LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan kết quả và số liệu nghiên cứu trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp này là trung thực.
Em xin cam đoan: Mọi sự giúp đỡ trong chuyên đề này đều đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong chuyên đề này đều được chỉ rõ nguồn
gốc, được tìm hiểu và phân tích một cách trung thực, phù hợp với tình hình
thực tế.
Hà Nội, tháng 11 năm 2020
Tác giả
Nguyễn Ngọc Diệp
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại
học kinh tế quốc dân, đến quý thầy cô trong Khoa khoa học quản lý, Đại học kinh tế quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành chuyên đề này Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS.Đoàn Thị Thu Hà đã hướng
dẫn tận tình, giúp đỡ em trong quá trình viết chuyên đề.
Em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo, lãnh đạo các phòng ban, các anh
chị cán bộ công tác tại Cục thuế khu vực Thanh Ba- Hạ Hòa đã nhiệt tình giúp đỡ
trong quá trình hoàn thành chuyên đề thực tập.
Cuôi cùng, em cũng xin cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và đông
nghiệp đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đên tât cả mọi người !
Hà Nội, tháng 11 năm 2020Tác giả
Nguyễn Ngọc Diệp
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TU VIET TẮTT -2 2©+++SEE+SEEE+£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErEEkrrrkrrrrrree 5DANH MỤC BANG BIEU VÀ HÌNH VẼ - 5-25 C222 21202110211 1112 1x 1e 6
MO DAU 00010 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CÁC KHOẢN THU TỪ DAT TREN DIA BAN
FUYEN 0117 2 3
1.1 Các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện - 25-55 2csvcxecrxrrxerrxeres 31.1.1 Khái niệm và vai trò của các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện 31.1.2 Đặc điểm các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện . - 31.1.3 Các loại khoản thu từ đất trên địa bàn huyện -5c©cs+ 4
1.2 Quan lý các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện -ss+ 6
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quan lý các khoản thu từ đất - 61.2.2 Nội dung quan lý các khoản thu từ đất -. -5¿2522c5+ecxeccsee2 71.2.3 Các nhân tố anh hướng tới quản lý các khoản thu từ đất 9
CHƯƠNG 2: THUC TRANG QUAN LÝ CÁC KHOẢN THU TỪ DAT TREN DIA
BẢN HUYEN THANH BA GIAI DOAN 2017-2019 - 5-5 «St srsreteeerke 16
2.1 Khái quát về huyện Thanh Ba va Chỉ cục Thuế khu vực Thanh Ba- Hạ Hòa 162.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại huyện Thanh Ba 162.1.2 Khái quát về Chi cục Thuế khu vực Thanh Ba- Hạ Hòa 18
2.2 Thực trạng sử dụng dat trên địa bàn huyện Thanh Ba . 5c©55¿ 22
2.3 Thực trạng quan lý các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Thanh Ba 252.3.1 Thực trạng quan lý kê khai các khoản thu từ đất . -5c ©5555: 252.3.2 Thực trạng quan lý thu ngân sách các khoản thu từ đất - 272.3.3 Thực trạng quan lý nợ, cưỡng chế các khoản thu từ đất 312.4 Đánh giá công tác quản lý các khoản thu từ đất -ccccccccccccseerreee 332.4.1 Những ưu điểm trong quản lý các khoán thu từ đất tại huyện Thanh Ba 33
2.4.2 Những hạn chế trong quán lý các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Thanh
Ba và nguyên nhân - - 1+1 St S11 TS SH ng TT nh ch HH Hàn TT cờ 34
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ CÁC KHOẢN THU TU DAT TREN DIA BAN HUYỆN THANH BA DEN NĂM
9 | — 35 36
3.1 Mục tiêu, phương hướng hoàn thiện quan lý các khoản thu từ đất trên huyện
Thanh Ba đến năm 2025 - 2: 52©S29ES+9EEEEEE23122312711127211222112211271 E1 re 36
3.1.1 Mục tiêu chung - - - 11k TT TH HH TH nh nh TH nến 36
3.1.2 Mc ti@u Cu thé 0 ẺẼ 75©-›:i Ò 36
Trang 43.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý các khoản thu từ đất trên huyện Thanh Ba đến năm
"I7 37
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện quản lý kê khai các khoản thu từ đất 37
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện quan lý thu các khoán thu từ đất 38
3.2.3 Giái pháp hoàn thiện quan lý nợ và cưỡng chế nợ các khoản thu từ dat 39
90099007 TT 40
IV \00i0)00979 0809 0= ` ỤÃÄäÄÄäậẬậặHặ))).) ÔỎ 1
Trang 5DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
Nguyên nghĩa Kí hiệu
Trang 6DANH MỤC BANG BIEU VÀ HINH VE
STT | Bang Tén bang Trang
1 Bảng 1.1 | Bảng thuế suất dat PNN 5
› Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của huyện từ năm
5 Bảng 2.4 | Phân bổ diện tích đất tại huyện Thanh Ba 23
: Diện tích giao đất, cho thuê đất cho doanh nghiệp,
6 |Bảng7-Š | hà kinh doanh tại huyện Thanh Ba (2017-2019) 24
: Diện tích dat giao, cho thuê đất cho hộ gia đình, cá
7 |BảnE26 | nhận trên huyện Thanh Ba (2017-2019) 2
; Kết quả quản lý kê khai các KTTD trên địa bàn
8 Bang 2.7 huyén Thanh Ba năm 2019 26
9 Bang 2.8 So sánh kêt quả thu NSNN từ dat so với dự toán 28
Sơ đồ cơ cấu tô chức tại Chi cục Thuê khu vực
J |Hình2l | Thanh Ba- Hạ Hòa 19
STT | Biêu đồ | Tên biêu đồ Trang
1 Biéu đô Ti trọng các khoản thu trong tông nguon thu từ dat 30
2.1 nam 2017-2019
Trang 7MỞ ĐẦU
Đất đai là một tài nguyên vô cùng giá trị đối với mọi quốc gia Đất đai không những là tư liệu sản xuất không thê thay thế, mà còn là một tài sản vô cùng quý giá Vì đó là nơi sinh sống, làm việc phát triển của con người, nhờ đó
mà đem lại nguồn thu cho đất nước Nguồn thu từ đất đai đang đem lại những
đóng góp không thé thiếu cho sự tiến bộ của KT-XH Việt Nam nói chung va
huyện Thanh Ba nói riêng.
Nhà nước là đại diện toàn dân về sở hữu đất đai, vì vậy việc quản lý các KTTD giúp cho việc SDD dé xây dựng phát triển kinh tế-xã hội một cách hiệu
quả nhất Đồng thời giúp điều tiết được sự nhạy cảm trong cùng cầu đất đai của
thị trường kinh tế Do nguồn thuế các KTTĐ nằm trong những khoản thu quan
trọng trong NSNN và phụ thuộc trực tiếp vào sự biến động KT- XH nên việc
quan lý các KTTD là van đề không hè đơn giản đối với các cơ quan Nhà nước có thâm quyên.
Thực tế, tại huyện Thanh Ba van còn tồn tại nhiều mặt nhược điểm trong khâu quản lý các KTTĐ Trường hợp NNT chậm nộp, nợ đọng các sắc thuế như: Tiền SDD, thuế SDD PNN, vẫn còn say ra Việc quản lý giấy tờ hồ sơ kê khai van chưa hiện đại hóa một cách triệt dé Chính vì vậy, em đã lựa chọn nghiên cứu
đề tài: "Quan lý các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Thanh Ba" Thông qua dé tài chuyên dé này có thé đóng góp một số phương án cải thiện hiệu qua
quản lý các KTTD trên địa bàn huyện Thanh Ba.
1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề Đối tượng nghiên cứu:
Công tác quản lý các khoản thu từ đất của Chi cục Thuế khu vực Thanh
Ba-Hạ Hòa đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Ba.
Pham vi nghiên cứu:
Chủ thê quan lý: Chi cục Thuế khu vực Thanh Ba- Ha Hòa
Trang 8Về mặt không gian: Các khoản thu từ đất thuộc địa bàn quản lý của chính
quyền huyện Thanh Ba.
Về mặt thời gian: Chuyên dé sử dung dit liệu giai đoạn từ 2017 — 2019 2 Kết cấu của chuyên đề
Kết cấu chính của chuyên đề “Quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Thanh Ba” bao gồm 03 chương sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận về các khoản thu từ đất trên dia bàn huyện
Chương 2: Thực trạng quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Thanh Ba Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Thanh Ba đến năm 2025
Trang 9CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CÁC KHOẢN THU TỪ
ĐÁT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
1.1 Các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện
1.1.1 Khái niệm và vai trò của các khoản thu từ đất trên dia bàn huyện
“ Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng” (Luật Dat dai năm 1993)
Theo Luật đất đai năm 2013, toàn bộ đất đai được chia ra 2 bộ phận chính:
bộ phận “đất công” thuộc sự nắm giữ, sử dụng của Nhà nước; Bộ phận còn lại được coi là “đất tư” giao cho các tô chức và cá nhân sử dụng ôn định lâu dai Căn
cứ vào bối cảnh cụ thể mà hai bộ phận đất có thể chuyền dịch đề phục vụ nhu cầu
thực tê của quôc gia.
Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ (2017, tr.61) có đề cập: “Thuế là khoản thu quan trọng nhất Thuế không chỉ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số thu
ngân sách nhà nước hằng năm mà còn là công cụ của nha nước dé quan lý vĩ mô
nền kinh tế” Theo đó các KTTD không chỉ là nhân tố quan trọng trong nguồn
thu NSNN, mà còn là một công cụ quản lý thị trường cua Nhà nước.
Qua việc thu thuế các khoản liên quan đến đất đai, Nha nước có thé kiểm
soát được tình hình SDD của người dân, từ đó có đưa ra các phương án quản lý
thị trường bất động sản nhằm tạo sự ồn định, không dé xay ra tinh trang bat công
đối với mọi người.
1.1.2 Đặc điểm các khoản thu từ đất trên dia bàn huyện Các KTTĐ có các đặc điểm:
- _ Gồm nhiều khoản thu khác nhau.
- Cac KTTD có phạm vi áp dụng rộng, tác động đến nhiều đối tượng.
- Thu tục hành chính có tính đặc thù Thủ tục được thực hiện qua nhiều các
phòng ban: Cơ quan, tô chức, doanh nghiệp, NNT.
Trang 101.1.3 Các loại khoản thu từ đất trên dia bàn huyện
1.1.3.1 Thu tiền sử dụng đất
“ Tiền SDĐ là số tiền mà người SDĐ phải trả trong trường hợp được Nhà
nước giao đất có thu tiền SDD đối với một diện tích đất xác định” (Điều 4, Luật
Dat dai 2003)
Dé hướng dan việc thu tiền SDD, Chính phủ đã đưa ra hàng loạt van ban: Nghị định 198/2004/NĐ-CP, 44/2008/NĐ-CP, 120/2010/NĐ-CP Và gần đây nhất Chính phủ đã thay đổi, thêm một số điều của các nghị định trên và đưa ra Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 dé hướng dẫn, quy định việc thu
tiền SDĐ.
Trong các trường hợp sau phải thu tiền của đối tượng SDĐ: Giao đất; Đất
chuyển đổi mục đích sử dụng, sang đất được Nhà nước giao; Dat được chuyền
sang dạng được Nhà nước giao đất.
1.1.3.2 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Thuế SDD PNN là phan thuế áp dụng với các phan dat sau: “ Dat ở tại nông
thôn, đất ở tại đô thị Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây
dựng khu công nghiệp, đất làm mặt bang xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh,
đất khai thác, chế biến khoáng sản, đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm và
một số loại đất phi nông nghiệp khác sử dụng vào mục đích kinh doanh” ( Điêu 2, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp).
Căn cứ tính thuế SDD PNN là giá tính thuế và thuế suất “Giá tính thuế
được xác định bằng diện tích đất tính thuế nhân với giá của 1m? đất” ( Diéu 6,
Luật thuế sử dung dat phi nông nghiệp).
Trang 11Quy định áp dụng thuế suất như sau:
Bảng 1.1: Bảng thuế suất đất PNN
Bậc thué | Phần diện tích chịu thuế Thuế suất (%) 1 Nam trong han mitc 0.03
2 Không vượt quá 3 lần han mức 0.07 3 Vượt trên 3 lần hạn mức 0.15
Nguôn: Luật dat dai 2013 Hạn mức đất được quy định làm cơ sở xác định thuế được căn cứ theo quy
định của UBND cấp tỉnh.
1.1.3.3 Tiền thuê đất
Nghị định 142/2005/NĐ-CP quy định thu phần thuế tiền thuê đất khi: “ Nhà
nước cho thuê đất; Chuyên từ hình thức được Nhà nước giao đất sang cho thuê
đất; Nhà nước cho thuê mặt nước”.
Công thức tính tiền thuê đất phải nộp NSNN:
Tiền thuê đất phải = Đơn giá thuê đất x Diện tích phải - Số miễn giảm
nộp 1 năm nộp theo quy định (nếu
Điều 4 Nghị định 46/2014/NĐ-CP có ghi rõ đơn giá thuê đất được tính như
sau: Đơn giá thuê đất = Tỉ lệ (%) x Giá đất chịu thuế
Theo Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Tỷ lệ phần trăm (%) tính đơn giá thuê đất
một năm là 1%, trừ một số trường hợp cụ thé được liệt kê Khoản 1 Điều 4 Luật
Đất đai”.
1.1.3.4 Lệ phí trước bạ nhà đất
Điều 3, Luật Phí và lệ phí 2015 quy định: “ Lệ phí là khoản tiền được ấn
định mà tô chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung câp dịch vụ
Trang 12công, phục vụ công việc quản lý nha nước được quy định trong Danh mục lệ phí
ban hành kèm theo Luật này”.
“Tổ chức, cá nhân có tài sản thuộc đối tượng chiu lệ phí trước bạ quy định tại Điều 2 Nghị định này phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thầm quyên, trừ các trường hợp thuộc diện miễn lệ phí trước bạ theo quy định tại Điều 9 Nghị định này” (Điều 3 Nghị định 140/2016/NĐ-CP) Theo đó, khi đăng kí quyền SDD thi NNT phải nộp lệ
phí trước bạ nhà đất cho Nhà nước.
Theo nghị định 45/2011/NĐ-CP: “Căn cứ tính lệ phí trước bạ là giá tính lệ
phí trước bạ và mức thu lệ phí trước ba theo tỷ lệ (%)”.
1.2 Quan lý các khoản thu từ dat trên địa bàn huyện
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản lý các khoản thu từ đất
“ Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thé quan lý lên
đối tượng và khách thé quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ
hội của hệ thống dé đạt được mục tiêu trong điều kiện bién động của môi trường” (D Torrington, 1994, Tiếp xúc mặt đối mặt trong quản lý).
Quản lý các KTTD là sự tác động của CQT thông qua quản lý ba phan:
Quản lý kê khai, quản lý thu ngân sách, quản lý thu nợ và cưỡng chế thuế nhằm
đảm bảo NNT thực hiện nộp các khoản thuế theo đúng quy định pháp luật Quản lý các KTTĐ nhằm hướng tới các mục tiêu:
- _ Giúp tăng cường, củng cô nguồn thu cho NSNN.
- Pam bảo các quy định pháp luật về đất đai được thực hiện nghiêm túc, góp phan phát huy đúng mục tiêu của các khoản thuế dat.
- Tao điều kiện thuận lợi cho NNT thực hiện tốt trách nhiệm đóng góp của
công dân.
Quản lý các KTTĐ thê hiện đầy đủ các đặc điểm của quản lý thuế: Quản lý các KTTĐ gồm tổng hợp những yếu tố khác nhau như yếu tố pháp luật, tô chức, tuyên truyền vận động.
Trang 13Nguyên tắc quản lý các KTTĐ cũng giống như nguyên tắc quản lý thuế,
được quy định rõ tại điều 5, Luật Quản lý Thuế: “ Mọi tô chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật Cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác của Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện việc quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đắng và bảo đảm quyền, lợi
ích hợp pháp của NNT Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công
nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam”.
1.2.2 Nội dung quan lý các khoản thu từ dat 1.2.2.1 Quản lý kê khai các khoản thu từ đất
Kê khai thuế là khai báo những thông tin thực hiện nghĩa vụ thuế theo mẫu
quy định và nộp tờ khai cho CQT.
Kê khai các KTTĐ là việc NNT cung cấp thông tin về hiện trạng pháp lý
của đất đai với cơ quan có thâm quyên Nhờ vậy thị trường đất đai có thé van
hành một cách minh bạch.
Theo điều 9 Thông tư liên tịch số 88/2016/TTLT/BTC-BTNMT đã quy
định rõ về kê khai các KTTĐ: “ Kê khai hồ sơ theo hướng dẫn của cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai: giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; cấp giây chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gan liền với đất (sau đây gọi là giấy chứng nhận) khi
công nhận quyền sử dụng đất; chuyên hình thức sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất;
đăng ký bổ sung tài sản gan liền với đất và chuyên đổi, chuyển nhượng, thừa ké,
tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất”.
Vai trò của việc kê khai các KTTĐ là giúp cơ quan Nhà nước nắm bắt thông tin hiện trang đất đai Từ đó CQT lấy hồ sơ kê khai làm căn cứ cho việc quản lý và thu NSNN đối với người sử dụng đất.
Trang 14Quan lý kê khai các KTTĐ gồm có: Thu thập và xử lý hồ sơ kê khai các KTTĐ Tiến hành xem xét hồ sơ khai thuế đảm bảo khai đúng, đủ các mục kê
khai, căn cứ vào Thông tư liên tịch 88/2016/TTLT/BTC-BTNMT: “ Trường hợp
hồ sơ có sai sót hoặc thiếu căn cứ dé xác định nghĩa vụ tài chính thì CQT đề nghị văn phòng đăng kí dat đai xác định hoặc bé sung thông tin”
Quản lý hồ sơ kê khai thuế đóng vai trò rất quan trọng Vì đây là căn cứ tính toán và phô biến cho NNT nộp các khoản thuế đất đai đối với NSNN.
1.2.2.2Quản lý thực hiện thu ngân sách từ đất
Theo điều 4, Luật NSNN (2015): “ Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các
khoản thu chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời
gian nhất định do cơ quan Nhà nước có thâm quyền quyết định dé đảm bảo thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Thu NSNN là hoạt động tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN băng việc sử dụng quyền lực Nhà nước.
Dựa vào hồ sơ kê khai của NNT, CQT tiến hành thu các KTTĐ qua các hoạt động bao gồm:
- Lên kế hoạch dự toán thu
- _ Tổ chức thực hiện thu ngân sách từ đất - _ Kiểm tra việc thu, nộp NSNN
Với việc lập dự toán thu cần dựa vào việc đối chiếu tình hình thu NSNN
của các năm trước CQT cần thường xuyên cập nhật những văn bản pháp luật đất đai, kết hợp xem xét tình trạng KT- XH tại nơi quản lý, và nhận định khả năng thu thực tế NSNN.
Sau khi thu ngân sách các KTTĐ, lấy số thu ngân sách đối chiếu với dự toán được giao đầu năm Lấy kết quả đó dé đánh giá kết quả thu và có kế hoạch
đôn đốc thu hoặc giao tăng thu.
Các công việc trong quản lý thu ngân sách, CQT có thể liên kết với các ban
ngành, cơ quan liên quan tương ứng với tính chất của từng sắc thuế các KTTĐ.
Trang 151.2.2.3 Quản lý thu nợ và cưỡng chế thuế trong lĩnh vực đất đai
“ Tiền thuế nợ là: các khoản tiền thuế; phí, lệ phí; các KTTD; thu từ khai
thác tài nguyên khoáng sản và các khoản thu khác thuộc NSNN do cơ quan thuế
quản lý thu theo quy định của pháp luật (gọi chung là tiền thuế) nhưng đã hết thời
hạn quy định mà NNT chưa nộp vào NSNN” ( Quyết định số 1401/OD-TCT, Quy trình quản lý nợ thuế) Theo đó, tiền nợ thuế đất đai là các khoản thuế không hoàn thành như thời gian được yêu cầu mà NNT đã kê khai, CQT đã tính.
Việc quan lý thu nợ thuế trên địa bàn được CQT quan lý xây dựng chương trình chỉ tiết hàng năm Lên kế hoạch phân công cán bộ theo dõi, đôn đốc;
thường xuyên thực hiện rà soát, đối chiếu các khoản nợ thuế dé phân tích, phân loại và quản lý nợ thuế Việc quản lý nợ thuế giúp huy động kịp thời, đầy đủ số
tiền thuế cho NSNN.
Các chính sách thuế đã quy định rõ chế tài liên quan đến nợ thuế Cụ thể: - Phat chậm nộp thuế khi dưới 90 ngày chủ thé SDD van còn tiền nợ.
- _ Cưỡng chế thu hồi nợ khi trên 90 ngày chủ thé SDD vẫn còn tiền nợ.
- Néu quá 2 năm không nộp thuế sẽ bị CQT kiến nghị cấp có thâm quyền
thu hồi đất.
Hiện tại chu trình quản lý nợ được thực hiện theo quyết định 1401/QDB-TCT
ngày 28/07/2015 và Quyết định 450/QĐ-TCT.
1.2.3 Các nhân tố ảnh hướng tới quản lý các khoản thu từ đất 1.2.3.1Các yếu tố thuộc phía cơ quan quản lý thu thuế
s* Tô chức bộ máy
“ Tổ chức là quá trình sắp xếp nguồn lực con người và gắn liền với con người là các nguồn lực khác nhằm thực hiện thành công kế hoạch Về bản chất, tổ chức là phân chia công việc, sắp xếp các nguồn lực và phối hợp các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu chung” (Giáo trình quản lý học,2017, tr.508)
Trên thê giới hiện nay có ba mô hình cơ câu tô chức của CQT phô biên là:
Trang 16- M6 hình tô chức bộ máy quản lý theo sắc thuế: Từng phòng, ban của CQT sẽ chia quản lý một loại thuế riêng biệt.
- _ Mô hình tô chức bộ máy theo chức năng: Từng phòng ban CQT sẽ sắp xếp
theo các chức năng chính đôi với tât cả loại thuê.
- M6 hình tổ chức bộ máy theo nhóm đối tượng nộp thuế: Từng phòng, ban CQT sẽ chịu trách nhiệm quản lý một nhóm đối tượng nộp thuế xác định Mỗi mô hình tô chức bộ máy đều có ưu nhược điểm, và việc lựa chọn mô
hình cơ cấu tổ chức CQT cần dựa điều kiện KT- XH.
Sự phân chia chức năng quản trị và số lượng cấp quản trị hợp lý sẽ giúp cho bộ máy có tính năng động cao, luôn đi sát quá trình hoạt động và năm bắt thông tin một cách nhanh nhất Nhờ vậy sẽ giúp cho công việc được xử lý nhanh gọn
hơn, giải quyết van dé kịp thời Cơ cấu tổ chức phù hợp tạo tiền dé thé hiện năng lực của cán bộ một cách tốt nhất, ngăn ngừa trường hợp có dư thừa lao động, vừa
tránh sự hao phí ngân sách và chông chéo công việc.
Sự phối hợp giữa các phòng ban trong CQT là rất cần được quan tâm Trong giáo trình quản lý học (2017, tr.543) có đề cập rõ: “ Khi các nhiệm vụ đòi
hỏi sự tương tác cao giữa các don vi, sẽ là tốt nêu đạt được mức độ phối hợp cao.
Khi sự trao đổi thông tin là ít quan trọng, công việc sẽ có thê hoàn thành với hiệu
quả cao hơn với mối liên hệ hạn chế giữa các đơn vị Mức độ phối hợp cao sẽ có
lợi với những công việc không thường nhật và dé gặp phải các tình huống khó dự đoán, phải thực hiện trong môi trường luôn thay đổi và những công việc phụ thuộc lẫn nhau Thêm vào đó, một tổ chức đặt ra cho mình mục tiêu càng lớn,
càng đòi hỏi mức độ cao của sự phôi hợp”.s* Nang lực của cán bộ thuê
Trình độ, kiến thức nghiệp vụ của cán bộ quản lý có ảnh hưởng lớn đến
năng lực lãnh đạo, không chỉ được đánh giá bởi bang cap, ma còn được nhận
thấy ở kết quả hoàn thành công vụ, mức độ tin tưởng của nhân dân địa phương.
Cán bộ thuế là người tiếp xúc, tra đổi trực tiếp với NNT Do vậy cán bộ thuế cần có khả năng chuyên môn, kiến thức pháp luật, nam rõ các chính sách chế độ dé có thể tư vấn, giải thích chính xác cho NNT Khả năng nghiệp vụ cao giúp hoàn
10
Trang 17thành công việc một cách có năng suat, việc quan lý các KTTD cũng được hiệu
quả Năng lực công việc tốt sẽ giúp thu đủ, chính xác không đề thất thu NSNN.
Ngoài trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm cũng đóng vai trò
quan trọng trong năng lực quản lý thuế Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức, kinh nghiệm khi thực hiện những nhiệm vụ thực tế Các mức độ của kỹ năng gồm bốn mức độ: hiểu biết, vận dụng/làm thử nghiệm; vận dụng
thường xuyên; vận dụng thành thạo; vận dụng thành công Cán bộ có kỹ năng
thành thạo, giàu kinh nghiệm sẽ hoàn thành công việc với hiệu suất cao nhất Dé đạt được điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ phải tích cực rèn luyện, không ngừng thực hành, trau đồi bản thân.
s* Co sở hạ tang của CQT
Một cơ sở hạ tầng phù hợp sẽ tạo điều kiện cho cán bộ đón nhận các tải
công việc mới thuận lợi, thúc đây đổi mới, sáng tạo Công tác quản lý thuế sẽ được thuận lợi, nhanh chóng và chính xác hơn khi được bồ trí tất cả cơ sở vật
chất hỗ trợ.
Trong thời đại công nghệ 4.0, sự chú trọng vao cơ sở hạ tầng, đặc biệt với
cơ sở công nghệ thông tin sẽ giúp cơ quan có tính linh hoạt, thích ứng nhanh
chóng với những sự thay đổi bất ngờ của tình hình KT- XH Cai cách công nghệ trong công việc hành chính hàng tại CQT giúp góp phần nâng cao hiệu quả quản
lý, làm bước khởi đầu quan trọng dé hướng tới chính quyền điện tử 1.2.3.2 Các yếu tố bên ngoài cơ quan thuế
s* Yêu tô kinh tê
Bối cảnh kinh tế gây ảnh hưởng lên hầu hết các nhân tố trong xã hội Viết về tác động của các yếu tố kinh tế, giáo trình Quản lý học (2017, tr.142) có đề
cập: “Các chỉ số kinh tế chung đo lường sản phẩm và thu nhập quốc dân, bao
gồm tiết kiệm, đầu tư, giá cả, tiền lương, năng xuất, lao động, các hoạt động kinh tế của Nhà nước và giao dịch giữa các quốc gia Tất cả các yếu tố đó đều thay
đổi theo thời gian và các nhà quản lý luôn phải dành nhiều thời gian và nguồn lực
dé dự báo và đón dau Độ bất định ngày càng tăng trong thay đổi của môi trường
11
Trang 18kinh tế làm cho nhiệm vụ ké trên trở nên rất phức tạp” Theo đó, khi các yếu tố kinh tế thay đổi thì sẽ tác động một phan lên các chính sách thu thuế các KTTD.
Việc quản lý các KTTD có được thích ứng phù hợp không sẽ phụ thuộc vào sự cập nhật của các chính sách thuế.
s* Yếu tố pháp luật
Nước ta có nhiều công cụ pháp lý kiểm soát đến quản lý các KTTĐ cụ thể
như: Luật đất đai 2003, 2013; Luật quản lý thuế và các nghị định, nghị quyết, chỉ thị hướng dẫn quản lý từng loại sắc thuế.
Các chính sách pháp luật giúp đảm bảo sự công bằng Người dân sẽ có nhiều phản ứng trái chiều đối với việc đánh thuê dat đai, do đó quy định của pháp luật và chính sách thuế đề ra sẽ đảm bảo được sự công băng cho tất cả các thành
phan trong xã hội Cùng với đó chính sách thuế cũng thể hiện sự phù hợp, ổn định Các pháp luật và chính sách đóng vai trò làm cơ sở cho việc tính thuế, thu
nộp thuế Vì vậy các chính sách đặt ra luôn căn cứ sao cho phù hợp với từng thời kỳ xã hội Chính sách thuế luôn đảm bảo 6n định trong một khoảng thời gian nào đó, không thay đổi quá đột ngột dé tránh sự chưa thích ứng kịp của người quản lý
thuế và NNT đất đai Chính phủ luôn nhận thức được tầm quan trọng của đất đai
cũng như vai trò của các yếu tố pháp luật, vì vậy luôn không ngừng cải tiến bổ
sung như việc xây dựng bộ Luật đất đai 2013 dé khắc phục, bồ sung cho bộ Luật
đất đai 2003.
Các văn bản pháp luật về các KTTĐ khiến cho quan hệ đất đai tới gần với cơ chế thị trường, giúp cho đất đai được sử dụng có hiệu quả Bên cạnh đó, các chính sách pháp luật giúp các cơ quan quản lý các KTTĐ gắn kết bền vững và
lâu dài hơn, hướng đến quản lý SDĐ hiệu quả.
s* Yếu tô văn hoá - xã hội
Giáo trình Quản lý học (2017, tr.146) đã đề cập rõ về môi trường văn hóa-xã hội: “ Xu hướng hóa-xã hội của môi trường chung thể hiện những yếu tố đặc
chưng của nhân khẩu học như cơ cấu dân cư theo giới tính, độ tuổi, chủng tộc,
khu vực, tỉ lệ sinh, tỷ lệ chết, xu hướng di dân, tình trạng hôn nhân, cơ cấu gia
12
Trang 19đình, tình trạng sở hữu nhà, tình trạng và nhu cầu của lực lượng lao động, thu nhập dân cư, v.v Các yếu tố văn hóa quan trọng niềm tin, quan điểm, quy tắc,
các giá trị trong cuộc sông, phong tục tập quán và truyền thống, lối sống và thói
quen, trình độ giáo dục, tôn giáo”.
Quản lý các KTTD chịu tác động lớn từ khía cạnh văn hoá - xã hội Khia
cạnh về văn hóa đề cập tới: Quan niệm, tư tưởng của người dân về đất đai cũng như phong tục tập quán đều có ảnh hướng lớn đến thái độ, việc thực hiện nộp
thuế các KTTĐ Một số địa phương có các phong tục, tín ngưỡng quan niệm
riêng về đất đai, ví dụ như ở Tây Nguyên họ xem đất là của các vị thần trông coi, nên họ không có ý thức về van đề mua bán Vì vậy các cán bộ thuế cần hiểu về các yếu tố văn hóa của khu vực dân cư mình đang quản ly dé có thé có những
cách thức làm việc với NNT sao cho phù hợp, hiệu quả.
Bên cạnh đó các yếu tố xã hội như: Bối cảnh chính trị, đặc điểm khu dân cư cũng ảnh hưởng khá lớn đến việc quản lý các KTTĐ Ví dụ như hiện trạng dân
cư có sự thay đổi, mật độ dân số gia tăng khiến cho giá đất cũng thay đổi nhảy vọt, ảnh hưởng đến giá thuế đất đai và công tác quản lý các KTTĐ Do đó các
cán bộ thuế luôn phải cập nhật thực trạng xã hội tại nơi quản lý để có đảm bảo
quản lý các KTTD hiệu quả.
s* Yếu tố khoa học- công nghệ
“Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đối, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tô chức, nhằm giải quyết một van dé, cải tiến một giải
pháp đã ton tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thê Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người
cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình Nói mộtcách đơn giản, công nghệ là sự ứng dụng những phát minh khoa học vào những
mục tiêu hoặc sản phẩm thực tiễn và cụ thể phục vụ đời sống con người, đặc biệt
trong lĩnh vực công nghiệp hoặc thương mai” (Wikipedia, Công nghệ).
Khoa học- công nghệ là phương tiện hỗ trợ quan trọng đối với việc quản lý các KTTĐ Việc thực hiện thủ tục hành chính trong công tác quản lý thuế có trở
13
Trang 20nên hiện đại, thuận tiện cho NNT, cập nhật với xu hướng thế giới hay không phụ
thuộc vào cách thức vận dụng khoa học công nghệ của CQT “ Những lực lượng
công nghệ đòi hỏi các nhà quản lý luôn phải cập nhật đề bắt kịp những bước phát triển mới nhất và khi có thé thì vận dụng những thành tựu đó dé phát huy tối đa năng lực của tô chức Thách thức ngày càng trở nên lớn hơn đo nhịp độ thay đổi
công nghệ ngày càng nhanh hơn” (Giáo trình Quan lý học, 2017, tr I5 ]).
s+ Tổ chức, cá nhân SDD
Tổ chức, cá nhân SDD chính là nhân tố trực tiếp đồng hành với cán bộ thuế và chi phối mạnh mẽ đến việc quản lý các KTTĐ.
Yếu tố ảnh hưởng đầu tiên của NNT là việc SDĐ của họ có đạt năng suất cao hay không Việc khai thác hiệu quả dat dat đai sẽ giúp chủ thé sử dụng sẽ có
ý thức hơn trong việc tuân theo pháp luật cũng như chấp hành các khoản nghĩa vụ tài chính về đất đai Nhờ đó công tác quản lý các khoản thu từ đất của CQT
đạt được kết quả tốt nhất.
Bên cạnh đó, mức độ nhận thức và nắm rõ pháp luật về đất đai của chủ thể
SDĐ có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả quản lý của CQT Sự kém hiểu biết về pháp luật sẽ khiến một số người dân nhìn nhận không chính xác ý nghĩa của luật
đất đai, kéo theo việc khiếu nại hay không chấp hành thực thi Điều này khiến cho lãng phí thời gian của cả NNT cũng như CQT, đôi khi có thé say ra những
mâu thuân không đáng có Từ đó đem lại tác động xấu tới hiệu quả quản lý các
khoản thu từ đất Vì vậy CQT cần tuyên truyền cho NNT có nhận thức đúng đắn về luật pháp, thủ tục các KTTĐ.
s* Công tác phối hợp giữa CQT và các ngành, các cấp
Trong quản lý các khoản thu từ đất, CQT còn có sự liên kết với nhiều don
vị quản lý khác của Nhà nước CỌT cần kết hợp hoạt động với cơ quan tải
nguyên môi trường, UBND các cấp, cơ quan tài chính.
Trong điều 12, Thông tư liên tịch số 88/2016/TTLT/BTC-BTNMT đã quy định rõ về việc liên kết hoạt động của CQT đối với các đơn vị quản lý liên quan như sau: “Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ do Văn phòng đăng ký đất đai chuyển
14
Trang 21đến Trường hợp phát hiện hồ sơ có sai sót hoặc thiếu căn cứ để xác định nghĩa
vụ tài chính thì cơ quan thuế đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai xác định
hoặc bồ sung thông tin Phối hợp với Kho bạc nhà nước theo dõi, đôn đốc, cập
nhật kết quả người sử dụng đất đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo các tiêu chí: số tiền đã nộp, số tiền còn nợ, số tiền chậm nộp.Phối hợp với cơ quan tai nguyên và môi trường và cơ quan tài chính rà soát các trường hợp thuộc đối tượng phải
điều chỉnh đơn giá thuê đất theo quy định của pháp luật dé xác định và thông báo
số tiền thuê đất phải nộp cho người sử dụng đất”.
Cơ quan tài nguyên môi trường thông báo cụ thé việc tính giá đất, lập và cập nhật bảng giá, định giá đất Từ đó CQT dựa vào dé có căn cứ tính thuế UBND chịu trách nhiệm về việc giao đất, cho thuê đất, đồng thời thường xuyên có văn bản quy định rõ ràng về cách thức phối hợp giữa các đơn vị UBND cấp xã cũng góp phần giúp CQT nắm bắt được chính xác thực trạng của nơi quản lý,
dé có kế hoạch phù hợp, hiệu quả.
15
Trang 22CHƯƠNG 2: THỰC TRANG QUAN LÝ CÁC KHOẢN THU
TỪ DAT TREN DIA BAN HUYỆN THANH BA GIAI DOAN
2.1 Khái quát về huyện Thanh Ba va Chi cục Thuế khu vực Thanh Ba- Ha
2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại huyện Thanh Ba s* Điều kiện tự nhiên
“Thanh Ba là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Phú Thọ Phía Bắc giáp huyện Hạ Hòa; phía Bắc- Đông bắc giáp huyện Đoan Hùng: Phía Đông giáp huyện Phù Ninh; Phía Tây- Tây Nam giáp huyện Câm Khê; Phía Nam giáp
huyện Tam Nông và Phía Đông - Đông nam giáp Thị xã Phú Thọ”( Wikipedia,Phú Thọ).
Địa hình Thanh Ba được chia thành ba loại chính: Ven sông, gò đổi xen kẽ
ruộng và đồng bằng Vì vậy cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Thanh Ba rất
phong phú Người dân không chỉ có thé kinh doanh sản xuất trồng trọt, chăn nuôi mà còn có thê tham gia công nghiệp chế biến Bên cạnh đó, địa hình đôi núi gây
cản trở cho việc xây dựng giao thông nông thôn.
s Điều kiện kinh tế, xã hội
Huyện Thanh Ba được chia thành 27 đơn vị hành chính bao gồm 26 xã và 01 Thị tran Trong những năm qua tình hình kinh tế trên địa bàn huyện Thanh Ba đã có những bước chuyên mình mạnh mẽ thể hiện ở bảng dưới đây:
16
Trang 23Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của huyện từ năm 2017 — 2019
STT Chi tiéu Don vi Nam Nam Năm
Nguồn: Chi cục Thong kê huyện Thanh Ba Trong ba năm gần đây tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện vẫn duy trì đà tăng trưởng Kinh tế sản xuất tập chung ở các ngành nông lâm thủy sản và công nghiệp xây dựng Ngành thương mại dịch vụ vẫn chưa được khai thác và chưa phát triển tại địa bàn huyện.
Mật độ dân số tại huyện Thanh Ba đang không ngừng gia tăng Do trên địa bàn huyện có nhiều nhà máy thu hút nhiều nhân công từ những huyện lân cận về
tham gia sản xuất.
Bên cạnh đó tổng thu NSNN và chi NSNN giữ cân đối với nhau va cũng
tăng dần qua từng năm.
17
Trang 242.1.2 Khái quát về Chi cục Thuế khu vực Thanh Ba- Ha Hòa
2.1.2.1 Chức năng
Chi cục Thuế huyện Thanh Ba thành lập ngày 1/1/1996
Ngày 10/6/2019 Theo quyết định số 997/QĐ-BTC của bộ trưởng Bộ Tài chính hợp nhất Chi cục Thuế huyện Thanh Ba và Chi cục Thuế huyện Hạ Hòa Điểm đặt trụ sở tại huyện Thanh Ba, Phú Thọ.
Chi cục Thuế khu vực Thanh Ba- Hạ Hòa là cơ quan trực thuộc Cục Thuế
tỉnh Phú Thọ, có nhiệm vụ quản lý các khoản thu cho NSNN tại huyện Thanh Ba
và huyện Hạ Hòa.
2.1.2.2 Nhiệm vụ quyên hạn
Chi cục Thuế khu vực Thanh Ba-Hạ Hòa thực thi 21 nhiệm vụ quyền hạn
được quy định rõ trong Quyết định số 503/QD-TCT của Tổng cục Trưởng Tổng
CỤC Thuế.
2.1.2.3 Cơ cầu tổ chức hoạt động và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Chi cục Thuế khu vực Thanh Ba- Hạ Hòa có 3 Đội chức năng, 4 Đội thuế
liên xã, thị trân và bộ phận một cửa huyện Hạ Hòa.
Cán bộ công chức Chi cục Thuế khu vực Thanh Ba- Hạ Hòa tính đến tháng
8 năm 2019 là 52 người, cơ cấu tổ chức như sau:
18