1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng theo bộ luật dân sự 2015

38 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lỗi Trong Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng Theo Bộ Luật Dân Sự 2015
Tác giả Nguyễn Hoàng Kiều Yến
Người hướng dẫn Gvhd: Nguyễn Viết Tú
Trường học Trường Đại Học Văn Hiến
Chuyên ngành Luật
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 5,4 MB

Cấu trúc

  • I. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu (5)
    • 1. Mục tiêu (5)
    • 2. Phương pháp nghiên cứu (5)
    • 3. Khái quát chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (5)
    • 1. Khái niệm (5)
    • 2. Đặc điểm (6)
    • 3. Ý nghĩa (7)
    • 4. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (7)
    • 5. Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (10)
    • 6. Các loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (11)
    • 7. Xác định thiệt hại được bồi thường (14)
    • 8. Hình thức và phương thức bồi thường (19)
    • 9. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và xác định người được hưởng bồi thường (20)
  • II. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (21)
    • 1. Định nghĩa (21)
    • 2. Hình thức lỗi (22)
    • 3. Vai trò của yếu tố lỗi (22)
    • 4. Nghĩa vụ hoàn lại trong một số trường hợp bồi thường thiệt hại phải dựa vào yếu tố lỗi (24)
    • 5. Các trường hợp không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (24)
  • III. Giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại hợp đồng (26)
    • 1. Chủ thể có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại (26)
    • 2. Thẩm quyền giải quyết (27)
    • 3. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại (27)
    • 4. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (28)
  • KẾT LUẬN (36)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (37)

Nội dung

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh giữa các chủ thể mà trước đó không có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của ng

Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu

- Xác định và phân tích các loại lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tìm hiểu sâu hơn về lỗi vô ý, lỗi cố ý, lỗi bất cẩn và tác động của từng loại lỗi đối với trách nhiệm bồi thường.

- Tìm hiểu cớ sở pháp lý và các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Trình bày các quy định khác biệt so với luật cũ, sự khác biệt giữa trách nhiệm hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng.

- Nêu ưu điểm, nhược điểm của các quy định áp dụng trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng, nêu rõ các hạn chế khó khăn khi thực hiện áp dung các cơ sở pháp lý có liên quan.

- Mục tiêu của bài tiểu luận là cung cấp kiến thức tổng quát về lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự, với mong muốn nâng cao sự hiểu biết trong lĩnh vực pháp luật.

Phương pháp nghiên cứu

- Tìm hiểu các cơ sở pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng từ các văn bản pháp luật có liên quan.

- Phân tích các bản án liên quan đến lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

- Xem xét các tài liệu liên quan bao gồm các bài viết chuyên ngành, tham khảo các ý kiến từ chuyên gia pháp lý.

- So sánh các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 với các văn bản pháp luật khác.

Khái niệm

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh giữa các chủ thể mà trước đó không có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ thi hành hợp đồng đã kí kết.

- Người nào có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường (Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015)

Ví dụ: A cho B thuê nhà làm trụ sở Do sơ suất nên A làm cháy nhà mình và cháy lan sang nhà đã cho B thuê khiến cho B bị thiệt hại Thấy rằng giữa A và B có quan hệ hợp đồng cho thuê nhà nhưng thiệt hại do A gây ra không xuất phát từ hợp đồng mà chỉ do sự bất cẩn của A Vì vậy đây sẽ được xem là thiệt hại ngoài hợp đồng và B có quyền yêu cầu A phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Đặc điểm

- Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự phát sinh bên ngoài, không phụ thuộc vào hợp đồng, mà chỉ cần một hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi này không liên quan đến bất cứ hợp đồng nào Thiệt hại là yếu tố nền tảng cho trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm thuộc về những chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, giữa người phải bồi thường và người được bồi thường Việc xác định thiệt hại, chủ thể phải bồi thường, nguyên tắc, năng lực bồi thường,… được điều chỉnh bởi các quy định vủa pháp luật dân sự Căn cứ phát sinh và nội dung của trách nhiệm là do pháp luật quy định, được ghi nhận trong những văn bản quy phạm pháp luật như Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, các luật khác…

- Thiệt hại xảy ra có thể là thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín Nhưng người có trách nhiệm bồi thường chỉ phải tổn thất tài sản để bồi thường mà không phải chịu bất kỳ tổn thất tương tự nào về sức khỏe, tính mạng…

- Người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải gánh chịu các thiệt hại quy ra bằng tài sản vào một số lượng tài sản nhất định để bù đắp thiệt hại cho người bị thiệt hại.

- Chấm dứt trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng là lúc kết thúc nghĩa vụ.Việc thực hiện xong và hoàn thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại cũng là thời điểm mà quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chấm dứt.

- Thiệt hại được bồi thường cũng bao gồm thiệt hại trực tiếp, thiệt hại gián tiếp, thiệt hại hiện hữu vào thời điểm xảy ra hành vi gây thiệt hại, các thiệt hại trong tương lai có quan hệ nhân quả vơi hành vi gây thiệt hại.

Ý nghĩa

- Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có ý nghĩa bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người có lợi ích (tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,…) bị xâm hại

- Nhằm giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác Đảm bảo tính răn đe để chủ thể tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện các quy định này nghiêm chỉnh và có trách nhiệm hơn với hành vi của bản thân tránh gây thiệt hại đến lợi ích của người khác.

- Nhằm phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định rõ ràng yêu cầu phải tuân thủ nghiêm chỉnh Các biện pháp xử lý vi phạm và trách nhiệm phải bồi thường thuộc về người gây ra thiệt hại, tổn thất cho người khác Thể hiện tính công bằng của pháp luật, đã gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

- Nguyên tắc bồi thường thiệt hại toàn bộ, kịp thời Khoản 1 Điều 595 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Ví dụ: A và B có mâu thuẫn xảy ra, A vì mâu thuẫn mà gây thương tích cho B khiến B phải nhập viện điều trị trong thời gian dài Tại thời điểmTòa án giải quyết bồi thường thì mức bồi thường thiệt hại là khoảng X bao gồm: chi phí điều trị, mức thu nhập mà B đã mất trong thời gian nhập viện, chi phí cho người chăm sóc và cả tổn thất tinh thần Sau đó, B vẫn tiếp tục điều trị sau thời điểm mà Tòa giải quyết, các chi phí phát sinh sau lần xử án sẽ được giải quyết nếu có yêu cầu của người bị thiệt hại Mục đích của nguyên tắc này là vừa giáo dục phòng ngừa, đấu tranh chống những vi phạm pháp luật, vừa khắc phục lại tình trạng ban đầu của tài sản

“Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ” là tất cả các thiệt hại đã xảy ra đều phải bồi thường

Toàn bộ: có nghĩa là khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại, thiệt hại trong thực tế phải được bồi thưởng cho dù chưa có quy định cụ thể. Chẳng hạn, hiện nay BLDS có quy định về xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Điều 592) mà không có quy định về xác định thiệt hại do xâm phạm tới hình ảnh của một cá nhân Trong trường hợp này, khi áp dụng nguyên tắc trên, người bị thiệt hại được bồi thưởng toàn bộ thiệt hại xảy ra trong thực tế cho dù chưa có quy định về xác định thiệt hại cho trường hợp xâm phạm tới hình ảnh.

“ Thiệt hại phải bồi thường kịp thời” là thiệt hại phải được nhanh chóng bồi thường để có thể ngăn chặn, hạn chế, khắc phục tốt thiệt hại Kịp thời: Tòa án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bổi thường thiệt hại trong thời hạn luật định Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, chẳng hạn có thể yêu cầu bồi thường trước khoản tiền viện phí hay chi phí ma chay

Người yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ.

- Nguyên tắc giảm mức bồi thường Khoản 2 Điều 585 Bộ luật Dân sự quy định như sau: Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình Ở đây, người chịu trách nhiệm bồi thường có thể được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu do lỗi vô ý hoặc không có lỗi mà gây ra thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình (khoản 2 Điều 585

BLDS năm 2015) Như vậy để được giảm mức bồi thường cần có 2 điều kiện: Thứ nhất, gây thiệt hại với lỗi vô ý hoặc không có lỗi: thứ hai, người chịu trách nhiệm bồi thường có khó khăn hoặc không thể thực hiện được việc bồi thường (như không có tài sản có giá trị lớn, thu nhập thấp hoặc không ổn định, phải nuôi cha mẹ già hoặc con nhỏ).

Ví dụ: Một người vô ý gây cháy nhà của người khác và tổng thiệt hại là 1.000.000.000 đồng Nhưng người gây thiệt hại chỉ có tổng tài sản là 150.000.000 đồng, mức thu nhập trung bình hàng tháng là 2.500.000 đồng Mức thiệt hại này được cho là quá lớn so với khả năng kinh tế của người gây thiệt hại.

- Thay đổi mức bồi thường thiệt hại đã được ấn định Khoản 3 Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường Ở đây, khi mức bồi thường không còn phù hợp thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi mức bồi thường (khoản 3 Điều 585 BLDS năm 2015) Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mức bồi thưởng đã được ấn định không còn phù hợp với thực tiễn và do đó, cần được điều chỉnh theo yêu cầu của các bên (ví dụ như sự thay đổi của vật giá, sự thay đổi hay diễn biến khác đi của thiệt hại theo hướng tốt hơn hoặc xấu hơn ).

Những trường hợp mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế nghĩa là có sự biến động về giá cả, có sự thay đổi về tình hình kinh tế, sự thay đổi về tình trạng thiệt hại, hoặc là có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà mức bồi thường hiện không còn phù hợp với sự thay đổi đó.

Một số trường hợp bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại yêu cầu xem xét về việc thay đổi mức bồi thường thiệt hại thì phải có đơn yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại kèm theo đó là các tài liệu chứng minh có thể làm căn cứ cho yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại là hợp lý.

- Khoản 4 Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra Ở đây, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại(do con người hay do tài sản gây ra) không buộc phải bồi thường phần thiệt hại mà phần thiệt hại này xuất phát từ lỗi của bên bị thiệt hại, đây là lý lẽ của sự công bằng.

Ví dụ: A và B cùng tham gia giao thông trên xe máy xảy ra tai nạn va vào nhau, và A bị thiệt hại 50.000.000 đồng Cơ quan có thẩm quyền xác định

A và B đều có lỗi và mức độ lỗi là 50% mỗi người trong trường hợp này thì B phải bồi thường cho A 25.000.000 đồng (50% thiệt hại).

- Nguyên tắc ngăn chặn thiệt hại Khoản 5 Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định: Bên có quyền , lợi ích bị xâm hại không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Bên bị thiệt hại không thể để thiệt hại trầm trọng hơn khi họ có thể hạn chế được, bền bị thiệt hại có khả năng ngăn khi hạn chế thiệt hại mà không ngăn chặn, hạn chế thiệt hại là không nghiện chỉ” Thực tiễn xét xử ở Việt Nam và nhiều hệ thống pháp luật nước ngoài đã theo hướng buộc bên bị thiệt hại có trách nhiệm hạn chế thiệt hại khi có thể; nếu không thực hiện thì họ không xứng đáng được bồi thường đối với khoản thiệt hại đáng ra được hạn chế Nhìn từ góc độ kinh tế, việc thừa nhận trách nhiệm hạn chế thiệt hại có lợi cho xã hội đó là hạn chế được thiệt hại cho bên bị thiệt hại, cho bên chịu trách nhiệm bồi thường (do không phải bồi thường) nên kết quả là có lợi cho cả xã hội Đây là trường hợp mà bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm biết, nhìn thấy trước được bản thân sẽ bị xâm phạm nhưng vẫn không áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, hoặc có đủ điều kiện để thực hiện biện pháp ngăn chặn thiệt hại nhưng vẫn đề mặc cho nó xảy ra thì bên có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại sẽ không được nhận bồi thường thiệt hại.

Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

- Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Nguồn gốc phát sinh: Được đưa ra từ các quy phạm điều chỉnh các mối quan hệ trong hợp đồng giữa các bên Chỉ tồn tại trong một hợp đồng có hiệu lực pháp lý nhằm giải quyết các thiệt hại phát sinh trong hợp đồng. Hành vi vi phạm: Hành vi này là những hành vi vi phạm các cam kết, các thỏa thuận đã được quy định cụ thể trong hợp đồng, những nghĩa vụ mà hai bên đã thống nhất và buộc đối phương phải làm đúng quyền và nghĩa vụ của mình khi giao kết hợp đồng Có thể những vi phạm này chưa phải là hành vi vi phạm quy định của pháp luật chung nhưng đã vi phạm các điều khoản đã được xác lập bởi những người cùng tham gia hợp đồng. Phương thức thực hiện: Nếu các bên có thỏa thuận trong hợp đông thì thực hiện theo hợp đồng, nếu các bên tham gia không thỏa thuận trong hợp đồng thì sau khi thiệt hại xảy ra, các bên có thể thương lượng về mức bồi thường thiệt hại.

Yếu tố lỗi: Xem xét lỗi của bên vi phạm hợp đồng, nếu không có lỗi thì không cần phải thực hiện bồi thường.

Thời điểm phát sinh trách nhiệm: Kể từ thời điểm do có bên vi phạm các điều khoản trong hợp đồng gây ra thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Căn cứ phát sinh: phát sinh khi có hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hoặc vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi này không liên quan đến bất cứ hợp đồng nào giữa người bị thiệt hại và người gây ra hiệt hại. Hành vi vi phạm: Đây là hành vi vi phạm những quy định pháp luật dẫn đến xảy ra thiệt hại Vì vậy đó có thể là những vi phạm pháp luật chuyên ngành khác như hình sự, kinh tế, hành chính,…

Phương thức thực hiện: Bên gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường cho bên bị thiệt hại toàn bộ và kịp thời Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Yếu tố lỗi: yếu tố lỗi không là căn cứ phát sinh trách nhiệm, không có lỗi vẫn phải bồi thường khi có thiệt hại, trong trường hợp này yếu tố lỗi chỉ để xem xét mức độ chịu trách nhiệm bồi thường.

Thời điểm phát sinh trách nhiệm: tính từ lúc có thiệt hại xảy ra.

Các loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

- Trách nhiệm dân sự riêng rẽ:

Trách nhiệm dân sự riêng rẽ là trách nhiệm nhiều người mà trong đó mỗi người trong số những người có trách nhiệm chỉ phải thực hiện phần trách nhiệm của riêng mình; hoặc mỗi người trong số những người có quyền chỉ có thể yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện trách nhiệm cho riêng phần quyền của mình.

Trách nhiệm dân sự riêng rẽ có những đặc điểm sau đây: Không có sự liên quan lẫn nhau giữa những người cùng thực hiện trách nhiệm dân sự riêng rẽ bồi thường thiệt hại; Trách nhiệm dân sự riêng rẽ mang tính chất của trách nhiệm theo phần, người có trách nhiệm chỉ phải thực hiện phần trách nhiệm của mình một cách độc lập.

Trong trách nhiệm dân sự riêng rẽ, trách nhiệm của từng chủ thể sẽ được xác định riêng thành từng phần và họ chỉ phải thực hiện phần trách nhiệm của mình Chủ thể có trách nhiệm thực hiện xong trách nhiệm của mình thì việc thực hiện trách nhiệm coi như đã hoàn thành, họ không phải chịu trách nhiệm đối với phần trách nhiệm của các chủ thể có trách nhiệm khác chưa thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ. Đối với phần trách nhiệm còn lại chưa được thực hiện, hoặc thực hiện một phần thì những chủ thể có trách nhiệm còn lại phải tiếp tục thực hiện cho đến khi hoàn tất.

Ví dụ: Vào lúc 1 giờ sáng, A bẻ khóa, cạy cửa của cửa hàng X vào trộm một số tài sản trị giá 300 triệu đồng Đến 3 giờ sáng cùng ngày, khi đi ngang qua cửa hàng X, B cũng là tên trộm “chuyên nghiệp” bằng cặp mắt “nhà nghề” đã phát hiện cửa bị phá hỏng B đã lẻn vào cửa hàng vơ vét số tài sản còn sót lại trị giá 50 triệu đồng Cả A và B đều bán tài sản và tiêu xài hết, tài sản không thu hồi được Như vậy, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của A và B do tài sản bị mất trong trường hợp này là hoàn toàn riêng rẽ, mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khối tài sản do hành vi của mình gây ra Khi một người đã thực hiện xong phần nghĩa vụ bồi thường giá trị tài sản bị mất do mình chiếm đọat thì nghĩa vụ của họ đối với bên bịthiệt hại chấm dứt cho dù phần tài sản bị thiệt hại do chủ thể kia gây ra chưa được bồi thường hoặc có bồi thường nhưng chưa đầy đủ.

- Trách nhiệm dân sự liên đới

Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự, theo đó người có quyền được quyền yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại và bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ cũng phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đối với người có quyền khi được người có quyền yêu cầu Theo đó, chủ thể có quyền được quyền yêu cầu tất cả một hoặc tất cả những chủ thể cùng chịu trách nhiệm thực hiện một phần hay toàn bộ trách nhiệm bồi thường.

Trong thực hiện trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại, mỗi chủ thể chịu trách nhiệm có nghĩa vụ phải thực hiện trách nhiệm liên đới một cách đầy đủ và toàn bộ Nếu một chủ thể trong số những chủ thể chịu trách nhiệm được yêu cầu thực hiện toàn bộ trách nhiệm liên đới, nhưng lại không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì bên có quyền được yêu cầu những chủ thể còn lại thực hiện phần trách nhiệm còn lại Mặt khác, nếu một trong những chủ thể chịu trách nhiệm đã thực hiện toàn bộ trách nhiệm, thì những chủ thể chịu trách nhiệm còn lại được giải phóng khỏi thực hiện nghĩa vụ đó đối với chủ thể có quyền Lúc này, quan hệ giữa chủ thể có quyền và những chủ thể có trách nhiệm bồi thường chấm dứt đồng thời phát sinh nghĩa vụ hoàn lại giữa những chủ thể phải chịu trách nhiệm với chủ thể đã thay họ thực hiện trách nhiệm với chủ thể có quyền.

Trách nhiệm dân sự liên đới phát sinh từ những căn cứ sau đây: Trách nhiệm liên đới bồi thường do cùng gây thiệt hại Cụ thể, theo Điều 587 Bộ luật Dân sự 2015, “trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại”. Nhiều chủ thể được xem là cùng gây thiệt hại khi họ có sự thống nhất về ý chí, hành vi, hậu quả trong việc gây thiệt hại Quy định tại Điều 587

Bộ luật Dân sự 2015 không nên được hiểu là nhiều chủ thể phải cùng đồng thời thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác, mà theo đó, thiệt hại xảy ra là hậu quả do hành vi của nhiều chủ thể, các hành vi có thể không được thực hiện đồng thời mà có thể được thực hiện kế tiếp nhau xét theo thời gian, nhưng giữa chúng có mối quan hệ nhân quả với nhau: hành vi của người sau là hậu quả tất yếu do hành vi của người trước, và vì vậy họ phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Ví dụ: A, B và C bàn bạc thống nhất phân chia nhiệm vụ đi cướp Theo đó, A cảnh giới, B và C trực tiếp dùng vũ lực cướp tài sản của D Trong trường hợp này A, B và C liên đới bồi thường cho người bị cướp là D.

Ví dụ: Em A (học sinh, tám tuổi) trèo lên cây hái mận Hai em B và C (bạn học cùng lớp) đi ngang qua thấy vậy bèn nghịch, đến ôm cây mận rung Em A té gãy tay, phải vào bệnh viện điều trị Mẹ A đòi mẹ B bồi thường toàn bộ Mẹ B không chịu vì mẹ của B cho rằng, trong trường hợp này thì bà và mẹ của C có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho A Vấn đề được đặt ra: “Ai đúng? Ai sai? Tại sao?” Trong tình huống nêu trên em B và em C cùng “hợp tác” làm cho em A té bị thương, phải nằm bệnh viện tốn tiền điều trị, đó là hành vi trái pháp luật Mẹ B và mẹ C phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Đây là một loại nghĩa vụ dân sự bồi thường ngoài hợp đồng phát sinh từ việc gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật Và đây là nghĩa vụ dân sự liên đới mà mẹ B và mẹ C là người phải thực hiện Theo đó, mẹ A (là bên có quyền) có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ (mẹ B hoặc mẹ C) phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường toàn bộ viện phí Sau khi mẹ B đã thực hiện bồi thường toàn bộ viện phí rồi thì bà ấy có quyền yêu cầu mẹ C phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của mẹ C – phân nửa viện phí

Trách nhiệm liên đới bồi thường trong trường hợp khác Pháp luật quy định minh thị các chủ thể cụ thể trong một số trường hợp đặc biệt phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại mà không cần yếu tố cùng gây thiệt hại.

Ví dụ: khoản 4 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại Tương tự theo khoản 2 Điều 603 Bộ luật Dân sự

2015 đối với thiệt hại do súc vật gây ra, “ nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại”.

Ví dụ: A điều khiển xe mô tô chở B phía sau, do A chạy nhanh đi trái đường không làm chủ tốc độ đã va chạm với C đi xe đạp từ trong hẻm đi ra không quan sát A và B té ngã Anh B bị chết do chấn thương sọ não.Trong trường hợp này A và C phải liên đới bồi thường thiệt hại cho B do tính mạng bị xâm phạm Mặc dù A và C không có sự bàn bạc thống nhất với nhau trong việc gây thiệt hại cho anh B, nhưng thiệt hại trên là kết quả từ những hành vi trái pháp luật của A và C.

Xác định thiệt hại được bồi thường

- Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015)

Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm: tài sản bị mất, bị hủy hoặc bị hư hỏng; Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại; Thiệt hại khác do pháp luật quy định. Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm như bị mất, hủy hoại thì thông thường phải dùng giá cả để tính toán thiệt hại thành một số tiền làm cơ sở để giải quyết vấn đề bồi thường (trừ trường hợp thiệt hại được bồi thường bằng hiện vật) Giá cả là tiêu chuẩn xác định thiệt hại bao gồm giá thị trường tự do và giá theo chỉ đạo của Nhà nước Đối với tài sản là loại hàng hóa bán tự do trên thị trường thì giá trị của tài sản là giá thị trường Trong trường hợp tài sản thuộc loại Nhà nước thống nhất quản lý (ví dụ: súng, đạn, hoạt chất của thuốc phiện…) thì khi tính toán thiệt hại phải căn cứ vào giá Nhà nước quy định. Đối với trường hợp tài sản bị hư hỏng thì thiệt hại được xác định trong trường hợp này là những chi phí đã bỏ ra để sửa chữa, khôi phục lại tình trạn tài sản và những thiệt hại do giảm giá trị của tài sản đem lại. Ngoài ra, thiệt hại về tài sản còn bao gồm cả lợi ích gắn liền với việc khai thác, sử dụng và những chi phí nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.

Ví dụ, “Chiều ngày 05/02/2007, ông Thum dẫn trâu trên đường về, thì xảy ra trâu của ông Thum húc Trâu của ông Năm bị thương Tòa án cho rằng do trâu của ông Năm bị thương tích nên không sử dụng để kéo lúa trong vụ đông xuân 2006-2007 Ông Năm đòi ông Thum bồi thường thâm quyết định buộc ông Thum bôi thường thất thu vụ kéo lúa thiệt hại mất thu nhập vụ đông - xuân là 3 triệu đồng Án sơ thẩm quyết định buộc ông Thum bồi thường thất thu vụ kéo lúa là 2.730.000 đồng Xét thấy đây là mức thu nhập bình quân của một con trâu sử dụng kéo lúa một vụ Do vậy Hội đồng xét xử giữ nguyên mức thiệt hại phải bồi thường cho ông Năm đối với vụ mùa đông-xuân.”

- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm (Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015

Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm tiền thuốc, tiền viện phí, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe, các chi phí thực tế cần thiết khác cho người bị thiệt hại ( nếu có) Lưu ý là những chi phí hợp lý không nhất thiết phải là những chi phí phát sinh từ yêu cầu của bệnh viện Chỉ cần đó là những chi phí thực tế cần thiết để chữa bệnh là được bồi thường. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại là những khoản thu nhập không thu được vì nạn nhân phải điều trị, bị thương tật

Ví dụ B làm công cho một công ty trách nhiệm hữu hạn Thu nhập thực tế của B trước khi sức khỏe bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là

8 triệu đồng Do sức khỏe bị xâm phạm, B phải điều trị và trong thời gian điều trị công ty trả cho B 50% tiền lương là 4 triệu đồng Trong trường hợp này, thu nhập thực tế của B mỗi tháng bị giảm sút 4 triệu đồng. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thầm nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại Ở đây, chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.

Ngoài ra, người xâm phạm sức khoẻ của người khác còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định

Lưu ý là trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận.

- Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm (Điều 591 BLDS năm 2015) khác Trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm thì thiệt hại Điều 590 BLDS năm 2015; Chi phí hợp lý cho việc mai táng: bao gồm: Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Tiên cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Trong thời gian sức khỏe bị xâm phạm (tức thời gian trước khi chết), thiệt hại phát sinh rất đa dạng Quy định tại Điều 591 BLDS năm 2015 cho phép bên bị thiệt hại được bồi thường thiệt hại vật chất và tổn thất tỉnh thần như trường hợp đối với sức khỏe bị xâm phạm trong khoảng thời gian trước khi cá nhân chết.

Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài,các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa,thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung.

Về khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết: Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng đó Theo khoản 2 Điều 593 BLDS năm 2015 thì thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm trừ trường hợp cấp dưỡng cho con đã thành thai và sinh ra còn sống (từ thời điểm sinh ra và còn sống) Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau đây: Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn son âu khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ 18 tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;

Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết. Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống 12

Ngoải thiệt hại vật chất, tổn thất về tinh thần cũng được bồi thường. Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại Trường hợp không có những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất, thì người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại Về mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần, các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Điều 592 BLDS năm

Trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân; uy tín của pháp nhân bị xâm phạm thì thiệt hại bao gồm: Chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

Hình thức và phương thức bồi thường

Việc bồi thường này có thể được thực hiện ở hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc bằng việc thực hiện một công việc nhất định. BLDS năm 2015 chỉ quy định trường hợp các bên đồng ý thỏa thuận với nhau trong việc lựa chọn hình thức bồi thường Thực tế, không phải bao giờ các bên cũng đạt được sự thỏa thuận nhất định về hình thức bồi thường Trường hợp bên bị thiệt hại muốn được bồi thường bằng hiện vật nhưng bên chịu trách nhiệm bồi thường chỉ chấp nhận bồi thường với hình thức bằng tiền Vậy các trường hợp này sẽ được giải quyết như thế nào? Điều này không được quy định trong BLDS năm 2015 Tuy nhiên, thông thường, tòa án sẽ quyết định hình thức bồi thường phù hợp và công bằng nhất cho các bên.

Việc bồi thường bằng hiện vật thường được áp dụng khi bên chịu trách nhiệm bồi thường không có khả năng bồi thường bằng tiền mà dùng các vật có giá trị để bồi thường Trên thực tế, việc bồi thường bằng tiền là phổ biến nhất vì đây là hình thức rất thuận tiện cho việc thanh toán cũng như bảo đảm nguyên tắc bồi thưởng kịp thời cho bên bị thiệt hại Cuối cùng, việc bồi thường bằng việc thực hiện một công việc thì phải đảm bảo công việc đó không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

- Phương thức bồi thường thiệt:

Phương thức bồi thường thiệt hại là cách thức mà theo đó chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải thực hiện để bù đắp các thiệt hại về vật chất cũng như tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại hoặc cho thân nhân của bên bị thiệt hại.

Phương thức bồi thường sẽ do các bên thỏa thuận: một lần hoặc nhiều lần, theo định kỳ hoặc không theo định kỳ.

BLDS năm 2015 chỉ quy định trường hợp các bên đồng ý thỏa thuận với nhau trong việc lựa chọn phương thức bồi thường Tuy nhiên trên thực tế vẫn tồn tại trường hợp các bên không đạt được sự thỏa thuận nhất định về phương thức bồi thường BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 và thậm chí BLDS năm 2015 không có quy định cụ thể về vấn đề này nên trong thực tế có Tòa án quyết định bồi thường hàng tháng, có Tòa án quyết định bởi thường một lần.

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và xác định người được hưởng bồi thường

- Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định tại Điều 586 BLDS năm 2015 với 2 mức độ, theo từng mức độ mà các chủ thể được xác định cụ thể về năng lực bồi thường.

Mức độ thứ nhất: Người từ đủ 18 tuổi trở lên Người từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hoặc thậm chí người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nếu gây thiệt hại thì phải tự bồi thường thiệt hại bằng chính tài sản của bản thân mình mà không cần phụ thuộc vào tình trạng tài sản của họ.

Mức độ thứ hai: Bao gồm người chưa đủ 15 tuổi, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi và người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn về mặt nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại.

Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì trách nhiệm bồi thường thuộc về cha, mẹ của người này và cha, mẹ người này sẽ là bị đơn dân sự trước Toà án Trong trường hợp tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường thiệt hại mà con có tài sản riêng thì dùng tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.

Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì sẽ phải tự bồi thường thiệt hại bằng chính tài sản của mình.

Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

- Xác định người được hưởng bồi thường Đối với trường hợp tài sản bị xâm phạm: chủ thể được hưởng bồi thường là chủ sở hữu của tài sản đó. Đối với trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm: người được hưởng bồi thường là chính người có sức khoẻ bị xâm phạm. Đối với trường hợp tính mạng bị xâm phạm: BLDS không quy định về người được bồi thường thiệt hại vật chất nhưng thông thường ai bỏ ra chi phí thì người đó được bồi thường - Những người được hưởng bồi thường tổn thất về tinh thần là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại. Những người mà nạn nhân đang có nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ được hưởng sự cấp dưỡng thay thế từ người gây ra thiệt hại đối với người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Đối với trường hợp thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì: chủ thể có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâmphạm sẽ được hưởng bồi thường.

Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Định nghĩa

- Lỗi là thái độ tâm lý của người gây ra thiệt hại, thể hiện nhận thức và mong muốn của mình đối với hành vi gây thiệt hại và thiệt hại do hành vi đó gây ra Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đề cập đến việc người nào đó vi phạm một quy tắc pháp lý, gây thiệt hại cho người khác mà không cần có một hợp đồng cụ thể nào giữa hai bên Khái niệm này coi là quan trọng trong lĩnh vực pháp lý để xác định trách nhiệm của người gây ra hậu quả và bồi thường cho người bị thiệt hại.

Hình thức lỗi

- Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý căn cứ tại Điều

- Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng vẫn để mặc cho thiệt hại xảy ra. Đây là trường hợp người gây thiệt hại đã nhận thức được rõ ràng rằng hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác nhưng vẫn cố tình thực hiện, không có ý định dừng lại Dù cho mong muốn hay không mong muốn nhưng chỉ cần cố tình để cho hậu quả xảy ra thì người đó vẫn tính là cố ý và phải chịu trách nhiệm cho thiệt hại mình gây ra.

- Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

- Lỗi trong trách nhiệm dân sự theo Bộ luật Dân sự 2005 quy định như sau : Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Vai trò của yếu tố lỗi

- Lỗi là điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Theo Bộ luật Dân sự 2005, lỗi là một trong 4 yếu tố bắt buộc của điều kiện làm phát sinh trách nhiệm Theo đó, để buộc chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường, nhất thiết phải xác định được tính chất có lỗi của hành vi của người đó, trừ trường hợp pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường không cần có lỗi, ví dụ: bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm nhiễm môi trường…

Trong Bộ luật Dân sự 2015, lỗi tuy không được quy định trực tiếp trong điều kiện chung làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nhung lỗi vẫn là điều kiện phát sinh trách nhiệm nếu Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan có quy định (Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 có thêm đoạn “trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”). Khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự quy định: Người nào có hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Ví dụ: Một số trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể không cần yếu tố lỗi Khoản 3 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015: Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao đọ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi. Điều 602 Bộ luật Dân sự 2015: Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi.

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có đủ các yêu cầu sau: phải có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật, phải có lỗi của người gây thiệt hại trong một số trường hợp pháp luật có quy định, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra.

- Lỗi với việc xác định mức độ bồi thường thiệt hại:

Khoản 2 Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015: Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Khoản 4 Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015: Khi bên có lỗi trong việc thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015: Người gây thiệt hại không phải chịu tách nhiệm bồi thường thiệt hại hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. Điều 587 Bộ luật Dân sự 2015: Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.

Nghĩa vụ hoàn lại trong một số trường hợp bồi thường thiệt hại phải dựa vào yếu tố lỗi

- Điều 597 Bộ luật Dân sự 2015: Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

- Điều 600 Bộ luật Dân sự 2015: Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

- Người của pháp nhân có lỗi khi thực hiện nhiệm của pháp nhân giao có nghĩa vụ phải hoàn trả cho pháp nhân và người làm công hoặc học viên học nghề khi có lỗi phải hoàn trả lại một khoản tiền dựa theo thiệt hại đã xảy ra.

- Khoản 5 Điều 8: Yêu cầu người thi hành công vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại.

Các trường hợp không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

- Trong các trường hợp sau đây, người liên quan không phải chịu trách nhiệm bồi thường mặc dù có thiệt hại Đó là trường hợp thiệt hại xảy ra do phòng vệ chính đáng; thiệt hại xảy ra do tình thế cấp thiết; thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng; thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại Hai trường hợp đầu sẽ được phân tích rõ hơn ở chương các trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể Hai trường hợp sau là các quy định chung về bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 584 BLDS năm 2015.

- Đối với trường hợp thiệt hại do sự kiện bất khả kháng, hoàn toàn có thể hiểu được khi mà bản chất của sự kiện bất khả kháng là loại trừ trách nhiệm nói chung Theo đó, sự kiện bất khả kháng được hiểu là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép

- Đối với trường hợp sau, người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Đây là một nguyên tắc được quy định tại hầu hết các chế định về bồi thường thiệt hại

Ví dụ: Anh A đang có ý định tự tử, và quyết định sẽ tự tử bằng cách lao vào xe tải đang chạy với tốc độ cao ngoài quốc lộ B là tài xế xe tải của công ty X, điều khiển xe chạy đúng phần đường, đúng tốc độ thì bất ngờ

A từ trong lề đường lao ra, B không lường trước được nên đã đâm xe vào

A làm A tử vong tại chỗ Trong trường hợp này, thiệt hại sẽ do chính tự

A gánh chịu, tài xế B hay công ty X không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình A trong trường hợp này.

- Thiệt hại xảy ra do phòng vệ chính đáng: Điều 594 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “ người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.” Khi người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ được xác định là phòng vệ chính đáng mà gây ra thiệt hại thì có thể không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại

- Thiệt hại xảy ra do tình thế cấp thiết:

Khoản 1 Điều 171 Bộ luật Dân sự 2015: “ tình thế cấp thiết” theo đó

“tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn”.

Khoản 1 Điều 595 Bộ luật Dân sự 2015: “ trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu cho phép của tình thế cấp thiết cho người bị thiệt hại”.

- Thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng:

Khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

Khoản 3 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 “Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

- Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại:

Theo như Bộ luật Dân sự 2005 các vấn đề miễn trách nhiệm dân sự hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại được quy định trong các trường hợp cụ thể Và Bộ luật Dân sự có sự thay đổi khi chuyển nội dung này về phần quy định chung tại khoản 3 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 “ nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.

Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại cho dù đó là lỗi cố ý hay vô ý, mà người gây thiệt hại hoàn toàn không có lỗi thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.

Ví dụ: A đang có ý định tự tử và quyết định sẽ tự tử bằng cách lao vào xe tải đàn chạy với tốc độ cao trên quốc lộ B là tài xế xe tải của công ty X, điều khiển xe chạy đúng phần đường, đúng tốc độ cho phép thì bất ngờ A từ trong lề đường lao ra, B không lường trước được nên đâm xe vào A khiến A tử vong tại chỗ Trong trường hợp này, thiệt hại sẽ do chính A tự gánh chịu, tài xế B và công ty X không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình A.

Giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại hợp đồng

Chủ thể có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

- Người trực tiếp bị ảnh hưởng thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe, danh dự, nhân phẩm có quyền khởi kiện tới tòa án yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường.

- Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe chưa thành niên có thể đại diện cho người bị thiệt khởi kiện yêu cầu bồi thường.

- Người đại diện theo ủy quyền của người bị thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe, danh dự, nhân phẩm có quyền khởi kiện tới tòa án yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường.

Thẩm quyền giải quyết

- Theo như quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, các vụ tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Tại Điều 35 và Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng đã phân định rõ về thẩm quyền theo cấp của Tòa án bao gồm Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh

- Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

- Thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp tỉnh:

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trừ những trường hợp tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Những tranh chấp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình chuyển lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

- Theo quy định tại Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

- Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khỏi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

- Theo quy định tại Điều 588 BLDS năm 2015, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

- So với BLDS năm 2005, thì BLDS năm 2015 thay đổi thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại từ 02 năm kể từ ngày quyền và lợi ích bị xâm phạm lên thành thời hiệu khởi kiện là 03 năm kể từ ngày biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (Điều 588 BLDS năm 2015) Cách quy định mới này đã góp phần bảo vệ tốt hơn cho bên bị thiệt hại bằng cách tạo cho họ một khoảng thời gian pháp lý dài hơn để thực hiện quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của mình.

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

- Bước 1: chuẩn bị hồ sơ khởi kiện Đơn khởi kiện phải có đầy đủ các tài liệu chứng cứ, chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm Trường hợp vì yếu tố khách quan nào đó mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ chứng minh thì phải gửi các tài liệu chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm hại Sau đó người khởi kiện được phép bổ sung hoặc gaio nộp tài liệu bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Bao gồm các tài liệu chứng cứ chứng minh sự kiện vi phạm, tài liệu chứng cứ chứng minh thiệt hại thực tế danh mục tài liệu đính kèm theo đơn.

- Bước 2: nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án

Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

Nộp trực tiếp tại Tòa án

Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính

Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

- Bước 3: quá trình thụ lý vụ án

Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu,chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án Tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.

- Bước 4: chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án được quy định như sau:

04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần nhưng không quá 02 tháng.

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành lấy lời khai của đương sự, tiến hành các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc định giá, ủy thác thu thập chứng cứ (nếu có).

- Bước 5: đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

Trường hợp Bản án của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét và giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Theo đó, Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Ngoài ra, vụ án còn có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Giám đốc thẩm là thủ tục chỉ được tiến hành khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo quy định của pháp luật Trong trường hợp đương sự không đồng tình với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì họ chỉ có quyền đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực theo thủ tục giám đốc thẩm.

Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó Trong trường hợp đương sự không đồng tình với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì họ chỉ có quyền đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực theo thủ tục tái thẩm

IV Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trên thực tế và bản án dân sự có liên quan.

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

BẢN ÁN 77/2017/DS-PT NGÀY 29/08/2017 VỀ TRANH CHẤP BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO TÀI SẢN BỊ XÂM PHẠM

Ngày 29 tháng 8 năm 2017 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 68/2017/TLDS-PT ngày 08 tháng 8 năm

2017 về tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm.

Do bản án dân sự sơ thẩm số 13/2017/DS-ST ngày 12/6/2017 của Tòa án nhân dân huyện BL, tỉnh Lâm Đồng bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 158/2017/QĐPT-DS ngày 10 tháng 8 năm 2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng, giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Ông Nguyễn Duy T, sinh năm 1962

Cư trú tại: Thôn 5, xã LT, huyện BL, tỉnh Lâm Đồng.

- Bị đơn: Ông Nguyễn Đức N, sinh năm 1982

Cư trú tại: Thôn 12, xã LT, huyện BL, tỉnh Lâm Đồng.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án:

1 Bà Nguyễn Thị X, sinh năm 1983

Cư trú tại: Thôn 12, xã LT, huyện BL, tỉnh Lâm Đồng.

2 Anh Nguyễn Ngọc H, sinh năm 1992

Cư trú tại: Thôn 16, xã LT, huyện BL, tỉnh Lâm Đồng

Do có kháng cáo của bị đơn ông Nguyễn Đức N.

(Các đương sự đều có mặt, anh H có đơn xin xét xử vắng mặt)

Theo đơn khởi kiện ngày 11/6/2014 bản tự khai và các lời khai của nguyên đơn ông Nguyễn Duy T trình bày:

Chiều ngày 14/02/2014 ông Nguyễn Đức N có đề nghị mua nước ao của gia đình ông để tưới vườn tại thôn 4, xã LN, huyện BL nhưng ông T chỉ giúp mà không lấy tiền Đến chiều ngày 14/02/2014 ông N kéo ống tưới qua vườn của ông T và mang lửa vào để nối ống dẫn đến việc làm cháy vườn Do không kịp dập lửa nên ông N đã làm cháy 1/3 diện tích vườn của ông T diện tích khoảng 3.000m2.

Thiệt hại về vật chất bao gồm: Cháy dây điện, ống tưới, phụ kiện ống tưới, 40m3 cỏ khô, 153 bụi chuối LaBa 2 năm tuổi và 35 cây sầu riêng ghép ĐôNa 4 năm 8 tháng tuổi Cụ thể như sau:

1- Ống nhựa cứng loại đặc biệt ứ34 dài 100m nặng 34kg: 1.190.000đ;

2- Ống nhựa cứng ứ42 dài 25m nặng 13kg : 390.000đ;

3- Ống nhựa dẻo ứ42 dài 50m nặng 30kg : 630.000đ;

4- Ống nhựa cứng loại đặc biệt ứ50 dài 75m nặng 55kg : 1.925.000đ;

5- Cụm tổng chia nước cú van ứ49 - 4 bộ : 600.000đ;

6- Chữ T van nước thiết kế răng ứ34 - 4 bộ : 240.000đ;

7- Cựm nhụm nối ống + cụ rờ ứ49 - 2 bộ : 120.000đ;

8- Cựm nhụm nối ống + cụ rờ ứ42 - 2 bộ : 120.000đ;

9- Dây điện nhôm đúp lết AV16 60m : 600.000đ;

10- Cỏ khô 40m3 trả bằng hiện vật

11- Chuối LaBa 2 năm tuổi 153 bụi : 22.950.000đ;

12- Sầu riêng ĐoNa ghép 5 năm tuổi : 96.803.000đ.

Ngày 15/02/2014 ông T đã báo với Công an xã đề nghị giải quyết Công an xã

LN đã tới hiện trường xác định người gây hại và thiệt hại xảy ra, sau đó đã tạo điều kiện cho hai bên thỏa thuận bồi thường thiệt hại nhưng không thống nhất được Vì vậy, ông T khởi kiện yêu cầu ông N phải bồi thường thiệt hại theo giá thị trường 125.568.000đ (trong đơn khởi kiện và trong quá trình giải quyết vụ án ông T ghi tổng số tiền yêu cầu là 125.559.581đ là chưa chính xác) và yêu cầu tính lãi suất theo quy định của pháp luật.

Theo các tài liệu có trong hồ sơ bị đơn ông Nguyễn Đức N trình bày:

Ngày 14/02/2014 do bất cẩn trong quá trình nối ống tưới nước nên anh H(là em vợ của ông N được ông N nhờ tưới vườn cà phê) đã làm cháy vườn của ông T tại thôn 4, xã LN, huyện BL Khi Công an xã LN làm việc thì ông N đã đứng ra nhận trách nhiệm thay anh H nên trong các biên bản làm việc thì ông đã nhận mình là người trực tiếp làm cháy vườn của gia đình nhà ông T Vì vậy, ông T khởi kiện yêu cầu ông N phải bồi thường số tiền 125.568.000đ và yêu cầu tính lãi suất theo quy định của pháp luật thì ông không đồng ý.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Nguyễn Thị X trình bày:

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w