1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

buổi thảo luận thứ hai vấn đề chung của hợp đồng

29 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Buổi Thảo Luận Thứ Hai: Vấn Đề Chung Của Hợp Đồng
Người hướng dẫn Th.S Đặng Thái Bình
Trường học Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Hợp đồng Dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Thể loại buổi thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 3,25 MB

Nội dung

Sau đó, các bên có tranh chấp về sự tồn tại của Hợp đồng thỏa thuận về giải quyết tranh chấp và Tòa án đã xét rằng: 1 bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo

Trang 1

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

Khoa: Quản trị Lớp: 131 - QTL46A

BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI: VẤN ĐỀ CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG

Bộ môn: Hợp đồng Dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trang 2

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3 VẤN ĐỀ 1: CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG 4

1.1 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án đối với 3 vấn đề trên 4

VẤN ĐỀ 2: SỰ ƯNG THUẬN TRONG QUÁ TRÌNH GIAO KẾT HỢP ĐỒNG 6

Tóm tắt Án lệ số 04/2016/AL ngày 06/4/2016 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao 6 2.1 Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng? 6 2.2 Quy định về vai trò của im lặng trong giao kết hợp trong một hệ thống pháp luật nước ngoài 7 2.3 Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển nhượng trong tình huống trên

có thuyết phục không? Vì sao? 8

VẤN ĐỀ 3: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC 11

Tóm tắt Bản án số 609/2020/DS-PT ngày 12/11/2020 của Tòa án nhân dân cấp cao TP Hồ Chí Minh 11

3.1 Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu 11

3.2 Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng do đối tượng không thể thực hiện được được xác định như thế nào? Vì sao? 12

3.3 Trong vụ án trên, đoạn nào của Bản án cho thấy Tòa án theo hướng hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được? 14

3.4 Trong vụ án trên, Toà án xác định hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được có thuyết phục không? Vì sao? 14

VẤN ĐỀ 4: XÁC LẬP HỢP ĐỒNG CÓ GIẢ TẠO VÀ NHẰM TẨU TÁN TÀI SẢN 17

* Đối với vụ việc thứ nhất 17

Tóm tắt bản án số 06/2017/DS-ST ngày 17/01/2017 của Tòa án nhân dân TP Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương: 17

4.1 Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch? 17

4.2 Đoạn nào của Quyết định cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp đồng? Các bên xác lập giao dịch

có giả tạo với mục đích gì? 17

4.3 Hướng giải quyết của Tòa án đối với hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu 18

4.4 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án về hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu 18

* Đối với vụ việc thứ hai 19

Tóm tắt Quyết định số 259/2014/DS-GĐT ngày 16/06/2014 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao 19

4.5 Vì sao Tòa án xác định giao dịch giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông Vượng là giả tạo nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu? 20

4.6 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án (giả tạo để trốn tránh nghĩa vụ)? 20 4.7 Cho biết hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là giao dịch nhằm trốn tránh nghĩa vụ 21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 4

Save to a Studylist

Trang 5

VẤN ĐỀ 1: CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

Tình huống: Tháng 1 năm 2018, A (pháp nhân), B (cá nhân)

và C (cá nhân) gửi cho D một đề nghị giao kết hợp đồng (là điềukhoản về phương thức giải quyết tranh chấp, bằng văn bản và cóchữ ký của cả 3 chủ thể) Tháng 1 năm 2020 và tháng 2 năm

2020, D đã gửi cho A và B chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồngcủa mình nhưng D không chứng minh được đã gửi chấp nhận đềnghị giao kết hợp đồng cho C (C không thừa nhận đã nhận đượcchấp nhận đề nghị giao kết của D) Sau đó, các bên có tranh chấp

về sự tồn tại của Hợp đồng (thỏa thuận về giải quyết tranh chấp)

và Tòa án đã xét rằng: (1) bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận

đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định của Điều 400 BLDS 2015;(2) chấp nhận chưa được thực hiện trong thời hạn hợp lý theo quyđịnh của Điều 394 BLDS 2015 và (3) chấp nhận trên của D là đềnghị giao kết mới

1.1 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án đối với 3 vấn đề trên.

Đối với vấn đề (1) bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định của Điều

400 BLDS 2015:

Căn cứ vào khoản 1 Điều 400 BLDS năm 2015 quy định rằng:

“Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được

chấp nhận giao kết”

Việc D không chứng minh được mình đã gửi chấp nhận đềnghị giao kết hợp đồng cho C và C cũng không thừa nhận rằng đãnhận được chấp nhận đề nghị giao kết của D dẫn đến hợp đồnggiữa C và D vẫn chưa được giao kết Tuy D đã gửi cho A và B chấpnhận đề nghị giao kết hợp đồng của mình, nhưng C chưa nhậnđược chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nên hợp đồng giữa bên

đề nghị là A, B, C và bên được đề nghị là D đương nhiên chưa đượcgiao kết Như vậy, Tòa án kết luận rằng bên đề nghị chưa nhậnđược chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định của Điều

400 BLDS năm 2015 là hợp lý

+ BLDS chưa có quy định

Trang 6

Đối với vấn đề (2) chấp nhận chưa được thực hiện trong thời hạn hợp lý theo quy định của Điều 394 BLDS 2015:

Ở tình huống trên, trong quá trình giao kết hợp đồng không

có sự thỏa thuận về thời gian trả lời giữa các bên Tại khoản 1 Điều

394 BLDS năm 2015 có quy định rằng nếu bên đề nghị không ấnđịnh thời gian thì bên được đề nghị sẽ phải trả lời trong thời hạnhợp lý, và vận dụng tinh thần của khoản 7 Điều 3 Nghị định21/2021/NĐ-CP quy định về thời hạn hợp lý như sau:

“Thời hạn hợp lý là khoảng thời gian được hình thành theo

thói quen đã được xác lập giữa các bên hoặc là khoảng thời gian

mà trong điều kiện bình thường, các bên trong hợp đồng bảo đảm,

biện pháp bảo đảm hoặc chủ thể khác có quyền, lợi ích liên quan

có thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ của mình.”1

Từ thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng đến thời điểm bên đềnghị nhận được chấp nhận giao kết là 2 năm Trong tình huốngtrên không có chi tiết nào đề cập đến việc thói quen đã được thiếtlập giữa các bên nên 2 năm không là khoảng thời gian được hìnhthành dựa trên thói quen giữa các bên Ngoài ra, 2 năm còn làkhoảng thời gian có thể xảy ra nhiều sự kiện khiến quyền và lợi íchcủa các bên không được đảm bảo nên 2 năm này cũng không phải

là khoảng thời gian hợp lý để các bên có quyền và lợi ích liên quan

có thể thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình

Như vậy, với vấn đề này Tòa án xét rằng chấp nhận của Dchưa được thực hiện trong thời hạn hợp lý theo quy định của Điều

394 BLDS năm 2015 là hợp lý

NĐ 21/2021/NĐ-CP quy định về hđ bảo đảm

Nếu D gửi chấp nhận đề nghị giao kết (về 1 điều khoản tronghđ) trong 1 tháng thì đây có phải time hợp lý kh ?

Điều khoản về giải quyết tranh chấp

- Áp dụng trọng tài thì phải có sự thỏa thuận giữa các bên,

xài trọng tài thì đc chọn thẩm phán nhưng phải có sự thỏa

thuận của các bên

- Ngốn nhiều tiền hơn

1 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/3/2021 quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Trang 7

Đối với vấn đề (3) chấp nhận trên của D là đề nghị giao kết mới:

Khoản 1 Điều 394 BLDS năm 2015 quy định:“Nếu bên đềnghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời

thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời”

Như vậy, muốn xác định chấp nhận trên của D có phải là đề nghịgiao kết mới hay không thì phải căn cứ vào việc thời hạn trả lời docác bên quy định đã kết thúc hay chưa Thời hạn 2 năm đã đượcxác định là khoảng thời gian không hợp lý để chấp nhận giao kếthợp đồng nên thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng trong tìnhhuống này xem như đã kết thúc và chấp nhận của D là đề nghịgiao kết mới theo quy định tại khoản 1 Điều 394 BLDS năm 2015.Như vậy, căn cứ theo quy định của khoản 1 Điều 394 BLDSnăm 2015 thì hướng giải quyết của Tòa án xác định rằng chấpnhận trên của D là đề nghị giao kết mới là hợp lý

Đảm bảo tự do giao kết vì bên đề nghị chỉ cần chờ trả lờitrong 1 khoản time hợp lý, hết time hợp lý thì coi như là đề nghịmới

VẤN ĐỀ 2: SỰ ƯNG THUẬN TRONG QUÁ TRÌNH GIAO KẾT

ai có ý kiến gì Tuy nhiên, nay các con bà Chu và ông Bùi yêu cầuTòa án tuyên bố giao dịch chuyển nhượng vô hiệu vì chưa có sựđồng ý của họ và Tòa án đã áp dụng Án lệ số 04/2016/AL

Tóm tắt Án lệ số 04/2016/AL ngày 06/4/2016 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao

Việc chuyển nhượng nhà, đất diễn ra từ năm 1996, sau khimua nhà, đất, ông Tiến, bà Tý đã trả đủ tiền, nhận nhà đất, tôn nềnđất, sửa lại nhà và cho các cháu đến ở Trong khi đó gia đình ông

Trang 8

Ngự, bà Phấn vẫn ở trên diện tích đất còn lại, liền kề với nhà ôngTiến, bà Tý Theo lời khai của các người con ông Ngự, bà Phấn thìsau khi bán nhà, đất cho vợ chồng bà Tý, ông Ngự, bà Phấn đãphân chia vàng cho các người con Mặt khác, sau khi chuyểnnhượng và giao nhà đất cho ông Tiến, bà Tý thì ngày 26/04/1996,ông Ngự còn viết “giấy cam kết” có nội dung mượn lại phần nhàđất đã sang nhượng để ở khi xây dựng lại nhà trên phần đất còn lại

và trong thực tế vợ chồng bà Phấn, ông Ngự đã sử dụng phần nhàđất của vợ chồng bà Tý khi xây dựng nhà Như vậy, có cơ sở xácđịnh bà Phấn biết có việc chuyển nhượng nhà, đất giữa ông Ngựvới vợ chồng ông Tiến và bà Tý, bà Phấn đã đồng ý và cùng thựchiện nên việc bà Phấn khiếu nại cho rằng ông Ngự chuyển nhượngnhà đất cho vợ chồng ông Tiến mà bà Phấn không biết là không cócăn cứ Tòa án quyết định buộc gia đình ông Ngự phải trả lại toàn

bộ diện tích nhà, đất đã chuyển nhượng cho vợ chồng bà Tý

2.1 Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng?

Theo khoản 2 Điều 404 BLDS năm 2005: “Hợp đồng dân sựcũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận

được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời

chấp nhận giao kết”, so sánh với quy định tại khoản 2 Điều 393BLDS năm 2015: “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi

là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa

thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.”, ta nhận

thấy ở BLDS năm 2005, vai trò của im lặng được ghi nhận nhưng lạikhông được nêu trong phần chấp nhận giao kết mà trong phần xácđịnh thời điểm hợp đồng được giao kết, BLDS năm 2015 đã có sựthay đổi về vị trí cũng như nội hàm, ghi nhận vai trò của im lặngmột cách rõ ràng hơn.2

Ngoài ra, BLDS năm 2015 quy định thêm về trường hợp imlặng theo thói quen được xác lập giữa các bên cũng được coi làchấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, đây là quy định mới so vớiBLDS năm 2005: ghi nhận thói quen trong giao dịch dân sự, màtheo tác giả Đỗ Văn Đại:

2 Đỗ Văn Đại (2017), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án (Tập 1), Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.370

Trang 9

Ở một số nước như ở Pháp, Anh, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha,Italia, Đan Mạch…, sự im lặng có thể được suy luận làchấp nhận hợp đồng nếu tồn tại một thói quen hay tậpquán ở một ngành nghề nào đó cho rằng im lặng củamột bên được hiểu là chấp nhận hợp đồng.3

Sự im lặng cũng được coi như chấp nhận hợp đồng nếunhư giữa các bên đã tồn tại quan hệ làm ăn trước đóthông qua việc ký kết lặp đi, lặp lại hợp đồng có cùngbản chất Ở đây, sự tồn tại một hợp đồng đang có hiệulực giữa các bên không đủ để suy luận im lặng là chấpnhận hợp đồng nhưng khi các bên lặp đi, lặp lại việc kýkết hợp đồng cùng bản chất trước đó thì sự im lặng chophép suy luận ngược lại.4

2.2 Quy định về vai trò của im lặng trong giao kết hợp trong một hệ thống pháp luật nước ngoài.

Nghiên cứu so sánh cho thấy bản thân sự im lặng không

đủ để xác định có chấp nhận hay không chấp nhận giaokết hợp đồng Ví dụ, theo Điều 2.1.6 Bộ nguyên tắcUnidroit: “Bản thân sự im lặng bay bất tác vi không có

giá trị như một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng”

Quy định này cũng ghi nhận tại Điều 2:204 của Bộnguyên tắc Châu Âu về hợp đồng Tương tự, theo Điều

18 khoản 1 Công ước Viên về hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế năm 1980: “sự im lặng hoặc không phảnứng của bên được chào hàng không được coi là chấpnhận chào hàng.5

“Sự im lặng không đủ để khẳng định sự chấp nhận hợp đồng

cũng như thừa nhận trong pháp luật thực định của Đức, Anh, Áo,

Bỉ, Hy Lạp, Italia, Đan Mạch, Tây Ban Nha,…” 6

Trang 10

“Ở Anh, một nghiên cứu đã khẳng định rằng: ‘quy định thực

sự là: im lặng không thể được nhìn nhận như đương nhiên chấp

nhận’”.7

Pháp mới sửa đổi Bộ Luật dân sự vào năm 2016 trong

đó có bổ sung quy định về im lặng trong giao kết hợpđồng tại Điều 1120 với nội dung “im lặng không có giátrị chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợpLuật, tập quán, quan hệ thương mại hay hoàn cảnh đặcbiệt suy luận khác.”8

Như vậy, nhìn chung có thể thấy, hầu hết quy định về imlặng trong giao kết hợp đồng của các quốc gia trên thế giới đềutheo hướng không công nhận sự im lặng là đương nhiên chấp nhậntrong giao kết hợp đồng Tuy nhiên, lại xuất hiện một số ngoại lệ:

Một số nước như ở Pháp, Anh, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha,Italia, Đan Mạch,… sự im lặng có thể được suy luận làchấp nhận hợp đồng nếu tồn tại một thói quen hay tậpquán ở một ngành nghề nào đó cho rằng sự im lặng củamột bên được hiểu là sự chấp nhận hợp đồng

Sự im lặng cũng được coi như chấp nhận hợp đồng nếunhư giữa các bên đã tồn tại quan hệ làm ăn trước đóthông qua việc ký kết lặp đi, lặp lại hợp đồng có cùngbản chất

“Nếu đề nghị giao kết hợp đồng được đưa ra hoàn toàn vì lợi

ích của bên được đề nghị thì sự im lặng cũng được suy luận là

chấp nhận.”9

2.3 Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển nhượng trong tình huống trên có thuyết phục không? Vì sao?

Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợpđồng chuyển nhượng trong tình huống đã cho là thuyết phục vì:Theo khoản 2 Điều 8 Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP quyđịnh Nguyên tắc áp dụng án lệ trong xét xử: “Khi xét xử, Thẩm

7 Roger Halson (2013), Contract law, Nxb Pearson, tr 155

8 Đỗ Văn Đại, tlđd(2), tr 216

9 Đỗ Văn Đại, tlđd(2), tr 215, 216

Trang 11

phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các

vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp

lý giống nhau phải được giải quyết như nhau” Khi áp dụng án lệ,

ta phải xét đến điều kiện “giải quyết các vụ việc tương tự, bảođảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải

được giải quyết như nhau”

Xem xét trường hợp của Án lệ số 04:

“Theo lời khai của các người con ông Ngự, bà Phấn thì sau

khi bán nhà, đất cho vợ chồng bà Tý, ông Ngự, bà Phấn đã phân

chia vàng cho các người con Mặt khác, sau khi chuyển nhượng và

giao nhà đất cho ông Tiến, bà Tý thì ngày 26-4-1996, ông Ngự còn

viết “giấy cam kết” có nội dung mượn lại phần nhà đất đã sang

nhượng để ở khi xây dựng lại nhà trên phần đất còn lại và trong

thực tế vợ chồng bà Phấn, ông Ngự đã sử dụng phần nhà đất của

bà Tý, ông Tiến khi xây dựng nhà Như vậy, có cơ sở xác định bà

Phấn biết có việc chuyển nhượng nhà, đất giữa ông Ngự với vợ

chồng ông Tiến và bà Tý, bà Phấn đã đồng ý, cùng thực hiện nên

việc bà Phấn khiếu nại cho rằng ông Ngự chuyển nhượng nhà đất

cho vợ chồng bà Tý bà không biết là không có căn cứ.”

So sánh với tình huống đã cho, năm 2004, ông Văn đã xâydựng chuồng trại trên đất chuyển nhượng, các bên làm thủ tụcchuyển nhượng để ông Văn được cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất và gia đình bà Chu, ông Bùi không có ai ý kiến gì Việcxây dựng chuồng trại là minh thị và công khai nên có căn cứ chorằng các con ông Bùi, bà Chu phải biết về giao dịch dân sự giữaông Văn và ông Bùi, bà Chu Đồng thời, các con ông Bùi, bà Chu

“không ý kiến gì” về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đấtgiữa cha mẹ mình và ông Văn Như vậy, mặc dù các con ông Bùi,

bà Chu không ký tên trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sửdụng đất nhưng vẫn phải xác định là các con ông Bùi, bà Chu đều

đã đồng ý với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất này

Theo đó, trường hợp của Án lệ số 04/2016/AL và tình huống

đã cho có các tình tiết giống nhau như: Tranh chấp xảy ra do chưa

có sự đồng ý, ưng thuận của các đồng sở hữu Trong án lệ, đốitượng tranh chấp là tài sản chung của vợ chồng, bao gồm quyền

sở hữu nhà, sử dụng đất còn trong tình huống đã cho, đối tượng

Trang 12

tranh chấp là tài sản chung của vợ, chồng và các con mà cụ thểcũng là quyền sở hữu nhà, sử dụng đất Mặc dù tranh chấp xảy ra

do chưa có sự đồng ý, ưng thuận của các đồng sở hữu bằng mộthình thức minh thị (ký tên xác nhận trong hợp đồng) nhưng có căn

cứ cho rằng các đồng sở hữu đã biết hoặc phải biết và không phảnđối với các giao dịch dân sự đã được xác lập bởi những người đạidiện

Như vậy, có thể xem rằng điều kiện “giải quyết các vụ việctương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý

giống nhau phải được giải quyết như nhau” để áp dụng án lệ đã

được đảm bảo và là căn cứ để Tòa áp dụng án lệ số 04/2016/AL

Trang 13

VẤN ĐỀ 3: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC

Tóm tắt Bản án số 609/2020/DS-PT ngày 12/11/2020 của Tòa

án nhân dân cấp cao TP Hồ Chí Minh.

Tháng 10/2016, ông B chuyển nhượng các thửa đất số 20,

21, 22 cho ông L để đảm bảo cho khoản vay 100.000.000 đồng vớiông P Năm 2017, ông L chuyển nhượng cho bà H thửa đất số 20.Vào tháng 4/2018, Tòa án thông báo cho bà H biết thửa đất số 20

có tranh chấp, nhưng đến ngày 07/8/2018 bà H vẫn ký hợp đồngchuyển nhượng thửa đất số 20 cho ông N1, ông N1 không biết đấtđang có tranh chấp tại thời điểm ký hợp đồng Trên phần đất thửa

số 20 đang tồn tại 01 nhà mồ và 04 ngôi mộ của người thứ ba,nhưng việc chuyển nhượng đất lại không có ý kiến của chủ sở hữuhợp pháp các vật kiến trúc trên đất Tại Bản án dân sự sơ thẩm,Tòa án đã quyết định: Vô hiệu Hợp đồng chuyển nhượng quyền sửdụng đất đối với thửa số 20 giữa bà H với ông N1 Sau đó, ông N1

có đơn kháng cáo yêu cầu công nhận thửa đất số 20 cho ông Tòaphúc thẩm quyết định: Không chấp nhận kháng cáo của ông N1,giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm; Vô hiệu Hợp đồng chuyểnnhượng quyền sử dụng đất đối với thửa số 20 giữa bà H với ôngN1

3.1 Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu.

BLDS năm 2015 và BLDS năm 2005 có những thay đổi về chủ

đề đang được nghiên cứu (cụ thể là về đối tượng của hợp đồngkhông thể thực hiện được) như sau:

Cơ sở pháp lý: Điều 411 BLDS năm 2005 và Điều 408 BLDSnăm 2015

Thứ nhất, tại khoản 1 Điều 411 BLDS năm 2005 quy định:

“trường hợp ngay từ khi ký kết, hợp đồng có đối tượng không thể

thực hiện được vì lý do khách quan thì hợp đồng này vô hiệu”

khoản 1 Điều 408 BLDS năm 2015, từ “ký kết” đã được đổi thành

Trang 14

từ “giao kết” Lý do là vì nội hàm của từ “giao kết” rộng hơn của từ

“ký kết”, do đó mới có thể biểu đạt đầy đủ, chính xác ý nghĩa củađiều luật Hoạt động ký kết chỉ là một trong những trường hợp củagiao kết hợp đồng, dùng từ “ký kết” sẽ khiến những trường hợpgiao kết hợp đồng khác bị bỏ sót, ví dụ như hợp đồng giao kếtbằng lời nói sẽ không có hoạt động ký kết ở đây nhưng hợp đồngvẫn được xác lập

Thứ hai, cụm từ “vì lý do khách quan” đã được bỏ đi, mà theođó:

Quy định như vậy là hợp lý hơn vì hợp đồng có đốitượng không thể thực hiện được bởi lý do khách quanhay chủ quan đều bị vô hiệu Lý do khách quan hay chủquan chỉ ảnh hưởng đến trách nhiệm của các chủ thểkhi làm phát sinh hợp đồng, chứ không ảnh hưởng tớihiệu lực của hợp đồng Theo như thực tiễn xét xử trướckhi BLDS năm 2015 ra đời, Tòa án vẫn thường áp dụngĐiều 411 để giải quyết các trường hợp hợp đồng có đốitượng không thể thực hiện được do lý do chủ quan Ví

dụ, trong bản số 04/2007/KDTM-ST, TAND thành phốPleiku nhận định: “Thấy rằng, các bên không chứngminh được là đã có thỏa thuận rõ ràng, chi tiết với nhau

về đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, giữa cácbên lại không có thói quen đã được thiết lập Chính vìvậy, Hội đồng xét xử xác định, đây là một hợp đồng cóđối tượng không thể thực hiện được Theo quy định tạiĐiều 411 của Bộ luật dân sự thì hợp đồng này vôhiệu.” 10

Như vậy, ta thấy được rằng BLDS năm 2015 đã có bước hoànthiện, sửa đổi hợp lý hơn, phù hợp với thực tiễn hơn

Ngoài ra, khoản 3 của hai điều luật cũng sử dụng thuật ngữkhác nhau: “có giá trị pháp lý” và “có hiệu lực” Tuy là chúng khácnhau về mặt từ ngữ nhưng về mặt ý nghĩa thì chúng khá tươngđồng trong trường hợp này, đều có ý chỉ giá trị của hợp đồng.Song, dùng từ “có hiệu lực” sẽ dễ hiểu, bao quát và tránh gây

10 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án (Tập 1), Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh 2020 tr.774

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w