÀ NỘI - 05/2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề “Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Tư vấn Việt Luật” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân em.
Ngoài những thông tin thứ cấp có liên quan đến nghiên cứu đã được trích dẫn
nguồn, toàn bộ kết quả nghiên cứu trình bày trong chuyên đề không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày | tháng 5 năm 2020Sinh viên thực hiện
Vũ Trọng Đại
Trang 4Lời mở đầu «<< E+adeEEEE eEEEE.AAEEEE.AEEEETEAEretttkirtttrrrrretrratertie 1 CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 4
1.1 Khái niệm và vai trò của văn hóa doanh nghiỆp s«s« << 41.1.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiỆp - 5c + + series 41.1.2 Vai trò của văn hóa doanh nghIiỆp - 55+ + ++s+serssexeereses 5 1.2 Các yếu tố cầu thành của văn hóa doanh nghiệp - -«- 6
1.2.1 Văn hóa vật thỂ .c¿-22+t 22 tt tre 6 1.2.2 Văn hóa phi vật thỂ ¿- 2 2 2 SE+EE‡EEEEE9EE2E12112121717111 2.1.1, 8 1.3 Cac mô hình văn hóa doanh nghi€p 55 < 5< 55s 5s se + se 111.3.1 Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Harrison và Handy 11
1.3.2 Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Deal và Kennedy 12
1.3.3 Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Quinn và McGrath 13
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp . - 15
1.4.1 Các yếu tô thuộc về doanh nghiỆp - 2:2 5¿2s+2z++zs+zzx2 15 1.4.2 Các yếu tô thuộc về môi trường bên ngoài . -2- 5 2522 16 CHUONG 2 PHAN TÍCH THUC TRANG VAN HOA DOANH NGHIỆP TẠI CONG TY TNHH TƯ VAN VIET LUAT ccssessssssssssesssesoesssessseseneeseeeses 18 2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Tư vấn Việt Luật 18 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triên -.¿ -¿©2¿©5++cx++cxccsxee 18 2.1.2 Cơ cấu tô chức và nhân lực - + + k+ketk‡EEEEEErkEEkrkerkererkerx 19
Trang 52.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 — 2019 23 2.2 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH Tư vấn Việt
LUUIẬTK d 0G G5 G S6 9 9 9.59 9 90.00 0.0009 :09.009100000990098 904.0009809 0096904 24
2.2.1 Thực trạng văn hóa vật THỂ 5 St E121 EEEE1115111112111115111111ExE 24 2.2.2 Thực trạng văn hóa phi vật 0A 28 2.3 Đánh giá văn hóa doanh nghiệp công ty TNHH Tư van Việt Luật 32
2.3.1 Những điểm mạnh của văn hóa doanh nghiệp - + 32 2.3.2 Những hạn chế của văn hóa doanh nghiệp . :- 5+: 33 2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế - ¿2 + s+++£++E£+E££Eerxerxerxerxzrszes 34
CHUONG 3 MOT SO GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VAN HÓA DOANH
NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VAN VIỆT LUẬTT 36
3.1 Mục tiêu phát triển của công ty đến năm 2025 -. .s 5 36 3.1.1 Về lĩnh vực hoạt động 2-2-2 2+Sz+EE+£E£EE2EESEEErEerrkrrkerkrred 36 3.1.2 Về khu vực địa lý -¿- c- c+StctckTEEEE1211211211 21111111 1x re, 36
3.1.3 V6 lợi nhuận ¿2 ©2++2+++EE+2EE2EESEE2EE 2117112711211 21121 re 36
3.1.4 V6 thi Phan n 36
3.2 Phương hướng hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của công ty 373.3 Các giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của công ty 37
3.3.1 Giải pháp đối với văn hóa vật thỂ ¿- 2-52 2+ccxerxerersrreres 37 3.3.2 Giải pháp đối với văn hóa phi vật thé ¿225 scs+cszeszez 38
3.3.3 Một số giải pháp khác -¿- 2+ ©2+2xx+2xSEEEEEeEExrrkrerkrrrkee 39
Ket lUẬNN 0G G5 5 9 9 9 Họ 0.0.0 00 009 8004 0800400800000 096 40
Tài liệu tham Khao 5-5 G56 9 <9 99 99999493 90 09.99499040 499 00090 41
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIET TAT
STT Chữ viết tắt Giải nghĩa
1 CEO Chief Executive Officer
2 COVID-19 Corona virus disease 20193 VHDN Văn hóa doanh nghiệp
Trang 7DANH MỤC BANG
Bang 1-1 Các loại hình văn hóa doanh nghiệp theo Handy - - 11
Bang 1-2 Phân biệt các dang văn hao ce eecceesceeseesseeseeeseeeeeeeeeseeeseeseeneeeseesees 14
Bảng 2-1 Cơ cau lao động theo trình độ chuyên môn giai đoạn 2015 — 2019 20
Bảng 2-2 Co cau lao động theo độ tuôi giai đoạn 2015 — 2019 - 21
Bang 2-3 Thu nhập bình quân của người lao động giai đoạn 2015 — 2019 21
Bang 2-4 Tinh hình tài chính của công ty giai đoạn 2015 — 2019 23
il
Trang 8DANH MỤC HÌNH VE
Hình 2-1 Kiến trúc Công ty TNHH Tư vấn Việt Luật . 5-5 2552 Hình 2-2 Website Công ty TNHH Tu van Việt Luật -2- 2555:
iil
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐÒ
Sơ đồ 1-1 Các dạng văn hóa doanh nghiệp theo Deal và Kennedy 12
Sơ đồ 1-2 Các dạng văn hóa doanh nghiệp theo Quinn và McGrath 14
Sơ đồ 2-1 T6 chức bộ máy quản lý của công ty -¿ s¿©++cs++zxz+cx+¿ 19
Sơ đồ 2-2 Nguồn thông tin tuyên dụng của công ty -c2-cs+cccce2 22
1V
Trang 10DANH MỤC HỘP
Hộp 2-1 Số tay nhân viên Công ty TNHH Tu vấn Việt Luật . 25 Hộp 2-2 Bộ hướng dẫn ứng xử kinh doanh Công ty TNHH Tư vấn Việt Luật 26 Hộp 2-3 Phỏng van Giám đốc Công ty TNHH Tu vấn Việt Luật 27 Hộp 2-4 Phỏng van Trưởng phòng nhân sự Công ty TNHH Tư van Việt Luật 28 Hộp 2-5 Phong vấn nhân viên kế toán và kỹ thuật Công ty TNHH Tu van Việt
Hộp 2-6 Phỏng vấn Trưởng phòng pháp lý Công ty TNHH Tư vấn Việt Luật 30
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2019 vừa qua, Việt Nam chứng kiến một sự bùng né của làn sóng khởi nghiệp trên khắp mọi miền đất nước Sự phát trién mạnh mẽ của các Startup khiến họ bước vào năm 2020 với một tâm thé hứng khởi sẵn sàng gặt hái thêm nhiều thành công Nhưng sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 và những hậu qua nặng nề mà nó dé lại đã khiến viễn cảnh trở nên 4m đạm hon bao giờ hết Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins hơn 200,000 người tử vong trên toàn thế giới trong đại
dịch COVID-19 và hàng triệu ca lây nhiễm đã được ghi nhận Dịch COVID-19 đã
ảnh hưởng tới mọi mặt của kinh tế xã hội toàn cầu, ngoài việc ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân còn gây khó khăn và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các doanh nghiệp Việt Nam cũng không phải ngoại lệ Nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm lao động, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, thiếu nguồn cung nguyên, vật liệu Theo kết quả khảo sát
do trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện cho thấy có đến 93,9% các doanh nghiệp được điều tra đánh gia dịch COVID-19 có tác động tiêu cực đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của họ Dịch COVID-19 như một liều thuốc thử đo lường sức khỏe và mức độ phản ứng của mỗi doanh nghiệp Dịch bệnh làm cho khó khăn tăng lên gấp đôi thì bản thân các doanh nghiệp phải cố găng gấp ba Áp lực trở thành động lực, không chuyên mình thì cái kết ngừng hoạt động của các doanh nghiệp là điều ai cũng có thé nhìn thấy Một trong những yếu tố quan trọng trong câu chuyện chuyên đổi này là văn hóa doanh nghiệp Một nền văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ giúp cho việc chuyên đổi số, chuyền đồi chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp được nhanh chóng và tức thời.
Hiện nay, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tuy đã được đề cập đến trong nhiều chương trình, hội thảo tiêu biểu như chương trình “Văn hóa doanh nghiệp chung tay phòng, chống dịch COVID-19” được phát động vào đầu tháng tư năm 2020, song nhiều doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng đến văn hóa doanh nghiệp của mình Quan trọng nhất trong văn hóa doanh nghiệp là tầm nhìn của nhà lãnh đạo Tầm nhìn sẽ quyết định con đường đi của mỗi doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là kim chỉ nam cho
sự phát triển của mỗi doanh nghiệp Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Tư vấn Việt Luật, nhận thấy được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đối với
Trang 12công ty em xin chọn đề tài: “Nghién cứu văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Tu vấn Việt Luật” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a) Mục dich nghiên cứu
Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Tư vấn Việt Luật.
b) Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của văn hóa doanh nghiệp của
Công ty TNHH Tu van Việt Luật làm rõ các yêu tố cấu thành và các yếu tố ảnh
hưởng đến văn hóa doanh nghiệp.
Phân tích thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Tư vấn Việt Luật từ đó đưa ra các giải pháp dé hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Công ty
TNHH Tu van Việt Luật.
3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Các van dé lý luận về thực tiễn văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH Tư vấn Việt Luật.
Về thời gian: Thời gian nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH Tu vấn Việt Luật là giai đoạn 2015 — 2019.
c) Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình phân tích đề tài áp dụng các lý thuyết kinh tế học kết hợp
sử dụng các phương pháp như thống kê, tổng hợp, dự báo, phân tích, đối chiếu, so
sánh, hình vẽ, biéu đồ và bảng số liệu dé trình bày số một số nội dung.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp phỏng vấn với đối tượng phỏng vẫn gồm 5 người: Giám đốc, Trưởng phòng nhân sự, Trưởng phòng pháp lý, Nhân viên kế toán, Nhân viên kỹ thuật Nội dung phỏng van theo các yếu tố cầu thành văn hóa vật thé và văn hóa phi vat thé.
Đề tài có sự tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dan, nghiên cứu tài liệu
tham khảo và nghiên cứu thực trạng tại cơ sở thực tập.2
Trang 134 Két cau của chuyên đê
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo chuyên đề được cấu trúc thành 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH
Tư vẫn Việt Luật
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Công ty
TNHH Tư vấn Việt Luật
Do thời gian thực tập tại công ty chưa đủ lâu và kiến thức của em còn nhiều
hạn chế cho nên chuyên đề còn nhiều sai sót kính mong thầy cô giúp đỡ, chỉ bảo
đê chuyên đê của em được hoàn thiện hơn.
Dé hoàn thành được chuyên đề thực tập tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các thầy cô giáo khoa Khoa học quản lý và đặc biệt là TS Nguyễn Thị Hồng Minh đã tận tình hướng dẫn
và các anh chị trong công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Trang 14CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Hãy tưởng tượng VHDN giống một bản nhạc Bạn có thé thuê người chơi đàn giỏi nhất, một nghệ sĩ chơi trồng hay nhất và nếu họ không chơi trên cùng một bản nhạc thì sẽ không có kết quả tốt Nhưng nếu họ chơi cùng một bản nhạc, cùng một nhịp điệu thì sẽ có một kết quả tuyệt vời Tương tự như vậy VHDN là một tài
sản giúp đem lại thành công cho doanh nghiệp.1.1.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Nghiên cứu về VHDN là một lĩnh vực mới phát triển, lý luận còn chưa hoàn
chỉnh, thuật ngữ “Văn hóa doanh nghiệp” (Corporate Culture) được các nhà nghiên
cứu sử dụng trong các bài viết học thuật từ cuối thế ky XX VHDN là một mệnh đề mang tính tiềm ân và tự nhiên Tùy theo góc độ nghiên cứu của mỗi học giả,
mỗi nhà nghiên cứu mà VHDN có những khái niệm khác nhau.
Theo Kotter va Heskett: “Văn hóa dé cập đến giá trị được chia sẻ bởi những
người trong một nhóm và có xu hướng kéo dài theo thời gian ngay cả khi thành
viên nhóm thay doi Ở cấp độ rõ ràng hơn,văn hóa đại diện cho mô hình hành vi
hay phong cách của một tổ chức mà nhân viên mới sẽ được tự động khuyến khích
làm theo boi các nhân viên khác” (J.P Kotter and J.L Heskett, 2008)
Một trong những khái niệm được công nhận va ứng dung một cách rộng rãi
là của Schein, ông cho răng: “Van hóa doanh nghiệp là tổng hợp các quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các
van dé nội bộ và xử lý các vấn dé với môi trường xung quanh” (E.H Schein, 2010)
Một khái niệm khác được đưa ra bởi Schneider: “Van hóa doanh nghiệp là
chất keo kết dính toàn bộ tổ chức lại với nhau bằng cách cung cấp sự liên kết mạch
lạc giữa từng bộ phận nhỏ cua doanh nghiệp” (S.C Schneider, 1988)
Nguyễn Mạnh Quân (2009) cho rằng: “Van hóa công ty là một hệ thống
những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được
mọi thành viên của một tổ chức cùng dong thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các thành viên” Khái niệm này thé hiện hai đặc điểm của VHDN đó là VHDN liên quan đến nhận thức và VHDN có tính thực
chứng.
Trang 15Dương Thị Liễu (2011) tin rằng: “Van hóa doanh nghiệp là một hệ thong
các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nghiệp, chỉ phối
hoạt động của mọi thành viên trong doanh nghiệp và tạo nên bản sắc kinh doanh
riêng của doanh nghiệp”.
Nguyễn Thị Ngọc Huyền và cộng sự (2016) cho rằng: “Văn hóa tổ chức là
toàn bộ những yếu tổ vat chất và tinh than mà tổ chức tạo ra và sử dụng, được
chia sẻ bởi các thành viên trong tô chức”.
Như vậy VHDN bao gồm cả những yếu tố vô hình và những yếu tố hữu
hình VHDN có thê được so sánh với các lực lượng tự nhiên như gió và thủy triều
đôi khi không được chú ý, đôi khi lại rõ ràng được tạo ra từ thói quen lặp đi lặp lại
theo bản năng và cảm xúc Khi một công ty hoạt động tốt, VHDN sẽ tiếp thêm sinh lực cho nhân viên của mình và điều đó sẽ khiến mọi người cảm thấy tốt về những gì họ làm giúp phát triển các ưu tiên chiến lược và hoạt động của công ty.
Trên cơ sở đó, VHDN có thé được khái quát như sau: “Văn hóa doanh
nghiệp là hệ thống các giá trị tinh than va vat chat tao nén ban sắc của doanh nghiệp, được doanh nghiệp tạo ra trong quá trình hình thành, phát triển và trong moi quan hệ tương tác với môi trường xã hội, tự nhiên, đồng thời có tác động tới
nhận thức, hành vi cua các thành viên trong doanh nghiệp”.
1.1.2 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
VHDN giúp tạo nên một phong thái riêng của doanh nghiệp Tình túy nhất trong văn hóa của một doanh nghiệp đó là những phâm chất văn hóa của mọi thành
viên trong doanh nghiệp như lòng yêu nghề, yêu công ty, tinh thần lạc quan ham học hỏi J Collins and J.I Porras (2004) khang định: “Muốn doanh nghiệp dat đăng cấp cao trên thương trường, một trong những yếu to quan trọng nhất là phải
có một nên văn hóa tập thê mạnh mẽ và những ban sắc riêng của mình).
VHDN tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn doanh nghiệp Một doanh
nghiệp có nền VHDN chuẩn mực sẽ thu hút được nhiều nhân tài và giữ chân họ, củng cố niềm tin và phát huy toàn bộ năng lực công hiến cho công ty Điều đó có ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp mà không thê đánh đổi bởi những giá trị bình thường A.H Maslow (1943) đã đưa ra tháp nhu cầu của người gồm 5 tầng được liệt kê theo trật tự thứ bậc hình kim tự tháp gồm: Nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn,
nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc, nhu cầu được quý trọng kính
mến, nhu cầu tự khang định minh dé tiến bộ Nhân viên chỉ làm việc lâu dai nếu
như họ cảm thấy được bảo đảm về mặt kinh tế, có hứng thú làm việc, và được phát
5
Trang 16huy thê mạnh của mình Nêu doanh nghiệp đảm bảo một nên văn hóa tôt, các nhân
viên sẽ tự nhận định được vai trò của mình trong chuỗi giá tri, họ sẽ gan bó lâu dàiva công hiện hêt mình.
VHDN góp phần xây dựng môi trường làm việc thân thiện, nâng cao hiệu
quả trong doanh nghiệp, nâng cao sự thỏa man công việc của nhân viên Lund
(2003) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các loại hình VHDN tới mức độ thỏa mãn
công việc của nhân viên, kết qua cho rằng: “Nhân viên có mức độ thỏa mãn công
việc cao hơn tại các doanh nghiệp định hướng theo loại hình văn hóa gia đình vàsáng tạo Ngược lại, các doanh nghiệp định hướng theo loại hình văn hóa cạnh
tranh và thử bậc đem lại ít sự thỏa mãn hơn tới nhân viên” Đỗ Minh Cương (2009) nhận định rằng: “Các doanh nghiệp thành công trong nước và trên thé giới đều rat coi trọng việc giáo dục nhân viên bằng các giá trị và bản sắc văn hóa của mình,
dong thời có gắng tạo ra điều kiện vật chất và tinh than dé nguồn vốn con người có hứng khởi trong lao động, thỏa mãn công việc, có gắng hết mình cho tổ chức”.
Văn hóa doanh nghiệp góp phan tăng cường sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được biểu hiện qua: sản
phẩm, dịch vụ, nhân lực, trình độ công nghệ, vốn VHDN tạo môi trường kích
thích sáng tạo, giúp nhân viên phát huy tài năng của mình Lê Thị Kim Nga (2012)
cũng khang định: “Văn hóa doanh nghiệp có khả năng tong hợp liên kết sức mạnh của các nguồn lực khác nhau, kiến tạo sự khác biệt độc đáo trên thị trường, từ đó giúp doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh” VHDN góp phần đảm bảo sức
mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc giúp doanh nghiệp điều chỉnh
phù hợp với những môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
1.2 CAC YEU TO CÁU THÀNH CUA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.2.1 Văn hóa vật thé
a) Kiến trúc đặc trưng
Kiến trúc đặc trưng bao gồm mọi đặc điềm của tô chức mà khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên có thé nhìn thay bằng mắt thường Công trình kiến trúc (kiến trúc ngoại thất) hay sự bố trí sắp xếp bàn ghế, không gian làm việc (kiến trúc nội thất) được sử dụng dé truyền bá hình ảnh về tổ chức Hiện nay các công ty lớn trên thế giới đều muốn khang định giá trị của mình bằng việc xây dựng các công trình
kiến trúc đồ sộ, tráng lệ và mang nét riêng của tô chức Nơi đặt cao ốc văn phòng,
phương pháp xây dựng, loại hình kiến trúc được ứng dụng khác nhau tùy mỗi
Trang 17doanh nghiệp và chúng có thé phản ánh các giá trị sâu sắc trong VHDN và văn hóa
của những nhà lãnh đạo.
Một trong những tập đoàn lớn trên thế giới có một phong cách kiến trúc đặc
biệt là Facebook Tòa nhà MPK 20, nơi làm việc của các nhân viên là một trong
những biéu tượng nhắn mạnh sự kết nối giữa các nhân viên Facebook Tòa nhà với
sức chứa 2800 người được xây dựng với nội thất đơn giản, sàn nhà vẫn còn là xi
măng không sơn phủ gì nhiều Nhân viên được khuyến khích viết thăng lên tường, tat cả mọi người ké cả CEO đều làm việc ở những cái bàn với không gian mở chứ
không quây thành từng phòng Facebook gọi đây là nhà, nơi mà họ đặt ra những
dòng code đầu tiên cho mạng xã hội của mình, điều này phản ánh rõ ràng những khát khao của Facebook trong việc mở rộng VHDN nhưng vẫn giữ lại được nhữnggiá trị cốt lõi nhất.
b) Công nghệ sản xuất
Công nghệ sản xuất là tập hợp các phương pháp, quy trình, bí quyết, công
cu dé tạo ra sản phẩm dịch vụ Công nghệ sản xuất thé hiện văn hóa tô chức bởi
công nghệ chính là điều mà doanh nghiệp lựa chọn, thể hiện được cách thức thực
hiện công việc Các công cụ sẽ giúp con người giải quyết các vấn đề một cách linh
hoạt và hiệu quả Mỗi nhân viên cần có kiến thức, kỹ năng đề vận hành các thiết bị máy móc phục vụ công việc của mình Chính vì vậy công nghệ sản xuất chứa
đựng những nét đặc trưng của doanh nghiệp.
c) An phẩm dién hình
An pham điền hình là một số tài liệu giúp khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên hiểu rõ hơn về VHDN Án phẩm điển hình có thé là bản tuyên bố sứ mệnh, tuần san, tài liệu hướng dẫn sử dụng,
Ấn phẩm giúp truyền đạt và củng cô chiến lược cũng như giá trị cốt lõi, trách nhiệm của tổ chức với các bên hữu quan Chúng giúp làm nôi bật các giá trị về văn hóa và khang định bản sắc văn hóa riêng của doanh nghiệp.
d) Sản phầm
Sản phẩm chính là kết quả của việc biến đồi các yêu tố đầu vào Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhăm để trao đôi, chủ yếu là vô hình Việc thực hiện dịch vụ có thể gan liền hoặc không gan liền với san phẩm vật chất.
Trang 18Sản pham, dich vụ là một hình thức thé hiện VHDN bởi trong quá trình sản xuất và cung cấp sản phẩm, dich vụ sẽ thể hiện phương thức sản xuat, tính nghệ
thuật, thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng 1.2.2 Văn hóa phi vật thể
a) Giá trị
Giá trị phản ánh nhận thức của con người về những chuẩn mực đạo đức mà họ cho răng cần tuân thủ Với các doanh nghiệp đánh giá cao tính trung thực, nhất quán nhân viên luôn hiểu rằng họ cần hành động một cách thật thà, kiên định Một doanh nghiệp có nền văn hóa mạnh sẽ khiến cho tất cả các thành viên đều hiểu và hành động theo sự dẫn dắt của các giá trị chung trong doanh nghiệp Nhận thức về giá trị, mỗi nhân viên sẽ “gieo suy nghĩ gặt hành động”, từ đó có những quyết định đúng đắn, tác phong chuân mực, tuân thủ theo các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
Công ty bán lẻ giày lớn nhất thế giới mang tên Zappos có trụ sở tại Mỹ CEO của công, Tony Hsieh đồng thời là nhà đầu tư đầu tiên của Zappos đã đề cập
đến chiến lược của công ty là mang lại niềm vui cho khách hàng Khẩu hiệu của công ty là “Chuyển giao hạnh phúc” (Delivery happiness) Nhân viên có thé mang bat kỳ thứ gì đến công ty từ thú nhồi bông hay vật nuôi Khách hàng của công ty khi mua giày sẽ được đổi trả trong vòng một năm, và công ty luôn hỗ trợ khách hàng bắt ké thời gian nào, thời gian trung bình dé hỗ trợ một khách hàng là 12 giây Nếu một nhân viên quyết định nghỉ việc ở công ty thì Zappos sẽ thưởng thêm 4000
đô la để động viên cho nhân viên đó nghỉ sớm Zappos quan niệm rằng nếu một
người đến với công ty vì tiền thì sớm hay muộn cũng ra đi vì tiền, nên họ ra đi càng sớm càng đỡ thiệt hại cho công ty, bạn không thé thuê một người không hạnh phúc dé dạy cho ho hạnh phúc, ban chỉ có thể thuê một người hạnh phúc và làm
cho họ hạnh phúc hơn.
b) Thái độ
Thái độ của con người có ảnh hưởng đến hành động Nó hình thành thông qua việc tiếp thu các giá trị VHDN Một ví dụ điển hình trong việc tạo thói quen thay đổi thái độ của nhân viên là của ông Nguyễn Đức Tài chủ tịch Công ty Cổ phần Thế giới Di động Khi nhận thấy nhân viên của minh hay đi làm muộn, ông đã đưa ra một quy tắc nếu cuộc họp lúc 8h thì phải đúng 8h bắt đầu Những ngày
đầu ông cho treo tắm bảng bên ngoài cửa phòng họp với nội dung “Ai đến trễ vui lòng chờ đến giờ giải lao” Sau vài tháng tắm bảng đó ghi “Ai đến trễ vui lòng đi
về” Khi các nhân viên đên trễ họ sẽ không còn được tham gia cuộc họp và kê từ
8
Trang 19đó mỗi khi cuộc họp bắt đầu lúc 8h thì chắc chắn trước 8h mọi người đã chuẩn bị
sẵn sàng.
c) Niềm tin
Niềm tin là khái niệm đề cập đến việc mọi người cho rằng thế nào là đúng thế nào là sai Niềm tin rất quan trọng, Steve Jobs đã nói “Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ” Khát khao đề vươn lên học hỏi từ những người xung quanh, khát khao
đê có ý chí mạnh mẽ.
Ví dụ, nêu hoạt động bán hàng trong một doanh nghiệp non trẻ đang sa sút, một nhà quản lý nói rang “chúng ta cần day mạnh quảng cáo” bởi vì niềm tin của nhà quản lý là: quảng cáo luôn luôn thúc đây kinh doanh đi lên Nếu nhà quản lý thuyết phục được các nhân viên hành động theo niềm tin của mình thì giá tri được nhận thức rằng “quảng cáo là tốt” dan dan sẽ được dịch chuyền thành niềm tin
d) Lý tưởng
Lý tưởng thé hiện niềm tin phát triển ở mức độ cao Lý tưởng với ý nghĩa là vận dụng lý thuyết vào thực tiễn VHDN được hiểu theo hướng này là muốn nhấn mạnh những động lực giúp con người cảm thông, chia sẻ và dẫn dắt con người trong nhận thức Nhận thức được lý tưởng con người luôn muốn được hy
sinh, được cống hiến cho doanh nghiệp.
Ly tưởng có giá tri với người lãnh đạo vì đây là một cách dé nhấn mạnh những thứ đặc biệt bên trong doanh nghiệp, đồng thời cũng là cách dé tập hợp lực lượng và nhắc mọi thành viên không quên giá trị và mục tiêu chung.
e) Nghỉ lễ
Nghỉ lễ là những sự kiện, những buổi lễ hay cuộc gặp gỡ chính thức nhằm kỉ niệm, đánh dấu hoặc tôn vinh những sự kiện quan trọng hoặc thành tựu của tô
chức Nghỉ lễ có tác dụng củng cố các mối quan hệ trong doanh nghiệp, khẳng định các giá trị tỉnh thần chung của doanh nghiệp.
Một số nhà nghiên cứu văn hóa coi các quy trình đặc biệt của tổ chức khi tiến hành các nghi lễ, nghi thức là trung tâm dé giải mã và truyền thông các giả
định văn hóa (T.E Deal and A.A Kennedy, 1982).
Các nghỉ thức thể hiện sự tôn trọng và thái độ hành xử, củng cố cho mối quan hệ thứ bậc, được thể hiện rõ qua yếu tố thời gian và không gian của hành vi,
Trang 20chăng hạn như nhân viên biệt mình nên đứng ở dau so với sép trong cuộc hop, va
thời điêm nào thì nên phát biêu ý kiên, đặt câu hỏi nêu không dong tinh với sép.J) Biêu tượng
Biểu tượng là cách sử dụng đặc thù của ngôn ngữ và những cách diễn đạt phi ngôn ngữ khác nhằm truyền bá những chủ dé, giá trị của tô chức.
Biểu tượng điển hình va phổ biến nhất là Logo, đó là một tác phẩm nghệ thuật được sáng tạo nhằm thé hiện hình tượng của doanh nghiệp Logo giúp tô chức thu hút được sự chú ý của công chúng vì nó có khả năng tạo ấn tượng mạnh mẽ Logo là biểu tượng đơn giản nhưng ý nghĩa rất lớn giúp tạo nên dấu ấn riêng của từng doanh nghiệp Logo của các tập đoàn nồi tiếng như Apple, Samsung, đều mang một nét riêng, được thiết kế tỉ mỉ theo các tỷ lệ vàng, có sức ảnh hưởng
lớn trên thị trường.
g) Ngôn ngữ
Ngôn ngữ chính là một công cụ để giao tiếp của con người Ngôn ngữ là tong hợp của tất cả kinh nghiệm của con người kể từ khi con người xuất hiện Không có ngôn ngữ, con người sẽ không thể bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ và niềm tin của họ Ngôn ngữ được sử dụng dưới nhiều hình thức như cách nói ví von, cách điệu, những sắc thái ngôn từ Ngôn ngữ ảnh hưởng đến những cảm nhận, suy nghĩ
của con người về thế giới đồng thời truyền đạt cho cá nhân những giá trị, chuẩn
Khẩu hiệu là một ví dụ điển hình về việc sử dụng ngôn ngữ trong VNDN Khẩu hiệu là hình thức dễ nhập tâm và không chỉ được nhân viên mà cả khách hàng và nhiều người khác trích dẫn Khẩu hiệu thường ngắn gọn, sử dụng ngôn từ đơn giản, dễ nhớ, ví dụ như khẩu hiệu của Viettel: “Hãy nói theo cách của bạn”, khâu hiệu của Apple: “Hãy nghĩ khác biệt”, khâu hiệu của Vinamilk: “Vươn cao
Việt Nam”.
h) Câu chuyện, giai thoại, tim gương điển hình
Câu chuyện, giai thoại là những sự việc, chuyện được kế đi ké lại giữa các thành viên trong doanh nghiệp về những thành tích, chiến công hay những mâu thuẫn trong đời sống doanh nghiệp Câu chuyện, giai thoại thường được bắt nguồn từ những sự việc có thật trong cuộc sống và có thê trở thành bài học kinh nghiệm cho các nhân viên trong doanh nghiệp Một số câu chuyện trở thành giai thoại do những sự kiện đã mang tính lịch sử và có thể được khái quát hóa hoặc hư cau thêm.
10
Trang 21Trong các câu chuyện ké thường xuất hiện những tắm gương điền hình, đó
là những hình mẫu lý tưởng về quan điểm, triết lý thê hiện chuẩn mực đạo đức của doanh nghiệp Tam gương điền hình là nhân vật thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhân viên bởi phâm chất, tài năng, và những thành tích mà vị anh hùng đó đã đạt được Apple là một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới, và người sáng lập ra tập đoàn — Steve Jobs được nhắc đến như một huyền thoại không chỉ tại Apple mà còn với đông đảo cộng đồng thế giới bởi những sáng tạo và triết lý
sông của ông.
1.3 CÁC MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.3.1 Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Harrison và Handy
Handy (1993) đã nghiên cứu mô hình VHDN dựa trên nghiên cứu của
Harrison (1972) và thể hiện chúng thông qua thần thoại Hy Lap Ông cho rang mỗi vị thần sẽ tượng trưng cho một triết lý quản lý và một nền văn hóa tô chức Mỗi vị thần Hy Lạp đều mang những âm bội riêng và những âm bội này kết hợp với nhau
dé xây dựng được bức tranh hoàn chỉnh về VHDN Điều quan trọng là nhận ra
rằng mỗi nền văn hóa, hoặc cách vận hành mọi thứ đều mang lại một ý nghĩa nao
đó Không có văn hóa, hay sự pha trộn văn hóa là xấu hoặc sai mà nó chỉ không
phù hợp với hoàn cảnh nào đó.
Bang 1-1 Các loại hình văn hóa doanh nghiệp theo Handy
Biểu tượng Vị thần Đặc điểm
Rất ít quy tắc, rất ít các thủ
Văn hóa tục hành chính Văn hóa
quyền lực quyên lực thường thô ráp,(Mạng Zeus coi trọng kêt quả hơn hình
nhện) thức Càng xa trung tâml mạng nhện thì tâm quan
trọng càng giảm xuống.
TT Tính chuyên môn hóa theo
Văn hóa a i chức năng Sự kiểm soát
val tro "“TPTTT- được thực hiện bởi hệ
(Den thé 4 i 2 H Apollo thống các thủ tục Sự cứng
thân Hy — §— nhắc, chậm phản ứng cũng
Lạp) đi e———¬ là một hạn chế.
11
Trang 22Thích hợp trong môitrường cạnh tranh mạnh,
Văn hóa công việc hay dự án
công việc ngắn.Tính chủ động, linh
ee Athena l R `
(Lưới mặt hoạt Thu hút nguôn lực từ
cáo) các bộ phận khác nhau của
hệ thong dé tập trung vào
(Nguôn: Gods of Management — Charles Handy)
1.3.2 Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Deal va Kennedy
Deal và Kennedy (1982) cho rằng phương pháp đề đạt được hiệu suất cao của công ty là: quản lý văn hóa của công ty, nuôi dưỡng một triết lý mạnh mẽ và
So đồ 1-1 Các dạng văn hóa doanh nghiệp theo Deal va Kennedy
(Nguồn: Corporate Cultures: The Rites and Rituals
of Corporate Life — Deal and Kennedy)12
Trang 23a) Văn hóa nam nhỉ
Văn hóa này được nhìn thấy ở nơi có cao rủi ro và phản hồi nhanh Đó là đặc trưng của các sở cảnh sát, nhà đầu tư mạo hiểm, và ngành công nghiệp giải trí Thành viên là những người theo chủ nghĩa cá nhân Văn hóa này coi trọng tốc độ phản ứng, thích hợp cho các doanh nghiệp hoạt động trong các điều kiện bắt trắc,
không ổn định.
b) Văn hóa làm ra làm, chơi ra chơi
Văn hóa này mang lại rủi ro thấp nhưng phản hồi nhanh Văn hóa này được tìm thấy trong các bộ phận bán hàng và bộ phận sản xuất Thành công phụ thuộc
vào sự kiên trì và phản hồi nhanh chóng Văn hóa này khuyến khích sự cạnh tranh
giữa các cá nhân, tạo ra năng lượng tích cực trong toàn doanh nghiệp.c) Văn hóa phó thác
Đây là loại văn có rủi ro cao và tốc độ phản hồi chậm Nó được tìm thấy trong các công ty liên quan đến khoan dầu, đầu tư ngân hàng, hoặc thiết kế máy tính Trong những tô chức như vậy sự thận trọng được ưu tiên số một và được thể
hiện thông qua những cuộc họp trịnh trọng.Văn hóa này hiệu quả trong các tình
huống đưa ra quyết định đúng đắn cho lâu dài Nhân viên thường là những người biết tôn trọng quyên lực, có khả năng hợp tác và chịu áp lực.
d) Văn hóa quy trình
Đây là loại văn hóa quan liêu, hoạt động tốt ở đâu có rủi ro thấp và phản hoi chậm, như trong ngân hàng, bảo hiểm Nhân viên thường là người cần trong,
coi trọng sự hoàn hảo về mặt chuyên môn Phần thưởng là dựa trên quy trình vì
phản hồi là quá chậm dé cho phép đánh giá trên cơ sở kết quả Văn hóa quy trình
có hiệu quả trong trường hợp môi trường ôn định, chắc chắn nhưng lại thiếu thích
ứng và sự sáng tạo.
1.3.3 Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Quinn va McGrath
Quinn và McGrath (1985) đã điều tra những phẩm chat giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả Những phẩm chat này được biểu hiện trực quan trong khung
giá trị cạnh tranh là một phân của công cụ đánh giá văn hóa tô chức.
13
Trang 24So đồ 1-2 Các dang văn hóa doanh nghiệp theo Quinn va
( Nguồn: The transformation of organizational cultures: A competing values
perspective — Quinn and McGrath)
Bang 1-2 Phân biệt các dang văn hóa
Văn hóa kinh
Là loại văn hóa
châp nhận rủi ro Giống như một
Nhân viên có sự " „ Tính công „- " Khả năng thích ¬ | Tính quy cu,Uu | hăng hái, „ % băng, tình thân | mm
" ` A ứng và tính tự 4 ' trật tự và ky
điêm | chuyên cân, ái và sự bình
14
Trang 25Việc ra quyết Áp lực có thé
¬ : Kho dat duoc
Nhược | Đôi khi quá thực | định có thé gap |, „ gây lên tình
và „ ở các doanh
điêm | dụng khó khăn do sự oo, trạng căng
nghiệp lớn
bất đồng ý kiền thắng
(Nguồn: Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty— Nguyễn Mạnh Quân)
1.4 CÁC YEU TO ANH HUONG DEN VAN HÓA DOANH NGHIỆP
Theo E.H Schein (2010), hai yếu tố chính tác động đến sự hình thành va phát triển của VHDN chính là: sự thích ứng của doanh nghiệp với môi trường bên
ngoài và sự hài hòa ở môi trường bên trong doanh nghiệp Sự thích ứng với môi
trường bên ngoài phản ánh một sự tiếp cận phát triển Theo đó VHDN được hình thành dựa trên yêu cầu cần tồn tại song song với những biến động của các yếu tố
bên ngoài như môi trường chính tri, văn hóa, công nghệ Sự hài hòa bên trong lại
là một chức năng nhằm xây dựng một “cấu trúc xã hội” phù hợp trong doanh nghiệp Cấu trúc xã hội đó được xây dựng nhằm phù hợp với đặc thù loại hình kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với triết lý, sứ mệnh mà doanh nghiệp hoặc
người lãnh đạo doanh nghiệp lựa chọn.
1.4.1 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp
a) Người lãnh đạo
Người lãnh đạo có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp Cái tầm của người lãnh đạo chính là cái tầm của doanh nghiệp Biết khích lệ những người khác làm việc tốt hơn chính là thành công của nhà lãnh đạo Người lãnh đạo chính là người truyền cảm hứng, khơi dậy sự nhiệt tình và động lực của con người dé họ
làm việc một cách tốt nhất, nhằm đạt được các mục tiêu kế hoạch Các nhà lãnh
đạo thường áp đặt cấu trúc, các hệ thống và quy trình mà nếu chúng thành công thì
sẽ trở thành bộ phận chung của văn hóa Khi các quy trình đã trở thành điều hiền nhiên chúng là các yếu tô trong văn hóa và có lẽ là thứ khó thay đổi nhất Một vai
trò đặc biệt của những người lãnh đạo là tạo ra những hòn đảo văn hóa, nơi đó các
thành viên có thé tìm hiểu những khác biệt này dé đạt đến sự thấu hiểu lẫn nhau và những quy tắc mới về phương pháp quản lý mối quan hệ ủy quyền của chính
Những nhà lãnh đạo sáng lập thường có tác động quyết định đến hệ thống
giá trị văn hóa căn bản của một doanh nghiệp, còn những nhà lãnh đạo kê cận
15
Trang 26thường có xu hướng tìm kiếm sự thay đổi trong VHDN nhằm tạo dấu ấn riêng
đồng thời nhăm phù hợp với những biến đổi của môi trường kinh doanh b) Lịch sử, truyền thống
Mỗi doanh nghiệp đều có lịch sử của mình Lịch sử truyền thống là những
giá trị, triết lý được lưu truyền qua thế hệ nối tiếp của doanh nghiệp Các doanh nghiệp khác nhau thì có lịch sử phát triển khác nhau điều này mang lại nét riêng
cho doanh nghiệp Các doanh nghiệp mới thành lập thường có phong cách kinh
doanh hiện đại và hướng tới thị trường nhiều hơn Ngược lại các doanh nghiệp có
lịch sử phát triển lâu dài thường khó thay đổi hơn, bù lại kinh nghiệm chuyên môn cũng nhiều hơn Nếu một nền VHDN đã có lịch sử phát triển lâu dài, được ghi sâu
vào tiềm thức của mỗi nhân viên thì VHDN đó sẽ có khả năng phát triển cao hơn.
c) Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh cũng quyết định đến văn hóa của từng doanh
nghiệp Các công ty sản xuất sẽ có VHDN khác các công ty thương mại Những
công nhân sản xuất sẽ có cách ứng xử và những giá trị văn hóa khác với những nhân viên văn phòng Điều này lý giải tại sao thường có những mâu thuẫn trong các bộ phận công ty khiến cho việc phối hợp hoạt động trở nên khó khăn.
d) Moi quan hệ giữa các thành viên
Mối quan hệ giữa các thành viên ảnh hưởng mạnh mẽ đến các giá trị của
doanh nghiệp Một tập thé đoàn kết vững mạnh sẽ tạo thành một khối thống nhất
giúp việc vận hành một cách dễ dàng Từ đó doanh nghiệp có thể phát huy được cao nhất năng lực con người như năng lực quản lý, năng lực nghiên cứu, năng lực
khám phá, năng lực sáng tạo.
1.4.2 Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài
a) Những giá trị văn hóa học hỏi được
Những giá trị văn hóa học hỏi được có thể là những giá tri học hỏi từ doanh nghiệp khác, là kết quả của việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, các chương trình giao lưu, hợp tác phát triển Đó có thé là những xu hướng và trào lưu xã hội, điển hình trong việc chuyên đổi số của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp với phương thức kinh doanh truyền thống cũng dẫn chuyên đổi sang
các phương thức kinh doanh trực tuyến dé phù hợp với xu thé chung.
b) Thể chế chính trị
16