môn học hợp đồng dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng buổi thảo luận thứ ba vấn đề chung của hợp đồng tiếp

26 0 0
môn học hợp đồng dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng buổi thảo luận thứ ba vấn đề chung của hợp đồng tiếp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vì: Theo quy định tại khoản 2 Điều 129 BLDS 2015 thì “Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

MÔN HỌC: HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA: VẤN ĐỀ CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG (TIẾP)

Trang 2

Vấn đề 1: Hợp đồng vi phạm quy định về hình thứcTóm tắt Bản án số 16/2019/DS-PT ngày 19/3/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (trở thành Án lệ số

55/2022/AL)

Về chủ thể tranh chấp:

- Nguyên đơn: Ông Võ Sĩ M và bà Phùng Thị N; - Bị đơn: Ông Đoàn C và bà Trần Thị L

Về vấn đề tranh chấp: tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Về lý do tranh chấp:

- Năm 2009, nguyên đơn và bị đơn đã thỏa thuận và lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Nội dung thỏa thuận là bị đơn sẽ chuyển nhượng cho nguyên đơn lô đất B với giá 90 triệu đồng Nguyên đơn đã trả đủ cho bị đơn

- Năm 2011, Nhà nước đã chỉ mốc giới vị trí đất cấp cho bị đơn là 3 lô đất liền kề nằm ở mặt tiền, phía bị đơn yêu cầu nguyên đơn đưa thêm 30 triệu đồng vì giá đất mặt tiền cao hơn Nguyên đơn đồng ý đưa tiếp 20 triệu đồng, còn 10 triệu đồng khi nào làm thủ tục chuyển nhượng xong thì đưa đủ.

- Tuy nhiên, phía bị đơn lại không thừa nhận việc thay đổi như trên mà cho rằng 20 triệu đã nhận được là để làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Về quyết định của Tòa án

- Tòa án cấp sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vào năm 2009 và buộc bị đơn phải làm thủ tục chuyển nhượng

- Tòa án cấp phúc thẩm đã bổ sung là buộc thêm nguyên đơn phải có nghĩa vụ thanh toán tiếp 10 triệu đồng cho bị đơn

1 Đoạn nào trong Bản án số 16 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực và chưa được công chứng, chứng thực?

Đoạn trong Bản án số 16 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực: “ ngày 10/08/2009 nguyên đơn ông M, bà N cùng phía bị đơn ông C, bà L và anh Đoàn Tấn L1 thỏa thuận và lập “Giấy chuyển nhượng đất thổ cư” (Bút lục 27) ”

1

Trang 3

Đoạn trong Bản án số 16 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được công chứng, chứng thực: “Như vậy, tuy thời điểm các bên thỏa thuận việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phía bị đơn chưa được cấp đất nên chỉ lập giấy tay thể hiện nội dung thỏa thuận…”

2 Đoạn nào trong Bản án số 16 cho thấy Toà án đã áp dụng Điều 129 BLDS 2015 cho hợp đồng chuyển nhượng dù hợp đồng được xác lập trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực?

Đoạn trong Bản án số 16 cho thấy Toà án đã áp dụng Điều 129 BLDS 2015 cho hợp đồng chuyển nhượng dù hợp đồng được xác lập trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực: “Hợp đồng vi phạm về hình thức nhưng đang được thực hiện nên được áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 để giải quyết, theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng này được công nhận hiệu lực.”

3 Việc Toà án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 trong trường hợp như trên có thuyết phục không? Vì sao?

Việc Tòa án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 trong trường hợp này là hoàn toàn hợp lý Vì:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 129 BLDS 2015 thì “Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.” Trong trường hợp vụ án này khi nguyên đơn và bị đơn thỏa thuận và lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Mặc dù chỉ lập giấy tay để thỏa thuận tức chưa đảm bảo quy định về hình thức nhưng phía nguyên đơn đã thanh toán đủ số tiền 90 triệu đồng ban đầu và 20 triệu đồng Đồng thời phía bị đơn cũng đã giao đất cho nguyên đơn, “hiện nay nguyên đơn đã xây móng đá chẻ trên thửa 877” Như vậy các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 129

Đồng thời theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 688 BLDS 2015: “b) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật này” Như vậy, việc Tòa án áp dụng Điều 129 cho tình huống trên là hoàn toàn hợp lý

2

Trang 4

vì tại thời điểm khởi kiện, giao dịch giữa các bên đương sự vẫn đang thực hiện.

4 Trong Bản án số 16, Tòa án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 khi chỉ xác định Nguyên đơn thực hiện2/3 nghĩa vụ có thuyết phục không? Vì sao?

Việc Tòa án áp dụng Điều 129.2 BLDS 2015 khi chỉ xác định nguyên đơn thực hiện 2/3 nghĩa vụ là hoàn toàn thuyết phục Vì:

Thứ nhất, về phía nguyên đơn, hai bên đã thỏa

thuận sẽ chuyển nhượng lô đất B với giá 90 triệu đồng nhưng sau khi Nhà nước chỉ mốc giới vị trí cấp đất cấp cho bị đơn là 3 lô đất liền kề nằm ở mặt tiền, phía bị đơn yêu cầu nguyên đơn đưa thêm 30 triệu đồng vì giá đất mặt tiền cao hơn Nguyên đơn đồng ý đưa tiếp 20 triệu đồng, còn 10 triệu đồng khi nào làm thủ tục chuyển nhượng xong thì đưa đủ Vì vậy có đầy đủ căn cứ để xác định nguyên đơn đã thực hiện 2/3 nghĩa vụ của mình

Thứ hai, về phía bị đơn phải có nghĩa vụ hoàn tất

thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất Tuy nhiên, tại thời điểm thỏa thuận, Nhà nước chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bị đơn nên bị đơn chỉ đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nguyên đơn nhưng không làm thủ tục chuyển nhượng Vì vậy, Tòa án đã có căn cứ để xác định bị đơn đã thực hiện 2/3

5 Trong Bản án số 16, đoạn nào cho thấy, khi áp dụng Điều 129 BLDS, bên bán không cần phải làmthủ tục chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng được liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được công nhận quyền sử dụng đất theo bản án đã có hiệu lực pháp luật?

Trong Bản án số 16, đoạn cho thấy khi áp dụng Điều 129 BLDS 2015, bên bán không cần phải làm thủ tục chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng được liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được công nhận quyền sử dụng đất theo bản án đã có hiệu lực pháp luật: “Tòa án cấp sơ thẩm công nhận hiệu lực của giao dịch là đúng pháp luật nhưng buộc bị đơn phải làm thủ tục chuyển nhượng thửa 877 cho nguyên đơn là không cần thiết, khi Tòa án công nhận hiệu lực của giao dịch thì nguyên đơn liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

quyền để được công nhận quyền sử dụng đất theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.”

6 Hướng giải quyết như nêu trên của Tòa án có thuyết phục không? Vì sao?

Hướng giải quyết như trên của Tòa án là hoàn toàn thuyết phục Vì:

Thứ nhất, Tòa án đã xác định đây là giao dịch

chưa đảm bảo quy định về hình thức nhưng vẫn có hiệu lực tại Điều 129 BLDS 2015 Vì thời điểm các bên thỏa thuận việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phía bị đơn chưa được cấp đất nên chỉ lập giấy viết tay thể hiện nội dung thỏa thuận Phía nguyên đơn đã đưa thêm 20 triệu đồng và phía bị đơn đã đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nguyên đơn Như vậy các bên đã thực hiện 2/3 nghĩa vụ của mình Vì vậy việc Tòa án áp dụng quy định tại Điều 129 BLDS 2015 là hợp lý, tiếp theo đó nguyên đơn có nghĩa vụ liên hệ cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất số 887.

Thứ hai, Tòa án buộc nguyên đơn tiếp tục thanh

toán 10 triệu đồng còn lại như thỏa thuận là phù hợp vì các bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hợp đồng cho đến khi đạt đúng với những gì đã thỏa thuận giữa các bên Như vậy, sau khi Tòa tuyên hợp đồng có hiệu lực, nguyên đơn có quyền ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bị đơn xem như đã hoàn thành nghĩa vụ, phía nguyên đơn buộc phải thanh toán tiếp như đã thỏa thuận.

Tóm tắt Quyết định số 93/2018/DS-GĐT ngày 29/11/2018 của Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng

Về chủ thể tranh chấp:

- Nguyên đơn: ông Võ Sĩ Mến và bà Phùng Thị Nhiễm; - Bị đơn: ông Đoản Cưu và bà Trần Thị Lắm.

Về vấn đề tranh chấp: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng

đất

Về lý do tranh chấp:

- Vợ chồng ông Cưu, bà Lắm và con trai thống nhất thoả thuận chuyển nhượng đất cho vợ chồng ông Mến và bà Nhiễm với giá chuyển nhượng là 90.000.000 đồng Áp dụng các điều luật của Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hai bên là không thể yêu cầu huỷ hay tuyên bố vô hiệu.

4

Trang 6

Về quyết định của Tòa án:

- Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 337, Điều 343 và Điều 345 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

1 Chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 68/2018/KN-DS ngày 19/9/2018 của Chánh án Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng

2 Huỷ toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm số 24/2018/DS-PT ngày 01/02/2018 của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về vụ án: “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.” giữa nguyên đơn là ông Mến và bà Nhiễm với bị đơn là ông Cưu và bà Lắm

3 Giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm.

7 Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 chưa được công chứng, chứng thực?

Đoạn trong Quyết định: “ Về hình thức của hợp đồng: Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày 01/01/2017… Giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập ngày 10/8/2009 giữa vợ chồng ông Cưu và bà Lắm với vợ chồng ông Mến, bà Nhiễm không được công chứng, chứng thực là vi phạm về hình thức.

8 Theo BLDS 2015, hệ quả pháp lý của việc hết thờihiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu về hình thức.

CSPL: Điều 132 BLDS 2015.

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:

a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;

b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;

c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;

d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;

đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức 2 Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.

5

Trang 7

Như vậy, theo khoản 1 và khoản 2 Điều 132 BLDS 2015, thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu về hình thức là 02 năm kể từ ngày luật quy định nên khi hết thời hiệu đó, hệ quả pháp lý xảy ra là các bên trong hợp đồng sẽ không được quyền yêu cầu Toà án tuyên bố vô hiệu đối với hợp đồng vi phạm về hình thức đó.

9 Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy Toà ánđã áp dụng quy định về thời hiệu tại Điều 132 BLDS 2015 để công nhận hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày

10/8/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực?

Đoạn trong Quyết định: “ Tuy nhiên, kể từ xác lập hợp đồng đến ngày nguyên đơn khởi kiện 18/4/2017, đã quá thời hạn hai năm, bị đơn không yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu theo quy định tại khoản 1 Điều 132 BLDS 2015 Do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên có hiệu lực theo khoản 2 Điều 132 BLDS 2015.”

10.Trong quyết định số 93, việc Toà án công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực có thuyết phục không? Vì sao?

CSPL: Điều 132 BLDS 2015.

Theo tôi, việc Toà án công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực có thuyết phục Vì:

- Hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất giữa vợ chồng ông Cưu bà Lắm với vợ chồng ông Mến, bà Nhiễm phù hợp với quy định của pháp luật về nội dung, không vi phạm điều cấm của pháp luật như Toà án cấp phúc thẩm nhận định

- Dù về hình thức, hợp đồng chuyển nhượng giữa hai bên có vi phạm nhưng kể từ khi xác lập hợp đồng đến ngày nguyên đơn khởi kiện 18/4/2017 đã qua thời hạn hai năm, bị đơn không yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu theo quy định tại khoản 1 Điều 132 BLDS 2015 nên hợp đồng này vẫn có hiệu lực theo khoản 2 Điều 132 BLDS 2015.

Nếu chưa hết thời hiệu 2 năm thì xem xét áp dụng Đ129 mà

Trang 8

Vấn đề 2: Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ do không thực hiện đúng hợp đồng

Tóm tắt Bản án số 06/2017/KDTM-PT ngày 26/05/2017 của TAND tỉnh Vĩnh Long

Về chủ thể tranh chấp:

- Nguyên đơn: ông Nguyễn Thành Tơ - người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của Công ty TNHH một thành viên Đông Phong Cần Thơ (giải thể);

- Bị đơn: bà Nguyễn Thị Dệt, ông Trương Văn Liêm.

Về vấn đề tranh chấp: Tranh chấp hợp đồng mua bán xe ô tô ngày

26/05/2012, trong đó Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn trả số tiền 76.880.000 đồng và yêu cầu bà Nguyễn Thị Dệt có trách nhiệm làm thủ tục sang tên chiếc xe ô tô biển kiểm soát 64C - 008.76 cho Nguyên đơn.

Về lý do tranh chấp:

- Về chủ thể: hợp đồng ghi bên Mua là “Trang trí nội thất Thành Thảo”, người đại diện Nguyễn Thị Dệt là không đúng vì bà Dệt không đại diện cho Công ty này

- Hợp đồng ghi đại diện mua là bà Nguyễn Thị Dệt nhưng đứng ra giao kết lại là ông Trương Văn Liêm.

Về quyết định của Tòa án:

- Lỗi dẫn đến vô hiệu hợp đồng của các bên giao dịch là ngang nhau, do đó các bên không phát sinh quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng mà các bên đã kí kết.

- Vô hiệu hợp đồng mua bán xe ô tô ngày 26/05/2012 giao kết giữa công ty TNHH MTV Đông Phong Cần Thơ với ông Trương Văn Liêm theo Điều 122 BLDS 2015 do chủ thể ký kết hợp đồng không đúng theo quy định của pháp luật.

- Chấm dứt hiệu lực các biên bản thỏa thuận nợ ngày 18/07/2012 giữa ông Liêm, bà Dệt với công ty Đông Phong Cần Thơ.

- Chiếc ô tô biển số kiểm soát 64C-008.76 là tài sản của công ty Đông Phong Cần Thơ do ông Nguyễn Thành Tơ tiếp tục

Trang 9

nhau - phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên Hiệu lực của hợp đồng chấm dứt, không làm - Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận bằng hiện vật hoặc bằng tiền nếu không thể hoàn trả lại bằng hiện vật và khôi phục lại tình trạng ban đầu.

- Bên gây thiệt hại phải bồi thường

- k làm phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm giao kết tại thời điểm giao kết nhưng vì phát sinh yếu tố

PGS TS Đỗ Văn Đại (2022), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB Hồng Đức, ĐH Luật TP HCM, tr 222.

PGS TS Đỗ Văn Đại (2022), đtd, tr 254.

8

Trang 10

vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao

- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường (Điều hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quản, phát triển tài sản - Việc hoàn trả được thực

Trang 11

2 Theo Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long, hợp đồng vô hiệu hay bị huỷ bỏ?

Theo TAND tỉnh Vĩnh Long hợp đồng vô hiệu, tại đoạn quyết định của TAND: “Vô hiệu hợp đồng mua bán xe ô tô ngày 26/5/2012 giao kết giữa công ty TNHH MTV Đông Phong Cần Thơ với ông Trương Văn Liêm”.

3 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long (về huỷ bỏ hay vô hiệu hợp đồng).

Hướng giải quyết vô hiệu hợp đồng của TAND tỉnhVĩnh Long là hợp lý.

CSPL:

Khoản 1 Điều 407 BLDS 2015: “Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu”.

Điểm a Khoản 1 Điều 117 BLDS 2015: “Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”.

Khoản 1 Điều 142 BLDS 2015: “Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện…”.

Hợp đồng vô hiệu sau khi đã xem xét trên hai phương diện sau:

Thứ nhất, về căn cứ vô hiệu Hợp đồng vi phạm

điều kiện về chủ thể Hợp đồng ghi bà Dệt là người đại diện của Công ty Trang trí nội thất Thành Thảo nhưng trên thực tế người đại diện là cá nhân khác Do đó, bà Dệt không đáp ứng điều kiện có năng lực pháp luật, năng lực hành vi tương ứng để xác lập hợp đồng Bên cạnh đó, người giao dịch ký kết hợp đồng này là ông Liêm cũng không phải người đại diện theo pháp luật của Công ty Thành Thảo Cả ông Liêm và bà Dệt đều không có thẩm quyền đại diện Công ty Thành Thảo giao kết hợp đồng nên hợp đồng vô hiệu do vi phạm thẩm quyền đại diện theo Điều 142 BLDS 2015

Thứ hai, về hệ quả pháp lý Căn cứ Điều 142 BLDS

2015 quy định Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện thì hợp đồng mua bán xe ô tô vô hiệu, đồng thời Toà xác định lỗi dẫn đến vô hiệu hợp đồng của các bên giao dịch là ngang nhau Do đó các bên không phát sinh quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng mà các bên đã kí kết

Kết luận lại, hợp đồng mua bán xe ngày 26/05/2012 giữa bà Dệt, ông Liêm với Công ty TNHH MTV Đông Phong Cần Thơ là vô hiệu vì vi phạm điều kiện về chủ thể, vi phạm thẩm quyền đại diện Theo đó,

10

Trang 12

căn cứ tại Điều 131 BLDS 2015, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận là có cơ sở, đảm bảo được quyền lợi của các bên có liên quan.

4 Nếu hợp đồng bị vô hiệu thì có áp dụng phạt vi phạm hợp đồng không? Vì sao?

Nếu hợp đồng bị vô hiệu thì không áp dụng phạt vi phạm hợp đồng bởi vì khi một hợp đồng bị vô hiệu thì hiệu lực của hợp đồng không còn nữa, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, bao gồm cả phạt vi phạm hợp đồng.

Khoản 1 Điều 407 BLDS 2015: “Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu”.

Khoản 1 Điều 131 BLDS 2015: “Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập”.

5 Hướng giải quyết của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long đối với câu hỏi trên như thế nào và suy nghĩcủa anh/chị về hướng giải quyết này của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

Đối với câu hỏi trên thì Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã tuyên bố vô hiệu hợp đồng mua bán xe ô tô ngày 26/05/2012 giao kết giữa công ty TNHH MTV Đông Phong Cần Thơ với ông Trương Văn Liêm và xử lý hậu quả theo Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015.

Theo em, hướng giải quyết vô hiệu hợp đồng của TAND tỉnh Vĩnh Long là hợp lý Căn cứ vào Điều 117, Điều 122 và Khoản 1 Điều 142 Bộ luật Dân sự năm 2015 hợp đồng vô hiệu bởi lý do sau đây:

- Về chủ thể: Trong hợp đồng ghi bên mua là “Trang trí nội thất Thanh Thảo” nhưng người đại diện Nguyễn Thị Dệt là không đúng vì bà Dệt không đại diện cho Trang trí nội thất Thanh Thảo mà thực chất là Công ty TNHH-SX-TM Thanh Thảo do Trương Hoàng Thành là Giám đốc đại diện - Mặt khác: Hợp đồng ghi đại diện bên mua là bà

Nguyễn Thị Dệt nhưng đứng ra giao dịch ký kết lại là ông Trương Văn Liêm là không đúng quy định của pháp luật.

Do đó TAND tỉnh Vĩnh Long tuyên bố vô hiệu hợp đồng và xử lý hệ quả theo Điều 131 của Bộ luật Dân sự 2015

Trang 13

Giống nhau:

- Đều là hành vi pháp lý của một bên trong hợp đồng làm căn cứ chấm dứt hợp đồng khi có những điều kiện do pháp luật quy định hoặc các bên có thỏa thuận - Bên hủy bỏ, đơn phương chấm dứt phải thông báo ngay

cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

- Đều có hậu quả là kết thúc việc thực hiện hợp đồng - Do một bên thực hiện

- Chỉ không phải bồi thường khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng Đây cũng là điều kiện để áp dụng việc hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt hợp

Điều 423 Bộ luật Dân sự

2015 Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015

đồng Không bắt buộc phải có sự vi phạm hợp đồng bởi hai bên có thể thỏa thuận hoặc do hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt

Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ.

Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.

12

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:03

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan