1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Liên hệ công tác tổ chức quản trị nhân lực của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk

44 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Liên hệ thực tiễn công tác tổ chức hoạt động quản trị nhân lực tại một doanh nghiệp Việt Nam
Tác giả Phạm Huệ Linh, Vũ Hải Linh, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Thảo Ly, Trần Khánh Ly, Trần Đức Mạnh, Đỗ Bảo Minh, Lê Văn Tài Minh, Hoàng Thị Loan
Người hướng dẫn Bùi Khánh Linh, Giảng Viên
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Quản trị nhân lực căn bản
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 549 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (8)
    • 1.1. Khái niệm về công tác tổ chức hoạt động quản trị nhân lực (8)
    • 1.2. Vai trò của công tác tổ chức hoạt động quản trị nhân lực (5)
    • 1.3. Nội dung tổ chức hoạt động quản trị nhân lực (9)
  • CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ CÔNG TÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI (27)
    • 2.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK (27)
    • 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA VINAMILK (30)
      • 2.2.1. Công tác tổ chức hoạt động tuyển dụng nhân lực tại Vinamilk (30)
      • 2.2.2. Công tác tổ chức hoạt động bố trí và sử dụng nhân lực tại Vinamilk (34)
      • 2.2.3. Công tác tổ chức các hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực ở Vinamilk (36)
      • 2.3.1. Ưu điểm (40)
      • 2.3.2. Hạn chế (41)
  • CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA VINAMILK (43)
    • 3.1. Cần tiếp tục phát huy (43)
    • 3.2. Cần cải thiện (43)

Nội dung

Liên hệ công tác tổ chức quản trị nhân lực của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk. Trong thời đại hiện đại, việc quản trị nhân lực đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, sự cạnh tranh khốc liệt và sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin thì hoạt động tổ chức quản trị nhân lực đã trở thành một yếu tố cốt lõi để nâng cao hiệu suất làm việc và giữ chân nhân tài. Bởi nguồn nhân lực của các doanh nghiệp đƣợc xem nhƣ là yếu tố quan trọng để tạo nên sự thành công và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc tìm đúng ngƣời phù hợp với công việc, hay đúng cƣơng vị đang là vấn đề đáng quan tâm đối với mọi hình thức tổ chức hiện nay. Với mục tiêu trở thành một tập đoàn sữa hàng đầu khu vực và có vị thế toàn cầu, Vinamilk là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc quản trị nhân lực. Qua quá trình phát triển và hoạt động, Vinamilk đã xây dựng và duy trì một hệ thống quản trị nhân lực mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp đạt đƣợc thành công và thăng tiến trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sữa. Chính vì vậy, để tìm hiểu xem tập đoàn này đã tổ chức công tác quản trị nhân lực nhƣ thế nào và những thành công, kết quả mà tập đoàn đã đạt đƣợc nhờ vào việc quản trị nhân lực hiệu quả, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu đề tài “Liên hệ công tác tổ chức quản trị nhân lực của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk”. Từ đó, chúng ta có thể rút ra đƣợc những bài học và kinh nghiệm quý báu, áp dụng vào các doanh nghiệp khác, từ vừa và nhỏ đến lớn. Nhằm nâng cao hiệu suất công việc, tạo lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững trong môi trƣờng kinh doanh ngày càng khắc nghiệt. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Khái niệm về công tác tổ chức hoạt động quản trị nhân lực Tổ chức hoạt động quản trị nhân lực là quá trình triển khai các hoạt động tác nghiệp của QTNL nhƣ tuyển dụng nhân lực, bố trí và sử dụng nhân lực, đào tạo và phát triển nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, đãi ngộ nhân lực... nhằm thực hiện các mục tiêu xác định. Từ khái niệm có thể thấy: Thứ nhất, tổ chức hoạt động quản trị nhân lực là hoạt động nhằm hiện thực hóa các sản phẩm của hoạch định nhân lực và đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục tại các tổ chức/doanh nghiệp; Thứ hai, tổ chức hoạt động quản trị nhân lực gắn với việc triển khai thực hiện các nghiệp vụ cụ thể của quản trị nhân lực nhƣ: tuyển dụng nhân lực, bố trí và sử dụng nhân lực, đào tạo và phát triển nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, đãi ngộ nhân lực; Thứ ba, tổ chức hoạt động quản trị nhân lực có thể khác nhau đối với từng tổ chức/doanh nghiệp khác nhau, tùy thuộc quan điểm của các nhà quản trị cấp cao đối với hoạt động quản trị nhân lực, quy mô tổ chức/doanh nghiệp, bộ phận chuyên trách quản trị nhân lực của tổ chức/doanh nghiệp đó (quy mô, mức độ chuyên nghiệp,...). 1.2. Vai trò của công tác tổ chức hoạt động quản trị nhân lực Tổ chức hoạt động quản trị nhân lực thể hiện một số vai trò cơ bản sau: Thứ nhất, tổ chức hoạt động quản trị nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa các chiến lƣợc, chính sách, kế hoạch và chƣơng trình về quản trị nhân lực đã đƣợc xây dựng.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Vai trò của công tác tổ chức hoạt động quản trị nhân lực

1.3 Các công tác tổ chức hoạt động quản trị nhân lực

2.1 Giới thiệu khái quát về tập đoàn

2.2 Công tác tổ chức các hoạt động tuyển dụng nhân lực ở Vinamilk Nguyễn Thành Long

2.3 Công tác tổ chức các hoạt động bố trí và sử dụng nhân lực ở Vinamilk Trần Khánh Ly

2.4 Công tác tổ chức các hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực ở Vinamilk Phạm Huệ Linh

3 GIẢI PHÁP Hoàng Thị Loan + Trần Đức Mạnh

1 Tổng hợp Word Nguyễn Thảo Ly

3 Thuyết trình Lê Văn Tài Minh

(Đã ký) Đỗ Bảo Minh

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

STT HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ ĐÁNH GIÁ

2.4 Công tác tổ chức các hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực ở Vinamilk

1.1 Khái niệm “công tác tổ chức hoạt động QTNL”

1.2 Vai trò của công tác tổ chức hoạt động QTNL

1.3 Các công tác tổ chức hoạt động QTNL

2.1 Giới thiệu khái quát về Vinamilk

3 Hoàng Thị Loan 3 Giải pháp cho hiện trạng QTNL hiện tại của Vinamilk

4 Nguyễn Thành Long 2.2 Công tác tổ chức các hoạt động tuyển dụng nhân lực ở Vinamilk

Lời mở đầu + Kết luận + Tổng hợp word

6 Trần Khánh Ly 2.3 Công tác tổ chức các hoạt động bố trí và sử dụng nhân lực ở Vinamilk

7 Trần Đức Mạnh 3 Giải pháp cho hiện trạng QTNL hiện tại của Vinamilk

(Nhóm trưởng) Lên outline sơ lược và powerpoint

9 Lê Văn Tài Minh Thuyết trình

Trong thời đại hiện đại, việc quản trị nhân lực đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với mọi doanh nghiệp Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, sự cạnh tranh khốc liệt và sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin thì hoạt động tổ chức quản trị nhân lực đã trở thành một yếu tố cốt lõi để nâng cao hiệu suất làm việc và giữ chân nhân tài Bởi nguồn nhân lực của các doanh nghiệp đƣợc xem nhƣ là yếu tố quan trọng để tạo nên sự thành công và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc tìm đúng người phù hợp với công việc, hay đúng cương vị đang là vấn đề đáng quan tâm đối với mọi hình thức tổ chức hiện nay.

Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam với mục tiêu trở thành tập đoàn sữa hàng đầu khu vực và có vị thế toàn cầu, Vinamilk nhận thức rõ tầm quan trọng của quản trị nhân lực Qua quá trình phát triển, công ty đã xây dựng và duy trì một hệ thống quản trị nhân lực vững mạnh, góp phần vào thành công và sự phát triển của Vinamilk trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sữa.

Bài viết này nghiên cứu đề tài "Liên hệ công tác tổ chức quản trị nhân lực của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk" nhằm tìm hiểu cách thức Vinamilk tổ chức quản trị nhân lực và những thành công, kết quả mà tập đoàn đạt được nhờ vào việc quản trị nhân lực hiệu quả Qua đó, chúng ta có thể rút ra bài học và kinh nghiệm quý báu, áp dụng vào các doanh nghiệp khác, từ vừa và nhỏ đến lớn, nhằm nâng cao hiệu suất công việc, tạo lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh ngày càng khắc nghiệt.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm về công tác tổ chức hoạt động quản trị nhân lực

Quản trị nhân lực là quá trình thực hiện các hoạt động liên quan đến việc tuyển dụng, bố trí và sử dụng nhân lực, đào tạo và phát triển nhân lực, đánh giá hiệu quả công việc, và cung cấp đãi ngộ cho nhân viên, nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Từ khái niệm có thể thấy:

Hoạt động quản trị nhân lực là quá trình hiện thực hóa các kế hoạch đã được hoạch định, được thực hiện thường xuyên và liên tục trong các tổ chức/doanh nghiệp.

Thứ hai, tổ chức hoạt động quản trị nhân lực gắn với việc triển khai thực hiện các nghiệp vụ cụ thể của quản trị nhân lực nhƣ: tuyển dụng nhân lực, bố trí và sử dụng nhân lực, đào tạo và phát triển nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, đãi ngộ nhân lực;

Thứ ba, tổ chức hoạt động quản trị nhân lực có thể khác nhau đối với từng tổ chức/ doanh nghiệp khác nhau, tùy thuộc quan điểm của các nhà quản trị cấp cao đối với hoạt động quản trị nhân lực, quy mô tổ chức/doanh nghiệp, bộ phận chuyên trách quản trị nhân lực của tổ chức/doanh nghiệp đó (quy mô, mức độ chuyên nghiệp, ).

1.2 Vai trò của công tác tổ chức hoạt động quản trị nhân lực

Tổ chức hoạt động quản trị nhân lực thể hiện một số vai trò cơ bản sau:

Hoạt động quản trị nhân lực là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp hiện thực hóa các chiến lược, chính sách, kế hoạch và chương trình về quản trị nhân lực đã được đề ra.

Quản trị nhân lực hiệu quả giúp doanh nghiệp phát hiện sớm các sai lệch trong hoạch định nguồn nhân lực, cho phép họ kịp thời điều chỉnh và ngăn chặn vấn đề nghiêm trọng hóa.

Thứ ba, tổ chức hoạt động quản trị nhân lực giúp tạo cơ sở cho việc thiết lập, xây dựng và hoàn thiện mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, giúp thiết lập quan hệ lao động lành mạnh trong tổ chức, doanh nghiệp.

Nội dung tổ chức hoạt động quản trị nhân lực

1.3.1 Tổ chức hoạt động tuyển dụng nhân lực

Hoạt động tuyển dụng nhân lực trong một doanh nghiệp đƣợc thực hiện theo quy trình được thể hiện dưới hình dưới đây: a) Xác định nhu cầu tuyển dụng nhân lực

Xác định nhu cầu tuyển dụng là việc xác định rõ số lượng, chất lượng, cơ cấu nhân lực cần tuyển dụng và thời gian cần có những nhân lực đó tại doanh nghiệp Việc này đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chiến lược nhân sự hiệu quả, giúp doanh nghiệp tuyển dụng đúng người, đúng thời điểm, đảm bảo nguồn nhân lực phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thông thường, nhu cầu tuyển dụng nhân lực phản ảnh trạng thái thiếu hụt (bao gồm cả số lượng và chất lượng) trong tương quan giữa cung, cầu nhân lực tại một khoảng thời gian nhất định của doanh nghiệp Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp trạng thái thiếu hụt này đều dẫn đến nhu cầu tuyển dụng nhân lực Tổ chức/doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc đến một số giải pháp thay thế: luân chuyển, kiêm nhiệm, tăng ca, làm thêm giờ, ký hợp đồng phụ, thuê gia công, và chỉ trong trường hợp các giải pháp thay thế không đáp ứng đƣợc nhu cầu và trạng thái thiếu hụt gắn với thời gian trung và dài hạn thì mới trở thành nhu cầu tuyển dụng.

Trong quá trình xác định nhu cầu tuyển dụng nhân lực, việc xác định nhu cầu về chất lƣợng đóng vai trò rất quan trọng Nhu cầu về chất lƣợng đƣợc phản ánh qua tiêu chuẩn tuyển dụng đƣa ra đối với từng vị trí Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, tuyển dụng hướng đến tuyển người phù hợp chứ không tuyển người tốt nhất Sự phù hợp của nhân lực cần tuyển bao gồm cả sự phù hợp về năng lực gắn với yêu cầu của vị trí cần tuyển (theo mô tả công việc), gắn với mực thu nhập doanh nghiệp có thể chi trả cho vị trí đó. Đồng thời, sự phù hợp còn bao hàm cả phù hợp đối với đội ngũ nhân lực hiện có (liên quan đến việc bổ sung năng lực khuyết thiếu) và phù hợp với môi trường, văn hóa doanh nghiệp Vì vậy, xác định tiêu chuẩn tuyển dụng nhân lực rất cần nhận đƣợc sự quan tâm đúng mức của các nhà tuyển dụng và các nhà quản trị trong doanh nghiệp.

Việc xác định nhu cầu tuyển dụng nhân lực có thể đƣợc áp dụng theo quy trình dưới lên, quy trình trên xuống, hoặc quy trình kết hợp.

 Quy trình dưới lên là quy trình các doanh nghiệp thường để các bộ phận có nhu cầu tuyển dụng đề xuất theo mẫu của bộ phận nhân sự.

Quy trình trên xuống là quá trình bộ phận nhân sự phân tích nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp, so sánh với hiện trạng nhân viên hiện tại để xác định nhu cầu tuyển dụng trong thời gian cụ thể.

Quy trình kết hợp là phương pháp tuyển dụng kết hợp nhu cầu tuyển dụng từ cấp dưới (quy trình dưới lên) với nhu cầu từ cấp trên (quy trình trên xuống) để đưa ra quyết định cuối cùng về nhu cầu tuyển dụng của công ty.

Tuyển mộ nhân lực là quá trình tìm kiếm và thu hút ứng viên nhằm có một lực lƣợng ứng viên phù hợp với yêu cầu tuyển dụng nộp đơn ứng tuyển để doanh nghiệp lựa chọn.

Tuyển mộ nhân lực có hiệu quả, thu hút đƣợc lƣợng ứng viên phong phú, đa dạng cả về số lƣợng và chất lƣợng sẽ làm cơ sở để tuyển chọn đƣợc nhân lực phù hợp với vị trí cần tuyển Đồng thời, tuyển mộ nhân lực tốt cũng tạo cơ sở thuận lợi để triển khai các hoạt động khác của quản trị nhân lực. Để thực hiện tuyển mộ nhân lực, có 2 công việc chính cần thực hiện:

Xác định nguồn tuyển mộ nhân lực là việc tìm kiếm các địa chỉ cung cấp ứng viên phù hợp với từng vị trí, từ đó xây dựng phương án tuyển mộ hiệu quả.

Nhà tuyển dụng có hai nguồn tuyển dụng chính: nguồn bên trong (nhân viên hiện tại có nhu cầu và năng lực phù hợp) và nguồn bên ngoài (những người đang tìm việc hoặc chưa từng làm việc tại doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng).

 Tiếp cận nguồn và thu hút ứng viên: Là việc sử dụng các phương pháp khác nhau nhằm tiếp cận đƣợc các địa chỉ cung cấp ứng viên và thu hút ứng viên nộp đơn ứng tuyển tại doanh nghiệp Mỗi nguồn tuyển mộ khác nhau, nhà tuyển dụng sẽ có cách thức tiếp cận nguồn khác nhau, có thể tiếp cận qua hệ thống các cơ sở đào tạo, qua sự giới thiệu của người quen, qua các công ty tuyển dụng, c) Tuyển chọn nhân lực

Tuyển chọn nhân lực đƣợc hiểu là quá trình đánh giá năng lực của các ứng viên nhằm lựa chọn ứng viên phù hợp với nhu cầu cần tuyển của doanh nghiệp Để có thông tin phục vụ việc đánh giá ứng viên, các nhà tuyển dụng thường thông qua một số hoạt động nhƣ: thu nhận và xử lý hồ sơ, sơ tuyển, (thi tuyển, trắc nghiệm kiến thức chuyên môn, trắc nghiệm IQ, trắc nghiệm EQ, thực hành tay nghề, phỏng vấn,…)

Tuyển chọn nhân lực gắn liền với việc lựa chọn ứng viên phù hợp nhất (đáp ứng tối ƣu nhất) nhu cầu tuyển dụng đã xác định của doanh nghiệp. Để thực hiện tuyển chọn nhân lực, có một số công việc cần thực hiện:

Quá trình thu nhận và xử lý hồ sơ ứng viên cần đảm bảo tính khoa học, hiệu quả, tiết kiệm chi phí và không thất lạc Doanh nghiệp sẽ tiến hành nghiên cứu và xử lý hồ sơ để đánh giá sơ bộ năng lực ứng viên và mức độ phù hợp với vị trí tuyển dụng.

 Thi tuyển: Đánh giá sự phù hợp của kiến thức, kỹ năng cũng nhƣ phẩm chất nghề nghiệp của từng ứng viên với vị trí cần tuyển Căn cứ vào vị trí tuyển dụng, mục tiêu thi tuyển, số ứng viên tham gia thi tuyển, nhà tuyển dụng có thể lựa chọn các dạng bài thi tuyển nhƣ: tự luận, trắc nghiệm và thi tay nghề (thực hành).

LIÊN HỆ THỰC TẾ CÔNG TÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI

GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) được thành lập vào năm 1976 với tiền thân là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam Hoạt động chính của VNM là chế biến, sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm sữa và các sản phẩm dinh dưỡng khác VNM chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2003 và là công ty sữa lớn nhất Việt Nam với thị phần hơn 50% Sản phẩm của VNM được xuất khẩu trực tiếp đến 57 quốc gia trên thế giới VNM được niêm yết và giao dịch trên Sở Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ năm 2006.

 Năm 1976: Tiền thân của công ty là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục thực phẩm đƣợc thành lập;

 Năm 1978: Đổi tên thành Xí nghiệp liên hợp Sữa Cafe và Bánh kẹo I;

 Năm 1989: Nhà máy sữa bột Dielac đi vào hoạt động;

 Năm 1991: Cuộc “cách mạng trắng” khởi đầu chương trình xây dựng vùng nguyên liệu sữa tươi Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữa chua;

 Tháng 3/1992: Xí Nghiệp liên hiệp Sữa Cafe và Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam;

 Tháng 11/2003: Công ty chuyển sang hình thức cổ phần, chính thức đổi tên là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk);

 Tháng 04/2004: Mua nhà máy sữa Sài Gòn (Saigon milk), tăng vốn điều lệ lên 1.590 tỷ đồng;

 Tháng 09/2010: Là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam lọt vào danh sách 200 công ty vừa và nhỏ tốt nhất Châu Á của Forbes;

 Năm 2014: Góp 51% vốn thành lập Công ty AngkorMilk tại thị trường Campuchia và góp 100% vốn thành lập công ty con Vinamilk Europe Spostkaz Ograniczona Odpowiedzialnoscia tại Ba Lan;

 Năm 2016: Tham gia góp 18% vào CTCP APIS nhằm mở rộng và phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm của Vinamilk và thành lập Văn phòng đại diện Thái Lan;

 Năm 2017: Thành lập Trung tâm Sữa tươi nguyên liệu Củ Chi, đầu tư vào ngành đường với việc nắm 65% cổ phần của Công ty Cổ phần Đường Việt Nam (tiền thân là Công ty Cổ phần Đường Khánh Hoà) và 25% góp vốn vào Công ty Cổ phần Chế Biến Dừa Á Châu;

 Ngày 12/10/2018: Tăng vốn điều lệ lên 17.416.877.930.000 đồng;

 Năm 2019: Đầu tƣ nắm giữ 75% cổ phần của Công ty Cổ phần GTNFoods, qua đó tham gia điều hành Công ty Cổ phần Sữa Mộc Châu;

 Ngày 26/10/2020: Tăng vốn điều lệ lên 20.899.554.450.000 đồng;

 Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dƣỡng và các sản phẩm từ sữa khác;

 Sản xuất, mua bán rƣợu, bia, đồ uống, thực phẩm và nhiều loại cà phê;

 Chăn nuôi bò sữa, cung cấp giống vật nuôi và kỹ thuật nuôi;

 Trở thành biểu tƣợng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dƣỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người.

Với sứ mệnh mang đến nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất cho cộng đồng, Vinamilk cam kết đặt trọn tâm huyết, tình yêu và trách nhiệm vào từng sản phẩm, góp phần nâng cao sức khỏe và hạnh phúc cho mỗi người, khẳng định vị thế tiên phong trong ngành sữa Việt Nam.

Theo Euromonitor, thị trường sữa và sản phẩm từ sữa Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng 7-8% mỗi năm từ 2021 đến 2025, đạt 93,8 nghìn tỷ đồng vào năm 2025 Sữa chua được dự đoán là phân khúc tăng trưởng mạnh nhất với CAGR 12% mỗi năm.

 Thu nhập bình quân đầu người có xu thế gia tăng, kết hợp với xu thế cải thiện thiện sức khỏe và tầm vóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao Ngoài ra, sữa được xem là mặt hàng thiết yếu nên ít chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế.

 Tiếp tục duy trì vị trí số 1 trong ngành sữa Việt Nam và tiến tới mục tiêu trở thành 1 trong Top 30 Công ty Sữa lớn nhất thế giới về doanh thu;

Công ty cam kết tiếp tục nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm mới, hướng đến sự đổi mới và đa dạng hóa danh mục sản phẩm, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và nhu cầu của khách hàng.

 Nâng cấp và xây dựng mới các trang trại tích hợp hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến theo hướng phát triển bền vững và phù hợp với biến đổi khí hậu;

 Tìm kiếm các cơ hội M&A với các công ty sữa tại các quốc gia khác với mục đích mở rộng thị trường và tăng doanh số;

Công ty tập trung phát triển hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), sản xuất thực phẩm hữu cơ và ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến Mục tiêu của công ty là trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe, phục vụ cuộc sống con người.

 Tiếp cận và xúc tiến một cách linh hoạt và đa dạng các loại hình hợp tác kinh doanh với đối tác quốc tế;

Rủi ro trong kinh doanh:

 Công ty phải đối mặt với rủi ro tỉ giá Do 70% nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu nên giá nguyên liệu rất nhạy cảm với những biến động tỷ giá.

 Thị trường sữa bột chịu sự cạnh tranh gay gắt tới từ các hãng sữa ngoại, người Việt có xu hướng chuộng các sản phẩm nhập khẩu.

 Xuất khẩu giảm do tình hình chính trị bất ổn tại thị trường Trung Đông.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA VINAMILK

2.2.1 Công tác tổ chức hoạt động tuyển dụng nhân lực tại Vinamilk

Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam, Vinamilk nhận thức rõ tầm ảnh hưởng của mình đến cộng đồng và sự phát triển bền vững của xã hội Chúng tôi cũng thấu hiểu sự thành công của một doanh nghiệp sẽ không chỉ đơn giản là những con số về doanh thu thể hiện trên các bản báo cáo thường niên mà còn là những giá trị vƣợt trội và lâu dài mà doanh nghiệp đó xây dựng và mang đến được cho mọi người Vinamilk luôn hỗ trợ cho nhân viên của mình cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần, mang lại thành công chung cho khách hàng, đối tác và cộng đồng.

Công ty coi trọng đội ngũ công nhân viên là nhân tố quyết định sự thành công và phát triển Do đó, hoạt động tuyển dụng được công ty đặc biệt quan tâm bởi nó là nguồn lực tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng, mang lại lợi nhuận cao và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của công ty Quy trình tuyển dụng của Vinamilk được thực hiện công khai, công bằng và minh bạch với tất cả ứng viên, nhằm tuyển chọn những người có năng lực thực sự, đáp ứng yêu cầu công việc, có trách nhiệm và mong muốn gắn bó lâu dài với công ty.

Kênh tuyển mộ nội bộ: Qua các hình thức thông tin nội bộ nhƣ bảng tin, hệ thống thƣ điện tử của công ty, trang web công ty, diễn đàn trao đổi của nhân viên và các tờ báo nội bộ của mỗi đơn vị Đối tƣợng mà kênh tuyển mộ này nhắm tới chính là cán bộ nhân viên Vinamilk có nhu cầu và mong muốn chuyển đổi môi trường làm việc bởi môi trường và vị trí là việc rất đa dạng nên thu hút được nhân viên và cán bộ ở nhiều cấp độ.

Chương trình quản trị viên tập sự: Từ 2020, Vinamilk đưa ra Chương trình quản trị tập sự để tìm kiếm các tài năng hàng đầu và trao cơ hội phát triển Mỗi năm chương trình sẽ có sự thay đổi dựa trên nhu cầu của công ty Tuy nhiên, hầu nhƣ các công ty FMCG đều tuyển Management Trainee mỗi năm còn riêng Vinamilk chỉ tuyển một vài đợt khi có nhu cầu Chương trình sẽ kéo dài 18 tháng chia làm 6 vòng phỏng vấn:

Khi ứng tuyển, sinh viên mới tốt nghiệp nên tập trung vào thành tích học tập và hoạt động ngoại khóa Đối với những ứng viên đã có kinh nghiệm, hãy nhấn mạnh vào công việc trước đây, đặc biệt là tại các công ty lớn hoặc thuộc ngành FMCG.

 Vòng 2: Kiểm tra tố chất lãnh đạo của ứng viên: Hình thức thi của vòng này là viết luận trên giấy Nội dung là trình bày về khả năng lãnh đạo thông qua một trải nghiệm trong quá khứ của bạn Đừng cho rằng lãnh đạo là phải làm lãnh đạo một nhóm hay tổ chức nào đó Kỹ năng lãnh đạo ở đây có thể chỉ đơn giản là khả năng giải quyết một vấn đề hoặc một tình huống rất nhỏ trong cuộc sống Quan trọng là thể hiện đƣợc bạn đã làm đƣợc gì và nhƣ thế nào khi xảy ra vấn đề đó.

 Vòng 3: Bài kiểm tra IQ: Đánh giá tổng quan khả năng tƣ duy logic và nhạy bén của bản thân thông qua các Bài kiểm tra IQ về logic, ngôn ngữ và toán học.

Vòng 4 là vòng thi thử thách khả năng của ứng viên thông qua việc gặp gỡ, giao lưu và so tài với các ứng viên khác Tại đây, bạn sẽ có cơ hội chứng minh khả năng phân tích, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm.

 Vòng 5: Bài kiểm tra tính cách: Tìm hiểu tính cách, khuynh hướng hành vi và năng lực, góp phần giúp bạn định hướng được ngành nghề phù hợp thông qua Bài kiểm tra tính cách.

 Vòng 6: Phỏng vấn lựa chọn: Thể hiện sự khác biệt, sáng tạo thông qua các buổi thuyết trình cũng nhƣ có cơ hội gặp gỡ và học hỏi từ các nhà lãnh đạo cấp cao của Vinamilk Sau khi vƣợt qua 6 vòng thi bạn sẽ chính thức trở thành quản trị tập sự của Vinamilk trong 18 tháng.

Chương trình tuyển dụng tại các trường đại học: Thông qua các trường học, câu lạc bộ, đoàn thanh niên để giới thiệu về đợt tuyển dụng nhân sự và thực tập sinh đến với sinh viên Hàng năm, Vinamilk đều tổ chức tuyển dụng tại khuôn viên các trường đại học nhằm tạo cơ hội cho các bạn sinh viên trao đổi cũng nhƣ tự tin thể hiện bản thân mình. Với mong muốn giúp các bạn sinh viên tìm đƣợc công việc yêu thích và có cơ hội phát triển cùng một trong những công ty hàng đầu Việt Nam, Vinamilk luôn nỗ lực tạo mọi điều kiện để biến ƣớc mơ của các bạn thành hiện thực.

Chương trình thực tập dành riêng cho đối tượng là các bạn sinh viên chưa tốt nghiệp: Tham gia chương trình này, các bạn có cơ hội làm việc và học hỏi tại một trong những môi trường làm việc hàng đầu tại Việt Nam.

Tuyển dụng nhân sự báo chí, truyền thông thường được thực hiện thông qua các trang web tuyển dụng, trung gian môi giới việc làm và quảng cáo trực tuyến Tuy nhiên, phương pháp này thường không hiệu quả và khó thu hút được những ứng viên chất lượng.

Giới thiệu thông qua nhân viên có thể hiệu quả cho các vị trí thấp, tuy nhiên hạn chế bởi số lượng người biết đến đợt tuyển dụng ít và chất lượng ứng viên không được đảm bảo Quy trình tuyển chọn tại Vinamilk bao gồm nhiều bước, nhằm tìm kiếm và lựa chọn những ứng viên phù hợp nhất.

Quy trình tuyển chọn gồm có 3 vòng: Lựa chọn hồ sơ, kiểm tra trắc nghiệm, phỏng vấn Các ứng viên phải vƣợt qua vòng tuyển chọn mới đƣợc vào vòng tiếp theo.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA VINAMILK

Cần tiếp tục phát huy

Vinamilk có thể đánh giá kỹ năng hiện tại của nhân viên, từ đó đề xuất các chương trình đào tạo phù hợp để phát triển và nâng cao năng lực của họ.

Xây dựng văn hóa công ty tích cực là điều cần thiết để thúc đẩy sự cống hiến, tình nguyện, sáng tạo và tinh thần đồng đội trong mọi cấp bậc Văn hóa tích cực tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên thể hiện tài năng, đóng góp ý tưởng, và hợp tác hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc và thúc đẩy sự phát triển của công ty.

Xây dựng hệ thống quản lý nguồn nhân lực theo mô hình phân cấp – phối hợp, với các cơ quan quản lý ở cấp công ty, chi nhánh, phòng ban và đơn vị Mỗi cơ quan sẽ chịu trách nhiệm lập kế hoạch, điều hành, kiểm tra và đánh giá các hoạt động quản lý nguồn nhân lực theo quy định của công ty và pháp luật.

Cần cải thiện

Tối ƣu hóa quy trình tuyển dụng: lập kế hoạch tuyển dụng liên tục; không tinh giảm quá mức; đảm bảo tính cân nhắc về chi phí. Đa dạng hóa nguồn nhân lực; đảm bảo đào tạo và phát triển liên tục; khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo.

Quản lý hiệu suất: Tạo ra một hệ thống đánh giá hiệu suất rõ ràng và công bằng, đồng thời xác định các kế hoạch phát triển cá nhân dựa trên kết quả đánh giá.

Tăng cường quản lý nhân viên: Đảm bảo quy trình tuyển dụng, chính sách đãi ngộ và phát triển nhân viên được đặt lên hàng đầu Đồng thời, tạo ra một sự tương tác tốt hơn giữa quản lý và nhân viên để xây dựng một môi trường làm việc thuận lợi và động lực.

Ngày đăng: 12/10/2024, 14:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vinamilk: - Liên hệ công tác tổ chức quản trị nhân lực của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức của Vinamilk: (Trang 37)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w