1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn học hợp đồng dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bài tập tháng thứ bảy bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

25 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trường học Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Hợp đồng dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Thể loại Bài tập
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Theo kết quả xác định lỗi gây ra tai nạn cho bà Nam thuộc về cháu Hậu.- Vào thời điểm gây tai nạn cháu Hậu chưa đủ 16 tuổi là người chưa thành niên và không có tài sản riêng nên cần buộc

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

MÔN HỌC: HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

BÀI TẬP THÁNG THỨ BẢY: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Trang 2

Buổi thảo luận thứ bảy: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Phần cụ thể)

Vấn đề 1: Bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra 4 Tóm tắt Bản án số 19/2012/DSST ngày 12/6/2012 của Tòa án nhân dân huyện 4 Cưm’Gar tỉnh Đắk Lắk 4

1 Khi nào cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 4

Đối với tình huống 5

2 Tòa án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm không? Nêu

cơ sở pháp lý khi trả lời 5

3 Tòa án có thể buộc cha mẹ Hùng bồi thường cho anh Bình giá trị chiếc đồng hồ và chiếc xe đạp không? Nêu cơ

sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự 5

4 Tòa án có thể buộc cha mẹ Hùng nộp ngân sách nhà nước khoản tiền 7 triệu đồng mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự 5

5 Tòa án có thể buộc Hùng và cha mẹ cùng bồi thường cho anh Bình không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử.

……… 6

Đối với Bản án số 19 6

6 Theo Tòa án, cha mẹ ly hôn có ảnh hưởng tới việc xác định người phải chịu trách nhiệm bồi thường không? Cuối cùng, Tòa án đã buộc ai phải bồi thường thiệt hại 6

7 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa

án (từ góc độ văn bản cũng như so sánh pháp luật) 6 Vấn đề 2: Bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra .7 Tóm tắt Bản án số 285/2009/HSPT ngày 23/12/2009 của Tòa

án nhân dân tỉnh Bình Định 7 Tóm tắt Bản án số 05/2019/DS-PT ngày 16/1/2019 của Toà

án nhân dân tỉnh Sóc 7 Trăng 7

1

Trang 3

1 Vì sao đã có quy định của Điều 584 mà BLDS 2015 còn

có thêm quy định của Điều 600? 8

2 Khả năng quy trách nhiệm liên đới bồi thường giữa người làm công và người sử dụng người làm công trong một hệ thống pháp luật nước ngoài 9

Đối với Bản án số 285 9

3 Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra? 9

4 Trên cơ sở Điều 600, cho biết các điều kiện để áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra 10

5 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án vận dụng Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều 600 BLDS 2015) để buộc Công ty Hoàng Long bồi thường (đánh giá từng điều kiện nêu ở câu hỏi trên đối với vụ việc được bình luận) 10

6 Nếu ông Hùng không làm việc cho Công ty Hoàng Long

và xe là của ông 11 Hùng thì ông Hùng có phải bồi thường không? Vì sao? 11

7 Đoạn nào của bản án cho thấy, theo Tòa án, ông Hùng không phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại? 11

8 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa

án liên quan đến trách nhiệm của ông Hùng đối với người

11 Theo Tòa án, ông B có lỗi theo Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều 600 BLDS 2015) không? Vì sao? 13

12 Theo Tòa án, ông A có được yêu cầu ông B hoàn trả tiền đã bồi thường cho người bị hại không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời 13

13 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến trách nhiệm hoàn trả của ông B (về căn cứ hoàn trả cũng như mức hoàn trả) 14 Vấn đề 3: Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra 14

Trang 4

Tóm tắt Bản án số 23/2017/DS-ST ngày 08/5/2017 của Toà

án nhân dân huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau 14

1 Quy định nào của BLDS sử dụng thuật ngữ “súc vật”? 14

3

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Buổi thảo luận thứ bảy: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Phần cụ thể)

Trang 6

Vấn đề 1: Bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây

+ Nguyên đơn: bà Nguyễn Thị Nam;

+ Bị đơn: bà Nguyễn Thị Thêm

Về vấn đề tranh chấp: tranh chấp bồi thường thiệt hại

về sức khỏe

Về lý do tranh chấp:

- Cháu Mai Công Hậu – con của bà Nguyễn Thị Thêm đã điều

khiển xe máy và đâm vào xe máy do bà Nguyễn Thị Nam

Hậu quả là bà Nam đã bị đa thương, gãy xương đùi phải, tỷ

lệ thương tích là 30% sức khỏe Theo kết quả xác định lỗi

gây ra tai nạn cho bà Nam thuộc về cháu Hậu

- Vào thời điểm gây tai nạn cháu Hậu chưa đủ 16 tuổi là người

chưa thành niên và không có tài sản riêng nên cần buộc

cha, mẹ của cháu Hậu phải bồi thường thiệt hại Tuy nhiên

bà Nguyễn Thị Thêm đã ly hôn với ba của cháu Hậu – ông

Mai Văn Thụ Bà Thêm cho rằng cháu Hậu được giao cho

ông Thụ trực tiếp nuôi dưỡng nên trách nhiệm bồi thường

thiệt hại là của ông Thụ Ông Thụ lại cho rằng tại thời điểm

gây thiệt hại, cháu đang ở với mẹ nên bà Thêm phải có

trách nhiệm chính trong việc bồi thường thiệt hại cho bà

Nam

Về quyết định của Tòa án: Tòa án nhận định việc ly hôn

giữa hai vợ chồng không làm chấm dứt nghĩa vụ của cha, mẹ

đối với con chung Nên ông Thụ và bà Thêm phải có nghĩa vụ

liên đới bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho bà Nguyễn Thị

Nam

1 Khi nào cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời

Những trường hợp cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do

con gây ra

Con chưa thành niên

5

Trang 7

CSPL: Điều 586 BLDS 2015

“ Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ

thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của

cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây

thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần

còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật

này

Con đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự “

CSPL: Điều 586 và khoản 3 Điều 599 BLDS 2015

“ Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,

người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt

hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài

sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được

giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi

thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của

mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi

trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi

thường.”

Đối với tình huống

2 Tòa án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời

CSPL: khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 và khoản 2 Điều

590 BLDS 2015

Toà án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh

Bình thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

Vì: Hùng năm nay 16 tuổi đánh anh Bình bị thương và

tổng thiệt hại là 10 triệu, căn cứ theo khoản 1 Điều 584 BLDS

2015, khoản 2 Điều 590 BLDS thì Hùng có nghĩa vụ phải bồi

thường thiệt hại đã gây ra cho anh Bình Tuy nhiên hiện nay,

Hùng không có bất kì tài sản nào nên cha mẹ của Hùng có

trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Hùng gây ra cho anh

Bình

3 Tòa án có thể buộc cha mẹ Hùng bồi thường cho anh Bình giá trị chiếc đồng hồ và chiếc xe đạp không? Nêu

Trang 8

cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự

CSPL: khoản 1 Điều 584 BLDS 2015; khoản 2 Điều 586

BLDS 2015 và Điều 589 BLDS 2015

Chiếc đồng hồ có thể được bồi thường vì nó rơi vào

trường hợp tài sản bị mất theo khoản 1 Điều 589 BLDS 2015

Do vậy hành vi xâm phạm tài sản gây thiệt hại phải bồi

thường theo khoản 1 Điều 584 BLDS 2015, nhưng vì Hùng

mới 16 tuổi nên phải lấy tài sản của cha mẹ Hùng phải bù

đắp

Còn chiếc xe đạp hiện đang gửi ở nhà bạn Hùng nên

vẫn có thể trả lại được nên vẫn không thuộc trường hợp tài

sản bị xâm phạm

Trong thực tế, vẫn có các bản án xét xử tương tự Ví dụ:

bản án số 19/2012?DSST ngày 12/06/2012 của TAND huyện

Cư M’gar cũng theo hướng buộc cha mẹ phải bồi thường cho

những sai phạm mà người con trai tên Hậu chưa đủ 16 tuổi

gây ra

4 Tòa án có thể buộc cha mẹ Hùng nộp ngân sách nhà nước khoản tiền 7 triệu đồng mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét

xử đối với hoàn cảnh tương tự

CSPL: khoản 1 Điều 584 BLDS 2015

Toà án không thể buộc cha mẹ Hùng phải nộp ngân

sách nhà nước Việc nộp ngân sách cho Nhà nước là vượt quá

những điều luật có nêu và đó không phải là trường hợp mà

cha mẹ phải thay con cái thực hiện bồi thường

Trong thực tế đã từng tồn tại những trường hợp tương

tự, trong Quyết định số 04/HĐTP – HS nêu ở câu 3, theo Hội

đồng thẩm phán: Toà án các cấp buộc bố mẹ bị cáo nộp số

tiền 5.570.000 đồng do bị cáo chiếm hưởng từ việc bán tài

sản trộm cắp là không đúng theo quy định của pháp luật.”

5 Tòa án có thể buộc Hùng và cha mẹ cùng bồi thường cho anh Bình không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử

7

Trang 9

CSPL: khoản 2 Điều 586 BLDS 2015

Toà có thể buộc cha mẹ Hùng và Hùng bồi thường cho

anh Bình nếu tổng tài sản của Hùng không đủ để bồi thường

cho anh Hùng

Đối chiếu với bản án đã có tương tự: bản án số

19/2012?DSST ngày 12/06/2012 của TAND huyện Cư M’gar

cũng theo hướng buộc cha mẹ phải bồi thường cho những sai

phạm mà người con trai tên Hậu chưa đủ 16 tuổi gây ra, và

ông Thụ và bà Thêm bồi thường thiệt hại cho bà Nam là phù

hợp với quy định của pháp luật

Theo tôi, Toà án giải quyết như vậy là vô cùng hợp lý nhằm

để bảo đảm quyền lợi cho bên bị hại và cũng làm tăng thêm

sự có trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái của mình

Đối với Bản án số 19

6 Theo Tòa án, cha mẹ ly hôn có ảnh hưởng tới việc xác định người phải chịu trách nhiệm bồi thường không? Cuối cùng, Tòa án đã buộc ai phải bồi thường thiệt hại.

Theo Tòa án, cha mẹ ly hôn không có ảnh hưởng đến

việc xác đinh người phỉa chịu bồi thường vì việc ly hôn giữa

hai vợ chồng không làm chấm dứt nghĩa vụ của cha, mẹ đối

với con chung

Cuối cùng, Tòa án buộc ông Thụ và bà Thêm phải có

nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho bà

Nguyễn Thị Nam

7 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa

án (từ góc độ văn bản cũng như so sánh pháp luật)

Hướng giải quyết của Tòa án hoàn toàn phù hợp với

pháp luật hiện hành lúc xảy ra vụ việc trên, có nghĩa là thời

điểm BLDS 2005 có hiệu lực Pháp luật dân sự không đưa ra

quy định cụ thể về việc phát sinh trách nhiệm bồi thường của

cha mẹ với điều kiện là con phải sống cùng cha mẹTòa án đã

áp dụng trên cơ sở Điều 606, do vậy cha mẹ phải bồi thường

thiệt hại ngay cả khi con không ở hay sống cùng cha mẹ

Trang 10

Vấn đề 2: Bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra Tóm tắt Bản án số 285/2009/HSPT ngày 23/12/2009 của Tòa

án nhân dân tỉnh Bình Định.

Về chủ thể tranh chấp:

+ Người đại diện hợp pháp của người bị hại: Chị Nguyễn Thị

Thu Thủy;

+ Bị cáo kháng cáo, bị kháng cao: Cao Chí Hùng

Về lý do tranh chấp: Bị cáo Cao Chí Hùng đã điều khiển

ô tô của công ty TNHH vận tải Hoàng Long lấn sang phần

đường bên trái nên đã tông vào anh Trần Ngọc Hải khiến anh

chết tại chỗ Bị cáo và Công ty đã bồi thường cho gia đình

anh Hải 40.000.000 đồng

Về quyết định của Tòa án:

- Bản án sơ thẩm xử phạt ông Hùng 9 tháng tù, buộc công ty

TNHH bồi thường chị Thủy 20.500.000 đồng và cấp dưỡng

cháu Huy mỗi tháng 350.000 đồng cho đến khi cháu Huy tròn

18 tuổi

- Tại Bản án phúc thẩm, Tòa án không chấp nhận yêu cầu

kháng cáo của công ty vì xe bị cáo Hùng điều khiển là của

công ty nên công ty có trách nhiệm bồi thường thiệt hại Do

đó Tòa phúc thẩm tuyên xử phạt bị cáo 6 tháng tù, buộc công

ty TNHH vận tải Hoàng Long bồi thường thêm 20.500.000

đồng và cấp dưỡng cho cháu Huy mỗi tháng 360.000 đồng

cho đến khi cháu đủ 18 tuổi

Tóm tắt Bản án số 05/2019/DS-PT ngày 16/1/2019 của Toà

án nhân dân tỉnh Sóc

Trăng.

Về chủ thể tranh chấp:

+ Nguyên đơn: Nguyễn Văn A;

+ Bị đơn: Nguyễn Văn B

+ Bên thứ ba: Bùi Xuân C

Về lý do tranh chấp:

- B là người làm công, trong lúc làm việc đã gây thương tích

cho C

- A phải bồi thường cho C

- A đòi B trả lại khoản tiền đã bồi thường cho C

9

Trang 11

Về quyết định của Tòa án:

- A bồi thường khoản tiền 165.647.678 đồng cho C

- B phải hoàn trả lại cho A khoản tiền 165.647.500 đồng

1 Vì sao đã có quy định của Điều 584 mà BLDS 2015 còn

có thêm quy định của Điều 600?

CSPL:

Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015: “Người nào có hành vi

xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín,

tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây

thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật

khác có liên quan quy định khác”

Điều 600 BLDS 2015: “Cá nhân, pháp nhân phải bồi

thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra

trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu

người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt

hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp

luật”

Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại, nguyên tắc chung

là được quy định tại Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 Khi xét

đến trường hợp cụ thể thì Điều 600 BLDS 2015 là một chế

định đặc thù về việc bồi thường thiệt hại do người làm công,

người học nghề gây ra

Xét về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường, người nào

trực tiếp gây thiệt hại cho người khác thì có nghĩa vụ bồi

thường theo Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 Điều 600 lại quy

định chủ thể là cá nhân, pháp nhân giao việc cho người gây

thiệt hại có trách nhiệm phải bồi thường, theo đó người bồi

thường không phải là người trực tiếp gây ra thiệt hại mà là

chủ thể sử dụng lao động Quy định như vậy là hợp lý Người

sử dụng lao động khi thuê mướn lao động phải có trách

nhiệm quản lý, đảm bảo hạn chế thiệt hại xảy ra Khi người

làm công, người học nghề gây thiệt hại thì trách nhiệm thuộc

về người thuê mướn họ vì đã không quản lý tốt dẫn đến thiệt

hại xảy ra

Xét về khả năng bồi thường, chủ thể sử dụng lao động

có điều kiện tài chính tốt hơn người lao động nên việc quy

Trang 12

định như vậy sẽ giúp người bị thiệt hại dễ yêu cầu bồi thường

hơn Điều đó không đồng nghĩa với việc người làm công,

người học việc mà gây thiệt hại không còn nghĩa vụ gì đối vớibên bị hại bởi vì Điều 600 còn quy định người sử dụng lao

động có quyền “yêu cầu người làm công, người học nghề có

lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền" sau

đó Quy định của Điều 600 tạo điều kiện tốt hơn cho người bị hại trong việc yêu cầu bồi thường đồng thời xét đến trách

nhiệm của người sử dụng người làm công

Lý do pháp nhân phải bồi thường thiệt hại:

- Pháp nhân có nghĩa vụ quản lý người của pháp nhân

- Khí người của pháp nhân làm việc cho pháp nhân,

tức là đem lại lợi ích cho pháp nhân thì đồng thời

pháp nhân cũng phải chịu sự rủi ro tương ứng

- Pháp nhân có năng lực tài chính tốt hơn người của

pháp nhân nên truy cứu trách nhiệm của pháp nhân

sẽ bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại tốt hơn

2 Khả năng quy trách nhiệm liên đới bồi thường giữa người làm công và người sử dụng người làm công trong một hệ thống pháp luật nước ngoài

Theo hệ thống thông luật của Anh: "Trong án lệ Lister v Ronford Ice & Cold Storage (1957), Tòa án của Anh (House of Lords) theo hướng người sử dụng người làm công có thể yêu

cầu bồi hoàn (toàn bộ thiệt hại đã được thực hiện đối với

người khởi kiện) nếu thiệt hại gây ra do hành vi vi phạm hợp

đồng của người làm công (trong trường hợp này, vi phạm

nghĩa vụ ngầm định là phải ứng xử một cách hợp lý" Người 1

sử dụng người làm công đã bồi thường cho người bị thiệt hại Sau đó, người này yêu cầu người làm công hoàn trả một

khoản tiền như một cách yêu cầu người làm công phải có

trách nhiệm gánh chịu một phần trách nhiệm trong việc bồi

thường thiệt hại

Đối với Bản án số 285

1 E Finch and S Fafinski: Tort law, NXB Pearson, 2013, tr 82

11

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN