Các lý thuyết nền có liên quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tác Động Đến ý Định khởi nghiệp của sinh viên thành phố hồ chí minh vai trò Điều tiết của ngành học khóa luận tốt nghiệp khoa quản trị kinh doanh (Trang 32 - 38)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2 Các lý thuyết nền có liên quan

2.2.1 Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB – Theory of Planned Behavior)

Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of planned behavior - TPB) được phát triển bởi Icek Ajzen. TPB là sự mở rộng và tiếp nối của lý thuyết hành vi hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) của Ajzen và Fishbein (1975). TPB bổ sung thêm một thành phần mới chính là nhận thức kiểm soát hành vi. Theo lý thuyết hành vi có kế hoạch, việc thực hiện một hành vi là chức năng chung của ý định và nhận thức kiểm soát hành vi. Vì dự đoán chính xác, phải đáp ứng nhiều điều kiện. Đầu tiên, các thước đo về ý định và nhận thức kiểm soát hành vi phải tương ứng với (Ajzen & Fishbein, 1977) hoặc tương thích với (Ajzen, 1988) hành vi được dự đoán. Nghĩa là, ý định và nhận thức về quyền kiểm soát phải được đánh giá trong mối quan hệ với hành vi cụ thể được quan tâm và bối cảnh cụ thể phải giống với bối cảnh diễn ra hành vi đó. Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) chỉ ra rằng lý thuyết này cung cấp một khung khái niệm hữu ích để giải quyết những vấn đề phức tạp của hành vi xã hội con người.

Quá trình hình thành ý định chịu sự tác động của 3 yếu tố chính gồm thái độ cá nhân, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi (Ajzen, 1991). Khi thái độ và chuẩn mực chủ quan càng thuận lợi, khả năng kiểm soát được nhận thức càng lớn thì ý định thực hiện hành vi được đề cập càng mạnh mẽ (Ajzen, 1991; Bosnjak & cộng sự, 2020). Thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan đối với hành vi và nhận thức về khả năng kiểm soát hành vi thường

được dùng để dự đoán ý định hành vi với độ chính xác cao. Cụ thể, hành vi của con người sẽ bắt nguồn từ thái độ của họ đối với phản ứng về hành vi đó. Thái độ tích cực đối với một hành vi cụ thể sẽ kích thích con người xem xét các yếu tố như áp lực xã hội và sự ủng hộ từ người thân, được gọi là quy chuẩn chủ quan. Quy chuẩn chủ quan này sẽ hình thành ý định thực hiện hành vi và được thể hiện thông qua kế hoạch hoặc khả năng của cá nhân trong một ngữ cảnh cụ thể, từ đó sinh ra nhận thức kiểm soát hành vi. Chủ đích, nhận thức về kiểm soát hành vi, thái độ đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan, mỗi cái đều bộc lộ một khía cạnh khác nhau của hành vi và mỗi cái có thể phục vụ như một điểm tấn công trong nỗ lực thay đổi nó. Nền tảng cơ bản của niềm tin cung cấp những mô tả chi tiết cần thiết để có được thông tin thực chất về các yếu tố quyết định hành vi.

Lý thuyết hành vi có kế hoạch đã được nghiên cứu thực nghiệm trong hơn 4.200 bài báo khiến nó trở thành một trong những lý thuyết được áp dụng nhiều nhất trong lĩnh vực xã hội và hành vi (Bosnjak & cộng sự, 2020). Lý thuyết TPB (Ajzen, 1991) được kiểm chứng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là y tế, giáo dục và tài chính. Ngoài ra, TPB cũng đang được mở rộng để áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau chẳng hạn như: quản lý, tiếp thị, môi trường và kinh tế học. TPB có nhiều thành tựu nghiên cứu do giải thích hành vi của con người khá chính xác, phạm vi ứng dụng đang được mở rộng, có thể ứng dụng để đưa ra chiến lược hấp dẫn và bổ sung yếu tố kiểm soát hành vi vào mô hình, yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định và hành vi của cá nhân.

Hình 2.1 Lý thuyết hành vi có kế hoạch

Nguồn: Ajzen (1991) Thái độ

Chuẩn chủ quan Xu hướng

hành vi Kiểm soát hành

vi cảm nhận

Hành vi thực sự

Trong đó thái độ chính là cảm giác của một cá nhân đối với hành vi mà họ quan tâm theo xu hướng thuận lợi hoặc không thuận lợi, tích cực hoặc tiêu cực. Chuẩn chủ quan là ảnh hưởng của áp lực xã hội đối với quyết định thực hiện hay không thực hiện một hành vi.

Nhận thức kiểm soát hành vi là việc phản ánh cá nhân cảm nhận về độ dễ dàng hoặc khó khăn khi thực hiện hành vi, phụ thuộc vào sự có sẵn của nguồn lực và cơ hội trong ngữ cảnh đó.

Nhóm tác giả đã sử dụng VOSviewer để phân tích những nghiên cứu trước đây của lý thuyết TPB. Kết quả cho thấy các nghiên cứu trước đây được áp dụng trong các hướng nghiên cứu chính như: hành vi trong lĩnh vực y khoa, hành vi trong lĩnh vực khoa học xã hội (bao gồm quản trị kinh doanh, marketing, ...), hành vi trong lĩnh vực công nghệ - kỹ thuật và hành vi trong lĩnh vực khoa học môi trường và phát triển bền vững. Ngoài ra, lý thuyết TPB còn được phát triển trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau và đang không ngừng được mở rộng.

Hình 2.2 Tổng hợp các xu hướng nghiên cứu của lý thuyết TPB

Nguồn: Trích thư mục Scopus từ phần mềm VOSviewer

Tóm lại, lý thuyết TPB có nhiều thành tựu nghiên cứu do giải thích hành vi của con người khá chính xác, nên ở bài nghiên cứu này nhóm tác giả sử dụng TPB làm lý thuyết chính để đo lường các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

2.2.2 Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp của Shapero và Sokol 1982 (The Entrepreneurial Event – SEE)

Dựa trên lý thuyết hành vi, Shapero và Sokol (1982) đã đề xuất mô hình sự kiện khởi nghiệp (SEE) để nghiên cứu về ý định khởi nghiệp. Lý thuyết cho rằng, một người sẽ xuất phát ý định khởi nghiệp khi họ bắt đầu tìm ra cơ hội khởi nghiệp mang tính khả thi và mong muốn nắm lấy cơ hội đó (Shapero & Sokol, 1982). Mô hình giúp xác định sự tương tác của nhận thức cá nhân đến mối quan hệ giữa các yếu tố văn hóa, xã hội đến sự ra đời của doanh nghiệp (Miralles & cộng sự, 2012; Shapero & Sokol, 1982). Ý định khởi nghiệp của một cá nhân xuất hiện khi họ nhận thấy tính khả thi của cơ hội đó. Tuy nhiên để biến ý định thành việc hành động để bắt đầu doanh nghiệp thì hoạt động lao động và học tập hằng ngày cũng như những thay đổi trong cuộc sống của doanh nhân cũng là những yếu tố vô cùng quan trọng (Shapero & Sokol 1982).

Nghiên cứu của Walstad và Kourilsky (1998) đã tiến hành đo lường thái độ và sự hiểu biết của những thanh niên ở Mỹ. Kết quả chỉ ra rằng, thanh niên sống tại Mỹ muốn thực hiện các hoạt động kinh doanh và họ mong muốn được học về giáo dục kinh doanh nhiều hơn.

Peterman và Kennedy (2003) đã nghiên cứu hiệu quả của chương trình bắt đầu kinh doanh (Young Achievement Australia, YAA). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sau khi tham gia chương trình YAA, sinh viên sẽ có nhận thức cao hơn về mức độ mong muốn và tính khả thi về việc phát triển một doanh nghiệp mới cao hơn so với trước khi tham gia chương trình. Vecianne và cộng sự (2005) đã sử dụng mô hình TPB và SEE để phân tích về dự định bắt đầu khởi nghiệp của sinh viên ở các trường đại học. Kết quả cho thấy có ở các quốc gia khác nhau thì các yếu tố sẽ có sự tác động khác nhau.

Hình 2.3 Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp

Nguồn: Shapero và Sokol (1982) Trong đó: Yếu tố hoàn cảnh là các yếu tố tác động đến “sự kiện khởi nghiệp” của 1 cá nhân, có thể chia thành 3 loại: thay đổi tiêu cực trong cuộc sống (ly hôn, mất việc, …), yếu tố tích cực (hỗ trợ tài chính, hợp tác chiến lược với đối tác, …) và các yếu tố trung gian.

Cảm nhận về mong muốn là những khao khát của một cá nhân khi bắt đầu khởi nghiệp.

Theo Shapero và Sokol (1982), để cá nhân cảm nhận sự khao khát và mong muốn khởi nghiệp, xã hội cần thể hiện một hình ảnh tích cực với các giá trị sáng tạo, sẵn sàng đối mặt với rủi ro và thách thức, đồng thời khuyến khích tinh thần mạo hiểm. Cảm nhận về tính khả thi là những khả năng mà cá nhân nhận thấy khi bắt đầu khởi sự. Theo Shapero và Sokol (1982), các nguồn lực bên ngoài như tài chính, thông tin và kinh nghiệm, đóng góp vào việc tăng cường cảm nhận về tính khả thi cá nhân.

Đối với mô hình SEE sau khi được dùng phần mền VOSviewer để phân tích, nhóm tác giả nhận thấy rằng lý thuyết trên được sử dụng của yếu trong nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh.

Bao gồm nghiên cứu các yếu tố liên quan đến dự định, khởi nghiệp của cá nhân như: tinh

Nhập cư

Nhân tố đẩy tiêu cực Bất mãn trong

công việc Không phù hợp

Nhân tố đẩy tích Có khách hàng cực

Có nguồn tài trợ tài chính

Được đề nghị hợp tác bởi bạn bè,

đồng nghiệp Thay đổi trong

công việc

Yếu tố hoàn cảnh Cảm nhận về tính

khả thi

Cảm nhận về mong muốn

Sự kiện khởi nghiệp

thần kinh doanh, ý định khởi nghiệp, hành vi dự định, giáo dục đại học và nhiều yếu tố khác. Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây đã kết hợp giữa hai mô hình lý thuyết TPB và mô hình lý thuyết SEE để phân tích dự định khi bắt đầu khởi nghiệp của sinh viên ở các trường đại học.

Hình 2.4 Bản đồ các nghiên cứu liên quan

Nguồn: Trích thư mục Scopus từ phần mềm VOSviewer Mô hình xác định sự ra đời của doanh nghiệp thông qua sự tương tác của nhận thức cá nhân đến mối quan hệ giữa các yếu tố văn hóa, xã hội (Miralles & cộng sự, 2012; Shapero

& Sokol, 1982).

2.2.3 Mô hình cấu trúc ý định kinh doanh của Luthje và Franke 2003 (Luthje & Franke model of entrepreneurial intentions)

Lüthje và Franke (2003) chỉ ra rằng: Các trường đại học có tác động đến sự thành công trong kinh doanh, do đó yếu tố trường đại học được xem là phần quan trọng trong mô hình.

Trong nghiên cứu này, những sinh viên tốt nghiệp có thể được coi là nguồn quan trọng của những người sáng lập doanh nghiệp trong tương lai. Tương tự nghiên cứu của Autio và cộng sự (1997) những người trả lời được yêu cầu đánh giá khả năng tự làm chủ trong tương lai gần sau khi tốt nghiệp. Các nghiên cứu khác khám phá tác động của môi trường đại học đến hoạt động khởi nghiệp tập trung nhiều vào giảng viên và nhân viên trường đại học hơn là sinh viên (BenDaniel, 1999).

Hình 2.5 Mô hình cấu trúc ý định kinh doanh

Nguồn: Lüthje và Franke (2003) Trong đó: Xu hướng chấp nhận rủi ro là khả năng sẵn sàng đối mặt với các tổn thất phát sinh do rủi ro trong quá trình kinh doanh (Luthje & Franke, 2004). Vị trí kiểm soát nội bộ là mức độ mà 1 cá nhân tin rằng họ có quyền lực đối với các sự kiện trong đời, đồng thời có khả năng kiểm soát các hoạt động kinh doanh và kết quả của những hành động đó (Luthje & Franke, 2003). Rào cản nhận thức là trở ngại xuất hiện trong quá trình nhận thức, phản ánh và tái hiện trong tiềm thức của cá nhân với ý định kinh doanh, đặc biệt là khó khăn từ phía môi trường kinh doanh (Luthje & Franke, 2003).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tác Động Đến ý Định khởi nghiệp của sinh viên thành phố hồ chí minh vai trò Điều tiết của ngành học khóa luận tốt nghiệp khoa quản trị kinh doanh (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)