1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố tác Động Đến ý Định khởi nghiệp của sinh viên thành phố hồ chí minh vai trò Điều tiết của ngành học khóa luận tốt nghiệp khoa quản trị kinh doanh

114 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh: Vai trò điều tiết của ngành học
Tác giả Nguyễn Thị Thùy Trang, Nguyễn Thị Khánh Vy
Người hướng dẫn THS. Lê Nguyên
Trường học Trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 2,2 MB

Nội dung

Nhằm thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên hiện nay, nghiên cứu này được thực hiện để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh b

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

20036681 NGUYỄN THỊ KHÁNH VY

20033141

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA

NGÀNH HỌC

CHUYÊN NGÀNH: MARKETING

GVHD : THS LÊ NGUYÊN SVTH : NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

NGUYỄN THỊ KHÁNH VY LỚP : DHMK16C

KHÓA : 2020 – 2024

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024

Trang 2

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hiện nay, khởi nghiệp được xem là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nước nhà Đặc biệt, sinh viên hôm nay chính là đại diện cho các doanh nhân của ngày mai Nhằm thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên hiện nay, nghiên cứu này được thực hiện để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Thành phố

Hồ Chí Minh bằng cách kết hợp lý thuyết hành vi có kế hoạch, lý thuyết mô hình sự kiện khởi nghiệp và lý thuyết mô hình cấu trúc ý định kinh doanh Áp dụng phương pháp lấy mẫu phi xác suất với cỡ mẫu 436 sinh viên Phương pháp lấy mẫu cắt ngang, phần mềm Smart – PLS 4.0 được sử dụng để phân tích và kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu Kết quả cho thấy đam mê, thái độ, năng lực bản thân, nhận thức tính khả thi và vốn xã hội có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Ngành học điều tiết mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp và nhận thức tính khả thi, mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp và đam mê khởi nghiệp Dựa trên kết quả, nghiên cứu sẽ đề xuất một số hàm ý quản trị và chiến lược marketing cho các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm thúc đẩy ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên thông qua các chương trình học

Từ khóa: Giáo dục khởi nghiệp; lý thuyết mô hình cấu trúc ý định kinh doanh; lý thuyết

mô hình sự kiện khởi nghiệp; ngành học; SMARTPLS; ý định khởi nghiệp

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên chúng em xin gửi lời chào đến Ban giám hiệu Trường Đại học Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh và quý thầy cô Khoa Quản trị Kinh doanh Em rất biết ơn những thầy/cô đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ chúng em trong những năm vừa qua Đặc biệt chúng em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn Ths Lê Nguyên, người trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ nhiệt tình giúp chúng em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất

Tiếp theo, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy/cô trường Đại học Công Nghiệp Thành phố

Hồ Chí Minh và Khoa Quản trị Kinh doanh một lời cảm ơn chân thành nhất vì đã tạo điều kiện giúp chúng em học hỏi được nhiều kiến thức, kỹ năng cũng như cung cấp cho chúng em những thông tin, số liệu cần thiết để chúng em hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp Đặc biệt là giảng viên hướng dẫn của chúng em, Ths Lê Nguyên đã giúp đỡ nhiệt tình trong khoảng thời gian vừa qua Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Những điều trên sẽ là hành trang khi chúng em bước

ra khỏi cánh cổng của nhà trường Xin cảm ơn và trân trọng những gì mà các thầy/cô đã giúp đỡ chúng em trong thời gian đã qua

Do lượng kiến thức và thời gian tìm hiểu đề tài có giới hạn, nên không thể tránh khỏi việc thiếu sót và lỗi sai trong quá trình hoàn thành bài khóa luận Kính mong được nhận sự cảm thông cùng với sự góp ý của giảng viên để chúng em có thể rút ra kinh nghiệm và hoàn thiện bản thân hơn Sau cùng, chúng em xin kính chúc Quý thầy cô trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh lời chúc sức khỏe và thành công trong sự nghiệp trồng người

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Thị Thùy Trang

Sinh viên

Nguyễn Thị Khánh Vy

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi Các kết quả nghiên cứu

và các kết luận trong nội dung báo cáo khóa luận là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có)

đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định

Sinh viên

Nguyễn Thị Thùy Trang

Sinh viên

Nguyễn Thị Khánh Vy

Trang 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên giảng viên: Lê Nguyên MSGV: 01028034

Xác nhận sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Trang MSSV: 20036681

Xác nhận sinh viên: Nguyễn Thị Khánh Vy MSSV: 20033141

Đã hoàn thành đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của khoa trên lms.fba.iuh.edu.vn trong lớp học của giảng viên hướng dẫn bao gồm:

1 Nhập thông tin về tên đề tài, tóm tắt, từ khóa, dạng đề tài, và các hồ sơ liên quan theo yêu cầu của khóa luận tốt nghiệp

2 Nộp tập tin báo cáo nội dung file word và kiểm tra đạt yêu cầu về tỉ lệ trùng lắp theo quy định của khóa luận tốt nghiệp

3 Nộp dữ liệu và các minh chứng liên quan (cài đặt mật khẩu dữ liệu và minh chứng) Sinh viên đã thống nhất mật khẩu dữ liệu và minh chứng với GVHD

TP HCM, ngày … tháng … năm …

Giảng viên hướng dẫn xác nhận

(chữ ký và ghi rõ họ tên)

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP i

LỜI CẢM ƠN ii

LỜI CAM ĐOAN iii

MỤC LỤC v

DANH SÁCH BẢNG ix

DANH SÁCH HÌNH x

DANH MỤC PHỤ LỤC xi

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT xii

1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1

1.1.1 Bối cảnh thực trạng 1

1.1.2 Bối cảnh lý thuyết 3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 5

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung 5

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 5

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 6

1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 6

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 6

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 7

1.5 Phương pháp nghiên cứu 7

1.5.1 Nghiên cứu định tính 7

1.5.2 Nghiên cứu định lượng 7

1.5.3 Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp 8

1.6 Cấu trúc của bài khóa luận 8

1.7 Điểm mới của nghiên cứu 9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 10

2.1 Khái niệm 10

2.1.1 Khởi nghiệp (Startup) 10

Trang 7

2.1.2 Ý định khởi nghiệp (Entrepreneurial Intention) 11

2.1.3 Đam mê khởi nghiệp (Entrepreneurial Passion) 12

2.1.4 Thái độ khởi nghiệp (Entrepreneurial attitude) 13

2.1.5 Năng lực bản thân (Self-Efficacy) 14

2.1.6 Nhận thức tính khả thi (Perceived Feasibility) 15

2.1.7 Vốn xã hội (Social Capital) 16

2.1.8 Giáo dục khởi nghiệp (Entrepreneurship education) 17

2.1.9 Ngành học (Majors) 18

2.2 Các lý thuyết nền có liên quan 20

2.2.1 Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB – Theory of Planned Behavior) 20

2.2.2 Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp của Shapero và Sokol 1982 (The Entrepreneurial Event – SEE) 23

2.2.3 Mô hình cấu trúc ý định kinh doanh của Luthje và Franke 2003 (Luthje & Franke model of entrepreneurial intentions) 25

2.3 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài trước đây 26

2.3.1 Giáo dục doanh nghiệp ảnh hưởng tới học sinh Nhận thức của tinh thần kinh doanh (Nicole E Peterman; Jessica Kennedy, 2003) 27

2.3.2 Đo lường niềm đam mê kinh doanh: Nền tảng khái niệm và xác nhận quy mô (Melissa S Cardon, Denis A Gregoire, Christopher E Stevens, Pankaj C Patel, 2013) 28

2.3.3 Đánh giá việc giảng dạy tinh thần kinh doanh của sinh viên đại học bằng phương pháp đánh giá hồ sơ doanh nhân (Rocha, Estevão Lima de Carvalho; Freitas, Ana Augusta Ferreira (2014) 29

2.3.4 Phân tích tiềm năng của giáo dục khởi nghiệp ở trẻ nhỏ (Francisco J García-Rodríguez, Desiderio Gutiérrez Taño, Inés Ruiz-Rosa, 2019) 30

2.3.5 Vai trò của năng lực bản thân, niềm đam mê kinh doanh và tính sáng tạo trong việc phát triển ý định khởi nghiệp (Macário Neri Ferreira-Neto, Jessyca Lages de Carvalho Castro, José Milton de Sousa-Filho, Bruno de Souza Lessa, 2023) 31

2.3.6 Hỗ trợ doanh nhân học thuật, vốn xã hội và ý định khởi nghiệp xanh: Vốn tâm lý có quan trọng đối với sinh viên trẻ mới tốt nghiệp ở Ả Rập Xê Út không? (Adel Ghodbane, Abdullah M Alwehabie, 2023) 32

2.3.7 Ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp và môi trường khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp thông qua động lực khởi nghiệp ở sinh viên trường dạy nghề tư nhân ở Mojokerto Regency (Sinda Octin Aryati, 2023) 33

Trang 8

2.3.8 Nghiên cứu về tác động của giáo dục khởi nghiệp đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học - được điều chỉnh bởi thái độ khởi nghiệp và được điều tiết bởi các

chính sách khởi nghiệp (Nie Yifan, Jiang Ai, Liu Yu, Wu Yunlandi, 2023) 34

2.4 Khoảng trống nghiên cứu 37

2.5 Mô hình nghiên cứu 37

2.5.1 Các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu 37

2.5.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 45

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47

3.1 Tổng quát về quy trình nghiên cứu 47

3.2 Xây dựng thang đo 49

3.2.1 Mã hóa thang đo đam mê khởi nghiệp (EP) 50

3.2.2 Mã hóa thang đo thái độ khởi nghiệp (EA) 50

3.2.3 Mã hóa thang đo năng lực bản thân (SE) 51

3.2.4 Mã hóa thang đo nhận thức tính khả thi (PF) 52

3.2.5 Mã hóa thang đo vốn xã hội (SC) 53

3.2.6 Mã hóa thang đo giáo dục khởi nghiệp (EE) 54

3.2.7 Mã hóa thang đo ý định khởi nghiệp (EI) 54

3.3 Thiết kế bảng câu hỏi điều tra chính thức 55

3.4 Dữ liệu nghiên cứu 56

3.4.1 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu 56

3.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 57

3.5 Phương pháp xử lý dữ liệu 57

3.6 Phân tích đo lường mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) 59

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 60

4.1 Tình hình khởi nghiệp và xu hướng khởi nghiệp của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh 60

4.2 Phân tích dữ liệu sơ cấp 61

4.2.1 Đặc điểm mẫu khảo sát 61

4.2.2 Thống kê mô tả 61

4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 63

4.2.4 Kiểm định SEM biến bậc 1 67

Trang 9

4.2.5 Kiểm định SEM biến bậc 2 70

4.4 Thảo luận 81

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý 84

5.1 Kết luận 84

5.2 Hàm ý quản trị 85

5.3 Ý nghĩa thực tiễn 86

5.4 Hạn chế 87

Trang 10

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài 35

Bảng 3.1 Bảng thang đo đam mê khởi nghiệp hiệu chỉnh 50

Bảng 3.2 Bảng thang đo thái độ khởi nghiệp hiệu chỉnh 51

Bảng 3.3 Bảng thang đo năng lực bản thân hiệu chỉnh 52

Bảng 3.4 Bảng thang đo nhận thức tính khả thi hiệu chỉnh 52

Bảng 3.5 Bảng thang đo vốn xã hội hiệu chỉnh 53

Bảng 3.6 Bảng thang đo giáo dục khởi nghiệp hiệu chỉnh 54

Bảng 3.7 Bảng thang đo ý định khởi nghiệp hiệu chỉnh 55

Bảng 4.1 Thống kê mô tả (n = 436) 61

Bảng 4.2 Giá trị trung bình 62

Bảng 4.3 Tổng phương sai được giải thích của các biến quan sát 64

Bảng 4.4 Kết quả EFA của các biến độc lập và trung gian 66

Bảng 4.5 Kết quả EFA của biến trung gian và biến phụ thuộc 67

Bảng 4.6 Mô hình đo lường: hệ số tải ngoài, độ tin cậy và giá trị hội tụ 68

Bảng 4.7 Mô hình đo lường: giá trị phân biệt Fornell – Larcker 69

Bảng 4.8 Mô hình đo lường: giá trị phân biệt 70

Bảng 4.9 Mô hình đo lường: hệ số tải ngoài, độ tin cậy và giá trị hội tụ bậc 2 70

Bảng 4.10 Mô hình đo lường: giá trị phân biệt Fornell – Larcker biến bậc 2 72

Bảng 4.11 Mô hình đo lường: giá trị phân biệt biến bậc 2 72

Bảng 4.12 Mức độ phù hợp của mô hình 72

Bảng 4.13 Mức độ dự báo của mô hình 74

Bảng 4.14 Kết quả giả thuyết 75

Bảng 4.15 Kết quả kiểm định MICOM nhóm Kinh tế học – Quản trị kinh doanh tổng hợp (3 bước) 80

Bảng 4.16 Tác động trực tiếp 81

Trang 11

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 1.1 Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo quý (2020 – 2022) 2 Hình 1.2 Số lượng đăng ký doanh nghiệp mới thành lập tại Việt Nam năm 2022 theo

ngành 3

Hình 2.1 Lý thuyết hành vi có kế hoạch 21

Hình 2.2 Phạm vi các nghiên cứu liên quan 22

Hình 2.3 Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp 24

Hình 2.4 Bản đồ các nghiên cứu liên quan 25

Hình 2.5 Mô hình cấu trúc ý định kinh doanh 26

Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu của Peterman và Kennedy (2003) 27

Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu của Cardon và cộng sự (2013) 29

Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu của García-Rodríguez và cộng sự (2019) 30

Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu của Ferreira-Neto và cộng sự (2023) 31

Hình 2.10 Mô hình nghiên cứu của Ghodbane và Alwehabie (2023) 32

Hình 2.11 Mô hình nghiên cứu của Aryati (2024) 33

Hình 2.12 Mô hình nghiên cứu của Yifan và cộng sự (2023) 34

Hình 2.13 Mô hình nghiên cứu đề xuất 46

Hình 3.1 Tổng quát về quy trình nghiên cứu 47

Trang 12

DANH MỤC PHỤ LỤC

Trang

PHỤ LỤC 1: BẢNG THANG ĐO CHƯA HIỆU CHỈNH 102

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 108

PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT 119

PHỤ LỤC 4: MINH CHỨNG KHẢO SÁT 126

PHỤ LỤC 5: BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU 128

PHỤ LỤC 6: BẢNG KẾT QUẢ 130

PHỤ LỤC 7: BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA 144

Trang 13

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo

Trang 14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

Nội dung của chương này bao gồm tổng quan về bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài, xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Từ đó, nhóm tác giả có cái nhìn khái quát về đề tài nghiên cứu và định hướng được những mục tiêu, xác định việc cần làm tiếp theo

1.1 Bối cảnh nghiên cứu

1.1.1 Bối cảnh thực trạng

Những năm gần đây, khởi nghiệp đã trở thành trọng tâm phát triển kinh tế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới (Paco & cộng sự, 2011) Tinh thần khởi nghiệp đang ngày càng thu hút nhiều sự chú ý từ xã hội khi cơ hội kiếm được việc đang ngày càng giảm sút Tinh thần khởi nghiệp được coi là giải pháp trước mắt cho vấn đề thất nghiệp, đặc biệt là ở những sinh viên mới tốt nghiệp (Olokundun & cộng sự, 2018; Wardana & cộng sự, 2020)

Trước tình hình lao động thất nghiệp ngày càng tăng, nhất là trong độ tuổi thanh niên Những năm vừa qua tại Việt Nam, xu hướng khởi nghiệp sáng tạo và đổi mới đang phát triển rất mạnh mẽ và nhận được sự quan tâm từ chính phủ với các chính sách hỗ trợ Theo báo cáo từ công ty nghiên cứu thị trường Statista, trong vòng vài năm Việt Nam đã chứng kiến sự xuất hiện của hơn 3.800 công ty khởi nghiệp, các công ty trên nhận được mức đầu

tư kỷ lục vào năm 2021, trị giá 1.4 tỷ đô la Mỹ giúp cho thị trường khởi nghiệp ngày càng giàu tiềm năng phát triển Theo Tổng Cục Thống Kê, tại Việt Nam số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2022 là hơn 1.08 triệu người, tăng 24.9 nghìn người so với quý trước và giảm 520 nghìn người so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thất nghiệp trong

độ tuổi lao động là 2.32%, tăng 0.04% so với quý trước và giảm 1.24% so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên có độ tuổi từ 15-24 là 7.70%, giảm 0.32% so với quý trước và giảm 1.08% với cùng kỳ năm trước Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, tỷ lệ cơ

sở giáo dục đại học đưa khởi nghiệp thành môn học bắt buộc hoặc tự chọn năm 2020 từ 30% sẽ tăng lên 48% năm 2022 Trong các trường đại học và cao đẳng, khi đưa khởi nghiệp vào chương trình đào tạo sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời tạo ra môi trường sáng tạo tri thức mới Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Statista, số

Trang 15

lượng đăng ký doanh nghiệp mới thành lập tại Việt Nam năm 2022 theo ngành dịch vụ có 103.5 nghìn doanh nghiệp, ngành công nghiệp và xây dựng có 36.29 nghìn doanh nghiệp, ngành nông - lâm - ngư nghiệp có 1.96 nghìn doanh nghiệp Tuy nhiên, lĩnh vực khởi nghiệp ở Việt Nam vẫn còn tương đối mới và thiếu kinh nghiệm Vốn đầu tư vào các công

ty khởi nghiệp tại Việt Nam có sự sụt giảm mạnh trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm

2023 Theo báo cáo đổi mới và đầu tư công nghệ 2023 do Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia và Quỹ đầu tư mạo hiểm do Ventures công bố, vốn đầu tư vào khởi nghiệp tại Việt Nam trong năm 2022 giảm 56% so với năm 2021 (Ventures, 2023)

Hình 1.1 Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo quý (2020 – 2022)

Nguồn: Tổng cục thống kê

2,34

2,85 2,73

2,63 2,42 2,62

3,98 3,56

2,46 2,32 2,28 2,32

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5

Quý III 2020

Quý IV 2020

Quý I 2021

Quý II 2021

Quý III 2021

Quý IV 2021

Quý I 2022

Quý II 2022

Quý III 2022

Quý IV 2022

Số người (nghìn người) Tỷ lệ (%)

Trang 16

Hình 1.2 Số lượng đăng ký doanh nghiệp mới thành lập tại Việt Nam năm 2022 theo

ngành

Nguồn: Công ty nghiên cứu thị trường Statista

Trong thời gian qua, nhận thấy rằng các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã cố gắng tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc gần hơn với khởi nghiệp như các buổi workshop/talk shop khởi nghiệp, các môn học khởi nghiệp, câu lạc bộ khởi nghiệp, Tuy nhiên, việc sinh viên chủ động khởi nghiệp còn khá thấp, đa phần sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ tiếp tục nộp đơn làm việc cho các doanh nghiệp khác Có thể thấy thách thức lớn nhất đối với sinh viên khởi nghiệp trong thời điểm hiện tại là thiếu nguồn lực cho phát triển

và thiếu định hướng về chiến lược

1.1.2 Bối cảnh lý thuyết

Hiện nay, khởi nghiệp được xem là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nước nhà Khởi nghiệp là một chủ đề được quan tâm và được nhiều nhà nghiên cứu khám phá do vai trò của nó trong nền kinh tế và sự phát triển của một khu vực, quốc gia Việc tạo ra việc làm và việc tạo ra thu nhập từ việc thành lập một công ty mới làm cho tinh thần kinh doanh trở thành một hiện tượng xã hội khá nổi bật Ý định khởi nghiệp là một trong những động lực chính trong việc thành lập các dự án kinh doanh mới

và được coi là yếu tố dự báo quan trọng nhất về tinh thần khởi nghiệp (Kautonen & cộng

Dịch vụCông nghiệp và xây dựng

Nông - Lâm - Ngư nghiệp

103,536,29

1,96

Số lượng đăng ký (nghìn)

Trang 17

sự, 2015) Do đó, ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau đến ý định khởi nghiệp phải được nghiên cứu cẩn thận và chi tiết để có được bức tranh rõ ràng về cách thức thực hiện ý định khởi nghiệp Có thể nhận thấy rằng, sinh viên hiện nay chính là đại diện cho các doanh nhân của ngày mai, các kế hoạch và hoạt động của họ sẽ định hình xã hội và sự thịnh vượng của nền kinh tế Vì thế, điều cần quan tâm nhất là sinh viên có bao nhiêu cá nhân có ý định theo đuổi sự nghiệp khởi nghiệp và những ý định đó được hình thành dựa trên các yếu tố nào Ý định của cá nhân sẽ ảnh hưởng đến hành vi của con người, để hiểu và dự đoán được

ý định của một cá nhân là một vấn đề được quan tâm nhiều hiện nay Ngày càng có nhiều bài nghiên cứu liên quan đến ý định khởi nghiệp của giới trẻ, cụ thể là các sinh viên đại học

Một nghiên cứu của Bird (1988) phác thảo ý định khởi nghiệp là trạng thái tinh thần khởi xướng hành động và định hướng thái độ đối với việc tạo dựng doanh nghiệp, là một trạng thái tâm lý cá nhân hướng sự chú ý, năng lượng và hành vi của một doanh nhân hướng tới một mục tiêu cụ thể Một số khái niệm, chẳng hạn như mô hình sự kiện khởi nghiệp (Shapero & Sokol, 1982) và lý thuyết hành vi có kế hoạch (Ajzen, 1991) đã tạo ra nhiều tiền đề khác nhau có thể đo lường ý định khởi nghiệp Nhiều bài nghiên cứu đã dựa trên

Lý thuyết về hành vi có kế hoạch TPB (Ajzen, 1991) xem xét các yếu tố thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên (Z Li & Islam, 2021; Mensah & cộng sự, 2023; Taboroši & cộng sự, 2023) Các nghiên cứu trước đây của Shapero và Sokol (1982), Miralles và cộng

sự (2012), Ayob và cộng sự (2014), Ahuja và cộng sự (2019), Nabil (2021) đều nhằm mục đích kiểm tra ý định của doanh nhân xã hội trong bối cảnh nền kinh tế mới Ngoài ra, có thể nhận thấy tầm quan trọng của trường đại học trong việc định hướng ý định kinh doanh cho sinh viên qua mô hình cấu trúc ý định kinh doanh của Lüthje và Franke (2003), Hanage

và cộng sự (2014) Những bài viết này đã góp phần chứng minh lĩnh vực nghiên cứu về ý định khởi nghiệp Những bài nghiên cứu trên chỉ xác định được các yếu tố ảnh hưởng cơ bản như: nhận thức tính khả thi, thái độ khởi nghiệp, nguồn vốn, … Càng phát triển, tư duy nghiên cứu càng mở rộng Vấn đề khởi nghiệp ngày càng trở nên nổi bật và thay đổi Một

số nhà nghiên cứu có xu hướng khám phá ảnh hưởng của các yếu tố này một cách riêng biệt Các bài nghiên cứu thực nghiệm đã mở rộng mô hình để giải thích và dự đoán thêm các ý định khởi nghiệp của sinh viên hiện nay (Al Bakri, 2017; Hou & cộng sự, 2019; Kaki

& cộng sự, 2022; Othman & cộng sự, 2022) Mô hình mở rộng đã nghiên cứu các nhân tố

Trang 18

khác như: đam mê khởi nghiệp, giới tính, hoàn cảnh gia đình, Những phát hiện này phù hợp với lý thuyết và nghiên cứu hiện có Ngoài ra, ở nghiên cứu của Akhtar và cộng sự (2022) về ý định khởi nghiệp của sinh viên phạm vi chỉ bao gồm các câu trả lời từ các sinh viên kinh doanh và các chủ đề liên quan, sinh viên thuộc các lĩnh vực khác bao gồm các ngành kỹ thuật bị loại khỏi phạm vi nghiên cứu Nhận thấy rằng yếu tố ngành học có tác động rất lớn đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khi có thể tác động lên mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp với đam mê, thái độ, nhận thức tính khả thi Tuy nhiên yếu tố này chưa được nghiên cứu trong các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp trước đây

Do đó, nhóm tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác

động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh Vai trò điều tiết của ngành học” Trong bài nghiên cứu này nhóm tác giả đề xuất kết hợp ba mô hình lý

thuyết hành vi có kế hoạch (Ajzen, 1991), lý thuyết sự kiện khởi nghiệp (Shapero & Sokol, 1982) và mô hình cấu trúc ý định kinh doanh (Lüthje & Franke, 2003) để xem xét các yếu

tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất tác động điều tiết của yếu tố ngành học Từ đó có thể lý giải được nguyên nhân làm giảm ý định khởi nghiệp và đề xuất cho các trường đại học các giải pháp để gia tăng ý định khởi nghiệp cho sinh viên tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, đưa ra các giải pháp nhằm góp phần hỗ trợ ý định khởi nghiệp cho sinh viên

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung

Nghiên cứu các yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh Vai trò điều tiết của ngành học Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất một số hàm ý quản trị và chiến lược marketing cho các trường đại học nhằm góp phần định hướng đúng đắn nâng cao ý định khởi nghiệp cho sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Mục tiêu 1: Phân tích và kiểm định mối quan hệ giữa đam mê khởi nghiệp, thái độ khởi nghiệp, năng lực bản thân, nhận thức tính khả thi, vốn xã hội và ý định khởi nghiệp của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 19

Mục tiêu 2: Phân tích và kiểm định vai trò trung gian của yếu tố đam mê khởi nghiệp, thái

độ khởi nghiệp, năng lực bản thân, nhận thức tính khả thi, vốn xã hội trong mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp

Mục tiêu 3: Phân tích và kiểm định vai trò điều tiết của yếu tố ngành học trong mối quan

hệ giữa giáo dục khởi nghiệp với đam mê khởi nghiệp, thái độ khởi nghiệp và nhận thức tính khả thi

Mục tiêu 4: Đề xuất hàm ý quản trị và chiến lược marketing nhằm giúp các trường đại học nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên và quảng bá về chương trình học của nhà trường nhằm góp phần hỗ trợ ý định khởi nghiệp cho sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Đam mê khởi nghiệp, thái độ khởi nghiệp, năng lực bản thân, nhận thức tính khả thi, vốn xã hội ảnh hưởng như thế nào đến ý định khởi nghiệp?

Câu hỏi 2: Yếu tố đam mê khởi nghiệp, thái độ khởi nghiệp, năng lực bản thân, nhận thức tính khả thi, vốn xã hội có vai trò gì trong mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp?

Câu hỏi 3: Yếu tố ngành học có vai trò gì trong mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp với đam mê khởi nghiệp, thái độ khởi nghiệp, nhận thức tính khả thi?

Câu hỏi 4: Những hàm ý quản trị và chiến lược marketing nào sẽ giúp các trường đại học

hỗ trợ ý định khởi nghiệp cho sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh?

1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

1.4.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đam mê khởi nghiệp, thái độ khởi nghiệp, năng lực bản thân, nhận thức tính khả thi, vốn

xã hội, giáo dục khởi nghiệp, ngành học và ý định khởi nghiệp

1.4.1.2 Đối tượng khảo sát

Độ tuổi: Từ 20-30 tuổi

Trang 20

Thu nhập: Từ 3 triệu trở lên

Khu vực: Các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

1.4.2.1 Không gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trong địa bàn các trường đại học ở các khu vực Quận 3, Quận 5, Quận Gò Vấp, Quận Phú Nhuận, Thành phố Thủ Đức ở Thành phố Hồ Chí Minh

1.4.2.2 Thời gian nghiên cứu

Bài nghiên cứu được thực hiện từ ngày 06/01/2024 đến 06/04/2024

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện phương pháp nghiên cứu hỗn hợp: Nghiên cứu định tính

và nghiên cứu định lượng

1.5.1 Nghiên cứu định tính

Nhóm tác giả tiến hành lược khảo những nghiên cứu cùng đề tài để tổng hợp và lựa chọn

để xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu dự kiến Sau đó, tiến hành phỏng vấn chuyên sâu với 1 Phó Giáo Sư – Tiến sĩ, 1 Thạc Sĩ chuyên ngành kinh tế và 10 sinh viên đang có

ý định khởi nghiệp để điều chỉnh nội dung thang đo cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm thăm dò, tìm hiểu ý kiến, quan điểm của sinh viên có ý định khởi nghiệp và những ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh Khi hiểu rõ được hành vi, thái

độ của đối tượng có thể đưa ra những điều chỉnh cho thang đo nhằm góp phần hỗ trợ định hướng đúng đắn ý định khởi nghiệp cho sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh

1.5.2 Nghiên cứu định lượng

Ở bước này, nhóm tác giả tiến hành khảo sát chính thức offline và online (bao gồm 300 khảo sát offline và 180 online), với cỡ mẫu là 480 Dữ liệu thu thập được lọc bằng chương trình Excel và SPSS, loại bỏ 44 đối tượng không hợp lệ Mẫu dữ liệu cuối cùng là 436 người trả lời hợp lệ Sau khi thu thập và xử lý dữ liệu, sử dụng phần mềm Smart PLS (phiên bản 4.0) để phân tích và đánh giá thang đo được kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Trang 21

và kiểm định SEM Mô hình lý thuyết được kiểm định thông qua phần mềm Smart PLS để xác định mức độ ảnh hưởng của 7 yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại

TP HCM

1.5.3 Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp

Nhóm tác giả tiến hành thu thập các dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu nước ngoài trước đây, sau đó tiến hành phân tích, so sánh và tổng hợp để hình thành các khung lý thuyết, giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu

1.6 Cấu trúc của bài khóa luận

Nội dung chính của đề tài nghiên cứu gồm có 5 chương

Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu

Ở chương này nhóm tác giả trình bày, giới thiệu về bối cảnh nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, đưa ra được đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu

và kết cấu bài khóa luận

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương này trình bày về các khái niệm, cơ sở lý luận, lý thuyết nền liên quan tới chủ đề nghiên cứu Tìm ra các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Thành phố

Hồ Chí Minh thông qua các các nghiên cứu trước đây và từ đó đề xuất giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu thích hợp cho đối tượng nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Ở chương 3 nhóm tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, xây dựng thang đo và bảng câu hỏi khảo sát Đồng thời thiết kế cỡ mẫu, tóm tắt các phương pháp thu thập dữ liệu và đưa

ra những phương pháp xử lý, phân tích số liệu nghiên cứu

Chương 4: Phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập và lọc dữ liệu, nhóm tác giả trình bày và phân tích kết quả ở chương 4 Ở chương 4 nhóm tác giả trình bày kết quả nghiên cứu và đánh giá dữ liệu qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được phân tích thông qua phần mềm SPSS 20, phân tích mô hình đo

Trang 22

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Nội dung của chương này bao gồm các khái niệm, giới thiệu về cơ sở lý thuyết nền và tổng quan các nghiên cứu trước đây dựa trên các lý thuyết nền và nghiên cứu trước đây nhóm tác giả sẽ xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và đề xuất ra mô hình nghiên cứu

và đa dạng hóa thị trường, cải thiện phúc lợi xã hội và rộng hơn là phát triển nền kinh tế.Volkmann và cộng sự (2009) cho rằng khởi nghiệp không chỉ là lập kế hoạch kinh doanh

và bắt đầu thực hiện các dự án mới mà nó còn là sự đổi mới và phát triển những suy nghĩ

và hành động phù hợp với mọi thành phần của nền kinh tế, xã hội và các hệ sinh thái xung quanh Theo Nga và Shamuganathan (2010), khởi nghiệp là việc theo đuổi sự giàu có về kinh tế thông qua các ý tưởng hoặc sáng kiến đổi mới trong một môi trường không chắc chắn với nguồn lực hữu hình hạn chế.Đích đến cuối cùng của định nghĩa khởi nghiệp là tạo ra cơ hội việc làm và dẫn đến phát triển kinh tế (Hessels & Naudé, 2019) Điều quan trọng là khởi nghiệp phải sử dụng nguồn nhân lực có lao động kỹ thuật, kỹ năng và tài năng quản lý (Barot, 2015)

Thông qua các quan điểm trình bày ở trên, khởi nghiệp được coi là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thông qua tạo việc làm, đổi mới và cải thiện phúc lợi con người Quá trình khởi nghiệp bao gồm sự tương tác giữa thái độ, khả năng và nguyện vọng

Trang 23

của một cá nhân, từ đó bố trí nguồn lực hợp lý thông qua việc thành lập các dự án kinh doanh mới Một doanh nhân khởi nghiệp phải có khả năng xác định vấn đề, phát hiện cơ hội, tạo ra sự đổi mới và đưa những ý tưởng này ra thị trường (Insan Bintang, 2023) Điều này có nghĩa là một doanh nhân không nên chỉ bắt chước những gì người khác đang làm trong doanh nghiệp (Szerb & cộng sự, 2020).

2.1.2 Ý định khởi nghiệp (Entrepreneurial Intention)

❖ Khái niệm

Nhà nghiên cứu nước ngoài Bird (1988) là người đầu tiên xác định định nghĩa về ý định khởi nghiệp, theo đó thì ý định khởi nghiệp chính là một trạng thái tâm lý hướng sự chú ý, năng lượng, kinh nghiệm và hành động tới một ý tưởng kinh doanh, định hình hình thức

và định hướng các tổ chức ngay từ khi thành lập Ý định khởi nghiệp thường được định nghĩa là mong muốn của một người sở hữu công việc kinh doanh của riêng mình (Michael, 1996) hoặc bắt đầu kinh doanh (Krueger & cộng sự, 2000)

Theo Moriano và cộng sự (2012) thì ý định khởi nghiệp (EI) được định nghĩa là trạng thái

ý thức đi trước hành động và hướng sự chú ý đến các hành vi khởi nghiệp như bắt đầu một hoạt động kinh doanh mới và trở thành một doanh nhân Một nhận định khác của Dinc và Hadzic (2018) cho rằng ý định khởi nghiệp được coi là một yếu tố thúc đẩy hành vi khởi nghiệp của doanh nhân, nó thường được xem là yếu tố chính cần phải đánh giá và xem xét trong hành động của cá nhân khi bắt đầu việc kinh doanh

Khái niệm mới nhất mà nhóm tác giả tìm hiểu được là của Yifan và cộng sự (2023) cho rằng ý định khởi nghiệp chính là thái độ chủ quan của các doanh nhân tiềm năng dù có tham gia vào hoạt động khởi nghiệp hay không, quyết định thành lập một doanh nghiệp mới là một hành vi cá nhân có chủ ý và có kế hoạch Vì vậy có thể nhận thấy, ý định khởi nghiệp của cá nhân là một trong những yếu tố dự báo hiệu quả nhất về hành vi khởi nghiệp Các học giả nước ngoài nghiên cứu và phát hiện ra các thành phần của ý định khởi nghiệp chủ yếu là tính đổi mới, nhu cầu của thị trường, tính khả thi, lợi nhuận và tinh thần đồng đội (Dawoud & cộng sự, 2022) Nguồn gốc và các yếu tố cấu thành trên là những yếu tố then chốt dẫn đến thành công trong khởi nghiệp của các doanh nhân trẻ

❖ Đo lường

Trang 24

Nhận thấy yếu tố thái độ khởi nghiệp đã được các học giả nghiên cứu và đưa ra nhiều khái niệm khác nhau qua từng thời kỳ ở nhiều quốc gia khác nhau Ở bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã kế thừa khái niệm với thang đo của Yifan và cộng sự (2023) để đo lường thái độ khởi nghiệp đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên bởi vì có sự tương đồng giữa các biến quan sát của tác giả Yifan và cộng sự (2023)

2.1.3 Đam mê khởi nghiệp (Entrepreneurial Passion)

❖ Khái niệm

Joseph Schumpeter (1951) định nghĩa rằng niềm đam mê (Passion) là yếu tố quan trọng của sự thành công và thăng tiến trong xã hội trong mọi bước đi của cuộc sống, và Bird (1988) lập luận rằng các doanh nhân là những người đam mê, tràn đầy năng lượng cảm xúc, có động cơ thúc đẩy và tinh thần Vượt ra ngoài niềm đam mê nói chung, khái niệm niềm đam mê kinh doanh đã nhận được sự quan tâm của giới học thuật trong suốt thập kỷ qua và một khung lý thuyết đa dạng về niềm đam mê kinh doanh đã được hình thành, bao gồm: niềm đam mê công việc (Smith & cộng sự, 2001), mô hình nhị nguyên của niềm đam

mê (Vallerand & cộng sự, 2003), niềm đam mê kinh doanh (Cardon & cộng sự, 2005, 2009) và niềm đam mê được nhận thức (Chen & cộng sự, 2009)

Ở nghiên cứu của Cardon và cộng sự (2005) nhận định đam mê là cốt lõi của tinh thần khởi nghiệp, với sự không chắc chắn mức độ thành công của việc tung ra các sản phẩm và dịch

vụ mới cũng như những thách thức trong việc phát triển các tổ chức mới với nguồn lực còn khá hạn chế, niềm đam mê sẽ trở thành động lực chính cho hành vi khởi nghiệp Đam mê

là trọng tâm của tinh thần kinh doanh vì nó có thể thúc đẩy sự sáng tạo và nhận biết các

mô hình thông tin mới quan trọng đối với việc khám phá và khai thác các cơ hội đầy hứa hẹn (Baron, 2008) (Sundararajan & Peters, 2007)

Theo Cardon và cộng sự (2009) định nghĩa niềm đam mê kinh doanh là những cảm xúc tích cực mãnh liệt có thể tiếp cận được một cách có ý thức khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh gắn liền với những vai trò có ý nghĩa đối với tổ chức

Theo Othman và cộng sự (2022) niềm đam mê khởi nghiệp là thái độ tích cực từ một người hướng tới một hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân họ và niềm đam mê kinh doanh là quan trọng đối với các doanh nhân tương lai phải có vì nó sẽ thúc đẩy ý định kinh

Trang 25

doanh và ảnh hưởng đến việc ra quyết định khởi nghiệp Niềm đam mê sẽ thúc đẩy và tiếp thêm năng lượng cho mọi người theo đuổi các hoạt động có ý nghĩa một cách bền vững

❖ Đo lường

Nhận thấy đam mê khởi nghiệp có rất nhiều định nghĩa khác nhau và thay đổi theo thời gian Ở bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã kế thừa khái niệm của Cardon và cộng sự (2009) với thang đo của Cardon và cộng sự (2013) để đo lường đam mê khởi nghiệp đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên bởi vì có sự tương đồng giữa các biến quan sát của tác giả Cardon và cộng sự (2009, 2013)

2.1.4 Thái độ khởi nghiệp (Entrepreneurial attitude)

❖ Khái niệm

Thái độ đối với hành vi là mức độ mà các cá nhân có những đánh giá hoặc phán xét tích cực hoặc tiêu cực đối với một số hành vi nhất định (Ajzen, 1991) Thái độ khởi nghiệp theo Studi và cộng sự (2018) là sự sẵn sàng của mỗi cá nhân trong việc đáp ứng một cách nhất quán với những đặc điểm mà một doanh nhân phải có, như là nhìn vào nhiệm vụ và kết quả, thích thử thách và luôn tự tin, dám chấp nhận rủi ro và luôn muốn đổi mới, hướng tới tương lai

Thái độ theo Octavia (2019) chính là một hành động thể hiện tình cảm dù tiêu cực hay tích cực đối với một đối tượng nào đó, chẳng hạn là con người, ý tưởng, biểu tưởng hay lý tưởng, Kuswanto và cộng sự (2022) nhận định thái độ chính là một phản ứng đối với một đối tượng cụ thể dưới dạng tích cực hoặc tiêu cực Được thể hiện dưới dạng đồng ý hay không đồng ý cũng như thích hoặc không thích đối tượng đó

Theo Prayoga và cộng sự (2023) thái độ chính là mức độ mà một cá nhân có đánh giá tích cực hoặc tiêu cực về một hành vi được đề cập Nó đề cập đến cách một sinh viên suy nghĩ

và cảm nhận về tinh thần kinh doanh Thái độ khởi nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành ý định khởi nghiệp của sinh viên (Taneja & cộng sự, 2024).Theo Yifan và cộng sự (2023) thái độ khởi nghiệp nội sinh và ngoại sinh bao gồm thái độ đối với sự độc lập, thách thức, thành tích, quyền lực, sự giàu có và sự công nhận của xã hội

Trang 26

❖ Đo lường

Nhận thấy yếu tố thái độ khởi nghiệp đã được các học giả nghiên cứu và đưa ra nhiều khái niệm khác nhau qua từng thời kỳ ở nhiều quốc gia khác nhau Ở bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã kế thừa khái niệm với thang đo của Yifan và cộng sự (2023) để đo lường thái độ khởi nghiệp đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên bởi vì có sự tương đồng giữa các biến quan sát của tác giả Yifan và cộng sự (2023)

2.1.5 Năng lực bản thân (Self-Efficacy)

❖ Khái niệm

Nghiên cứu của Bandura (1999) cho rằng, năng lực bản thân là nhận thức về khả năng của một người, dùng để thực hiện một hành động cụ thể nào đó Nó phù hợp trong lĩnh vực giáo dục nơi giảng viên phải đối mặt với những thách thức bất tận đòi hỏi cao về sự sáng tạo, khả năng phục hồi và động lực Định nghĩa này mô tả cách các hành động, hành vi, nhận thức và môi trường tương tác với nhau theo cách tự động viên Những cá nhân có mức độ tự tin vào năng lực bản thân cao đối với một công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể có nhiều khả năng kiên trì với nhiệm vụ đó hơn những cá nhân có mức độ tự tin vào năng lực bản thân thấp Năng lực bản thân phản ánh sự tự tin vào khả năng kiểm soát động cơ, hành

vi và môi trường xã hội của chính mình

Trong một nghiên cứu khác, Schmidt và Bohnenberger (2009) đã nghiên cứu cơ sở khái niệm năng lực bản thân là sự đánh giá nhận thức của một người về khả năng huy động động lực, nguồn lực nhận thức và các hành động cần thiết để thực hiện quyền kiểm soát về các sự kiện trong cuộc đời bạn Nghiên cứu của Rocha và Freitas (2014) đã kế thừa và tiếp tục nghiên cứu dựa trên khái niệm trên

Một nghiên cứu của Flammer (2015) nhận định năng lực bản thân đề cập đến khả năng của

cá nhân trong việc tạo ra những tác động quan trọng Những người nhận thức được khả năng tạo ra sự khác biệt sẽ cảm thấy hài lòng và sẽ đưa ra sáng kiến, những người tự cho mình là bất lực sẽ không có động cơ hành động Năng lực bản thân của doanh nhân cũng được xây dựng từ lý thuyết nhận thức xã hội để hiểu cách xây dựng năng lực bản thân của doanh nhân thông qua kinh nghiệm, học tập, xã hội và tâm lý (A Setiawan, 2023)

Trang 27

❖ Đo lường

Nhận thấy yếu tố năng lực bản thân đã được các học giả nghiên cứu và đưa ra nhiều khái niệm khác nhau qua từng thời kỳ ở nhiều quốc gia khác nhau Ở bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã kế thừa khái niệm của Schmidt và Bohnenberger (2009) và thang đo của Rocha

và Freitas (2014) để đo lường năng lực bản thân đối với ý định khởi nghiệp vì nhận thấy được sự tương đồng giữa các biến quan sát

2.1.6 Nhận thức tính khả thi (Perceived Feasibility)

❖ Khái niệm

Nhận thức tính khả thi và xu hướng hành động là được coi là tiền đề trực tiếp của ý định kinh doanh (Peterman & Kennedy, 2003) Nhận thức tính khả thi là mức độ mà mọi người tin rằng họ có khả năng thực hiện một hành vi cụ (Krueger & cộng sự, 2000; Liñán & cộng

sự, 2011) Có thể thấy một người tin rằng bản thân họ có đủ kiến thức và nguồn lực cần thiết để trở thành chủ một doanh nghiệp chính là nhận thức được tính khả thi của ý định Nhận thức về tính khả thi có thể so sánh được với khái niệm kiểm soát hành vi (Ajzen, 1991)

Theo Boukamcha (2015) cho rằng nhận thức tính khả thi đối với ý định khởi nghiệp chính

là mức độ mà mọi người tin rằng việc khởi nghiệp là thực tế và khả thi Theo Liñán và cộng sự (2011) thì các khái niệm này được dùng để đo lường mức độ năng lực của một cá nhân trong việc thực hiện một hành vi nhất định hoặc trong trường hợp bản thân có ý định muốn thành lập một doanh nghiệp

Trong một nghiên cứu García-Rodríguez và cộng sự (2019) đã tiếp tục nghiên cứu từ kết quả của Peterman và Kennedy (2003) để xác định tác động của tính khả thi nhận thức đối với việc khởi nghiệp Các mục được sử dụng trong thang đo ý định được phỏng theo thang

đo được phát triển bởi Peterman và Kennedy (2003) để đo lường ý định khởi nghiệp, tính khả thi và mức độ mong muốn khởi nghiệp

Trang 28

❖ Đo lường

Nhận thấy yếu tố nhận thức tính khả thi đã được các học giả nghiên cứu và đưa ra nhiều khái niệm khác nhau qua từng thời kỳ ở nhiều quốc gia khác nhau Ở bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã kế thừa khái niệm của Peterman và Kennedy (2003) và thang đo của García-Rodríguez và cộng sự (2019) để đo lường nhận thức tính khả thi đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên vì nhận thấy được sự tương đồng giữa các biến quan sát

2.1.7 Vốn xã hội (Social Capital)

❖ Khái niệm

Khái niệm vốn xã hội bắt đầu trở nên phổ biến vào năm 1980 với công trình nghiên cứu của Richardson (1985) và Coleman (1988) Nahapiet và Ghoshal (1998) định nghĩa vốn xã hội là tổng các nguồn lực thực tế và tiềm năng được gắn bên trong, sẵn có thông qua và bắt nguồn từ mạng lưới các mối quan hệ mà một cá nhân hoặc đơn vị xã hội sở hữu

Shirokova và cộng sự (2016) định nghĩa vốn xã hội là các nguồn lực thực tế và tiềm năng

là một phần và có thể truy cập được thông qua mạng lưới các mối quan hệ mà một cá nhân

sở hữu Neergaard và cộng sự (2005) lập luận rằng mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng hầu hết các định nghĩa về vốn xã hội đều dựa trên mối liên hệ chặt chẽ của nó với mạng lưới xã hội; vốn xã hội được hình thành và duy trì thông qua các tương tác xã hội Khái niệm vốn xã hội giải thích bối cảnh và cộng đồng ảnh hưởng như thế nào đến khả năng của các doanh nhân trong việc thu hút các nguồn lực kinh tế và xã hội (Dahl & Sorenson, 2009; McKeever & cộng sự, 2014)

Tất cả các khái niệm về vốn xã hội tập trung vào các mối quan hệ xã hội và các yếu tố chính của nó bao gồm mạng lưới xã hội, sự tham gia của công dân, các chuẩn mực có qua

có lại và niềm tin tổng quát Rộng hơn, nó được định nghĩa là tài sản chung dưới dạng các chuẩn mực, giá trị, niềm tin, mạng lưới, quan hệ xã hội và các yếu tố khác tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác và hành động tập thể vì lợi ích chung (Bhandari & Yasunobu, 2009)

Vốn xã hội bao gồm các kết nối xã hội của một cá nhân trong gia đình, mạng lưới xã hội

và nghề nghiệp, bạn bè và các mạng lưới hỗ trợ đã biết khác, bao gồm các nhà đầu tư,

Trang 29

khách hàng tiềm năng, cơ cấu tài trợ như chủ ngân hàng Nó là một yếu tố quan trọng trong việc nhận ra các cơ hội kinh doanh, tạo ra và phát triển doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Stam & cộng sự, 2014) Một nghiên cứu của Ghodbane & Alwehabie (2023) đã phát triển và khẳng định rằng vốn xã hội của doanh nhân có thể tăng cường khả năng tâm lý của họ Nghiên cứu đã đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ bền chặt, bao gồm cả sự hỗ trợ từ gia đình hoặc vợ/chồng, trong quá trình chuyển đổi sang kinh doanh

❖ Đo lường

Nhận thấy yếu tố vốn xã hội đã được các học giả nghiên cứu và đưa ra nhiều khái niệm khác nhau qua từng thời kỳ Ở bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã kế thừa khái niệm của Stam và cộng sự (2014) và thang đo của Ghodbane và Alwehabie (2023) để đo lường vốn

xã hội đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên vì nhận thấy được sự tương đồng giữa các biến quan sát

2.1.8 Giáo dục khởi nghiệp (Entrepreneurship education)

❖ Khái niệm

Theo Keat và cộng sự (2011), giáo dục khởi nghiệp là tập hợp các bài giảng, khóa học hoặc chương trình được thiết kế để trang bị cho sinh viên những năng lực, khả năng và kiến thức kinh doanh thiết yếu nhằm phát triển sự nghiệp của họ với tư cách là doanh nhân Giáo dục khởi nghiệp cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng và kích thích tư duy khởi nghiệp (Gibb & cộng sự, 2012)

Theo Ginanjar (2016) định nghĩa giáo dục khởi nghiệp là một khóa học được cung cấp bởi các trường đại học dạy lý thuyết và thực hành khởi nghiệp Theo Listyaningsih và cộng sự (2023) giáo dục khởi nghiệp là một trong những nhu cầu chiến lược đã được cộng đồng và các trường đại học chấp nhận nhằm khuyến khích phát triển kinh tế đất nước Giáo dục khởi nghiệp đã được giảng dạy rộng rãi trong các cơ sở giáo dục đại học và được đưa vào chương trình giảng dạy Khóa học này được áp dụng dưới hình thức thực hành vật chất và kinh doanh

Trang 30

Một nghiên cứu của Yifan và cộng sự (2023) cho rằng giáo dục khởi nghiệp không chỉ cung cấp kiến thức và kỹ năng liên quan đến khởi nghiệp mà còn góp phần trau dồi phẩm chất khởi nghiệp của sinh viên, giúp hình thành các giá trị khởi nghiệp tích cực trong sinh viên

❖ Đo lường

Nghiên cứu trước đây của Liwen và cộng sự (2015) cho rằng giáo dục khởi nghiệp có thể nâng cao và ảnh hưởng tới các kiến thức về khởi nghiệp, khả năng khởi nghiệp và thái độ khởi nghiệp của sinh viên đại học, ngoài ra còn có tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Wei (2007) và Z Li (2020) cùng nhận định rằng giáo dục lý thuyết, giáo dục thực hành và không khí của giáo dục khởi nghiệp đều là những yếu tố quan trọng trong hệ thống giảng dạy giáo dục khởi nghiệp Nghiên cứu của Yifan và cộng sự (2023) chia giáo dục khởi nghiệp thành giáo dục lý thuyết, giáo dục thực hành và bầu không khí của giáo dục để thảo luận về tác động của các yếu tố trong giáo dục khởi nghiệp đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học Do đó trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ xem xét giáo dục khởi nghiệp như một yếu tố bật cao, đồng quan điểm với nghiên cứu của Yifan và cộng

sự (2023) Nghiên cứu này đã kế thừa khái niệm với thang đo của Yifan và cộng sự (2023)

để đo lường giáo dục khởi nghiệp đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên Biến giáo dục khởi nghiệp trở thành biến bậc 2 duy nhất trong bài nghiên cứu này

2.1.9 Ngành học (Majors)

❖ Khái niệm

Tùy theo sở thích cá nhân, mỗi người có thể chọn cho mình một ngành học muốn theo đuổi Chuyên ngành ở trường cao đẳng hoặc đại học là lĩnh vực nghiên cứu cụ thể Mỗi sinh viên đăng ký vào đại học hoặc cao đẳng đều cần phải chọn một chuyên ngành Chuyên ngành sẽ quyết định loại khóa học nào mà người đó sẽ tham gia, ngoài các yêu cầu cốt lõi của sinh viên, có thể khác nhau tùy thuộc vào trường đại học của họ

Trong mỗi trường đều có các khoa như kinh doanh hoặc khoa học Trong các khoa đó, có những chuyên ngành mà sinh viên có thể chọn Trong kinh doanh, sinh viên có thể chọn từ tài chính, tiếp thị và bán hàng Trong khoa học, sinh viên có thể chọn sinh học, hóa học hoặc vật lý Và như thế, chuyên ngành của sinh viên sẽ giúp họ quyết định loại nghề nghiệp

Trang 31

họ có thể chọn theo đuổi sau khi tốt nghiệp đại học Thông thường các trường cao đẳng và đại học sẽ cung cấp các chuyên ngành (đôi khi được gọi là tập trung) trong một chương trình chuyên ngành và bằng cấp cụ thể để cho phép sinh viên tập trung hơn nữa vào khóa học của mình Lĩnh vực nghiên cứu của sinh viên tập trung vào khi theo đuổi bằng cấp thường được gọi là chuyên ngành của họ (AIU: Online College Degree Programs & Courses) Chuyên ngành là môn học trọng tâm trong quá trình học tập của sinh viên ở trường đại học (Trang Web của Đại học Waterloo - University of Waterloo)

Kotler và Keller (2021) nhấn mạnh rằng marketing không thể hoạt động độc lập mà phải được tích hợp chặt chẽ với các chức năng khác trong doanh nghiệp Marketing liên kết và

hỗ trợ các lĩnh vực quản trị khác như: quản trị tài chính, quản trị sản xuất và chuỗi cung ứng, quản trị nguồn nhân lực Một số trường đại học như Trường Đại Học Kinh Tế - Kỹ Thuật Công Nghiệp đưa môn học quản trị chuỗi cung ứng l à học phần tự chọn thuộc khối kiến thức chuyên ngành trong chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Quản trị kinh doanh trong năm 2020, Trường Đại Học Quốc tế Miền Đông cũng đưa quản trị chuỗi cung ứng thành một trong 8 chuyên ngành của ngành quản trị kinh doanh (Đại học Quốc Tế Miền Đông, 2024) Từ những cơ sở đó, nhóm tác giả đã tích hợp hai ngành marketing và quản trị chuỗi cung ứng vào nhóm quản trị kinh doanh tổng hợp

Hai ngành marketing và quản trị chuỗi cung ứng không gộp vào nhóm ngành kinh tế học

do ngành kinh tế thường tập trung vào việc nghiên cứu các quy luật, nguyên tắc và lý thuyết kinh tế, bao gồm kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô (Adam, 2024) Trong khi đó, quản trị kinh doanh (bao gồm marketing và quản trị chuỗi cung ứng) có tính chất thực tiễn cao hơn, tập trung vào việc áp dụng các nguyên tắc kinh tế và các chiến lược cụ thể để quản lý và điều hành doanh nghiệp Ở nghiên cứu này, nhóm ngành kinh tế học được phân thành một nhóm riêng chỉ bao gồm ngành kinh tế

PGS.TS Đặng Văn Thanh cho rằng, kế toán không thuần túy là bộ phận cấu thành của hệ công cụ quản lý kinh tế - tài chính mà còn là một khoa học quản lý luôn đi cùng và đổi mới cùng cơ chế quản lý kinh tế tài chính (Đức Minh, 2022) Cũng theo đó, trang web trường đại học City University London (2024) cho rằng cả hai môn học kế toàn và tài chính doanh nghiệp đều xem xét các giao dịch tài chính bên trong và giữa các tổ chức, yêu cầu sinh viên phải có khả năng tính toán cao và hiểu biết tốt về cách thức hoạt động của doanh nghiệp

Trang 32

(City University London, 2024) Do đó, nhóm tác giả đã tích hợp ngành kế toán và tài chính doanh nghiệp thành nhóm ngành kế toán – tài chính

Đối với nhóm ngành kỹ thuật, do phạm vi nghiên cứu của đề tài đa số thuộc các khoa cơ khí, điện lạnh, ô tô, … tại các trường đại học được khảo sát nên nhóm tác giả đề xuất các ngành trên vào nhóm ngành kỹ thuật để thuận tiện cho việc phân tích dữ liệu

Ngành học có thể góp phần thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên sau khi ra trường Muốn chủ động trở thành một doanh nhân, phải cần rất nhiều sự chuẩn bị Mỗi ngành học

sẽ có những chương trình đào tạo khác nhau, đa số các ngành về kinh tế sẽ có những khóa học đào tạo về khởi nghiệp cho sinh viên, qua đó có thể thấy ngành học có thể là yếu tố giúp điều tiết mối quan hệ với ý định khởi nghiệp

2.2 Các lý thuyết nền có liên quan

2.2.1 Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB – Theory of Planned Behavior)

Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of planned behavior - TPB) được phát triển bởi Icek Ajzen TPB là sự mở rộng và tiếp nối của lý thuyết hành vi hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) của Ajzen và Fishbein (1975) TPB bổ sung thêm một thành phần mới chính

là nhận thức kiểm soát hành vi Theo lý thuyết hành vi có kế hoạch, việc thực hiện một hành vi là chức năng chung của ý định và nhận thức kiểm soát hành vi Vì dự đoán chính xác, phải đáp ứng nhiều điều kiện Đầu tiên, các thước đo về ý định và nhận thức kiểm soát hành vi phải tương ứng với (Ajzen & Fishbein, 1977) hoặc tương thích với (Ajzen, 1988) hành vi được dự đoán Nghĩa là, ý định và nhận thức về quyền kiểm soát phải được đánh giá trong mối quan hệ với hành vi cụ thể được quan tâm và bối cảnh cụ thể phải giống với bối cảnh diễn ra hành vi đó Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) chỉ ra rằng lý thuyết này cung cấp một khung khái niệm hữu ích để giải quyết những vấn đề phức tạp của hành vi xã hội con người

Quá trình hình thành ý định chịu sự tác động của 3 yếu tố chính gồm thái độ cá nhân, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi (Ajzen, 1991) Khi thái độ và chuẩn mực chủ quan càng thuận lợi, khả năng kiểm soát được nhận thức càng lớn thì ý định thực hiện hành vi được đề cập càng mạnh mẽ (Ajzen, 1991; Bosnjak & cộng sự, 2020) Thái độ đối với hành

vi, chuẩn mực chủ quan đối với hành vi và nhận thức về khả năng kiểm soát hành vi thường

Trang 33

được dùng để dự đoán ý định hành vi với độ chính xác cao Cụ thể, hành vi của con người

sẽ bắt nguồn từ thái độ của họ đối với phản ứng về hành vi đó Thái độ tích cực đối với một hành vi cụ thể sẽ kích thích con người xem xét các yếu tố như áp lực xã hội và sự ủng

hộ từ người thân, được gọi là quy chuẩn chủ quan Quy chuẩn chủ quan này sẽ hình thành

ý định thực hiện hành vi và được thể hiện thông qua kế hoạch hoặc khả năng của cá nhân trong một ngữ cảnh cụ thể, từ đó sinh ra nhận thức kiểm soát hành vi Chủ đích, nhận thức

về kiểm soát hành vi, thái độ đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan, mỗi cái đều bộc lộ một khía cạnh khác nhau của hành vi và mỗi cái có thể phục vụ như một điểm tấn công trong nỗ lực thay đổi nó Nền tảng cơ bản của niềm tin cung cấp những mô tả chi tiết cần thiết để có được thông tin thực chất về các yếu tố quyết định hành vi

Lý thuyết hành vi có kế hoạch đã được nghiên cứu thực nghiệm trong hơn 4.200 bài báo khiến nó trở thành một trong những lý thuyết được áp dụng nhiều nhất trong lĩnh vực xã hội và hành vi (Bosnjak & cộng sự, 2020) Lý thuyết TPB (Ajzen, 1991) được kiểm chứng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là y tế, giáo dục và tài chính Ngoài ra, TPB cũng đang được mở rộng để áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau chẳng hạn như: quản lý, tiếp thị, môi trường và kinh tế học TPB có nhiều thành tựu nghiên cứu do giải thích hành vi của con người khá chính xác, phạm vi ứng dụng đang được mở rộng, có thể ứng dụng để đưa ra chiến lược hấp dẫn và bổ sung yếu tố kiểm soát hành vi vào mô hình, yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định và hành vi của cá nhân

Trang 34

Trong đó thái độ chính là cảm giác của một cá nhân đối với hành vi mà họ quan tâm theo

xu hướng thuận lợi hoặc không thuận lợi, tích cực hoặc tiêu cực Chuẩn chủ quan là ảnh hưởng của áp lực xã hội đối với quyết định thực hiện hay không thực hiện một hành vi Nhận thức kiểm soát hành vi là việc phản ánh cá nhân cảm nhận về độ dễ dàng hoặc khó khăn khi thực hiện hành vi, phụ thuộc vào sự có sẵn của nguồn lực và cơ hội trong ngữ cảnh đó

Nhóm tác giả đã sử dụng VOSviewer để phân tích những nghiên cứu trước đây của lý thuyết TPB Kết quả cho thấy các nghiên cứu trước đây được áp dụng trong các hướng nghiên cứu chính như: hành vi trong lĩnh vực y khoa, hành vi trong lĩnh vực khoa học xã hội (bao gồm quản trị kinh doanh, marketing, ), hành vi trong lĩnh vực công nghệ - kỹ thuật và hành vi trong lĩnh vực khoa học môi trường và phát triển bền vững Ngoài ra, lý thuyết TPB còn được phát triển trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau và đang không ngừng được mở rộng

Hình 2.2 Tổng hợp các xu hướng nghiên cứu của lý thuyết TPB

Nguồn: Trích thư mục Scopus từ phần mềm VOSviewer

Trang 35

Tóm lại, lý thuyết TPB có nhiều thành tựu nghiên cứu do giải thích hành vi của con người khá chính xác, nên ở bài nghiên cứu này nhóm tác giả sử dụng TPB làm lý thuyết chính để

đo lường các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

2.2.2 Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp của Shapero và Sokol 1982 (The Entrepreneurial Event – SEE)

Dựa trên lý thuyết hành vi, Shapero và Sokol (1982) đã đề xuất mô hình sự kiện khởi nghiệp (SEE) để nghiên cứu về ý định khởi nghiệp Lý thuyết cho rằng, một người sẽ xuất phát ý định khởi nghiệp khi họ bắt đầu tìm ra cơ hội khởi nghiệp mang tính khả thi và mong muốn nắm lấy cơ hội đó (Shapero & Sokol, 1982) Mô hình giúp xác định sự tương tác của nhận thức cá nhân đến mối quan hệ giữa các yếu tố văn hóa, xã hội đến sự ra đời của doanh nghiệp (Miralles & cộng sự, 2012; Shapero & Sokol, 1982) Ý định khởi nghiệp của một cá nhân xuất hiện khi họ nhận thấy tính khả thi của cơ hội đó Tuy nhiên để biến

ý định thành việc hành động để bắt đầu doanh nghiệp thì hoạt động lao động và học tập hằng ngày cũng như những thay đổi trong cuộc sống của doanh nhân cũng là những yếu tố

vô cùng quan trọng (Shapero & Sokol 1982)

Nghiên cứu của Walstad và Kourilsky (1998) đã tiến hành đo lường thái độ và sự hiểu biết của những thanh niên ở Mỹ Kết quả chỉ ra rằng, thanh niên sống tại Mỹ muốn thực hiện các hoạt động kinh doanh và họ mong muốn được học về giáo dục kinh doanh nhiều hơn Peterman và Kennedy (2003) đã nghiên cứu hiệu quả của chương trình bắt đầu kinh doanh (Young Achievement Australia, YAA) Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sau khi tham gia chương trình YAA, sinh viên sẽ có nhận thức cao hơn về mức độ mong muốn và tính khả thi về việc phát triển một doanh nghiệp mới cao hơn so với trước khi tham gia chương trình Vecianne và cộng sự (2005) đã sử dụng mô hình TPB và SEE để phân tích về dự định bắt đầu khởi nghiệp của sinh viên ở các trường đại học Kết quả cho thấy có ở các quốc gia khác nhau thì các yếu tố sẽ có sự tác động khác nhau

Trang 36

Hình 2.3 Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp

Nguồn: Shapero và Sokol (1982)

Trong đó: Yếu tố hoàn cảnh là các yếu tố tác động đến “sự kiện khởi nghiệp” của 1 cá nhân, có thể chia thành 3 loại: thay đổi tiêu cực trong cuộc sống (ly hôn, mất việc, …), yếu

tố tích cực (hỗ trợ tài chính, hợp tác chiến lược với đối tác, …) và các yếu tố trung gian Cảm nhận về mong muốn là những khao khát của một cá nhân khi bắt đầu khởi nghiệp Theo Shapero và Sokol (1982), để cá nhân cảm nhận sự khao khát và mong muốn khởi nghiệp, xã hội cần thể hiện một hình ảnh tích cực với các giá trị sáng tạo, sẵn sàng đối mặt với rủi ro và thách thức, đồng thời khuyến khích tinh thần mạo hiểm Cảm nhận về tính khả thi là những khả năng mà cá nhân nhận thấy khi bắt đầu khởi sự Theo Shapero và Sokol (1982), các nguồn lực bên ngoài như tài chính, thông tin và kinh nghiệm, đóng góp vào việc tăng cường cảm nhận về tính khả thi cá nhân

Đối với mô hình SEE sau khi được dùng phần mền VOSviewer để phân tích, nhóm tác giả nhận thấy rằng lý thuyết trên được sử dụng của yếu trong nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh Bao gồm nghiên cứu các yếu tố liên quan đến dự định, khởi nghiệp của cá nhân như: tinh

Nhập cư

Nhân tố đẩy tiêu cực Bất mãn trong

công việc

Không phù hợp

Nhân tố đẩy tích cực

Cảm nhận về mong muốn

Sự kiện khởi nghiệp

Trang 37

thần kinh doanh, ý định khởi nghiệp, hành vi dự định, giáo dục đại học và nhiều yếu tố khác Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây đã kết hợp giữa hai mô hình lý thuyết TPB và

mô hình lý thuyết SEE để phân tích dự định khi bắt đầu khởi nghiệp của sinh viên ở các trường đại học

Hình 2.4 Bản đồ các nghiên cứu liên quan

Nguồn: Trích thư mục Scopus từ phần mềm VOSviewer

Mô hình xác định sự ra đời của doanh nghiệp thông qua sự tương tác của nhận thức cá nhân đến mối quan hệ giữa các yếu tố văn hóa, xã hội (Miralles & cộng sự, 2012; Shapero

Trang 38

Trong nghiên cứu này, những sinh viên tốt nghiệp có thể được coi là nguồn quan trọng của những người sáng lập doanh nghiệp trong tương lai Tương tự nghiên cứu của Autio và cộng sự (1997) những người trả lời được yêu cầu đánh giá khả năng tự làm chủ trong tương lai gần sau khi tốt nghiệp Các nghiên cứu khác khám phá tác động của môi trường đại học đến hoạt động khởi nghiệp tập trung nhiều vào giảng viên và nhân viên trường đại học hơn

là sinh viên (BenDaniel, 1999)

Hình 2.5 Mô hình cấu trúc ý định kinh doanh

Nguồn: Lüthje và Franke (2003)

Trong đó: Xu hướng chấp nhận rủi ro là khả năng sẵn sàng đối mặt với các tổn thất phát sinh do rủi ro trong quá trình kinh doanh (Luthje & Franke, 2004) Vị trí kiểm soát nội bộ

là mức độ mà 1 cá nhân tin rằng họ có quyền lực đối với các sự kiện trong đời, đồng thời

có khả năng kiểm soát các hoạt động kinh doanh và kết quả của những hành động đó (Luthje & Franke, 2003) Rào cản nhận thức là trở ngại xuất hiện trong quá trình nhận thức, phản ánh và tái hiện trong tiềm thức của cá nhân với ý định kinh doanh, đặc biệt là khó khăn từ phía môi trường kinh doanh (Luthje & Franke, 2003)

2.3 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài trước đây

Không được sự hỗ trợ

Rào cản nhận được

Thái độ đối với khởi nghiệp

Đặc điểm tính cách

Trang 39

2.3.1 Giáo dục doanh nghiệp ảnh hưởng tới học sinh Nhận thức của tinh thần kinh doanh (Nicole E Peterman; Jessica Kennedy, 2003)

Nghiên cứu này xem xét tác động của việc tham gia vào một chương trình đào tạo doanh nghiệp đối với nhận thức về sự mong muốn và tính khả thi của việc bắt đầu kinh doanh

Dữ liệu được thu thập vào đầu chương trình YAA (Young Achievement Australia) đã xác nhận rằng tính tích cực của kinh nghiệm trước đây của một người ảnh hưởng đến nhận thức

về mong muốn khởi nghiệp kinh doanh Tính tích cực của kinh nghiệm trước đây không liên quan đến nhận thức về tính khả thi, cũng như bề rộng kinh nghiệm không liên quan đến nhận thức về mức độ mong muốn Điều thú vị là việc tiếp xúc với chương trình giáo dục doanh nghiệp và nhận thức về tính khả thi có liên quan với nhau, trong khi không tìm thấy mối quan hệ nào giữa bề rộng và tính tích cực của kinh nghiệm cũng như nhận thức

về tính khả thi Những người tham gia YAA sẽ có nhận thức cao hơn về mức độ mong muốn và tính khả thi so với nhóm đối chứng Phân tích bổ sung chứng minh rằng điều trước là đúng (p = 0.016), nhưng điều sau thì không (p = 0.982) Việc tham gia chương trình đào tạo doanh nghiệp sẽ tích cực nâng cao nhận thức về sự mong muốn và tính khả thi, đã được hỗ trợ Những người có trải nghiệm kém tích cực trước đó ghi nhận sự thay đổi lớn hơn ở cả hai khía cạnh

Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu của Peterman và Kennedy (2003)

Nguồn: Peterman và Kennedy (2003)

Tham gia vào chương trình giáo dục doanh nghiệp

Trang 40

2.3.2 Đo lường niềm đam mê kinh doanh: Nền tảng khái niệm và xác nhận quy mô (Melissa S Cardon, Denis A Gregoire, Christopher E Stevens, Pankaj C Patel, 2013)

Nghiên cứu này đã thực hiện khảo sát trên 3085 người Kết quả cho thấy rằng các khía cạnh nhiệm vụ cụ thể của đam mê khởi nghiệp (cảm xúc tích cực mạnh mẽ đối với các lĩnh vực phát minh, thành lập và phát triển, cũng như tầm quan trọng của những lĩnh vực này đến bản sắc của doanh nhân) Cảm xúc về phát minh và tính bản sắc doanh nhân của phát minh đều có liên quan đáng kể và tích cực đến tính sáng tạo (B = 0.41, p ≤ 0.001 và B = 0.24 p ≤ 0.001) Cảm giác thành lập cũng có liên quan tích cực và đáng kể đến tính sáng tạo (B = 0.34, p ≤ 0.001) và có bằng chứng về sự tương tác đáng kể giữa cảm giác thành lập và tính bản sắc của doanh nhân đối với sự thành lập đối với sự sáng tạo (B = 0.18, p ≤ 0.001) Điều này chỉ ra rằng mối quan hệ đáng kể và tích cực giữa cảm xúc tích cực mãnh liệt đối với việc thành lập và sự sáng tạo có tầm quan trọng lớn hơn đối với những doanh nhân cho rằng việc thành lập rất quan trọng đối với bản sắc của họ so với những doanh nhân cho rằng việc thành lập ít quan trọng hơn Bằng chứng về mối quan hệ tích cực và đáng kể giữa cảm giác sáng lập và sự kiên trì (B = 0.31, p ≤ 0.001), giữa tính bản sắc đối với sự sáng lập và sự kiên trì (B = 0.15, p ≤ 0.05), và về sự tương tác giữa các cảm xúc và xác định vai trò trung tâm trong việc hình thành mối quan hệ của họ với sự kiên trì (B = 0.17, p ≤ 0.01) Kết quả sau này chỉ ra rằng mối quan hệ đáng kể và tích cực giữa cảm xúc tích cực mãnh liệt đối với sự sáng lập và sự kiên trì tăng lên theo tầm quan trọng của việc thành lập đối với bản sắc của một doanh nhân Nghiên cứu quan sát thấy rằng cả cảm xúc

và trọng tâm phát triển bản sắc đều có liên quan đáng kể và tích cực đến tính kiên trì (B= 0.17, p < 0.01; và B= 0.14, p ≤ 0.01) Cuối cùng, nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ tích cực và đáng kể giữa cảm giác phát triển và khả năng hấp thụ (B= 0.25, p

≤ 0.001), giữa tính trung tâm nhận dạng để phát triển và tiếp thu (B= 0.13, p ≤ 0.05) và cho

sự tương tác giữa cảm xúc và tính trung tâm của bản sắc để phát triển trong mối quan hệ của chúng với sự hấp thụ (B= 0.10, p ≤ 0.05) Kết quả này chỉ ra rằng mối quan hệ tích cực

và đáng kể giữa cảm giác tích cực mãnh liệt đối với việc phát triển và tiếp thu có tầm quan trọng lớn hơn đối với những doanh nhân cho rằng việc phát triển là rất quan trọng đối với bản sắc của họ so với những doanh nhân cho rằng việc phát triển là ít quan trọng hơn

Ngày đăng: 11/10/2024, 11:05

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN