1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Buổi thảo luận thứ nhất nghĩa vụ và vấn Đề chung của hợp Đồng bộ môn pháp luật về hợp Đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp Đồng

37 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghĩa vụ và vấn đề chung của hợp đồng
Tác giả Trần Nguyễn Thanh Hân, Nguyễn Thúy Hiền, Nguyễn Trần Thiên Lam, Huỳnh Phạm Nhật Ly, Võ Thị Thảo Ly, Nguyễn Thị Hồng Nga, Mai Thị Kim Ngân, Nguyễn Thuỵ Trúc Ngân, Võ Thúy Ngân, Nguyễn Bảo Ngọc, Phạm Thị Bảo Ngọc
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Tấn Hoàng Hải
Trường học Khoa Luật Hành Chính – Nhà Nước
Chuyên ngành Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Thể loại Buổi thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 318,35 KB

Nội dung

Dù số tiền trên bà V không có nghĩa vụ trả nợ nhưng đã tự nguyện thực hiện trả nợ cho các bị đơn mà không có sự đồng ý hay ủy quyền từ các bị đơn, nguyênđơn đã thực hiện công việc không

Trang 1

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT NGHĨA VỤ VÀ VẤN ĐỀ CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG

Bộ môn: Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng Giảng viên: ThS Nguyễn Tấn Hoàng Hải

Nhóm: 09

Thành viên:

Trang 2

MỤC LỤC

VẤN ĐỀ 1: THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN

Tóm tắt Bản án số 94/2021/DS-PT ngày 03/11/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng về vụ việc tranh chấp đòi lại tài sản Câu 1.1: Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền? Câu 1.2: Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ? Câu 1.3: Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định

“thực hiện công việc không có ủy quyền” Câu 1.4 Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện Câu 1.5 Trong Bản án nêu trên, Tòa án áp dụng quy định về “thực hiện công việc không có ủy quyền” có thuyết phục không? Vì sao? Câu 1.6 Việc Tòa án tính lãi đối với nghĩa vụ trả tiền trong Bản án có thuyết phục không? Vì sao?

VẤN ĐỀ 2: THỰC HIỆN NGHĨA VỤ ( THANH TOÁN MỘT KHOẢN TIỀN)

Tình huống: Ngày 15/11/1973, ông Quới cho bà Cô thuê nhà và nhận tiền thế

chân của bà cô 50.000đ Nay, ông Quới yêu cầu bà Cô trả nhà Bà Cô đồng ý trảnhà và yêu cầu ông Quới hoàn trả tiền thế chân (Lưu ý: giá gạo trung bình vàonăm 1973 là 137đ/kg và giá gạo trung bình hiện nay theo Sở tài chính Tp.HCM là18.000đ/kg)

Tóm tắt Quyết định số 15/2018/DS-GĐT ngày 15/3/2018 của Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội Câu 2.1: Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế nào? Qua trung gian là tài sản gì? Câu 2.2: Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời

Trang 3

Câu 2.3: Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không? Vì sao? Câu 2.4: Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà đất được xác định là 1.697.760.000đ như Toà án cấp sơ thẩm đã làm thì theo Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hường phải thanh toán cho cụ Bảng cụ thể là bao nhiêu? Vì sao? Câu 2.5: Hướng như trên của Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa? Nêu một tiền lệ (nếu có)?

VẤN ĐỀ 3: CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ THEO THOẢ THUẬN Tóm tắt Bản án: Bản án số 14/2023/DS-PT ngày 11/4/2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên Tóm tắt Bản án: Bản án số 148/2007/DSST ngày 26/09/2007 của Tòa án nhân dân thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang

Câu 3.1: Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận? Câu 3.2: Theo quy định, nghĩa vụ nào không thể chuyển giao theo thỏa thuận?

Câu 3.3: Theo Tòa án, nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha, mẹ có thể được chuyển giao theo thỏa thuận không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời Câu 3.4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án Câu 3.5: Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà Tú? Câu 3.6: Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được chuyển sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh? Câu 3.7: Suy nghĩ của anh/chị về đánh giá trên của Tòa án? Câu 3.8: Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được chuyển giao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời

Trang 4

Câu 3.9: Nhìn từ góc độ quan điểm của tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được chuyển giao? Nêu rõ quan điểm của tác giả mà anh/chị biết Câu 3.10: Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩa

vụ ban đầu không còn trách nhiệm đối với người có quyền? Câu 3.11: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án Câu 3.12: Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo lãnh của người thứ ba thì, khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh có chấm dứt không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời

VẤN ĐỀ 4: ĐỀ NGHỊ VÀ CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

Tóm tắt Bản án số: 02/2023/KDTM-PT ngày 12-01-2023 về “V/v tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương Tóm tắt Bản án số: 886/2019/LĐ/PT ngày 09/10/2019 về “V/v tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Câu 4.1: Thế nào là đề nghị giao kết hợp đồng? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Câu 4.2: Tòa án xác định nội dung điều chỉnh phương thức thanh toán là đề nghị giao kết hợp đồng trong Bản án số 02 có thuyết phục không? Vì sao? Câu 4.3: Thế nào là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời Câu 4.4: Đoạn nào của bản án 886 cho thấy Toà án đã áp dụng quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng? Câu 4.5: Hướng áp dụng quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của Toà án trong bản án số 886 như trên có thuyết phục không? Vì sao?

VẤN ĐỀ 5: SỰ ƯNG THUẬN TRONG QUÁ TRÌNH GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

Trang 5

Khái quát nội dung Án lệ số 04/2016/AL ngày 06/4/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Tóm tắt quyết định 02/2022/DS-GĐT ngày 19/01/2022 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội Câu 5.1: Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng? Câu 5.2: Quy định về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng trong một hệ thống pháp luật nước ngoài Câu 5.3: Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận việc tách đất cho con trong Quyết định số 02 nêu trên có thuyết phục không? Vì sao?

DANH MỤC THAM KHẢO:

Hoàng Vũ Cường, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng, Nxb Công an nhân dân 2024, Chương 1

Lê Minh Hùng, Sách tình hương Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 1

Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự ViệtNam, Nxb Đại học quốc gia TP.HCM 2007, tr.278 và 279; tr.511 và 512

Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án, Nxb.Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam 2020 (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 9-11

Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án, Nxb.Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam 2020 (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 67-70

Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án, Nxb.Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam 2020 (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 61-64

Nguyễn Nhật Thanh, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng, Nxb Công an nhân dân 2024, Chương 2

Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án, Nxb.Hồng Đức 2023 (xuất bản lần thứ chín), Bản án số 1-3, 4-6

Trang 6

Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án, Nxb.Hồng Đức 2023 (xuất bản lần thứ chín), Bản án số 3-6

Trang 7

VẤN ĐỀ 1: THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN

Tóm tắt Bản án số 94/2021/DS-PT ngày 03/11/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng về vụ việc tranh chấp đòi lại tài sản

Nguyên đơn: Bà Phạm Thị Kim V (1955)

Bị đơn: Ông Phạm Văn H (1961) và Bà Nguyễn Thị Đ (1983)

Năm 2006, ông H và bà Đ vay vốn quỹ tín dụng nhân dân trung ương (QuỹTDTW) chi nhánh tỉnh Sóc Trăng số tiền 100.000.000 đồng và thế chấp bằngcăn nhà và đất là nhà thờ hương quả, thờ cúng ông bà tổ tiên của ông H Trongquá trình vay vốn hai vợ chồng bị đơn không thanh toán nên Quỹ TDTW đãphát mãi căn nhà để thu hồi nợ Bà V (nguyên đơn) đứng ra trả số tiền nợ gốc

và lãi là 124.590.800 đồng cho Quỹ TDTW thay hai bị đơn vào 21/5/2009 Dù

số tiền trên bà V không có nghĩa vụ trả nợ nhưng đã tự nguyện thực hiện trả

nợ cho các bị đơn mà không có sự đồng ý hay ủy quyền từ các bị đơn, nguyênđơn đã thực hiện công việc không có ủy quyền hoàn toàn vì lợi ích của các bịđơn là để không bị mất căn nhà thờ hương quả và đất, sau khi thực hiện thìnguyên đơn cũng đã báo lại cho bị đơn biết và cũng không có phản đối từ phía

bị đơn Nên Tòa án cấp sơ thẩm nhận định nguyên đơn đã thực hiện công việckhông có ủy quyền là có căn cứ và phù hợp Tòa án cấp sơ thẩm tính lãi đốivới nghĩa vụ trả tiền nhưng bị chậm trễ của các bị đơn từ khi nguyên đơn cóyêu cầu thanh toán đối với nghĩa vụ trả tiền của các bị đơn đến khi xét xử sơthẩm là phù hợp với các quy định của BLDS 2015

Câu 1.1: Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?

Căn cứ theo Điều 574 BLDS 2015 quy định về việc thực hiện công việc không

có uỷ quyền thì ta hiểu rằng: thực hiện công việc không có uỷ quyền là “việc mộtngười không có nghĩa vụ thực hiện công việc” nhưng đã “tự nguyện” thực hiệncông việc đó vì “lợi ích của người có công việc được thực hiện” khi người nàykhông biết hoặc biết mà không phản đối

Câu 1.2: Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?

Nghĩa vụ dân sự phát sinh khi có sự kiện pháp lý xảy ra trong thực tế mà phápluật dự liệu dẫn tới một hậu quả pháp lý nhất định Sự kiện pháp lý đó làm hìnhthành một mối quan hệ pháp luật, được sự thừa nhận và bảo đảm thực hiện bởi pháp

Trang 8

luật Cho nên thực hiện công việc không có uỷ quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụquân sự.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 275 BLDS năm 2015 quy định: “Căn cứ phát sinh

nghĩa vụ là thực hiện công việc không có ủy quyền.”

Câu 1.3: Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền”.

Về khái niệm: Điều 594 BLDS 2005 quy định:

Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối

Tuy nhiên, Điều 574 BLDS 2015 đã bỏ đi chữ “hoàn toàn".

Thay đổi trên là hoàn toàn hợp lí vì trong thực tế, có nhiều trường hợp mộtngười thực hiện công việc không có ủy quyền không chỉ hoàn toàn vì lợi ích củangười có công việc được thực hiện mà còn để đảm bảo cho lợi ích của bản thân

Về nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền:

Khoản 3 Điều 575 BLDS 2015 quy định các trường hợp người thực hiện côngviệc không có ủy quyền không cần phải báo cho người có công việc được thực hiện

về quá trình và kết quả thực hiện công việc bao gồm cả “không biết nơi cư trú” và

không biết trụ sở của người có công việc được thực hiện Còn Khoản 3 Điều 595

BLDS 2005 thì chỉ quy định về “không biết nơi cư trú".

Sự bổ sung trên là hoàn toàn hợp lí vì chủ thể của luật dân sự ngoài cá nhân thìcòn có pháp nhân Theo đó, với một pháp nhân thì lại không tồn tại khái niệm “nơi

cư trú" mà lại là khái niệm “trụ sở”, tức nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhânđó

Khoản 4 Điều 575 BLDS 2015 quy định rõ ràng về trường hợp người có công

việc được thực hiện chết, nếu là cá nhân và chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân thì người thực hiện công việc phải tiếp tục thực hiện công việc , trong khi Khoản 4

Điều 595 BLDS năm 2005 thì lại không quy định đối với pháp nhân

Trang 9

Sự bổ sung trên là hoàn toàn hợp lí vì chủ thể của luật dân sự không chỉ có cánhân mà còn bao gồm pháp nhân Mà đối với pháp nhân, khái niệm “chết” khôngtồn tại mà thay vào đó là “chấm dứt tồn tại”.

Về chấm dứt thực hiện công việc không có ủy quyền:

Khoản 4 Điều 578 BLDS quy định rõ ràng một trong các trường hợp chấm dứtthực hiện công việc không có ủy quyền là "người thực hiện công việc không có ủyquyền chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân" trong khiKhoản 4 Điều 598 BLDS 2005 chỉ quy định: “người thực hiện công việc không có

Theo Điều 574 BLDS 2015 quy định:

Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó

vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.

Xét từng điều kiện dựa vào Điều 574 thì có thể thấy rằng:

Việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng tự nguyện làm:

để đáp ứng thì trước hết công việc không có ủy quyền đó phải là công việc màngười thực hiện không có nghĩa vụ đối với nó, có thể làm hoặc không Nhưng ngườithực hiện công việc đã chọn làm công việc đó một cách tự nguyện, tự đồng ý làmcông việc đó mà không có sự nhờ vả, đề nghị trước của người có công việc đượcthực hiện hoặc những người liên quan khác Thể hiện ý chí của chính người thựchiện công việc là điều kiện đầu để có thể áp dụng chế định “thực hiện công việckhông có ủy quyền”

 Việc thực hiện công việc không có ủy quyền là vì lợi ích của người có côngviệc được thực hiện: khác với Điều 594 BLDS 2005 thì việc thực hiện công việc

không có ủy quyền hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện, thể

Trang 10

hiện một sự bất cập rõ ràng thế nào là hoàn toàn vì lợi ích của người có công việcđược thực hiện mà người thực hiện công việc phải làm, trong đời sống việc thựchiện công việc không có ủy quyền có những trường hợp người thực hiện công việc

ít nhiều cũng sẽ liên quan đến lợi ích của họ nhưng phần lớn việc làm là vì lợi íchcủa người được thực hiện công việc, lợi ích được đặt cao hơn nhiều là lợi ích củangười thực hiện công việc không có ủy quyền BLDS 2015 đã sửa đổi lại cho hợphoàn cảnh cũng như các điều kiện khách quan xảy ra để tránh bất cập như lần trước,đây xem như là điều kiện áp dụng chế định này

Người có công việc được thực hiện không biết hoặc biết mà không phản đối:đây cũng là để thể hiện ý chí của người có công việc được thực hiện, việc khôngbiết hoặc biết mà không phản đối việc đó cho thấy công việc không có ủy quyềnđược thực hiện, nhưng nếu họ biết và có phản đối thì công việc đó không xem làcông việc không có ủy quyền Cho thấy người có công việc được thực hiện khôngđồng ý với việc làm đó và thể hiện ý chí phản đối đối với người thực hiện công việckhông có ủy quyền. 

Câu 1.5 Trong Bản án nêu trên, Tòa án áp dụng quy định về “thực hiện công việc không có ủy quyền” có thuyết phục không? Vì sao?

Trong Bản án trên, Tòa án áp dụng quy định về “thực hiện công việc không có

ủy quyền” là có thuyết phục

Căn cứ theo Điều 574 BLDS 2015, Điều 594 BLDS 2005

Điều 594 Thực hiện công việc không có ủy quyền

Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không cónghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó,hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người nàykhông biết hoặc biết mà không phản đối

Điều 574 Thực hiện công việc không có ủy quyền

Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không cónghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó

vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này khôngbiết hoặc biết mà không phản đối

Trang 11

Theo đó, bà V không có nghĩa vụ trả nợ cho ông H và bà Đ vì hai người họ làngười đi vay tiền và thế chấp căn nhà và đất, số tiền họ vay cũng không có liên quanhay lợi ích đến bà V nhưng bà V đã đứng ra trả nợ thay cho các bị đơn vì sợ mất cănnhà thờ hương quả, bà V đã không quy phạm về đạo đức của chính mình mà cănnhà thờ đó bà V cũng không được hưởng Bà V tự nguyện trả nợ thay cho hai vợchồng ông H bà Đ mà không có sự đồng ý hoặc ủy quyền từ phía hai người nàynhưng việc trả nợ thay là để Quỹ TDTW không xử lý tài sản thế chấp mà hai bị đơnđem ra thế chấp cho số tiền vay, việc này hoàn toàn là vì lợi ích của ông H, bà Đ.Sau khi trả nợ thay thì bà V cũng đã báo cho ông H biết và không có phản đối gì.Những điều trên đáp ứng đủ điều kiện xem là thực hiện công việc không có ủyquyền theo Điều 594 BLDS 2005 (tương ứng Điều 584 BLDS 2015). 

Câu 1.6 Việc Tòa án tính lãi đối với nghĩa vụ trả tiền trong Bản án có thuyết phục không? Vì sao?

Việc Tòa án tính lãi đối với nghĩa vụ trả tiền trong Bản án có thuyết phục. Căn cứ theo Điều 280, khoản 1 Điều 576, Điều 357, khoản 2 Điều 468 BLDS2015

Căn cứ khoản 1 Điều 576 BLDS 2015, nguyên đơn đã thực hiện công việckhông có ủy quyền là trả nợ thay cho các bị đơn thì các bị đơn cần phải thanh toánlại toàn bộ số tiền mà nguyên đơn dùng để thực hiện công việc không có ủy quyền.Lúc đấy phát sinh thêm nghĩa vụ trả tiền của bị đơn đối với nguyên đơn theo Điều

280 BLDS 2015

Bị đơn H lúc đầu có thanh toán trước 35.000.000 đồng cho bà V, sau này khiông H và bà Đ ly hôn thì có thỏa thuận trả lại tiền cho bà V Đối với ông H sẽ thanhtoán 65.000.000 đồng (đã thanh toán trước 35.000.000 đồng), bà Đ sẽ thanh toán59.590.800 đồng cho bà V Sau khi thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho các bị đơn thìnguyên đơn không yêu cầu các bị đơn thanh toán mà mãi đến 06 tháng trước khikhởi kiện là 28/01/2020 có yêu cầu các bị đơn thanh toán nhưng các bị đơn khôngthanh toán nên ngày 28/7/2020 nguyên đơn khởi kiện Theo khoản 1 Điều 357 thìcác bị đơn đã chậm thanh toán trong nghĩa vụ trả tiền đối với nguyên đơn tương ứngthời gian chậm trả là kể từ khi nguyên đơn có yêu cầu các bị đơn thanh toán số tiềncòn lại chứ không phải từ lúc nguyên đơn thực hiện công việc không có ủy quyềncho bị đơn, đáp ứng đúng theo quy định của luật Tiền lãi sẽ được tính từ thời điểm

Trang 12

nguyên đơn yêu cầu bị đơn thanh toán nhưng bị đơn không thanh toán là28/01/2020 đến ngày xét xử sơ thẩm là 13/5/2021, làm tròn là 15,5 tháng Cách tínhlãi sẽ theo khoản 2 Điều 468 BLDS 2015 vì các bên không có thỏa thuận trướcđược quy định trong khoản 2 Điều 357 BLDS 2015.

Trang 13

VẤN ĐỀ 2: THỰC HIỆN NGHĨA VỤ (THANH TOÁN MỘT KHOẢN TIỀN)

Tình huống: Ngày 15/11/1973, ông Quới cho bà Cô thuê nhà và nhận tiền thế chân

của bà cô 50.000đ Nay, ông Quới yêu cầu bà Cô trả nhà Bà Cô đồng ý trả nhà vàyêu cầu ông Quới hoàn trả tiền thế chân (Lưu ý: giá gạo trung bình vào năm 1973 là137đ/kg và giá gạo trung bình hiện nay theo Sở tài chính Tp.HCM là 18.000đ/kg)

Tóm tắt Quyết định số 15/2018/DS-GĐT ngày 15/3/2018 của Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội

Nguyên đơn: Cụ Ngô Quang Bảng

Bị đơn: Bà Mai Hương (tên gọi khác là Mai Thị Hương)

Sau khi cụ Phúc chết, ông Phục nhận thừa kế thửa đất với diện tích 1.010 m2.Ngày 20/10/1982, ông Phục chuyển nhượng thửa đất trên cho vợ chồng cụBảng Ngày 26/11/1991, cụ Bảng chuyển nhượng thửa đất trên cho vợ chồng

bà Mai Hương, ông Hoàng Văn Thịnh với số tiền 5.000.000 đồng nhưng chỉmới thanh toán 4/5 giá trị chuyển nhượng Cụ Bảng nhiều lần yêu cầu bàHương thanh toán, nhưng bà Hương không trả với lý do chồng ốm, không cótiền nên cụ khởi kiện yêu cầu bà Hương thanh toán 1/5 giá trị nhà đất cònthiếu (theo định giá tài sản của Tòa án nhân dân) hoặc trả lại 1/5 diện tích đất(tương đương 188,6 m2)

Quyết định của Tòa án: Hủy bản án dân sự phúc thẩm và Bản án dân sự sơthẩm về vụ án “Tranh chấp nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng chuyển nhượngnhà và quyền sử dụng đất”, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thị xãQuảng Yên, tỉnh Quảng Ninh để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm

Câu 2.1: Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế nào? Qua trung gian là tài sản gì?

Theo Thông tư liên tịch số 01/TTLT của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểmsát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án

về tài sản quy định về trường hợp đối tượng của nghĩa vụ tài sản là các khoản tiền,vàng thì giá trị khoản tiền phải thanh toán được tính lại như sau:

1 Đối với nghĩa vụ là các khoản tiền bồi thường, tiền hoàn trả, tiền công,tiền lương, tiền chia tài sản, tiền đền bù công sức, tiền cấp dưỡng, tiền

Trang 14

vay không có lãi, tiền truy thu thuế, tiền truy thu lợi bất chính thì giảiquyết như sau:

a) Nếu việc gây thiệt hại Hoặc phát sinh nghĩa vụ dân sự xảy ra trướcngày 1-7-1996 và trong thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phátsinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo tăng từ 20%trở lên, thì Toà án quy đổi các khoản tiền đó ra gạo theo gái loại trungbình ở địa phương (từ đây trở đi gọi tắt là “giá gạo”) tại thời điểm gâythiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ, rồi tính số lượng gạo đó thành tiềntheo giá gạo tại thời điểm xét xử sơ thẩm và chịu án phí theo số tiền

đó

b) Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ xảy ra sau ngày

1-7-1996 hoặc tuy xảy ra trước ngày 1-7-1-7-1996, nhưng trong khoảng thờigian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểmxét xử sơ thẩm mà giá gạo không tăng hay tuy có tăng nhưng ở mứcdưới 20%, thì Tòa án chỉ xác định các khoản tiền đó để buộc bên cónghĩa vụ phải thanh toán bằng tiền Trong trường hợp người có nghĩa

vụ có lỗi thì ngoài khoản tiền nói trên còn phải trả lãi đối với số tiềnchậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy địnhtương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm xét xử sơ thẩm theoquy định tại khoản 2 Điều 313 BLDS 2015, trừ trường hợp có thỏathuận khác hoặc pháp luật có quy định khác

2 Đối với các khoản tiền tịch thu, tiền phạt, tiền án phí thì khi xét xử Tòa

án chỉ quyết định mức tiền cụ thể mà không áp dụng cách tính đã hướngdẫn tại khoản 1 nói trên

3 Đối với các khoản tiền vay, gửi ở tài sản Ngân hàng, tín dụng, do giátrị của các khoản tiền đó đã được bảo đảm thông qua các mức lãi suất doNgân hàng Nhà nước quy định, cho nên khi xét xử, trong mọi trường hợpTòa án đều không phải quy đổi các khoản tiền đó ra gạo, mà quyết địnhràng buộc bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán số tiền thực tế đãvay, gửi cùng với khoản tiền lãi, kể từ ngày khi giao dịch cho đến khi thihành án xong, theo mức lãi suất tương ứng do Ngân hàng Nhà nước quyđịnh

Trang 15

4 Đối với các khoản vay có lãi (kể cả loại có ý hạn và loại không có kỳhạn) ở ngoài tổ chức Ngân hàng, tín dụng, so Giá trị của các khoản tiền

đó cũng đã được đảm bảo thông qua việc chịu lãi của bên vay tài sản,cho nên trong mọi trường hợp toà án đều không phải quy đổi số tiền đó

ra gạo, mà chỉ buộc người vay phải trả nợ gốc chưa trả cùng với số tiềnlãi chưa trả

5 Trong trường hợp đối tượng hợp đồng vay tài sản là vàng, thì lãi suấtchỉ được chấp nhận khi Ngân hàng Nhà nước có quy định và cách tính lãisuất không phân biệt như các trường hợp đã nêu tại khoản 4 trên đây, màchỉ tính bằng mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định

Theo khoản 1 Thông tư thì việc tính lại giá trị khoản tiền được thực hiện thôngqua trung gian là “gạo”, loại trung bình (giá gạo) tại thời điểm gây thiệt hại hoặcphát sinh nghĩa vụ, sau đó tính số lượng gạo đó thành tiền tại thời điểm xét xử sơthẩm

Câu 2.2: Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời

Trong tình huống này, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản tiền cụthể là 6.570.000 đồng

Căn cứ vào Thông tư 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Toà án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử vàthi hành án về tài sản: Thời điểm phát sinh nghĩa vụ dân sự giữa ông Quới và bà Côtrước ngày 1/7/1997 Trong thời gian gây ra thiệt hại và phát sinh nghĩa vụ đến thờiđiểm xét xử sơ thẩm giá gạo đã tăng quá 20%

Quy đổi khoản tiền thế chân 50.000đ : 137 = 365 kg

Giá gạo trung bình hiện nay là 18.000 đồng/kg nên số tiền ông Quới phải trảcho bà Cô là: 365 x 18.000 = 6.570.000 đồng

Câu 2.3: Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không? Vì sao?

Thông tư trên không điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyểnnhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT

Trang 16

Bởi vì đối tượng điều chỉnh của Thông tư trên là nghĩa vụ về tài sản là cáckhoản tiền, vàng (là các khoản tiền bồi thường, tiền hoàn trả, tiền công, tiền lương,tiền chia tài sản, tiền đền bù công sức, tiền cấp dưỡng, tiền vay không có lãi, tiềntruy thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính) và nghĩa vụ tài sản là hiện vật, chứkhông điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sảnnhư trong quyết định trên.

Câu 2.4: Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà đất được xác định là 1.697.760.000đ như Toà án cấp sơ thẩm đã làm thì theo Toà

án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hường phải thanh toán cho cụ Bảng

cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?

Trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội

có nêu rõ: “Bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng số tiền còn nợ tương ứng với1/5 giá trị nhà, đất theo định giá tại thời điểm xét xử sơ thẩm mới đúng với hướngdẫn tại điểm b2, tiểu mục 2.1, mục 2, phần II Nghị Quyết số 02/2004/NQ-HĐTPngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao”:

b.2) Nếu bên nhận chuyển nhượng đã trả đủ tiền chuyển nhượng đất; bênchuyển nhượng đã giao toàn bộ diện tích đất, thì Toà án công nhận hợpđồng chuyển nhượng đất đó Trong trường hợp bên nhận chuyển nhượngmới trả một phần tiền chuyển nhượng đất, bên chuyển nhượng mới giaomột phần diện tích đất, thì có thể công nhận phần hợp đồng đó căn cứvào diện tích đất đã nhận Nếu công nhận phần hợp đồng trong trườnghợp bên chuyển nhượng giao diện tích đất có giá trị lớn hơn số tiền mà

họ đã nhận, thì Toà án buộc bên nhận chuyển nhượng thanh toán cho bênchuyển nhượng phần chênh lệch giữa số tiền mà bên nhận chuyểnnhượng đã trả so với diện tích đất thực tế mà họ đã nhận tại thời điểmgiao kết hợp đồng theo giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá thị trườngtại thời điểm xét xử sơ thẩm Đồng thời buộc các bên phải làm thủ tụcchuyển quyền sử dụng đất đối với diện tích đất mà bên nhận chuyểnnhượng đã nhận Trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng đã giao sốtiền lớn hơn giá trị diện tích đất đã nhận mà Toà án chỉ công nhận phầnhợp đồng tương ứng với diện tích đất mà họ đã nhận thì bên chuyểnnhượng phải thanh toán khoản tiền đã nhận vượt quá giá trị diện tích đất

Trang 17

đã giao tính theo giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường tại thờiđiểm xét xử sơ thẩm.

Như vậy, nếu giá trị nhà đất được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp

sơ thẩm đã làm thì, theo Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hươngphải thanh toán cho cụ Bảng cụ thể là: 1/5 x 1.697.760.000đ = 339.552.000đ.  Vậy

bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng số tiền cụ thể là 339.552.000 cùng với lãisuất theo quy định của pháp luật

Câu 2.5: Hướng như trên của Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa? Nêu một tiền lệ (nếu có)?

Với hướng như trên, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã có tiền lệ là Quyếtđịnh Giám đốc thẩm số 09/HĐTP-DS ngày 24/02/2005 về “Vụ án tranh chấp nhàđất và đòi nợ”

Tóm tắt bản án:

Nguyên đơn: Bà Bùi Thị Lai

Bị đơn: Ông Phạm Thanh Xuân

Năm 1994, ông Phạm Thanh Xuân vay của bà Bùi Thị Lai 11.500.000 đồng.Năm 1996 ông Phạm Thanh Xuân tiếp tục vay của bà Bùi Thị Lai 128.954.000đồng Cùng năm đó, bà Lai thống nhất với ông Xuân tổng số nợ gốc và lãi là188.600.000 đồng và hai bên lập giấy nhượng nhà với nội dung vợ chồng ông Xuânchuyển nhượng nhà 19 Chu Văn An, phường Hoà Lạc, thị xã Móng Cái, tỉnh QuảngNinh cho bà Lai

Ngày 5-8-1997 ông Xuân và vợ viết đơn xin chuyển nhượng quyền sử dụngđất và lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của căn nhà 19 Chu Văn An,phường Hoà Lạc, thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cho bà Bùi Thị Lai với giá250.000.000 đồng

Trang 18

VẤN ĐỀ 3: CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ THEO THOẢ THUẬN

Tóm tắt Bản án: Bản án số 14/2023/DS-PT ngày 11/4/2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

Nguyên đơn:  Cụ Đàm Đức L, Cụ Hà Thị T

Bị đơn: Ông Đàm Anh T3, Bà Nguyễn Thị Minh L1

Nội dung bản án:  Ngày 16/9/2011 cụ Đàm Đức L lập hợp đồng tặng cho vợchồng ông Đàm Anh T3, bà Nguyễn Thị Minh L1 thửa đất số 746 Có nộidung: “Sau khi nhận quyền cho tặng đất và tài sản trên đất nói ở trên, anh ĐàmAnh T3 và vợ là Nguyễn Thị Minh L1 có trách nhiệm chăm nom chúng tôi lúctuổi già và khi đau yếu” Cụ L cho rằng ông T3 bà L1 chỉ chăm sóc, nuôidưỡng cụ một thời gian đầu, sau đó không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc nuôidưỡng nữa, nên yêu cầu Toà án xác định hợp đồng tặng cho tài sản giữa cụ Lvới ông T3, bà L1 vô hiệu Năm 2015, ông T3 bị tai nạn, bà L1 bệnh suy thậnnên không có nguồn thu nhập nên đã bàn bạc với cụ L rằng sẽ chuyển cho cụhai thửa đất số 888, 891 của ông T3 để cụ lấy tiền đền bù dưỡng già Tuynhiên, cụ L trình bày 02 thửa số 888, 891 không phải để bù trừ nghĩa vụ chămsóc như ông T3, bà L1 trình bày Vì trên thực tế ông bà không nhận đượckhoản tiền nào từ ông T3 và bà L1 21/10/2011 Ông T3, bà L1 đã làm hợpđồng tặng cho toàn bộ tài sản cho con trai là Đàm Anh T4 Trong đơn xin chotặng đề ngày 20/10/2011 ông Đàm Anh T3 viết: “Sau khi nhận cho tặng quyền

sử dụng đất của bố đẻ chuyển cho Đàm Anh T4 phải có trách nhiệm trôngnom, nuôi dưỡng ông nội là Đàm Đức L, bà nội là Hà Thị T, bố đẻ là ĐàmAnh T3, mẹ đẻ là Nguyễn Thị Minh L1 lúc ốm yếu tuổi về già.” Tuy nhiên, cụ

L không biết và không đồng ý với việc thỏa thuận chuyển nghĩa vụ chăm sócnuôi dưỡng từ ông T3 bà L1 sang cho anh T4 Thực tế, anh T4, chị T5 khôngsinh sống và làm việc tại Thái Nguyên, nên không thể thực hiện việc chăm sóccác cụ như thỏa thuận

Ngày đăng: 11/10/2024, 10:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w