1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng buổi thảo luận thứ hai vấn đề chung về hợp đồng

20 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Buổi thảo luận thứ hai: Vấn đề chung về hợp đồng
Trường học Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Hợp đồng dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Thể loại Tài liệu thảo luận
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 809,19 KB

Nội dung

Vì C là bên đề nghị cho rằng chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của D và D cũng không thể chứng minh được việc mình đã gửi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng cho C.. Vì

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

MÔN HỌC: HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI: VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG

Trang 2

Vấn đề 1: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

1 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án đối với 3 vấn đề trên

Về vấn đề (1): Theo tôi hướng giải quyết của Toà án đối với vấn đề (1) là hợp lý Vì C là bên đề nghị cho rằng chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của D và D cũng không thể chứng minh được việc mình đã gửi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng cho C Vì vậy theo khoản 1 Điều 400 BLDS 2015 thì hợp đồng chưa có hiệu lực do C chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết từ D

Về vấn đề (2): Theo tôi, hướng giải quyết của Toà án với vấn đề (2) là chưa hợp lý Theo tình huống, C là bên đề nghị không ấn định thời hạn trả lời Theo khoản 1 Điều 394 BLDS

2015, khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì lời chấp nhận vô hiệu khi không được thực hiện trong một thời hạn hợp lý Thời hạn D trả lời đề nghị của C là hơn 2 năm A

và B gửi đề nghị giao kết hợp đồng cùng thời điểm nhưng không có ý kiến về thời hạn trả lời đề nghị giao kết là 2 năm của D Vì vậy C cần chứng minh trong thời hạn D chấp nhận hợp đồng đã có sự thay đổi đáng kể khiến nội dung đề nghị cần được thay đổi hoặc không còn phù hợp để lời chấp nhân

đề nghị giao kết của D bị vô hiệu theo khoản 1 Điều 394 BLDS 2015

Về vấn đề (3): Theo tôi, hướng giải quyết của Toà án với vấn đề (3) là chưa hợp lý Theo khoản 1 Điều 394 BLDS 2015 chấp nhận trả lời được xem là đề nghị mới trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng có ấn định thời hạn trả lời mà bên đề nghị nhận được trả lời khi đã hết thời hạn đó Trong tình huống trên, C không ấn định trước thời hạn trả lời nên không thể xem chấp nhận trả lời của D là đề nghị mới trong trường hợp thuộc khoản 1 Điều 394 Đồng thời, C cũng không thay đổi đề nghị và D cũng không nêu điều kiện hoặc sửa đổi

đề nghị nên cũng không thể xem chấp nhận đề nghị của D là

đề nghị mới theo khoản 2 Điều 389 hay Điều 392 BLDS 2015

1

Trang 3

Vấn đề 2: Sự ưng thuận trong quá trình giao kết hợp đồng Tóm tắt Án lệ số 04/2016/AL ngày 06/04/2016 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

: Nguyên đơn: bà Kiều Thị Tý, ông Chu Văn Tiến;

Bị đơn: ông Lê Văn Ngự

: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

:

“Về hợp đồng mua bán nhà, đất ngày 26-4-1996: Việc chuyển nhượng nhà, đất diễn ra từ năm 1996, sau khi mua nhà, đất, ông Tiến, bà Tý đã trả đủ tiền, nhận nhà đất, tôn nền đất, sửa lại nhà và cho các cháu đến ở Trong khi đó gia đình ông Ngự, bà Phấn vẫn ở trên diện tích đất còn lại, liền kề với nhà ông Tiến, bà Tý Theo lời khai của các người con ông Ngự, bà Phấn thì sau khi bán nhà, đất cho vợ chồng bà Tý, ông Ngự, bà Phấn đã phân chia vàng cho các người con.” Mặt khác, sau khi chuyển nhượng và giao nhà đất cho ông Tiến, bà Tý thì ngày 26-4-1996, ông Ngự còn viết “giấy cam kết” có nội dung mượn lại phần nhà đất đã sang nhượng để ở khi xây dựng lại nhà trên phần đất còn lại và trong thực tế vợ chồng bà Phấn, ông Ngự đã sử dụng phần nhà đất của bà Tý, ông Tiến khi xây dựng nhà Như vậy, có cơ sở xác định bà Phấn biết có việc chuyển nhượng nhà, đất giữa ông Ngự với

vợ chồng ông Tiến và bà Tý, bà Phấn đã đồng ý, cùng thực hiện nên việc bà Phấn khiếu nại cho rằng ông Ngự chuyển nhượng nhà đất cho vợ chồng bà Tý bà không biết là không

có căn cứ.”

: diện tích 23,4m2 giáp đường Xuân La - Xuân Đỉnh nằm trong diện tích đất mà ông Ngự đã thỏa thuận chuyển nhượng cho vợ chồng bà Tý, đồng thời xác

2

Trang 4

định vợ chồng bà Tý đã thanh toán đủ 110 cây vàng theo hợp đồng và đã nhận nhà đất, từ đó, buộc gia đình ông Ngự phải trả lại toàn bộ diện tích nhà, đất 23,4m2 tại số 39 đường Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội cho vợ chồng bà Kiều Thị Tý và ông Chu Văn Tiến

1 Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng?

CSPL:Khoản 2 Điều 404 BLDS 2005 và khoản 2 Điều

393 BLDS 2015

Khoản 2 Điều 404 BLDS 2005 có ghi: “Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là

sự trả lời chấp nhận giao kết.”

Như vậy theo bộ luật dân sự 2005 quy định là im lặng là đồng ý, chấp nhận hợp đồng khi có thoả thuận giữa các bên

Khoản 2 Điều 393 BLDS 2015 có ghi: “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.”

Theo bộ luật dân sự hiện hành 2015, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc theo thói quen được xác lập giữa các bên thì ngoài những trường hợp đó ra, im lặng trong giao kết hợp đồng không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng đó

2 Quy định về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng trong một hệ thống pháp luật nước ngoài

Theo pháp luật của Cộng hòa Pháp: “ luật Pháp thừa nhận rất nhiều ngoại lệ về giao kết hợp đồng Như: “trước đó các bên đã từng giao kết và thực hiện hợp đồng hoặc đề nghị đưa ra vì lợi ích của bên nhận đề nghị”; hoặc “hợp đồng thuê

3

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

nhà ở sẽ tiếp tục ngay cả trường hợp hợp đồng thuê nhà đã hết hạn, bên thuê vẫn còn chiếm hữu chỗ thuê và bên cho thuê không có bất kỳ ý kiến gì về việc tiếp tục chiếm hữu chỗ thuê” (Điều 1738 BLDS Pháp); hoặc “trong trường hợp Công

ty bảo hiểm im lặng trong thời hạn 10 ngày có nghĩa chấp nhận đề nghị thay đổi nội dung hợp đồng bảo hiểm” (Khoản

2 Điều L.112-2, Bộ Luật Bảo hiểm Pháp) ”.1

Theo pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức: “Trong một số trường hợp đặc biệt, hợp đồng vẫn được coi là hình thành kể cả khi người đề nghị không nhận được đề nghị” (Điều 150 BLDS Đức) như theo thói quen đã hình thành giữa hai bên nên bên đề nghị không đòi hỏi phải trả lời chấp nhận

đề nghị Ví dụ: “thông thường bên bán hàng không cần bên mua trả lời là đã nhận được đề nghị mà nếu hai bên đã hình thành thói quen mua bán trước đó thì bên bán tiến hành chuyển hàng đến để giao cho người mua ngày thì cũng được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng”.2

3 Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận việc tách đất cho con trong Quyết định số 02 nêu trên

có thuyết phục không? Vì sao?

Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển nhượng trong tình huống trên là thuyết phục

CSPL: Án lệ số 04/2016/AL

Mảnh đất là tài sản chung của hộ gia đình gồm 7 nhân khẩu của bà Chu và ông Bùi Từ khi ông Văn được vợ chồng

bà Chu và ông Bùi đứng ra ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vào năm 2001 và xây dựng chuồng trại trên đất chuyển nhượng vào năm 2004, trong khoảng thời gian này, các thành viên khác trong hộ gia đình đã có thể thể

Lê Thị Phương Hồng (2015), “Im lặng trong giao kết hợp đồng - Lý luận và thực tiễn”, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật, ĐH Luật TP HCM, tr 31

4

Trang 6

hiện sự phản đối nhưng họ không có ý kiến gì Từ điều này, suy đoán rằng họ đồng ý với việc ông Văn có quyền sử dụng đất và tạo lập tài sản trên mảnh đất này Do đó, nay các con của bà Chu và ông Bùi yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch chuyển nhượng vô hiệu vì chưa có sự đồng ý của họ là không thỏa đáng

Vấn đề 3: Đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được

Tóm tắt Bản án số 609/2020/DS-PT ngày 12/11/2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP Hồ Chí Minh

Nguyên đơn: Ông Huỳnh Tấn P;

Bị đơn: Ông Nguyễn Tấn L

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hủy chỉnh lý và hợp đồng tín dụng

Ông P cho ông B vay 100.000.000 đồng và thỏa thuận chuyển nhượng các thửa đất số 20, 21, 22 do ông B đứng tên

để đảm bảo khoản vay và nhờ ông L đứng tên ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Ông L có đơn nên được cấp quyền sử dụng đất và sau đó ông

L đã chuyển nhượng hết cả 3 thửa đất cho bà H với giá 550.000.000 đồng

Riêng thửa số 20 bà H chuyển nhượng cho ông N1 tuy nhiên

bà H biết thửa đất này đang có tranh chấp nhưng không nói cho ông N1 và trên thửa đất này có 1 nhà mồ và 4 ngôi mộ của người thứ ba

5

Trang 7

Vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng đất thửa số 20 giữa bà H và ông N1 vì có đối tượng không thể thực hiện được

1 Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu.

CSPL: Điều 408 BLDS 2015 và Điều 411 BLDS 2005 Những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về Đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được:

Thứ nhất,

, theo quy định tại Điều 408 BLDS 2015 hợp đồng bị vô hiệu khi có đối tượng không thể thực hiện được “ngay từ khi giao kết” Điều 411 BLDS 2005 lại quy định thời điểm là “ngay từ khi ký kết” Điều này được hiểu là cho đến khi hợp đồng giao kết, thì đối tương của hợp đồng là không thể thực hiện được Vậy nếu ngay từ khi giao kết đối tượng của hợp đồng đã tồn tại và thực hiện được nhưng sau khi giao kết thì đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được thì hợp đồng có bị vô hiệu hay không thì Điều

411 lại không quy định cụ thể Đồng thời việc sử dùng thuật ngữ “ngay từ khi ký kết” khiến cho phạm vi áp dụng của điều luật này bị thu hẹp và chỉ phù hợp với hợp đồng được xác lập bằng hình thức văn bản

Thứ hai,

khác với quy định trước đây của BLDS 2005, “điều này gây ra những vướng mắc trong thực tiễn, đó là các trường hợp không thực hiện được hợp đồng không chỉ vì lý do khách quan, mà còn vì các lý do khác, bao gồm cả lý do chủ quan của các bên tham gia, hoặc đó là một thực tế, nhưng do sự

sơ suất chủ quan của bên bị thiệt hại mà hợp đồng không thể thực hiện được” Do đó Điều 408 BLDS 2015 đã xóa bỏ cụm 3

Trường đại học Luật Tp Hồ Chí Minh,

, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr 228d

6

Trang 8

từ “nguyên nhân khách quan” Như vậy theo quy định tại Điều 408 BLDS 2015 thì hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì bị vô hiệu bất kể vì lý do khách quan hay chủ quan Trong thực tiễn, có rất nhiều hợp đồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu vì lý do không thực hiện do ý thức chủ quan của một hoặc các bên

2 Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng

do đối tượng không thể thực hiện được được xác định như thế nào? Vì sao?

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng do đối tượng không thể thực hiện được sẽ được xác định theo quy định tại Điều 429 BLDS 2015 về Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng

Bởi vì nếu áp dụng những quy định chung về giao dịch dân sự vô hiệu, cụ thể là theo quy định tại Điều 132 BLDS

2015 về Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự

vô hiệu sẽ không hợp lý vì các trường hợp được áp dụng thời hiệu 2 năm để yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu không bao gồm Điều 408 BLDS 2015 Thêm vào đó tại khoản 2 Điều 132 BLDS 2015 đã quy định: “Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.” Trong trường hợp này tức là sau khi hết thời hiệu thì giao dịch dân sự cụ thể hơn ở đây là hợp đông do đối tượng không thể thực hiện sẽ có hiệu lực Điều này là bất hợp lý

“Trong trường hợp trên nếu áp dụng Điều 429 BLDS

2015 sẽ giải quyết được vì sau khi hết thời hiệu thì các quy định chung về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng sẽ được áp dụng để giải quyết.”4

Trần Quang Cường –

, [tapchitoaan.vn/van-de-ap-dung-thoi-hieu-khi-hop-dong-vo-hieu-do-co- doi-tuong-khong-the-thuc-hien-duoc-nghien-cuu-so-sanh-phap-luat-viet-nam-va-phap], truy cập ngày 10/9/2023

7

Trang 9

3 Trong vụ án trên, đoạn nào của Bản án cho thấy Tòa

án theo hướng hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được?

Toà án theo hướng hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được trong đoạn [2] của phần Nhận định của Tòa án trong Bản án này:

“ Mặt khác, tại Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 12/6/2018 (bút lục 368, 369) thể hiện trên phần đất thửa số

20 đang tồn tại 01 nhà mồ và 04 ngôi mộ của người thứ ba, nhưng việc chuyển nhượng đất lại không có ý kiến của chủ sở hữu hợp pháp các vật kiến trúc trên đất, nên quyền sử dụng đất không thể chuyển giao cho người nhận chuyển nhượng bình thường và đầy đủ quyền sử dụng của mình Do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được theo Điều 408 Bộ luật dân

sự Vì vậy, không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Văn N1.”

4 Trong vụ án trên, Tòa án xác định hợp đồng vô hiệu do

có đối tượng không thể thực hiện được có thuyết phục không? Vì sao?

Tòa án xác định hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được là thuyết phục Vì khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì bà H đã biết thửa đất này đang tranh chấp (bà H được Tòa án thông báo trước đó), ngoài ra trên thửa đất số 20 này còn có những vật kiến trúc khác trên đất mà khi chuyển nhượng thì không có phần ý kiến của chủ sở hữu Do đó quyền sử dụng đất trong trường hợp này thuộc đối tượng không thể thực hiện được theo Khoản 1 Điều 408 BLDS 2015

Mặt khác, theo ông N1 thì ông không biết thửa đất này đang có tranh chấp nhưng bà H biết mà vẫn ký kết hợp đồng chuyển nhượng, bà H và ông đã thỏa thuận chỉ lấy phần đất trống trừ phần đất mồ mã ra thì theo Khoản 2 Điều 408 BLDS

8

Trang 10

2015, ông N1 có thể yêu cầu bà H bồi thường thiệt hại cho mình

Vấn đề 4: Xác lập hợp đồng có giả tạo và nhằm tẩu tán tài sản

Đối với vụ việc thứ nhất

Tóm tắt Bản án số 06/2017/DS-ST ngày 17/01/2017 của Toà án nhân dân TP.Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương.

Nguyên đơn: Bà Trần Thị Diệp Thủy (1980);

Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Thanh Trang (1983)

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Vì bà Trang mượn bà Thủy số tiền 100.000.000 đồng và hứa rằng 06 tháng sau sẽ thanh toán hết số nợ và để đảm bảo cho việc vay mượn cũng như che giấu cho giao dịch vay mượn này, hai bên đã xác lập nên một giao dịch giả tạo là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Tuy nhiên, khi đến hạn, bà Trang lại chỉ trả cho bà Thủy 5.000.000 đồng, số tiền còn lại bà Trang không trả cho nguyên đơn Do đó bà Thủy khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên

bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa mình và

bà Trang là vô hiệu và yêu cầu bà Trang hoàn trả lại cho mình

số tiền còn thiếu là 95.000.000 đồng

Tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất xác lập giữa bà Thủy và bà Trang theo hình thức “giấy thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất” vô hiệu Bà Trang có nghĩa vụ trả lại cho bà Thủy

số tiền đã nhận là 95.000.000 đồng và ghi nhận sự tự nguyện của bà Thủy về việc không yêu cầu tính lãi suất 95.000.000 đồng đối với bà Trang

9

Trang 11

1 Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch?

Theo quy định tại Điều 124 BLDS năm 2015 quy định giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo như sau:

“1 Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân

sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan

2 Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu”

Giao dịch dân sự giả tạo là giao dịch được xác lập nhằm che giấu giao dịch có thật khác Trong giao dịch giả tạo các chủ thể không có ý định xác lập quyền và nghĩa vụ với nhau Thực chất, khi tham gia giao dịch dân sự bình thường các bên cùng thể hiện ý chí thật sự, còn giao dịch dân sự giả tạo chỉ nhằm che đậy ý chí không thật của các chủ thể Hay nói cách khác, giao dịch dân sự giả tạo là giao dịch được xác lập không thật, nhằm che giấu ý chí thật của các chủ thể Do đó, giao dịch dân sự giả tạo các chủ thể không có ý định thiết lập quyền và nghĩa vụ với nhau, nội dung của giao dịch giả tạo cũng không thể hiện ý chí đích thực của các bên, mà các bên tạo ra giao dịch giả tạo chỉ nhằm che đậy một giao dịch khác Việc các bên cố ý xác lập giao dịch giả tạo nhằm che 5 giấu một giao dịch khác với mục đích trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ với một bên thứ ba hoặc trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của một trong các bên chủ thể tham gia giao dịch.6

“Xác định giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo”, [https://tapchitoaan.vn/xac-dinh-giao-dich-dan-su-vo-hieu-do-gia-tao9063.html], truy cập ngày 10/09/2023 Trường đại học Luật Tp Hồ Chí Minh,

, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr 336

10

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w