1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu vai trò của doanh nhân Mai Kiều Liên với Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

27 3,9K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 407 KB

Nội dung

Nghiên cứu vai trò của doanh nhân Mai Kiều Liên với Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. LỜI MỞ ĐẦU Đổi mới là sự khởi đầu một ý tưởng mới được áp dụng cho quá trình tiến triển của công việc, sản phẩm hoặc dịch vụ, cụ thể như gắn liền với sự tìm kiếm các cơ hội kinh doanh. Quá trình đổi mới, cải tiến gắn liền với vai trò của những người đứng đầu doanh nghiệp đó là những doanh nhân, người khởi xướng nên ý tưởng kinh doanh, là người cầm lái con tàu là doanh nghiệp. Những hoạt động, quyết định của họ là quyết định quan trọng đến mức độ thành công, thịnh vượng, phát triển và cơ hội của doanh nghiệp trong bất cứ nền kinh tế nào.Mai Kiều Liên Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) là người Việt Nam duy nhất trong số 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á bình chọn bởi Forbes. Bà Mai Kiều Liên đã nói rằng trong bối cảnh của nền kinh tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng còn nhiều khó khăn, việc Vinamilk được Forbes đánh giá cao đã làm bà rất vui, hạnh phúc. Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Vinamilk cho rằng bí quyết thành công chính là yếu tố con người.Chính tư duy đúng đắn đó đã giúp cho bà Mai Kiều Liên lãnh đạo Vinamilk và đưa Vinamilk tới vị trí như hiện nay. Có thể nói rằng dấu ấn mà Mai Kiều Liên để lại cho Vinamilk nói riêng và ngành chế biến sữa nói chung vô cùng đậm nét và đóng vai trò quan trọng trong 10 năm trở lại đây và Doanh Nhân chính là cái lõi của một doanh nghiệp thành công. Mời các bạn cùng nhóm 1 tìm hiểu nội dung thú vị trên qua đề tài: “Nghiên cứu vai trò của doanh nhân Mai Kiều Liên tới Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk”.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Đổi mới là sự khởi đầu một ý tưởng mới được áp dụng cho quá trình tiếntriển của công việc, sản phẩm hoặc dịch vụ, cụ thể như gắn liền với sự tìmkiếm các cơ hội kinh doanh Quá trình đổi mới, cải tiến gắn liền với vai tròcủa những người đứng đầu doanh nghiệp- đó là những doanh nhân, ngườikhởi xướng nên ý tưởng kinh doanh, là người cầm lái con tàu là doanhnghiệp Những hoạt động, quyết định của họ là quyết định quan trọng đếnmức độ thành công, thịnh vượng, phát triển và cơ hội của doanh nghiệp trongbất cứ nền kinh tế nào.\

Mai Kiều Liên- Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty

Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)- là người Việt Nam duy nhất trong số 50

nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á bình chọn bởi Forbes Bà Mai Kiều

Liên đã nói rằng trong bối cảnh của nền kinh tế trên thế giới nói chung vàViệt Nam nói riêng còn nhiều khó khăn, việc Vinamilk được Forbes đánh giácao đã làm bà rất vui, hạnh phúc Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Vinamilk chorằng bí quyết thành công chính là yếu tố con người

Chính tư duy đúng đắn đó đã giúp cho bà Mai Kiều Liên lãnh đạoVinamilk và đưa Vinamilk tới vị trí như hiện nay Có thể nói rằng dấu ấn màMai Kiều Liên để lại cho Vinamilk nói riêng và ngành chế biến sữa nói chung

vô cùng đậm nét và đóng vai trò quan trọng trong 10 năm trở lại đây vàDoanh Nhân chính là cái lõi của một doanh nghiệp thành công

Mời các bạn cùng nhóm 1 tìm hiểu nội dung thú vị trên qua đề tài:

“Nghiên cứu vai trò của doanh nhân Mai Kiều Liên tới Công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk”.

Trang 2

CHƯƠNG 1- CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DOANH NHÂN- VĂN HÓA

DOANH NHÂN VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1 Doanh Nhân và văn hóa Doanh nhân

1.1 Khái niệm

- Doanh nhân: là người khởi xướng hoạt động kinh doanh với tư cách làngười tổ chức, điều hành các hoạt động kinh doanh để đạt được mục tiêu làmgiàu cho doanh nghiệp, làm giàu cho xã hội

- Văn hóa doanh nhân: là một hệ thống các giá trị, chuẩn mực, quan niệm

và hành vi của doanh nhân trong quá trình lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp

1.2 Đặc điểm

1.2.1 Doanh nhân

Doanh nhân là người kinh doanh, đôi khi được hiểu là những người chủchốt trong việc quản trị, điều hành một doanh nghiệp Đó có thể là nhữngngười đại diện cho các cổ đông, cho các chủ sở hữu (thành viên Hội đồngThành viên, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát) hoặc trực tiếp điều hành cácdoanh nghiệp (thành viên Ban Giám đốc)

Hiểu theo nghĩa rộng thì doanh nhân là những người có vị trí trong mộtdoanh nghiệp và làm công việc quản trị trong doanh nghiệp Doanh nhân còn

là những người có: năng khiếu đặc biệt về kinh doanh; kỹ năng đặc biệt vềkinh doanh; các kinh nghiệm phong phú để ứng dụng trong kinh doanh

Doanh nhân là người có năng lực quản lý, quản trị hơn hẳn những ngườikhác Doanh nhân được xem là một nghề như nhiều nghề khác trong xã hội.Vai trò chính của doanh nhân là xây dựng doanh nghiệp, vận hành, pháttriển để làm ra hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm chongười dân Doanh nhân phải làm ra lợi nhuận và biết đóng góp cho xã hội

1.2.2 Văn hóa doanh nhân

Văn hóa doanh nhân được cấu thành từ các bộ phận:

Trang 3

- Năng lực của doanh nhân: là năng lực làm việc trong đó bao gồm nănglực làm việc trí óc và năng lực làm việc thể chất (trình độ chuyên môn, nănglực lãnh đạo, tài lực - trí lực - thể lực, trình độ quản lý kinh doanh)

- Tố chất của doanh nhân: bao gồm tầm nhìn chiến lược; khả năng thíchứng với môi trường,nhạy cảm, linh hoạt, sáng tạo; tính độc lập, quyết đoán, tựtin; năng lực quan hệ xã hội; có nhu cầu cao về sự thành đạt; say mê, yêuthích kinh doanh, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, có đầu óc kinh doanh

- Đạo đức của doanh nhân: đạo đức của một con người; hệ thống giá trịđạo đức làm nền tảng hoạt động; nỗ lực vì sự nghiệp chung; kết quả công việc

và mức độ đóng góp cho xã hội

- Phong cách của doanh nhân: là cách thức làm việc của doanh nhân; là hệthống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động quản lý, được quy định bởi cácđặc điểm nhân cách của doanh nhân

Những yếu tố làm nên phong cách doanh nhân: văn hóa cá nhân; tâm lý cánhân; kinh nghiệm cá nhân; nguồn gốc đào tạo; môi trường xã hội

2 Doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp

2.1 Khái niệm

- Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giaodịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằmmục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh

- Văn hóa doanh nghiệp là hệ các giá trị đặc trưng mà một doanh nghiệpsáng tạo và gìn giữ trong suốt quá trình hình thành, tồn tại, trở thành chuẩnmực, quan niệm, tập quán và truyền thống thâm nhập và chi phối tình cảm,nếp suy nghĩ, hành vi ứng xử của mọi thành viên trong doanh nghiệp, tạo nênbản sắc riêng có của mỗi doanh nghiệp

2.2 Đặc điểm

2.2.1 Doanh nghiệp

Trang 4

Là đơn vị kinh tế, hoạt động trên thương trường, có trụ sở giao dịch ổnđịnh, có tài sản Đã được đăng ký kinh doanh, có hoạt động kinh doanh.

2.2.2 Văn hóa doanh nghiệp

- Tính tập thể: Văn hóa doanh nghiệp được xây dựng và thể hiện thông quamột loạt các yếu tố bao gồm cả yếu tố hữu hình dễ nhận biết như cơ cấu tổchức, logo, các khẩu hiệu( sologan) và những yếu tố ẩn sâu bên trong khónhận biết hơn như tầm nhìn sứ mệnh, chiến lược của doanh nghiệp

- Tính lịch sử: Văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ lịch sử hình thành vàlớn mạnh lên cùng quá trình phát triển của doanh nghiệp Theo thời gian, vănhóa doanh nghiệp có thể điều chỉnh, thay thế/ bổ sung bởi người kế nhiệm

- Tính nghi thức: Mỗi doanh nghiệp thường có nghi thức, biểu tượng đặctrưng cho doanh nghiệp của mình

- Tính cộng đồng: Văn hóa doanh nghiệp là sản phẩm của những ngườicùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững Nóxác lập một hệ thống các giá trị được các thành viên trong doanh nghiệp (mộtcộng đồng thu nhỏ), chia sẻ chấp nhận, đề cao và ứng xử các giá trị đó

- Có sự thích ứng: Để tồn tại và thành công doanh nghiệp cần liên tục điềuchỉnh để thích ứng với sự thay đổi của môi trường bên ngoài và vai trò của họtrong doanh nghiệp cần sự linh hoạt để thích ứng những thay đổi đó

3 Vai trò của doanh nhân đối với doanh nghiệp

- Doanh nhân là lực lượng nòng cốt trong việc sản xuất ra của cải vật chất,của cải xã hội, công ăn việc làm cho người lao động Doanh nhân là ngườiđứng ra tập hợp các nguồn lực thực hiện mục tiêu kinh doanh mà lợi nhuận làđộng cơ và thành công là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

- Doanh nhân là người luôn tìm cách kết hợp và sử dụng nguồn lực có hiệuquả Họ phải chọn phương án tối ưu nhất để giảm chi phí, tối đa hóa lợi ích

Trang 5

- Doanh nhân là người sáng tạo ra các ngành nghề kinh doanh mới, làngười sáng tạo ra các sản phẩm mới, đi đầu trong việc ứng dụng khoa họccông nghệ sáng tạo ra những quy trình, công nghệ kinh doanh mới.

- Doanh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường thúcđẩy giao lưu kinh tế văn hóa giữa các vùng miền, các quốc gia và khu vực

- Doanh nhân có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồnnhân lực của mỗi quốc gia

- Doanh nhân là chủ thể quan trọng trong doanh nghiệp và nền kinh tế

4 Một số doanh nhân tiêu biểu.

 “Ông vua đường thủy” Bạch Thái Bưởi (1874-1932) sinh trong một giađình nông dân nghèo tại An Phúc, Hà Đông- được coi là một doanh nhân kiệtxuất của đất Việt, khởi ngiệp từ hai bàn ta trắng Năm 1909, Bạch Thái Bưởiquyết tâm lao vào một lĩnh vực kinh doanh mới: vận tải đường sông Chính từđây, ông vươn lên đỉnh cao trong sự nghiệp kinh doanh, trở thành “Vua sôngbiển Đông Dương” và là một trong “tứ đại gia” lừng lẫy thời đó

 Trương Văn Bền (1883 - 1956), quê Chợ Lớn (Hồ Chí Minh), xuất thân

từ một gia đình thủ công, năm 1918 ông đã lập nhà máy nấu dầu dừa, sản xuất

xà phòng, glycerin hàng ngàn tấn mỗi tháng (đây là các nhà máy sản xuất xàphòng và kỹ nghệ dầu lớn nhất Đông Dương thời đó) Là một đại gia côngnghiệp, ông góp tâm sức rất lớn cho việc phát triển nền thương mại, kỹ nghệ

và nông nghiệp miền Nam nửa đầu thể kỷ XX

 Đoàn Nguyên Đức –Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai,là người Việt Namduy nhất được Wall Street Journal bầu chọn là một trong những doanh nhân

có ảnh hưởng nhất tại khu vực Đông Nam Á và được Wall Street Journal coi

là có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế

Bà Mai Kiều Liên – Doanh nhân xuất sắc và quyền lực nhất của Châu Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)

Trang 6

Á-CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA DOANH NHÂN MAI KIỀU LIÊN ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)

1 Giới thiệu doanh nghiệp VINAMILK

- Tên đầy đủ : Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

- Tên giao dịch quốc tế : Vietnam Dairy Products Joint Stock Company

- Tên viết tắt : VINAMILK

- Trụ sở: 184-186-188 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh

- Điện thoại : (84.8)9300 358 fax : (84.8) 9305 206

- Wedsite : www.vinamilk.com.vn

- Sản phẩm chính : sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa

2 Giới thiệu về doanh nhân: MAI KIỀU LIÊN

Mai Kiều Liên sinh năm 1953, là một nữ doanh nhân Việt Nam, chức vụhiện tại Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)

2.1 Quá trình học tập và công tác.

Bà Mai Kiều Liên sinh ngày 1 tháng 9 năm 1953 tại Paris, Pháp;

Nguyên quán: Thị xã Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, là người dân tộc Kinh

 1976: Tốt nghiệp Đại học về chế biến thịt và sữa tại Moscow, Liên Xô

 8/1976 – 8/1980: Kỹ sư phụ trách Khối sản xuất sữa đặc và sữa chuaNhà máy sữa Trường Thọ, Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam

 8/1980 – 2/1982: Kỹ sư Công nghệ Phòng Kỹ thuật Xí nghiệp Liên hợpSữa Cà phê Bánh kẹo 1

 2/1982 – 9/1983: Trợ lý Giám đốc, Phó Giám đốc Kỹ thuật Nhà máySữa Thống Nhất, Xí nghiệp Liên hợp Sữa Cà phê Bánh kẹo 1

 9/1983 - 6/1984, bà đi học Quản lý Kinh tế tại Đại học Kinh tếLeningrad, Liên Xô

 7/1984 – 11/1992: Phó Tổng Giám đốc Vinamilk

Trang 7

 12/1992 - nay: Tổng Giám đốc Vinamilk.

 11/2003 - 7/2015: Kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinamilk

3 Văn hóa doanh nghiệp và văn hóa doanh nhân

3.1 Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp Vinamilk được biểu hiện ở 3 cấp độ:

3.1.1 Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp

- Lịch sử hình thành và phát triển

Được thành lập từ năm 1976 đến nay, Vinamilk từ 3 nhà máy chuyên sảnxuất sữa là Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac, đã không ngừng xây dựng hệthống phân phối và quản lí sản phẩm Đến nay, Vinamilk đã có trên 200 mặthàng sữa và sản phẩm từ sữa như: sữa đặc, sữa bột cho trẻ em và người lớn,bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua uống, sữa chua ăn, sữa đậu nành, kem,phô-mai, nước ép trái cây, nước giải khát… Đồng thời Vinamilk cũng khôngngừng mở rộng quy mô sản xuất, các nhà máy sữa: Hà Nội, Bình Định, CầnThơ, Sài Gòn, Nghệ An lần lượt ra đời để sản xuất và chế biến sữa

- Nhãn hiệu, logo, khẩu hiệu :

Hình ảnh logo của Vinamilk rất độc đáo, 2 điểm

lượn trên và dưới của logo tượng trưng cho 2 giọt

sữa trong dòng sữa, tên Vinamilk cũng có một ý

nghĩa đặc biệt, Vina là viết tắt của Việt Nam, “m” là

chữ cái đầu của milk nghĩa là sữa và “v” là chữ cái

đầu của victory có nghĩa là chiến thắng Hình ảnh tên của công ty ở giữa màutrắng sữa nổi bật trên màu xanh dịu mát như một sự cam kết bền vững về chấtlượng của Vinamilk Cùng với Slogan : “ Chất lượng quốc tế, chất lượngVinamilk” mà không chỉ mỗi nhân viên của công ty đều phải nhập tâm màchắc hẳn những người tiêu dùng sản phẩm của Vinamilk cũng thuộc lòng

- Kiến trúc, lễ nghi và lễ hội hằng năm

Trang 8

Khẳng định hơn nữa hình ảnh của mình, các nhà máy, xí nghiệp củaVinamilk cũng gắn liền với hai màu xanh và trắng, nằm trong khuôn viênrộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, tạo ấn tượng với nhân viên và người tiêu dùng.Mỗi nhân viên làm việc trong các nhà máy cũng phải trang phục sạch sẽ, gọngàng Mọi người đều làm việc với thái độ thân thiện, nhiệt tình và tâm huyết.Khi đến làm việc, các nhân viên đều được đào tạo và hướng dẫn tận tình vềtrình độ chuyên môn cũng như quy định, tác phong trong công ty Ở đây, mọingười còn được đào tạo và nghe kể những câu chuyện về sữa, về dinh dưỡng,như những bài học và truyền thống tốt đẹp của công ty Hàng tháng, hàngnăm, công ty luôn có những đợt liên hoan, tổng kết công tác để biểu dươngnhững thành tích đã đạt được và rút kinh nghiệm cho các cán bộ, nhân viên.Công ty còn tổ chức các chương trình như liên hoan văn nghệ, giải bóng đátoàn công ty để thắt chặt tình đoàn kết giữa các thành viên

- Hoạt động kinh doanh

Năm 2000, nhà máy Vinamilk đã xây dựng thành công tiêu chuẩn quản líchất lượng ISO 9001: 2000, và đạt được chứng chỉ HACCP về vệ sinh an toànthực phẩm quốc tế năm 2004

Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp: “Chúng ta sẽ nỗ lực để mang lại lơị íchvượt trội cho các cổ đông trên cơ sở sử dụng hiệu quả và bảo vệ nguồn tàinguyên của Vinamilk”

Đối với nhân viên: “Chúng ta sẽ đối xử tôn trọng và công bằng với mọinhân viên Chúng ta tạo dựng cho họ những cơ hội tốt nhất để phát triển bìnhđẳng, xây dựng và duy trì môi trường làm việc an toàn, thân thiên, cởi mở” Đối với người tiêu dùng: “Chúng ta sẽ cung cấp những sản phẩm và dịch

vụ đa dạng với chất lượng đạt tiêu chuẩn cao nhất, giá cả cạnh tranh và trungthực trong mọi giao dịch”

Đối với nhà nước: “Chúng ta luôn tuân thủ luật pháp của nhà nước và luậtpháp của bất kì nơi nào mà chúng ta hoạt động.”

Trang 9

- Hoạt động xã hội

Công ty Vinamilk còn thường xuyên tổ chức các hoạt động gây quỹ từthiện như: tài trợ các giải thi đấu, đom đóm toả sáng, khinh khi cầu ‘ cùngVinamilk vươn tới trời cao’,và các chương trình tư vấn chăm sóc sức khoẻkhách hàng vừa gắn kết các nhân viên, vừa thể hiện sự quan tâm tới sức khoẻcộng đồng Bên cạnh đó, theo công bố của Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giáViệt Nam (Vietnam Report) về bảng xếp hạng top 200 doanh nghiệp nộp thuếthu nhập lớn nhất Việt Nam (2011), Vinamilk tiếp tục đạt vị trí trong top 5

3.1.2 Những giá trị được tuyên bố

- Triết lý kinh doanh: “Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêuthích nhất ở mọi khu vực, lãnh thổ Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng

và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk Vinamilk xem khách hàng

là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng”

- Sứ mệnh:“ Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất

ở mọi khu vực và lãnh thổ”

- Mục tiêu : không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, thương mại vàdịch vụ trong các hoạt động lĩnh vực kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận cóthể có được của công ty cho các cổ đông, nâng cao giá trị công ty và khôngngừng cải thiện đời sống, điều kiện làm việc, thu nhập cho người lao động,đồng thời làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước Bên cạnh đó,Vinamilk gắn kết công nghiệp chế biến với phát triển vùng nguyên liệu nhằmtăng tính độc lập về nguồn nguyên liệu trong hiện tại và tương lai

- Tầm nhìn chiến lược: “sản phẩm vinamilk với chất luợng quốc tế luônhướng tới sự đáp ứng hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng”

3.1.3 Những quan niệm chung

Vinamilk luôn đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu, chính vì thế mỗi thànhviên trong công ty luôn nhập tâm được nền văn hoá mang bản sắc riêng củaVinamilk : “Đồng tâm hợp lực, làm hết sức mình, chất lượng được đặt lên

Trang 10

hàng đầu, tâm huyết gửi vào từng sản phẩm và tất cả vì ước nguyện chăm sócsức khoẻ cộng đồng cho tuơng lai thế hệ mai sau”

Vinamilk tạo được cho mình một nền văn hoá mang bản sắc riêng.Vinamilk đã lấy chất lượng làm hàng đầu, mang truyền thống tốt đẹp luôn vìsức khoẻ của cộng đồng, những nhân viên của công ty luôn thể hiện tinh thầntương thân tương ái và gửi tâm huyết vào từng sản phẩm

3.2 Văn hóa doanh nhân

3.2.1 Năng lực của doanh nhân

Với tư chất thông minh, ham học hỏi, bà Mai Kiều Liên đã áp dụng hiệuquả những kiến thức đã học cùng sự sáng tạo của bản thân Từ vị trí một kỹ

sư, bà dần dần được phân công làm Trưởng ca, rồi Phó Giám đốc kỹ thuật,Phó Tổng Giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị sau khi doanh nghiệp nhànước này được cổ phần hóa Ở địa vị người đứng đầu, bà Mai Kiều Liên đãđưa Vinamilk từ một đơn vị gặp nhiều khó khăn trở thành doanh nghiệp códoanh số hàng năm gần 1 tỷ USD Dưới sự lãnh đạo của bà, trong năm nămgần đây Vinamilk liên tục đạt tốc độ tăng trưởng đều 30% mỗi năm

Đứng đầu doanh nghiệp nhiều năm và nắm trong tay nhiều quyền lực, cónhững lúc gặp khó khăn nhưng bà chia sẻ “Tôi có đặc điểm càng khó thì lạicàng cố làm cho bằng được chứ không buông xuôi”

Khi ngành công nghiệp chế biến sữa VN đang đứng trước một khó khănlớn là phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập Hướng đếnchủ động nguồn nguyên liệu sản xuất sữa, bà Mai Kiều Liên chủ trương pháttriển chăn nuôi đàn bò sữa ở Việt Nam Vinamilk cũng phải tự nuôi bò sữa ởcác trang trại, tuyển các kỹ sư học giỏi ngành nông nghiệp đưa sang Nga đàotạo chuyên về ngành chăn nuôi bò sữa Nhân tham gia vào quá trình sản xuấtphải thỏa mãn các yêu cầu về sức khỏe, trình độ chuyên môn, năng lực, tínhchuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm

Trang 11

Để vươn lên làm chủ KH-CN trên lĩnh vực công nghiệp chế biến sữa, bàMai Kiểu Liên còn tổ chức liên kết, cộng tác với các viện nghiên cứu, các nhàkhoa học trong nước, sử dụng phát minh sáng chế của các nhà khoa học VN

Bà luôn quan niệm làm sao chọn đúng được người tài, xây dựng tất cảthành 1 khối, 1 hướng thì mới có thể đưa đơn vị đi lên, phát triển mạnh hơnđược, vì vậy Vinamilk mới thành công được như ngày hôm nay

3.2.2 Tố chất của doanh nhân

Bà Mai Kiều Liên chia sẻ: “Yếu tố hàng đầu mang lại thành công choVinamilk cũng như cá nhân tôi là chúng tôi làm việc hết sức mình Thêm mộtyếu tố hết sức quan trọng là sự sáng tạo Tức là không theo lối mòn, khôngtheo xu hướng đám đông Nhiều khi mình đi ngược lại xu thế, nhưng vẫn làmkhi thấy chắc chắn là mình làm đúng và hiệu quả Tôi vẫn thường nói nói vớicác anh em quản lý ở Vinamilk về trường hợp Steve Jobs của Apple Chính vìsáng tạo nên ông ta mới thành công như ngày hôm nay”

3.2.3 Đạo đức của doanh nhân:

Bà Mai Kiều Liên chia sẻ: “Ở Vinamilk, dưới tôi có các giám đốc điềuhành, phụ trách từng mảng theo phân công và những người đó chịu tráchnhiệm trước tôi về mảng đó Dưới nữa có hàng ngũ giám đốc, anh em chia sẻ,

ủy quyền cho nhau để thực hiện Nhưng tôi vẫn là người chịu trách nhiệmchính Ủy quyền gì đi nữa nhưng khi có việc gì thì mình vẫn là người chịutrách nhiệm” Điều này cho thấy bà là người rất có trách nhiệm với công việc.Đối với người lao động, bà không muốn đuổi những người trình độ kém,ngược lại sẵn sàng đào tạo cho tới khi họ trở nên lành nghề

Bà xây dựng tại Vinamilk một môi trường làm việc nghiêm túc với cường

độ cao và đặc biệt đề cao tính sáng tạo Bà cũng chủ trương ban hành bộ quytắc ứng xử, phát hành rộng rãi nhằm xây dựng một môi trường làm việc đềcao tính văn hóa Đây chính là những chuẩn mực đạo đức làm giá trị nền tảngcho mọi hoạt động

Trang 12

4 Vai trò của doanh nhân đối với doanh nghiệp trong việc:

sẽ đi và đi như thế nào, cùng với đó là sự đóng góp ý kiến, quyết định, thôngqua của Hội đồng quản trị tập đoàn

- Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinhdưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và tráchnhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”

Nhận thấy thị trường sữa những năm 1988 đang thiếu hụt và nạn suy dinhdưỡng ở trẻ em, Vnamilk đã tiến hành sản xuất sữa bằng các biện pháp kỹthuật hiện đại cùng với các cán bộ kỹ thuật Việt Nam, đã cung cấp cho thịtrường nhiều sản phẩm sữa bột các loại và bột dinh dưỡng có chất lượng caocho trẻ em Đây là công trình lớn đầu tiên có tính bước ngoặt của công ty vềtính khoa học kỹ thuật Từ đó đến nay, trong chiến lược sản xuất, bà Mai KiềuLiên luôn hướng đến mục tiêu Vinamilk phải tìm ra những sản phẩm mới cólợi cho sức khỏe của người tiêu dùng để có thể chiếm lĩnh thị trường Hơn90% những sản phẩm mới được công ty đưa ra thị trường hàng năm đượcphát triển dựa trên ý tưởng của bà Mai Kiều Liên

- Về năng lực lãnh đạo: trong chiến lược sản phẩm bà luôn hướng đến mụctiêu Vinamilk phải tìm ra những sản phẩm mới có lợi cho sức khỏe của người

Trang 13

tiêu dùng để có thể chiếm lĩnh thị trường, ví dụ các sản phẩm như sữa nước,sữa chua uống tiệt trùng, sữa chua uống men sống, sữa chua ăn, sữa bột, Năm 1993, khi lần đầu tiên Vinamilk tung ra thị trường sản phẩm sữa chua

và kem ngay lập tức tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với người tiêu dùng vì sảnphẩm này mới lạ, ngon và bổ dưỡng Chính cơ hội này Vinamilk đã khẳngđịnh chỗ đứng của mình trên thị trường Không những vậy,với chiến lược làmsản phẩm cho người Việt, đạt sản lượng để lấy doanh thu,bà triển khai cácmặt hàng , khống chế đầu vào, đầu ra, tiết kiệm, hạ thấp giá thành để thu hútsức mua của khách hàng Bà Liên luôn nghiên cứu tâm lý và thị hiếu ngườitiêu dùng xem họ cần gì và mong muốn điều gì vì bà xác định rằng sữa Việt làphải dành cho người Việt chứ không phải là ai khác Với nhiều năm kinhnghiệm sống, hiểu biết nhiều, làm việc quan hệ với nhiều nhà đầu tư trong vàngoài nước, Mai Kiều Liên đã vận dụng chính những kinh nghiệm sống đóvào trong hoạt động kinh doanh sữa của mình

Trong kinh doanh bà đã áp dụng châm ngôn: Kinh doanh là phục vụ Kinh doanh thì phải có lãi là chuyện đương nhiên nhưng trước hết cũngphải đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân phải trước tiên Bà luôn đặtkhách hành lên vị trí hàng đầu,luôn quan tâm và phục vụ hết khả năng có thếcủa mình cho những khách hàng Đặc biệt, bà rất quan tâm đến lứa tuổi trẻem,vì vậy bà đã lập ra một quỹ hỗ trợ cho các em nhỏ đặc biệt là các em ởvùng cao thiếu thốn rất nhiều về mặt chất dinh dưỡng,công ty thường xuyênphát sữa miễn phí cho các em với những hộp sữa tuy nhỏ nhưng lại chứađựng rất nhiều ý nghĩa cả về chất lượng lẫn tình cảm và tình yêu thương màcông ty muốn dành tặng cho các em Phong cách lãnh đạo đặc biệt của bà rất

ấn tượng và dễ thấy nhất mà mọi người đều cảm nhận được về nữ doanh nhânMai Kiều Liên đó là quyết đoán, linh hoạt xử lý tình hình theo kiểu “kỷ trị”hơn so với thiên hướng “nhân trị ” của Châu Á, nó đã làm cho bà “nổi” và trẻhơn so với tuổi tác của mình Có nghĩa là bà xử lý mọi việc theo kỷ luật, sai

Ngày đăng: 10/05/2016, 15:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w