Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tác Động Đến ý Định khởi nghiệp của sinh viên thành phố hồ chí minh vai trò Điều tiết của ngành học khóa luận tốt nghiệp khoa quản trị kinh doanh (Trang 61 - 67)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Xây dựng thang đo

Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh được kế thừa từ nhiều bài nghiên cứu (Cardon & cộng sự, 2013; García- Rodríguez & cộng sự, 2019; Ghodbane & Alwehabie, 2023; Rocha & Freitas, 2014;

Yifan & cộng sự, 2023). Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để thể hiện thái độ đồng ý hay không đồng ý của đáp viên về các vấn đề có liên quan đến biến quan sát của nghiên cứu trong bảng câu hỏi.

Nhóm tác giả tiến hành phỏng vấn 1 Phó Giáo sư Tiến sĩ - Giảng viên cao cấp ngành Kinh tế trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 1 Thạc Sĩ chuyên ngành kinh tế tại trường đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh là những người có am hiểu về việc nghiên cứu ý định hành vi và có kiến thức về khởi nghiệp để điều chỉnh nội dung thang đo phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.

Các đáp viên hầu hết đều bày tỏ quan điểm cá nhân và đóng góp ý kiến đối với các biến quan sát mà nhóm tác giả đã soạn trong bảng thang đo. Từ đó, nhóm tác giả sẽ tổng hợp, nhìn nhận và điều chỉnh những đóng góp ý kiến để chỉnh sửa sao cho phù hợp với bài nghiên cứu và tiến hành xây dựng bảng câu hỏi khảo sát để phục vụ cho nghiên cứu định lượng.

Như vậy, bảng thang đo có tổng cộng 45 biến quan sát sau khi thực hiện phỏng vấn, thảo luận nhóm. Trong đó, có 5 yếu tố bậc 1, 1 yếu tố bậc 2, 5 yếu tố trung gian, 1 yếu

tố điều tiết và 1 yếu tố phụ thuộc. Sau khi tham khảo ý kiến thì nhóm tác giả có được thang đo hiệu chỉnh như sau:

3.2.1 Mã hóa thang đo đam mê khởi nghiệp (EP)

Nghiên cứu của Cardon và cộng sự (2013) đã sử dụng các kỹ thuật phân tích thang đo để xác định độ tin cậy Alpha cho các thang đo phụ EP-inventing, EP-Founding, EP- developing lần lượt là 0.85, 0.72 và 0.77 đều lớn hơn 0.7. Kết quả này cho thấy rằng các thang đo phụ là đáng tin cậy và tạo thành các thang đo con nhất quán trong nội bộ.

Vì vậy, nhóm tác giả sử dụng thang đo của Cardon và cộng sự (2013) có độ tin cậy cao nhằm đo lường niềm đam mê của sinh viên đối với ý định khởi nghiệp.

Bảng 3.1 Bảng thang đo đam mê khởi nghiệp hiệu chỉnh Mã hóa

thang đo Thang đo hiệu chỉnh Nguồn

EP1 Thành lập một công ty mới làm anh/ chị phấn khích

Cardon và cộng sự

(2013) EP2 Sở hữu công ty riêng tiếp thêm động lực cho anh/ chị

EP3 Anh/ chị cảm thấy nuôi dưỡng một doanh nghiệp mới ngày càng phát triển thật thú vị.

EP4 Anh/ chị thích thành lập một công ty mới

EP5 Cố gắng thuyết phục người khác đầu tư vào công việc kinh doanh của mình đã thúc đẩy anh/ chị khởi nghiệp

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp 3.2.2 Mã hóa thang đo thái độ khởi nghiệp (EA)

Trong nghiên cứu của Yifan và cộng sự (2023) cho thấy hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng để kiểm tra độ tin cậy của thang đo và giá trị của thái độ khởi nghiệp là 0.879

> 0.7 điều này cho thấy thang đo có độ tin cậy cao. Vì vậy, nhóm tác giả sử dụng thang đo của Yifan và cộng sự (2023) có độ tin cậy cao nhằm đo lường thái độ của sinh viên đối với ý định khởi nghiệp.

Bảng 3.2 Bảng thang đo thái độ khởi nghiệp hiệu chỉnh Mã hóa

thang đo Thang đo hiệu chỉnh Nguồn

EA1 Anh/ chị bắt đầu kinh doanh vì muốn thử nghiệm ý tưởng của mình.

Yifan và cộng

sự (2023) EA2 Anh/ chị bắt đầu công việc kinh doanh của mình để thử

thách bản thân.

EA3 Anh/ chị bắt đầu công việc kinh doanh của mình vì muốn đạt được sự thỏa mãn cá nhân.

EA4 Anh/ chị bắt đầu kinh doanh vì mong muốn được tự lập.

EA5 Anh/ chị bắt đầu công việc kinh doanh của mình vì muốn có quyền lực và địa vị xã hội.

EA6 Anh/ chị khởi nghiệp vì muốn được xã hội công nhận.

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp 3.2.3 Mã hóa thang đo năng lực bản thân (SE)

Nghiên cứu của Rocha và Freitas (2014) có kết quả thu được trong phân tích thống kê này cho thấy hệ số Cronbach's Alpha chưa chuẩn hóa là 0.843 và hệ số Cronbach's Alpha chuẩn hóa là 0.853 > 0.7 điều này cho thấy thang đo có độ tin cậy cao. Vì vậy, nhóm tác giả sử dụng thang đo của Rocha và Freitas (2014) có độ tin cậy cao nhằm đo lường năng lực bản thân của sinh viên đối với ý định khởi nghiệp.

Bảng 3.3 Bảng thang đo năng lực bản thân hiệu chỉnh Mã hóa

thang đo Thang đo hiệu chỉnh Nguồn

SE1 Anh/ chị nghĩ mình có kỹ năng nắm bắt những cơ hội kinh doanh trên thị trường.

Rocha

&

Freitas (2014) SE2 Về chuyên môn, anh/ chị cho rằng mình kiên trì hơn

những người khác.

SE3 Anh/ chị luôn tìm ra giải pháp sáng tạo cho những vấn đề bản thân gặp phải.

SE4 Anh/ chị thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, tuân thủ thời hạn đã đặt ra.

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp 3.2.4 Mã hóa thang đo nhận thức tính khả thi (PF)

Thang đo được kế thừa từ nghiên cứu của García-Rodríguez và cộng sự (2019). Nghiên cứu của Krueger (1993) đã báo cáo độ tin cậy của thang đo tính khả thi ở mức 0.71.

Đồng thời, nghiên cứu của García-Rodríguez và cộng sự (2019) cho ra kết quả khẳng định giả thuyết ý định và tính khả thi (sig= 0.03, sig = 0.00). Vì vậy, nhóm tác giả kế thừa thang đo của García-Rodríguez và cộng sự (2019) có độ tin cậy đạt nhằm đo lường nhận thức tính khả thi của sinh viên đối với ý định khởi nghiệp.

Bảng 3.4 Bảng thang đo nhận thức tính khả thi hiệu chỉnh Mã hóa

thang đo Thang đo hiệu chỉnh Nguồn

PF1 Đối với anh/ chị, khởi nghiệp không khó

García- Rodríguez

và cộng sự (2019) PF2 Anh/ chị nghĩ rằng bản thân sẽ làm tốt trong kinh doanh.

PF3 Anh/ chị nghĩ việc khởi nghiệp sẽ không tốn nhiều công sức.

PF4 Anh/ chị nghĩ mình đủ kiến thức để bắt đầu khởi nghiệp PF5 Anh/ chị tự tin để bắt đầu khởi nghiệp

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

3.2.5 Mã hóa thang đo vốn xã hội (SC)

Thang đo được kế thừa từ nghiên cứu của Ghodbane và Alwehabie (2023) phân tích phương sai cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa vốn xã hội của doanh nhân và ý định khởi nghiệp xanh. Kiểm định Fisher–Snedesign cho thấy hệ số F là 73.612, cao hơn nhiều so với giá trị tới hạn (F = 8.98, tại α = 0.05 và 2 và 455 bậc tự do). Điều này nhấn mạnh mối quan hệ rất có ý nghĩa (F = 73.612 và sig = 0.000) giữa hỗ trợ vốn xã hội và sự phát triển của ý định khởi nghiệp xanh. Vì vậy, nhóm tác giả sử dụng thang đo của Ghodbane và Alwehabie (2023) nhằm đo lường vốn xã hội đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên.

Bảng 3.5 Bảng thang đo vốn xã hội hiệu chỉnh Mã hóa

thang đo Thang đo hiệu chỉnh Nguồn

SC1 Anh/ chị cảm thấy mình là người có nhiều mối quan hệ

Ghodbane

&

Alwehabie (2023) SC2 Những người xung quanh anh/ chị là những người có

nhiều mối quan hệ xã hội.

SC3 Những mối quan hệ của anh/ chị đem đến sự hỗ trợ và lời khuyên tích cực trong kinh doanh.

SC4 Anh/ chị có nhiều bạn bè có thể mang lại sự hỗ trợ vật chất mà bản thân cần

SC5 Các mối quan hệ mang đến cho anh/ chị những thông tin về cơ hội thị trường.

SC6 Các mối quan hệ hỗ trợ anh/ chị rất đa dạng (gia đình, bạn bè, chuyên gia, doanh nhân, tổ chức và hiệp hội, …) SC7 Anh/ chị có các mối quan hệ xã hội mạnh mẽ và đa lĩnh

vực

SC8 Anh/ chị có niềm tin vào những thông tin nhận được từ

bạn bè.

SC9

Anh/ chị đã được những người có kinh nghiệm chia sẻ những thông tin về hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội (Facebook, Twitter, WhatsApp, v.v.)

SC10 Anh/ chị chia sẻ với bạn bè mọi thông tin về khởi nghiệp trên Facebook.

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp 3.2.6 Mã hóa thang đo giáo dục khởi nghiệp (EE)

Nghiên cứu của Yifan và cộng sự (2023) cho thấy hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng để kiểm tra độ tin cậy của thang đo và giá trị của giáo dục khởi nghiệp là 0.920 > 0.7 điều này cho thấy thang đo có độ tin cậy cao. Vì vậy, nhóm tác giả sử dụng thang đo của Yifan và cộng sự (2023) có độ tin cậy cao nhằm đo lường giáo dục khởi nghiệp của sinh viên đối với ý định khởi nghiệp.

Bảng 3.6 Bảng thang đo giáo dục khởi nghiệp hiệu chỉnh

Mã hóa thang đo Thang đo hiệu chỉnh Nguồn

EE TE

TE1 Chương trình học của trường anh/ chị cung cấp đầy đủ và toàn diện những kiến thức cần thiết để khởi nghiệp.

Yifan và cộng

sự (2023) TE2 Chương trình học của trường anh/ chị đã nâng cao các

kỹ năng xã hội, lãnh đạo và quản lý.

TE3 Trường anh/ chị hỗ trợ sinh viên xây dựng các nhóm học tập liên ngành và đa ngành.

PE

PE1 Việc tham gia các hoạt động liên quan đến đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đã giúp anh/ chị rất nhiều trong việc thực hành toàn bộ quá trình khởi nghiệp.

PE2 Trường của anh/ chị có chính sách khuyến khích nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp của sinh viên.

PE3 Trường của anh/ chị cung cấp một mạng lưới đầu tư kinh doanh mạnh mẽ cho sinh viên.

PE4 Trường của anh/ chị hỗ trợ tư vấn cho sinh viên những thông tin liên quan đến khởi nghiệp.

AE

AE1 Trường của anh/ chị có những chính sách đổi mới và khởi nghiệp mạnh mẽ.

AE2 Môi trường khởi nghiệp năng động ở trường anh/

chị truyền cảm hứng cho sinh viên khởi nghiệp.

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

3.2.7 Mã hóa thang đo ý định khởi nghiệp (EI)

Trong nghiên cứu của Yifan và cộng sự (2023) cho thấy hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng để kiểm tra độ tin cậy của thang đo và giá trị của ý định khởi nghiệp là 0.960

> 0.7 điều này cho thấy thang đo có độ tin cậy cao. Vì vậy, nhóm tác giả sử dụng thang đo của Yifan và cộng sự (2023) có độ tin cậy cao nhằm đo lường ý định khởi nghiệp của sinh viên đối với ý định khởi nghiệp.

Bảng 3.7 Bảng thang đo ý định khởi nghiệp hiệu chỉnh Mã hóa

thang đo Thang đo hiệu chỉnh Nguồn

EI1 Anh/ chị đã tích cực chuẩn bị cho việc tự kinh doanh.

Yifan và cộng sự (2023) EI2 Mục tiêu nghề nghiệp của anh/ chị là trở thành một

doanh nhân.

EI3 Anh/ chị sẽ cố gắng hết sức vượt qua khó khăn để bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình.

EI4 Trong tương lai chắc chắn anh/ chị sẽ bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình.

EI5 Anh/ chị đã suy nghĩ nghiêm túc về việc bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình

EI6 Trong tương lai, anh/ chị có ý chí mạnh mẽ để bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tác Động Đến ý Định khởi nghiệp của sinh viên thành phố hồ chí minh vai trò Điều tiết của ngành học khóa luận tốt nghiệp khoa quản trị kinh doanh (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)