Chuyên đề thực tập: Hoàn thiện quản trị các khoản phải thu tại công ty TNHH TAJ Việt Nam

75 3 0
Chuyên đề thực tập: Hoàn thiện quản trị các khoản phải thu tại công ty TNHH TAJ Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRUONG DAI HỌC KINH TE QUOC DÂN VIEN NGAN HÀNG - TÀI CHÍNH

Dé tai:

HOAN THIEN CONG TAC QUAN TRI KHOAN PHAI THU

TAI CONG TY TNHH TAJ VIET NAM

Ho tén sinh vién : Nguyễn Thị Quynh MaiMã sinh viên : 11163312

Lớp chuyên ngành : Tài chính công 58

Giảng viên hướng dẫn : TS Phan Hữu Nghị

Hà Nội - 2020

Trang 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu -¿- 2 ++2E£+E2+EE+EEeEEEEEEEEEEEEerkerrkrrerred 8

4 Phuong phap nghién CU 1n 8

CHUONG I: CO SO LY LUAN VE QUAN TRI KHOAN PHAI THU CUA

DOANH NGHIEP 1 ccsssssssssscsssscscscscscesscscscesacsssccssecesesscscsescasacsssssesscecscecscaeas 10 1.1 Khái quát về các khoản phải thu của doanh nghiệp - 10 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm -cc+c+crtrrrrrtirrrtrirrrrriirrriireerried 10

1.1.2 Vai trò các khoản phải thu trong doanh nghiỆp - 111.1.3 Nội dung các khoản phải thu - 5 55c S5 £sEssesrsersrske 111.2 Quan trị các khoản phải thu của doanh nghiỆp -«<+ << «52 14

1.2.1 Khái niệm quản tri các khoản phải thu - 5-5555 <<++<s2 141.2.2 Mô hình quan tri các khoản phải thu - 55+ +<<++<<sx 151.2.3 Nội dung quản tri các khoản phải thu «5+5 <<++<<++ss2 191.2.4 Chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị khoản phải thu của doanh04101 ẼẺẼ7 23

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị khoản phải thu 27 1.3.1 Nhân tố khách quan -¿- 22 +¿©2++2+++Ex+ExvEEterxeerxrzrxersrees 27

Trang 3

1.3.2 Nhân tố chủ quan -¿- 2 25x ©E2E£+EE£EE£EEEEEEEEEEEerkrrkrrrkrrkee 28

CHƯƠNG II: THUC TRANG CÁC KHOẢN PHAI THU TẠI CÔNG TY

TNHH TAJ VIỆT NA M << << << << SE 9E E954 333 383989860955004 3” 30 2.1 Tông quan về công ty TNHH TAJ Việt Nam ¿ ¿¿ 5+: 30 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triỀn -. -2- 2 2 s++sz+zz+c++ 30

2.1.2 Chức năng va nhiệm VỤ - c- Ă 5 1S 112v ng re 31

2.1.2.1 Chive năng - s2 kh HH HH HH Thu nh HH Hành 31

"AI ho 31

2.1.3 Mô hình tổ chức quản lý - 2-2 s+x+£E+£E++E+Exerxezrezrxered 31 2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh - - s- ecs+sezxzse¿ 34

2.2 Phân tích thực trang quan tri các khoản phải thu tại công ty 402.2.1 Thực trạng tài sản của CONG tY .- chư 40

2.2.2 Thực trạng bộ máy tổ chức, quản trị tài sản, kế toán của công ty 46

2.2.3 Thực trang quan tri các khoản phải thu tại Công ty TNHH TAJ

Mi ớN 41

2.3 Đánh giá công tác quan trị các khoản phải thu tại công ty 63

2.3.1 Két qua on nh Ả 63 2.3.2 Hạn chế, nguyên nhân ¿- 2-2 +£++++++£x++zx+zxrzxezrxer 64

CHUONG III: GIẢI PHÁP TANG CƯỜNG HIỆU QUA QUAN TRI KHOẢN PHAI THU TAI CÔNG TY TNHH TAJ VIỆT NAM 67

3.1 Dinh hướng hoạt động của công ty trong thời gian ti eee 67

3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội hiện NAY oo eceececscesseesseesseessecsseeseesseesseesees 67

3.1.2 Dinh hướng công ty trong thời gian tỚI - « -«++<xs+<+<s2 67

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quan tri các khoản phải thu của công ty 68

Trang 4

3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hoàn thiện công tác quan trị khoản phải

thu tại Công ty TNHH TAJ Việt Nam - - - Ă SSnk* SH ng re 71

080900055 74

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - «<< << ===<2 75

Trang 5

DANH MỤC BANG

Bảng 2.1 Bảng so sánh báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm của công ty

TNHH TAJ Việt Nam

Bang 2.2 Bang so sánh tài sản cua công ty trong 3 năm 2017, 2018, 2019

Bang 2.3 Bảng số liệu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quan trị khoản

phải thu giai đoạn 2017-2019

Bảng 2.4 Tỷ lệ khoản phải thu khách hàng trên doanh thu giai đoạn 2016-2019

Bảng 2.5 Tỷ lệ giữa khoản phải thu khách hàng so với tổng nguồn vốn giai đoạn

Bang 2.6 So sánh vốn di chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng

Bang 2.7: Cơ cấu nợ phải thu khách hàng trong tổng tài sản thanh toán nhanh và chỉ số thanh toán nhanh của nợ phải thu khách hàng qua các năm

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Sơ đồ 1.1 MH1, MH2 - Mô hình nới lỏng (thắt chặt) chính sách bán chịu

Sơ đô 1.3 MH5, MH6 - Mô hình tăng (giảm) tỷ lệ chiết khấu bán hang

Sơ đô 1.2 MH3, MH4 - Mô hình mở rộng (rút gọn) thời hạn bán chịu Sơ đồ 1.4 MH7 - Mô hình tong quát

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH TAJ Việt Nam

Sơ đồ 2.2 Quy trình ra quyết định bán chịu tại Công ty TNHH TAJ Việt Nam

Sơ đô 2.3 Sơ đô mô tả điêu kiện bán chịu Công ty TNHH TAJ Việt Nam

Biểu đô 2.1 Tỷ lệ khoản phải thu khách hàng trên doanh thu

Biểu đô 2.2 Tỷ lệ khoản phải thu khách hàng trên tổng nguồn vốn

Biểu đô 2.3 So sánh vốn di chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng của Công ty TNHH

TAJ Việt Nam

Biểu đô 2.4 Ty lệ vốn di chiếm dụng và vốn bị chiếm dung cua Công ty TNHH

TAJ Việt Nam

Biểu đô 2.5 Nợ phải thu khách hàng, tổng tài sản thanh toán nhanh và nợ phải

trả khách hàng

Biểu đô 2.5 Chỉ số thanh toán nhanh nợ phải thu khách hàng

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nếu như thời điểm gần chục năm trước đây, các doanh nghiệp hoạt động lấy sản phâm làm nòng cốt thì chục năm sau, doanh nghiệp muốn hoạt động tốt phải lây khách hàng làm trọng tâm Hay nói cách khác “Khách hàng là thượng đế” trở thành phương châm hoạt động trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt nền kinh tế và xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay Việc vạch ra một chiến lược kinh doanh đúng đắn cho doanh nghiệp là quan trong dé doanh nghiệp có thé hoạt động bền vững Khi doanh nghiệp có những chính sách phù hợp với nhu cầu và làm hài

lòng các “thượng đế” của mình, doanh nghiệp gần như đã đạt được mục tiêu kinh doanh của mình Vì thế, trên con đường hoạt động, doanh nghiệp cần phải nhận thức được tầm quan trọng và chú tâm trong việc chăm sóc các khách hàng của

mình Có thé nói, khi doanh nghiệp tiếp cận và chinh phục được khách hàng thì đã nam chắc trong tay hơn phân nửa sự thành công.

Tuy nhiên, giành được sự tín nhiệm và ủng hộ từ khách hàng vẫn luôn là bài

toán khó với các nhà quản trị doanh nghiệp Trong môi trường như hiện nay, các

doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh nhau về chất lượng sản pham mà còn về giá thành, chính sách khuyến mãi đi kèm, các đãi ngộ trong thanh toán và nợ Và việc mua chịu, bán chiu trở thành một phần tất yếu trong cơ chế phát triển của

nên kinh tế thị trường Mặc dù việc bán chịu sẽ đem đến nhiều lợi thế trong quá

trình bán hàng của doanh nghiệp, thế nhưng các khoản bán chịu nếu không được

kiểm soát chặt chẽ có thé gây nên nhiều rủi ro, tổn thất tài chính lớn về sau.

Thậm chí doanh nghiệp có thể bị phá sản nếu các khoản nợ khó đòi vượt mức quy định Nhất là khi không phải nhà quản trị nào cũng biết cách làm cho hình thức bán chịu đem lại hiệu quả tốt nhất Vì vậy, các nha quản tri cần phải thực sự

hiểu và nam rõ các quy trình trong công tác quản trị khoản phải thu.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp đang dừng tại bước hoạch định các khoản phải thu nhưng các biện pháp xử lý thế nào, ứng dụng vào thực tế ra sao, bằng cách nào có thể hạn chế rủi ro tài chính về sau thì các doanh nghiệp còn gặp khó khăn Trên thực tế, đã có rất nhiều doanh nghiệp phá san do công tác quản trị khoản phải thu chưa tốt làm cho tốn thất nợ

khó đòi dâng cao.

Trang 8

Công ty TNHH TAJ Việt Nam là một công ty hoạt động trong lĩnh vực

truyền thông đa phương tiện nên việc quản trị các khoản phải thu vô cùng phức tạp và cấp thiết Đặc biệt, công ty đang tron giai đoạn tiếp tục mở rộng quy mô

và lĩnh vực nên sẽ không tránh khỏi việc phát sinh các khoản phải thu Do đó,

cần có phương thức quản trị các khoản phải thu một cách hợp lí hơn, công tác này cũng cần được tập trung đây mạnh hơn hiện tại Nhận ra được tầm quan trọng của vấn đề, trong quá trình thực tập, em đã có những tìm hiểu tình hình hoạt động của công ty quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện quản trị các khoản

phải thu tại công ty TNHH TAJ Việt Nam”.2 Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đê tài này bao gôm:

- Tổng hợp các cơ sở lí luận về khoản phải thu và quản trị khoản phải thu của

khách hàng

- Tìm hiểu và đánh giá về thực trạng công tác quản trị khoản phải thu tại Công ty

TNHH TAJ Việt Nam

- Từ những hạn chế và nguyên nhân, đưa ra các giải pháp và kiến nghị giúp công ty có thé nâng cao hiệu quả quản trị khoản phải thu.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là công tác quản trị khoản phải thu tại công ty TNHH

TAJ Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi không gian: Dé tài được nghiên cứu tại Công ty TNHH TAJ Việt Nam + Phạm vi thời gian: Thu thập các số liệu trong giai đoạn 2017 - 2019

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá Từ các nguôn liệu thu thập được tiến hành tính toán các chỉ tiêu dùng dé đánh giá hiệu quả để đưa ra nhận xét về công tác quản trị khoản phải thu tại công ty

TNHH TAJ Việt Nam.

5 Kết cấu đề tài

Cấu trúc đề tài được chia thành 3 chương như sau:

Trang 9

Chương I: Cơ sở lý luận về quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp

Chương II: Thực trạng quản trị khoản phải thu tại Công ty TNHH TAJ Việt

Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác quan tri khoản phải thu tại công tyTAJ Việt Nam

Trang 10

CHUONG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN TRI KHOAN PHAI THU CUA

DOANH NGHIEP

1.1 Khái quát về các khoản phải thu của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm

Các khoản phải thu, tên tiếng Anh là Receivavle, là một loại tai san của công ty tính dựa trên tất cả các khoản nợ, các giao địch chưa thanh toán hoặc bat cứ nghĩa vụ tiên tệ nào mà các con nợ hay khách hàng chưa thanh toán cho công ty.

Bộ phận kế toán sẽ ghi lại tất cả các khoản phải thu, sau đó phản ánh chúng

trên bảng cân đối kế toán Đối tượng phản ánh bao gồm tất cả các khoản nợ mà công ty chưa thu hồi được và cả các khoản nợ chưa đến kì thanh toán.

Các khoản phải thu phản ánh các khoản tiền sẽ được thanh toán trong tương lai Do đó, chúng được ghi nhận vào tài sản của công ty Trên bảng cân đối kế toán, các khoản phải thu chỉ đáo hạn sau một khoản thời gian tương đối dài (hay còn gọi là khoản phải thu dài hạn) được ghi nhận là tài sản dài hạn Còn hầu hết các khoản phải thu ngắn hạn được coi như là một phần của tài sản vãng lai của

công ty.

Trong kế toán, tài sản vãng lai bao gồm các khoản nợ mà được trả trong thời

hạn dưới I năm (hoặc trong một chu kỳ hoạt động kinh doanh) Nếu khoản nợ đó có thời gian hơn 1 năm hoặc hơn 1 chu kỳ kinh doanh thì không được xếp vào tài sản vãng lai Các khoản thu còn được phân chia cụ thé hơn trong bảng cân đối kế

toán thành phải thu thương mại (trade) và phải thu phi thương mại (nontrade).

Khi doanh nghiệp cung cấp hàng hoá - dịch vụ cho khách hàng trong kỳ kinh

doanh bình thường thì sẽ hình thành khoản phải thu thương mại Phải thu thương

mại có thể là tài khoản phải thu (accounts receivables) hoặc phải thu tiền mặt

(notes receivables) Ngược lại, phải thu phi thương mại được hình thành từ các

loại giao dịch khác các loại kể trên và cũng có thé là phiếu nhận nợ của bên mua Có thé là các khoản được ứng trước cho nhân viên; các khoản được hoàn lại từ

thuế, tiền bồi thường bảo hiểm, tiền đặt cọc; và các khoản thu từ hoạt động tài

chính (vi dụ: lãi từ đầu tư, cô tức, v.v )

Trang 11

1.1.2 Vai trò các khoản phải thu trong doanh nghiệp.

Khoản phải thu là một loại tài sản quan trọng và thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp Bởi vì khi doanh nghiệp mở rộng quy mô nợ tức là doanh nghiệp đang cấp một khoản tín dụng cho khách hàng Nếu trong thời gian dài, việc cap tín dụng này van được thực hiện thì có thé

ảnh hưởng đến nguồn vốn lưu động, giảm khả năng thanh toán, khó khăn trong

việc điều chỉnh và ra quyết định của doanh nghiệp.

Do vậy, việc cấp tín dụng bằng phương thức bán chịu chỉ nên thực hiện khi có kế hoạch cụ thể, trải qua đánh giá, đưa ra các biện pháp thu hồi nợ hợp lý, trích lập dự phòng rủi ro Nếu không, khả năng mắt vốn của doanh nghiệp là rất

1.1.3 Nội dung các khoản phải thu

Khoản phải thu có liên quan đên các đôi tác có môi liên hệ kinh tê với doanh

nghiệp bao gồm các khoản sau:

1.1.3.1 Khoản phải thu từ khách hang (Accounts receivable from customers)

Bao gồm các khoản do doanh nghiệp bán chịu hàng hóa, sản phẩm hoặc các loại bất động sản đầu tư, tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính và cung cấp

dịch vụ mà chưa thu từ khách hàng.

Các khoản phải thu từ khách hàng còn được phân ra phụ thuộc theo khả năng

thu hôi, thời hạn thu hồi, hình thức bán chịu và tinh trạng khách nợ như sau:

a Theo khả năng thu hồi

- Nợ có thể thu hồi: Đây là các khoản nợ vẫn chưa đến hạn thanh toán và tình hình hoạt động của công ty nợ vẫn đang duy trì ôn định Thông thường, uy tín nợ của khách hàng này đa số là tốt và doanh nghiệp có thể duy trì mối quan hệ lâu

đài về sau.

- Nợ không thé thu hồi: Thông thường đây là các khoản nợ đã quá hạn thanh

toán mà khách hàng chưa trả, không trả được nợ Trong một số trường hợp, mặc

dù khoản nợ còn thời hạn thanh toán nhưng sau quá trình thanh tra, công ty nhận

thấy khách hàng đang gặp vấn đề, kinh doanh không tốt, không có khả năng thực

hiện nghĩa vụ nợ.

Trang 12

Doanh nghiệp cần phải phân loại nợ phải thu khách hàng nợ khó đòi Điều

này rất quan trọng vì nó sẽ liên quan trực tiếp tới việc xử lý khoản nợ đó nếu

trường hợp khách hàng không thé trả nợ được, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra khoản chi phí cho việc thu hồi và phải trích lập dự phòng đề phòng rủi ro không thu hồi được nợ, đồng thời có những biện pháp xử lý kịp thời tránh tổn thất cho doanh

Nợ khó đòi được định nghĩa là các khoản nợ đã quá thời hạn thanh toán,

doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp xử lý như đối chiếu, xác nhận, đôn đốc

thanh toán nhưng vẫn chưa thu hôi được.

Các khoản nợ có các biểu hiện sau sẽ được doanh nghiệp xếp loại vào nợ khó

+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán theo thoả thuận đã kí kết trên hợp đồng kinh

tê, các khê ước vay nợ hoặc các cam kêt nợ khác.

+ Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng con nợ là các tô chức kinh tế (công ty, doanh nghiệp, tô chức, ) bị phá sản hoặc có nguy cơ phá sản, dang làm thủ tục giải thể; người chịu trách nhiệm với khoản nợ đã bỏ trốn, mat tích, đang bị giam giữ, truy tố, xét xử hoặc là đã chết.

+ Các khoản nợ quá hạn thời gian 3 năm sẽ xem như mât khả năng thu hôi vàthường được xử lý theo các quy định của pháp luật “

b Theo thời gian thu hôi

- Nợ chưa đến kỳ hạn thanh toán: hay còn gọi là nợ trong hạn bao gồm các

khoản nợ chưa được thanh toán vẫn còn trong thời hạn được thỏa thuận và ghi

trên hợp đồng Thời hạn thanh toán đưa ra dựa theo thỏa thuận, đặc điểm từng

đối tượng khách hàng, sản phẩm cung cấp.

- Nợ quá hạn: là những khoản nợ mà khách hàng chưa thanh toán cho doanh

nghiệp mặc dù hạn thanh toán đã hết theo quy định trên hợp đồng kinh tế Và những khoản nợ này thường mang lại rủi ro rất lớn, thời gian càng dài thì rủi ro nợ càng tăng cao nên doanh nghiệp luôn phải tim cách thúc day tốc độ trả nợ của

khách hàng.

c Theo hình thức bảo lãnh

- Nợ có bảo lãnh: được áp dụng với các khách hàng mới, chỗ đứng trên thị

trường chưa nhiều hoặc các khách hàng giao dịch lần đầu với doanh nghiệp mà

Trang 13

chưa nắm bắt rõ được các thông tin Ngoài ra còn được áp dụng đối với các khách hàng đã từng có dấu hiệu cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh không

tốt hay những bằng chứng về việc thiếu nợ với các đối tác trong quá khứ.

- Nợ không có bảo lãnh: Được áp dụng với các khách hàng có mức độ tin

tưởng cao, có thé là các khách hàng thân thiết của doanh nghiệp, cũng có thé là các khách hàng mới nhưng đã có tên tuổi ít nhiều trên thị trường, mức độ uy tín

với các đối tác là tốt trên thị trường hoạt động Do vậy, các khách hàng này

thường không cần sử dụng đến tài sản thế chấp, bảo lãnh Và việc hợp tác dựa trên sự uy tín này sẽ giúp hai bên giữ được mối quan hệ lâu năm, bền chặt cũng

như gia tăng uy tín cho doanh nghiệp.

d Theo tính chất của khách nợ

Theo tính chất khách nợ, nợ phải thu được chia thành nợ của khách hàng mới và nợ của khách hàng cũ (lâu năm) Vì với mỗi đối tượng khách hàng sẽ được áp

dụng từng chính sách khác nhau.

1.1.3.2 Khoản ung trước cho người bán (Advanced payments to suppliers):

Là các khoản tiền phải thu từ người bán hay người cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp đã trả trước tiền để mua hàng hóa, thành phẩm hoặc dịch vụ mà

doanh nghiệp chưa được giao.

1.1.3.3 Khoản phải thu nội bộ (Internal receivables)

Bao gồm các khoản phải thu phát sinh trong quan hệ thương mại, tài chính

giữa doanh nghiệp va đơn vi cấp dưới trực thuộc doanh nghiệp độc lập Các đơn vị cấp dưới trực thuộc trong trường hợp này không có tư cách pháp nhân, hạch toán phụ thuộc nhưng có tô chức công tác kế toán như các chi nhánh, xí nghiệp,

Ban quan lý dự án, hạch toán phụ thuộc doanh nghiệp.

1.1.3.4 Khoản tam ứng cho công, nhân viên (Advances to employees)

Là khoản mục gôm khoản tiên hoặc vật tư mà doanh nghiệp chuyên giao cho

cán bộ công nhân viên đê tiên hành triên khai các nhiệm vụ được giao hoặc giải

quyét một sô công việc khác như mua hàng hóa, chi trả các loại công tác phí,

Trang 14

1.1.3.5 Khoản phải thu khác

Khoản phải thu khác là các khoản nợ không thuộc những khoản đã nêu ở các

mục trên Nó có thé là các khoản thế chấp, ký cược, khoản thu do bắt bồi thường,

trị giá tài sản thuế chưa xử lý,

1.2 Quản trị các khoản phải thu của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm quản trị các khoản phải thu

Tỉ trọng các khoản phải thu thường chiếm một phần không nhỏ trong tông tài sản lưu động của doanh nghiệp Vì vậy, song song việc quản trị tiền mặt và hàng tồn kho, việc quản trị khoản phải thu cũng ảnh hưởng tới các quyết định về quản

trị tài sản của giám đốc tài chính Chỉ khi nào doanh nghiệp quản trị tốt được các

khoản phải thu thì vốn của doanh nghiệp mới có thé xoay vòng vốn tốt và thông qua đó kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng đi lên.

Mỗi doanh nghiệp hầu hết đều có những phát sinh các khoản phải thu khác nhau với từng mức độ các nhau, có thé từ mức độ không đáng ké cho đến mức nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp Việc kiếm soát các khoản phải thu

liên quan đên việc đánh đôi giữa lợi nhuận và rủi ro.

Công tác quản trị khoản phải thu phải được tổ chức bài bản, chặt chẽ, kịp

thời, nhanh chóng các thông tin để các doanh nghiệp có thể giảm thiểu tối đa rủi

ro trong việc thu hôi nợ và các chi phí thu hồi nợ.

Quản trị khoản phải thu là công tác theo dõi, kiểm soát một cách chặt chế,

sát sao các khoản nợ của doanh nghiệp, dong thời thông qua các mô hình, phương pháp dé đánh giá tình trạng các khoản phải thu Dé từ đó xác định hiệu

quả hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời đưa ra các biện pháp xử lí với các tình

huong phát sinh, góp phan trong công tác hoạch định chính sách và chiến lược

phát triển cho doanh nghiệp.

Theo bai viết “Quản trị khoản phải thu tại các doanh nghiệp ngành xây dựng

Việt Nam”, Thu viện điện tử Việt Nam (2009); quản tri khoản phải thu đòi hỏi trả

lời năm tập hợp câu hỏi sau:

- Doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ của mình với điều kiện gì? Dành cho khách hàng thời gian bao lâu để thanh toán tiền mua hàng? Doanh nghiệp có chuẩn bị giảm giá cho khách hàng thanh toán nhanh không?

Trang 15

- Doanh nghiệp cần đảm bảo gì về số tiền khách hàng nợ? Chỉ cần khách hàng ký vào biên nhận hay buộc khách hàng phải ký một loại giấy nhận nợ chính thức

nào khác?

- Phân loại khách hàng: loại khách hang nào có thé trả tiền vay ngay? Dé tim hiểu, doanh nghiệp có nghiên cứu hồ sơ quá khứ hay các báo cáo tài chính đã qua

của khách hàng không? Hay doanh nghiệp dựa vào chứng nhận của ngân hàng?

- Doanh nghiệp chuẩn bị dành cho từng khách hàng với những hạn mức tín dụng như thé nao dé tránh rủi ro? Doanh nghiệp có từ chối cấp tín dụng cho các khách hàng mà doanh nghiệp nghi ngờ? Hay doanh nghiệp chấp nhận rủi ro có một vài món nợ khó đòi và điều này xem như là chi phí của việc xây dựng một nhóm

khách hàng lớn, thường xuyên?

- Biện pháp nào doanh nghỉ ệp áp dụng thu nợ đến hạn? Doanh nghiệp theo dõi thanh toán như thế nào? Doanh nghiệp làm thế nào đối với nhữ ng khách hàng

miễn cưỡng trả tiền hay kiệt sức vì họ?

Khi trả lời được các câu hỏi trên, nhà quản trị doanh nghiệp sẽ quản trị tốt hơn khoản phải thu và mang đến những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp.

1.2.2 Mô hình quản trị các khoản phải thu

Đề có thê đưa ra được các quyết định trong khi thực hiên công tác quản trị

khoản phải thu, các nhà quản lý đều phải xem xét sự ảnh hưởng của tất cả các nhân tố làm phát sinh khoản mục như: nên kinh tế, giá ca, sản phâm, chính sách tín dụng Đồng thời dựa trên một hoặc một số mô hình quản trị tiêu chuẩn dé

có thể quản lý, tính toán các khoản phải thu sao cho thỏa đáng nhất với sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro Chúng ta cùng xét đến một vài các mô hình ra quyết

định trong quan tri các khoản phải thu tại doanh nghiệp.

> Tiêu chuẩn bán chịu

Trang 16

Sơ đồ 1.1 MHI, MH2 - Mô hình nói lóng (thắt chặt) chính sách bán chịu

Nới lỏng (Thắt chặt)

chính sách bán chịu —>

Tăng (Giảm) Tăng (Giảm) chi

„ phi khoan phai thu

khoan phai thu

Tang (Giam) Tang (Giam) loi

Theo mô hình này, doanh nghiệp có thể nới lỏng hoặc thắt chặt bán chịu tới

mức độ thâp nhât có thê châp nhận được, sao cho lợi nhuận vẫn được tạo ra do

doanh thu Doanh nghiệp phải giải quyết bài toán việc tăng (giảm) lợi nhuận có đủ bù đắp cho việc tăng chi phi hay không? Đây chính là sự đánh đối giữa lợi nhuận và chi phí dé đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

> Thời hạn bán chịu

Trang 17

So đ 1.2 MH3, MH4 - Mô hình mở rộng (rút gọn) thời hạn bán chịu

Tăng (Giảm) Tăng (Giảm) chi Tăng (Giảm) chi

` " ?\ phí khoản phải thu - phí khoản phải thu

kỳ thu tiên

Mở rộng (Rút Tăng (Giảm) lợi

ngắn) thời hạn nhuận có đủ bù

bán chịu đắp tăng chi phí?

Tăng (Giảm) Tăng (Giảm) „

——> Ra quyét định

doanh thu lợi nhuận

Mở rộng (rút ngắn) thời hạn bán chịu là xem xét đến việc tăng (giảm) kỳ thu tiền và sẽ làm tăng (giảm) doanh thu Từ đó làm ảnh hưởng đến sự thay đổi chi phí và lợi nhuận thu được của doanh nghiệp Sau khi tổng hợp, tính toán, đánh giá mức tăng giảm lợi nhuận trong việc bù đắp tăng chỉ phí, các nhà quản trị mới

ra quyết định cuối cùng.

> Thay đổi tỷ lệ chiết khẩu

Ngược lại với thời hạn bán chịu, nếu doanh nghiệp tăng ty lệ chiết khấu sẽ làm giảm kỳ thu tiền bình quân và làm giảm doanh thu Từ đó giúp giảm bớt chi phí các khoản phải thu nhưng đồng thời cũng giảm đi lợi nhuận Doanh nghiệp cũng cần phải xem xét mức độ giảm của lợi nhuận có đủ bù đắp cho tăng các chi phí khác không trước khi ra quyết định.

Trang 18

So đồ 1.3 MH5, MH6 - Mô hình tăng (giảm) tỷ lệ chiết khẩu

Giảm (Tăng) Giảm (Tăng) chỉ Tiết kiệm (Tăng)

\ ——>' phí j Ai chi phi khoan phai

kỳ thu tiền bình phí khoản phải thu P Pp

- thu

Tăng (Giảm) Giảm (Tăng) lợitở lê chiết khá nhuận có đủ bù

yy crea dap ting chi phi?

Giam (Tang) Giam (Tang) „

Trang 19

Sau khi đánh giá các chỉ tiêu, phương án dựa trên các mô hình ở trên, doanh

nghiệp sẽ dựa trên mô hình tổng quát để đưa ra quyết định có bán chịu hay

không Bài toán đó sẽ là: mặc dù việc bán chịu sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh

thu, tăng lợi nhuận nhưng đồng thời sẽ làm phát sinh các khoản phải thu Doanh nghiệp sẽ phải xem xét xem chỉ phí phát sinh sẽ là bao nhiêu và phần doanh thu, lợi nhuận tăng thêm đó có đủ dé bù đắp chi phí hay không Tăng doanh thu, tăng

lợi nhuận được xem là cơ hội, còn tăng khoản phải thu, tăng chi phi sẽ trở thành

rủi ro phát sinh cho doanh nghiệp Nếu cơ hội lớn hơn rủi ro, doanh nghiệp sẽ

đồng ý bán chịu Ngược lại, rủi ro cao hơn cơ hội, doanh nghiệp sẽ từ chối bán

1.2.3 Nội dung quản trị các khoản phải thu

a Hoạch định chính sách tín dụng của doanh nghiệp

Trong mối quan hệ tài chính tồn tại giữa các doanh nghiệp, có thể thấy rằng những doanh nghiệp trong vai trò là người bán hay nhà cung cấp dịch vụ thường phải chấp nhận bán chịu sản phẩm trong một khoảng thời gian nào đó và những doanh nghiệp với vai trò khách mua lại luôn cô găng dé kéo dài thời hạn thanh

toán cho mình Từ việc mua chịu và bán chịu trong mỗi doanh nghiệp đã hình

thành nên các khoản phải thu của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp từ chối bán hàng thì sẽ bị giảm đi một cơ hội bán hàng và lâu dần sẽ làm giảm doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp Nhưng nếu doanh nghiệp chấp nhận bán chịu quá nhiều

có thé sẽ hình thành nên các khoản nợ khó đòi, đồng thời tăng nguy cơ phát sinh các chi phí cho các khoản phải thu và rủi ro không thu hồi được nợ Do đó, việc

hoạch định chính sách bán chịu của doanh nghiệp phải được thực hiện một cách

tỉ mi dé có thé đảm bảo duy trì ôn định nguồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp Hoạch định chính sách của doanh nghiệp trong những tình huống này sẽ có

các nhiệm vụ như đánh giá, thâm tra giá trị tài sản của các doanh nghiệp đi vay,

các doanh nghiệp vốn bị nợ đọng: tình hình sử dụng tài sản - nguồn vốn, tình

hình sản xuất kinh doanh; đánh giá quy mô, đối tác, thị trường, tầm ảnh hưởng cũng như các mục tiêu trong ngắn và dài hạn của doanh nghiệp đó, Dựa vào các dữ liệu tổng hợp và điều tra được, doanh nghiệp sẽ có các phương án xem xét có nên cho khách hàng tiếp tục nợ đọng không, hay lên phương án thu hồi các khoản phải thu, hoặc xa hơn là giải quyết các vẫn đề nghệm trọng trong các tình huống cụ thể Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được tối đa rủi ro phát sinh và

Trang 20

cải thiện chất lượng công tác quản trị các khoản phải thu của doanh nghiệp Một

số điều kiện mà doanh nghiệp cần phải xét đến trong quá trình quản trị như:

- Đối với doanh nghiệp:

Các yếu tố về đặc tính sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh, tiềm lực tài chính đều

có ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách bán chịu của doanh nghiệp Những doanh nghiệp nào có quy mô lớn hơn, tiềm lực tài chính mạnh hơn, các sản phẩm

có thời hạn sử dụng dài hơn sẽ thường cho phép nới lỏng chính sách bán chịu

hơn so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn, ít vốn và điều kiện sản phâm

chưa được tốt Đối với những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ sẽ thường khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm trong thời kì để

thu hồi vốn sớm hơn - Đối với khách hàng:

Các chính sách bán chịu được áp dụng cho khách hàng như thế nào sẽ được dựa vào một số đánh giá như sau:

(1) Sức mạnh tài chính

Đây chính là một trong những thước đo phản ánh tình hình tài chính của

công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro thanh toán Chỉ tiêu này thường được xác định trên cơ sở quy mô của vốn chủ sở hữu, tổng giá trị tài sản cùng với khả năng

sinh lợi từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

(2) Khả năng thanh toán

Chỉ tiêu đánh giá bao gồm hệ số thanh toán chung, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán lãi vay, của khách hàng.

(3) Tư cách doanh nghiệp

Được đánh giá dựa trên việc thanh toán nợ của khách hàng có được tự giác

thực hiện hay không Đây là một yếu tô rất quan trọng, mỗi một giao dịch thực hiện được ngầm hiểu là một sự hứa hẹn thanh toán giữa doanh nghiệp với khách

Trang 21

Sự phát triển của nền kinh tế cũng như tốc độ phát triển của từng vùng địa lí kinh tế đều có ảnh hưởng tới việc thanh toán khoản nợ của khách hàng đối với

doanh nghiệp.

b Tổ chức thực hiện kế hoạch trong công tác quản trị khoản phải thu

Tổ chức thực hiện kế hoạch trong công tác quản tri các khoản phải thu là một

phạm trù kinh tế nhằm mục đích phản ánh trình độ, năng lực quản lý tổ chức các

khoản phải thu nhằm mục đích hồi vốn, tài sản của doanh nghiệp phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận Muốn thực hiện tốt công tác tô chức thực hiện kế hoạch quản tri các khoản phải thu, doanh nghiệp cần giải quyết tối ba vấn đề lớn: nhân sự, kỹ thuật,

tài chính.

> Nhân sự

Nguồn nhân lực là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng và không thé thiếu trong chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy, trong công tác quản trị khoản phải thu, nhân sự phải thực hiện một cách thật tỉ mỉ, khéo léo dé có thé giải quyết các trường hop phát sinh và đưa ra những hướng giải quyết có thê đem lại lợi ích cho cả hai bên Một số phương pháp có thể áp dụng bao gồm: (1) Gọi điện thoại nhắc nhở thanh toán khi đến kì

Nếu gần đến kì trả nợ mà khách hàng vẫn chưa thanh toán hay có động thái thanh toán tiền hàng thì doanh nghiệp nên cho người gọi điện thoại đến nhắc nhở cũng như đốc thúc việc trả nợ đúng hạn Thế nhưng trong trường hợp này, người được giao nhiệm vụ phải thực hiện một cách khéo léo dé không làm ảnh hưởng đến uy tín của hai bên Quan trọng hơn, doanh nghiệp cần thường xuyên tổ chức các budi tập huấn về kĩ năng, nghiệp vụ đàm phán, gọi điện cho đối tác dé có thé đảm bảo dược mục đích đã đề ra.

(2) Cử cán bộ đến tận nơi để đàm phán, thương lượng:

Đây cũng là một hình thức khá phổ biến vì tính hiệu quả cao Theo đó, doanh nghiệp cần cử những cán bộ có khả năng đàm phán tốt, có uy tín trong doanh

nghiệp đến dé thương lượng, đưa ra phương hướng giải quyết trong những tình huống cụ thể Từ đó, việc trả nợ của đối tác cũng sẽ được hoàn thiện dễ dàng

hơn.

Trang 22

> Kỹthuật

Kỹ thuật tốt giúp công tác quản trị khoản phải thu được thực hiện dễ dàng, thuận tiện và hiệu quả hơn Ngoài việc phải đảm bảo tốt về mặt cơ sở vật chat, thiết bị, doanh nghiệp cần phải phân loại, phân tích, đánh giá, tong hợp tình

hình các nhóm nợ một cách chi tiêt nhât.

Thông thường doanh nghiệp sẽ thực hiện theo phương pháp xếp hạng các

nhóm nợ của doanh nghiệp Các khoản phải thu được phân tích, đánh giá và xếp

hạng dựa theo mức độ có thể thu hồi nợ Theo trên hệ thống CIC - Trung Tâm

Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam, nợ được chia thành 5 nhóm:

- Nợ loại A: bao gom các khoản nợ có mức độ tin cậy cao va đủ tiêu chuẩn vay nợ Đó là các khoản nợ được doanh nghiệp đánh giá gần như sẽ được thu hồi đúng hạn Những vị khách này thông thường cũng là các doanh nghiệp có nền móng tài chính, tổ chức tốt, uy tín trên thị trường cao.

- Nợ loại B: bao gồm các khoản nợ có rủi ro hay nợ cần chú ý Các khoản nợ có

thời gian quá hạn dưới 90 ngày và đã cơ cấu lại thời hạn nợ Các khách nợ thuộc nhóm này cũng thường là các khách hàng truyền thống, đã có đủ uy tín và tin cậy đối với doanh nghiệp.

> Tài chính

Các khoản phải thu trong doanh nghiệp phát sinh hầu hết đều có liên quan

đến các khoản bán chịu Dé tô chức tốt công tác quản tị các khoản phải thu về

mặt tài chính, doanh nghiệp cân phải kiêm soát tôt các biên sô sau:

(1) Tiêu chuẩn tín dụng:

Trang 23

Tiêu chuẩn tín dụng chính là sức mạnh và vi thế tín dụng của khách hàng

mua chịu trên thị trường Chính vì vậy, doanh nghiệp cần nắm rõ khách hàng của

mình trước khi đưa ra quyết định chấp nhận cho khách hàng mua chịu hay không Nếu tiêu chuẩn tín dụng của khách hàng quá thấp, doanh nghiệp nên từ chối cấp tín dụng nhằm tránh rủi ro không thu hồi được nợ về sau và đảm bảo tốt hoạt

động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

(2) Chiết khẩu thanh toán cho khách hàng:

Bằng cách thực hiện các biện pháp giảm giá hay ưu đãi riêng nếu khách hàng

trả tiền trước sẽ khuyến khích khách hàng thanh toán sớm hơn các khoản nợ Day cũng là biện pháp phô biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng vì việc này có thé đem lại lợi ích cho cả hai bên mà vẫn duy trì mối quan hệ tốt đẹp song phương.

(3) Quy định thời hạn bán chịu

Doanh nghiệp cần quy định rõ thời hạn bán chịu, đồng thời chỉ rõ hình thức hoạt động của khoản tín dụng đó cho khách hàng được biết.

c Kiểm soát các khoản phải thu

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường mở

rộng quy mô thị trường và tăng doanh thu bằng cách nới lỏng các chính sách tín

dụng Tuy nhiên, phương pháp này tiềm an khá nhiều rủi ro cho doanh nghiệp Do đó, kiểm soát khoản phải thu là nhu cầu cần thiết, quan trong dé phòng ngừa các rủi ro liên quan, giúp ôn định tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả các chính

sách tín dụng Rủi ro với các khoản phải thu trong doanh nghiệp thông thường

đến từ việc không thu hồi được nợ (hay còn gọi là rủi ro tín dụng), do tắc động từ nền kinh tế như thay đối tỷ giá, lãi suất,

1.2.4 Chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp

1.2.4.1 Hệ số vòng quay các khoản phải thu (H)

Trong công tác quàn trị khoản phải thu, người ta sử dụng hệ số vòng quay khoản phải thu như một chỉ tiêu tài chính dé đánh giá hiệu quả thực hiện Chỉ tiêu này cho biết các khoản phải thu này sẽ quay bao nhiêu lần trong một kỳ báo cáo

dé có thé đạt mức doanh thu trong ky đó.

Công thức tính hệ số vòng quay khoản phải thu:

Trang 24

Doanh thu thuần trong kỳ

Hệ số vòng quay khoản phải thu = (lan)

(H) Số dự bình quân các khoản phải thu

Hệ số này còn phản ánh tốc độ chuyên đổi thành tiền mặt của các khoản phải thu Hệ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ và khả năng chuyên đổi thành

tiền mặt của doanh nghiệp càng cao Việc nâng cao tiền mặt giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc thanh toán và tài trợ cho nguồn vốn lưu động một cách tốt hơn Ngược lại, nếu hệ số này thấp thì doanh nghiệp đang bị chiếm dụng nhiều tiền mặt, lượng tiền mặt giảm sẽ kéo theo sự giảm sút trong tài trợ các

nguồn vốn lưu động và khả năng doanh nghiệp sẽ phải đi vay thêm ngân hàng.

1.2.4.2 Kỳ thu tiền bình quân (N)

Ky thu tiền bình quân hay còn được gọi cách khác là số ngày luân chuyên các khoản phải thu, số ngày tồn đọng các khoản phải thu, số ngày doanh thu chưa thu Đây là một chỉ tiêu tài chính dùng để đánh giá hiệu quả các hoạt động thu hdi nợ của doanh nghiệp.

Công thức tình kỳ thu tiền bình quân được tính từ cỉ tiêu hệ số vòng quay các

khoản phải thu như sau:

Ky thu tiền bình quân = 360/Vòng quay khoản phải thu

N = 360/H

Chỉ tiêu ky thu tiền bình quân và vòng quay các khoản phai thu ty lệ nghịch với nhau Hay nói cách khác, kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì tốc độ thu hồi nợ

của doanh nghiệp càng nhanh Chỉ tiêu này có sự khác nhau và chênh lệch giữa

các ngành Đề đánh giá chính xác hơn hiệu quả quản lý cần xét đến đặc điểm của ngành và hệ số trung bình ngành cũng như so sánh giữa hệ số ngày thu tiền bình quân với số ngày thanh toán cho các khoản nợ phải thu theo quy định của doanh

1.2.4.3 Tỷ lệ khoản phải thu trên doanh thu

Ty lệ khoản phải thu trên doanh thu được sử dụng là chỉ tiêu được dùng dé

đánh giá xu hướng hiệu quả các khoản phải thu so với doanh thu thuần Ty lệ này

2

Trang 25

càng cao chứng tỏ công ty đang bị chiếm dụng vốn càng nhiều Mỗi công ty thường sẽ đặt ra một định mức, nếu tỷ lệ này vượt quá định mức, công ty sẽ

quyết định siết chặt tín dụng đề đảm bảo vốn lưu động cho doanh nghiệp.

Công thức tính tỷ lệ khoản phải thu trên doanh thu:

Khoản phải thu trong kỳTỷ lệ khoản phải thu trên doanh thu =

Doanh thu thuần trong kỳ

1.2.4.4 Tỷ lệ nợ phải thu trên nợ phải trả

Hay nói cách khác đây là tỷ lệ giữa vôn bị chiêm dụng so với von di chiêmdụng Chỉ tiêu này được tính theo công thức

Khoản phải thu trong ky

Tỷ lệ khoản phải thu trên doanh thu =

Khoản phải trả trong kỳ

Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn càng nhiều và ngược lại, doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn nhiều hơn Các doanh nghiệp luôn duy trì tỉ lệ này ở mức không quá cao cũng không quá thấp đề tăng

hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh.

1.2.4.5 Tuổi nợ

Phương pháp phân tích này được thực hiện dựa theo thời gian biểu về tuổi

của các khoản nợ để hỗ trợ thông tin cho nha quản trị sự phân bố về tuổi nơ Thông qua đó, doanh nghiệp có thể xác định và phát hiện sớm những khoản phải

thu có vấn đề Từ đó có những động thái thích hợp để bảo vệ doanh thu của mình Và bằng cách đó cũng có thé đánh giá được tình hình thu nợ của doanh nghiệp có hiệu quả thực sự hay không Sự phân tích theo cách này rất có hiệu quả, nhất là khi các khoản phải thu được nhìn nhận dưới giác độ sự biến động về mặt thời gian Bởi vậy nó có thê tạo ra một phương thức theo dõi có tác dụng đối

với các khoản phải thu.

Trang 26

Tuy nhiên, chỉ tiêu này chịu sự ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ theo doanh

số bán theo thời kỳ Nếu doanh thu không ổn định thì chỉ tiêu này cũng biến đổi

mạnh mẽ mặc dù mô hình vẫn diễn ra bình thường.

1.2.4.6 Cơ cấu nợ phải thu khách hang trong tổng tài sản thanh toán nhanh

Công thức tính:

Nợ phải thu khách hàng ngắn hạn

x 100%

Tiên + Đầu tư tài chính ngắn hạn + các khoản phải thu ngắn hạn

Tỷ lệ này cho biết tỷ trọng nợ phải thu khách hàng trong tổng tài sản thanh

toán nhanh của doanh nghiệp Tỷ lệ này lớn sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn nếu doanh nghiệp có chính sách thu hồi nợ không hợp lý dẫn tới việc không thu hồi được các khoản nợ kịp

thời Ngược lại, nó sẽ không ảnh hưởng nhiều tới tính thanh khoản nếu doanh

nghiệp có chính sách thu tiền hợp lý Vì vậy, doanh nghiệp cần đảm bao tính cân

đối của dòng tiền để đảm bảo việc thanh toán các khoản nợ kịp thời, đúng lúc

nhằm tạo uy tín cho doanh nghiệp.

1.2.4.7 Chỉ số thanh toán nhanh của nợ phải thu khách hàng

Công thức tinh:

Nợ phải thu khách hàng ngắn hạn

No ngắn hạn

Chỉ số này dùng để đánh giá khả năng thanh toán tức thời (thanh toán ngay)

các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp nếu huy động toàn bộ các khoản phải

thu khách hàng ngắn hạn Nó cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo

bằng bao nhiêu đồng nợ phải thu khách hàng ngắn hạn Tuy nhiên, không phải lúc nào chỉ số này cao cũng tốt hay thấp cũng xấu Bởi vì, nếu chỉ số này cao

chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều Và ngược lại, chỉ sỐ này thấp chứng tỏ vốn của doanh nghiệp ít bị chiếm dụng Nhìn chung, việc đánh giá

Trang 27

khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu này thì rất

khó đánh giá, thậm chí có thé sai lệch Vì vậy để đánh giá chính xác hơn thì

(1) Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế chính là một tập hợp bao gồm các yếu tố có ảnh hưởng

sâu rộng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các yếu tổ kinh tế chủ yêu bao gồm: tông thu nhập quốc dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), lạm

phát, sự biến đổi cung cầu, tong kim ngạch xuất nhập khẩu, lạm phát, biến đổi từ tỷ giá, lãi suất,

Môi trường kinh tế thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp nói chung và công tác quản tri các khoản phải thu nói

riêng Ngược lại, nếu môi trường không tốt, thường xuyên biến động sẽ gây

nhiêu cản trở cho doanh nghiệp và mang đên nhiêu rủi ro tiêm ân.(2) Môi trường tự nhiên

Các nhân tố tự nhiên như vị trí địa lí, khí hau, địa hình, đều có ảnh hưởng ít nhiều đến các quyết định trong chính sách bán hàng của doanh nghiệp Ví dụ

như việc lựa chọn địa điểm bán hàng, cách thức bán hàng sao cho phù hợp nhất

nhằm kích thích hoạt động mua bán từ người tiêu dùng.

(3) Môi trường văn hóa xã hội

Các yêu tô vê môi trường văn hóa xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và có

tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như:

Trang 28

- Dân số: Dân sé biểu hiện cho quy mô và tính da dang của nhu cầu Dựa vào đó, doanh nghiệp có thé tính toán được mức sản lượng có thé đạt được khi cung cấp

hàng hóa dịch vụ tại một thị trường nào đó.

- Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu ding: Mức thu nhập là yếu tô ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

- Ngoài ra các yếu tô liên quan đến phong tục tập quán, đời sống văn hóa xá hội,

tôn giáo hay sự phân bố dân cu, đều có ảnh hưởng đến nhu cầu chi tiêu của

khách hàng Từ đó tác động lên các chính sách tín dụng cũng như phương phápquản tri các khoản phải thu của doanh nghiệp.

(4) Các chính sách của Nhà nước

Mỗi một chính sách, chủ trương được đưa ra đều có tác động tới nên kinh tế.

Đối với doanh nghiệp, những vấn đề được quan tâm hàng đầu thường là các

chính sách về thuế, các chủ trương về đầu tư, các gói hỗ trợ doanh nghiép,

Điều này rat quan trong dé doanh nghiệp điều chỉnh hướng kinh doanh của minh

cũng như tín dụng đối với từng đối tượng, từng khu vực.

1.3.2 Nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan hay còn được xem là các nhân tổ xuất phát từ chính bản

thân doanh nghiệp Nếu như các nhân tố khách quan là các nhân tố mà doanh nghiệp không thể thay đổi hay tác động lên được thì nhân tố chủ quan hoàn toàn có thể được điều chỉnh theo hướng doanh nghiệp muốn nhằm có lợi nhất cho

Sự thành bại của một doanh nghiệp được cho rằng phụ thuộc vào việc doanh

nghiệp có thé nam bắt chính xác và kiểm soát tốt các nhân tố chủ quan hay không Đó có thể là:

(1) Trình độ nguồn nhân lực

Nhân lực chính là yếu tố cốt lõi tạo nên sức mạnh cho một doanh nghiệp Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên quyết

định phần lớn đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và tác động

phần lớn đến hiệu quả của công tác quản trị các khoản phải thu trong doanh

nghiệp Riêng đối với các cán bộ quản lý, lãnh đạo cần trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm trên thương trường vững chắc dé có thé đưa ra các quyết

Trang 29

định, chính sách, phương pháp quản lý cũng như định hướng dé phát triển doanh

(2) Trinh độ khoa học công nghệ

Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến sẽ giúp doanh nghiệp dé dàng hơn trong khâu sản xuất và cung ứng hàng hóa, dịch vụ Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng tăng doanh thu, giảm thiéu tối đa các chi phí, nâng cao chất lượng sản pham và đặc biệt hiệu suất quản lý cũng theo đó đi lên.

(3) Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp

Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra suôn sẻ, trước hết doanh

nghiệp phải đảm bảo về mặt cơ sở vật chất, trang thiết bị liên quan Hàng hóa dịch vụ phải được thực hiện đúng thời hạn, đủ chất lượng thì mới giảm thiêu được rủi ro tín dụng giữa hai bên Ngoài ra, khi doanh nghiệp có hạ tầng (ví dụ

như: trụ sở, các trung tâm chi nhánh, cửa hàng đại ly, ) được sắp xếp khoa học hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp kiêm soát tốt hơn các khoản phải thu.

Trang 30

CHUONG II: THỰC TRANG CÁC KHOẢN PHAI THU TẠI CÔNG TY TNHH TAJ VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về công ty TNHH TAJ Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH TAJ Việt Nam được thành lập giấy phép đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 24/11/2010 Công ty bắt

đầu đi vào hoạt động ngay sau đó với tên gọi là Công ty TNHH Truyền thông

Media Việt Nam Với mục tiêu ngày càng mở rộng thêm nhiều loại hình dịch vụ

khác, đến ngày 1/12/2019 công ty được đổi tên thành Công ty TNHH TAJ Việt

Trải qua chặng đường hơn 10 năm phát triển, công ty đã có một chỗ đứng nhất định và trở thành một trong những công ty chuyên về các giải pháp truyền thông, sản xuất chương trình truyền hình, TVC, tên tuổi, uy tín trên thị trường

Hà Nội nói riêng và thị trường Việt Nam nói chung Với phương châm làm việc

“Tại mọi thời điểm, chúng tôi luôn hướng tới tối đa hóa hiệu quả đầu tư của

khách hàng thông qua những hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực và quy trình làm việc của chúng tôi.” TAJ Việt Nam luôn mong muốn thiết lập các mối quan hệ

kinh doanh ồn định, lâu dài với các đối tác tin cậy trên cơ sở lợi ích của đối tác là

thành công của công ty.

Ngành nghề đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH TAI Việt Nam bao

- Sản xuất chương trình truyền hình, phim doanh nghiệp, TVC - Tổ chức chương trình, sự kiện

- Hỗ trợ quản trị danh tiếng

- Xây dựng thương hiệu và cung cấp giải pháp, sản pham truyền thông da

phương tiện

Trang 31

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ

2.1.2.1 Chức năng

Chức năng chủ yếu của công ty là cung cấp các giải pháp truyền thông cho từng đối tượng khách hàng với quy mô khác nhau Tổ chức thực hiện các sự kiện, tổ chức các chương trình truyền hình, phim doanh nghiệp, TVC theo yêu cầu của khách hàng nhằm quảng bá rộng rãi, đưa thông tin hình ảnh đến gần hơn với

người dân Bên cạnh đó, hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoải nước xây dựngthương hiệu tại thị trường Việt Nam, nâng cao hình ảnh, tăng mức độ nhận diện

thương hiệu.

Ngoài ra, công ty góp phần phát triển lĩnh vực truyền thông trong thời đại công nghệ số 4.0 Không chỉ là lợi nhuận cho công ty, tăng thu từ thuế cho Nhà nước mà còn góp phan đây mạnh quá trình công nghệ hóa, hiện đại hóa đất nước.

2.1.2.2 Nhiệm vụ

- Công ty có trách nhiệm xây dựng và tô chức thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh Ngoài ra, tạo thu nhập và tích lũy, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh

doanh được diễn ra bình thường và liên tục.

- Tăng cường hợp tác, phát triển các mối quan hệ liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác nhằm kích thích sự phát triển đa dạng các sản phẩm, nâng cao chất lượng, liên tục tìm kiếm và mở rộng quy mô hoạt động sản xuất

kinh doanh của công ty.

- Tuân thủ pháp luật Việt Nam, đặc biệt là luật pháp về quản lý kinh tế, tài

chính và làm tròn nghĩa vụ với đất nước 2.1.3 Mô hình tổ chức quan lý

Công ty TNHH TAJ Việt Nam hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm

hữu hạn một thành viên Cơ cau bộ máy tô chức bao gồm: 1 Chủ tịch công ty, 1

Giám đốc công ty, 2 Phó giám đốc và 7 phòng ban

Trang 32

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH TAJ Việt Nam

Trang 33

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

- Chủ tịch công ty: Là người lãnh đạo đứng đầu công ty cũng là đại diện công ty trước pháp luật Chủ tích cũng là người chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định quan trọng nhất liên quan đến thay đổi cơ câu bộ máy tổ chức, đề ra mục tiêu

phương hướng hoạt động theo từng giai đoạn.

- Giám đốc: La một quản lý cấp cao của công ty Giám đốc sẽ điều hành chủ

yếu các hoạt động của công ty theo sự ủy quyền của chủ tịch nhằm thực hiện các

kê hoạch ngăn và dài hạn đê đạt được mục tiêu đê ra.

- Phó Giám đốc: Là người trợ giúp trong công tác điều hành công ty theo sự ủy nhiệm của Giám đốc cho từng mảng cụ thể Phó Giám đốc sẽ chịu trách nhiệm

trước Giám đôc vé các mặt công tác đã được giao.

- Phòng Kế toán: Thực hiện các công tác hạch toán, giám sát hoạt động kinh

doanh của công ty; lập các báo cáo quyết toán do Bộ Tài chính quy định, theo dõi và thu hồi kip thời, chính xác các khoản nợ, không được dé thất thoát tài sản của công ty; tham mưu cho lãnh đạo về mặt tài chính - kế toán, về việc đánh giá và

cân đôi sử dụng tài sản và tiên vôn theo đúng chê độ quản lý của Nhà nước.

- Phòng Hành chính - Nhân sự: Thực hiện các hoạch định nguồn nhân lực

bao gồm theo dõi và đánh giá tình hình nguồn nhân lực, tình hình biến động nhân sự tại công ty; tiếp nhận xử lý các công việc liên quan đến tuyển dụng, đánh giá

thành tích của nhân viên, quản trị chế độ tiền lương thưởng, chế độ lao động của

nhân viên; lưu trữ, xử lý các văn bản chứng từ theo yêu câu từ cap trên.

- Phong Digital Marketing: Chịu trách nhiệm quảng cáo, xây dựng thương

hiệu của công ty trên các nên tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube, Google, hoặc qua các kênh offline Đồng thời nghiên cứu, đưa ra các chiến lược, giải pháp nhằm nâng tầm phủ sóng thương hiệu và sản phẩm của công ty.

- Phòng Quản lý dự án: Chịu trách nhiệm trong việc tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu cho công ty thông qua hoạt động bán hàng; là cầu nối quan trọng để truyền đạt mong muốn của khách hàng tới các bộ phận khác ; đưa ra ra các chiến lược kinh doanh phù hợp với từng thời điểm dé đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất Bên cạnh đó, phòng còn có nhiệm vụ duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng dé

duy trì và mở rộng quy mô.

- Phòng Kỹ thuật - Nội dung: Tiếp nhận thông tin, yêu cầu của khách hàng từ Phòng Quản lý dự án, lên ý tưởng, xây dựng nội dung theo yêu cầu dé đưa ra

3

Trang 34

những giải pháp tốt nhất, hiệu quả nhất; hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình thực hiện

chương trình, sự kiện.

- Phòng Hậu kỳ: Tiến hành triển khai nội dung mà phòng Kỹ thuật - nội dung đã đề ra và cho ra sản phẩm cuối cùng: chịu trách nhiệm bảo vệ, quản lý các trang thiết bị, máy móc liên quan

2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Sau đây là bảng so sánh báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TAJ Việt Nam trong 3 năm gần đây nhất 2017,2018, 2019.

Trang 35

Bảng 2.1 Bang so sánh báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm của công ty TNHH TAJ Việt Nam

Đơn vị tiền: đồng Việt Nam

Chí tiêu Năm 2017 Cuối năm 2018 Cuối năm 2019

thuần ve ban hang 83.743.529.709 168.790.283.88 101,56% |199.333.617.591| 18,10% | 153.818.309.572] -22,83%

va cung cap dich 1

4 Giá vốn hàng bán | 72.868.467.456 196.459-21 187) 114.71% |182.003.003.380] 16,33% |133.367.495.181| -26,72% 5 Lợi nhuận gộp về | 10.875.062.253 | 12.335.072.003 13,43% | 17.330.614.211 40,50% 20.450.814.391 18,00%

bán hàng và cung

Trang 36

13 Tong lợi nhuận | † 151 068.231 | 1.138.840.750 | -1,06% | 1.268.785.437 | 1141% | 1501.133466 | 18,31%

kê toán trước thuê

232.648.192 | 573.988.439 | 146,72% | 325.461.644 | -4330% | 338.978.962 4,15%

14 Chi phí thuế

Ngày đăng: 16/04/2024, 00:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan