Tòa án xác định vì số tiền nguyên đơn trả nợ thay không phải giao dịch tài sảnnên không phát sinh lãi, tuy nhiên nếu nguyên đơn có yêu cầu phải trả lại tiền màbên còn lại không thực hiện
Trang 1BÔ GIO DC V ĐO TOTRƯỜNG ĐI HỌC LUẬT THNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT
NGHĨA V
Môn học: Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Giảng viên: Th.S Lê Thị Diễm Phương
Lớp: TM47.2Nhóm: 03
3 Nguyễn Thùy Như Khanh 2253801011103
5 Nguyễn Ngọc Khánh Linh 22538010111286 Phạm Hoàng Khánh Linh 2253801011132
TP HCM, tháng 09 năm 2023
Trang 3MC LC
VẤN ĐỀ 1: THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN 1
Tóm tắt Bản án số 94/2021/DS-PT ngày 03/11/2021 của Tòa án nhân dântỉnh Sóc Trăng 1Câu 1.1: Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền? 1Câu 1.2: Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinhnghĩa vụ? 2Câu 1.3: Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định“thực hiện công việc không có ủy quyền”? 2Câu 1.4: Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không cóủy quyền” theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện 3Câu 1.5: Trong Bản án nêu trên, Tòa án áp dụng quy định về “thực hiệncông việc không có ủy quyền” có thuyết phục không? Vì sao 4Câu 1.6: Việc Tòa án tính lãi đối với nghĩa vụ trả tiền như trong Bản án cóthuyết phục không? Vì sao? 4
VẤN ĐỀ 2: THỰC HIỆN NGHĨA V (THANH TON MỘT KHOẢNTIỀN) 5
Tóm tắt Quyết định số 15/2018/DS-GĐT ngày 15/3/2018 của Tòa án nhândân cấp cao 5Câu 2.1: Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toánnhư thế nào? Qua trung gian là tài sản gì? 5Câu 2.2: Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Côkhoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời 7Câu 2.3: Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồngchuyển nhượng bất động sản trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không?Vì sao? 7Câu 2.4: Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giátrị nhà đất được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làmthì, theo Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hương phảithanh toán cho cụ Bảng cụ thể là bao nhiêu? Vì sao? 7Câu 2.5: Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệchưa? Nêu một tiền lệ (nếu có)? 8
VẤN ĐỀ 3: CHUYỂN GIAO NGHĨA V THEO THỎA THUẬN 10
Tóm tắt Bản án số 148/2007/DSST ngày 26/9/2007 của Tòa án nhân dân thịxã Châu Đốc, tỉnh An Giang 10
Trang 4Câu 3.1: Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầuvà chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận? 10Câu 3.2: Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanhtoán cho bà Tú? 12Câu 3.3: Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đãđược chuyển sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh? 12Câu 3.4: Suy nghĩ của anh/chị về đánh giá trên của Tòa án? 13Câu 3.5: Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu có còn tráchnhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thục hiệnnghĩa vụ được chuyển giao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 13Câu 3.6: Nhìn từ góc độ quan điểm tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có còntrách nhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ khôngthực hiện nghĩa vụ được chuyển giao? Nêu rõ quan điểm của các tác giả màanh/chị biết 14Câu 3.7: Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩavụ ban đầu không còn trách nhiệm đối với người có quyền? 15Câu 3.8: Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án 15
Câu 3.9: Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện phápbảo lãnh của người thứ ba thì, khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnhcó chấm dứt không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời 16
Trang 5VẤN ĐỀ 1: THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀNTóm tắt Bản án số 94/2021/DS-PT ngày 03/11/2021 của Tòa án nhân dântỉnh Sóc Trăng
‒ Nguyên đơn: Bà Phạm Thị Kim V.‒ Bị đơn: Ông Phạm Văn H và bà Nguyễn Thị Đ
Năm 2006, 2 vợ chồng ông H vay vốn 100.000.000 đồng tại Quỹ tín dụng trungương chi nhánh Sóc Trăng, thế chấp căn nhà và đất số 204, đường P, ấp H, thị trấnM, huyện M, tỉnh Sóc Trăng (căn nhà này dùng để thờ cúng tổ tiên) Trong quátrình vay vốn, bị đơn không thanh toán tiền nên Quỹ yêu cầu phát mãi tài sản thếchấp để thu hồi nợ Nguyên đơn đã đứng ra trả nợ thay số tiền gốc và 24.590.800đồng tiền lãi, nhằm không để Quỹ xử lý tài sản thế chấp, bị đơn không phản đối
Tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn có thừa nhận rằng vì ông H và bà Đ đã lyhôn nên số tiền ông H phải trả là 65.000.000 dồng, còn bà Đ phải trả phần còn lại(59.590.800 đồng) Do bị đơn H đã thanh toán 35.000.000 đồng, còn lại 30.000.000đồng chưa trả Nguyên đơn V yêu cầu cả 2 bị đơn đều phải trả số tiền nợ gốc lẫntiền lãi sau 11 năm
Tòa án xác định vì số tiền nguyên đơn trả nợ thay không phải giao dịch tài sảnnên không phát sinh lãi, tuy nhiên nếu nguyên đơn có yêu cầu phải trả lại tiền màbên còn lại không thực hiện hoặc chậm thực hiện thì bị đơn phải trả tiền nợ gốccùng tiền lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền Xét thấy, sau khi trả nợ thay,nguyên đơn không yêu cầu bị đơn trả nợ mà mãi đến trước ngày khởi kiện 6 thángthì mới yêu cầu, do đó Tòa xác định thời gian tính lãi là từ ngày 28/01/2020 đếnngày 13/05/2021 (xét xử sơ thẩm) Tòa tuyên bố ông H phải trả cho bà V số tiền33.873.450 đồng (trong đó 30.000.000 đồng là tiền gốc và 3.873.450 đồng là tiềnlãi), tương tự bà Đ phải trả 67.284.800 đồng (trong đó 59.590.800 đồng là tiền gốcvà còn lại là tiền lãi)
Câu 1.1: Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?Theo Điều 574 BLDS 2015 quy định: “Thực hiện công việc không có ủy quyềnlà việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thựchiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người nàykhông biết hoặc biết mà không phản đối.”
Trang 6Câu 1.2: Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinhnghĩa vụ?
Căn cứ làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ dân sự là những sự kiện xảy ra trongthực tế, được pháp luật dân sự dự liệu, thừa nhận là có giá trị pháp lý, làm phát sinhquan hệ nghĩa vụ dân sự Do đó, thực hiện công việc không có uỷ quyền là căn cứlàm phát sinh nghĩa vụ dân sự vì trong thực tế có các trường hợp thực hiện côngviệc không có uỷ quyền, mà BLDS 2015 đã dự liệu điều này tại khoản 3 Điều 275,Điều 574 đến Điều 578 BLDS 2015 Việc quy định chế định này tạo nên sự ràngbuộc pháp lý giữa người thực hiện công việc và người có công việc được thực hiệnvà nâng cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo quyền lợi của người thực hiện côngviệc cũng như đối với người có công việc được thực hiện
Câu 1.3: Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định“thực hiện công việc không có ủy quyền”?
‒ Về khái niệm: Ở Điều 574 BLDS 2015 đã bỏ đi từ “hoàn toàn” ở Điều 594BLDS 2005, thay đổi trên là hoàn toàn hợp lí vì thực tế có trường hợp mộtngười thực hiện công việc không có uỷ quyền không chỉ hoàn toàn vì lợi íchcủa người có công việc được thực hiện mà còn để đảm bảo cho lợi ích cánhân
‒ Về nghĩa vụ thực hiện công việc không có uỷ quyền:
Tại Khoản 3 Điều 575 BLDS 2015 quy định: “ Người thực hiện côngviệc không có ủy quyền phải báo cho người có công việc được thựchiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừtrường hợp người có công việc đã biết hoặc người thực hiện công việckhông có ủy quyền không biết nơi cư trú của người đó.” nhưng tạiKhoản 3 Điều 595 BLDS 2005 có bổ sung thêm: “… không biết nơicư trú và trụ sở của người đó.” Sự bổ sung trên là hoàn toàn hợp lí vìchủ thể của luật dân sự ngoài cá nhân còn có pháp nhân Theo đó, vớimột pháp nhân thì lại không tồn tại khái niệm “nơi cư trú” mà lại làkhái niệm “trụ sở”, tức là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân đó.Tại Khoản 4 Điều 575 BLDS 2015 có quy định về trường hợp ngườicó công việc được thực hiện “chết”, ở đây BLDS 2015 quy định cả vềcá nhân và pháp nhân, nhưng ở Khoản 4 Điều 595 BLDS 2005 thì chỉquy định về cá nhân Sự bổ sung trên là hợp lí vì đối với pháp nhân,khái niệm “chết” không tồn tại mà thay vào đó là “chấm dứt tồn tại”
Trang 7‒ Về chấm dứt thực hiện công việc không có uỷ quyền: Tại Khoản 4 Điều 578quy định về một trong cái trường hợp về việc chấm dứt thực hiện công việckhông có uỷ quyền là: “Người thực hiện công việc không có uỷ quyền chết,nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân.” Trong khi tại Khoản4 Điều 598 BLDS 2005 chỉ quy định: “Người thực hiện công việc không cóủy quyền chết.” sự thay đổi này là hợp lí khi đã bổ sung thêm quy định đốivới pháp nhân.
Câu 1.4: Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không cóủy quyền” theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện
Cơ sở pháp lý: Điều 574 BLDS 2015: Thực hiện công việc không có uỷ quyền: “Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụthực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của ngườicó công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phảnđối”
Như vậy, các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủyquyền” là:
‒ Người thực hiện là người không có nghĩa vụ thực hiện công việc đó: Tức làngười có nghĩa vụ thực hiện công việc vì một lý do nào đó không thể làm và được người khác thực hiện thay
‒ Thực hiện công việc một cách tự nguyện: Người thực hiện công việc phải cósự tự nguyện khi thực hiện, không vì lợi ích mà muốn giúp đỡ, không thông quamột thỏa thuận nào Trường hợp người thực hiện công việc vì bị ép buộc, trái với ýchí, mong muốn của bản thân thì không được coi thực hiện công việc không có ủyquyền
‒ Thực hiện công việc vì lợi ích của người có công việc được thực hiện: Ngườithực hiện công việc thay vì lợi ích của người có nghĩa vụ thực hiện công việc, chứkhông phải vì lợi ích của mình
‒ Người có công việc được thực hiện không biết hoặc không phản đối: Ngườicó nghĩa vụ thực hiện công việc không biết hoặc biết nhưng không phản đối ngườithực hiện thay
Trang 8Câu 1.5: Trong Bản án nêu trên, Tòa án áp dụng quy định về “thực hiệncông việc không có ủy quyền” có thuyết phục không? Vì sao
Trong Bản án nêu trên, Tòa án áp dụng quy định về “thực hiện công việc khôngcó ủy quyền” hoàn toàn thuyết phục
Vì theo nội dung bản án, Nguyên đơn là bà V đã trả giúp bị đơn là ông H và bàĐ số tiền vay quỹ tín dụng là 100.000.000 đồng Theo điều 574 BLDS 2015, thì xácđịnh ông H và bà Đ là người có nghĩa vụ thực hiện việc trả tiền, bà V là ngườikhông có nghĩa vụ thực hiện việc trả tiền Việc trả nợ thay của bà V dựa trên sự tựnguyện không bị ép buộc và bên phía bị đơn đã biết và không phản đối việc này.Việc trả nợ này là hoàn toàn vì lợi ích của phía bị đơn
Câu 1.6: Việc Tòa án tính lãi đối với nghĩa vụ trả tiền như trong Bản án cóthuyết phục không? Vì sao?
Việc Tòa án tính lãi đối với nghĩa vụ trả tiền như trong Bản án là thuyết phục.Vì Tòa án đã xác định việc trả nợ thay của phía Nguyên đơn là việc “thực hiệncông việc không có ủy quyền” (cơ sở pháp lý: điều 574 BLDS 2015) Theo khoản 1điều 576 BLDS 2015 về nghĩa vụ thanh toán của người có công việc thực hiện, phíabị đơn có trách nhiên thanh toán cho phía nguyên đơn số tiền mà phía nguyên đơnđã trả nợ thay Đồng thời, do bà V có yêu cầu phía bị đơn trả nợ mà bên nguyên đơnkhông thực hiện hoặc chậm thực hiện thì sẽ phát sinh tiền lãi do chậm thực hiệnnghĩa vụ trả tiền Do đó, việc Tòa án tính lãi vì lý do trên là hoàn toàn hợp lý
Trang 9VẤN ĐỀ 2: THỰC HIỆN NGHĨA V (THANH TON MỘT KHOẢNTIỀN)
Tóm tắt Quyết định số 15/2018/DS-GĐT ngày 15/3/2018 của Tòa án nhândân cấp cao
Ngày 14/03/1963, cụ Ngô Quang Phúc (bố của ông Ngô Quang Phục) được cấpGiấy chứng nhận quyền sở hữu diện tích 1010 m tại tỉnh Quảng Ninh Cụ Phúc2
chết, ông Phục thừa kế mảnh đất trên Ngày 20/10/1982, ông Phục chuyển nhượngmảnh đất cho cụ Ngô Quang Bảng Ngày 26/11/1991, cụ Bảng chuyển nhượng đấtlại cho vợ chồng bà Hương, nhưng bà vẫn chưa thanh toán toàn bộ số tiền chuyểnnhượng Cụ thể cụ Bảng thỏa thuận chuyển nhượng với số tiền 5.000.000 đồng, bàHương đã trả trước 3.000.000 đồng, phần còn lại hẹn sẽ trả sau; đến ngày16/4/1992, bà Hương trả tiếp 1.000.000 đồng, còn nợ 1.000.000 đồng (tương đương1/5 giá trị chưa thanh toán) Cụ nhiều lần yêu cầu bà Hương thanh toán nhưng bàlấy lý do chồng ốm đau, không có tiền
Ngày 28/06/1996, bà Hương chuyển toàn bộ nhà, đất trên cho bà Sáu, ôngChinh nhưng vẫn không trả tiền cho cụ Bảng Nay cụ khởi kiện yêu cầu bà Hươngtrả số tiền còn thiếu tương đương 1/5 giá trị nhà, đất với số tiền là 1.697.760.000đồng (theo định giá tài sản của TAND thị xã Quảng Yên) Nếu bà Hương khôngthanh toán bằng tiền thì yêu cầu trả 1/5 diện tích đất, tương đương 188,6m trong2
tổng 1.010m TANDTC xác định cách xử lý của Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm2
là không đúng, không đảm bảo quyền lợi của đương sự Do đó, Tòa tuyên bố bàHương phải thanh toán cho cụ Bảng số tiền tương đương với 1/5 giá trị nhà đất theođịnh giá tại thời điểm xét xử sơ thẩm
Câu 2.1: Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toánnhư thế nào? Qua trung gian là tài sản gì?
Theo Thông tư liên tịch số 01/TTLT của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sátnhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành ánvề tài sản quy định về Trường hợp đối tượng của nghĩa vụ tài sản là các khoản tiền,vàng thì giá trị khoản tiền phải thanh toán được tính lại như sau:
“1 Đối với nghĩa vụ là các khoản tiền bồi thường, tiền hoàn trả, tiền công, tiềnlương, tiền chia tài sản, tiền đền bù công sức, tiền cấp dưỡng, tiền vay không có lãi,tiền truy thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính thì giải quyết như sau:
a) Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ dân sự xảy ra trước ngày 1996 và trong thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thờiđiểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo tăng từ 20% trở lên, thì Tòa án quy đổi các khoản
Trang 101-7-tiền đó ra gạo theo giá loại trung bình ở địa phương (từ đây trở đi gọi tắt là “giágạo”) tại thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ, rồi tính số lượng gạo đóthành tiền theo giá gạo tại thời điểm xét xử sơ thẩm để buộc bên có nghĩa vụ về tàisản phải thanh toán và chịu án phí theo số tiền đó.
b) Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ xảy ra sau ngày 1-7-1996 hoặctuy xảy ra trước ngày 1-7-1996, nhưng trong khoảng thời gian từ thời điểm gây thiệthại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo không tănghay tuy có tăng nhưng ở mức dưới 20%, thì Tòa án chỉ xác định các khoản tiền đóđể buộc bên có nghĩa vụ phải thanh toán bằng tiền Trong trường hợp người cónghĩa vụ có lỗi thì ngoài khoản tiền nói trên còn phải trả lãi đối với số tiền chậm trảtheo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gianchậm trả tại thời điểm xét xử sơ thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 313 BLDS2015, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác
2 Đối với các khoản tiền tịch thu, tiền phạt, tiền án phí thì khi xét xử Tòa án chỉquyết định mức tiền cụ thể mà không áp dụng cách tính đã hướng dẫn tại khoản 1nói trên
3 Đối với các khoản tiền vay, gửi ở tài sản Ngân hàng, tín dụng, do giá trị củacác khoản tiền đó đã được bảo đảm thông qua các mức lãi suất do Ngân hàng Nhànước quy định, cho nên khi xét xử, trong mọi trường hợp Tòa án đều không phảiquy đổi các khoản tiền đó ra gạo, mà quyết định ràng buộc bên có nghĩa vụ về tàisản phải thanh toán số tiền thực tế đã vay, gửi cùng với khoản tiền lãi, kể từ ngàykhi giao dịch cho đến khi thi hành án xong, theo mức lãi suất tương ứng do Ngânhàng Nhà nước quy định
4 Đối với các khoản vay có lãi (kể cả loại có kỳ hạn và loại không có kỳ hạn) ởngoài tổ chức Ngân hàng, tín dụng, do giá trị của các khoản tiền đó cũng đã đượcđảm bảo thông qua việc chịu lãi của bên vay tài sản, cho nên trong mọi trường hợptòa án đều không phải quy đổi số tiền đó ra gạo, mà chỉ buộc người vay phải trả sốtiền nợ gốc chưa trả cùng với số tiền lãi chưa trả
5 Trong trường hợp đối tượng hợp đồng vay tài sản là vàng, thì lãi suất chỉđược chấp nhận khi Ngân hàng Nhà nước có quy định và cách tính lãi suất khôngphân biệt như các trường hợp đã nêu tại khoản 4 trên đây, mà chỉ tính bằng mức lãisuất do Ngân hàng Nhà nước quy định.”
Ta nhận thấy rằng trong Thông tư việc tính lại khoản tiền phải thanh toán đượcquy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 đều được quy định bằng mức tiền cụ thể hoặc đượcđảm bảo bằng mức lãi suất Ngân hàng nên không phải thanh toán thông qua mộttrung gian như khoản 1 Bên cạnh đó khoản 2, 3, 4 và 5 đều đã thể hiện đúng như