Đoạn trong Bản án số 16 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực:“Ngày 10/8/2009 nguyên đơn ông M, bà N cùng phía bị đơn ông C,
Trang 1Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4VẤN ĐỀ 1: HỢP ĐỒNG VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC 5
Tóm tắt Bản án số 16/2019/DS-PT ngày 19/3/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về vấn đề “Tranhchấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” 5
1.1 Đoạn nào trong Bản án số 16 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập trướcngày BLDS năm 2015 có hiệu lực và chưa được công chứng, chứng thực?5
1.2 Đoạn nào trong Bản án số 16 cho thấy Toà án đã áp dụng Điều 129 BLDS 2015 cho hợp đồng chuyểnnhượng dù hợp đồng được xác lập trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực?6
1.3 Việc Toà án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 trong trường hợp như trên có thuyết phục không? Vì sao? 61.4 Trong Bản án số 16, Tòa án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 khi chỉ xác định Nguyên đơn thực hiện 2/3nghĩa vụ có thuyết phục không? Vì sao?7
1.5 Trong Bản án số 16, đoạn nào cho thấy, khi áp dụng Điều 129 BLDS, bên bán không cần phải làm thủtục chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng được liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được côngnhận quyền sử dụng đất theo bản án đã có hiệu lực pháp luật? 8
1.6 Hướng giải quyết như nêu trên của Tòa án có thuyết phục không? Vì sao?8
Tóm tắt Quyết định số 93/2018/DS-GĐT ngày 29/11/2018 của TAND cấp cao Thành phố Đà Nẵng về vấn đề“Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”9
1.7 Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009chưa được công chứng, chứng thực?9
1.8 Theo BLDS 2015, hệ quả pháp lý của việc hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu vềhình thức.9
1.9 Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy Toà án đã áp dụng quy định về thời hiệu tại Điều 132 BLDS2015 để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 dù chưa được công chứng,chứng thực?10
1.10 Trong quyết định số 93, việc Toà án công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày10/8/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực có thuyết phục không? Vì sao? 10
VẤN ĐỀ 2: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT, HỦY BỎ DO KHÔNG THỰCHIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG 12
Tóm tắt bản án số 06/2017/KDTM-PT ngày 26/05/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long về vấn đề“Tranh chấp hợp đồng mua bán” 12
2.1 Điểm giống nhau và khác nhau giữa hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm.122.2 Theo Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long, hợp đồng vô hiệu hay bị huỷ bỏ?14
2.3 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long (về huỷ bỏ hay vôhiệu hợp đồng) 14
2.4 Nếu hợp đồng bị vô hiệu thì có áp dụng phạt vi phạm hợp đồng không? Vì sao?15
2.5 Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long đối với câu hỏi trên như thế nào và suy nghĩ củaanh/chị về hướng giải quyết này của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long 15
2.6 Điểm giống nhau và khác nhau giữa đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm.
Trang 3về vụ án kiện đòi tài sản 19
3.1 Việc Tòa án nhân dân tối cao xác định nhà có tranh chấp do bà Tuệ bỏ tiền ra mua và nhờ ông Bình, bàVân đứng tên hộ có thuyết phục không? Vì sao?19
3.2 Ở thời điểm mua nhà trên, bà Tuệ có được đứng tên không? Vì sao?203.3 Ở thời điểm hiện nay, bà Tuệ có được đứng tên mua nhà ở tại Việt Nam không?21
3.4 Ngày nay, theo Tòa án nhân dân tối cao, bà Tuệ được công nhận quyền sở hữu nhà trên không? Hướnggiải quyết này của Tòa án nhân dân tối cao đã có tiền lệ chưa? 21
3.5 Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giá trị chênh lệch giữa số tiền bà Tuệ bỏ ra và giá trị hiện tại của nhàđất có tranh chấp được xử lý như thế nào?22
3.6 Hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao đã có Án lệ chưa? Nếu có, nêu Án lệ đó.233.7 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao 23
VẤN ĐỀ 4: TÌM KIẾM TÀI LIỆU 25
Yêu cầu 1: Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật hợp đồng được công bố trên các Tạp chí chuyênngành Luật từ đầu năm 2019 đến nay (ít nhất 20 bài viết).25
Yêu cầu 2: Cho biết làm thế nào để biết được những bài viết trên.27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS Bộ Luật Dân sự
Too long to read onyour phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5VẤN ĐỀ 1: HỢP ĐỒNG VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨCTóm tắt Bản án số 16/2019/DS-PT ngày 19/3/2019 của Tòaán nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về vấn đề “Tranh chấp hợpđồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.
Ngày 10/08/2009, bị đơn là ông C lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (lô B trong phần đất của bị đơn khi được Nhà nước cấp đất tái định cư) cho nguyên đơn là ông M, bà N với giá 90 triệu đồng, phía nguyên đơn đã trả đủ số tiền 90 triệu đồng cho bị đơn Năm 2011, sau khi được Nhà nước chỉ mốc giới vị trí đất cấp là 03 lô đất liền kề ở mặt tiền, ông C đã yêu cầu nguyên đơn đưa thêm 30 triệu đồng, phía nguyên đơn cũng đã chấp nhận đưa trước 20 triệu đồng Tháng 10/2016, Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bị đơn nhưng bị đơn không làm thủ tục chuyển nhượng đất cho phía nguyên đơn Bị đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/08/2009 vô hiệu do hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị sai về hình thức Toà sơ thẩm quyết định công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bị đơn và nguyên đơn, buộc bị đơn phải làm thủ tục chuyển nhượng thửa đất cho nguyên đơn Tại bản án dân sự phúc thẩm số 16/2019/DS-PT, Tòa án quyết định sửa một phần bản án dân sự sơ thẩm: công nhận hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông C, bà L và ông M, bà N và yêu cầu nguyên đơn có nghĩa vụ thanh toán 10 triệu đồng còn lại cho bị đơn.
=> Hđ giữa ông M và ông C, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, có vi phạm về hình thức, có tranh chấp vs nhau (chưa làm xong thủ tục + chưa trả đủ tiền)
=> Hđ có hiệu lực theo đ129 BLDS 2015
=> Hđ đc xác lập năm 2009 -> blds 2015 chưa có hiệu lực -> qai sd blds 2015?
Trang 61.1 Đoạn nào trong Bản án số 16 cho thấy hợp đồngchuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập trước ngàyBLDS năm 2015 có hiệu lực và chưa được công chứng,chứng thực?
Đoạn trong Bản án số 16 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực:
“Ngày 10/8/2009 nguyên đơn ông M, bà N cùng phía bị đơn ông C, bà L và anh Đoàn Tấn L1 thỏa thuận và lập “Giấy chuyển nhượng đất thổ cư” (Bút lục 27)”;
“[6] Về thời hạn thực hiện giao dịch được hai bên xác định là từ khi xác lập giao dịch cho đến khi phía bị đơn thực hiện xong nghĩa vụ sang tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nguyên đơn, nên đây là giao dịch đang được thực hiện Về nội dung, hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 nên áp dụng Bộ luật dân sự năm 2015 là đúng với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015.”
Và đoạn cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được công chứng, chứng thực là:
“Mặt khác, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực; đất là của hộ gia đình bị đơn gồm nhiều thành viên nhưng chỉ có bị đơn thỏa thuận chuyển nhượng là không đúng pháp luật”;
“Như vậy, tuy thời điểm các bên thỏa thuận việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phía bị đơn chưa được cấp đất nên chỉ lập giấy viết tay thể hiện nội dung thỏa thuận, nhưng khi được cấp đất các bên đã thay đổi thỏa thuận bằng lời nói thành chuyển nhượng thửa 877 và tiếp tục thực hiện hợp đồng bằng việc giao thêm tiền, giao đất, giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời điểm giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang đứng tên bị đơn là đã đủ điều kiện để chuyển nhượng.”
Trang 71.2 Đoạn nào trong Bản án số 16 cho thấy Toà án đã ápdụng Điều 129 BLDS 2015 cho hợp đồng chuyển nhượng dùhợp đồng được xác lập trước ngày BLDS năm 2015 có hiệulực?
Đoạn trong Bản án số 16 cho thấy Toà án đã áp dụng Điều
129 BLDS năm 2015 cho hợp đồng chuyển nhượng dù hợp đồng được xác lập trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực:
“Về thời hạn thực hiện giao dịch được hai bên xác định là từ khi xác lập giao dịch cho đến khi phía bị đơn thực hiện xong nghĩa vụ sang tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nguyên đơn, nên đây là giao dịch đang được thực hiện Về nội dung, hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 nên áp dụng Bộ luật dân sự năm 2015 là đúng với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015.”;
Và đoạn:
“Theo quy định tại Điều 116, khoản 2 Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015 thì tuy giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các bên không tuân thủ về hình thức được quy định tại khoản 1 Điều 502 Bộ luật dân sự năm 2015 nhưng bên nguyên đơn đã thực hiện giao cho phía bị đơn 110.000.000 đồng, phía bị đơn đã giao quyền sử dụng đất cho nguyên đơn là đã thực hiện hơn 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch nên giao dịch được công nhận hiệu lực.”
1.3 Việc Toà án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 trong trườnghợp như trên có thuyết phục không? Vì sao?
Việc Tòa án áp dụng Điều 129 BLDS năm 2015 trong trường hợp như trên là thuyết phục, vì:
Thứ nhất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thành lập giữa ông M, bà N và ông C, bà L đã vi phạm quy định về hình thức căn cứ theo khoản 1 Điều 502 BLDS năm 2015 và điểm a khoản 3 Luật Đất đai năm 2013 Theo đó, hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của pháp luật và các loại hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực trong đó bao gồm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
Trang 8đất Đây là căn cứ để Tòa án xác định giao dịch dân sự giữa nguyên đơn và bị đơn trong Bản án trên vi phạm về hình thức.
Thứ hai, mặc dù giao dịch dân sự nêu trên đã vi phạm quy định bắt buộc về hình thức là công chứng, chứng thực Tuy nhiên, các bên liên quan đều đã thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng Cụ thể, nguyên đơn đã đưa cho bị đơn 110 triệu đồng trong tổng số 120 triệu đồng theo như thỏa thuận trong hợp đồng, bị đơn đã nhận tiền, chỉ vị trí cũng như mốc giới thửa đất chuyển nhượng và đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nguyên đơn Do đó, Tòa án có căn cứ để xác định bên nguyên đơn đã thực hiện hơn 2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng.
Như vậy, Tòa án có đầy đủ căn cứ để áp dụng Điều 129 BLDS năm 2015 trong trường hợp trên để công nhận giao dịch dân sự giữa nguyên đơn và bị đơn là có hiệu lực Điều này mang tính thuyết phục, đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên tham gia giao dịch.
Nhét Đ688 BLDS 2015 vào
Vì sao thay đ134 2005 bằng đ129 2015 => nếu cho time thì sẽ phụ thuộc vào ý chí của họ có muốn mua đất hay kh, th này 2 bên đang cần vô hiệu hđ để giao kết hđ khác thì cho time bị thừa thãi => bỏ => thay bằng đ129 blds 2015
1.4 Trong Bản án số 16, Tòa án áp dụng Điều 129 BLDS2015 khi chỉ xác định Nguyên đơn thực hiện 2/3 nghĩa vụ cóthuyết phục không? Vì sao?
Tòa án áp dụng Điều 129 BLDS năm 2015 khi chỉ xác định nguyên đơn thực hiện 2/3 nghĩa vụ là thuyết phục.
Theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn
bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực” Trong trường hợp trên
tuy thời điểm các bên có lập giấy viết tay để thỏa thuận nhưng khi được cấp đất các bên đã thay đổi thỏa thuận bằng lời nói thành chuyển nhượng thửa 877 và tiếp tục thực hiện hợp đồng bằng việc giao thêm tiền, giao đất, giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời điểm giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang đứng tên bị đơn và không công chứng, chứng thực nhưng bên nguyên đơn
Trang 9đã thực hiện giao cho phía bị đơn 110.000.000 đồng, phía bị đơn đã giao quyền sử dụng đất cho nguyên đơn là đã thực hiện hơn 2/3 nghĩa vụ Vì căn cứ theo khoản 2 Điều 129 BLDS năm 2015: “Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy
định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó Trong trường hợp này,các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.”
Trong trường hợp này, dù giao dịch dân sự mà hai bên đã thực hiện được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực và nguyên đơn đã thực hiện hơn ⅔ nghĩa vụ Như vậy, Tòa công nhận hiệu lực của giao dịch này là hợp lý
1.5 Trong Bản án số 16, đoạn nào cho thấy, khi áp dụngĐiều 129 BLDS, bên bán không cần phải làm thủ tục chuyểnnhượng và bên nhận chuyển nhượng được liên hệ cơ quanNhà nước có thẩm quyền để được công nhận quyền sử dụngđất theo bản án đã có hiệu lực pháp luật?
Trong Bản án số 16, Tòa cấp phúc thẩm nhận định:
“[ ] Tòa án cấp sơ thẩm công nhận hiệu lực của giao dịch là
đúng pháp luật nhưng buộc bị đơn phải làm thủ tục chuyển nhượng thửa 877 cho nguyên đơn là không cần thiết, khi Tòa án công nhận hiệu lực của giao dịch thì nguyên đơn liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được công nhận quyền sử dụng đất theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.”
1.6 Hướng giải quyết như nêu trên của Tòa án có thuyếtphục không? Vì sao?
Hướng giải quyết của Tòa án là hoàn toàn thuyết phục Theo quy định tại khoản 2 Điều 129 BLDS năm 2015: “Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao
Trang 10dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”
Trong trường hợp trên, giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn và bị đơn không tuân thủ về hình thức do chưa được công chứng, chứng thực theo quy định tại khoản 1 Điều 502 BLDS năm 2015 Tuy nhiên, phía nguyên đơn là ông M, bà N đã thực hiện hơn ⅔ nghĩa vụ trong hợp đồng Cụ thể, nguyên đơn đã giao cho bị đơn số tiền 110 triệu đồng trong tổng số 120 triệu đồng theo như thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng Bên cạnh đó, phía bị đơn sau khi nhận tiền cũng đã giao đất và đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thửa đất số 877 cho nguyên đơn Hiện nay nguyên đơn đã xây móng đá chẻ trên thửa 877 Nếu tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì sẽ không đảm bảo quyền lợi cho bên nhận chuyển nhượng là ông M và bà N Vì vậy, việc Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn và bị đơn và buộc ông M, bà N có nghĩa vụ thanh toán 10 triệu đồng còn lại cho ông C, bà L là hợp lý.
Hđ sau khi đc tòa công nhận có hiệu lực (vi phạm về hình thức nhưng các bên đã thực hiện 2/3 ngĩa vụ) có cần phải bổ sung công chứng, chứng thực kh? => Không cần công chứng chứng thực (k3 đ129 blds 2015) => vde hình thức được đặt nhẹ đi.
Tóm tắt Quyết định số 93/2018/DS-GĐT ngày 29/11/2018của TAND cấp cao Thành phố Đà Nẵng về vấn đề “Tranhchấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”
Bị đơn là ông Cưu và bà Lắm cùng con trai là anh Linh thống nhất chuyển nhượng cho nguyên đơn là vợ chồng ông Mến, bà Nhiễm lô đất B (với giá chuyển nhượng là 90 triệu đồng) Sau khi viết giấy chuyển nhượng, phía nguyên đơn đã giao đủ 90 triệu đồng nhưng do không có lô B nên hai bên thống nhất ông Mến, bà Nhiễm giao thêm 30 triệu đồng để lấy lô A (giao trước 20 triệu đồng) Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập ngày 10/8/2009 giữa ông Mến, bà Nhiễm và ông Cưu, bà Lắm vẫn chưa
Trang 11được công chứng, chứng thực Tòa án cấp sơ thẩm công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn và bị đơn Tòa án cấp phúc thẩm xác định hợp đồng trên vô hiệu do vi phạm về nội dung và hình thức của hợp đồng Tại phiên Tòa giám đốc thẩm, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng quyết định: chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 68/2018/KN-DS Hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm số 24/2018/DS-PT Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm.
1.7 Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy hợp đồngchuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 chưađược công chứng, chứng thực?
Đoạn trong Quyết định số 93 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 chưa được công chứng, chứng thực là: “Giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập
ngày 10/8/2009 giữa vợ chồng ông Cưu, bà Lắm với vợ chồng ông Mến, bà Nhiễm không được công chứng, chứng thực là vi phạm về hình thức Tuy nhiên, từ khi xác lập hợp đồng đến ngày nguyên đơn khởi kiện 18/4/2017, đã quá thời hạn hai năm, bị đơn không yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu theo quy định tại khoản 1 Điều
132 Bộ luật Dân sự 2015” được nêu tại phần [5] nhận định của Tòa án.
1.8 Theo BLDS 2015, hệ quả pháp lý của việc hết thời hiệuyêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu về hình thức
Theo BLDS năm 2015, hệ quả pháp lý của việc hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu về hình thức được quy định tại khoản 2 Điều 132 BLDS năm 2015: “Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân
sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực” Theo đó, điểm đ khoản 2 Điều 132 quy định thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu về hình thức là 02 năm Như vậy, nếu trong 02 năm các bên không yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu về hình thức thì không còn quyền yêu cầu Tòa án (Trọng tài) tuyên bố giao dịch
Trang 12dân sự vô hiệu và Tòa án từ chối giải quyết yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu nếu được yêu cầu và hợp đồng đó vẫn1 có hiệu lực
Vì sao bổ sung k2 đ132 (hết time khởi kiện thì hđ dương nhiên có hl chứ kh bị hủy bỏ)
- 2 năm là time để người bị thiệt hại bảo vệ quyền lợi của mìn - ý chí của các bên, kh muốn hủy thì coi như bên bị thiệt hại đã chấp nhận
Khi nào đc áp dụng thời hiệu khởi kiện => 1 trong ý chí của các bên muốn sd thời hiệu để giải quyết hiệu lực hđ.
1.9 Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy Toà án đãáp dụng quy định về thời hiệu tại Điều 132 BLDS 2015 đểcông nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đấtngày 10/8/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực?
Đoạn trong Quyết định số 93 cho thấy Toà án đã áp dụng quy định về thời hiệu tại Điều 132 BLDS năm 2015 để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực là: “Giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/08/2009 giữa vợ chồng ông Cưu, bà Lắm với vợ chồng ông Mến, bà Nhiễm không được công chứng, chứng thực là vi phạm về hình thức Tuy nhiên, từ khi xác lập hợp đồng đến ngày nguyên đơn khởi kiện 18/4/2017, đã quá thời hạn hai năm, bị đơn không yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu theo quy định tại khoản 1 Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015 Do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên có hiệu lực theo khoản 2 Điều 132 Bộ luật Dân sự năm 2015.”
1 Đỗ Văn Đại (2017), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án (Tập 2), Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr 174.
Trang 131.10 Trong quyết định số 93, việc Toà án công nhận hợpđồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 dùchưa được công chứng, chứng thực có thuyết phục không?Vì sao?
Trong quyết định số 93, việc Toà án công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực là thuyết phục, vì:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 132 BLDS năm 2015 quy định về thời hiệu yêu cầu Tòa tuyên giao dịch dân sự vô hiệu là 02 năm, đồng thời tại khoản 2 Điều 132 BLDS năm 2015 quy định: “Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu
tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu
lực.”.Như vậy, hợp đồng vẫn có hiệu lực nếu quá thời hiệu khởi kiện mà không có yêu cầu tuyên hợp đồng vô hiệu của các bên tham gia Trong vụ việc trên, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 có vi phạm về hình thức, cụ thể hợp đồng này không được công chứng, chứng thực Tuy nhiên, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày xác lập giao dịch (ngày 10/8/2009), ông Cưu, bà Lắm không yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu giữa hai bên
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 129 BLDS năm 2015 thì bên nguyên đơn đã thực hiện hơn 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch Cụ thể, hai bên đã thống nhất giá trị chuyển nhượng của thửa đất là 120 triệu, ông Mến, bà Nhiễm đã giao cho ông Cưu, bà Lắm tổng cộng 110 triệu, còn 10 triệu chưa giao do hai ông bà không thực hiện thủ tục sang tên quyền sử dụng đất cho ông Mến, bà Nhiễm Như vậy, ông Mến và bà Nhiễm đã thực hiện hơn 2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng, Tòa công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Cưu, bà Lắm và ông Mến, bà Nhiễm là có căn cứ.
Trang 14VẤN ĐỀ 2: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT, HỦY BỎ DO KHÔNGTHỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG
Tình huống:
Ông Minh ký hợp đồng chuyển nhượng cho ông Cường quyền sử dụng một mảnh đất Hợp đồng được giao kết hợp pháp và ông Minh đã giao đất cho ông Cường nhưng ông Cường không trả tiền cho ông Minh mặc dù ông Minh đã nhiều lần nhắc nhở Nay ông Minh yêu cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng để nhận lại đất
Tóm tắt bản án số 06/2017/KDTM-PT ngày 26/05/2017 củaTòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long về vấn đề “Tranh chấp hợpđồng mua bán”.
Ông Tơ, ông Liêm và bà Dệt tranh chấp với Công ty Đông Phong Cần Thơ (đã giải thể) về giao kết hợp đồng mua bán xe ô tô ngày 26/5/2012 nhưng hợp đồng đã bị vô hiệu Trong hợp đồng ghi bên mua là “Trang trí nội thất Thanh Thảo” nhưng bà Dệt không phải là đại diện của bên này Ngoài ra, bên mua là bà Dệt nhưng ông Liêm lại là người ký kết hợp đồng Tòa án tuyên chiếc ô tô vẫn thuộc sở hữu của Công ty Đông Phong Cần Thơ, kiến nghị Công an tỉnh Vĩnh Long thu hồi lại giấy đăng ký xe ô tô cho bà Dệt đứng tên và quyết định: buộc ông Liêm, bà Dệt phải trả cho Công ty Đông Phong Cần Thơ do ông Tơ kế thừa quyền và nghĩa vụ số tiền là 4.880.000 đồng; buộc Công ty Đông Phong Cần Thơ do ông Tơ kế thừa có nghĩa vụ trả cho ông Liêm, bà Dệt số tiền là 67.361.600 đồng.
2.1 Điểm giống nhau và khác nhau giữa hợp đồng vô hiệuvà hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm
Điểm giống nhau:
- Đều là hình thức chấm dứt hiệu lực của hợp đồng đang được thực hiện.
- Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.
Trang 15- Bên gây ra thiệt hại hoặc bên có lỗi khiến thiệt hại xảy ra phải bồi thường trong trường hợp có thiệt hại.
Điều kiện Hợp đồng thuộc vào các trường hợp pháp luật quy định về giao dịch dân sự vô hiệu (Điều 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129 BLDS năm 2015).
Hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được (Điều 408 BLDS năm 2015).
Một trong các bên vi phạm vào điều kiện hủy bỏ được quy định
Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng khi bên kia vi phạm hợp đồng.
Trang 16Hậu quả pháp lý
Đối với hợp đồng vô hiệu thì quyền và nghĩa vụ của các bên không phát sinh, thay đổi, chấm dứt kể từ thời điểm xác lập hợp đồng Tình trạng ban đầu của các bên được khôi phục lại nên không còn ràng buộc nào giữa các bên trong hợp đồng (Điều 131 BLDS năm 2015).
Đối với hợp đồng bị hủy bỏ thì các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận giữa các bên về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh
Với hợp đồng vô hiệu từng phần thì chỉ những phần bị vô hiệu mới không còn hiệu lực, không làm ảnh hưởng đến phần nội dung còn lại trong hợp đồng (Điều 130 BLDS năm 2015).
Với hợp đồng vô hiệu toàn bộ, do bản thân hợp đồng đã phạm vào các trường hợp luật yêu cầu vô hiệu giao dịch dân sự, quy định từ Điều
=> Hđ vô hiệu do người t3, A giao kết hđ mua bán gỗ vs B, C là người giám định gỗ, C giám định gỗ sai dẫn (nhầm loại gỗ) => hđ giữa A và B bị vô hiệu.
Trang 172.2 Theo Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long, hợp đồng vôhiệu hay bị huỷ bỏ?
Trong Bản án số 06/2017/KDTM-PT, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã nhận định rằng hợp đồng trên vô hiệu theo quy định tại Điều 122 BLDS năm 2015 và xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu theo Điều 131 BLDS năm 2015 vì những lý do sau:
- Về chủ thể: Hợp đồng ghi bên mua là “Trang trí nội thất Thanh Thảo”, người đại diện Nguyễn Thị Dệt là không đúng vì bà Dệt không đại diện cho Trang trí nội thất Thanh Thảo mà thực chất là Công ty TNHH-SX-TM Thành Thảo do Trương Hoàng Thành là Giám đốc đại diện.
- Mặt khác: Hợp đồng ghi đại diện bên mua là bà Nguyễn Thị Dệt nhưng đứng ra giao dịch ký kết lại là ông Trương Văn Liêm là không đúng quy định của pháp luật.
2.3 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòaán nhân dân tỉnh Vĩnh Long (về huỷ bỏ hay vô hiệu hợpđồng)
Hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long về vô hiệu hợp đồng là hợp lý.
Thứ nhất, trong hợp đồng mua bán xe ngày 26/5/2012 bên mua là “Trang trí nội thất Thanh Thảo” mà người xác lập hợp đồng là bà Nguyễn Thị Dệt là người không có quyền đại diện cho “Trang trí nội thất Thanh Thảo” Như vậy, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 117 BLDS năm 2015: “Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác
lập”, bên mua đã vi phạm về điều kiện về chủ thể xác lập giao dịch dân sự
Thứ hai, người đứng ra ký kết hợp đồng với bên mua là ông Trương Văn Liêm trong khi người đại diện cho bên mua là bà Nguyễn Thị Dệt, đây là lỗi của bên bán khi giao kết hợp đồng với người không có quyền đại diện Như vậy, trong trường hợp cả hai bên đều có lỗi ngang nhau, căn cứ vào Điều 131 BLDS năm 2015 thì giữa các bên không phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự, việc
Trang 18Tòa tuyên các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận là hoàn toàn phù hợp.
2.4 Nếu hợp đồng bị vô hiệu thì có áp dụng phạt vi phạmhợp đồng không? Vì sao?
Nếu hợp đồng bị vô hiệu thì không thể áp dụng phạt vi phạm hợp đồng Vì hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không hợp pháp, không có giá trị pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa các bên Căn2 cứ theo khoản 1 Điều 418 BLDS năm 2015 “Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm
nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm” Mà khi hợp
đồng vô hiệu thì hợp đồng không phải thực hiện dẫn đến không có vi phạm hợp đồng xảy ra Như vậy, nếu hợp đồng vô hiệu thì các thỏa thuận trong hợp đồng cũng không có giá trị pháp lý Điều đó nghĩa là phạt vi phạm không có giá trị khi hợp đồng vô hiệu.
2.5 Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Longđối với câu hỏi trên như thế nào và suy nghĩ của anh/chị vềhướng giải quyết này của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long
Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long là không chấp nhận áp dụng phạt vi phạm hợp đồng đối với hợp đồng bị vô hiệu vì lý do hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên ngay từ thời điểm giao kết, không ràng buộc trách nhiệm của các bên đã giao kết trong hợp đồng.
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 131 BLDS năm 2015 thì giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập Đồng thời các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận Như vậy, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long ra quyết định vô hiệu hợp đồng mua bán xe ô tô giữa công ty TNHH MTV Đông Phong Cần Thơ với ông Trương Văn Liêm, để hai bên nguyên đơn và bị đơn trả lại cho nhau số tiền đã
2 Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nhà xuất bản Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr 222.